Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận Văn: Nghiên cứu nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế ở Thành phố Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Thời gian gần đây, trên các sách, báo, tạp chí và phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thường được nghe nhiều hơn đến cụm từ Năng suất nhân tố tổng hợp. Cụ thể là chỉ tiêu này được đề cập đến trong mục tiêu của các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hay các địa phương. Nhằm tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp – TFP và năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nghị quyết số 05 – NQ/TW đã nhấn mạnh một số quan điểm, định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế như: Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững toàn diện về cả kinh tế – xã hội và môi trường… theo hướng chú trọng và ngày càng dựa nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực gắn kết chặt chẽ với thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế. Bên cạnh các mục tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô, nợ công phát triển doanh nghiệp… Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Một câu hỏi được đặt ra: Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) là gì? TFP ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của quốc gia, của các địa phương và của các doanh nghiệp?

Như chúng ta đã biết, sự phát triển kinh tế của nước ta trong những thập kỷ qua là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu dựa nhiều vào tăng vốn đầu tư, tăng số lượng lao động và khai thác tài nguyên. Khi các yếu tố đầu vào (nhân công, nguyên liệu…) sẵn có và rẻ thì rất thuận lợi cho kinh tế chúng ta phát triển. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào yếu tố đầu vào lại có nhược điểm đó là sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên. Do đó, khi nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn, bên cạnh chiến lược tăng trưởng dựa vào đầu vào , thì cũng phải định hướng vào nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và lao động, đó chính là nâng cao sự đóng góp của TFP vào các ngành kinh tế và vào tăng trưởng GDP. Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế – khoa học – kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Vì vậy Hải Phòng luôn là trọng điểm thu hút nguồn vốn đầu tư lớn, các ngành kinh tế của Hải Phòng cũng đang trên đà phát triển. Ngoài việc đầu tư nhiều về vốn và lao động trong sự phát triển ngành, cần đầu tư về các nhân tố tổng hợp để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng như khoa học công nghệ, trình độ đổi mới phương thức quản lý tiên tiến hiện đai, sức cạnh tranh của sản phẩm. Xuất phát từ thực tiễn này, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế ở Thành phố Hải Phòng” làm luận văn thạc sĩ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2. Mục tiêu nghiên cứu

  • Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng suất và tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp.
  • Nghiên cứu thực trạng tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng theo năng suất nhân tố tổng hợp ở TP. Hải Phòng. Phân tích, đánh giá mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng GDP với sự đóng góp của TFP vào GDP thành phố Hải Phòng trong những năm qua bằng mô hình KLEMS.
  • Đề xuất một số biện pháp nâng cao sự đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đối với tăng trưởng kinh tế các ngành kinh tế ở TP. Hải Phòng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đối với tăng trưởng các ngành kinh tế ở TP. Hải Phòng.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu tình hình và tỷ trọng đóng góp của TFP đối với tăng trưởng các ngành kinh tế ở TP. Hải Phòng giai đoạn từ 2001 đến 2023, đề tài tập trung phân tích chủ yếu 3 ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ bằng mô hình KLEMS. Đề xuất giải pháp nâng cao sự đóng góp của TFP đối với tăng trưởng các ngành kinh tế ở TP. Hải Phòng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.

4. Phương pháp nghiên cứu

  • Nguồn số liệu:

Sử dụng kết quả điều tra hàng năm của Cục thống kê thành phố Hải Phòng. Sử dụng từ nguồn thông tin hành chính có sẵn trong Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê.

  • Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Phương pháp thống kê.

Sử dụng để phản ánh thực trạng kết quả GDP, TFP các ngành kinh tế xã hội, nguồn lao động, cơ cấu vốn thành phố Hải Phòng từ năm 2020 đến năm 2023.

Phương pháp phân tích tổng hợp.

Sử dụng để đánh giá tình hình năng suất các nhân tố tổng hợp theo từng năm và trong thời gian tới

Phương pháp so sánh, đối chiếu. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Được sử dụng để đánh giá tốc độ phát triển của việc nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp vào các ngành, lĩnh vực kinh tế.

5. Hiệu quả mang lại

Về mặt khoa học, đề tài đề cập đến những nội dung cơ bản của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và tầm quan trọng của tăng trưởng TFP trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và TP. Hải Phòng nói riêng.

Về mặt thực tiễn, đề tài đưa ra một số biện pháp mang tính tham khảo nhằm nâng cao sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế ở TP. Hải Phòng nhằm đưa nền kinh tế của thành phố phát triển bền vững hơn, tránh những nguy cở rui ro trong mô hình tăng trưởng kinh tế cũ.

Định hướng cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế đã nghiên cứu, lựa chọn được nguồn lực phù hợp nhằm tăng năng suất trong tương lai, tăng chỉ số năng lực cạnh tranh của Hải phòng.

6. Tổng quan về nghiên cứu đề tài

Liên quan đến nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả năng suất nhân tố tổng hợp đã có một số nghiên cứu liên quan như:

Phạm Tấn Độ (2019), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Dương Như Hùng (2019), Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nhân tố tổng hợp TFP – một khảo sát trong 6 ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học và công nghệ số 16.

Vũ Xuân Quang (2010), Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Hải Phòng.

Dựa vào các kết quả nghiên cứu, các tác giả đã nêu nguồn tăng TFP chủ yếu dựa vào 5 yếu tố chính như sau:

Chất lượng lao động: trình độ học vấn liên quan đến khả năng tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ; Đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động; Đào tạo chuyển giao công nghệ. Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng khả năng và năng lực của lực lượng lao động trong việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao là yếu tố rất đóng góp rất quan trọng làm tắng TFP. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

b) Thay đổi nhu cầu hàng hoá, dịch vụ: tác động tới TFP thông qua việc tăng nhu cầu trong nước và xuất khẩu về sản phẩm, hàng hoá là cơ sở quan trọng để sử dụng tối ưu các nguồn lực.

Thay đổi cơ cấu vốn: tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ hiện đại và tự động hoá. Yếu tố này thể hiện việc đầu tư vốn vào những lĩnh vực có năng suất cao, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế.

d) Thay đổi cơ cấu kinh tế: là việc phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế giữa các ngành và thành phần kinh tế, các nguồn lực sẽ được phân bổ nhiều hơn cho các ngành hoặc thành phần kinh tế có năng suất cao hơn, từ đó đóng góp vào việc tăng TFP.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật: thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, đổi mới; nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất; công nghệ quản lý tiên tiến ( hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến…). Yếu tố này bao hàm các hoạt động như đổi mới, nghiên cứu phát triển, thái độ làm việc tích cực, hệ thống quản lý, hệ thống tổ chức… tác động làm nâng cao năng suất.

Trong 5 yếu tố chính đóng góp vào tăng TFP như đã nêu trên, 03 yếu tố được xác định là thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến các tổ chức, doanh nghiệp, đó là: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật; Chất lượng lao động và Thay đổi cơ cấu vốn.

7. Kết cấu dự kiến của đề tài

Ngoài các phần Mục lục, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, bố cục của đề tài được thiết kế thành 3 chương sau đây:

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT NHÂN TỔ TỔNG HỢP
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP CÁC NGÀNH CỦA TP. HẢI PHÒNG
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO SỰ ĐÓNG GÓP CỦA NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP CÁC NGÀNH KINH TẾ CỦA HẢI PHÒNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT NHÂN TỔ TỔNG HỢP

1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT

1.1.1. Khái niệm năng suất: Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Để phát triển, các quốc gia và vùng lãnh thổ phải có sự tăng trưởng về sản xuất (hay có thể gọi là đầu ra) của chính mình. Những nghiên cứu kinh tế cổ điển cho thấy có hai nguồn chính của tăng trưởng kinh tế về đầu ra là tăng trưởng các yếu tố sản xuất (lao động và vốn đầu tư cho sản xuất) và hiệu quả (hoặc năng suất) đạt được cho phép nền kinh tế sản xuất ra nhiều hơn với cùng khối lượng đầu vào. Sản xuất là một quá trình kết hợp những yếu tố vật chất đầu vào (material input) và những đầu vào phi vật chất (như kế hoạch, bí quyết,..) để tạo ra những sản phẩm dùng cho tiêu dùng (đầu ra). Phương pháp kết hợp các đầu ra vật chất và phi vật chất khác nhau của sản xuất để tạo ra đầu ra được gọi là công nghệ [13].Về lý thuyết, sản xuất có thể được trình bày bằng một hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa đầu ra, đầu vào, trong đó yếu tố công nghệ được xem xét.Hàm sản xuất đó có thể được sử dụng để đo lường hiệu quả tương đối khi so sánh các công nghệ. Hàm sản xuất là sự mô tả đơn giản hoá cơ chế của tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự tăng lên của sản xuất của một ngành hoặc một quốc gia (tuỳ thuộc vào chúng ta muốn đo lường gì). Thông thường sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng tỷ lệ tăng trưởng năm của sản lượng đầu ra của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp) hoặc của tổng sản phẩm quốc gia (đối với một quốc gia).

Sự tăng trưởng kinh tế thực (không phải do lạm phát) được tạo ra bởi sự tăng trưởng của hai thành phần: tăng lên của đầu vào sản xuất và tăng lên của năng suất. Vậy năng suất là gì? Theo Cẩm nang của OECD về đo lường năng suất [2], năng suất được định nghĩa là “quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng đầu ra với khối lượng sử dụng đầu vào”. Trong Từ điển trực tuyến Wikipedia, “năng suất là thước đo hiệu quả của sản xuất. Nó là tỷ lệ giữa những gì được sản suất ra và những thứ cần cho sản xuất ra cái được sản xuất.Thông thường tỷ lệ này là dưới dạng hình thức giá trị trung bình, thể hiện thông qua tổng đầu ra chia cho tổng đầu vào. Năng suất là số đo đầu ra từ quá trình sản xuất trên một đơn vị đầu vào” [3].

Hình 1 thể hiện quá trình tăng trưởng kinh tế, trong đó giá trị T2 (giá trị tại thời điểm 2) thể hiện sự tăng trưởng về đầu ra từ giá trị T1 (giá trị vào thời điểm 1). Mỗi thời điểm đo lường có đồ thị của hàm sản xuất của mình (đường thẳng 1 và 2). Khối lượng đầu ra đo được ở thời điểm 2 lớn hơn khối lượng đầu ra ở thời điểm 1 đối với cả thành phần của tăng trưởng. Nó thể hiện một sự tăng lên về đầu vào và tăng lên về năng suất. Phần tăng lên tạo ra bởi sự tăng lên của đầu vào được thể hiện trong đường thẳng 1 cho thấy không có sự thay đổi về tương quan giữa tăng lên về đầu vào và tăng lên về đầu ra. Phần tăng lên tạo bởi sự tăng lên của năng suất được thể hiện trong đường thẳng 2 (với độ dốc cao hơn). Hình 1 cho thấy năng suất tăng lên sẽ tạo ra đầu ra nhiều hơn với cùng đơn vị đầu vào. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Hình 1. Thành phần của tăng trưởng kinh tế

Quan hệ tỷ lệ giữa kết quả tạo ra (đầu ra) với những yếu tố đầu vào tương ứng (đầu vào) được gọi là năng suất. Sự tăng lên của năng suất được đặc trưng bởi sự chuyển dịch của hàm sản xuất và sự thay đổi tiếp theo về quan hệ tỷ lệ đầu ra/đầu vào. Công thức năng suất thường được thể hiện như sau:

  • Lượng đầu ra
  • Năng suất tổng =
  • Lượng đầu vào

Theo công thức này, sự thay đổi về đầu vào và đầu ra cần phải được đo lường một cách tích hợp cả hai khía cạnh: Thay đổi về lượng và thay đổi về chất. Trên thực tế, thay đổi về lượng và thay đổi về chất xảy ra khi có các yếu tố đầu vào và đầu ra thay đổi. Để thể hiện đầy đủ hơn sự thay đổi, cả về chất, công thức tổng quát về năng suất có thể được viết như sau:

  • Khối lượng và chất lượng đầu ra
  • Năng suất tổng =
  • Khối lượng và chất lượng đầu vào

Việc thống kê và phân tích các yếu tố cấu thành mức tăng năng suất và tốc độ tăng năng suất rất phức tạp vì có nhiều yếu tố chưa thể hoặc không thể định lượng được. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Hiện nay, khái niệm năng suất truyền thống đang có những nhận thức mới. Một trong những định nghĩa mới về năng suất được thừa nhận nhiều là định nghĩa do Uỷ ban Năng suất thuộc Hội đồng Năng suất chi nhánh Châu Âu đưa ra. Theo định nghĩa này, “Năng suất là một trạng thái tư duy. Đó là phong cách nhằm tìm kiếm sự cải thiện không ngừng những gì đang tồn tại; đó là sự khẳng định rằng người ta có thể làm cho hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay; hơn thế nữa, nó đòi hỏi những nỗ lực không ngừng để thích ứng các hoạt động kinh tế với những điều kiện luôn luôn thay đổi và việc áp dụng các lý thuyết và phương pháp mới; nó là niềm tin vững chắc về sự tiến bộ của nhân loại” [16]”.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của định nghĩa này có nguồn gốc từ một số nguyên nhân [4]. Trước hết đó là do sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, làm cho các quốc gia, vùng lãnh thổ, các dân tộc xích lại gần nhau, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế theo hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, tự do hoá thương mại với sự cạnh tranh mạnh mẽ để giành được ưu thế về chất lượng, thời gian và chi phi. Để tránh bị tụt hậu, các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, các nhà quản lý, các nhà chính trị phải tính đến hiệu quả tổng thể của sản xuất và quản lý để phát triển kinh tế đồng thời giải quyết được các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tiếp theo đó là ý nghĩa của định nghĩa mới về năng suất luôn hướng con người tới cái mới, cái hoàn thiện bằng trí tuệ và óc sáng tạo, với khát vọng mạnh mẽ và quyết tâm cao.

Năng suất theo cách tiếp cận mới phản ánh đồng thời tính hiệu quả, hiệu lực, chất lượng của quá trình sản xuất và chất lượng cuộc sống ở mọi cấp độ khác nhau. Năng suất được hình thành với sự đóng góp của tất cả các hoạt động trong một chuỗi các hoạt động liên quan, từ nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, tiếp thị, sản xuất, cung ứng cho người tiêu dùng. Năng suất, như vậy, trở thành công cụ quản lý, thước đo của sự phát triển [13], [15].

1.1.2. Các đặc trưng cơ bản về năng suất Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Năng suất bao hàm nội dung trong khi coi trọng sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào với suất tiêu hao lao động và nguyên vật liệu thấp và hàm lượng trí tuệ – khoa học công nghệ ngày càng cao. Nói tới năng suất, người ta chú trọng hơn yêu cầu tổng số đầu ra phải tăng lên, tăng nhanh hơn tổng số đầu vào, để có ngày càng nhiều sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư, tạo thêm việc làm cho người lao động. Nói cách khác, tăng năng suất không chỉ tăng thêm kết quả sản xuất của một đơn vị đầu vào mà còn phải tăng thêm ngày càng nhiều số đơn vị có mức năng suất cao. Điều đó có nghĩa là tăng năng suất không được phép rút bớt việc làm, mà ngược lại tăng năng suất phải gắn liền với tăng việc làm cho người lao động.

1.1.3. Các yếu tố tác động đến năng suất

Năng suất chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau.Toàn bộ những nhân tố tác động đến đầu vào và đầu ra đều là những nhân tố tác động đến năng suất. Đó là: môi trường kinh tế – xã hội – chính trị, cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, tình hình thị trường, trình độ công nghệ, hệ thống tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, mối quan hệ lao động- quản lý, khả năng về vốn, phát triển nguồn nhân lực …. Có thể biểu diễn sự tác động của những nhân tố này theo sơ đồ sau:

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất có thể được chia thành hai nhóm chủ yếu là nhóm nhân tố bên ngoài, bao gồm môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước, và nhóm nhân tố bên trong bao gồm nguồn lao động, vốn, công nghệ, tình hình và khả năng của tổ chức quản lý sản xuất.

Lao động là nhân tố đầu tiên quan trọng nhất tác động tới năng suất. Năng suất ở cả cấp quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Nếu không có sự phối hợp phát triển tốt nguồn nhân lực thì các yếu tố vốn, công nghệ khó có thể phát huy được tác dụng. Có thể coi sự tăng trưởng năng suất là một quá trình phát triển nguồn nhân lực. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Vốn theo nghĩa chung nhất, vốn được biểu hiện cả bằng các yếu tố công nghệ, thiết bị, máy móc, nguyên liệu. Việc đảm bảo vốn đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến năng suất.

Trình độ quản lý: Năng suất tối đa khi có sự phối hợp đầy đủ giữa quản lý, lao động và yếu tố công nghệ. Nói cách khác, cần tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phối hợp giữa quản lý và lao động. Mối quan hệ đó tự bản thân nó là kết quả của việc nâng cao năng suất.

Trình độ và khả năng sản xuất của mỗi doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới năng suất thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phương án đầu tư, phương án lựa chọn công nghệ, cách thức tổ chức bố trí dây chuyền công nghệ hoá cùng với những phương án qui mô hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế, giảm chi phí, nâng cao năng suất.

Cơ chế, chính sách kinh tế của nhà nước: nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao năng suất. Các vấn đề môi trường, luật pháp, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách phúc lợi xã hội, hệ thống hành chính, các phương pháp và hệ thống giáo dục đều là những nhân tố tác động đến năng suất. Khuôn khổ pháp lý và các chính sách kinh tế có tác động rất lớn đến việc giúp các doanh nghiệp bảo đảm sự cân bằng thống nhất giữa các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.

Những thay đổi còn do tác động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự chuyển đổi cơ cấu hợp lý cho phép phát huy lợi thế cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có trong nước, đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhân tố này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển mà ở đó sự phát triển kinh tế đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có hiệu quả hơn [15].

1.2. TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP VÀ MÔ HÌNH KLEMS Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản:

Khi đo lường năng suất, người ta có thể xem xét từng yếu tố, nhóm yếu tố hay toàn bộ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Khi nghiên cứu các số liệu thống kê, các nhà kinh tế học đã thấy rằng tại những nước và vùng lãnh thổ có trình độ phát triển cao, trong sự tăng trưởng của kết quả sản xuất, sau khi bóc tách các yếu tố đầu tư thêm lao động, vốn, tài nguyên, v.v… vẫn còn một phần đáng kể được tăng thêm nhờ những yếu tố không phải vốn và lao động. Những yếu tố này có thể là do áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tri thức quản lý hiện đại, v.v.. Nói cách khác, về cơ bản có ba thành phần đóng góp vào năng suất sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ, đó là: (1) lao động, (2) vốn và (3) những yếu tố khác, trong đó có giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, v.v… Những phần tăng năng suất không phải do tăng vốn và lao động này được các nhà kinh tế gọi là “Năng suất yếu tố tổng hợp” (tiếng Anh là Total Factor Productivity), sau đây viết tắt là TFP [5].

Theo định nghĩa trên Từ điển trực tuyến Wikipedia, trong kinh tế học, TFP là một biến liên quan đến hiệu quả trong tổng đầu ra không tạo ra bởi đầu vào [6]. Nếu mọi đầu vào đã được xem xét thì TFP có thể được coi là chỉ số đo lường thay đổi công nghệ dài hạn của nền kinh tế hoặc sự năng động công nghệ của nền kinh tế.

Tác giả Trần Văn Thọ, trong tác phẩm “Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á-Thái Bình Dương”, đã cho rằng “phần còn lại (trong kết quả sản xuất tăng lên sau khi loại trừ phần đóng góp do yếu tố đầu tư thêm về lao động nhân công, tư bản, tài nguyên…) là hiệu quả tổng hợp không giải thích được bằng sự gia tăng của các yếu tố sản xuất và được xem là kết quả của các yếu tố liên quan đến hiệu suất. Nền kinh tế phát triển càng hiệu suất thì phần còn lại này càng lớn. Trong phương pháp tính toán về sự tăng trưởng, phần còn lại này được gọi là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)” (trích theo Trung tâm Thông tin Tư liệu, 2010). Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Trong “Báo cáo nghiên cứu chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006-2007” của Trung tâm Năng suất Việt Nam, TFP “phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến thức-kinh nghiệm-kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá-dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý… Tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn” [Trung tâm Năng suất Việt Nam, 2009]. Nói cách khác, TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất, phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý,… Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Theo nhiều nghiên cứu, tất cả các nhân tố tổng hợp như thể chế kinh tế, yếu tố thị trường, trình độ khoa học công nghệ, cơ chế quản lý, tài nguyên thiên nhiên, lợi thế so sánh,… đều có vai trò đối với tăng trưởng và phát triển.

PGS. TS Tăng Văn Khiên, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Thông kê đã viết TFP “suy cho cùng kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân,v.v… (gọi chung là các nhân tố tổng hợp – các nhân tố về trình độ công nghệ tiềm ẩn trong các yếu tố cơ bản là vốn và lao động) (Tăng Văn Khiên, 2005).

Tổ chức OECD sử dụng thuật ngữ “Năng suất đa yếu tố” (MFP – Multi factor productivity) để chỉ khái niệm tương đương TFP [OECD, 2001].”Năng suất đa yếu tố” (MFP) liên quan đến sự thay đổi về đầu ra bởi một số loại đầu vào. MFP được đo lường thông qua sự thay đổi về đầu ra mà không thể tính được thông qua thay đổi của đầu vào phối hợp. MFP thể hiện hiệu quả kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm công nghệ, quy mô sản xuất, kỹ năng quản lý, thay đổi trong tổ chức sản xuất [7].

Nói tóm lại, TFP là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ vào tác động của nhân tố đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động. Theo đó chúng ta có thể chia kết quả sản xuất thành ba phần: (1) phần do vốn tạo ra; (2) phần do lao động tạo ra; và phần do yếu tố tổng hợp tạo ra. Như vậy, không phải nhất thiết để tăng trưởng sản xuất phải tăng lao động hoặc tăng vốn mà có thể có kết quả sản xuất/đầu ra lớn hơn thông qua tối ưu hoá nguồn lao động và vốn, cải tiến quy trình công nghệ, cải tiến quy trình quản lý. Vì thế chỉ tiêu TFP là chỉ tiêu phản ảnh chất lượng tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế, là căn cứ để phân tích hiệu quả kinh tế vĩ mô, đánh giá sự tiến bộ KH&CN của mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi quốc gia [15], [16].

1.2.2. Các yếu tố tác động đến tăng TFP: Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

TFP có thể thay đổi do một số nguyên nhân chủ yếu như thay đổi chất lượng nguồn nhân lực (có thể do phát triển giáo dục, đào tạo), thay đổi cơ cấu vốn, thay đổi công nghệ (do phát triển khoa học và công nghệ), phân bổ lại nguồn lực và trình độ quản lý.

Chỉ tiêu Tốc độ tăng TFP phản ánh toàn diện về quá trình sản xuất. Chỉ có tăng trưởng sản xuất nhờ vào tăng TFP mới là sự tăng trưởng có tính chất ổn định và bền vững. Chỉ tiêu Tốc độ tăng TFP cũng chính là sự phản ảnh sự tiến bộ KH&CN, thể hiện sự đổi mới quản lý, tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ KH&CN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia sản xuất. Tốc độ tăng TFP phản ánh tốc độ tiến bộ khoa học công nghệ, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự nhanh, chậm của tiến bộ khoa học công nghệ trong một thời gian nhất định. Chính vì thế chỉ tiêu tốc độ tăng TFP đã trở thành một chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế đang được nhiều nước và vùng lãnh thổ quan tâm nghiên cứu tính toán, áp dụng. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của Việt Nam cũng đã đưa TFP thành một chỉ tiêu thống kê quốc gia và được giao cho Tổng cục Thống kê tính toán và công bố [8].

Để góp phần tăng TFP, người ta thấy có những yếu tố quan trọng sau [Trung tâm Năng suất Việt Nam, 2009]:

Giáo dục và Đào tạo: Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng năng lực cho lực lượng lao động. Nói một cách tổng quát, nguồn nhân lực nếu được đào tạo tốt hơn sẽ làm việc với năng suất cao hơn, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn. Đây là một trong những lực lượng chủ đạo làm tăng TFP;

Cơ cấu vốn: Trong thị trường toàn cầu hiệu nay, sự cạnh tranh được dựa trên việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng với giá cả hợp lý. Để có được lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp cần cải tiến và trang bị các quá trình sản xuất và công nghệ mới. Đầu tư vào máy móc, thiết bị hiện đại sẽ giúp làm giảm chi phí sản xuất, làm tăng TFP;

Tái cấu trúc kinh tế: Tái cấu trúc kinh tế là việc chuyển các nguồn lực từ các ngành và thành phần kinh tế có năng suất thấp sang ngành và thành phần kinh tế có năng suất cao. Việc phân bổ lại nguồn lực để có được ngành và thành phần kinh tế có năng suất cao hơn sẽ dẫn đến sử dụng có hiệu suất và hiệu quả các nguồn lực và dẫn đến tăng TFP;

Tăng nhu cầu: Việc tăng nhu cầu trong nước và quốc tế đối với sản phẩm và dịch vụ sẽ dẫn đến tỷ lệ sử dụng sản phẩm tiềm năng cao hơn. Từ đó kích thích sản xuất và sáng tạo; Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Tiến bộ công nghệ: Điều này chỉ ra tính hiệu lực và việc sử dụng có hiệu quả công nghệ thích hợp, sự đổi mới, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thái độ làm việc tích cực, hệ thống quản lý và tổ chức tốt; quản lý chuỗi cung ứng và sử dụng các phương pháp thực hành tốt. Với trình độ công nghệ cao, người lao động được khuyến khích và hệ thống quản lý hiệu quả, nền kinh tế sẽ có khả năng sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Tính sáng tạo, sự đổi mới và tư duy năng suất sẽ định hướng sự tích tụ, phổ biến và sử dụng kiến thức nhằm tăng TFP và duy trì tính cạnh tranh.

Trong kinh tế học, TFP là một biến số, nó giải thích cho những tác động đến tổng sản lượng đầu ra không gây ra bởi các yếu tố đầu vào. Ví dụ, một năm có thời tiết đặc biệt thuận lợi sẽ dẫn đến sản lượng thu hoạch cao hơn, do thời tiết xấu gây trở ngại đến sản lượng nông nghiệp. Một biến số như thời tiết không liên quan trực tiếp đến đơn vị đầu vào, vì vậy thời tiết được coi là một biến số TFP.

Các nhà kinh tế đã xác nhận tăng trưởng và hiệu quả công nghệ được coi là hai yếu tố cấu thành lớn nhất của TFP, tăng trưởng công nghệ mang những thuộc tính đặc biệt như tác động tích cực ngoại lai và tính không cạnh tranh (non-rivalness), điều này củng cố vị trí của nó như một động lực của tăng trưởng kinh tế.

TFP thường được coi là động lực thực sự đối với sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng trong khi lao động và đầu tư là những đóng góp quan trọng, thì TFP có thể chiếm tới hơn 60% trong sự tăng trưởng của các nền kinh. Như vậy là cùng với một đại lượng các yếu tố đầu vào, thì sự gia tăng ở TFP có tính quyết định đối với tốc độ tăng trưởng tổng thể của một nền kinh tế.

Những nghiên cứu gần đây về TFP đã tìm cách phân tích các yếu tố quyết định tỷ lệ tăng TFP, ví dụ như Zachariadis (2004) đã làm phép tính hồi quy về tỷ lệ tăng TFP dựa vào cường độ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NC&PT [9]), theo đó NC&PT nội tại trong một nền kinh tế quyết định mạnh mẽ mức độ tăng năng suất của một nền kinh tế. Những phát hiện này cũng trùng hợp với kết luận của Keller (2002), ông ước tính có đến 80% tăng trưởng ở năng suất bắt nguồn từ NC&PT. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng số các nhà khoa học tham gia vào hoạt động NC&PT cũng cung cấp một phép đo thích hợp về trình độ NC&PT nội tại của một nền kinh tế. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Tuy nhiên, chỉ tính riêng NC&PT nội địa thì không thể đưa ra được một ước tính thỏa đáng đối với tăng trưởng TFP.Keller (2002) cho rằng, 20% tỷ lệ tăng năng suất còn lại của một nền kinh tế bắt nguồn từ kênh nhập khẩu và chuyển giao công nghệ nước ngoài.Công nghệ nước ngoài được cho rằng có thể làm dịch chuyển ranh giới công nghệ nội địa của một nước bằng cách áp dụng các kỹ thuật đầu vào và sản xuất mới mà trước đó vốn không có.Tương tự, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nguồn công nghệ nước ngoài đang là một nguồn lực quan trọng làm tăng năng suất đối với các nền kinh tế phát triển. Đối với các nền kinh tế kém phát triển hơn thường ít tự mình tiến hành các hoạt động NC&PT riêng, thì sự phổ biến công nghệ quốc tế xuyên qua biên giới được cho là đóng vai trò quyết định như một tác nhân thúc đẩy gia tăng TFP.

Nếu một nền kinh tế có thể làm tăng tốc độ tiến bộ công nghệ bằng cách nhập khẩu vốn trong đó bao hàm công nghệ mới nhất, và bằng cách chuyển giao tri thức xuyên biên giới, thì tỷ lệ tăng TFP của nước đó cũng cao hơn.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông qua các công ty đa quốc gia có thể là một kênh khác nữa về chuyển giao công nghệ quốc tế. Ngoài việc nhập khẩu tư liệu sản xuất bởi các chi nhánh các công ty đa quốc gia, FDI còn liên quan đến việc thuyên chuyển nhân công và nhân tài quản lý giữa các nước cũng như các mối liên kết giữa các chi nhánh công ty đa quốc gia với các công ty địa phương; tất cả đều là các kênh tiềm năng về chuyển giao công nghệ mới.

Một cách tiếp cận thứ ba đối với tăng năng suất có thể là sự trau dồi nguồn nhân lực. Nhiều tài liệu nghiên cứu đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng to lớn của nguồn nhân lực trong quá trình tăng trưởng. Tỷ lệ nhân lực tốt nghiệp trung học đem lại một yếu tố có giá trị phản ánh trình độ giáo dục trong một nền kinh tế, điều quyết định đối với sự phát triển trong nước các công nghệ mới và sự tiếp thu có hiệu quả các công nghệ nước ngoài. Vì vậy tổng tỷ lệ nhân lực tốt nghiệp trung học là một yếu tố quan trọng quyết định sự gia tăng TFP. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

1.2.3. Biến đổi công nghệ và hiệu suất công nghệ: Hai cấu phần chính của TFP

Để tính toán được TFP, có thể áp dụng phương pháp của mô hình Phân tích Bao Dữ liệu, có thể gọi tắt là phương pháp DEA (Data Envelopment Analysis).DEA là một mô hình hoặc một thử nghiệm lập trình tuyến tính toán học để đánh giá hiệu suất và năng suất. Nó cho phép sử dụng dữ liệu bảng để ước tính những biến đổi ở TFP và chia nó nhỏ thành hai thành phần được gọi là: biến đổi công nghệ (TECHCH) và biến đổi hiệu quả công nghệ (EFFCH).

Mức tăng trưởng của TFP đo mức độ tăng hay giảm của năng suất theo thời gian. Khi có nhiều đầu ra hơn tương ứng với số lượng của các đầu vào cho trước, thì TFP tăng. TFP có thể tăng khi ứng dụng các đổi mới sáng tạo ví dụ như điện tử, thiết kế cải tiến, hoặc những đổi mới mà chúng ta gọi là “biến đổi công nghệ” (TECHCH). TFP cũng có thể tăng khi ngành công nghiệp sử dụng những đầu vào kinh tế và công nghệ sẵn có của mình một cách hiệu quả hơn; những đầu vào này có thể sản xuất nhiều hơn trong khi vẫn sử dụng cùng một loại vốn, lao động và công nghệ, hay nói một cách chung chung hơn là bằng cách tăng “hiệu quả công nghệ” (EFFCH). TFP biến đổi từ năm này sang năm khác vì vậy là bao gồm biến đổi công nghệ và những thay đổi ở hiệu suất công nghệ hoặc kỹ thuật. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Một số tác giả đã sử dụng mô hình theo hướng đầu ra của DEA-Malmquist nhằm chú trọng vào việc phát triển số lượng đầu ra từ một lượng đầu vào cho trước. Vì vậy, chỉ số TFP là một tỷ số của tổng các đầu ra được đo đếm (weighted aggregate outputs) với tổng các đầu vào được đo đếm (weighted aggregate inputs), sử dụng nhiều đầu ra và đầu vào.

Do có thể sử dụng nhiều đầu vào và sản xuất ra các đầu ra chung, nên phương pháp Malmquist được phát triển để kết hợp các đầu vào với các đầu ra và sau đó đo các mức biến đổi này. Chỉ số Malmquist đo sự biến đổi của TFP (TFPCH), giữa hai điểm dữ liệu theo thời gian, bằng cách tính toán tỷ số của các khoảng cách giữa mỗi điểm dữ liệu liên quan tới một công nghệ chung.

Fare và cộng sự (1994) đã xác định chỉ số biến đổi TFP theo mô hình chỉ số Malmquist như sau:

Phương trình trên thể hiện sản lượng của điểm năng suất (xt+1, yt+1) tương ứng với điểm năng suất (xt, yt). Chỉ số này sử dụng công nghệ giai đoạn t và với công nghệ giai đoạn t+1 khác. Mức tăng trưởng TFP là một công cụ hình học của hai chỉ số TFP-Malmquist dựa trên đầu ra từ giai đoạn t tới giai đoạn t+1. Giá trị lớn hơn một sẽ cho thấy mức tăng trưởng TFP dương từ giai đoạn t tới giai đoạn t+1, trong khi giá trị nhỏ hơn một sẽ cho thấy mức giảm của tăng trưởng hay hiệu suất TFP tương ứng với năm vừa qua.

Chỉ số Malmquist đo sự biến đổi của TFP (TFPCH) là sản phẩm của biến đổi hiệu quả công nghệ (EFFCH) với biến đổi công nghệ (TECHCH) được thể hiện theo công thức dưới đây (Cabanda, 2001): TFPCH = EFFCH x TECHCH (2)

Vì vậy, chỉ số biến đổi năng suất có thể viết như sau: Mo(yt+1,xt+1, yt, xt) = EFFCH x TECHCH (3)

Biến đổi hiệu suất công nghệ (sự rượt đuổi) đo sự biến đổi ở hiệu suất giữa giai đoạn hiện tại (t) với giai đoạn tiếp theo (t+1), còn biến đổi công nghệ (đổi mới) thì để đo sự dịch chuyển của công nghệ đường biên.

Như được Squire và Reid (2004) trình bày, biến đổi công nghệ (TECHCH) là sự phát triển của các sản phẩm mới hoặc sự phát triển của các công nghệ mới cho phép cải thiện các phương pháp sản xuất và dẫn tới sự chuyển dịch theo hướng đi lên của đường biên năng suất. Một cách cụ thể hơn, biến đổi công nghệ bao gồm cả các quy trình sản xuất mới, được gọi là đổi mới quy trình và khám phá ra những sản phẩm mới được gọi là đổi mới sản phẩm.

Với đổi mới quy trình sản xuất, các doanh nghiệp đề ra các phương pháp chế tạo các sản phẩm đã có hiệu quả hơn, cho phép đầu ra tăng trưởng ở tỷ lệ nhanh hơn tỷ lệ tăng trưởng của các đầu vào kinh tế. Chi phí sản xuất giảm theo thời gian với các đổi mới quy trình, các phương pháp mới để sản xuất sản phẩm. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Mặt khác, biến đổi hiệu suất công nghệ có thể tận dụng lao động, vốn và các đầu vào kinh tế đã có để sản xuất nhiều hơn cùng sản phẩm. Một ví dụ là mức tăng kỹ năng hoặc học hỏi qua thực hành. Do các nhà sản xuất thu được kinh nghiệm trong việc sản xuất một sản phẩm nào đó nên họ trở nên ngày càng hiệu quả ở lĩnh vực đó. Lao động tìm ra các phương pháp mới để sản xuất sản phẩm vì vậy những cải biến tương đối nhỏ ở các nhà máy và nhà sản xuất cũng có thể góp phần thúc đẩy sản lượng cao hơn.

Việc lập bảng dữ liệu cho phép ước tính sự tiến bộ kỹ thuật (sự chuyển động của đường biên được thiết lập bởi các doanh nghiệp hoạt động tốt nhất) và những biến đổi của các hiệu suất công nghệ theo thời gian ( khoảng cách của các doanh nghiệp không hiệu quả so với những doanh nghiệp hoạt động tốt nhất) hay còn gọi là khoảng cách “rượt đuổi” [13], [16].

1.2.4. Các yếu tố quyết định tốc độ tăng TFP.

Giáo dục và đào tạo: Giáo dục và đào tạo lực lượng lao động, nâng cao kỹ năng và tri thức, sẽ tạo ra những công nhân có kỹ năng cao hơn và hiệu suất hơn, vì vậy tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt hơn. Phát triển nhân lực đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả cải thiện năng suất trên toàn thế giới.

Tái cơ cấu kinh tế: Tái cơ cấu kinh tế liên quan tới phân bổ các nguồn tài nguyên từ các khu vực kém hiệu quả hơn sang những khu vực có hiệu quả tốt hơn của nền kinh tế. Trên thực tế, các giai đoạn phát triển khác nhau liên quan tới công cuộc tái cơ cấu các nền kinh tế theo hướng các hoạt động giá trị gia tăng cao hơn.

Ở các nền kinh tế nông nghiệp và các nền kinh tế có các hoạt động sản xuất chuyên sâu vào lao động, lao động là yếu tố chủ chốt để định hướng mức tăng trưởng. Do tiến bộ của quá trình công nghiệp hóa, các lợi thế so sánh của đất nước chuyển dịch theo hướng các hoạt động phụ thuộc vào tăng đầu tư vốn. Phạm vi của các ngành công nghiệp được mở rộng. Cường độ vốn cao hơn, cũng như các mức độ về kỹ năng và kỹ thuật của lực lượng lao động cao hơn là đặc tính của các ngành công nghiệp này. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Cuối cùng, khi nền kinh tế trưởng thành, đổi mới đảm nhận với vai trò là động lực của mức tăng trưởng.Ở giai đoạn này, mở rộng và chuyên sâu công nghiệp sẽ tạo cho đất nước một mức độ hỗn hợp công nghiệp được nâng cấp và rộng. Tốc độ thực sự của tiến bộ từ một giai đoạn này sang giai đoạn khác phụ thuộc phần lớn vào quy trình tái cơ cấu kinh tế từ các ngành công nghiệp kém hiệu quả sang các ngành công nghiệp hiệu quả hơn được quản lý một cách thành công ở mức độ nào.

Cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn liên quan tới việc phân bổ đầu tư vào các đầu vào vốn sản xuất. Thành phần của đầu tư vốn có tác động lên mức tăng trưởng của TFP bởi vì sản lượng từ đầu tư vào máy móc và trang thiết bị, là những đầu vào vốn sản xuất, tạo ra đầu ra ngay tức thì, còn những khoản đầu tư vào hạ tầng, nhà xưởng thì phải trải qua một giai đoạn “thai nghén”.

Tiến bộ kỹ thuật: Tiến bộ kỹ thuật liên quan tới việc sử dụng hiệu quả và hiệu suất công nghệ, vốn, lao động và hiệu quả quản lý. Tiến bộ kỹ thuật xuất phát từ cải tiến ở 4 lĩnh vực chính sau: lực lượng lao động, vốn, hệ thống và công nghệ. Nó phản ánh tác động của một phạm vi rộng các yếu tố, từ các khía cạnh của lao động cá thể cho tới khai thác công nghệ. Dựa trên các kinh nghiệm của các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Anh, và xét trên các giới hạn của tái cơ cấu kinh tế và mức độ cải thiện của trình độ giáo dục của lực lượng lao động, tiến bộ kỹ thuật yếu tố quyết định chính mức tăng trưởng TFP.

Cường độ Cầu: Cường độ cầu phản ánh mức độ năng lực sản xuất của nền kinh tế. Những biến động của cầu tác động tới TFP thông qua các tỷ lệ sử dụng công suất máy móc và trang thiết bị.Mức giảm của cường độ cầu sẽ dẫn tới các tỷ lệ sử dụng máy móc và trang thiết bị thấp hơn.

Vì vậy, một mô hình được sử dụng trong nghiên cứu TFP như sau: TFPG = f[CAP, TRADE, FC, MFG, TER] (2)

Trong đó: Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

  • TFPG: Tổng yếu tố mức tăng trưởng năng suất
  • CAP: Vốn/GDP hay mức đầu tư
  • TRADE: Xuất khẩu+ Nhập khẩu/GDP hay tỷ số thương mại so với GDP
  • FC: Tỷ lệ phần trăm các công ty sở hữu nước ngoài
  • MFG: Mức tăng trưởng sản lượng hàng năm của khu vực chế tạo
  • TER: Tỷ lệ phần trăm của nhân lực được thuê có bằng đại học

Vốn/GDP (CAP) đo mức đầu tư. Các tranh luận trên lý thuyết về đầu tư cho rằng tỷ lệ đầu tư cao làm tăng vốn cổ phần và việc này có thể làm tăng dài hạn tỷ lệ tăng trưởng khắp quy mô kinh tế và các hiệu ứng phụ có lợi khác.

Một yếu tố đóng góp khác vào mức tăng trưởng của TFP là sự tái cơ cấu nền kinh tế thông qua sự chuyển dịch giữa các khu vực. Sự chuyển dịch của đầu vào từ các khu vực dựa trên nguồn lực tới các khu vực chế tạo đã tạo ra đầu ra cao hơn. Khu vực chế tạo được cho là khu vực đóng góp chính vào mức tăng trưởng của TFP. Khi khu vực chế tạo tăng trưởng, mức tăng trưởng của TFP được kỳ vọng là tăng trưởng theo cùng hướng.

Mở cửa với nền kinh tế thế giới là một yếu tố quan trọng nữa để giải thích cho mức tăng trưởng TFP nhanh chóng. Trường hợp lý thuyết đối với quan điểm này không chỉ ở việc phân bổ hiệu suất mà còn ở các yếu tố ngoại lai có liên quan tới các hoạt động thương mại và ở các thành quả “hiệu xuất X” có được từ việc tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh hơn đối với ngành công nghiệp nội địa. Tranh luận trên lý thuyết cho rằng hướng xuất-nhập khẩu làm tăng độ mở của nền kinh tế và bằng cách tiếp xúc với công nghệ và cạnh tranh nước ngoài, sẽ kích thích mức tiến bộ công nghệ một cách nhanh chóng.

Việc sử dụng “trình độ giáo dục” (TER) nhằm để thử nghiệm các yếu tố ngoại lai trong việc hình thành nên vốn nhân lực. Giáo dục đại học có thể có các yếu tố ngoại lai nâng cao mức tăng trưởng thông qua khả năng sử dụng và thành thạo công nghệ tốt hơn. Những yếu tố ngoại lai này có thể được bao gồm trong các ước tính về độ biến thiên của TFP [15], [16].

1.2.5. Tổng quan mô hình KLEMS. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

1.2.5.1. Giới thiệu chung về mô hình KLEMS

Tổ chức KLEMS thế giới được thành lập, trong đó sự khởi xướng là Giáo sư Jorgesion (Đại học Harvard). Mạng lưới KLEMS thế giới được thiết lập nhằm thúc đẩy và hỗ trợ việc phân tích các mô hình tăng trưởng và năng suất lao động trên thế giới dựa trên khung tính toán tăng trưởng. Điểm cốt lõi trong hoạt động của Mạng lưới này là xây dựng cơ sở dữ liệu mới về sản lượng, các yếu tố đầu và và năng suất, dữ liệu thu thập có thể so sánh giữa các quốc gia. KLEMS Châu Á là một tổ chức nghiên cứu khu vực Châu nhằm thúc đẩy việc xây dựng cơ sở dữ liệu và thực hiện sự so sánh năng suất lao động quốc tế giữa các nước Châu Á dựa trên phương pháp KLEMS theo dự án KLEMS Châu Âu. Với ý tưởng khai thác được bộ dữ liệu KLEMS thế giới và đồng bộ hóa dữ liệu tài khoản quốc dân của Việt Nam với dữ liệu KLEMS châu Á nói riêng và KLEMS thế giới nói chung.

Do các quốc gia đang ngày càng hiểu được tầm quan trọng của dữ liệu KLEMS, các quốc gia đang nỗ lực mở rộng khung dữ liệu này sang cả những nền kinh tế mới nổi và trong thời kỳ chuyển đổi như Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, và Đài Loan. Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được đánh giá là các quốc gia đi đầu về tăng trưởng kinh tế trên thế giới. KLEMS Châu Á là một tổ chức nghiên cứu khu vực Châu Á nhằm thúc đẩy việc xây dựng cơ sở dữ liệu và thực hiện so sánh năng suất lao động quốc tế giữa các nước Châu Á dựa trên phương pháp KLEMS ( (K-capital, L-labor, E-energy, M-materials, and S-purchased services) theo dự án KLEMS Châu Âu. Tổ chức này được đề xướng vào tháng 12 năm 2007 bởi giáo sư. Hak K. Pyo, Kyoji Fukao and Tsutomu Miyagawa – người đã tham gia vào dự án KLEMS ở EU như các quốc gia đối tác đại diện của tổ chức. Hiện nay, Hàn Quốc và Nhật Bản, giữ trọng trách là đại diện các thành viên của Ban chỉ đạo KLEMS Châu Á. KLEMS Châu Á được thành lập theo dư án KLEMS thế giới được giáo sư Jorgenson – Đại học Harvard đề xuất tháng 8 năm 2010. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

1.2.5.2. Cơ sở dữ liệu ở KLEMS Châu Á tập trung vào các nội dung:

  • Phân loại và nhập dữ liệu thô
  • Phân loại ngành công nghiệp: theo ISIC rev3 (tương tự NACE1 tron  EU KLEMS)

Cấp độ tổng: Mức độ chi tiết ngành của số liệu tài khoản quốc gia thay đổi giữa các quốc gia, biến số và giai đoạn. KLEMS Châu Á đề xuất 32 ngành trong nền kinh tế. KLEM Châu Âu đề xuất 72 ngành.

Năm tham chiếu đối với phép đo khối lượng: khác nhau giữa các quốc gia về phép đo khối lượng, ví dụ giá năm trước so với năm cơ sở khác nhau.

Khái niệm giá: khái nệm giá để tính tổng sản lượng (giá cơ sở) và yếu tố trung gian (giá mua) được thống nhất giữa các quốc gia.

Giải quyết vấn đề chênh lệch: một loạt biện pháp được thực hiện để giải quyết vấn đề khác biệt giữa các tài khoản quốc gia, và được thực hiện dựa trên phương pháp chuẩn hóa.

Đầu vào lao động: nhiều khái niệm về đầu vào lao động (người lao động làm thuê, người lao động tự làm cho bản thân, số giờ lao động) và các biện pháp thống nhất về người tham gia và số giờ lao động đã được thiết lập.

Đầu vào dịch vụ lao động: Đầu vào dịch vụ lao động được đo bằng biện pháp tiêu chuẩn bằng cách phân biệt các loại hình lao động dựa trên giới tính, tuổi và trình độ văn hóa. Phải thu thập thêm dữ liệu để tính yếu tố này vì yếu tố này không thuộc hệ thống tài khoản quốc gia. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Phân loại tài sản: mặc dù SNA đã phân loại tài sản vốn nhưng không phải lúc nào cũng đủ chi tiết đề cập tới thiết bị thông tin và truyền thông trong đầu tư. Thông tin bổ sung cũng được thu thập về đầu tư cho các tài sản này. Ngoài ra, mức độ chi tết về tài sản cũng được xây dựng dựa trên cơ sở có thể so sánh chéo.

Đầu vào dịch vụ vốn: dầu vào dịch vụ vốn được đo bằng biện pháp tiêu chuẩn, dựa trên tỷ lệ khấu hao thống nhất và quy luật chung để giải quyết nhiều vấn đề thực tế như tỷ trọng và tỷ lệ thuê. Đặc biệt, đầu vào vốn được đo với tư cách dịch vụ vốn thay vì cổ phiếu.

Xác định năng suất đa nhân tố: MFP được xây dựng dựa trên tổng sản lượng và giá trị gia tăng dựa trên phương pháp chuẩn của Jorgenson, Gollop và Fraumeni (1987).

Xác định đầu vào trung gian: Một loạt yếu tố đầu vào trung gian được phân nhỏ thành điện, nguyên vật liệu và dịch vụ dưa trên cơ sở phân loại chuẩn [16].

1.2.5.3. Các tài khoản trong dữ liệu KLEMS châu Á và KLEMS Việt Nam

KLEMS Châu Á xây dựng dựa theo dữ liệu KLEMS Châu Âu. Bảng 2.1 cung cấp cái nhìn tổng quan tất cả các nhóm sẽ được bao gồm trong cơ sở dữ liệu của KLEMS Châu Á. Các biến bao gồm có thể được chia thành 3 nhóm chính: Các biến cơ bản, các biến giải thích sự tăng trưởng và các biến phụ thêm. Các nhóm cơ bản có chứa tất cả các dữ liệu cần để xây dựng các tiêu chuẩn để đo lường năng suất đơn lẻ như là đầu ra mỗi giờ làm việc.

Bảng 1.1. Các biến trong cơ sở dữ liệu của KLEMS Châu Á

1.2.5.4. Phân loại ngành công nghiệp trong bộ dữ liệu KLEMS Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Ở mức độ tổng hợp, dữ liệu sẽ được thu thập cho 72 ngành công nghiệp. Kế tục KLEMS châu Âu, các ngành công nghiệp ở KLEMS Châu Á được phân loại theo sự xét duyệt của NACE Châu Âu. Sự phân loại này rất sát với các tiêu chuẩn quốc tế phân loại ngành (ISIC) phiên bản 3. Bảng 2.3 cung cấp một danh sách các ngành công nghiệp mang tính tổng hợp cao.Những ngành công nghiệp đang liên quan tới quan điểm phân tích là những ngành công nghiệp hoặc là nổi bật hẳn xét về khả năng và sức mạnh R&D, hoặc xét về sức mạnh đầu tư ITC hoặc tỷ trọng ICT trong đầu ra. Trên cơ sở nghiên cứu 8 ngành công nghiệp được xác định riêng biệt sau: (1) dược phẩm, (2) dây cáp điện (3) van điện tử, (4) thiết bị viễn thông, (5) Dụng cụ khoa học, (6) sản xuất tàu, sản xuất máy bay và (8) dịch vụ pháp lý / kỹ thuật / quảng cáo.

Bảng 1.2. Các ngành công nghiệp trong cơ sở dữ liệu KLEMS Châu Á

Mức độ chi tiết trong cơ sở dữ liệu của KLEMS Châu Á có sự khác nhau giữa các quốc gia, các ngành công nghiệp và các biến do những sự giới hạn về dữ liệu. Để đảm bảo sự ngang bằng tối thiểu của các ngành công nghiệp cụ thể để có thể so sánh cho tất cả các quốc gia, một danh sách tối thiểu của các ngành công nghiệp đã được sử dụng. KLEMS Châu Á đề xuất 32 ngành công nghiệp được chỉ ra trong bảng 2.3 và 2.4.để đưa vào hệ thống dữ liệu.

Bảng 1.1.ngành công nghiệp trong cơ sở dữ liệu của KLEMS Châu Á

1.2.5.5. Phương pháp tính toán và xây dựng biến số trong bộ dữ liệu KLEMS

  • Phương pháp tính toán năng suất nhân tố tổng hợp các ngành trong nền kinh tế quốc dân

Phương pháp tính toán sự tăng trưởng các ngành trong nền kinh tế quốc dân được phát triển bởi Dale Jorgenson và các cộng sự theo Jorgenson, Gollop and Fraumeni (1987) và gần đây hơn là trong Jorgenson, Ho and Stiroh (2005). Hàm sản xuất được xây dựng là hàm Cobb – Douglas. Y j  = g j (Yij ) = f j ( K j , L j , X j , T )

Trong đó Y là sản lượng đầu ra, K là lượng vốn, L là lượng lao động và X là chỉ số của các đầu vào trung gian, đầu vào được mua từ những ngành công nghiệp nội địa khác và các sản phẩm nhập khẩu.

Xác định công thức tính năng suất nhân tố tổng hợp TFP ( Dln t j ) như sau: ln Yjt = v jtX Dln X jt+v jtK Dln K jt  + v jtLDln Ljt  + Dln AYjt Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Giá trị tỷ trọng trung bình của mỗi đầu vào được định nghĩa như sau:

  • Phương pháp tính toán sản lượng và đầu vào trung gian

KLEMS Châu Á kế thừa phương pháp tính toán sản lượng và đầu vào trung gian được miêu tả trong báo cáo của KLEMS EU (pp. 17-18).Phương pháp này được đưa ra bởi Jorgenson, Gollop and Fraumeni (1987). Xác định khối lượng sản lượng đầu ra j như là tổng hợp của m đầu ra khác nhau (bằng cách sử dụng các chỉ số Tornqvist như sau):

Chỉ số khối lượng đầu vào trung gian cho ngành công nghiệp j được xác định tương tự bởi ngành công nghiệp j cho việc sử dụng sản phẩm i.

Dựa vào phương pháp tiếp cận của Jorgenson, Gollop và Fraumeni (1987) và Jorgenson, Ho và Stiroh (2005) để xây dựng các dữ liệu trong nội dung này. Trong thực tế, chúng ta không thể thu thập được các dữ liệu cần thiết cho sự phân tích này và sử dụng giá của người mua để định giá các đầu vào trung gian cho tất cả các trường hợp, ngoại trừ dữ liệu SIC của Mĩ. Đầu vào trung gian được phân thành các nhóm khác nhau, như năng lượng (E), nguyên vật liệu (M) và dịch vụ (S). KLEMS Châu Á sử dụng định nghĩa các biến liên quan đến sản lượng và đầu vào trung gian.KLEMS Châu Á sử dụng năm 2005 là năm cơ sở (2005=100) và sử dụng phương pháp chỉ số Tornqvist. Các chỉ số được bắt nguồn từ tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng năm dựa trên thước đo Laspeyres hoặc nhóm khối lượng Tornqvist, phụ thuộc vào dữ liệu thô.

KLEMS Việt Nam sẽ chủ yếu kế thừa các hướng dẫn thực hiện thực tế được mô tả trong báo cáo của KLEMS EU (pp. 18-22) ngoại trừ thực tế thực hiện liên quan đến sự xác định của of EMS. Một yếu tố rất quan trọng trong tính toán tăng trưởng KLEMS là sự thống nhất của các yếu tố đầu vào và đầu ra trong và giữa các ngành công nghiệp. Do đó, các tính toán của KLEMS là một loạt các bảng đầu vào – đầu ra về ngành công nghiệp được ghi lại theo một cách phù hợp. Phương pháp tiếp cận của KLEMS EU gồm quy trình hai bước: đầu tiên xây dựng hàng loạt các giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp mới đây nhất, tổng số đầu vào trung gian (II) và giá trị gia tăng (VA) từ tài khoản quốc gia. Những nhóm này được mở rộng và chia thành nhiều ngành công nghiệp cụ thể nếu cần thiết.Trong bước thứ hai, chúng ta sử dụng bảng có sẵn để phân tích tổng đầu vào trung gian thành năng lượng (IIE), vật liệu (IIM) và dịch vụ (IIS) [13]. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

  • Phương pháp tính toán lao động trong dữ liệu KLEMS

Mục đích của các tính toán lao động là ước tính tổng số lao động đầu vào nhằm phản ánh những thay đổi thực tế về số lượng và chất lượng lao động đầu vào theo thời gian. Tóm lại, theo phương pháp này thì lực lượng lao động bao gốm nhiều loại, phân chia dựa trên các đặc điểm khác nhau như tuổi tác, giới tính và trình độ học vấn. Năng suất của các loại lao động khác nhau như tay nghề thấp, trung bình hay tay nghề cao cũng sẽ khác nhau. Các biện pháp chuẩn đo lao động đầu vào như số lao động được thuê hoặc số giờ làm việc sẽ không thể hiện được sự khác biệt đó. Vì vậy, việc tính toán đầu vào lao động là rất quan trọng, trong đó phải xem xét đến sự không đồng nhất của lực lượng lao động khi phân tích năng suất và sự đóng góp của lao động để tăng sản lượng. Những biện pháp này được gọi là dịch vụ lao động, vì chúng cho phép sự khác nhau trong số lượng các dịch vụ được chuyển giao cho mỗi đơn vị lao động. Dựa theo phương pháp tiếp cận của Jorgenson, Gollop và Fraumeni (1987), chúng ta giả định tổng dịch vụ là một hàm sản xuất chuyển dạng lô-ga-rít các dịch vụ của các loại cá nhân lao động. Đồng thời tiếp tục giả định rằng dòng của dịch vụ lao động cho từng loại lao động thì tỷ lệ thuận với số giờ làm việc, và các công nhân được trả công theo sản phẩm cận biên của họ. Do đó các chỉ số tương ứng đầu vào dịch vụ lao động L là một chỉ số lượng chuyển dạng lô- ga- rít (translog) các loại cá nhân lao động thể hiện bằng l và được cho bởi công thức: Dln Lt = åvl ,t Dln Hl ,t ; trong đó, các trọng số được đưa ra bằng việc tính trung bình của từng loại trong các giá trị tiền công lao động với  plL,t  là giá một giờ lao động của lao động loại l .

Các biến sau đây sẽ là một phần của tài khoản lao động cơ sở dữ liệu KLEMS Châu Á, xem Bảng 2.6. Cơ sở dữ liệu này còn nêu ra tỷ trọng của các loại hình lao động khác nhau trong tổng số giờ làm việc.

  • Phương pháp tính toán tài khoản vốn

Phần này cung cấp các ý chính của phương pháp ước tính vốn dịch vụ theo ngành. Dữ liệu tính toán dựa phương pháp lý thuyết theo phân tích của Dale Jorgenson và các cộng tác của ông (phương pháp này đã được phát triển bởi Jorgenson và Griliches năm 1967 và được Jorgenson, Gollop và Fraumeni, (JGF) năm 1987 bổ sung thêm) [13].

1.3. KINH NGHIỆM GIA TĂNG NĂNG SUẤT NHÂN TỔ TỔNG HỢP CỦA CÁC NƯỚC Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) là một tổ chức khu vực liên chính phủ, thành lập năm 1961 với mục tiêu góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên. Bắt đầu bằng Nhật Bản vào những năm 1960, các nền kinh tế châu Á đã đạt được những thành tích kinh tế cao trong những năm 1990, thể hiện sức sống và sự vươn lên ngoạn mục. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã làm nảy sinh các câu hỏi không thể tránh được liên quan đến tính bền vững của tăng trưởng và tình trạng khôi phục của nhiều nền kinh tế ở châu Á. Một trong những bài học từ cuộc khủng hoảng giờ đây được thừa nhận rộng rãi đó là sự tăng năng suất chính là yếu tố then chốt trong sự phát triển phát triển và tăng trưởng bền vững. Hầu hết các chính phủ hiện nay đều chú trọng đến sự tăng trưởng năng suất, coi đó là một trong những mục tiêu chính của chính sách kinh tế.

Việc đo lường năng suất là một bước quan trọng và cần thiết để hiểu sâu về yếu tố này. Trong số các cách tính toán năng suất, TFP là một phép đo toàn diện nhất và đã được chấp nhận rộng rãi trong giới các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia về năng suất và kinh tế.Vào năm 1998, Tổ chức Năng suất châu Á (APO) đã tiến hành một dự án khảo sát quốc tế về đo lường TFP trong số các nước thành viên với sự tham gia của 10 nước, trong đó có Việt Nam. Thông qua dự án này APO đã xem xét và thiết lập được độ tin cậy của các phương pháp ước tính chuẩn về tỷ lệ tăng TFP đối với các nền kinh tế quốc dân để tiến đến bước tiếp theo là hiệu chỉnh ước tính và nghiên cứu về các yếu tố quyết định tỷ lệ tăng TFP. Đây là một bước quan trọng trong việc hình thành các chính sách phân tích về các yếu tố có thể dẫn đến cải thiện tỷ lệ tăng TFP của một nền kinh tế.

Năm 2011, APO, trên cơ sở kết quả tính toán năng suất của 13 nền kinh tế khu vực, đã đưa ra số liệu về TFP, mức độ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế trong những giai đoạn từ 1970 đến 2008 (Bảng 1) [APO, 2011]. Trong nghiên cứu đánh giá về vai trò của tăng trưởng vốn trong tăng trưởng kinh tế, APO đã tách vốn thành 2 loại vốn có liên quan đến tăng trưởng gồm: vốn có yếu tố công nghệ thông tin và vốn không có yếu tố công nghệ thông tin [15], [16]..

Bảng 1.2.Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) và tỷ lệ đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng trong từng giai đoạn

Thời điểm Việt Nam có số liệu là từ năm 1986. Đầu vào của lao động của Fiji và Mông Cổ được tính dựa trên số người có việc làm. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

Khi xem xét trong cả một giai đoạn dài (1970-2008) (Hình 2), có thể thấy những nước, nền kinh tế có kinh tế phát triển đều có tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là khá cao (Đài loan-TQ 1,48 (22%); Hàn Quốc 1,61 (22%); Hoa Kỳ 0,83 (28%); Hồng Kông-TQ 1,57 (27%); Nhật Bản 0,73 (25%); Thái Lan 1,63 (28%); Trung Quốc 3,12 (36%)). Số liệu của APO cho thấy trong giai đoạn 1985-1990, nhiều nền kinh tế được khảo sát có tốc độ tăng TFP cao và tỷ lệ đóng góp của tăng trưởng TFP vào tăng trưởng kinh tế là khá cao: Đài Loan-TQ tăng 3,86 (46%), Hàn Quốc 3,83 (39%); Hồng Kông-TQ 3,56 (48%); Nhật Bản – 2,18 (44%); Philipin 2,4 (53%); Singapo 2,6 (32%); Thái Lan 3,92 (40%)).

Hình 1.1. Tăng trưởng TFP 1970-2008, 1970-1990 và 1990-2008 của một số nền kinh tế

Trong giai đoạn gần đây (2005-2008), một số nền kinh tế được khảo sát vẫn duy trì tốc độ tăng TFP và tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế cao [như Đài Loan- TQ tăng 1,84 (đóng góp 46%); Hàn Quốc 2,45 (59%); Hồng Kông-TQ 2,82 (56%); Malaixia 2,44 (44%); Mông Cổ 3,52 (40%); Nhật Bản 0,51 (49%); Philipin 3,07 (58%); Thái Lan 1,5 (36%); Trung Quốc 5,21 (45%)). Theo số liệu của APO, trong giai đoạn này có một số nền kinh tế được khảo sát đã bị sụt giảm tốc độ tăng TFP và tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng, trong đó có Việt Nam (Hoa Kỳ -0,26 (-18%); Singapo -0,21 (-3%); Việt Nam -0,43 (-6%)]. Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Thực trạng thúc đẩy nhân tố đối với các ngành kinh tế

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Năng suất nhân tố tổng hợp đối với các ngành kinh tế […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993