Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Pháp luật hoạt động phát hành tiền số quốc gia hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Đề xuất xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành tiền số quốc gia của Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Nhận diện các quy định pháp luật liên quan đến phát hành và quản lý lưu thông Tiền số quốc gia tại Việt Nam
Với giả định việc NHNN Việt Nam sẽ tiến hành xây dựng, phát triển và phát hành Tiền số quốc gia/ Tiền số Việt Nam, thì việc sửa đổi Luật NHNN Việt Nam bước cơ bản/ cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý cho quyền phát hành Tiền số VNĐ chính thức (hiện mới chỉ có quy định pháp luật liên quan tới tiền giấy). Đồng thời các khái niệm pháp lý trong luật về việc phát hành tiền, lưu thông, quản lý, huỷ Tiền số VNĐ cần được bổ sung do rất nhiều thuật ngữ kỹ thuật mới và những quan hệ pháp lý mới xuất hiện. Các nhà làm luật cần xem xét và cân nhắc kỹ sự giống, khác nhau và sự tương thích qua lại giữa các định nghĩa pháp lý và các điều luật về Tiền điện tử (tiền trên tài khoản của các chủ thể tại hệ thống NHTM) và về Tiền số NHTW (tiền do chủ thể lưu giữ trong Ví tiền số NHTW). Mục đích chính nhằm đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn khi xử lý các vấn đề pháp lý giống nhau, nhưng đồng thời không nhầm lẫn giữa bản chất của mối quan hệ xã hội ẩn chứa của Tiền điện tử (là nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành đối với người nắm giữ tiền) và Tiền số NHTW (nghĩa vụ nợ của NHTW với người nắm giữ).
Dựa trên những kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển Tiền số NHTW tại Chương III, chúng ta nhận thấy có các nhóm văn bản pháp luật sau cần xem xét, rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, điều chỉnh nhằm đảm bảo sự phù hợp của các quy định pháp luật trong trường hợp Việt Nam quyết định phát hành Tiền số quốc gia/ Tiền số VNĐ:
(i) Quy định pháp luật cho quyền phát hành Tiền số quốc gia của NHNN Việt Nam, (ii) Quy định pháp luật về phát hành, quản lý, lưu thông Tiền số quốc gia. Luận văn: Pháp luật hoạt động phát hành tiền số quốc gia.
- Quy định pháp luật về bảo vệ Tiền số quốc gia.
- Quy định pháp luật về trung gian thanh toán.
- Quy định pháp luật về giám sát và bảo vệ hệ thống thanh toán quốc gia.
- Quy định pháp luật về hoạt động quản lý ngoại hối
- Quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền.
- Quy định pháp luật về dữ liệu điện tử trong giao dịch ngân hàng (ix) Quy định pháp luật về bảo vệ thông tin, dữ liệu người dùng.
Việc rà soát các quy định pháp luật liên quan đến những khía cạnh trên sẽ gồm các VBQQPL như: Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Thông tư. Việc khoanh vùng các VBQPPL liên quan tới mỗi nhóm vấn đề sẽ giúp việc đánh giá, đề xuất được chính xác, đầy đủ, có tính hệ thống và tăng khả năng nhất quán đối với các QPPL điều chỉnh giữa các văn bản pháp luật. Nội dung chi tiết được trình bày trong Mục 3.2 dưới đây.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.2. Các văn bản pháp luật và điều luật cụ thể cần rà soát, phân tích, đánh giá, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
Do Tiền số NHTW là một vấn đề phức tạp về mặt pháp lý, nên về hình thức thiết kế văn bản quy phạm pháp luật. tác giả đề xuất hướng đi nên là xây dựng một văn bản Luật riêng dành cho Tiền số VNĐ, độc lập tương đối với Luật NHNN Việt Nam. Việc này nhằm tạo điều kiện đưa ra tổng thể các quy phạm một cách đầy đủ, toàn diện, hệ thống, nhất quán cho các nhóm vấn đề như phát hành, lưu thông, quản lý, hệ thống vận hành, giám sát Tiền số NHTW; tổ chức quản lý các đơn vị tham gia quá trình lưu thông và thanh toán Tiền số NHTW v.v…
Như đã phân tích tại Chương II, Tiền số NHTW sau khi được phát hành và lưu thông trong hệ thống, sẽ có một nghĩa vụ nợ của NHTW trực tiếp với người nắm giữ (giống như tiền mặt). Ngoài ra, việc thiết kế kỹ thuật của Tiền số NHTW sẽ có ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề pháp lý, ví dụ: tiền số NHTW hoạt động theo cơ chế 2 lớp hay 1 lớp, dựa trên công nghệ sổ cái phân tán hay là sổ cái tập trung, dựa trên chuỗi số mã hóa hay dựa trên phương pháp ghi sổ.
Dựa trên trên giả định, nếu Tiền số quốc gia/ Tiền số VNĐ được phát hành thì các quy định pháp luật có liên quan nên phải sửa đổi như thế nào cho phù hợp? Bảng phân tích dưới đây trình bày về các nhóm quy định pháp luật liên quan và các đề xuất sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cụ thể trong từng các văn bản tương ứng.
3.3. Đề xuất một vấn đề được quy định trong nội dung “Luật Tiền số quốc gia” (nếu được cân nhắc xây dựng) Luận văn: Pháp luật hoạt động phát hành tiền số quốc gia.
Ngoài phương án rà soát, xem xét sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các văn bản hiện nay tại Mục 3.2 nêu trên, tác giả cho rằng: nếu Việt Nam quyết định đẩy mạnh quá trình nghiên cứu và phát hành Tiền số quốc gia/ Tiền số VNĐ), thì phương án ban hành Luật Tiền số quốc gia riêng biệt, có nội dung độc lập (một cách tương đối) với những nội dung tại Mục 2, Chương III của Luật NHNN Việt Nam, là một phương án phù hợp. Hình thức ban hành thành một văn bản Luật riêng sẽ giúp các nhà lập pháp thiết kế các quy phạm pháp luật điều chỉnh Tiền số quốc gia được toàn diện, nhất quán, chặt chẽ, đồng thời tạo cơ sở cho việc ban hành, điều chỉnh các văn bản Nghị định/ Thông tư liên quan thuận lợi, dễ dàng, đầy đủ. Nếu được xây dựng thành dự án Luật Tiền số VNĐ, cấu trúc nội dung Luật Tiền số VNĐ có thể được bao gồm những nội dung sau:
LUẬT TIỀN SỐ QUỐC GIA (đề xuất cho mục đích tham khảo)
Chương I – Điều khoản chung
- Điều 1. Đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Áp dụng Luật Tiền số VNĐ và Luật khác
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN Việt Nam đối với Tiền số VNĐ
- Điều 6. Quan hệ Tiền số VNĐ với chính sách tiền tệ và ổn định tài chính của Việt Nam.
Chương II – Phát hành, phân phối và quản lý lưu thông, sử dụng Tiền số VNĐ.
- Điều 7. Đơn vị Tiền số VNĐ
- Điều 8. Quyền phát hành và lưu thông Tiền số VNĐ
- Điều 9. Tính pháp định và khả năng chuyển đổi của Tiền số VNĐ
- Điều 10. Thiết kế và công bố phát hành Tiền số VNĐ
- Điều 11. Tổ chức phân phối và lưu thông Tiền số VNĐ
- Điều 12. Kiểm soát lưu thông và sử dụng Tiền số VNĐ
- Điều 13. Giới hạn hạn mức giao dịch và hạn mức nắm giữ Tiền số VNĐ
- Điều 14. Quy định lãi suất và phí áp dụng đối với Tiền số VNĐ
- Điều 15. Các trường hợp thu hồi, hủy bỏ, thay thế Tiền số VNĐ
- Điều 16. Quản lý ngoại hối đối với Tiền số VNĐ.
- Điều 17. Bảo vệ Tiền số VNĐ
Chương III – Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ Ví Tiền số VNĐ
- Điều 18. Chủ thể được phép cấp dịch vụ Ví Tiền số VNĐ
- Điều 19. Điều kiện cấp phép
- Điều 20. Duy trì điều kiện giấy phép
- Điều 21. Sử dụng giấy phép
- Điều 22. Thu hồi giấy phép
- Điều 23. Đình chỉ một phần, toàn bộ hoạt động của đơn vị cung cấp dịch vụ
- Điều 24. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại giấy phép.
Chương IV – Hoạt động Ví Tiền số VNĐ
- Điều 25. Phân cấp Ví Tiền số VNĐ
- Điều 26. Mở Ví Tiền số VNĐ
- Điều 27. Sử dụng Ví Tiền số VNĐ
- Điều 28. Tiêu chuẩn kỹ thuật Ví Tiền số VNĐ
- Điều 29. An toàn và bảo vệ dữ liệu Ví Tiền số VNĐ
- Điều 30. Phòng chống rửa tiền
Chương V – Tổ chức quản lý, vận hành hệ thống quản lý Tiền số VNĐ
- Điều 31. Hệ thống tạo lập, lưu trữ và phát hành Tiền số VNĐ
- Điều 32. Hệ thống lưu thông, thanh toán và bù trừ Tiền số VNĐ
- Điều 33. Hệ thống bảo mật, an ninh và an toàn hệ thống
- Điều 34. Kiểm toán hoạt động quản lý, vận hành hệ thống quản lý Tiền số VNĐ
Chương VI – Giám sát và đảm bảo an toàn hệ thống Tiền số VNĐ
- Điều 35. Mục tiêu giám sát an toàn hệ thống.
- Điều 36. Nội dung các hoạt động giám sát và đảm bảo an toàn hệ thống.
- Điều 37. Công cụ, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục
Chương VII – Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các bên liên quan
- Điều 38. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 39. Đơn vị được cấp phép cung ứng dịch vụ Ví Tiền số VNĐ.
- Điều 40. Đơn vị chấp nhận thanh toán Tiền số VNĐ
- Điều 41. Người dùng Luận văn: Pháp luật hoạt động phát hành tiền số quốc gia.
- Điều 42. Các cơ quan quản lý nhà nước khác thuộc Chính phủ Việt Nam
Chương VIII – Điều khoản thi hành
- Điều 43. Hiệu lực thi hành
- Điều 44. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Trường hợp xét thấy các vấn đề pháp luật đối với Tiền số quốc gia còn mới, các quan hệ xã hội chưa ổn định, dễ thay đổi, hoặc hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan còn thiếu, chưa thực sự nhất quán, đầy đủ, toàn diện, các nhà lập pháp Việt Nam có thể cân nhắc phương án ban hành văn ban quy phạm pháp luật quy định về vấn đề Tiền số quốc gia dưới hình thức tên gọi là Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hoặc dưới dạng Nghị định của Chính phủ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở tổng kết các vấn đề lý thuyết về tiền, chức năng NHTW trong hoạt động phát hành và quản lý lý thông tiền tại Chương 1, những vấn đề lý thuyết pháp lý liên quan tới Tiền số NHTW và các phân tích, đánh giá, định hướng và kinh nghiệm trong thử nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai Tiền số NHTW của một số quốc gia trong Chương 2, nội dung của Chương 3 hướng tới những đề xuất cụ thể các nội dung pháp luật liên quan tới việc xây dựng Luật Tiền số quốc gia (với giả định trong tương lai NHNN Việt Nam sẽ phát hành Tiền số VNĐ này), thông qua việc:
- Nhận diện các nhóm quy định pháp luật hiện tại của Việt Nam sẽ bị tác động nếu Việt Nam quyết định phát hành Tiền số VNĐ,
- Đề xuất các nội dung thay đổi, điều chỉnh cụ thể trong những văn bản pháp luật hiện hành để phù hợp với việc phát hành Tiền số VNĐ,
- Đề xuất tên gọi các Chương và Điều trong dự thảo Luật Tiền số quốc gia để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu sau này của học viên hoặc những nhà nghiên cứu khác.
KẾT LUẬN TOÀN VĂN Luận văn: Pháp luật hoạt động phát hành tiền số quốc gia.
1. Kết quả đạt được:
Luận văn đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, gồm: i) Làm rõ khái niệm, bản chất và đặc điểm của Tiền số NHTW, ii) nhận diện các xu hướng lập pháp từ kinh nghiệm nghiên cứu, thử nghiệm, phát hành, sử dụng, quản lý tiền số của NHTW một số nước trên thế giới. iii) đánh giá khuôn khổ pháp luật Việt Nam về phát hành tiền và phát hành Tiền số VNĐ của NHNN Việt Nam; iv) và đề xuất các điều kiện cần thiết để bảo đảm luật hóa về phát hành Tiền số VNĐ với mục tiêu phát triển ngành ngân hàng trong bối cảnh số hoá nền kinh tế.
Luận văn có những tổng hợp và đúc rút cụ thể kết quả nghiên cứu, gồm:
Về cơ sở lý thuyết: luận văn xác định rõ 3 nhóm lý thuyết nền tảng cần sử dụng để phân tích hiệu quả “quy định pháp luật về phát hành Tiền số NHTW” của các quốc gia nối chung và tại Việt Nam nói riêng, gồm: i) Lý thuyết về Tiền, ii) Lý thuyết về vai trò của
NHTW trong phát hành, quản lý và lưu thông tiền và iii) Lý thuyết xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, luận văn đã chỉ rõ các vấn đề pháp lý liên quan tới Tiền số NHTW, gồm: i) bản chất pháp lý, khái niệm và đặc điểm của Tiền số NHTW, ii) hoạt động phát hành Tiền số NHTW dưới giác độ Đạo luật của NHTW và Đạo luật Tiền tệ, iii) ảnh hưởng của thiết kế kỹ thuật Tiền số NHTW tới các vấn đề pháp lý quan trọng như: chức năng của NHTW là ngân hàng của các tổ chức, hay là ngân hàng của đại chúng; địa vị pháp lý giữa Người sở hữu Tiền số NHTW với Ngân hàng Trung ương; Cách thức chứng minh quyền sở hữu Tiền số NHTW. Luận văn: Pháp luật hoạt động phát hành tiền số quốc gia.
Về thực tiễn, luận văn đưa ra kết luận rõ ràng về:
Xu hướng phát triển và phát hành Tiền số NHTW của các quốc gia lớn trên thế giới là rõ ràng và càng ngày càng mạnh mẽ, thông qua những phân tích về nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển Tiền số NHTW tại một số quốc gia như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Marshall và Bahamas.
Đặc điểm thiết kế kỹ thuật của Tiền số NHTW có ảnh hưởng rất lớn tới: phương thức NHTW sử dụng các công cụ kinh tế/ hành chính để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; định hướng cụ thể tới một số quy định pháp luật liên quan việc phát hành, quản lý và lưu thông Tiền số NHTW; kiến trúc, hạ tầng cơ sở của hệ thống thanh toán hiện hữu của Việt Nam; tới cách thức tổ chức quản lý, vận hành và giám sát hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước và thành viên thị trường. Do vậy, Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ, đánh giá toàn diện các vấn đề thiết kế kỹ thuật của Tiền số VNĐ, nhằm lựa chọn phương án thiết kế phù hợp nhất với hoàn cảnh, đặc điểm kinh tế, xã hội, chính trị và hạ tầng của Việt Nam trong tương lai.
Việc nghiên cứu Tiền số VNĐ hiện nay cấp thiết và nên làm. Việt Nam phát hành Tiền số VNĐ cụ thể thế nào cũng rất phụ thuộc vào việc các quốc gia khác trên thế giới thực hiện phát hành Tiền số NHTW ra sao. Luật Tiền số quốc gia Việt Nam (nếu được ban hành thành một văn bản pháp lý riêng) chắc chắn phải có sự tương thích với các quy định về Tiền số NHTW của các quốc gia khác. Mục đích vừa đảm bảo chủ quyền tiền tệ, nhưng vừa phải phù hợp về cả thiết kế kỹ thuật, hạ tầng công nghệ và khung pháp lý hỗ trợ thanh toán song phương trên bình diện quốc tế. Do vậy, Việt Nam cần liên kết, hớp tác, trao đổi kinh nghiệm với các NHTW, tổ chức tài chính quốc tế và cơ quan nghiên cứu uy tín trên thế giới để phối hợp thử nghiệm (trên diện hẹp) Tiền số NHTW tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Về mặt ứng dụng nghiên cứu của luận văn vào thực tế: Chỉ rõ những nội dung pháp lý cụ thể trong một số nhóm văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật mà những nhà làm luật của Việt Nam cần xem xét điều chỉnh/ bổ sung/ thay thế/ viết mới, phục vụ cho hoạt động phát hành Tiền số NHTW trong tương lai. Luận văn cũng đã đề xuất dự thảo tên gọi các Chương và các Điều trong Luật Tiền số quốc gia để các nhà nghiên cứu tham khảo xây dựng chi tiết (với giả định Việt Nam sẽ phát hành Tiền số quốc gia trong tương lai (còn gọi là “Tiền số VNĐ”)
2. Các điểm cần hoàn thiện trong luận văn: Luận văn: Pháp luật hoạt động phát hành tiền số quốc gia.
Thứ nhất, do thiếu môi trường thực nghiệm để triển khai thử nghiệm (phạm vi hẹp)
Tiền số quốc gia như một số quốc gia (ví dụ: Trung Quốc), nên luận văn chưa đánh giá/ phân tích hết các vấn đề thuộc mặt chính sách pháp luật, nội dung pháp luật, quan hệ pháp luật và cách thức giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan tới phát hành Tiền số quốc gia/ Tiền số VNĐ trong bối cảnh của Việt Nam.
Thứ hai, chưa phân tích chi tiết những tác động của Luật Tiền số quốc gia (nếu ban hành) sẽ ảnh hưởng tới nhóm nội dung QPPL về i) Giao dịch điện tử trong lĩnh vực Ngân hàng, ii) Phòng chống rửa tiền và iii) Bảo vệ thông tin, dữ liệu người dùng.
Tựu chung, kết quả nghiên cứu của luận văn được đánh giá tương đối đầy đủ các vấn đề cốt lõi liên quan đến chủ đề nghiên cứu, sử dụng hiệu quả khung lý thuyết để làm công cụ đánh giá, phân tích đối tượng nghiên cứu, đồng thời tổng hợp đúc kết hiệu quả các kết luận của nghiên cứu, thử nghiệm và phát hành Tiền số NHTW trong nước và quốc tế để đưa ra các đề xuất cho Việt Nam. Luận văn: Pháp luật hoạt động phát hành tiền số quốc gia.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com