Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để luật hóa phát hành Tiền số quốc gia ở Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn này nghiên cứu về quan điểm và định hướng xây dựng pháp luật về phát hành Tiền số NHTW của Ngân hàng Trung ương và Chính phủ một số quốc gia. Luận văn cũng xem xét Tiền số NHTW dưới góc độ pháp lý, các Đạo luật điều chỉnh việc phát hành Tiền số NHTW, những ảnh hưởng thiết kế kỹ thuật của Tiền số NHTW tới các vấn đề pháp lý. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề pháp lý mà các cơ quan làm luật của Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật về Tiền số quốc gia, tạo tiền đề cho việc phát hành Tiền số quốc gia (“Tiền số VNĐ”) trong tương lai.
Ngoài ra, với giả định NHNN Việt Nam sẽ thúc đẩy phát hành Tiền số VNĐ trong tương lai, luận văn đã đưa ra những đề xuất cụ thể về nội dung pháp luật cần xem xét điều chỉnh, gồm:
i) Nhận diện các nhóm quy định pháp luật hiện tại của Việt Nam sẽ bị tác động nếu Việt Nam quyết định phát hành Tiền số quốc gia; ii) Đề xuất các nội dung thay đổi, điều chỉnh cụ thể trong những văn bản pháp luật hiện hành để phù hợp với việc phát hành Tiền số quốc gia và iii) Đề xuất tên gọi các Chương và Điều trong dự thảo Luật Tiền số quốc gia để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu sau này của học viên hoặc những nhà nghiên cứu khác.
Khung lý thuyết nền tảng phục vụ cho quá trình nghiên cứu, gồm: i) Lý thuyết về Tiền, ii) Lý thuyết về chức năng phát hành và quản lý lưu thông tiền của NHTW và iii) Lý thuyết xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Từ khóa: Tiền số ngân hàng trung ương, Tiền kỹ thuật số, Tiền điện tử, Tiền số quốc gia, Luật Tiền số quốc gia, Phát hành tiền.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
ABSTRACT
This master thesis aims to explore legal views and policy directions of some central banks and goverments on formulating legislative documents in regard with CBDC insusance. The thesis also examines CBDC from legal perspectives and analyze the CBDC Act and the implications of CBDC technical designs on some fundamental legal issues. Based on such, the thesis synthesize concisely a number of legal matters that legislative branch of the Vientamese governement would have to consider during the process of formulating National Digitial Currency Act (“VND Digital Currency Act”), if any in the future.
Moreover, given the assumption that the State Bank of Vietnam would issue VND Digital Curreny in the course of time, the paper also suggests specific legal works required to carry out, e.g.:
- Identifing the groups of Vietnamese legislative documents that will be impacted by the issuance of National Digital Currency; Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
- Proposing specific changes and adjustments in current legal documents to fit with National Digital Currency issuance;
- Illustrating examplary names of Chapters and Articles for the draft of National Digital Currency Act for future research activities conducted by other students or researchers.
The underlying theoretical frameworks used in this paper include: i) Theory of Money, ii) Theory of the Central Bank’s functions in issuing and managing money circulation and iii) Theory of formulating and promulgating normative regulations and laws.
Key words: Central bank digital currency, Cryptocurrencies, Digital Currency, National Digital Currency, National Digital Currency Act, Money Issuance.
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiền điện tử NHTW/ Tiền kỹ thuật số NHTW (sau đây gọi chung là Tiền số NHTW), do Chính phủ hoặc NHTW của quốc gia phát hành, là một hiện tượng xã hội có tính mới mẻ trong lịch sử phát triển tiền tệ thế giới. Từ những tiến bộ của khu vực tư nhân trong việc sáng tạo ra tiền kỹ thuật số mã hóa (cryptocurrencies), tới những bước đi mạnh mẽ của các NHTW và cơ quan lập pháp tại nhiều quốc gia đang trong giai đoạn vừa qua đã cho thấy việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho Tiền số NHTW tại Việt Nam là rất cần thiết. Qua các phân tích về yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ tại các Khu vực Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, tác giả cho rằng xu hướng triển khai Tiền số NHTW là một nhu cầu tất yếu của các nền kinh tế lớn, kinh tế mở và kinh tế tăng trưởng dựa trên nền tảng công nghệ, kinh doanh, doanh nghiệp số.
Ở Việt Nam, Bitcoin du nhập vào cộng đồng những người đào tiền (miners) khoảng những năm 2012, và thu hút mạnh mẽ lượng người dùng lớn vào hai giai đoạn 2017 và 2021. Người dùng Việt Nam, giống như tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản có khả năng nhận diện và khai thác rất nhanh xu thế phát triển của Bitcoin và các đồng tiền số mã hóa, đang bùng nổ tăng trưởng trên phạm vi khu vực Châu Á và trên thế giới. Trong xu hướng tăng giá của Bitcoin và các đồng tiền số khác, rất nhiều hội, nhóm đầu tư tiền ảo, tiền số được thành lập, bao gồm cả người dùng, nhà đầu tư, người đầu cơ, người tìm hiểu. Số lượng người dùng đạt hơn 5.9 triệu người vào thời điểm cuối 2021 cho thấy cộng đồng người dùng ở Việt Nam đánh giá cao tiền ảo/ tiền số, và coi đây là một loại tài sản số sinh lời hiệu quả (bên cạnh các tài sản tài chính truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng…). Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Rất nhanh, các cơ quan quản lý nhà nước nhận thấy nhiều rủi ro trong hoạt động giao dịch mua bán Bitcoin và các đồng tiền số mã hóa giữa các cá nhân, và coi đây một kênh chuyển tiền ra nước ngoài bất hợp pháp, trốn thuế. Bên cạnh đó, do e ngại về khả năng kinh tế Việt Nam có thể bị “coin hóa” (giống như tình trạng Đô la hóa giai đoạn từ 2014 trở về trước), NHNN Việt Nam đã ban hành công văn số 5747/NHNN-PC về việc khẳng định: “Bitcoin, Litecoin không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt nam” nhằm cảnh báo và ngăn chặn sự phổ biến của Bitcoin và các đồng tiền số mã hóa tư nhân khác.
Tới đầu 2018, trước xu hướng đầu tư vào Bitcoin và các đồng tiền số/ tiền ảo tiếp tục tăng cao, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị Số 10/CT-TTg về việc tăng cường quản lý các hoạt động Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác, trong đó yêu cầu mạnh mẽ “NHNN Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo, phát hiện các giao dịch đáng ngờ lien quan tới tiền ảo, phối hợp với Bộ Công An trong việc phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật”.
Ngay sau Chỉ thị của Thủ Tướng, Thống đốc NHNN Việt Nam cũng ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 13/04/2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo. Chỉ thị này nêu rõ “các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thực hiện dịch vụ thẻ, cấp tín dụng qua thể, hỗ trợ xử lý, thanh toán, chuyển tiền qua biên giới liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng do có thể phát sinh những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế; báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ có liên quan tới tiền ảo, rà soát các tổ chức, cá nhân có giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo, các tổ chức có hoạt động xử lý giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo và có biện pháp xử lý đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và quản lý ngoại hối”. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Sau gần 4 năm (từ 2017) đưa ra các văn bản có tính cấm đoán các hoạt động kinh doanh, sử dụng tiền ảo/ tiền số như một công cụ thanh toán, giữa 2021, Chính phủ Việt Nam đã giao NHNN nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Đây là một bước đi quan trọng, thể hiện sự quan tâm của nhà nước Việt Nam về việc tạo điều kiện cho đội ngũ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế và chuyên gia lập pháp tiến hành đánh giá đầy đủ, toàn diện tính thực tiễn và ứng dụng công nghệ blockchain trong việc hình thành Tiền số NHTW của Việt Nam (còn có thể gọi là “Tiền số VNĐ” hoặc “Tiền số quốc gia”). Tới đây, các nghiên cứu về tiền số/ tiền ảo/ tiền điện tử và tiền số NHTW sẽ tăng lên đáng kể, giúp cơ quan quản lý nhà nước có những đánh giá đa chiều và góc nhìn đầy đủ vì ý nghĩa thực tiễn của Tiền số NHTW.
Ngoài ra, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 nhấn mạnh: phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng, trong đó có nội dung hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia. Theo đó, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, dựa trên ứng dụng những công nghệ cốt lõi như nền tảng giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn (AI, Big Data, Data Analytics), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhận dạng sinh trắc học (Biometrics); đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động, như: thanh toán qua QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (Mobile Payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless).
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn tại một số các quốc gia (như Mỹ, Trung Quốc, Nga…), và tính mới trong nghiên cứu các nội dung pháp lý của Tiền số NHTW tại Việt Nam, học viên lựa chọn chủ đề “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để luật hóa việc phát hành Tiền số quốc gia ở Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Luật Kinh tế của mình.
2. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Luận văn được triển khai dựa trên giả thuyết nghiên cứu sau đây:
- Xu hướng phát hành Tiền số của NHTW đã được các nước xem xét một cách nghiêm túc và có những cách thức điều chỉnh khác nhau từ thừa nhận, đang nghiên cứu đến tạm thời dừng. Mỗi cách thức lựa chọn quyết định lập pháp đều có cơ sở khoa học và thực tiễn riêng, phù hợp với bối cảnh và điều kiện của từng quốc gia.
- Trong điều kiện Việt Nam, việc xem xét nghiên cứu tiền số của ngân hàng trung ương đã được Chính phủ định hướng. Vấn đề tiếp theo là nghiên cứu, đánh giá toàn diện và các tác động cụ thể của việc phát hành Tiền số quốc gia (là cách gọi của Tiền số được NHTW phát hành xét trong bối cảnh Việt Nam) tới các mặt kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam, từ đó đưa ra lộ trình phát triển đưa tiền Tiền số quốc gia vào lưu thông. Việc nghiên cứu xây dựng, ban hành chính sách pháp luật và quy định pháp luật để luật hoá hoạt động phát hành Tiền số quốc gia vừa là tiền đề và là đích đến của quá trình này.
- Các quy định pháp luật về phát hành, sử dụng, quản lý tiền số của NHTW cần phải được dựa trên các nền tảng pháp lý rõ ràng, cụ thể.
Để triển khai giả thuyết nghiên cứu nêu trên. Luận văn được thực hiện dựa trên trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Bản chất pháp lý của Tiền số NHTW là gì?
- Xu hướng ghi nhận và điều chỉnh bằng pháp luật đối với Tiền số NHTW trên thế giới diễn ra như thế nào?
- Cần có những điều kiện kinh tế, pháp lý, hạ tầng kỹ thuật như thế nào để cho việc phát hành, quản lý và sử dụng Tiền số quốc gia ở Việt Nam (hay còn gọi là “Tiền số VNĐ”) được triên khai an toàn, hiệu quả?
- Nếu tiến hành luật hóa việc phát hành Tiền số quốc gia, thì có các văn bản pháp luật nào cần phải điều chỉnh/ bổ sung/ ban hành mới nhằm đảm bảo sự đồng bộ và nhất quán giữa hệ thống các văn bản pháp luật.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng:
- Các lý thuyết, quan điểm và nghiên cứu cho việc điều chỉnh pháp luật đối với Tiền số NHTW trên thế giới.
- Kinh nghiệm lập pháp đối với tiền kỹ thuật số quốc gia của một số nước.
- Pháp luật Việt Nam về hoạt động phát hành phát tiền số của NHNN Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
- Không gian: ở Việt Nam và một số quốc gia tại Khu vực Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ
- Thời gian: từ năm 2008 đến 2022.
3.3. Mục tiêu nghiên cứu nhằm:
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm rõ bản chất, đặc điểm của Tiền số NHTW. Từ kết quả nghiên cứu về bản chất của Tiền số NHTW, luận văn sẽ nhận diện các xu hướng lập pháp từ kinh nghiệm nghiên cứu, thử nghiệm, phát hành, sử dụng, quản lý tiền số của một số NHTW trên thế giới và đánh giá khuôn khổ pháp luật Việt Nam về phát hành tiền và phát hành Tiền số VNĐ, từ đó chỉ ra các vấn đề cần thiết trong quá trình luật hóa hoạt động phát hành Tiền số của NHNN Việt Nam với mục tiêu phát triển ngành ngân hàng, thị trường tài chính Việt nam trong bối cảnh số hóa nền kinh tế.
4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Tiền tệ là một hiện tượng kinh tế, xã hội có lịch trên dưới 2500 năm nay, và các quy luật xã hội về tiền có ảnh sâu rộng tới các quốc gia, cộng đồng xã hội, các tổ chức, cá nhân. Do vậy, khi nghiên cứu các khía cạnh thực tế, pháp lý và pháp luật về Tiền số NHTW trên thế giới nhằm kết luận, đánh giá khả năng áp dụng và thiết kế khung pháp lý cho Tiền số NHTW Việt Nam, người nghiên cứu nhận thấy cần có cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành để giải quyết các giả thuyết/ câu hỏi nghiên cứu. Các kiến thức, tài liệu, số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực:
- Kinh tế: lý thuyết tiền tệ, kinh tế vĩ mô, tổ chức thị trường tài chính và hoạt động của NHTW và NHTM.
- Khoa học công nghệ: công nghệ chuỗi khối, công nghệ sổ cái phân tán.
- Luật công (chính yếu) và Luật tư (bổ sung): Luật NHNN Việt Nam, pháp luật trong lĩnh vực quản lý hoạt động tài ngân hàng, pháp luật về giao dịch điện tử, bảo vệ thông tin và dữ liệu người dùng.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài gồm:
- Phương pháp lịch sử: xem xét quá trình hình thành nên tiền số/ tiền điện tử do tư nhân và chính phủ tạo ra trong giai đoạn từ 2008 tới 2022. Xác định những nguyên nhân khách quan, cơ sở hình thành và tạo nên xu hướng phát triển Tiền số NHTW trên phạm vi một số quốc gia lớn trên thế giới và Việt Nam trong 5-10 năm tiếp theo.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: các tài liệu nghiên cứu, bài viết, tham luận của các nhà nghiên cứu về tiền số NHTW khu vực Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, các bài viết của tổ chức tài chính thế giới như IMF, BIS, WorldBank về cơ sở kinh tế, kỹ thuật và pháp lý của Tiền số NHTW. Mục tiêu nhằm khái quát những vấn đề chung nhất, chỉ ra tính tương đồng/ khác biệt trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý của quốc gia về Tiền số NHTW.
- Phương pháp diễn dich, quy nạp, logic và hệ thống: nhằm xâu chuỗi các vấn đề lý thuyết, kinh nghiệm thực tế trong triển khai Tiền số NHTW của các quốc gia lớn trên thế giới, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý, chính sách cho đồng Tiền số NHTW tại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích logic quy phạm: phương pháp phân tích luật viết được sử dụng để phân tích, đánh giá các quy định hiện hành của Việt Nam cũng như luật của một số nước trên thế giới.
- Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng để so sánh, đối chiếu các xu hướng lập pháp, các điều kiện kinh tế xã hội là điều kiện để phát hành, quản lý, sử dụng Tiền số quốc gia ở Việt Nam.
Phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng nhiều nhất tại Chương 1, còn phương pháp tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, logic, hệ thống, phương phân tích logic quy phạm và phương pháp so sánh luật học được sử dụng nhiều trong Chương 2 và 3. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
5. Ý nghĩa và ứng dụng
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn này nhằm mục đích đóng góp chuyên môn, lý giải về thực tiễn, lý luận nhằm đề xuất xem xét luật hóa đồng Tiền số VNĐ/ Tiền số quốc gia của Việt Nam trong một tương lai gần.
Về mặt lý thuyết, luận văn đã chỉ rõ cần sử dụng 3 nhóm lý thuyết nền tảng cần sử dụng để phân tích hiệu quả các quy định pháp luật về phát hành Tiền số NHTW, bao gồm:
i) Lý thuyết về Tiền, ii) Lý thuyết về vai trò của NHTW trong phát hành, quản lý và lưu thông tiền và iii) Lý thuyết xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã đánh giá tương đối đầy đủ các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển Tiền số NHTW tại các quốc gia điển hình như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Marshall và Bahamas qua đó đúc rút các kinh nghiệm, những vấn đề pháp lý liên quan tới hoạt động nghiên cứu, phát triển Tiền số NHTW của các quốc gia này.
Về tính ứng dụng, Luận văn đã phân tích tương đối toàn diện các vấn đề, chỉ rõ những nội dung pháp lý cụ thể trong nhóm văn bản và nội dung quy phạm pháp luật cần xem xét điều chỉnh/ bổ sung/ thay thế/ viết mới, phục vụ việc phát hành Tiền số NHTW trong tương lai. Luận văn cũng đã đề xuất dự thảo tên gọi các Chương và các Điều trong Luật Tiền số quốc gia để các nhà nghiên cứu tham khảo xây dựng chi tiết (với giả định Việt Nam sẽ phát hành Tiền số quốc gia trong tương lai (còn gọi là “Tiền số VNĐ”)).
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy chủ đề Tiền số NHTW là một đề tài khó, có tính chất sâu và rộng về phạm vi xem xét/ đánh giá, đòi hỏi người nghiên cứu có sự am hiểu chắc về nền tảng lý thuyết kinh tế học, tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đồng thời có hiểu biết và phương pháp áp dụng phân tích phù hợp về các yếu tố xã hội, chính trị và pháp luật liên quan đến quản lý tiền tệ của NHTW. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
CHƯƠNG 1 SỰ RA ĐỜI CỦA TIỀN SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Sự ra đời và việc xem xét phát hành Tiền số NHTW của các quốc gia
1.1.1. Sự phổ biến của tiền kỹ thuật số mã hóa (cryptocurrencies)
Lần đầu tiên trong chiều dài lịch sử tiền tệ thế giới gần 2500 năm, có một loại tiền tên gọi Bitcoin, được phát triển trên nền tảng công nghệ khối (blockchain) và sổ cái phân tán (distributed ledger), có khả năng giải quyết nhu cầu lưu trữ và chuyển giao giá trị tài chính của một chủ thể này cho một chủ thể khác một cách trực tiếp mà không cần sử dụng đến các định chế trung gian như: Ngân hàng Trung ương (NHTW), các ngân hàng thương mại (NHTM), các định chế tài chính, tổ chức trung gian thanh toán. Bản chất Bitcoin và các đồng tiền mã hóa số khác (cryptocurrencies) là một cơ chế hình thành hệ thống thanh toán tiền điện tử ngang hàng giữa các chủ thể trong nền kinh tế (Peer-to-peer Electronic Cash Payment System) mà mục đích và cơ chế vận hành của nó là giúp các chủ thể này thực hiện giao dịch trực tiếp với nhau, an toàn, tiết kiệm chi phí và ẩn danh. Cũng bởi những đặc điểm trên, Bitcoin và nhiều đồng tiền số khác như Ethereum, Litecoin, Ripple, Tether, US Dollar Coin, Terra, Waves, Binance Coin, Dogecoin, Solana…. được đón chào và ngày trở nên phổ biến trong các tổ chức, giới đầu tư, kinh doanh và các nhân. Số lượng người tham gia và sử dụng các đồng tiền số mã hóa tính đến cuối 2021 ước tính đạt 300 triệu người trên toàn thế giới và số lượng đồng tiền số mã hóa đạt hơn 9,972 tính tới 30/06/2022.
Tiền kỹ thuật số được tạo ra trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (blockchain) và công nghệ sổ cái phân tán (distributed ledger technologies) sẽ giúp cho các bên tham gi giao dịch trao đổi giá trị tiền tệ một cách trực tiếp, ngang hàng. Sổ cái phân tán nghĩa là các ghi nhận về lịch sử của các giao dịch và số dư giá trị được thực hiện ở tất cả các điểm nút (nodes), còn gọi là các thiết bị đầu cuối tham gia mạng hang hàng để xử lý và lưu trữ thông tin giá dịch. Thay vì giao dịch được xác thực, ghi nhận, lưu trữ bởi 1 đơn vị trung gian như mô hình truyền thống, toàn bộ các thông tin về giao dịch này sẽ được thực hiện bởi các thành viên trong mạng đó. Một khi được xác thực bởi toàn bộ thành viên trong mạng, các thông tin nằm trong sổ cái sẽ được cập nhật trên tất cả các điểm nút. Đây là lý do tại sao công nghệ khối và sổ cái phân tán giúp tránh các rủi ro về bất đối xứng thông tin và rủi ro do trung gian thanh toán tạo ra. Thông tin của giao dịch sẽ được lưu trữ trong các khối, cái sẽ được nối với nhau bởi các hashvalue.
Liên quan đến quá trình xác thực, công nghệ khối đang chia thành hai hệ thống.
- Blockchain mở (Permissionless): tất cả mọi người tham gia hệ thống, mạng lưới kết nối với nhau mà không cần sự cho phép của bất cứ ai, thông tin về giao dịch sẽ được minh bạch với tất cả các thành viên.
- Blockchain đóng (Permissioned): bất cứ một thành viên (một node) sẽ cần phải được sự chấp thuận của một đơn vị trung tâm. Việc truy cập, xác thực và lưu giữ thông tin phải được phép.
Việc cho phép truy cập và đọc dữ liệu cũng sẽ chia công nghệ khối thành hai nhóm:
- Blockchain riêng tư (private): chỉ có các thành viên được cấp quyền mới được đọc và xem thông tin giao dịch.
- Blockchain công khai (public): bất kỳ ai trong hệ thống, mạng lưu trữ sẽ có thể đọc và xem thông tin giao dịch.
Cần nhấn mạnh là công nghệ khối (blokchain) chỉ là một loại trong công nghệ sổ cái phân tán, vì một số công nghệ sổ cái phân tán sẽ không đòi hỏi nhất định phải hình thành các khối lưu trữ dữ liệu hoặc phải có proof of work thì giao dịch mới được xử lý. Như vậy tất cả các công nghệ blockchain thì đều là công nghệ sổ cái phân tán, nhưng không phải mọi công nghệ sổ cái phân tán thì đều là công nghệ blockchain. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
1.1.1.1. Đặc điểm của Bitcoin
Kể từ khi ra đời năm 2008, Bitcoin được thiết kế để trở thành hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng (Peer-to-peer), hay còn gọi một hệ thống thanh toán phi tập trung, và không có sự tham gia của bất kỳ cơ quan quản lý tiền tệ quốc gia. Bitcoin trở thành đối thủ trực tiếp cạnh tranh với tiền tệ pháp định của các quốc gia khi nó tạo ra sự quản lý phi tập trung, lưu trữ và xác minh hồ sơ, nhờ vào công nghệ chuối khối và công nghệ sổ cái phân tán. Tiền Bitcoin mới chỉ được tạo ra và đưa vào hoạt động giao dịch giữa các chủ thể thông qua hoạt động đào (mining) của những người đào (miners) khi những người này thực hiện một việc rất quan trọng, đó là xác thực tất cả các giao dịch được thực hiện bằng Bitcoin mới.
Về bản chất, Bitcoin sử dụng mạng ngang hàng để nhóm giao dịch thông tin trong một khoảng thời gian nhấn định cùng với dấu thời gian để tạo thành một khối thông tin (block), sau dó liên kết các khối với nhau theo thứ tự thời gian để tạo ra thành mội chuỗi khối (blockchain), với mỗi khối mang một bản tóm tắt thông về các thông tin chính của khối trước đó. Như vậy, trình tự và thông tin trong mỗi khối là không thể thay đổi sau khi nó đã được hình thành. Chuỗi khối này sau đó được gọi là sổ cái phân tán (distributed ledger) khi nó được gửi tới tất cả các thành viên của mạng, với mỗi người trong số đó đóng một chức năng quan trọng của xác nhận (validation) và xác minh (verfication) tính xác thực của nó. Hệ thống này sẽ giúp ngăn chặn mọi hành vi làm sai lệch dữ liệu vì thông tin trong khối thông tin của người cố tình làm sai lệch dữ liệu sẽ khác với các thành viên khác.
Ưu điểm của công nghệ blockchain | Nhược điểm của công nghệ blockchain |
Phân tán
Chống giả mạo Minh bạch An toàn Hợp đồng thông minh Không cần có một thực thể trung tâm Khả năng chống đỡ tốt nếu chỉ có một |
Khả năng mở rộng bị hạn chế
Hoạt động sử dụng Có khả năng bị tấn công Thiếu khuôn khổ pháp lý và cơ quan kiểm soát Tốn chi phí năng lượng. Tốc độ giao dịch bị hạn chế. |
1.1.1.2. Các khía cạnh tiền tệ của Bitcoin Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Vì tính chất nêu trên, hoạt động cung tiền của Bitcoin không phụ thuộc vào bất kỳ chính sách tiền tệ của bất kỳ NHTW nào trên thế giới, mà phụ thuộc vào các hoạt động cụ thể của những người tham gia mạng lưới đào tiền Bitcoin. Theo thuật toán nằm trong thiết kế nội tại của Bitcoin, cơ chế tạo ra các Bitcoin sẽ bị giới hạn tới 21 triệu đồng Bitcoin vào sau 2140. Sau khoảng thời gian này, những người đào (miners) sẽ phải tự tài trợ chính họ thông qua phí giao dịch. Thực tế, loại phí này đã được thu bởi người đào khi họ tạo ra một khối (block).
Việc cung tiền của Bitcoin sẽ không thể bị thay đổi bởi bất kỳ NHTW hoặc có người tham gia nào muốn “in thêm” tiền. Những người ủng hộ Bitcoin cho rằng hệ thóng này sẽ tránh được việc lạm phát và các chu kỳ kinh doanh được sinh ra từ hoạt động mở rộng cung tiền trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống hoạt động của Bitcoin này sẽ tạo ra quá trình giảm phát, vì: i) hệ thống chỉ đạt tới 21 triệu đồng Bitcoin và ii) số lượng người tiêu dùng càng ngày càng tăng. Trong dài hạn, tác động của hai việc sẽ tạo ra vòng xoáy giảm phát.
Hai khía cạnh trên (i) cung tiền giới hạn và ii) vòng xoáy giảm phát đã đi ngược lại với mục tiêu quản lý nhà nước về tiền tệ của phần lớn các quốc gia, gồm: ổn định giá trị đồng tiền,… Thực tế, các chính phủ đều luôn cố gắng duy trì lạm phát ở mức độ nhất định để kích thích tăng trưởng kinh tế.
1.1.1.3. Bitcoin và các hoạt động phạm tội.
Bitcoin và các loại tiền điện tử mã hóa do tư nhân phát hành có một vài đặc điểm thu hút những tội phạm ưu thích sử dụng gồm: i) mức độ ẩn danh cao, ii) khả năng chuyển tiền nhanh chóng giữa các quốc gia để tránh sự theo dõi của các lực lượng thực thi pháp luật, iii) được sự chấp nhận rộng rãi của các nhóm tội phạm khác và iv) độ tin cậy cao cho các hoạt động tội phạm. Chính bởi những đặc điểm này, phần lớn đại chúng, các nhà nghiên cứu và nhà lập pháp đánh giá Bitcoin là công nghệ có khả năng làm suy yếu năng lực quản lý bằng pháp luật ở nhiều quốc gia. Những đối tượng rửa tiền sử dụng Bitcoin để thực hiện tài trợ cho hoạt động gián điệp, các cuộc tấn công khủng bố, buôn bán vũ khí, khiêu dâm trẻ em, buôn bán ma túy, các cơ chế Ponzi (hụi), gian lận tài chính, trốn thuế. Do vậy, phần lớn các quốc gia cấm sử dụng Bitcoin như là tiền và/ hoặc phương tiện thanh toán. Các ngân hàng, tổ chức tài chính và các trung gian thanh toán không được sử dụng Bitcoin, cũng như không hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ thể khác sử dụng Bitcoin và/hoặc hoán đổi tiền tệ giưa Bitcoin và tiền pháp định của quốc gia đó.
1.1.2. Sự đi lên của tiền điện tử, tiền kỹ thuật số mã hóa tư nhân và những hệ lụy Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Nhận thấy lợi thế của Bitcoin và xu hướng hình thành nên các đồng tiền số, tài sản ảo, các công ty công nghệ lớn và công ty fintech nhanh chóng đưa ra các đồng tiền số tư nhân (private currencies) dành riêng cho cộng đồng khách hàng của mình. Đi đầu trong số đó là Facebook khi cho ra đời của đồng Libra (hiện đã đổi tên thành Diem) và tiếp theo là các đồng tiền số tư nhân khác như Monero, Particl, Dash, Zcash… Lấy trường hợp Facebook phân tích, bên cạnh tham vọng trở thành mạng xã hội lớn nhất hành tinh, công ty còn đặt ra kế hoạch dài hạn để dẫn đầu toàn cầu về thanh toán tiền số thông qua ý tưởng hình thành đồng tiền số dành riêng cho cộng đồng người dùng của mình. Tính tới Tháng 7/2022, chỉ riêng mạng xã Facebook đã có khoảng 2.93 tỷ người sử dụng trên toàn cầu (chưa đề cập tới người sử dụng trên các nền tảng Instagram, WhatsApp and các nền tảng khác thuộc mạng xã hội này), hơn tổng dân số của Trung Quốc và Ấn Độ cộng gộp trong năm 2022. Chỉ cần một phần trong cộng đồng thành viên Facebook quyết định chuyển đổi từ sử dụng tiền pháp định của quốc gia họ sang đồng tiền Facebook tạo ra, thì lợi ích mang lại cho Facebook là vô cùng lớn, khó hình dung và chưa có tiền lệ trong lịch sử tiền tệ từ trước tới nay.
Được công bố vào 2019, sứ mệnh của Libra, dự án tiền điện tử tư nhân của Facebook, được xác định là “cơ sở hạ tầng tài chính và tiền tệ toàn cầu giúp trao quyền tới hàng tỷ người”. Mục đích chính của Facebook là tạo ra công cụ thanh toán trong hệ sinh thái khách hàng của mình, qua đó khai thác gia tăng giá trị tài chính cho công ty và khách hàng thông qua tạo công cụ thanh toán cho tiêu dùng, mua bán các tài sản ảo (là các sản phẩm/ dịch vụ được tạo thành trong môi trường điện tử Metaverse). Với các giá trị tài chính được công nhận giữa các chủ thể trên môi trường điện tử/ môi trường ảo, các chủ thể (tổ chức, cá nhân) đã mở rộng phạm vi chấp nhận các đồng tiền số này trong môi trường vật chất (môi trường bên ngoài môi trường điện tử, môi trường ảo) như là một công cụ thanh toán để trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các tài sản vất chất hữu hình. Những lợi ích đối với thành viên Facebook khi sử dụng Libra là rất lớn như: chi phí, thấp, hiệu quả, không giới hạn về biên giới, thời gian giao dịch.
Libra có 3 cấu phần quan trọng khiến nó được đánh giá có nhiều điểm vượt trội và độc đáo, gồm: i) được xây dựng trên công nghệ chuỗi khối an toàn, có thể mở rộng và đáng tin cây, ii) được hỗ trợ bởi một lượng dự trữ tài sản được thiết kế để mang lại cho giá trị nội tại và iii) được quản trị bởi Hiệp hội Libra độc lập, cơ quan được giao nhiệm vụ phát triển hệ sinh thái tiền Libra. Không giống với các dạng tiền điện tử mã hóa khác, giá trị của đồng tiền Libra được đảm bảo bởi một rổ tài sản dự trữ thực. Rổ tài sản này bao gồm các khoản tiền gửi ngân hàng, các chứng khoán của chính phủ ngắn hạn, gọi chung là Quỹ Dự trữ Libra (Libra Reserve). Mục đích của việc này nhằm tạo ra sự tin tưởng cho người dùng vào giá trị thực nội tại của đồng tiền số này.
Cũng tương tự, điểm lưu ý quan trọng nhất trong thiết kế cấu trúc thị trường cho Libra đó là việc Facebook cố gắng hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế rất lớn tham gia Hiệp hội Libra độc lập để bảo trợ cho đồng tiền này, gồm: i) các trung gian thanh toán (Mastercard, Visa, PayPal, PayU, Mercardo Pago, Stripe); ii) các công ty công nghệ và chợ trực tuyến (eBay, Booking Holdings, Calibra, Farfetch, Lyft, Sportify AB, Uber Technologies; iii) các công ty viễn thông (Lliad, Vodafone Group); iv) công ty công nghệ blockchain (Anchorage, Bison Trails, Coinbase, Xapo Holdings) và v) các quỹ đầu tư rủi ro (Ribbit Capital, Thrive Capital, Union Square Venues). Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Khi phân tích các đặc điểm trên, giới tài chính và cơ quan quản lý nhà nước đều dễ dàng nhận thấy: cơ chế xây dựng niềm tin cho Libra không khác cơ chế xây dựng niềm tin vào đồng tiền của một quốc gia lớn (ví dụ như Mỹ), thông qua việc: i) dự trữ một phần tỷ lệ tài sản thực để đảm bảo cho việc phát hành tiền định danh, ii) có một hệ thống trung gian thanh toán lớn và toàn cầu, iii) có cộng đồng lớn các doanh nghiệp hỗ trợ thực hiện các giao dịch mua bán tài sản thực và iv) có cộng đồng người tiêu dụng vô cùng lớn sử dụng chung Libra làm công cụ thanh toán. Tới một thời điểm trong tương lai, nếu mọi việc diễn ra theo dự kiến của Facebook, thì việc cần có rổ tài sản dự trữ thực sẽ trở nên không cần thiết, vì đồng Libra trở thành tiền tệ thế giới, giống hệt với tiền định danh/ tiền pháp định do NHTW quốc gia phát hành. Điều này gợi nhớ lại sự kiện hệ thống Bretton Woods sụp đổ những nắm 1970s khi mà việc phát hành đồng Dollar Mỹ được thực hiện mà không cần có dự trữ Vàng bảo đảm (bản vị Vàng).
Nếu Libra hiện thực hóa mục tiêu trở thành đồng tiền quốc tế trong thế giới gần 3 tỷ người trên Facebook, thì tác động của nó lên chính sách tiền tệ và biện pháp quản lý tiền tệ của nhiều quốc gia sẽ rất lớn. Chính điểm này, các quốc gia có chính sách bảo vệ mạnh mẽ chủ quyền tiền tệ và quyền lực nhà nước trong phát hành tiền, thấy bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự ra đời của Libra. Bên cạnh đó, mặc dù cam kết đảm bảo thanh khoản và giảm biến động về tỷ giá thấp (do duy trì rổ tài sản dự trữ), nhưng cách thức vận hành của Facebook cũng đặt ra câu hỏi về hoạt động ngầm dịch vụ tài chính ngân hàng của Facebook (tương tự như các mô hình ngân hàng bóng tối, hay còn gọi là shadow banking, hoạt động như ngân hàng, nhưng lại không chịu sự kiểm soát của pháp luật về hoạt động ngân hàng). Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Sự phát triển của các loại tiền ảo, tiền số do các công ty công nghệ, công ty fintech phát triển, và đặc biệt là hình thức đồng tiền phái sinh stablecoin (đồng tiền giá trị ổn định) được neo với tiền pháp định (fiat currency) của chính phủ ở tỷ lệ gần 1:1, khiến đông đảo tổ chức, cá nhân coi tiền số mã hóa là một kênh thay thế tiền tệ quốc gia trong các giao dịch kinh tế trong nước và qua biên giới. Mặc dù không thông qua hệ thống thanh toán của NHTW và các trung gian thanh toán chính thức khác, khối lượng và quy mô giao dịch của tiền số mã hóa, tiền ảo ngày càng lớn và tăng trưởng cấp số nhân qua mỗi năm. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch mua bán sử dụng đồng tiền số mã hóa trên thế giới đạt trên 320 tỷ USD vào ngày 14/05/2021. Riêng ngày 08/11/2021, tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền số mã hóa đạt mức cao nhất một thời đại, hơn USD 2,900 tỷ, tương đương với GDP của Ấn Độ năm 2021 (quốc gia đứng thứ Sáu thế giới về quy mô GDP, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhạt Bản, Đức, Anh).
1.1.2.1. Rủi ro của tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo tới ổn định giá cả và giá trị đồng tiền
Trong bối cảnh tiền điện tử/ tiền kỹ thuật số mã hóa/ tiền ảo phát triển nhanh chóng, những đổi mới trong hệ thống thanh toán có thể tác động đến sự ổn định giá cả và chính sách tiền tệ được thảo luận rộng rãi trong cộng đồng những nhà tạo lập chính sách. Những tác động đó bao gồm: i) việc duy trì đơn vị tính toán/ thước đo giá trị, ii) rủi ro đối với hiệu quả của chính sách tiền tệ và thực thi chính sách đó và iii) khả năng bóp méo thông tin tổng hợp về tổng cung/ cầu tiền tệ. Về mặt lý thuyết, các cơ chế tiền điện tử/ tiền ảo có thể tác động tới sự ổn định giá cả và chính sách tiền tệ nếu chúng ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các khoản nợ của NHTW và can thiệp vào kiểm soát nguồn cung tiền thông qua hoạt động thị trường mở.
Mức độ chung nhất, các cơ chế thanh toán và phương tiện thanh toán sẽ ảnh hưởng tới ổn định giá cả và giá trị đồng tiền khi:
i) Chúng thay đổi một cách đáng kể khối lượng cung tiền. ii) Chúng có tác động đến vòng quay tiền, mức độ phổ biến trong sử dụng tiền và/ hoặc ảnh hưởng tới thước đo về tổng cung/ cầu tiền. iii) Có sự chuyển đổi qua lại giữa tiền với các tài sản trong nền kinh tế thực.
Trong trường hợp rất cực đoan, tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo có thể có tác dụng thay thế tiền của NHTW nếu chúng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, đặc biệt khi chúng được dùng làm phượng tiện thanh toán cho các giao dịch mua bán tài sản thực trong nền kinh tế thực. Việc gia tăng sử dụng tiền điện tử tư nhân, tiền ảo có thể dẫn đến giảm sử dụng tiền “thật” (tiền do NHTW phát hành), do đó làm giảm lượng tiền mặt cần thiết hỗ trợ các giao dịch thanh toán. Việc thay thế rộng rãi tiền của NHTW bằng tiền điện tử tư nhân, tiền ảo có thể làm i) giảm đáng kể quy mô bảng cân đối kế toán của NHTW và ii) ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn của NHTW. Việc này đòi hỏi NHTW xem xét các công cụ và biện pháp để đối phó với rủi ro này.
Hiệu ứng thay thế cũng làm cho việc đo lường tổng cung tiền và cầu tiền trở nên khó khăn hơn và dó đó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát, cái dùng đánh giá rủi ro ổn định giá cả và giá trị đồng tiền trong trung hạn và dài hạn. Khi tiền điện tử tư nhân, tiền ảo được tạo ra ngoài lĩnh vực NHTW và tín dụng phi chính thức được mở rộng (tín dụng do tư nhân thực hiện mà không chịu bất cứ sự điều chỉnh nào của pháp luật cho vay), thì đồng nghĩa với việc các tác động từ chính sách điều hành lãi suất của NHTW tới nền kinh tế và sự kiểm soát của NHTW tới sự phát triển tiền tệ và tín dụng sẽ trở nên kém hiệu quả. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Như vậy, rủi ro tới ổn định giá cả và giá trị đồng tiền với việc ra đời và sử dụng rộng rãi tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo là có thực về dài hạn. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải theo dõi và đề ra các khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo. Nhiều quốc gia đã tiến hành cấm sử dụng tiền điện tử do tư nhân phát hành, hoặc coi là phương tiện thanh toán không hợp pháp.
1.1.2.2. Rủi ro của tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo tới ổn định tài chính.
NHTW Châu Âu định nghĩa sự Ổn định tài chính là điều kiện trong đó hệ thống tài chính, bao gồm các trung gian tài chính, thị trường và cơ sở hạ tầng thị trường, có khả năng chịu được các cú sốc, do đó giảm thiểu khả năng gián đoạn trong quy trình trung gian tài chính đủ nghiêm trọng để làm giảm đáng kể việc phân bổ nguồn vốn tiết kiệm vào các cơ hội đầu tư sinh lời. Việc bảo vệ sự ổn định tài chính đòi hỏi phải xác định các nguồn rủi ro và tính dễ bị tổn thương chính yếu, chẳng hạn như sự thiếu hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn tài chính từ người tiết kiệm cho các nhà đầu tư và việc định giá sai hoặc quản lý rủi ro tài chính. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Khi tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo hoạt động ngoài hệ thống ngân hàng chính thức, nó sẽ tạo ra sự bất ổn tài chính nằm giữa sự liên kết giữa tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo với nền kinh tế thực, cụ thể là: tỷ giá hối đoái (tỷ giá chuyển đổi giữa “tiền pháp định” và “tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo”) và thị trường ngoại hối cho việc chuyển đổi giữa chúng.
Giá trị của tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo sẽ được xác định bởi cung cầu của chúng trên thị trường ngoại hối. Sự khác biệt lớn giữa tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo so với tiền pháp định là chúng không có bất cứ quốc gia nào đứng đằng sau để hộ giá trị, và do vậy tỷ giá hối đoái không được cân nhắc dựa trên i) sức mạnh của nền kinh tế thực, ii) cán cân thương mại giữa các nền kinh tế, iii) năng lực sản xuất của quốc gia, iv) mức lãi suất thực của đồng tiền đó.
Hiện nay, tỷ giá của tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo và mức độ biến động của chúng phụ thuộc vào 5 nhân tố sau:
- Cung tiền và các hành động của đơn vị phát hành, ví dụ: công ty quyết định can thiệp vào thị trường để duy trì tỷ giá cố định giữa tiền pháp định và tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo bằng cách mua vào, bán ra, hoặc in/ thu hồi lượng tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo so với tiền pháp định. Hành động này giống như một NHTW ảo (nhưng do tư nhân vận hành) và cho phép tư nhân hưởng lợi thu nhập từ quyền phát hành tiền điện tử/ tiền ảo.
- Độ lớn của cộng đồng người sử dụng. Giá trị của tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo cũng sẽ phụ thuộc vào người dùng (users) và số lượng điểm chấp nhận thanh toán (merchants) sử dụng và chấp nhận nó. Do đó, khi quy mô và độ lớn của cộng đồng người sử dụng tăng lên, giá trị tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo tăng theo. Hơn nữa, các đồng tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo có khối lượng giao dịch thấp sẽ có mức độ biến động tỷ giá cao, vì giao dịch trao đổi của một số ít người dùng cũng có thể làm thay đổi giá trị của đồng tiền. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Các điều kiện và cơ chế quản lý cộng đồng ảo. Cộng đồng nào có các chính sách, cơ chế quản lý minh bạch, rõ ràng và công cụ an toàn, an ninh tiên tiến sẽ có khả năng tạo ra niềm tin và do đó có đồng tiền điện tử / tiền ảo tư nhân mạnh hơn.
- Danh tiếng của tổ chức phát hành tiền điện tử / tiền ảo tư nhân về việc đáp ứng các cam kết của mình. Một trong những cấu phần ảnh hưởng tới tỷ giá của tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo so với tiền pháp định đó chính là niềm tin vào nhà phát hành tiền điện tử. Những phi vụ lừa đảo phổ biến trong thời gian vừa qua của một số sàn giao dịch tiền điện tử đã làm xói mòn sự tin tưởng của công đồng người dùng.
- Mức độ đầu cơ về giá trị tương lai của tiền và lịch sử các cuộc tấn công mạng đã xảy ra trong cộng đồng tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo.
Các cơ chế tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo có xu hướng rất không ổn định vì một số lý do rất căn bản như:
- Mức độ tin tưởng của người dùng vào hệ thống vận hành tiền tư.
- Khối lượng giao dịch và thanh khoản rất hạn chế.
Thiếu sự chắc chắn về mặt pháp lý (trong một số trường hợp còn bị cấm, không được thừa nhận về mặt pháp lý).
- Biến động rất lớn về giá và quy cơ bị tấn công an ninh mạng rất cao.
1.1.2.3. Rủi ro của tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo đối với sự ổn định của hệ thống thanh toán
Các khoản thanh toán sử dụng tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo sẽ được chính tổ chức phát hành đồng tiền đó thực hiện. Sự tập trung đáng kể các hoạt động thanh toán và các rủi ro liên quan trong tổ chức đơn lẻ này có thể xảy ra nếu số lượng các giao dịch tăng lên đáng kể.
Các thỏa thuận thanh toán bằng tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo đã phát triển thành các hệ thống thanh toán trong một số cộng đồng ảo. Những người sử dụng trên cộng đồng phải đối mặt với những rủi ro điển hình liên quan đến hệ thống thanh toán tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo: Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
- Rủi ro tín dụng: Người dùng gặp rủi tín dụng liên quan đến bất kỳ khoản tiền nào được giữ trên tài khoản ảo, vì không thể bảo đảm rằng tổ chức thực hiện chức năng thanh toán sẽ đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của mình khi đến hạn hoặc bất kỳ lúc nào trong tương lại.
- Rủi ro thanh khoản: Người dùng cũng phải đối mặt rủi to thanh khoản nếu tổ chức thanh toán không đáp ứng bất kỳ cam kết nào mà họ đã cam kết với người dùng trong những trường hợp cần thiết. Các đồng tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo thường có thanh khoản rất kém do khối lượng giao dịch thường thấp và không thường xuyên diễn ra. Trong tường hợp xảy ra sự cố bảo mật, việc chuyển đổi tiền thành tiền pháp định sẽ không thể diễn ra nhanh chóng và có thể có tổn thất đáng kể về giá trị tài chính iii) Rủi ro hoạt động: Cả người trả tiền và người nhận tiền phải có tài khoản đối với tổ chức thanh toán và do đó phụ thuộc vào tính lành mạnh của hoạt động và liên tục kinh doanh của hệ thống thanh toán này. iv) Rủi ro pháp lý: không có khuôn khổ pháp lý nào liên quan đến tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo làm trầm trọng thêm các rủi ro khác.
Vì lý do như trên, tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo không thể có mức độ an toàn như tiền pháp định vì khả năng giữ nguyên giá trị của nó đối với người nắm giữ và được chấp nhận bởi những người khác là không có gì được bảo đảm. Mức độ tín nhiệm của các nhà phát hành tiền điện tử tư nhân/ tiền ảo thấp hơn tiền do các ngân hàng thương mại tạo ra. Nguyên nhân là các ngân hàng thương mại chịu sự quản lý, giám sát và phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, do đó cải thiện được tính an toàn khi xảy ra việc yêu các ngân hàng này bồi hoàn.
1.1.3. Cân nhắc của các quốc gia trong phát triển Tiền số Ngân hàng trung ương Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Trước sức ép có khả năng bị thay thế tiền pháp định, NHTW và cơ quan lập pháp của một số quốc gia đã rất nhanh chóng thảo luận về việc có hay không nên hình thành một đồng Tiền số NHTW, làm đối trọng với các đồng tiền số mã hóa tư nhân, tăng khả năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, đảm bảo sự ổn định tài chính quốc gia. Cũng trong giai đoạn nghiên cứu thảo luận này, chính phủ một số quốc gia lớn (Trung Quốc, Nga) nhanh chóng nhận thấy lợi thế của việc hình thành nên đồng tiền số nhằm giảm sự ảnh hưởng của đồng Dollar Mỹ trong các quan hệ giao dịch thương mại, đầu tư quốc tế. Đặc biệt, các cường quốc này coi SWIFT (tổ chức quốc tế hỗ trợ thanh toán thương mại toàn cầu) là một công cụ đắc lực, hữu dụng mà Mỹ thường xuyên sử dụng để chống lại họ về mặt kinh tế, chính trị, thương mại khi xảy ra xung đột với Mỹ (thông qua kiểm soát dòng tiền thanh toán bằng đồng Dollar Mỹ qua hệ thống Swift và đóng băng tài sản bằng đồng USD). Việc này khiến Trung Quốc, Nga mong muốn thiết lập một hệ thống thay thế hoàn toàn SWIFT để cân bằng với Mỹ trên lĩnh vực thương mại và thanh toán quốc tế. Cụ thể, nhằm tránh các đòn cấm vận và trừng phạt kinh tế khi sáp nhập với bán đảo Crimea (2014), Nga đã tuyên bố phát triển đồng tiền số NHTW và chấp nhận Bitcoin là đồng tiền được sử dụng tại Nga và sau đó cũng tuyên bố sẽ phát triển tiền số NHTW (tên gọi là Digital Ruble). Với Trung Quốc, trước cuộc chiến tranh về thuế và thương mại sâu rộng, nặng nề năm 2018 của chính quyền Trump, chính phủ nước này cũng thông qua việc nghiên cứu và triển khai Tiền số Nhân dân tệ để các quốc gia có thương mại hàng hóa lớn sẽ thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ trong tương lai.
Ở Châu Âu, Ngân hàng TW Châu Âu (ECB) đã đi xa hơn một bước trong việc kết hợp với Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ) để thực hiện một dự án Tiền số đa NHTW (Multi CBDC). Mục tiêu của sự hợp tác này nhằm kiểm tra các khả năng phát triển cơ chế chuyển đổi tiền số NHTW giữa các quốc gia, nhằm hỗ trợ đẩy mạnh thương mại và đầu tư quốc tế xuyên biên giới giữa những quốc gia lớn. Như vậy, ở trên bình diện quốc tế, xu hướng các quốc gia lớn sẽ phát triển và triển khai tiền số NHTW chắc chắn, phù hợp với bối cảnh kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ và mong muốn bảo vệ lợi ích quốc gia của các quốc gia này. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Thống kê tình hình phát triển Tiền số NHTW qua các năm cho thấy mức độ quan tâm của các quốc gia ngày càng cao từ 2018 tới 2022. Tính đến tháng 7/2022, đã có 95 quốc gia đang trong giai đoạn nghiên cứu hoặc phát triển Tiền số NHTW và hai quốc gia đã ra mắt hoàn toàn: đó là Đồng eNaira ở Nigeria, được công bố vào tháng 10/2021 và đồng Dollar Bahamian, ra mắt lần đầu vào tháng 10/2020. Các quốc gia có những động cơ khác nhau để khám phá và phát hành CBDC, nhưng trong trường hợp của Bahamas, nhu cầu phục vụ những người dân chưa có tài khoản ngân hàng và chưa có tài khoản ngân hàng trên hơn 30 hòn đảo có người sinh sống là động lực chính.
Trạng thái số lượng | 07.2018 | 07.2020 | 07.2022 |
Phát hành | 0 | 0 | 2 |
Thử nghiệm | 1 | 7 | 15 |
Thiết kế khả thi | 3 | 7 | 15 |
Nghiên cứu | 15 | 25 | 65 |
Tổng | 19 | 39 | 97 |
(Nguồn: CBDC Tracker (cbdctracker.org)
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở quốc tế
Nghiên cứu về Tiền kỹ thuật số/ Tiền số Ngân hàng Trung ương (CBDC) đã được các quốc gia tiến hành trong khoảng 8 năm trở lại đây nhằm i) khám phá những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của việc phát hành Tiền số NHTW, ii) chỉ ra các thiết kế kỹ thuật của Tiền số NHTW phải được cân nhắc, iii) mô hình vận hành và quản lý của NHTW đối với hình thái tiền mới này và iv) nêu các vấn đề pháp lý cần giải quyết nếu đưa Tiền số NHTW vào lưu thông.
1.2.1.1. Các nghiên cứu của các nước lớn Khu vực Châu Âu
Năm 2015, NHTW Anh đã xuất bản một nghiên cứu có tiêu đề “Chương trình nghiên cứu một ngân hàng Tiền số NHTW“. Bài viết này khám phá những i) lợi ích và thách thức tiềm năng của việc ban hành CBDC trong bối cảnh Vương quốc Anh, ii) đề xuất khung chính sách và tương tác giữa chính sách tiền tệ, chính sách ổn định vĩ mô-vi mô ở cả trong nước và quốc tế, iii) đánh giá các quy định, và cấu trúc thị trường dưới giác độ khủng hoảng tài chính và sự thay đổi bản chất của trung gian tài chính, iv) chính sách vận hành hoạt động ngân hàng trung ương nhằm nâng cao khả năng thực hiện, giám sát và v) đề xuất hành động của NHTW trước những thay đổi về công nghệ, thể chế, xã hội liên quan tới Tiền số NHTW.
Tiếp sau nghiên cứu này này, NHTW Anh còn phát hành thêm các nghiên cứu như: “Kinh tế học vĩ mô về NHTW phát hành tiền kỹ thuật số” của John Barrdear và Micheal Kumhof (2016), “Tiền số NHTW – nguyên tắc thiết kế và tác động lên bảng cân đối kế toán” của Micheal Kumhof và Clare Noone (2018), “Tiền số NHTW-Cơ hội, thách thức và thiết kế” năm 2020.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB): ECB cũng đã nghiên cứu Tiền số NHTW trong vài năm. Vào 12/2020, ECB đã xuất bản một báo cáo có tiêu đề “Khám phá tính ẩn danh trong các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương“. Báo cáo này đã thảo luận về các lựa chọn thiết kế tiềm năng và sự đánh đổi liên quan đến tính ẩn danh của hệ thống Tiền số NHTW, các tác động tới NHTW, các trung gian tài chính và người dùng. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Các nghiên cứu sau đó Ulrich Bindseil (2020) liên quan tới “Tiền số NHTW phân lớp và hệ thống tài chính”; của Massimo M. Ferrari và công sự (2020) về “Tiền số NHTW trong nền kinh tế mở” và của Ramon Adalid và công sự (2022) “Tiền tố NHTW và trung gian ngân hàng” (2022) 28 lần lượt đề cập về những lợi thế và rủi ro chính liên quan đến Tiền số NHTW, ví dụ: cung cấp tiền hiệu quả, an toàn và hiện đại cho công chúng, tăng cường khả năng phục hồi, tính sẵn có và khả năng cạnh tranh của các khoản thanh toán bán lẻ; đưa ra nhận định về việc quốc gia nào sớm phát hành Tiền số NHTW thì sẽ có một lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho đồng tiền quốc gia đó trên thị quốc tế.
Tại Canada, năm 2016, NHTW đã xuất bản một bài báo nghiên cứu có tiêu đề “Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương: Động cơ và ý nghĩa“. Bài báo này đã thảo luận về những lợi ích và thách thức của việc phát hành Tiền số NHTW trong bối cảnh Canada. Các lợi ích của Tiền số NHTW được NHTW Canada nhận định bao gồm: i) đảm bảo vai trò phát hành tiền của NHTW đối với công chúng và nguồn doanh thu từ việc in tiền, ii) giảm thiểu tình trạng lãi suất thấp và hỗ trợ các chính sách tiền tệ phi truyền thống, iii) giảm rủi ro và nâng cao ổn định tài chính, iv) thúc đẩy tài chính toàn diện đối với công chúng, v) ngăn ngừa các hoạt động phạm tội. Về mặt thách thức, nghiên cứu đề cập đến a) thay đổi trong cơ cấu tiền mặt và tiền số NHTW phát hành, b) tác động của tiền số NHTW tới chính sách tiền tệ, c) khả năng ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính, d) những lợi ích và hiệu quả trong hệ thống thanh toán quốc gia.
Các nghiên cứu sau đó của S. Mohammd và R. Davoodalhossein (2018) về “Tiền số NHTW và Chính sách tiền tệ”, Andrews Usher và công sự (2021) về “Ứng dụng cho Tiền số NHTW” và tại NHTW Canada cho rằng Tiền số NHTW có thể cần thiết để hỗ trợ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kỹ thuật số bằng cách giúp giải quyết các thất bại của thị trường và thúc đẩy cạnh tranh cũng như đổi mới trong các thị trường thanh toán kỹ thuật số mới. Về tổng thể, cạnh tranh và đổi mới đang hỗ trợ các lập luận cho việc phát hành Tiền số NHTW.
Ở Hoa Kỳ, cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tiến hành nghiên cứu về CBDC từ những năm 2018 với nghiên cứu của Andolfatto về “Đánh giá tác động của Tiền số NHTW tới các ngân hàng tư nhân”. Đến 2022, FED đã đưa báo cáo chính thức để gửi tới công chúng, Quốc hội và Chính phủ Mỹ về những nhìn nhận của FED về Tiền số Dollar Mỹ, báo cáo có tiêu đề “Tiền tệ và Hệ thống thanh toán: Đồng Dollar Mỹ trong kỷ nguyên chuyển đổi số”. Bản báo cáo này đã thảo luận về i) các hình thức tiền tệ hiện có; ii) tình trạng hiện tại của hệ thống thanh toán của Hoa Kỳ và những điểm mạnh và thách thức tương đối của nó; iii) các tài sản kỹ thuật số khác nhau đã xuất hiện trong những năm gần đây, bao gồm cả stablecoin và các loại tiền điện tử khác, iv) cách sử dụng và chức năng của Tiền số NHTW; v) lợi ích và rủi ro tiềm ẩn liên quan tới Tiền số NHTW; và vi) các cân nhắc về chính sách liên quan. Phân tích ban đầu của Cục Dự trữ Liên bang cho thấy rằng Tiền số Dollar Mỹ, nếu được tạo ra, sẽ phục vụ tốt nhất nhu cầu của Hoa Kỳ bằng cách bảo vệ quyền riêng tư, có thể chuyển nhượng rộng rãi và dễ dàng xác minh danh tính.
1.2.1.2. Các nghiên cứu tại Châu Á Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Năm 2021, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã xuất bản báo cáo nghiên cứu có tiêu đề “Cập nhật nghiên cứu và phát triển Tiền số Nhân dân tệ tại Trung Quốc“.
Báo cáo này được coi là tài liệu sách trắng của NHTW (white paper) để làm rõ quan điểm của PBOC về Tiền số Nhân dân tệ, giải thích bối cảnh, mục tiêu và tầm nhìn, khung thiết kế và cân nhắc chính sách cho hệ thống Tiền số Reminbi, lấy ý kiến công chúng, cũng như tăng cường trao đổi thông tin với tất cả những bên liên quan để xây dựng một nền kinh tế mở, hệ thống dịch vụ tiền tệ toàn diện, tương tác cho kỷ nguyên kinh tế kỹ thuật số. Báo cáo này chỉ ra rất nhiều điểm giá trị trong triết lý thiết kết, đặc điểm Tiền số Nhân dân tệ của Trung Quốc, cũng như các vấn đề trong khung pháp lý cần được xử lý để hỗ trợ cho giai đoạn phát hành tiền số NHTW chính thức (dự kiến trong 2023).
Tại Nhật Bản, NHTW Nhật cũng đã tiến hành nghiên cứu về CBDC trong vài năm. Vào 2020, Ngân hàng Nhật Bản đã đưa ra một bản báo cáo có tiêu đề “Hướng tiếp cận của NHTW Nhật Bản với Tiền số NHTW“. Nội dung của báo cáo cho thấy NHTW Nhật Bản, nếu phát hành thì phải đảm bảo về chức năng và vai trò của Tiền số Yên Nhật gồm: là công cụ thanh toán giống tiền mặt, hỗ trợ các dịch vụ thanh toán cá nhân, phát triển hệ thống thanh toán phù hợp với xã hội số. Các đặc điểm cốt lõi của Tiền số Yên Nhật cần có như: tiếp cận đại trà, an toàn, thanh toán tức thời, khả năng tương thức, khả năng tự bảo vệ tốt. NHTW Nhật đề ra bước triển khai thử nghiệm qua 3 giai đoạn: thử nhiệm ý tưởng lần 1, thử nghiệm ý tưởng lần 2, triển khai thử nghiệm, làm việc với các bên liên quan để đảm bảo sự phù hợp trong thực tế.
1.2.1.3. Các nghiên cứu về Tiền số Đa NHTW (multi-CBDC)
Song song với việc nhiều quốc gia trên thế giới đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm tiền số NHTW, các NHTW đã cùng hợp tác với nhau để khám phá các cơ hội cho việc liên thông các hệ thống tiền số NHTW để thực hiện thanh toán đa biên/ thanh toán xuyên quốc gia. Trong nghiên cứu về tiền số đa NHTW và tương lai của hệ thống thanh toán xuyên biên giới, hai nghiên cứu của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) và Ngân hàng thế giới World Bank (WB) được đánh giá là có nhiều giá trị tham khảo, cung cấp cách nhìn về các vấn đề pháp lý. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Raphael Auer (2021) và các cộng sự tại Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đề xuất các khía cạch của một khả năng tương tác qua lại giữa các hệ thống thanh toán để tích hợp vào một thỏa thuận về tiền số Đa Ngân hàng Trung ương. Theo nghiên cứu này, có ba mô hình thể hiện được khả năng tương tác của hệ thống thanh toán gồm: i) hệ thống tiền số NHTW tương thích, ii) hệ thống tiền số NHTW được liên kết với nhau, và iii) một hệ thống duy nhất gọi là tiền số đa NHTW (m-CBDC).
Dự án có tên gọi là Inthnon-LionRock giữa NHTW Thái Lan và Cơ quan tiền tệ Hong Kong (2020), các thành viên tham gia hai trực tiếp giao dịch với nhau thông qua một tổ chức điều hành được kiểm soát chung bởi các quốc gia, cho phép các bên tham gia thực hiện thanh toán xuyên biên giới thông qua các chứng nhận gửi tiền số NHTW của họ nằm trong hệ thống thanh toán nội địa. Tuy nhiên, một hệ thống đa tiền số NHTW duy nhất đặt ra một vài vấn đề chính sách, ví dụ: các bên phải chia sẻ các quy tắc và sắp xếp mô hình quản trị cho hệ thống quản lý đa tiền số NHTW dùng chung, hay yêu cầu các quốc gia sẵn sàng từ bỏ một số chức năng giám sát và kiểm soát hệ thống và chuyển cho một nhà điều hành chung, đại diện cho NHTW các quốc gia đó.
Việc kết hợp sự tương thích giữa các đồng tiền ngay trong giai đoạn đầu phát triển tiền số NHTW sẽ giúp giảm thời gian dài thực hiện việc điều phối sau đó. Đối với các NHTW đang phát triển tiền số, đạt được sự tương thích với các tiền số NHTW khác là một mục tiệu di động. Do công nghệ liên tục phát triển và sự phát triển được điều phối giữa các bên sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra mưc độ tương tác trong tương lai của các hệ thống tiền số NHTW. Việc chia sẻ thông tin và minh bạch ngay từ giai đoạn đầu về thiết kế sơ bộ hệ thống tiền số NHTW nội địa là cách duy nhất để các quốc gia có thể cùng điều phối và hợp tác sau này phát triển tiền số đa NHTW. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Năm 2021, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra bản Báo cáo về Tiền số NHTW cho hoạt động thanh toán đa biên, theo đó, tổ chức này cho rằng:
CBDC cho các khoản thanh toán xuyên biên giới vốn đã phải chịu nhiều hệ thống pháp lý. Bất cứ thứ gì vượt qua biên giới ngụ ý rằng nó có khả năng phải tuân theo (ít nhất) hai hệ thống pháp luật khác nhau. Các hệ thống này không nhất thiết phải có các quy tắc tương tự để quản lý các sự kiện hoặc tình huống pháp lý giống nhau. Ngay cả khi tồn tại những điểm tương đồng, ví như khi các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho cả hai hệ thống, thì việc áp dụng các tiêu chuẩn giống nhau ở mỗi quốc gia thực tế có thể khác nhau và thậm chí có thể mâu thuẫn với nhau. Các xung đột và đặc biệt là xung đột pháp luật sẽ gây ra rủi ro giao dịch không được thực hiện hoặc xảy ra các hậu quả không mong muốn.
Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc chuyển Tiền số NHTW sẽ giống như các vấn đề liên quan đến hoạt động chuyển tiền xuyên biên khác. Do NHTW cho phép những người không cư trú tự do mua Tiền số NHTW trong nước của họ, do đó đặt cả hai đồng tiền (đồng tiền được mua, và đồng tiền dùng để mua) cạnh tranh với nhau, không thể loại trừ trường hợp một quốc gia sẽ áp đặt các hạn chế đối với việc sử dụng Tiền số NHTW nước ngoài trong phạm vi quyền hạn của mình để bảo vệ Tiền số quốc gia của mình.
Sự khác biệt pháp lý giữa các quốc gia có thể làm suy yếu cơ sở pháp lý của Tiền số đa NHTW. Sự không thống nhất về quy định có thể xuất hiện nếu tồn tại các điều kiện áp dụng cho quyền truy cập vào hệ thống NHTW, hoặc mở tài khoản tại NHTW khác nhau; thậm chí nếu luật khác nhau về quyền lưu trữ, chia sẻ dữ liệu riêng tư. Những khác biệt này có thể không chỉ ảnh hưởng đến tính hợp pháp của cơ sở hạ tầng mà còn có thể làm suy yếu hiệu quả của nó và thậm chí ảnh hưởng đến việc đạt được các tiêu chuẩn quy định chung cho việc sử dụng cùng một CBDC trên các khu vực pháp lý liên quan.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Việc nghiên cứu tiền ảo, tiền kỹ thuật số, tiền điện tử Việt Nam đã được diễn ra khá sớm (khoảng 2014) với nhiều bài của các tác giả, đánh giá nhiều các khía cạnh về kinh tế, kỹ thuật, đặc điểm và pháp lý của tiền ảo tư nhân. Tuy nhiên, phải tới khoảng 2019, việc nghiên cứu Tiền số NHTW mới được một số nhà nghiên cứu, chuyên gia thực hiện. Phần lớn các bài viết phân tích dựa trên những nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, như: Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), Ngân hàng trung ương các quốc gia Mỹ, Nhật, Châu Âu,
Trung Quốc v.v… cũng nhằm tổng kết các vấn đề về cơ sở hình thành, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của tiền số NHTW và các yếu tố pháp lý Việt Nam cần cân nhắc.
Bài viết “Tiền ảo và một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay” của Trần Văn Biên và Nguyễn Minh Oanh (2021) đã nêu khái quát mối quan hệ giữa Tiền và Tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015, trong đó nhận định về việc: tiền ảo không phải là một loại tài sản được công nhận trong BLDS, vì lý do: tiền ảo thực chất là một thuật toán (dãy số) trên nền tảng công nghệ chuỗi khối, và tiền ảo/ tài sản ảo chưa được quy định minh định như một trong bốn loại tài sản được quy định rõ ràng của BLDS. Từ kết luận này, nhóm tác giả cũng đưa ra lập luận về việc: sẽ có khoảng trống trong xử lý các quan hệ dân sự như sở hữu, kế thừa, thừa kế, hợp đồng, bồi thường thiệt hại liên quan đến tiền ảo. Điều này cho thấy, khi không thừa nhận một cách minh định bằng các quy phạm pháp luật tại văn bản Luật chuyên ngành, thì ngay cả Tiền số do NHTW phát hành cũng có thể bị cho là thiếu cơ sở pháp lý để được thừa nhận và áp dụng các quy phạm pháp luật trong xử lý các quan hệ pháp luật phát sinh giữa các chủ thể.
Cũng trong bài báo này, hai tác giả đề cập việc phải xem xét các vấn đề pháp lý đối tội phạm hình sự liên quan tới sử dụng tiền ảo cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc các quy định về trách nhiệm trả thuế dùng tiền ảo. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Bài nghiên cứu “Quản lý tiền kỹ thuật số, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách với Việt Nam” của TS. Cấn Văn Lực (2020) đã tóm tắt các đặc tính phân biệt giữa tiền ảo, so với tiền điện tử, tiền kỹ thuật số (do NHTW phát hành) nhằm giúp chỉ ra vấn đề cốt lõi của tiền số NHTW đó là Tiền số NHTW được phát hành, kiểm soát và đảm bảo bởi NHTW. Bài nghiên cứu đã tổng hợp thông tin và phân NHTW thanh hai nhóm Nước phát triển và Nhóm phát triển để đánh giá Quan điểm (ủng hộ, hay không ủng hộ) và Tiến độ triển khai (mạnh mẽ, hay thận trọng) Tiền số của các NHTW này. Mặc dù tóm lược quan điểm của các quốc gia trên thế giới tại thời điểm tác giả nghiên cứu đã khác so với thực tế 2023, chúng ta nhận thấy phương pháp phân loại này gợi ý cho các nhà lập pháp Việt Nam v/v cần xem xét, đánh giá lý do khách quan/ chủ quan, để nhận định thời điểm được coi là phù hợp cho Việt Nam tiến hành triển khai thử nghiệm và phát hành chính thức Tiền số quốc gia tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng gợi ý NHNN tham khảo học, tập nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và xây dựng lộ trình phát hành tiền số NHTW cho phù hợp, kịp thời ứng phó với việc triển khai Tiền số Nhân dân tệ của Trung quốc đối với hệ thống tài chính, thương mại, đầu tư của Việt Nam. Phát triển hệ thống thanh toán xuyên biên giới, nâng cấp và tích hợp hạ tầng thanh toán quốc gia để đáp ứng sự phát triển của tiền số, các công nghệ thanh toán mới.
Về khía cạnh pháp lý, bài nghiên cứu đưa ra 2 khuyến nghị chính mà NHNN nên cân nhắc khi phát hành Tiền số NHTW cho Việt Nam gồm: Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
- NHNN Việt Nam và Bộ tài chính cùng tham gia xây dựng khung pháp lý, trong đó có: chuẩn hóa các khái niệm về định nghĩa Tiền số NHTW, phân biệt với tiền ảo, xác định quy định, tiêu chuẩn cấp phép đối với các tổ chức, cá nhân trung gian tham gia cung cấp dịch vụ liên quan tới Tiền số NHTW, quy định phân tách tài sản của công ty với tài sản khách hàng, báo cáo giao dịch đáng ngờ, lưu trữ dữ liệu tại máy chủ trong nước; kiểm toán số dư tiền pháp định.
- Phối hợp với các tổ chức quốc tế để chuẩn hóa các vấn đề pháp lý, chia sẻ và bảo mật thông tin giữa quy định của Việt Nam và pháp luật quốc tế, kiểm tra và giám sát hoạt động thanh toán xuyên biên giới liên quan tới Tiền số NHTW, đảm bảo cam kết hội nhập, đảm bảo an toàn, an ninh mạng, an toàn tài chính quốc gia và toàn cầu.
Bổ sung cho các nghiên cứu mang tính chất vĩ mô của Cấn Văn Lực (2020), nghiên cứu “Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương: kinh nghiệm thế giới và bài học đối với Việt Nam” của Hoàng Thị Thanh Thúy và các cộng sư (2022) đã đi sâu hơn khi so sánh 5 quốc gia gồm: Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Bahamas trên các phương diện: i) Mục tiêu phát hành Tiền số NHTW của một số quốc gia, ii) Mô hình vận hành Tiền số NHTW trong qua 3 vai trò/ chức năng của NHTW là phát hành, xác thực và lưu thông, trong mỗi mô hình này.
- Loại công nghệ được sử dụng trong tạo lập và vận hành Tiền số NHTW.
- Phân nhóm tình trạng khung pháp lý cho Tiền số NHTW của 5 quốc gia này thành: nhóm chưa cải cách khung pháp lý, nhóm đang hoàn thiện khung pháp lý cho Tiền số NHTW, và nhóm đã có khung pháp lý phù hợp cho Tiền số NHTW.
Dựa trên các đánh giá này, nhóm nghiên cứu nhận định những lợi ích của việc phát hành Tiền số NHTW tại Việt Nam gồm: i) giúp hiện đại hóa hệ thống thanh toán, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam, ii) giúp tiết giảm chi phí in ấn, phát hành và quản lý tiền giấy, iii) giúp thúc đẩy tài chính bao trùm, (iv) nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong điều hành chính sách tiền tệ. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra những rủi ro NHNN cần lưu ý như: a) Tiền số NHTW làm tăng rủi ro bảo mật hệ thống và các hoạt động phi pháp, b) làm tăng rủi ro trong điều hành chính sách tiền tệ NHNN, c) làm tăng nguy cơ sụp đổ hệ thống và mất hành khoản của ngân hàng, d) yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số bài bản có chiều sâu và e) đề xuất có nguồn lực, đội ngũ nhân sự có chuyên môn và năng lực kỹ thuật cao. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Mặc dù nghiên cứu Hoàng Thị Thanh Thúy và các công sự có đánh giá về tình trạng khung pháp lý của 5 quốc gia nêu rên, nhưng lại chưa chỉ rõ: những tiêu chí nào dùng để đánh giá việc đáp ứng/ hay chưa đáp ứng khung pháp lý hỗ trợ phát triển Tiền số NHTW của các quốc gia; cụ thể hơn là những lý do chưa đạt, đạo luật nào cần phải rà soát và vấn đề pháp lý trọng yếu nào trong những đạo luật đó cần xem xét điều chỉnh/ sửa đổi/ bổ sung.
Nghiên cứu của tác giả Chu Tuệ Anh (2021) về “Tác động của xu hướng phát triển tiền kỹ thuật số của NHTW các nước đến hệ thống tài chính Việt Nam” tổng kết có 3 lý do chính mà các quốc gia phát hành Tiền số NHTW gồm:
i) Sự đe dọa chủ quyền tiền tệ và vai trò quản lý điều tiết thị trường tài chính quốc gia khi các tổ chức tư nhân phát hành tiền kỹ thuật số. Việc phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ được coi là bộ phận của chủ quyền quốc gia bên cạnh chủ quyền về lãnh thổ. Khi các đồng tiền kỹ thuật số được sử dụng trong trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ, thanh toán, chuyển tiền toàn cầu ở mức độ đủ lớn, chúng sẽ đe dọa hệ thống thanh toán quốc gia, lấn án việc kiểm soát tiền trong lưu thông của các NHTW. ii) Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống thanh toán trực tuyến có xu hướng phụ thuộc vào các chủ thể cung cấp giải pháp thanh toán ngoài ngân hàng hơn là hệ thống ngân hàng thương mại và NHTW. Điều này làm suy yếu vai trò của hệ thống chính quy trong lĩnh vực thanh toán. Tiền số NHTW là phương tiện và giải pháp để NHTW củng cố và hiện diện mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến, làm giảm các nguy cơ đối với sự ổn định tài chính gây ra bởi sự phụ thuộc vào các hệ thống thanh toán phi ngân hàng.
iii) Những kỳ vọng vào lợi ích và sự ảnh hưởng từ Tiền số NHTW như: thúc đẩy quá trình tái phân bổ nguồn lực, giúp chính phủ thực hiện các chính sách quản lý kinh tế dễ dàng; giúp cắt giảm chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền tệ; kích thích đổi mới, cạnh tranh, nâng cao khả năng phòng chống rửa tiền, báo cáo giữa các tổ chức với cơ quan quản lý; tăng hiệu quả chính sách tiền tệ thông qua chính sách lãi suất dương/ âm của Tiền số NHTW, tăng khả năng truyền tài chính sách lãi suất đến thị trường tiền tệ và lãi suất huy động; thu thập dữ liệu thời gian thực như việc phát hành, ghi sổ và lưu hành của tiền…
Theo tác giả Chu Ngọc Anh (2021) những tác động tiềm tàng của việc các quốc gia phát hành Tiền số NHTW với Việt Nam gồm:
- Thách thức với kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính: các dòng vốn và dòng tiền đầu cơ bằng tiền số NHTW nước ngoài có thể bơm vào, rút ra đột ngột (dù cố ý hay vô ý) sẽ gây ra các cú sốc đối với kinh tế có hoạt động XNK lớn như Việt Nam. Tiền số NHTW của các nước khác mạnh có thể lấn án đồng Việt Nam, dẫn đến tình trạng đô la hóa nền kinh tế và đe dọa chủ quyền tiền tệ. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
- Thách thức với việc thực thi chính sách tiền tệ và vị thế của NHNN. Cụ thể, việc các dòng tiền và giao dịch nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý trong nước khiến cho việc quản lý trở nên rất khó khăn (tương tự như công dân Trung Quốc sang du lịch Việt Nam sử dụng POS của doanh nghiệp Trung Quốc đặt chui ở Việt Nam chuyển thẳng về Trung Quốc).
Dựa vào những phân tích và xu hướng và khả năng tác động của việc các quốc gia phát hành Tiền số NHTW, tác giả đưa ra một vài nội dung đề xuất pháp lý đáng kể như: Việt Nam cần dự liệu một khuôn khổ pháp lý và cơ chế pháp lý phù hợp để nắm bắt, quản lý, giám sát việc lưu thông Tiền số NHTW của nước ngoài ra vào Việt Nam, trong đó ưu tiên nghiên cứu, rà soát các quy định của điều ước quốc tế, điều lệ của các tổ chức tài chính quốc tế để hiểu rõ, đầy đủ các cam kết, quyền và nghĩa vụ thành viên của mình. Trên cơ sở này, Việt Nam cần xây dựng cơ chế, quy định pháp luật, hàng rào bảo vệ chủ quyền tiền tệ phù hợp mà không vi phạm các cam kết quốc tế .
Tuy nhiên, tại nghiên cứu năm 2021, Chu Tuệ Anh cho rằng: trong ngắn hạn và trung hạn, việc phát triển Tiền số Việt Nam là chưa phù hợp, do Việt Nam còn nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ, năng lực phát triển vận hành và quản lý, trong khi thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế cho thấy lợi ích của Tiền số NHTW vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Trong nghiên cứu “Tiền kỹ thuật số quốc gia dưới giác độ pháp luật Việt Nam” Viên Thế Giang (2022) dựa trên nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi số trong nền kinh tế cũng như sự tác động của việc chấp nhận thanh toán tiền điện tử (như Bitcoin) trong thực tế đặt ra đòi hỏi Việt Nam cần nhanh chóng luật hoá tiền tệ tử của ngân hàng trung ương và nhấn mạnh, việc cho phép nghiên cứu để ban hành hình thức tiền điện tử là một bước tiến đáng ghi nhận trong quá trình số hoá nền kinh tế và thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.
Liên quan tới những vấn đề đặt ra đối với pháp luật về phát hành tiền của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Viên Thế Giang (2023) nhận định rằng: nội dung liên quan đến tiền kỹ thuật số quốc gia ở Việt Nam mới dừng lại ở quy định nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia. Tác giả cho rằng: để NHNN có cơ sở pháp lý phát hành tiền kỹ thuật số quốc gia đòi hỏi hình thức tiền tệ này phải được bổ sung vào trong Luật NHNN, bởi theo quy định của Hiến Pháp, việc quyết định các vấn đề liên quan đến tiền tệ quốc giá thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Bên cạnh đề xuất phải luật hóa hình thức tiền kỹ thuật số quốc gia, Viên Thế Giang cũng đề xuất: cần làm rõ các yêu cầu pháp lý và giới hạn tiền kỹ thuật số trong mối quan hệ với các công cụ của chính sách tiền tệ, hệ thống thanh toán quốc gia, quản lý tiền mặt, các công cụ giám sát tài chính nhằm tạo lập cơ chế pháp lý đồng bộ cho phát hành và sử dụng tiền kỹ thuật số quốc gia. Nhận định này rất phù hợp khi xét trong mối quan hệ tổng thể các công cụ quản lý nhà nước về tiền tệ và ổn định tài chính.
1.2.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới và của tổ chức quốc tế uy tín rất phong phú, đa dạng, vừa có nghiên cứu lý thuyết, vừa có nghiên cứu ứng dụng (thông qua việc sử dụng kết quả triển khai thí nghiệm và thực nghiệm Tiền số NHTW). Các kết quả và đề xuất của nghiên cứu cho thấy đầy đủ, toàn diện các vấn đề về Tiền số NHTW, ví dụ: phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của loại hình Tiền số NHTW; khung chính sách về thiết kế Tiền số NHTW; các đặc điểm cốt lõi/ đặc tính kỹ thuật của Tiền số NHTW; các vấn đề pháp lý trong các lĩnh vực quản lý ngoại hối, thanh toán quốc tế, thanh toán bán lẻ; ảnh hưởng của Tiền số NHTW tới ổn định tài chính, chính sách sách tiền v.v…
Đối với các nghiên cứu trong nước, phần lớn kết quả hiện nay thiên về tóm tắt gợi ý định hướng và đề xuất NHNN Việt Nam quan tâm trong quá trình xây dựng tiền số NHTW, đi kèm có những khuyến nghị về một số nội dung pháp lý gồm i) hoàn thiện khung pháp lý là tiền đề để phát triển Tiền số NHTW tại Việt Nam, ii) làm rõ các khái niệm, định nghĩa, phân loại, tiêu chuẩn kỹ thuật của Tiền số NHTW, iii) đưa ra một số gợi ý hướng xây dựng văn bản pháp luật. Tuy nhiên, có thể do phạm vi các bài nghiên cứu giới hạn ở việc giới thiệu và tóm gọn kết quả các nghiên cứu của các nước trên thế giới, nên thiếu đi sự đánh giá chuyên sâu về những văn bản pháp luật cụ thể nào của Việt Nam cần phải rà soát, những điều luật cụ thể nào cần được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.
Hơn thế, do chưa tạo lập một môi trường trường thử nghiệm, với đầy đủ các phương tiện, công cụ, hạ tầng và các quan hệ pháp lý cụ thể trên 1 phạm vi không gian, thời gian nhất định, để kiểm tra 3 khía cạnh: hạ tầng, thiết kế kỹ thuật, quan hệ pháp lý trong nhiều tình huống sử dụng tiền số NHTW, nên phần lớn các nghiên cứu thiếu cơ sở thực chứng để làm sâu sắc các nhận định và đề xuất phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Về điểm này, cơ quan quản lý nhà nước (chủ yếu là NHNN Việt Nam), cần hỗ trợ tiến hành đề án nghiên cứu khả thi, tiến tới nghiên cứu thử nghiệm Tiền số VNĐ trong một phạm vi nhất định, nhằm tạo điều kiện cho các kết quả nghiên cứu có tính thực tế và áp dụng được, nâng cao chất lượng các kết luận và khuyến nghị về xây dựng văn bản pháp luật về/ liên quan Tiền số NHTW thực sự chính xác và phù hợp đặc thù của Việt Nam.
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Để phục vụ hoạt động nghiên cứu và phân tích pháp luật về phát hành Tiền số NHTW tại các quốc gia trên thế giới, cũng như nghiên cứu khả năng luật hóa Tiền số quốc gia tại Việt Nam, tác giả luận văn nhận định: hoạt động nghiên cứu cần dựa trên 3 nhóm lý thuyết nền tảng, gồm i) Lý thuyết về Tiền, ii) Lý thuyết về vai trò của NHTW trong phát hành, quản lý và lưu thông tiền và iii) Lý thuyết xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tính chất đan xen của khung cơ sở lý thuyết của 3 nhóm vấn đề này giúp người nghiên cứ sử dụng công cụ nghiên cứu hiệu quả, tập trung đánh giá đúng nhóm các vấn đề pháp lý cần giải quyết liên quan đến đối tượng nghiên cứu, giúp đưa ra các đề xuất xác đáng, phù hợp trên giác độ là người nghiên cứu pháp luật trong lĩnh vực kinh tế.
Việc nắm bắt và hiểu bản chất của Tiền trên phương diện kinh tế học sẽ là nền tảng cần thiết cho các phân tích pháp lý theo chiều rộng và chiều sâu đối với hoạt động phát hành tiền nói chung của NHTW và hoạt động phát hành Tiền Số NHTW. Thiếu đi nhóm lý thuyết và kiến thức nền tảng này sẽ khiến việc hiểu và đánh giá bản chất quan hệ xã hội, chủ thể quan hệ pháp luật, nội dung quan hệ pháp luật được điều chỉnh khi Tiền số NHTW ra đời bị hiểu chệch đi, hoặc thiếu toàn diện.
1.3.1. Cơ sở lý thuyết về Tiền
1.3.1.1. Lịch sử phát triển của Tiền Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Lịch sử của tiền bắt nguồn từ thời cổ đại khi con người sử dụng nhiều đồ vật khác nhau, như vỏ sò, hạt cườm và da động vật được sử dụng làm phương tiện trao đổi. Khi thương mại mở rộng, các xã hội đã phát triển các hình thức tiền tệ phức tạp hơn, bao gồm cả tiền xu và tiền giấy. Những đồng xu tiêu chuẩn hóa đầu tiên được sản xuất ở Trung Quốc cổ đại vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên và lan rộng khắp thế giới. Việc phát minh ra tiền giấy, xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 7 và được các quốc gia khác áp dụng. Vào thời Trung cổ, các xã hội châu Âu chủ yếu dựa vào tiền vàng và bạc để làm phương tiện trao đổi. Những đồng tiền được vua/ chúa và những người cai trị cho đúc và lưu thông. Trong thời gian này, các ngân hàng và hoạt động ngân hàng bắt đầu xuất hiện. Ngân hàng đầu tiên được thành lập ở Ý vào thế kỷ 14 và hoạt động ngân hàng trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn sau đó.
Vào thế kỷ 17 và 18, các cường quốc thực dân châu Âu đã sử dụng tiền tệ để tạo thuận lợi cho thương mại với các thuộc địa của họ. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự gia tăng sử dụng kim loại quý (vàng, bạc, đồng), và giá trị của tiền tệ được gắn với một lượng vàng cố định (bản vị vàng ra đời). Giai đoạn này cũng chứng kiến bước nhảy vọt trong sản xuất khi cách mạng công nghiệp lần thứ Nhất, với sự ra đời của máy móc và nhà máy dẫn đến nhu cầu về những cách hiệu quả hơn để giao dịch kinh doanh, dẫn đến sự phát triển của tiền giấy. Sang thế kỷ 20 và 21, nhân loại chứng kiến sự xuất hiện của các hình thức tiền hiện đại, bao gồm thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán điện tử, tiền điện tử, tiền ảo, tiền kỹ thuật số mã hóa, ví điện tử… Các hệ thống thanh toán kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến, giúp gửi và nhận tiền ngay lập tức từ mọi nơi trên thế giới.
1.3.1.2. Định nghĩa về Tiền Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Các nhà kinh tế định nghĩa Tiền là bất cứ thứ gì được chấp nhận rộng rãi cho thanh toán hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc để trả nợ. Tiền tệ, bao gồm tiền giấy và tiền xu, rõ ràng phù hợp với định nghĩa này và là một loại tiền. Ngoài nghĩa có tính vật lý này ra, tiền có thể cả ở dạng phi vật chất như tiền gửi tại tài khoản ngân hàng, tiền điện tử. Như vậy Tiền là một sự ghi nhận giá trị dưới hình thức vật lý, hoặc hình thức phi vật lý (tiền điện tử) mà sự ghi nhận đó đảm bảo các chức năng của tiền.
Định nghĩa pháp lý về Tiền có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và hệ thống pháp luật được đề cập. Tuy nhiên, trong hầu hết các hệ thống pháp luật, Tiền được định nghĩa là Phương tiện trao đổi được công nhận và chấp nhận như một phương tiện thanh toán cho các khoản nợ và nghĩa vụ. Ví dụ: ở Hoa Kỳ, theo Bộ pháp điển các quy định của liên Bang “Tiền được định nghĩa là tiền tệ và tiền xu của Hoa Kỳ hoặc của bất kỳ quốc gia nào khác được chỉ định là hợp pháp và lưu thông, được sử dụng và chấp nhận như một phương tiện trao đổi tại quốc gia phát hành”. Định nghĩa pháp lý về tiền rất quan trọng vì nó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch tài chính, chẳng hạn như khả năng trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng. Nó cũng cung cấp cơ sở cho các quy định của chính phủ về chính sách tiền tệ và thị trường tài chính.
1.3.1.3. Các chức năng của tiền
- Theo Kennthe R. Szulczyk (2010), các chức năng của Tiền gồm có 4 chức năng:
Phương tiện trao đổi (medium of exchange): là vật trung gian trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tiền thúc đẩy hiệu quả kinh tế bằng cách loại bỏ phần lớn thời gian dành cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ theo hình thức hàng đổi hàng. Nó cũng thúc đẩy hiệu quả bằng cách cho phép mọi người chuyên môn hóa những gì họ làm tốt nhất, từ đó khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao động.
Thước đo giá trị (unit of account/ measure of value): dùng để đo lường giá trị hàng hóa. Chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng tiền như một đơn vị tài khoản sẽ làm giảm chi phí giao dịch trong nền kinh tế bằng cách giảm số lượng giá cần được xem xét, đối chiếu giữa các loại hàng hóa khác nhau. Lợi ích của chức năng này của tiền tăng lên khi nền kinh tế trở nên phức tạp hơn, với đa dạng các loại hàng hóa và dịch vụ mới xuất hiện. Tiền muốn là thước đo giá trị thì phải được quy định đơn vị tiền tệ (ví dụ đơn vị Đồng, Đô la, Nhân dân tệ v.v…) Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Phương tiện cất giữ giá trị (store of value/ purchasing power): khi được rút ra khỏi lưu thông thì tiền dùng để cất giữ giá trị. Giá trị tiền/ sức mua tiền bị thay đổi rất ít theo thời gian. Chức năng này của tiền rất hữu ích vì hầu hết chúng ta không muốn tiêu ngay thu nhập của mình khi nhận được, mà muốn đợi cho đến khi có thời gian hoặc mong muốn mua sắm.
Công cụ thanh toán (standard of deferred payment): được dùng làm phương tiện thanh toán để trả nợ, nộp thuế, trả mua chịu. Chức năng này là sự kết hợp “phương tiện trao đổi” và “đơn vị tài khoản” của tiền, vì các hợp đồng quy định các khoản nợ dưới dạng một “thước đo giá trị” (đơn vị tiền tệ) và người đi vay phải sử dụng phương tiện trao đổi để thanh toán khoản nợ (trả nợ vay) của mình. Do đó, chức năng này của tiền là cực kỳ quan trọng đối với các giao dịch kinh doanh xảy ra trong tương lai. Các doanh nghiệp và người dân có thể vay hoặc cho vay tiền dựa trên các giao dịch trong tương lai tạo ra thị trường tài chính.
- Để được chấp nhận là Tiền, cái thứ “bất kỳ thứ gì đó” sẽ phải bao gồm các đặc điểm:
a) được tiêu chuẩn hóa dễ dàng, khiến việc xác định giá trị của nó trở nên đơn giản; (b) được chấp nhận rộng rãi bởi tất cả các bên, thể hiện bằng niềm tin rằng “cái thứ đứng ra làm trung gian đó sẽ được những người khác chấp nhận, giống như tôi đã chấp nhận”; (c) dễ được phân chia/ chia tách để trao đổi cho nhau; (d) phải dễ dàng mang theo; và (e) không được xuống cấp/ bị hỏng/ nát nhanh chóng.
Việc đánh giá các đặc điểm Tiền số NHTW sẽ được thực hiện
1.3.1.4. Các hình thái tiền tệ và sự phát triển của hệ thống thanh toán:
Thông qua việc xem xét sự phát triển của hệ thống thanh toán, chúng ta có thể nhìn rõ ràng hơn về các biểu hiện hình thái của tiền cũng như chức năng của nó. Thực tế, hệ thống thanh toán đã phát triển qua nhiều thế ký và cùng với hình thái của tiền.
Tiền hàng hóa (commodity money): là tiền được tạo bởi kim loại quý hoặc một loại hàng hóa có giá trị. Từ thời cổ đại cho đến vài trăm năm trước, hình thái tiền hàng hóa này hoạt động như một loại phương tiện trao đổi hiệu quả giá trị tiền tệ giữa các bên. Tuy nhiên, do đặc tính về sức nặng vật liệu, hàng hóa tạo thành tiền, nên hình thái tiền này không phù hợp để vận chuyển đi từ nơi này sang nơi khác (khoảng cách xa, thường xuyên, với khối lượng lượng). Hệ thống thanh toán thời kỳ này rất thô sơ, và trực tiếp truyền tay giữa người với người. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Tiền định danh (fiat money): là tiền được in trên chất liệu giấy và được các tổ chức phát hành/ hoặc chính phủ coi là phương tiện mà họ chấp nhận dùng để thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ, và nghĩa vụ nợ. Tuy nhiên, tiền này không được đảm bảo bằng và/hoặc luôn được chuyển đổi thành các kim loại quý (vàng, bạc, titanium, platium) theo một tỷ lệ không bao giờ đổi theo thời gian. Tiền giấy có lợi thế là nhẹ hơn nhiều so với tiền kim loại hoặc kim loại quý, nhưng nó chỉ có thể được chấp nhận làm phương tiện trao đổi nếu có sự tin tưởng nhất định vào cơ quan phát hành và nếu việc in ấn đã đạt đến giai đoạn đủ tiên tiến để việc làm giả là cực kỳ khó. Bởi vì tiền giấy đã phát triển thành một thỏa thuận hợp pháp, các quốc gia có thể thay đổi loại tiền mà họ sử dụng theo ý muốn. Nhược điểm chính của tiền giấy và tiền xu là chúng dễ bị đánh cắp và có thể tốn kém khi vận chuyển với số lượng lớn vì số lượng lớn.
Tiền ghi sổ (book money): là tiền của bên gửi tiền, được ghi nhận vào sổ nhật ký của bên nhận tiền. Con số thể hiện trên sổ nhật ký thể hiện nghĩa vụ mà bên nhận tiền phải trả bên gửi tiền vào thời điểm bất kỳ (ngay lập tức khi được yêu cầu, hoặc sau một khoảng thời gian mà hai bên thỏa thuận). Hình thức này giúp cho việc ra đời và hình thành các phương tiện thanh toán (ví dụ: séc, hối phiếu nhận nợ) ra đời. Việc ra đời phương tiện thanh toán mới trên nền tảng Tiền ghi sổ, giúp giảm chi phía vận chuyển liên quan đến hệ thống thanh toán (séc có thể ghi bất kỳ số tiền nào tới tối đa bằng số dư trên sổ), không chỉ tạo điều kiện cho các bên giao dịch nhanh chóng, số lượng lớn, giá trị lớn, mà còn tạo ra các loại hình dịch vụ thanh toán (ví dụ trả kiều hối).
Tiền điện tử (electronic money): là tiền ghi sổ tồn tại dưới dạng thông tin điện tử, thực chất là những con số được ghi trong phần mềm sổ kế toán (digital accounting book) và trên các thiết bị lưu trữ. Tiền điện tử ra đời dựa trên sự phát triển và phổ biến của các thiết bị máy tính và phần mềm lưu trữ thông tin tài chính. Sự ra đời của tiền điện tử thay thế dần cho tiền giấy, tiền xu, và hỗ trợ sự phát triển của các phương tiện thanh toán mới như thẻ ATM (debit care), thẻ tín dụng (credit-card), thẻ trả trước (prepaid-card), cũng như các kênh thanh toán mới như thanh toán qua website, thiết bị di động, v.v…
1.3.2. Cơ sở lý thuyết về Chức năng phát hành, quản lý lưu thông tiền của NHTW
1.3.2.1. Chức năng phát hành Tiền của NHTW
Phát hành tiền, theo cách hiểu phổ biến: là việc NHTW cung cấp một lượng tiền đưa vào lưu thông làm phương tiện thanh toán trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Phần lớn trong các Đạo luật NHTW của các quốc gia đều quy định rõ chức năng phát hành tiền là chức năng độc quyền của NHTW và chỉ có NHTW mới được phép thực hiện phát hành tiền trên lãnh thổ quốc gia đó. Ví dụ:
Đạo luật Cục dữ trữ liên Bang Mỹ (Federal Reserve Act), Phần 11 [12 U.S.C.248] khoản d quy định về thẩm quyền của Hội Đồng Thống đốc cục dữ trữ liên bang nêu rõ: Giám sát và điều chỉnh việc phát hành và thu hồi các tờ tiền dự trữ Liên bang thông qua Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngoại trừ việc hủy bỏ và tiêu hủy, và kế toán liên quan đến việc hủy bỏ và tiêu hủy các tờ tiền không phù hợp để lưu hành, và quy định các quy tắc và quy định theo đó những đồng tiền giấy như vậy có thể được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cho các đại lý Cục dự trữ Liên bang đăng ký. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Đạo luật Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore 1970 (Monetary Authority of Singapore Act 1970) tại điểm a, khoản 2 Điều 4 quy định chức năng của Cơ quan quản lý tiền tệ là: Ngân hàng trung ương của Singapore, thực hiện chính sách tiền tệ, phát hành tiền, giám sát các hệ thống thanh toán và đóng vai trò là ngân hàng đối với Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ.
Luật Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản 1997, Điều 46 quy định: i) NHTW Nhật Bản có quyền phát hành tiền giấy, ii) Tiền giấy do NHTW Nhật bản phát hành là công cụ thanh toán hợp pháp và được sử dụng không giới hạn cho hoạt động thanh toán.
Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc 2023, Khoản 3, Điều 3 quy định: Ngân hàng nhân dân trung quốc có quyền phát hành tiền Nhân dân tệ (Renminbi) và giám sát việc lưu thông tiền. Điều 18 của Luật này quy định: tiền giấy và tiền xu Nhân dân tệ được in, dập và phát hành bởi Ngân hàng Nhân dân Trung quốc. Điều 20 cấm bất kỳ cá nhân tổ chức nào được in hoặc phát hành các loại giấy/ vé/ phiếu như là một phương tiện thay thế tiền giấy, tiền xu Nhân dân tệ trong lưu thông.
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Số 46/2010/QH13) Khoản 3, Điều 2 quy định: Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng, quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ dịch vụ tiền tệ cho Chính Phủ. Điều 17 của Luật này khẳng định rõ hơn chức năng độc quyền phát hành tiền (giấy và kim loại) khi quy định:
- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
- Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, phát hành tiền giấy hoặc/và kim loại là hình thức phổ biến nhất và được luật hóa rõ ràng nhất trong các Đạo luật NHTW. Tuy nhiên, hoạt động phát hành tiền giấy, tiền kim loại lại chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng giá trị của các phương tiện thanh toán, ví dụ: ở Vương Quốc Anh, tiền mặt lưu thông chiếm dưới 3% tổng giá trị tiền trong lưu thông, ở Mỹ là khoảng 6% về tổng giá trị trong khi ở Việt Nam là 9.55% vào thời điểm 30/11/2022).
Căn cứ vào tính chất hoạt động của NHTW và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, thực tế, hoạt động phát hành tiền của NHTW còn được diễn ra thông qua một số các hoạt động sau: Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
- Phát hành tiền thông qua hoạt động cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức, như: i) hoạt động cho vay của NHTW với các NHTM, các định chế tài chính có quan hệ trực tiếp với NHTW, ii) hoạt động nghiệp vụ thị trường mở.
- Phát hành tiền thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đội ngoại tệ với các định chế tài chính.
- Phát hành thông qua hoạt động mua trực tiếp chứng khoán do Chính Phủ phát hành (chủ yếu là Trái phiếu CP hoặc tín phiếu kho Bạc) và các giấy tờ có giá khác từ các định chế tài chính.
- Phát hành tiền thông qua hoạt động cho vay đối với Chính phủ để bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân sách nhà nước (áp dụng đối với NHNN Việt Nam. .
Tại Việt Nam, mặc dù hoạt động phát hành tiền và hoạt động in-đúc tiền, đều do NHNN thực hiện, nhưng đây là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau. Phát hành tiền là việc cung ứng tiền vào lưu thông làm phương tiện thanh toán, trong khi việc in và đúc tiền chỉ là công đoạn tạo ra hình dáng vật chất mà chưa tạo ra giá trị bằng cách đưa tiền vào lưu thông. Các thức phản ánh lượng giá trị tiền được đưa vào lưu thông (đã phát hành) và tiền còn nằm trong kho (tiền đã đúc, in) nằm trên bảng cân đối kế toán NHNN Việt Nam (được quy định tại Thông tư 95/2015/NHNN-TT về Quy định hệ thống tài khoản kế toán NHNN Việt Nam), cụ thể:
Số dư trên tài khoản Tiền tại Quỹ dự trữ phát hành thể hiện tiền được công bố lưu hành, nhưng vừa mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền, nhưng chưa đưa vào lưu thông và đang bảo quản tại kho tiền Trung ương và các kho tiền NHNN Chi nhánh tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Số dư tài khoản Quỹ dự trữ phát hành gồm các loại: i) tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông, ii) tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, iii) tiền đình chỉ lưu hành, iv) tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành và v) Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển.
Số dư trên tài khoản Tiền tại Quỹ nghiệp vụ phát hành thể hiện tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành, được bảo quản tại các kho tiền Sở Giao dịch NHNN và các kho tiền NHNN chi nhánh. Số dư tài khoản Quỹ nghiệp vụ phát hành gồm các loại:
i) tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông, ii) tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, iii) tiền đình chỉ lưu hành, iv) tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành và v) Quỹ nghiệp vụ phát hành đang vận chuyển
Số dư trên tài khoản Phát hành tiền phản ánh số tiền cotton, tiền polymer, tiền kim loại đã công bố lưu hành để phát hành hoặc đã được phát hành vào lưu thông. Chênh lệch giữa số dư Có tài khoản TK401 này với số dư Nợ các tài khoản TK101001 và TK101002 sẽ phản ánh số tiền mặt đang lưu thông tại thời điểm nhất định.
Ngoài ra, rất nhiều nhầm tưởng rằng: chỉ có NHTW mới là cơ quan duy nhất được phát hành và cung tiền ra thị trường. Trên lý thuyết và cả thực tế, có 3 nhóm chủ thể tham gia quá trình cung tiền/ phát hành tiền ra thị trường đó là: i) Ngân hàng Trung ương, ii) các định chế có quyền huy động và cho vay (thường là các ngân hàng thương mại) và iii) các chủ thể gửi tiền (cá nhân và tổ chức). Trong các chủ thể này, NHTW đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra cung tiền cho nền kinh tế và là chủ thể duy nhất được phát hành tiền cơ sở M0. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Hình thức biểu hiện Tiền (sau quá trình phát hành của các chủ thể nêu trên) tồn tại ở ba dạng:
- Tiền giấy, tiền kim loại: được phát hành bởi Nhà máy in tiền Quốc gia và được bảo quản quản lý, phân phối từ Cục phát hành và Kho quỹ tới các NHNN Chi nhánh tại các tỉnh, rồi tới các tổ chức tín dụng, kho bạc của nhà nước trên địa bàn.
- Tiền trên tài khoản nằm tại các NHTM: được hình thành từ i) hoạt động thanh toán giữa các chủ thể trong nền kinh tế và ii) tiền gửi giữa các chủ thể với NHTM và iii) hoạt động cho vay của các TCTD với chủ thể đi vay. Hoạt động tín dụng là hoạt động phát hành tiền đặc biệt mà chỉ có TCTD được phép thực hiện thông qua nguyên lý vận hành (hệ số nhân tiền, và tỷ lệ dự trữ bắt buộc)
Tiền dự trữ của các TCTD nằm tại ngân hàng trung ương: Do các TCTD để tại NHTW nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (tăng giảm cung tiền, đảm bảo thanh khoản và khả năng thanh toán của các TCTD với nhau..
Khối lượng tiền cho nền kinh tế được các nhà kinh tế học và nhà quản lý đo bằng các thước đo M0, M1, M2, M3, Mn.
Việc kiểm soát phát hành tiền thông qua thước đo cung tiền M2, M3 là biện pháp cơ bản để kiểm soát lạm phát. Thực tế việc in thêm tiền mặt và đưa vào lưu thông sẽ không có tác động nhanh, nhiều và mạnh vào chỉ số CPI như hình thức phát hành tiền thông qua hoạt động cấp tín dụng của các định chí tài chính (NHTM, tổ chức tín dụng). Nguyên nhân, như đã nêu, lượng tiền cơ sở M0 (tiền giấy, tiền kim loại) trong các nền kinh tế số chiếm tỷ lệ % nhỏ (một quốc gia như Thụy Điển, Phần Lan tỷ lệ này là rất nhỏ), trong khi đó cơ sở tiền M1, M2, M3 thường lớn hơn rất nhiều bởi quy mô tiền gửi trên tài khoản tại NHTM (bản chất là tiền điện tử e-money). Chính vì vậy, việc kiểm hạn tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm (như NHNN Việt Nam áp dụng) đang là biện pháp căn bản, hiệu quả để không chế việc phát hành tiền/ cung tiền lớn từ hệ thống tài chính, gây nguy cơ lạm phát cao.
Thông thường, nguyên tắc của việc phát hành tiền dựa vào khối lượng hàng hóa lưu thông (biểu hiện bằng thước đo quy mô nền kinh tế- GDP, hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế – % GDP tăng) để xác định quy mô phát hành tiền/ cung tiền mỗi năm bằng con đường tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM.
1.3.2.2. Quản lý lưu thông Tiền mặt và Tiền điện tử.
Trách nhiệm quản lý lưu thông tiền mặt là một trong những trách nhiệm quan trọng của NHTW nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng đồng tiền pháp định (phương tiện thanh toán) của công chúng được dễ dàng, thuận lợi, an toàn. Điều này thể hiện rõ trong các Đạo luật NHTW của nhiều quốc gia, cũng như những văn bản quy phạm cấp dưới, quy định chi tiết cụ thể về tiêu chuẩn phân loại tiền, các biện pháp về in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu hủy tiền, xử lý tiền rách nát, hư hỏng, thu hồi, thay thế tiền. Đồng thời NHTW các quốc gia đều có quy định về các hành vi bị cấm và hình sự hóa hành vi này, gồm: làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả, hủy hoạt đồng tiền trái luật, từ chối nhận, lưu thông đồng tiền đủ tiêu chuẩn. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Tại Việt Nam, hoạt động quản lý tiền mặt cũng được quy định chặt chẽ bằng nhiều văn bản, từ cấp độ Luật, tới Nghị định và Thông tư hướng dẫn. Cụ thể:
- Luật NHNN Việt Nam 2010 có các Điều 18, Điều 19, Điêu 20, Điều 21, Điêu 22, Điều 22 quy định chi tiết việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu hủy tiền, xử lý tiền rách nát, hư hỏng, thu hồi, thay thế tiền, và các hành vi bị cấm.
- Nghị Định 40/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về Nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống NHNN, Tổ chức tín dụng và chi nhánh NH nước ngoài.
- Thông tư 23/2012/TT-NHNN quy định chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt.
Ngoài việc quản lý lưu thông tiền mặt, quản lý lưu thông tiền điện tử thậm chí quan trọng hơn bội phần. Nguyên nhân xuất phát lượng tiền điện tử pháp định (tiền trên tài khoản NHTM, tiền dự trữ của các TCTD tại NHTW) chiếm tỷ lệ rất lớn trong Cung tiền cơ sở M3. Một nền tảng hệ thống thanh toán quốc gia vững chắc, hiện đại sẽ là điều mấu chốt giúp tiền điện tử được lưu thông và sử dụng hiệu quả.
Theo World Bank (2021), một hệ thống thanh toán quốc gia bao gồm nhóm các định chế, công cụ, và quy trình được xây dựng trước để hỗ trợ việc lưu thông tiền trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Các cấu phần gồm:
- Công cụ thanh toán được sử dụng để tạo lập và điều hướng việc chuyển tiền giữa các tài khoản của người chuyển và người nhận.
- Hạ tầng thanh toán cho trao đổi và bù trừ các công cụ thanh toán, xử lý và truyền thông tin thanh toán và chuyển tiền giữa các tổ chức chuyển tiền và nhận tiền. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
- Hệ thống thanh toán chứng khoán để thanh toán và quyết toán các giao dịch chứng khoán theo cơ chế hàng đổi tiền.
- Hệ thống ghi sổ điện tử và ký quỹ nhằm đăng ký và ghi nhận những thay đổi trong sở hữu chứng khoán và các công cụ thị trường vốn.
- Các định chế tài chính cung cấp tài khoản thanh toán, công cụ và dịch vụ cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và các tổ chức để vận hành giao dịch thanh toán, bù trừ, và mạng lưới các tổ chức hỗ trợ thanh toán cho các định chế tài chính nhé.
- Các định chế phi tài chính cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán và các giải pháp, sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thanh toán.
- Các quy định, tập quán và thỏa thuận cho việc tạo lập, xác định giá, thực hiện và sử dụng các dịch vụ và công cụ thanh toán.
- Pháp luật, tiêu chuẩn, quy định, quy trình được tạo lập bởi cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm quản lý các hoạt động thanh toán và xác định quyền và nghĩa vụ của các bên giao dịch, theo đó tiền được chuyển, bù trừ và quyết toán.
Tại Việt Nam, Điều 27, Luật NHNN Việt Nam 2010 quy định NHNN là đầu mối tổ chức hệ thống thanh toán cho các NHTM/ trung gian thanh toán nhằm hỗ trợ các ngân hàng/ trung gian thanh toán thực hiện thanh toán giữa các khách hàng của mình (thanh toán liên ngân hàng); và tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát hệ thống thanh toán quốc gia (Điều 28 Luật NHNN Việt Nam 2010). Cụ thể: NHNN được mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế, và NHNN mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho tổ chức tín dung, Kho Bạc nhà nước tại các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong hoạt động cung cấp dịch vụ tài khoản cho các tổ chức tín dụng, tác tổ chức này phải có tài khoản tiền gửi và thường xuyên đảm bảo số dư để thực hiện thanh toán bù trừ với các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước. Việc duy trì số dư trên tài khoản của tổ chức tín dụng tại NHNN phải đảm bảo không thấp hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phải cân đối, điều hòa, tránh tình trạng thiếu hút, cũng như dư thừa quá mức. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc được nêu tại Điều 14, Luật NHNN Việt Nam 2010, theo đó: NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Đồng thời NHNN quy định việc trả lãi đối với dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng với từng loại tiền gửi. Dự trữ bắt buộc là công cụ để điều chỉnh khả năng tạo tiền vào lưu thông của các tổ chức tín dụng bằng cách tăng, giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
1.3.2.3. Hệ thống thanh toán quốc gia và chức năng giám sát của NHNN Việt Nam
Quá trình phát triển của tiền luôn gắn liền và song hành với sự phát triển của hệ thống thanh toán quốc gia. Hệ thống thanh toán quốc gia được coi là nền tảng xương sống, là hệ thống mạch máu cho toàn bộ quá trình lưu thông tiền tệ của một quốc gia. Một hệ thống thanh toán quốc gia mạnh, hiện đại, hoạt động chắc chắn, ổn định và an toàn là điều kiện tiên quyết giúp lưu thông dòng chảy tài chính một cách hiệu quả từ nơi có vốn sang nơi cần vốn, làm giảm chi phí trao đổi hàng hóa dịch vụ, thúc đẩy thương mại, đầu tư, đồng thời giúp khẳng định niềm tin của công chúng vào đồng tiền của một quốc gia. Bất kỳ sự đứt gãy, gián đoạn, yếu kém, lạc hậu, của hệ thống thanh toán sẽ làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin vào hệ thống tài chính, dẫn đến sử dụng các nguồn lực tài chính không hiệu quả, tạo ra rủi ro, gây thiệt hại cho các thành viên, làm ảnh hưởng tiêu cực năng lực phát triển kinh tế của đất nước.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, với chức năng và nhiệm vụ là tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế (khoản 16 Điều 4 và Điều 28, Luật NHNN Việt Nam 2010) nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán và góp phần duy trì sự ổn định tài chính quốc gia.
Rủi ro hệ thống thanh toán bao gồm nhiều loại, như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro hệ thống, rủi ro quyết toán, rủi ro vận hành. Khi rủi ro đổ vỡ xảy ra, sẽ có thể lan truyền tới trong và ngoài hệ thống đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Chính vì vậy hệ thống thanh toán phải được quản lý giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa rủi ro phát sinh.
Khoản 1, Điều 24 và Điều 26 Nghị Định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt quy định:
- NHNN tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát hệ thống thanh toán quốc gia để đảm bảo sự thông suốt, an toàn và hiệu quả của hoạt động thanh toán trong hệ thống ngân hàng, góp phần duy trì sự phát triển ổn định
- Ngân hàng nhà nước xây dựng chiến lược, chính sách và các quy định về giám sát hệ thống thanh toán để đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
Điều 4, Thông tư 20/2018/TT-NHNN quy định mục tiêu giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng
- Đảm bảo tính an toàn, ổn định và hiệu quả của các hệ thống thanh toán quan trọng.
- Đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật có liên quan đến các hệ thống thanh toán quan trọng.
- Phát hiện kịp thời và cảnh báo tổ chức vận hành nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, tăng cường niềm tin của khách hàng vào các dịch vụ thanh toán.
Hệ thống thanh toán của Việt Nam bao gồm các phương tiện thanh toán, các quy định, quy trình, thủ tục, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức vận hành và các thành viên tham gia để xử lý, bù trừ, quyết toán các giao dịch thanh toán phát sinh giữa các thành viên tham gia (khoản 1 Điều 3, Thông tư 20/2018/TT-NHNN)
Hệ thống thanh toán quan trọng là hệ thống thanh toán có vai trò chủ đạo trong việc phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể trong nền kinh tế, có khả năng phát sinh rủi ro hệ thống, đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau (khoản 2 Điều 3, Thông tư 20/2018/TTNHNN):
- Là hệ thống thanh toán duy nhất hoặc chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị thanh toán so với các hệ thống thanh toán cùng loại; hoặc
- Là hệ thống xử lý các giao dịch thanh toán giá trị cao; hoặc
- Là hệ thống được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác hoặc cho các giao dịch trên thị trường tài chính.
Tại Việt Nam, các hệ thống thanh toán quan trọng này bao gồm:
- Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;
- Hệ thống thanh toán ngoại tệ (do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam vận hành) VCB-Money;
- Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán;
- Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.
Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng là đơn vị trực tiếp vận hành Hệ thống thanh toán quan trọng (khoản 3 Điều 3, Thông tư 20/2018/TT-NHNN), gồm: Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
- Trung tâm xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (NPSC), thực hiện chức năng: i) cấu phần thanh toán giá trị cao, ii) cấu phần thanh toán ngoại tệ, iii) cấu phần thanh toán giá trị thấp, iv) cấu phần xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu (khoản 30 Điều 2, Thông Tư 37/2016/TT-NHNN).
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: cho thanh toán ngoại tệ.
- Trung tâm lưu ký chứng khoán VSD thực hiện thanh toán chứng khoán , trong khi Ngân hàng BIDV được chỉ định thực hiện thanh toán cho toàn bộ các giao dịch chứng khoán tại HOSE và HNX.
- Hệ thống chuyển mạch, thanh toán bù trừ và quyết toán thể liên ngân hàng do Banknetvn và Smartlink cung cấp, gồm: i) dịch vụ chuyển mạch nội địa áp dụng cho ATM/POS , ii) dịch vụ chuyển mạch quốc tế UnionPay , iii) dịch vụ chuyển mạch điện tử liên ngân hàng và iv) dịch vụ cổng thanh toán điện tử.
1.3.3. Cơ sở lý thuyết về Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Việc nghiên cứu lý thuyết về Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực nghiên cứu khung pháp lý và các vấn đề pháp lý liên quan đến Tiền số NHTW là việc cần thiết nhằm giúp:
- Có cơ sở đối chiếu, xem xét các vấn đề pháp lý (về mặt nội dung và hình thức) liên quan tới hoạt động phát hành Tiền số NHTW.
- Làm sáng tỏ cho các đề xuất ban hành (hoặc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi) một Đạo luật, hoặc Luật và/hoặc các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật liên quan đến Tiền số NHTW trong trường hợp Việt Nam quyết định phát hành trong tương lai.
Các vấn đề lý thuyết gồm có:
1.3.3.1. Tính cần thiết của việc ban hành VBQPPL:
Khi xem xét khả năng xây dựng, điều chỉnh VBQPPL, việc cần làm kỹ đó là xem xét về tính cần thiết của việc ban hành văn bản đó. Bởi một khi ban hành, các văn bản pháp luật sẽ được triển khai và thực hiện trên toàn xã hội, tác động nhiều mặt tới các chủ thể và nội dung quan hệ pháp luật mà văn bản đó hướng tới. Với mục đích chứng minh về sự cần thiết của ban hành văn bản, các nhà nghiên cứu và cơ quan đề xuất cần dựa trên các kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn và phân tích đánh giá chính xác các quan hệ xã hội, các đánh giá về thực trạng khung pháp luật và thực thi pháp luật của quốc gia, cũng như đánh giá các biện pháp tác động của nhà nước thông qua các văn bản pháp luật để dự báo được sự cần thiết phải thay đổi các QPPL.
Các lý do chính cho sự cần thiết xây dựng văn bản mới | Các lý do chính cho sự cần thiết ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung |
▪ Bối cảnh, thực trạng quan hệ xã hội mới phát sinh (tính chất, nội dung, tác động của quan hệ xã hội đối với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội đất nước) nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh. Cần làm rõ mức độ phổ biến và xu hướng phát triển quan hệ xã hội trong tình hình của đất nước, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật.
▪ Tổng kết, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến quan hệ xã hội cần điều chỉnh để làm rõ sự bất cập của các quy định hiện hành trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh cho thấy sự cần thiết phải ban hành văn bản điều chỉnh đối với quan hệ xã hội đó. ▪ Các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến việc quản lý ngành, lĩnh vực có quan hệ xã hội cần điều chỉnh (nếu có ▪ Mục tiêu đảm bảo thực hiện các quyền công dân (nếu có) ▪ Nội dung cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hoặc có kế hoạch trỏ thành thành viên liên quan đến ngành, lĩnh vực có quan hệ xã hội cần điều chỉnh (nếu có) Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số. |
▪ Thực trạng và xu hướng phát triển của quan hệ xã hội đòi hỏi phải có sự điều chỉnh các quy định pháp luật hiện hành
▪ Thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội, những tồn tại, bất cập trong quy định pháp luật hiện hành cần khắc phục để đáp ứng thực tiễn ▪ Yêu cầu trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc có kế hoạch trở thành thành viên đòi hỏi phải có sự điều chỉnh hệ thống pháp luật trong nước (nếu có) |
Nguồn: Sổ tay Kỹ thuận soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của VBQPPL.
1.3.3.2. Xác định nội dung chính sách văn bản quy phạm pháp luật:
Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung, cũng như xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định nói riêng, bên cạnh việc xác định tính cần thiết khách quan trong việc ban hành (như đã nêu trên), thì công tác hoạch định chính sách của văn bản quy phạm pháp luật là việc cơ bản, cần làm đầu tiên. Mục đích của công việc này nhằm xác định những tư tưởng, chủ tương, cốt lõi của đảng phái hoặc chính phủ đề ra đối với vấn đề mà văn bản dự định điều chỉnh, nhằm hướng tới việc đạt được những mục tiêu của đảng phái, chính phủ đó. Giữa chính sách và pháp luật có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Một đạo luật sẽ bị coi là không có mục tiêu nếu thiếu một định hướng chính trị. Ngược lại, một chính sách sẽ bị coi là không có ý nghĩa, vô thưởng vô phạt, nếu nó không được thực hiện thông qua một đạo luật. Như vậy, việc nhà nước ban hành pháp luật chính là để thực thi chính sách của mình.
1.3.3.3. Nắm bắt về quy trình tổ chức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
Việc tổ chức xây dựng phải đảm bảo thực thiện chặt chẽ trình tự thực hiện, từ khâu chuẩn bị, xây dựng đề cương chi tiết, soạn thảo, dự thảo văn bản, đến thảo luận, lấy ý kiến góp ý, điều chỉnh, thẩm định lại, tới hoàn thiện dự thảo cuối cùng.
Quy trình trình xây dựng, ban hành VB.QPPL của Quốc Hội quy định tại Chương III, Luật Ban hành VBQPPL Số 80/2015/QH13 gồm có:
- Bước 1: Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
- Bước 2: Soạn thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết
- Bước 3: Thẩm tra dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết
- Bước 4: Ủy ban thường vụ quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội.
- Bước 5: Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết
- Bước 6: Công bố Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết Trong nội dung đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, cần nêu rõ:
- Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh.
- Mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh.
- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh.
- Mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
- Các giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn.
- Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm việc thi hành luật, pháp lệnh đã thông qua.
- Thời gian dự kiến trình xem xét thông qua
Quy trình xây dựng, ban hành VB.QPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gồm các bước sau: Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
- Bước 1: Lập danh mục văn bản quy định chi tiết Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước.
- Bước 2: Xây dựng, ban hành Nghị định.
- Bước 3: Xây dựng và ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Bước 4: Xây dựng, ban hành thông tư tử Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
1.3.3.4. Về mặt nội dung văn bản quy phạm pháp luật.
Luật, Nghị định cần chú ý các vấn đề sau để đảm bảo chất lượng nội dung dự thảo:
- Soạn thảo văn bản phục vụ quản lý và phát triển
- Soạn thảo văn bản đảm bảo tính khả thi
- Soạn thảo văn bản đảm bảo tính hợp lý, tính tương thích
- Soạn thảo văn bản đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
- Soạn thảo văn bản bảo đảm cụ thể, chi tiết.
Những điểm mấu chốt đối với công tác soạn thảo luật sửa đổi, cần đảm bảo tính thống nhất, rành mạch của hệ thống pháp luật, cụ thể:
- Sự cùng tồn tại của nhiều luật khác nhau trên cùng một lĩnh vực dẫn đến sự không rành mạch và gây khó khăn khi áp dụng, và do vậy phải đổi pháp luật để đảm bảo tính hợp lý.
- Khi dự kiến sửa đổi một luật, nếu nhận thấy tương lai gần sẽ lại phải có sửa đổi thì phải kiểm tra xem có cần thiết phải tách thành hai lần sửa luật khác nhau, hay có thể gộp thành một luật sửa đổi luật. Tất cả các dự định sửa đổi luật phải được kết hợp với nhau để tránh sự vượt quá vi phạm điều chỉnh.
Nếu nhiều luật quy định cùng về một nội dung là không cần thiết thì phải hợp nhất chúng lại với nhau (hợp nhất pháp luật).
- Để luật pháp không có các quy định thừa thì bất kỳ dự định sửa đổi pháp luật nào cũng đều phải được kiểm tra xem: luật dự kiến được sửa đổi có quy định nào thừa, hoặc các quy định đó có thể được thể hiện bằng cách đơn giản hơn.
- Sửa đổi pháp luật phải đưa ra các quy định ổn đinh. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Để sửa đổi pháp luật hiện hành, thì có thể thực hiện theo các hình thức như: luật bãi bỏ luật, luật bổ sung luật, luật sửa nhiều luật. Hình thức nào được coi là thích hợp sẽ phụ thuộc vào yêu cầu sửa đổi của từng luật. Việc phân biệt sửa đổi chính luật và sửa đổi các luật chịu tác động do chính luật bị sửa đổi là điều cần thiết và được thực hiện để làm minh bạch hệ thống pháp luật:
- Sửa đổi chính luật sẽ khiến cho nhiều quy định của luật khác trờ thành không đúng nữa, việc sửa đổi các quy định luật khác chịu tác động do chính luật bị sửa đổi sẽ đảm bảo phù hợp của chính luật mới với pháp luật hiện hành.
- Sửa đổi các quy định của các luật khác chịu tác động do sửa đổi chính luật không bao giờ được thực hiện trong một quy trình ban hành pháp luật độc lập, mà luôn đi kèm với quy trình sửa đổi chính luật.
Việc sửa đổi các quy định của các luật khác chịu tác động do sửa đổi chính luật phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Do tính tổng thể của trật tự pháp luật nên thường cần phải sửa đổi nhiều các quy định chịu tác động do sửa đổi chính luật hơn dự kiến ban đầu.
Về hoạt động xây dựng văn bản pháp luật, hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 4, và được ban hành bởi cơ quan thẩm quyền quy định từ Điều 15 tới Điều 30 của Luật Ban hành văn bản QPPL (Số 80/2015/QH13). Tác giả đề xuất các nhà nghiên cứu, nhà phản biện tham khảo nội dung này để cùng thấy tính logic và liên kết chặt chẽ trong các vấn đề lý thuyết và thực tiễn được trình bày trong luận văn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
Sự đi lên của tiền điện tử, tiền kỹ thuật số mã hóa tư nhân đặt ra các thách thức về quyền lực độc quyền của Nhà nước trong việc phát hành tiền trên phạm vi lãnh thổ quốc gia, làm tăng rủi ro tới ổn định giá cả và giá trị đồng tiền của quốc gia, làm suy yếu các công cụ chính sách tiền tệ và ổn định hệ thống tài chính của NHTW, gây bất ổn tới hệ thống thanh toán quốc gia và quốc tế, và do vậy, làm thay đổi cách nhìn nhận của Chính phủ các quốc gia về hình thái tiền tệ mới (tiền kỹ thuật số mã hóa).
Nghiên cứu về Tiền số NHTW của các Ngân hàng trung ương, Chính Phủ quốc gia trên thế giới và của tổ chức tài chính quốc tế uy tín rất phong phú, đa dạng, vừa có nghiên cứu lý thuyết, vừa có nghiên cứu ứng dụng (thông qua việc sử dụng kết quả triển khai thí nghiệm và thực nghiệm Tiền số NHTW). Các kết quả và đề xuất của nghiên cứu cho thấy đầy đủ, toàn diện các vấn đề về Tiền số NHTW, ví dụ: phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của loại hình Tiền số NHTW; khung chính sách về thiết kế Tiền số NHTW; các đặc điểm cốt lõi/ đặc tính kỹ thuật của Tiền số NHTW; các vấn đề pháp lý trong các lĩnh vực quản lý ngoại hối, thanh toán quốc tế, thanh toán bán lẻ; ảnh hưởng của Tiền số NHTW tới ổn định tài chính, chính sách sách tiền v.v…
Các nghiên cứu của Việt Nam hiện nay thiên về tóm tắt gợi ý định hướng và đề xuất NHNN quan tâm chỉnh sửa và xây dựng mới. Trong đó phổ biến bao gồm i) hoàn thiện khung pháp lý là tiền đề để phát triển Tiền số NHTW tại Việt Nam, ii) làm rõ các khái niệm, định nghĩa, phân loại, tiêu chuẩn kỹ thuật của Tiền số NHTW. Tuy nhiên, có thể do phạm vi các bài nghiên cứu giới hạn ở việc giới thiệu và tóm gọn kết quả các nghiên cứu của các nước trên thế giới, nên thiếu đi sự đánh giá chuyên sâu về những văn bản pháp luật cụ thể nào của Việt Nam cần phải rà soát, những điều luật cụ thể nào cần được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.
Việc nghiên cứu và phân tích pháp luật về phát hành Tiền số NHTW tại các quốc gia trên thế giới nói chung và nghiên cứu khả năng luật hóa Tiền số quốc gia tại Việt Nam cần dựa trên 3 nhóm lý thuyết nền tảng, gồm i) Lý thuyết về Tiền, ii) Lý thuyết về vai trò của NHTW trong phát hành, quản lý và lưu thông tiền và iii) Lý thuyết xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tính chất đan xen của khung cơ sở lý thuyết của 3 nhóm vấn đề này giúp người nghiên cứ sử dụng công cụ nghiên cứu hiệu quả, tập trung đánh giá đúng nhóm các vấn đề pháp lý cần giải quyết liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nhằm đưa ra các đề xuất xác đáng, phù hợp trên giác độ là người nghiên cứu pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ. Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Pháp lý trong phát hành tiền số ngân hàng trung ương
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận để luật hóa phát hành Tiền số […]