Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1.1. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

Đã từ lâu, mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia luôn là vấn đề được đề cập dưới góc độ lý luận và góc độ thực tiễn. Tuy là hai hệ thống pháp luật khác nhau nhưng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ là tiền đề cần thiết cho mỗi quốc gia và cho cả cộng đồng quốc tế trong một thế giới chứa đựng bao mối quan hệ đan xen và tùy thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể Luật quốc tế. Ngày nay mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia luôn mang tính thời sự sâu sắc đối với mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển pháp luật. Đây là mối quan hệ có tính biện chứng, trong đó Luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của Luật quốc tế, và đến lượt mình, Luật quốc tế có tác dụng tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện luật quốc gia.

Bản chất quá trình xây dựng các quy phạm luật quốc tế mà các quốc gia tiến hành thông qua phương thức thỏa thuận chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung của Luật quốc tế. Ý chí này phản ánh tương quan lực lượng và tương quan lợi ích của các quốc gia, vì vậy, lợi ích quốc gia trở thành điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triển luật quốc tế. Ngoài ra, trong lịch sử hình thành và phát triển luật quốc tế, nhiều quy phạm của Luật nhân đạo quốc tế, Luật ngoại giao, lãnh sự hay nhiều nguyên tắc của luật quốc tế có nguồn gốc xuất phát từ quan điểm, quan niệm của luật quốc gia [1 tr. 36]

Tính chất tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hoạt động cụ thể, ví dụ, nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của luật quốc gia phù hợp với những cam kết quốc tế của chính quốc gia đó. Bên cạnh đó, luật quốc tế còn tác động đến luật quốc gia thông qua vai trò của hệ thống này đối với đời sống pháp lý tại mỗi quốc gia, phản ánh tương quan giữa hai hệ thống khi điều chỉnh những vấn đề thuộc lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Việt Nam tham gia là thành viên của nhiều tổ chức trên thế giới như Liên hợp quốc, ASEAN, Tổ chức Thương mại thế giới, có quan hệ song phương với nhiều nước khác nhau. Cùng với mỗi bước đi trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam đã ký kết và tham gia hàng loạt điều ước quốc tế toàn cầu, khu vực, đa phương, song phương. Trong quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế, Việt Nam luôn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế trong đó có nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda).

Nguyên tắc Pacta sunt servanda xuất hiện rất sớm, từ khi xuất hiện nhà nước và tồn tại dưới hình thức tập quán pháp lý quốc tế. Ngày nay, nguyên tắc này được ghi nhận trong rất nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương.

Trong lời nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định sự quyết tâm của các nước thành viên “tạo điều kiện để đảm bảo công lý và sự tôn trọng các nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế.” Theo khoản 2 Điều 2 của Hiến chương thì “tất cả các thành viên Liên hợp quốc thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra” [12].

Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế (có hiệu lực ngày 27 tháng 01 năm 1980) đã khẳng định tính phổ cập của nguyên tắc Tận tâm thực hiện cam kết quốc tế. Theo Công ước này thì tất cả điều ước có hiệu lực đều ràng buộc các thành viên và phải được các thành viên tự nguyện thi hành với thiện chí. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Khẳng định này còn được thể hiện tại Điều 27 Công ước viên năm 1969: Một quốc gia thành viên không thể viện dẫn những quy định của pháp luật trong nước của quốc gia này để biện minh cho việc không thi hành một điều ước. Như vậy, các quốc gia không được viện dẫn những quy định khác biệt của quốc gia mình để lại ra không thực hiện, từ chối hay thực hiện không đúng điều ước quốc tế đã ký kết. Điều 46 quy định: Một quốc gia không được viện dẫn việc quốc gia này đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của một điều ước là vi phạm quy định của pháp luật trong nước về thẩm quyền ký kết các điều ước, để từ bỏ sự đồng ý của mình, trừ khi việc vi phạm này quá rõ ràng và liên quan đến một quy định có tính chất cơ bản của pháp luật trong nước. Việc phạm được xem là rõ ràng, nếu xét một cách khách quan trong những trường hợp tương tự bất kỳ quốc gia nào xử sự theo thông lệ chung một cách thiện chí, đều có thể nhận thấy vi phạm này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

2.1.2. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực lao động trẻ em

Hiện nay, việc vận dụng lý luận khoa học pháp lý hiện đại về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia vào thực tiễn pháp lý của mỗi quốc gia không có sự đồng nhất về cách tiếp cận.

Việt Nam, vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc tế và pháp luật quốc gia thông qua việc giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế hiện đang có hiệu lực với Việt Nam và pháp luật Việt Nam đang là vấn đề thời sự. Trong bối cảnh của công cuộc cải cách, mở cửa tại Việt Nam, điều ước quốc tế trở thành công cụ pháp lý chủ yếu, điều chỉnh hiệu quả quan hệ hợp tác quốc tế toàn diện của Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Từ năm 1990 trở lại đây, số lượng các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập ngày một nhiều, làm tăng lên đáng kể các cam kết quốc tế và các nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế đối với Việt Nam. Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế ghi nhận trong điều ước quốc tế hiện nay đòi hỏi sự hiện diện một khung pháp luật quốc gia về điều ước quốc tế phù hợp, để tạo cơ sở cũng như các đảm bảo thực tế cho việc thực thi các thỏa thuận quốc tế của Việt Nam.

Trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam đều thể hiện quan điểm nhà nước ta trong việc nghiêm chỉnh tuân thủ và tôn trọng các nghĩa vụ cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã chính thức ràng buộc, trên cơ sở của nguyên tắc tận tâm, thiện chí, bình đẳng, có đi có lại, hợp tác phát triển.

Mặc dù hiện tại, pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế chưa xác định rõ ràng vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia, nhưng trong các văn bản pháp luật, hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế mà Việt Nam hiện là thành viên vẫn được bảo đảm bởi việc thừa nhận ưu thế của điều ước quốc tế trong tương quan với pháp luật Việt Nam. Điều này thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật trong nước. Điển hình như trong Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó” [30, khoản 2 điều 759]. Bộ luật tố tụng dân sự 2004 cũng đề cập vấn đề này như tại khoản 3 điều 2: Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Bộ luật lao động cũng thể hiện quan điểm trên như tại điều 3 Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi năm 2002, 2006, 2007)

Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác [24].

Tại khoản 2 điều 2 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:

Luật này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp…; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó [29]. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Năm 2001, Việt Nam chính thức ra nhập Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia càng khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Trong lĩnh vực lao động trẻ em, mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam được thể hiện trong việc Việt Nam thực hiện các cam kết trong các điều ước quốc tế về quyền con người nói chung, quyền trẻ em và vấn đề lao động trẻ em nói riêng. Việt Nam đã ban hành các quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, lao động trẻ em, xóa bỏ lao động trẻ em phù hợp với các quy định của các điều ước quốc tế.

2.2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI

2.2.1. Phòng ngừa nguy cơ trẻ em phải lao động sớm hoặc bị bóc lột, lạm dụng trong pháp luật Việt Nam

Có thể nói, văn bản pháp luật cổ cũng đã đề cập đến lao động trẻ em. Tiêu biểu nhất là Bộ luật Hồng Đức, thời hậu Lê (Quốc triều Hình luật) – một Bộ luật tiến bộ của triều đại phong kiến Việt Nam – niềm tự hào của truyền thống xây dựng pháp luật của dân tộc ta mà nhiều điều của bộ luật này đến nay tư tưởng của nó vẫn được chúng ta kế thừa và phát huy.

Điều 8 chương Hộ hôn của Bộ luật Hồng Đức quy định: “Những nô tỳ được thả về làm nương dâu, đã có giấy cấp cho rồi, mà vẫn bắt ở lại làm tôi tớ thì xử phạt 50 roi, biếm một tư. Người nô tỳ vẫn được trở về theo giấy cấp” [20, tr. 115]. Chúng ta có thể hiểu rằng, nô tỳ có thể có cả ở độ tuổi chưa thành niên, và quy định này rõ ràng bênh vực người yếu thế hơn trong xã hội phong kiến. Hoặc việc ngăn chặn sự bóc lột, lạm dụng đối với trẻ em được quy định rất rõ tại Điều 30 chương Hộ hôn:

Con gái và những đưa trẻ mồ côi, tự bán mình mà không có ai bảo lĩnh thì người mua cùng người viết văn khế, người làm chứng thảy đều xử tội xuy, trượng như luật (đàn bà đánh 50 roi, đàn ông đánh 80 trượng) đòi lại tiền trả cho người mua mà hủy bỏ văn khế. Nếu những người cô độc cùng khốn từ 15 tuổi trở lên, tình nguyện bán mình thì cho phép [35, tr. 121].

Kế thừa và phát huy những điểm tiến bộ của pháp luật thời phong kiến, ngay sau khi đất nước giành được độc lập, vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được quy định trong Hiến pháp 1946. Cụ thể được đề cập tại điều 9, 14, 15 Hiến pháp 1946 quy định: “Những người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ. Trẻ em được chăm sóc về mặt giáo dưỡng” [20, điều 14]. Tại điều 15 Hiến pháp cũng nêu rõ “nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình. Học trò nghèo được chính phủ giúp. Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình nhà nước” [20]. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Cũng trong thời gian này, việc bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bóc lột, lạm dụng sức lao động cũng đã được chú ý điều chỉnh. Theo Sắc lệnh số 29/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12.3.1947, tuổi tối thiểu được học nghề và được tuyển dụng vào làm việc là từ 12 tuổi dương lịch, đến 18 tuổi phải kể là thợ chính thức (điều 12). Tại điều 99 còn quy định các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ và thương điếm không được mướn trẻ con dưới 12 tuổi dương lịch. Độ tuổi này tăng lên trong một số công việc; cụ thể, theo điều 130 Sắc lệnh này, trừ những trường hợp đặc biệt, còn thì đàn bà, con gái bất kỳ bao nhiêu tuổi và con trai dưới 15 tuổi không được dùng làm việc dưới hầm mỏ và trong những xưởng kỹ nghệ có hại cho sức khỏe hay nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động ấn định. Điều 131 nêu rõ: Cấm không được dùng trẻ con chưa đến 15 tuổi tính theo dương lịch, để làm ả đào và vũ nữ.

Ngoài các quy định về độ tuổi lao động tối thiểu, Sắc lệnh trên cũng đề cập tới một số khía cạnh khác có liên quan, trong đó có yêu cầu về năng lực lao động và biện pháp kiểm tra việc tuân thủ độ tuổi lao động tối thiểu của các cơ sở kinh doanh. Như về tiền công, điều 57 quy định: Công nhân đàn bà hay trẻ con mà làm việc như một công nhân đàn ông, đều được lĩnh tiền công bằng số tiền công đàn ông. Về bảo hộ lao động, điều 100 quy định: Các ty lao động có thể yêu cầu một viên thầy thuốc Nhà nước xem xét trẻ con hay thiếu niên từ 12 tuổi đến 18 tuổi dùng trong các xí nghiệp đã nói trên có đủ sức làm các công việc của chủ giao cho không. Nếu xét ra quá sức thì Ty lao động, sau khi đồng ý với viên thầy thuốc, có quyền bắt chủ đổi việc làm hay thôi không làm nữa. Con trai chưa đến 18 tuổi, đàn bà con gái ở bất kỳ bao nhiêu tuổi…đều không được làm đêm (Điều 106); Thì giờ nghỉ đêm của công nhân con trai dưới 18 tuổi và của đàn bà, con gái bất kỳ bao nhiêu tuổi, ít ra phải được nghỉ 11 giờ liền(điều 107); Đàn bà con gái bất kỳ bao nhiêu tuổi và con trai dưới 15 tuổi không được dùng làm việc dưới hầm mỏ và trong những xưởng kỹ nghệ có hại cho sức khỏe hay nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ lao động ấn định (Điều 130)

Ngày 22/5/1950, Chính phủ kháng chiến đã ban hành Sắc lệnh số 77/SL, ban hành Quy chế công nhân, trong đó quy định: Công nhân muốn được tuyển dụng vào giúp việc Chính phủ phải có những điều kiện dưới đây: a. Phải được từ 15 tuổi trở lên, trừ trẻ em học nghề (Điều 8); Người tình nguyện học nghề phải được từ 14 tuổi trở lên (Điều 52)

Hiến pháp 1959 được sửa đổi thay thế hiến pháp 1946 do tình hình đất nước có những thay đổi lớn. Lúc này, miền Bắc đang tiến hành xây dựng chủ nghĩ xã hội. Miền Nam còn đang có chiến tranh chống Mỹ. Trước tình hình đó, Hiến pháp 1959 đã được ra đời phản ánh sự thay đổi lớn của đất nước. Kế thừa bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 tiếp tục bảo vệ một cách cụ thể hơn quyền của trẻ em, người lao động. Điều đó được thể hiện trong các điều 24, 30, 31, 32, 33… Tại điều 24 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em…” [21]. Điều 31 quy định rõ: “Người lao động có quyền nghỉ ngơi…” [21].

Năm 1975, đất nước được giải phóng, chúng ta bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiến thiết đất nước nên Hiến pháp 1980 đã ra đời, thay thế Hiến pháp năm 1959. Tại bản Hiến pháp này những quyền con người, bảo vệ trẻ em tiếp tục được kế thừa những bản hiến pháp trước và bổ sung phù hợp với tình hình xã hội mới. Tại bản hiến pháp này, lần đầu tiên xuất hiện hẳn một điều luật quy định các vấn đề liên quan đến trẻ em. Đó là điều 65: “Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm” [18]. Bên cạnh đó các điều 66, 78… cũng quy định về việc học tập, lao động, phát triển trí tuệ của thanh niên, bổn phận của người lao động… Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Sau khi chúng ta công nhận nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, cơ chế quản lý cũ không còn phù hợp… Hiến pháp 1992 ra đời phản ánh tình hình xã hội mới đó. “Trong nội dung Hiến pháp 1992 có nhiều điều quy định về việc “trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục” [23] như tại các quy định ở điều 59, 65, 66… Đáng lưu ý nhất là điều 65: “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Hay tại điều 64: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt…” [23].

Nghị định số 24/CP ngày 13.3.1963 của Hội đồng Chính phủ (điều 3) quy định độ tuổi tối thiểu được tuyển dụng vào làm việc trong một số ngành nghề trong khu vực nhà nước phải từ 18 tuổi.

Như vậy, chủ yếu dưới hình thức sắc lệnh do Chính phủ ban hành, Nhà nước dân chủ nhân dân trong bối cảnh thời chiến đã có những điều chỉnh cần thiết và kịp thời về lao động trẻ em, lao động chưa thành niên. Do hoàn cảnh chiến tranh, những Sắc lệnh trên không thực hiện được nhiều, nhưng những quy định về lao động trẻ em vẫn có ý nghĩa như những quy định mở đầu cho việc điều chỉnh pháp luật đối với lao động trẻ em đồng thời ngăn ngừa, xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em.

Như vậy, việc bảo vệ trẻ em khỏi những hình thức bóc lột, lạm dụng sức lao động đã được đề cập trong pháp luật Việt Nam từ rất sớm, khi nước ta chưa là thành viên của bất kỳ công ước quốc tế nào về vấn đề lao động trẻ em.

Trong bối cảnh của một nền kinh tế được kế hoạch hóa đến cao độ và có chiến tranh lâu dài, ác liệt nên vào những thập kỷ 60, 70, vấn đề lao động trẻ em hầu như không được đặt ra một cách trực tiếp. Vả lại, những năm tháng này, Việt Nam còn chưa tham gia sinh hoạt trong nhiều tổ chức quốc tế trên phạm vi thế giới cũng như khu vực, nên vấn đề lao động trẻ em chưa phải là một vấn đề đặc biệt quan tâm.

Vào đầu thập kỷ 90, trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề lao động trẻ em mới được đề cập trong một số văn bản, đó là: Pháp lệnh về Hợp đồng lao động (30.8.1990), pháp lệnh về Bảo hộ lao động (10.9.1991), Nghị định số 233/HĐBT (22.6.1990) ban hành quy chế lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nghị định số 374/HĐBT (14.11.1991) quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Những quy định này chứa đựng những quy định về bảo hộ lao động chưa thành niên như: độ tuổi được phép làm đối với những người chưa thành niên, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi cũng như trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động chưa thành niên.

Đáng chú ý là Pháp lệnh Hợp đồng lao động (30.8.1990) và Nghị định số 233/HĐBT ngày 22 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định chỉ những người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên mới được quyền giao kết hợp đồng lao động. Người dưới 15 tuổi cũng có thể giao kết hợp đồng lao động để làm những công việc mà pháp luật cho phép, nhưng phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Đặc biệt, Nghị định 374/HĐBT quy định nghiêm cấm: việc bắt trẻ em làm công việc nặng nhọc, quá sức mình; việc không trả công lao động cho trẻ em tương xứng với công sức các em bỏ ra.

Sau khi Công ước về quyền trẻ em được soạn thảo, Việt Nam đã ký ngay trong ngày đầu tiên (26.1.1990) khi công ước được mở cho các nước ký và trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước này (ngày 20.2.1990). Tinh thần của Công ước về quyền trẻ em đã được phản ánh kịp thời trong các văn kiện luật quan trọng về quyền trẻ em ở nước ta, đó là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành và có hiệu lực từ ngày 16.8.1991.

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em xác định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Điều 1 của Công ước về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [16]. Như vậy, việc xác định độ tuổi trẻ em của Việt Nam về cơ bản là phù hợp với công ước của Liên hợp quốc. Trong số 5 chương với 26 điều quy định về các quyền và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, các cơ quan nhà nước, nhà trường, đoàn thể xã hội…Luật cũng đã có những quy định liên quan đến lĩnh vực lao động trẻ em: nghiêm cấm việc ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm luật hoặc làm những việc có hại đến sự lành mạnh của trẻ em (điều 8); cấm trẻ em mại dâm (điều 14); cấm sử dụng lao động trẻ em trái quy định pháp luật có hại cho sự phát triển bình thường của trẻ em (điều 9)

Sau khi gia nhập Công ước về quyền trẻ em (năm 1990), Nhà nước Việt Nam tiếp tục triển khai và thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động bảo đảm các quyền trẻ em nói chung, bảo vệ trẻ em trước những sự xâm hại nói riêng, trong đó có sự bóc lột và lạm dụng sức lao động. Từ đầu thập kỷ 1990 đến nay, Việt Nam đã ký kết nhiều văn kiện pháp luật quốc tế, đồng thời ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến vấn đề ngăn ngừa, cấm và xóa bỏ lao động trẻ em.

“Phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh phải lao động sớm hoặc bị bóc lột, lạm dụng là những biện pháp đầu tiên, đồng thời là biện pháp cơ bản không thể bỏ qua để đảm bảo hiệu quả lâu dài và vững chắc của việc xóa bỏ lao động trẻ em” [9, tr. 69]. Đây là cách tiếp cận khoa học được thừa nhận và vận dụng trong các chương trình xóa bỏ lao động trẻ em của Liên hợp quốc, ILO và một số tổ chức quốc tế khác.

Những hoàn cảnh có thể khiến cho trẻ em phải lao động sớm hoặc bị bóc lột, lạm dụng trên thực tế rất đa dạng, trong đó tiêu biểu như: tình trạng đói nghèo của gia đình; bị mất môi trường gia đình; bị bỏ mặc không được quan tâm, chăm sóc; bị ngược đãi; bị dụ dỗ, lôi kéo, cưỡng bức vào các tệ nạn xã hội hoặc làm các công việc phi pháp; bị thất học…

Việc phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh phải lao động sớm hoặc bị bóc lột, lạm dụng được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật ở Việt Nam, song quan trọng nhất là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, điều đó được thể hiện qua một số khía cạnh như: Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Thứ nhất, Luật đã quy định một hệ thống những quyền cơ bản mà trẻ em Việt Nam được hưởng, trong đó tất cả các quyền đều có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp giúp trẻ em tránh khỏi nguy cơ phải lao động sớm, bị bóc lột, lạm dụng hoặc xâm hại, cụ thể:

Quyền được khai sinh và có quốc tịch (điều 11(1)).

  • Quyền được giúp đỡ để xác nhận cha mẹ.
  • Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức (điều 12).
  • Quyền được sống chung với cha mẹ (điều 13).
  • Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự (điều 14).
  • Quyền được chăm sóc sức khỏe (điều 15).
  • Quyền được học tập, được học tiểu học miễn phí ở các trường công lập (điều 16).
  • Quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi (điều 17).
  • Quyền được phát triển năng khiếu (điều 18).
  • Quyền có tài sản và được thừa kế tài sản (điều 19).
  • Quyền được tiếp cận thông tin phù hợp, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực (điều 20).

Thứ hai, Luật nghiêm cấm các hành vi bóc lột, lạm dụng trẻ em hoặc có thể trực tiếp xô đẩy trẻ em vào tình trạng bị bóc lột, lạm dụng (điều 7), cụ thể là:

  • Bỏ rơi con (của cha mẹ, người giám hộ).
  • Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em để trục lợi.
  • Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.
  • Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em.
  • Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hóa phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
  • Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em.
  • Lạm dụng sức lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
  • Cản trở việc học tập của trẻ em. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Thứ ba, Luật đã quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, các tổ chức xã hội và các gia đình trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em và các biện pháp cần tiến hành để bảo vệ, chăm sóc một số dạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (sẽ được đề cập cụ thể dưới đây). Những quy định đó có tác dụng bảo đảm các quyền trẻ em được tôn trọng và thực hiện trên thực tế, đồng thời củng cố vững chắc khuôn khổ pháp lý về bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bóc lột, lạm dụng hay xâm hại.

Theo Luật Bảo vệ người chưa thành niên năm 1991 (được sửa đổi, bổ sung năm 2006)của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc thì trẻ em vị thành niên là những người dưới 18 tuổi (Điều 2).

Tại Điều 1 của luật khẳng định rõ:

Luật này được ban hành theo quy định của Hiến pháp với mục đích bảo vệ sức khỏe, thể chất và tinh thần của trẻ vị thành niên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các em. Đào tạo họ trở thành những con người sống có lý tưởng, có đạo đức, văn hóa và có kỷ luật theo pháp luật xã hội chủ nghĩa [39].

Chương IV. Về sự bảo vệ của xã hội quy định:

Điều 28 quy định:

Bất kỳ các tổ chức, cá nhân nào không được phép tuyển dụng trẻ vị thành niên dưới độ tuổi 16 trừ khi có qui định khác của nhà nước.

Tổ chức, cá nhân theo quy định có liên quan sử dụng trẻ vị thành niên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải thực hiện theo quy định của nhà nước về các loại công việc, giờ làm việc, cường độ lao động, các biện pháp bảo vệ khác nếu sử dụng trẻ trong các hoạt động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật [39].

Điều 29: Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Đối với trẻ vị thành niên ăn xin, bỏ nhà thì các bộ phận phòng ban, cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm tập trung các em lại để gửi cho cha mẹ hay người giám hộ, trong trường hợp tạm thời không xác định được cha mẹ hay người giám hộ thì các em được đưa vào tổ chức phúc lợi xã hội chăm sóc và bảo vệ [39].

Trung Quốc cũng đưa ra những quy định riêng khi người sử dụng lao động nhận trẻ em dưới 18 tuổi vào làm việc như công việc, giờ làm việc… Điều này trong pháp luật Việt Nam cũng có những quy định tương tự.

Như vậy, theo pháp luật Trung Quốc, trẻ em là người dưới 18 tuổi. Quy định này phù hợp với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, lại có sự khác biệt so với pháp luật Việt Nam (trẻ em là người dưới 16 tuổi). Các quy định về vai trò, trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức, gia đình đối với trẻ em được quy định khá chi tiết và nhìn chung tương đồng với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam.

Bên cạnh Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn có một số văn bản pháp luật khác cũng có ý nghĩa phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh phải lao động sớm hoặc bị bóc lột, lạm dụng, cụ thể là:

Liên quan đến vấn đề giáo dục, dạy nghề: Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam đã cho thấy, việc bảo đảm quyền được học tập của trẻ em là một trong những biện pháp quan trọng và có hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em.

Việt Nam, Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 và Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định chi tiết về việc bảo đảm quyền được học tập của trẻ em. Các đạo luật này là cơ sở pháp lý chủ yếu để hiện thực hóa quyền được giáo dục của trẻ em, trong đó có quyền được học tiểu học miễn phí của trẻ em ở độ tuổi 6 – 14. Gần đây, nhà nước đã ban hành một loạt văn bản pháp luật quy định về việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong giai đoạn 2001-2010 (Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 09-12-2000 của Quốc Hội, Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 25.4.2001 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 88/2001/NĐ-CP của Chính phủ) và Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 25.2.2001 của Thủ tướng Chính phủ) cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể ứng với các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục cần phải đạt được cho đến hết năm 2010, trong đó bao gồm cả những chỉ tiêu giáo dục với trẻ khuyết tật và phấn đấu không còn trẻ em bước vào tuổi 15 bị mù chữ vào năm 2010.

Gắn liền với vấn đề giáo dục là vấn đề dạy nghề. Đây cũng là một biện pháp có hiệu quả không chỉ giúp trẻ em tránh được nguy cơ phải lao động sớm mà còn chuẩn bị cho các em kỹ năng lao động để có thể chủ động và vững vàng tham gia vào thị trường lao động khi đến độ tuổi pháp luật cho phép. Trong pháp luật Việt Nam, việc dạy nghề nói chung và dạy nghề cho thanh thiếu niên nói riêng được đề cập trong Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09.01.2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật giáo dục về dạy nghề và một số văn bản khác. Theo các văn bản pháp luật này, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và vận hành các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề…dưới dạng độc lập hay gắn với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục; theo hình thức công lập, bán công, dân lập, tư nhân hay của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Chiến lược phát triển giáo dục giao đoạn 2001-2010 đã gắn liền việc học tập với vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh thiếu niên bắt đầu từ cấp giáo dục trung học cơ sở, theo đó, từ cấp này trở lên, các nhà trường phải đồng thời cung cấp cho học sinh những hiểu biết về kỹ thuật và chú trọng hoạt động hướng nghiệp để giúp học sinh thuận lợi khi vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp. Văn kiện này cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể trong vấn đề dạy nghề, theo đó, phải thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào học các trường dạy nghề từ 6% năm 2000 lên 10% năm 2005, 15% năm 2010. Thu hút học sinh sau trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp vào học các chương trình dạy nghề bậc cao đạt 5% năm 2005, 10% năm 2010; qua đó nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ vào năm 2010 đạt 40%, trong đó từ cao đẳng trở lên 6%, trung học chuyên nghiệp 8%, công nhân kỹ thuật 26%. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Liên quan đến vấn đề lao động trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thực chất là tạo lập và bảo bệ những điều kiện và môi trường sống thuận lợi cho những trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột, lạm dụng.

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 đã dành hẳn chương IV với 19 điều quy định ba nhóm nội dung về chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; việc thành lập và hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em; các biện pháp trợ giúp đối với từng đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đây là một chương mới so với Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 1991.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em được xác định gồm: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật (điều 40).

Thực tiễn hiện nay, tình trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang diễn biến phức tạp, số trẻ em rơi vào tệ nạn xã hội, trẻ em làm trái pháp luật có xu hướng gia tăng, đòi hỏi ngành luật này phải có chính sách và biện pháp mạnh mẽ, huy động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, giải quyết và trợ giúp trẻ em phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức, tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

Các nguyên tắc chỉ đạo trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (điều 41) cụ thể là:

Coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;

  • Kịp thời giải quyết nhằm giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em;
  • Kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức để hòa nhập với gia đình, cộng đồng;
  • Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi đẩy trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, vi phạm quyền trẻ em.

Phương châm thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chủ yếu ở gia đình hoặc gia đình thay thế tại cộng đồng; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận con nuôi hoặc nhận đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chỉ đưa trẻ em không nơi nương tựa mà không được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, cộng đồng vào cơ sở trợ giúp trẻ em. Hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vừa mang tính nhân đạo cao cả vừa mang tính phục vụ nhằm bảo đảm cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đều được trợ giúp để sớm hòa nhập với gia đình, cộng đồng. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là tên gọi chung của các cơ sở thực hiện các nội dung về tư vấn, chữa bệnh, giải đốc, phục hồi chức năng, sức khỏe, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập, dạy nghề, tổ chức việc làm, tổ chức hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao, giải trí và tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Không chỉ quy định chung về việc bảo vệ tất cả trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em còn có những quy định về việc bảo vệ từng dạng trẻ em này (các điều 51 đến 58), cụ thể:

Đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, điều 51 quy định, Ủy ban nhân dân các cấp phải giúp đỡ những trẻ em dạng này có môi trường gia đình thay thế hoặc phải tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở giúp đỡ trẻ em công lập, ngoài công lập. Nhà nước khuyến khích và có chính sách trợ giúp các gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận đỡ đầu, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bỏ rơi.

Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, theo điều 52, những trẻ em trong dạng này được gia đình, nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp hòa nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hóa, học nghề và tham gia hoạt động xã hội.

Đối với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, theo điều 53, những trẻ em trong dạng này không bị phân biệt đối xử; được nhà nước và xã hội tạo điều kiện chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em.

Đối với trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, trẻ em phải làm việc xa gia đình, theo điều 54, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời tình trạng trẻ em bị rơi vào những hoàn cảnh này; tạo điều kiện cho các em được học nghề, làm công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi trong phạm vi địa phương. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên với những trẻ em phải làm việc xa gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để các em được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.

Đối với trẻ em lang thang, theo điều 55, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phải phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh nơi trẻ em đi lang thang trong việc tổ chức, giúp đỡ đưa trẻ em về với gia đình; đối với trẻ em lang thang mà không còn nơi nương tựa thì được tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; đối với trẻ em lang thang của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xóa đói, giảm nghèo. Riêng đối với trẻ em cùng gia đình đi lang thang thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em và gia đình đến lang thang có trách nhiệm yêu cầu và tạo điều kiện để gia đình lang thang định cư, ổn định cuộc sống và để trẻ em được hưởng các quyền của mình.

Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục, theo điều 56, những em trong dạng này được gia đình, nhà nước và xã hội giúp đỡ bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em.

Đối với trẻ em nghiện ma túy, theo điều 57, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động phòng, chống ma túy có trách nhiệm tổ chức cai nghiện tại gia đình hoặc tại cơ sở cai nghiện cho các em nghiện ma túy theo quy định của Luật phòng chống ma túy. Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em cai nghiện được tham gia các hoạt động lành mạnh, có ích và phải bố trí cho các em ở khu vực dành riêng cho trẻ em. Trẻ em cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc không bị coi là trẻ em bị xử lý vi phạm hành chính. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Đối với trẻ em vi phạm pháp luật, theo điều 58, các em trong dạng này được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản than, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em phải theo quy định của pháp luật với người chưa thành niên. Trẻ em vi phạm pháp luật bị xử lý bằng biện pháp cách ly khỏi cộng đồng trong một thời gian nhất định thì sau khi trở về gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện giúp đỡ tiếp tục học văn hóa, học nghề và hỗ trợ tìm việc làm. Trường hợp các em chấp hành xong hình phạt mà không có nơi nương tựa thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo điều kiện để các em học nghề và có việc làm.

Như vậy, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em đã tính đến những đặc trưng của từng dạng trẻ em đặc biệt kể trên và trên cơ sở đó, đã đề ra những biện pháp phù hợp để giúp đỡ các em một cách có hiệu quả, góp phần phòng ngừa những nguy cơ khiến các em phải lao động sớm hoặc bị lạm dụng, bóc lột hay xâm hại. Đây là những biện pháp gián tiếp để xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam.

Bên cạnh Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn có một số văn bản pháp luật khác cũng đề cập đến vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, như Nghị định số 07/2000/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội, trong đó quy định trẻ em mồ côi; trẻ em bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích để nương tựa; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại mất tích hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng thuộc về các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Chỉ thị số 06/1998/TTg ngày 23/1/1998 của Thủ tưởng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động, trong đó yêu cầu các ngành lao động – thương binh – xã hội, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, tài chính…phải phối hợp xây dựng các đề án về vấn đề này nhằm chăm sóc sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và áp dụng chế độ học phí thích hợp với học sinh nghèo…

Chương trình Hành động quốc gia về trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001

  • 2010 và Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 – 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ) đã đặt ra các mục tiêu về bảo vệ một số dạng trẻ em đặc biệt từ nay đến năm 2010, cụ thể là: Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.
  • Bảo đảm 80% số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc vào năm 2005 và 100% vào năm 2010;
  • Giảm 70% trẻ em lang thang kiếm sống và trẻ em lao động nặng nhọc, độc hại vào năm 2005 và 90% vào năm 2010, trong đó 70% số trẻ em được trợ giúp tạo dựng cuộc sống hòa nhập với gia đình.
  • Ngăn chặn, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản vào năm 2010 số trẻ em bị xâm phạm tình dục, bị mua bán.
  • Giảm 70% số trẻ em bị nghiện ma túy vào năm 2005 và 90% vào năm 2010, đến năm 2010 giảm được 90% số trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm.

Cùng với các chương trình xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm, các quy định và chương trình kể trên đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý toàn diện, hoàn chỉnh, trong đó trẻ em Việt Nam được bảo vệ trước những nguy cơ rơi vào những hoàn cảnh điển hình nhất có thể dẫn đến tình trạng phải lao động quá sớm hoặc bị bóc lột, lạm dụng hay xâm hại. Điều đó chứng tỏ hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay về cơ bản đã đáp ứng những tiêu chuẩn về chính sách quốc gia trong việc xóa bỏ lao động trẻ em nêu trong điều 1 Công ước số 138 của ILO, mục I Khuyến nghị số 146 cũng như về chương trình hành động về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất nêu trong điều 6 Công ước số 182 và mục I Khuyến nghị số 190 của ILO.

2.2.2. Các quy định pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động trẻ em trong tương quan so sánh với pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Các quy định này có liên quan trực tiếp tới các tiêu chuẩn quốc tế của ILO về vấn đề lao động trẻ em, có tác dụng tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho việc ngăn chặn và xử lý những hành vi bóc lột, lạm dụng và xâm hại trẻ em.

2.2.2.1. Các quy định về độ tuổi lao động tối thiểu

Cũng như Công ước số 138, pháp luật Việt Nam căn cứ vào tính chất công việc để xác định độ tuổi được tuyển dụng tối thiểu là từ đủ 15, còn có hai mức khác là từ đủ 18 và dưới 15 tuổi. Mỗi mức tuổi đều kèm theo những điều kiện nhất định.

  • Về mức từ đủ 15 tuổi: Theo điều 6 Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi các năm 2002, 2006, 2007), người lao động là người “…ít nhất đủ 15 tuổi”[28]. Đây có thể coi là mức tuổi lao động tối thiểu phổ biến ở Việt Nam, tương ứng với quy định trong điều 2 Công ước số 138 của ILO.
  • Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam, yếu tố độ tuổi mới chỉ là yếu tố cần, chưa phải là yếu tố đủ để xác lập quan hệ lao động hợp pháp với người lao động chưa thành niên. Kèm theo yếu tố này, cả hai phía trong quan hệ lao động đều còn phải đáp ứng một số yêu cầu nữa, cụ thể:
  • Về phía người lao động, dù đã đủ 15 tuổi, nhưng còn phải: “có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động” [28, điều 6].

Về phía người sử dụng lao động, khi sử dụng người lao động chưa thành niên phải: “lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu” [28, điều 19] và: “chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động” [28, điều 121].

Về mức từ đủ 18 tuổi: Từ quy định của điều 121 Bộ luật Lao động: “Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu đến nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội và Bộ y tế ban hành” [28] có thể hiểu là theo pháp luật Việt Nam, độ tuổi tối thiểu được tuyển dụng và tham gia làm những công việc nguy hại là từ đủ 18 tuổi.

 Quy định kể trên được cụ thể hóa trong Thông tư liên Bộ số 09/TTLB ngày 13/4/1995 của Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội và Bộ Y tế quy định về điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên. Thông tư này xác định 13 điều kiện lao động ở Việt Nam được coi là có hại với người lao động chưa thành niên và đưa ra danh mục 81 công việc cụ thể cấm sử dụng lao động chưa thành niên. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Trong số các thông tư hướng dẫn, Thông tư số 09/TT-LB, ngày 13/4/1995 của liên bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội – Y tế về việc quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên, có một ý nghĩa đặc biệt. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, nhân cách và đảm bảo an toàn lao động của người lao động chưa thành niên, Thông tư này đã đưa ra danh sách gồm 13 loại điều kiện lao động có hại cấm sử dụng lao động chưa thành niên:

  1. Lao động thể lực quá sức;
  2. Tư thế làm việc gò bó;
  3. Trực tiếp tiếp xúc với hóa chất có khả năng gây biến đổi gen, ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa tế bào, gây ung thư, tác hại sinh sản…;
  4. Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm;
  5. Tiếp xúc với chất phóng xạ (kể cà thiết bị phát ra tia phóng xạ);
  6. Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép;
  7. Trong môi trường có độ rung ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép;
  8. Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng 40 độ C về mùa hề và trên 35 độ C về mùa đông, hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao;
  9. Nơi có áp suất không khí cao hơn hoặc thấp hơn áp suất của khí quyển;
  10. Trong lòng đất;
  11. Nơi cheo leo nguy hiểm;
  12. Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý người chưa thành niên;
  13. Nơi ảnh hưởng xấu tới việc hình thành nhân cách [4].

Đồng thời, Thông tư còn ban hành kèm theo một danh mục công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên trong đó có quy định 81 loại công việc bị cấm. Đây là những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc phải tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của người chưa thành niên, ví dụ như:

  1. Trực tiếp nấu rót và vận chuyển kim loại lỏng, tháo rỡ, khuôn đúc làm sạch sản phẩm đúc ở các lò;
  2. Cán kim loại nóng.
  3. Trực tiếp luyện lim màu (đồng, chì thiếc, thủy ngân, kẽm, bạc).
  4. Đốt và ra lò luyện cốc.
  5. Đốt lò đầu máy hơi nước.
  6. Hàn trong thùng kín, hàn ở độ cao trên 5m so với mặt sàn công tác.
  7. Đào lò giếng.
  8. Đào lò và các công việc trong hầm lò, hoặc ở những hố sâu hơn 5m.
  9. Cậy bẩy đá trên núi…
  10. Điều khiển các phương tiện giao thông vận tải có động cơ.
  11. Công việc trên tàu đi biển. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.
  12. Công việc ở nơi có bụi hoặc bột đá, bụi xi măng, bụi than, long súc vật và các thứ bụi khác vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
  13. Trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất trừ sâu, trừ cỏ, trừ muỗi, diệt mối mọt, diệt chuột, có chứa Clo hữu cơ và một số hóa chất có khả năng gây ung thư…[4].

Tiếp theo, ngày 11/9/1999, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 21/1999/TT-BLDTBXH quy định Danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc gồm:

  1. Diễn viên: múa hát, xiếc, sân khấu (kịch, tuồng, chèo,cải lương, múa rối…), điện ảnh;
  2. Các nghề truyền thống như chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài;
  3. Các nghề thủ công mỹ nghệ như thêu ren, mộc mỹ nghệ;
  4. Vận động viên năng khiếu thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng.

Thông tư cũng quy định điều kiện nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc:

  1. Trẻ em phải đủ 12 tuổi trở lên. Riêng tham gia biểu diễn nghệ thuật phải đủ 8 tuổi trở lên (trường hợp đặc biệt cần sử dụng trẻ em chưa đủ 8 tuổi phải do Bộ văn hóa – Thông tin quyết định);
  2. Trẻ em phải có đủ sức khỏe phù hợp với công việc theo xác nhận của trung tâm y tế cấp huyện hoặc phòng khám bệnh viện đa khoa;
  3. Có giấy cam kết và đồng ý theo dõi của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp;
  4. Có sơ yếu lý lịch của trẻ em đã được xác nhận của chính quyền địa phương;
  5. Môi trường lao động không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của trẻ em và không vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;
  6. Thời gian làm việc không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần; không sử dụng trẻ em làm thêm giờ và làm việc ban đêm;
  7. Bảo đảm thời gian học văn hóa cho trẻ em;
  8. Có hợp đồng lao động [3].

Theo Thông tư, Danh mục nghề, công việc cho phép trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc có thể được sửa đổi, bổ sung khi có yêu cầu, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

So sánh với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan của ILO, quy định về độ tuổi lao động tối thiểu kể trên phù hợp với nội dung điều 3 Công ước số 138, còn quy định về những dạng công việc nguy hại phù hợp với nội dung điểm 3 Khuyến nghị số 190 của ILO.

Về mức dưới 15 tuổi: Theo Điều 120 Bộ luật Lao động, trong một số nghề và công việc nhất định do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội quy định có thể nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. Điều 22 Bộ luật Lao động quy định: Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội quy định và phải có đủ sức khỏe phù hợp với nghề theo học, tuy nhiên, với các quy định này, có thể hiểu là theo pháp luật Việt Nam, với một số ngành nghề và công việc nhất định, có thể được tuyển dụng và tham gia làm việc từ khi chưa đủ 15 tuổi.

Vấn đề đề cập trên đây được cụ thể hóa trong Thông tư số 21/1999/TT-LĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. Thông tư này đưa ra danh mục 4 loại ngành nghề, công việc cho phép trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc và 8 điều kiện mà những người sử dụng lao động bắt buộc phải tuân thủ khi nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. Điều 25 Bộ luật lao động: nghiêm cấm mọi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, truyền nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, truyền nghề vào những hoạt động trái pháp luật. Nghị định số 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về học nghề đã khẳng định thêm: Những người dưới 13 tuổi chỉ được học một số nghề do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định.

Luật pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cho phép trẻ em ở mọi lứa tuổi thường được phép đi làm cho những cơ sở của cha mẹ, ngoại trừ các em dưới 16 tuổi không được phép làm việc trong những nghề khai mỏ hay công ty sản xuất hàng hóa và không ai dưới 18 tuổi có thể đi làm bất cứ nghề nghiệp nào mà Bộ Trưởng Bộ Lao động tuyên bố là nguy hiểm. Khi một trẻ vị thành niên đến tuổi 18 thì người người này không còn lệ thuộc bởi đạo luật Lao động trẻ em của Liên Bang nữa. Tuổi tối thiểu để đi làm là 16 tuổi. Trẻ em ở độ tuổi 16 và 17 có thể đi làm không bị giới hạn về số giờ với bất cứ nghề nghiệp nào mà Bộ Trưởng Bộ Lao Động không tuyên bố là nguy hiển. Các trẻ vị thành niên 14 và 15 tuổi có thể làm việc ngoài giờ đi học ở cơ sở không phải là ngành sản xuất và những việc không nguy hiểm với số giờ làm việc giới hạn và theo những điều kiện đã được nêu ra. Các em dưới 14 tuổi có thể không được đi làm trong những ngành nghề không là nông nghiệp bị chi phối bởi FLSA. Những nghề cho phép các em được đi làm bị hạn chế vì phải là những nghề mà không bị chi phối bởi FLSA như nghề bỏ báo và nghề làm tài tử, dọn dẹp việc nhẹ trong nhà một tư nhân hay đôi khi giữ trẻ.

So sánh với các tiêu chuẩn có liên quan của ILO, có thể thấy rằng, các quy định về độ tuổi tối thiểu và điều kiện nhận vào làm việc và học nghề trong pháp luật Việt Nam về cơ bản đã phù hợp với các điều 2, 3 Công ước số 138 và các mục II, III Khuyến nghị 146.

So với pháp luật Việt Nam, pháp luật Hoa Kỳ cũng có những quy định về độ tuổi lao động đối với trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, các quy định về độ tuổi gắn với những công việc và việc làm cụ thể của Hoa Kỳ chi tiết hơn, cụ thể hơn.

2.2.2.2. Nhóm quy định về việc làm Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Do tầm quan trọng của vấn đề việc làm, Bộ luật lao động đã dành riêng Chương II quy định trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm. Nhưng các quy phạm cũng hướng tới mức tối đa sự lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên, lao động trẻ em. Tại Mục Lao động chưa thành niên, Điều 120 quy định cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Đối với những ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu. Trong số các thông tư hướng dẫn, phải kể đến Thông tư 09/TT-LB ngày 13/4/1995 đưa ra danh sách 13 loại điều kiện lao động có hại cấm sử dụng lao động chưa thành niên và Thông tư còn ban hành kèm theo một danh mục công việc cấm sử dụng lao động trẻ em như đã nêu ở mục trên.

Theo Luật Bảo vệ trẻ vị thành niên năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm ngày 29.12.2006) của Trung Quốc quy định: Tổ chức, cá nhân không được thuê người trẻ vị thành niên dưới độ tuổi 16 vào làm việc trừ khi nhà nước có quy định khác. Tổ chức, cá nhân nào tuyển dụng trẻ vị thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi vào làm việc phải tuân theo quy định của pháp luật về công việc, thời gian lao động, cường độ lao động và các biện pháp bảo vệ. Không được bố trí trẻ vị thành niên tham gia công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các công việc có mức độ nguy hiểm khác (Điều 40).

Điều 29 của Luật về an toàn hầm mỏ của Trung Quốc thì lại quy định: “Doanh nghiệp khai khoáng không được tuyển dụng người chưa thành niên để làm các công việc dưới lòng đất”.

Điều 10 còn quy định: “Cha mẹ, người giám hộ tạo ra môi trường giáo dục tốt đẹp, hài hòa, thực hiện những nhiệm vụ hỗ trợ trẻ vị thành niên bị bỏ rơi. Cấm các bạo lực gia đình, lạm dụng sức lao động và các yếu tố xã hội khác” [39].

Như vậy, pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung quốc đều đưa ra những quy định cho phép và không cho phép tổ chức, cá nhận nhận trẻ em vào làm việc và đều được thể hiện bằng luật (hình thức quy phạm do quốc hội ban hành).

Luật pháp Hoa Kỳ cũng ban hành các ngành nghề cấm tuyển mộ trẻ em dưới 18 tuổi bao gồm theo thứ tự mức độ nguy hiểm giảm dần: sản xuất hay chứa chất nổ; lái xe gắn máy hay làm một người giúp việc ngoài trời trên xe gắn máy; làm việc trong các mỏ than; làm việc trong các hãng gỗ và xưởng cưa; làm việc với máy làm đồ gỗ; tiếp xúc với môi trường có chất phóng xạ và “ion” hóa cao, làm việc với máy dùng trong việc nâng, nhấc, máy sản xuất kim loại, dụng cụ đục, đẽo, làm việc trong hầm mỏ các loại không phải là mỏ than; làm việc với máy làm thịt, lò giết heo, bò, và các hãng xưởng đóng gói thịt hoặc máy làm bánh hoặc máy sản xuất các sản phẩm bằng giấy; làm việc cho các hãng đá, gạch và những loại tương tự; làm việc với máy cưa lưỡi tròn, lưỡi thảng và lưỡi chém; làm việc tại các công trình phá hủy, và đánh đổ, hoặc những công trình lợp mái nhà hoặc những công trình đào rãnh, mương, hào, hầm. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Trẻ em 14 và 15 tuổi có thể làm trong hầu hết các công việc trong văn phòng và các tiệm bán lẻ cũng như các tiệm bán thức ăn, nhưng không được làm trong hầm mỏ hay trong bất cứ văn phòng nào mà sản phẩm được sản xuất. Tuổi này cũng được làm những nghề như bỏ bao ở chợ, công việc trong văn phòng, xếp đồ lên kệ, và nấu với bếp điện và ga; mà khi nấu không được tiếp xúc với lửa cháy bùng và chiên vì loại này được sáng chế máy tự động đưa lên, hạ xuống cái rổ chiên để bỏ vào trong cũng như lấy ra từ chảo dầu. Tuổi 14 và 15 cũng không được nướng bánh.

Để chuẩn bị cho các em bước vào tuổi lao động có thể nhanh chóng làm việc, pháp luật Hoa Kỳ cũng quy định về chương trình huấn nghệ với mục đích hướng nghiệp và dạy nghề cho các em. Chương trình này được tạo ra để huấn nghệ cho các em từ tuổi 14 đến 15 có thể thêm sự hiểu biết hơn để đáp ứng với hoàn cảnh, cũng làm các em hăng hái đi học và giúp các em có sự chuẩn bị khi thực sự đi làm.

Pháp luật Hoa Kỳ liệt kê khá cụ thể những nghề, công việc trẻ em dưới 18 tuổi không được làm và các chủ sử dụng lao động trong những nghề đó không được sử dụng lao động trẻ em. Đồng thời quy định cụ thể những công việc được nhận trẻ em ở tuổi 14 và 15.

2.2.2.3. Các quy định về hợp đồng lao động

Theo Điều 26 Bộ luật lo động, thì: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Theo quy định tại các Điều 27, 28, 29…thì hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 3 loại: không xác định thời hạn, xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm; theo mùa vụ hoặc theo một công việc thời hạn dưới 1 năm. Về mặt hình thức, hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng văn bản, hoặc bằng miệng. Nội dung hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội… Đồng thời, pháp luật cũng quy định cụ thể vể những trường hợp có thể thay đổi, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng lao động…

Ngoài các quy định chung nói trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 198/CP, ngày 31.12.1994 quy định chi tiết và hướng dẫn về hợp đồng lao động, tại điều 14 của Nghị định có quy định đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc theo quy định tại điều 120 của Bộ luật lao động thì việc giao kết hợp đồng phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người đỡ đầu của người đó mới có giá trị.

Tại Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ lao động-Thương binh và Xã hội cũng quy định một trong 8 điều kiện mà người sử dụng phải bảo đảm thực hiện khi sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi vào làm những nghề, công việc được cho phép là: Có hợp đồng lao động. Nội dung của hợp đồng phải phù hợp với Nghị định số 198/CP và Thông tư số 21/LĐTBXH-TT ngày 12/10/1996.

2.2.2.4. Nhóm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và điều kiện lao động của lao động chưa thành niên Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Pháp luật Việt Nam coi lao động chưa thành niên là một dạng lao động đặc biệt nên có những quy định riêng với dạng lao động này, trong đó có vấn đề thời giờ làm việc, nghỉ ngơi và điều kiện lao động.

Điều 122 Bộ luật Lao động quy định:

Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần. Người chủ sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội quy định [28].

Như vậy, so với thời giờ làm việc của người lao động đã thành niên (không quá 8 giờ/ngày hoặc 48 giờ/tuần – điều 68 Bộ luật Lao động), thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên ít hơn một giờ/ngày hoặc 6 giờ/tuần. Riêng với lao động dưới 15 tuổi, theo Thông tư số 21/1999/TT-LĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, thời gian làm việc không được quá 4 giờ/ngày hoặc 24 giờ một tuần và không được sử dụng trẻ em làm thêm giờ và làm việc ban đêm.

Về vấn đề làm thêm giờ, theo điều 69 Bộ luật Lao động, đối với tất cả các dạng lao động, thời gian làm thêm không quá 4 giờ/ngày, 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt có thể nhiều hơn song cũng không quá 300 giờ/năm và phải do Chính phủ quy định, sau khi đã tham khảo ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.

Vấn đề thời giờ nghỉ ngơi của người lao động nói chung (trong đó có lao động chưa thành niên) được quy định rất cụ thể trong các mục II, III,IV, chương VII của Bộ luật Lao động, có thể khái quát như sau:

  • Làm việc liên tục 8 tiếng được nghỉ ít nhất nửa giờ (ca đêm ít nhất là 45 phút). Thời gian nghỉ giữa hai ca làm việc ít nhất 12 tiếng.
  • Mỗi tuần được nghỉ ít nhất một ngày liên tục (24 tiếng). Trường hợp đặc biệt không thể bố trí nghỉ hàng tuần thì vẫn phải được nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng.
  • Nghỉ lễ hàng năm 9 ngày (Tết dương lịch 1 ngày, Tết âm lịch 4 ngày và các ngày 30/4, 1/5, 2/9, mùng 10/3(âm lịch)). Những ngày nghỉ trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù.

Nếu đã làm việc liên tục 12 tháng tại một doanh nghiệp hoặc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép năm 12 ngày với công việc bình thường, 14 ngày với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay ở nơi điều kiện khắc nghiệt và với người lao động chưa thành niên, 16 ngày với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm ở nơi điều kiện khắc nghiệt. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Như vậy, thời gian được tính là thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên và được hưởng lương cũng giống như đối với những người lao động nói chung, bao gồm: thời giờ nghỉ giữa ca làm việc; thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc; thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động, cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người; thời giờ phải ngưng việc không do lỗi của người lao động; thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép.

Luật Lao Động Trẻ Em Số 3, Qui Luật 29 CFR Phần 570, Phụ Phần C (Luật Lao Động Trẻ Em Số 3) quy định giới hạn số giờ và số ngày mà trẻ em độ tuổi 14 và 15 có thể làm:

  • Ngoài giờ học;
  • Không quá 3 tiếng đồng hồ trong ngày đi học, kể cả ngày Thứ Sáu;
  • Không quá 8 tiếng đồng hồ trong ngày không đi học;
  • Không quá 18 tiếng đồng hồ trong 1 tuần khi có đi học;
  • Không quá 40 tiếng đồng hồ trong 1 tuần khi không có đi học;

Mặc dù các em hội đủ các điều kiện có thể làm việc trong hoặc ngoài các cơ sở mà máy móc được dùng để làm ra những sản phẩm bằng gỗ – các việc làm thường bị cấm bởi Luật Lao Động Trẻ Em Số 3 và HO 4 – Chẳng hạn các em vẫn bị cấm không được điều khiển, hay phụ tá điều khiển, bất cứ máy làm gỗ nào. Sự cấm đoán này kể cả thời gian bắt đầu và chấm dứt của máy và những lúc bỏ vật liệu vào máy hay lấy vật liệu ra khỏi máy. Các em cũng bị cấm không được lau chùi, chêm dầu, sửa soạn, điều chỉnh và bảo trì máy. Thêm vào đó, các em này phải được bảo vệ không bị bất cứ gì có thể vung bắn ra trong chỗ làm. Các em cũng bị bắt phải đeo những dụng cụ bảo vệ cá nhân để chống sự tiếp xúc với tiếng máy chạy quá ồn và tránh mạt cưa.

2.2.2.5. Nhóm các quy định về tiền lương, tiền công

Điều 17 Nghị định số 198/CP, ngày 31/12/1994, hướng dẫn về tiền lương quy định: “Người lao động chưa thành niên quy định tại Điều 121 của Bộ luật lao động, nếu cùng làm công việc như người lao động thành niên thì được trả công như nhau”. Như vậy, việc trả lương cho lao động chưa thành niên về cơ bản căn cứ vào các quy định tại Chương VI – Chương tiền lương của Bộ luật lao động và Nghị định số 198/CP cũng như các văn bản hướng dẫn khác. Theo đó, tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng và được trả theo năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Các chế độ phụ cấp, tiền lương, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể hoặc quy định trong các quy chế của doanh nghiệp. Người lao động làm thêm giờ, làm đêm, trường hợp phải ngừng việc trả lương theo quy định chung tại Điều 61,62 Bộ luật lao động.

Đối với người lao động chưa thành niên đang học nghề, tập nghề, nếu trực tiếp làm ra sản phẩm thì được trả lương theo nguyên tắc, mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn 70% mức lương cấp bậc của người lao động cùng làm công việc đó. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

2.2.2.6. Nhóm các quy định về bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động

Ngoài các quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, pháp luật Việt Nam còn có những quy định cụ thể, chi tiết về các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động (chương IX Bộ luật lao động năm 2002 (sửa đổi năm 2006, 2007) và các Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995, Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ). Ngoài ra, điều 102 Bộ luật Lao động cũng quy định rõ ràng về vấn đề kiểm tra sức khỏe, theo đó, người lao động (kể cả lao động chưa thành niên) phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ theo quy định. Người sử dụng lao động phải trả những chi phí khám sức khỏe cho người lao động. Người lao động chưa thành niên là người có năng lực hành vi lao động hạn chế, vì thế lực và trí lực của họ phát triển chưa đầy đủ. Do vậy, những quy định dành riêng cho lao động chưa thành niên trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động là rất quan trọng và được quy định khá nghiêm ngặt.

Theo Điều 121 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào làm những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội ban hành.

Để thực hiện những quy phạm này, Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội – Y tế đã ra Thông tư số 09/TT-LB ngày 13/4/1995 quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên; Tiếp đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ra Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. Theo đó, người sử dụng lao động được nhận trẻ em làm nghề và công việc quy định phải đảm bảo các điều kiện quy định trong Thông tư.

Như vậy, ngoài các quy phạm về an toàn, vệ sinh lao động áp dụng chung cho mọi người lao động được quy định tại Chương IX Bộ luật Lao động và Nghị định hướng dẫn số 06/CP ngày 20/01/1995, pháp luật đã có những văn bản quy định chi tiết và khá đầy đủ để thực hiện những điều dành riêng cho người chưa thành niên trong lĩnh vực bảo hộ lao động. Có thể nói, đây là những “quy phạm rắn”, người sử dụng lao động hầu như chỉ có trách nhiệm tuân thủ mà không có quyền “thỏa thuận” theo hướng nhằm có lợi cho mình.

So sánh với các tiêu chuẩn có liên quan của ILO, có thể thấy rằng, các quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi và điều kiện lao động của lao động chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam về cơ bản đã phù hợp với điều 7, công ước số 138 và mục IV Khuyến nghị số 146.

2.2.2.7. Nhóm các quy định dành cho người sử dụng lao động Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Bên cạnh những quy định chung, pháp luật đã có những quy định dành chủ yếu cho phía người sử dụng lao động – một bên không thể thiếu của quan hệ lao động, người có trách nhiệm, nghĩa vụ trực tiếp thực hiện những quy định dành cho lao động là người chưa thành niên, lao động trẻ em.

Trước hết, trong lĩnh vực này pháp luật lao động điều chỉnh rất nghiêm ngặt về điều kiện lao động đối với người lao động chưa thành niên. Điều 121 của Bộ luật lao động quy định người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhận cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. Các điều kiện lao động có hại và một danh mục những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại cấm sử dụng người lao động chưa thành niên đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Theo đó, những công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên bao gồm 81 loại công việc, những điều kiện lao động có hại đối với lao động chưa thành niên bao gồm 13 loại. Đó là chưa kể đến việc pháp luật đặc biệt lưu ý đến nhóm trẻ em lao động dưới 15 tuổi.

Việc nhận trẻ em vào làm việc, hay học nghề, tập nghề ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung cho mọi lao động còn phải tuân thủ các quy định riêng như:

  • Việc nhận và sử dụng trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu (Điều 120 Bộ luật lao động).
  • Phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết hợp những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu (Điều 119 Bộ luật lao động).

Đối với các đơn vị nhân trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc còn phải tuân thủ các quy định sau đây theo mục III Thông tư 21:

  • Lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh (kèm theo giấy khai sinh), giới tính, địa chỉ thường trú, trình độ văn hóa, công việc đang làm, họ tên và địa chỉ của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp và những điều kiện lao động áp dụng với trẻ em;
  • Đăng ký với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương về việc sử dụng trẻ em chưa đủ 15 tuổi làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu – kèm theo Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.
  • Phải kiểm tra sức khỏe của trẻ em trước khi tuyển dụng và tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng 1 lần;
  • Chịu trách nhiệm về sự an toàn và sức khỏe của trẻ em trong quá trình làm việc.

Như vậy, nếu so với lao động là người đã thành niên, thì người sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm cao hơn, nặng nề hơn. Những trách nhiệm pháp lý này phát sinh từ khi nhận người vào làm việc và ký kết hợp đồng lao động, bố trí công việc, khám sức khỏe, lập sổ theo dõi, chế độ báo cáo, cũng như phải tuân thủ các quy định khác về điều kiện lao động. Với những quy định như vậy, một vấn đề là tại sao các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở vừa và nhỏ vẫn có tâm lý thích nhận trẻ em vào lao động? Đây cũng là một vấn đề sẽ được quan tâm xem xét ở phần sau.

2.2.2.8. Nhóm các quy định về thanh tra và xử phạt vi phạm pháp luật

Thực hiện tinh thần Công ước số 81 của ILO về thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại mà Nhà nước đã phê chuẩn cũng như do tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Bộ luật lao động dành riêng 1 chương (Chương XVI) quy định Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm lao động. Theo đó, thanh tra Nhà nước về lao động bao gồm: thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động và thanh tra vệ sinh lao động. Về thẩm quyền, Bộ Lao động và các cơ quan lao động địa phương thực hiện thanh tra lao động và thanh tra an toàn lao động. Bộ Y tế và cơ quan y tế địa phương thực hiện thanh tra vệ sinh lao động. Việc thanh tra lao động chưa thành, lao động trẻ em cũng nằm trong các loại hình và thuộc thẩm quyền thanh tra chung đó.

Tuy nhiên, để bảo vệ đối tượng lao động là trẻ em dưới 15 tuổi, Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH đã nhấn mạnh:

Các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến thông tư này đến tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn của địa phương; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện và tổng hợp tình hình trẻ em chưa đủ 15 tuổi đang làm việc trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý [3].

Trong lĩnh vực xử lý vi phạm pháp luật về sử dụng lao động trẻ em và lao động chưa thành niên:

Hiện tại, pháp luật Việt Nam đã bao gồm những quy phạm khá chi tiết trên hai lĩnh vực hành chính và hình sự nhằm xử lý những vi phạm pháp luật liên quan đến sử dụng lao động trẻ em và lao động chưa thành niên.

Xử lý về hành chính:

Theo Nghị định số 49/CP ngày 15.8.1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự (điều 26) thì hành vi xâm phạm các quyền trẻ em, sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ một triệu đến 5 triệu đồng. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Theo Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động (điều 9, khoản 6,8) thì hành vi vi phạm về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động chưa thành niên và sử dụng người lao động chưa thành niên làm các công việc nguy hiểm, độc hại có thể bị phạt một triệu đồng.

Theo Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì hành vi lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên có thể cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 200.000 đến 1.500.000 đồng.

Nghị định số 113/2004/NĐ ngày 16/4/2004 quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động đã đề cập chi tiết đến những hành vi vi phạm pháp luật lao động trong tất cả các vấn đề như ký kết hợp đồng lao động; việc làm; học nghề; an toàn, vệ sinh lao động; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; trả lương…và chế tài áp dụng với các hành vi vi phạm pháp luật đó. Hầu hết các quy định trong Nghị định này đều có tác dụng bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên khỏi bị bóc lột, lạm dụng sức lao động; tuy nhiên, những quy định dưới đây là trực tiếp và quan trọng nhất:

Theo Điều 9(3,4), hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, truyền nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, tập nghề vào những hoạt động trái pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng; ngoài ra, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép dạy nghề có thời hạn (nếu vi phạm lần đầu) và tước quyền sử dụng Giấy phép dạy nghề vô thời hạn (nếu vi phạm lần thứ hai), đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho người lao động.

Theo Điều 10 (1), hành vi vi phạm quy định về hợp đồng lao động, trong đó có việc không giao một bản hợp đồng lao động cho người lao động sau khi ký và vi phạm những quy định về thuê mướn người giúp việc theo quy định tại điều 139 Bộ luật lao động có thể bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 100.000 đến 500.000 đồng. Khoản 2 điều này quy định, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng nếu có hành vi ngược đãi, cưỡng bức lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Theo Điều 15, các hành vi không lập sổ theo dõi, không kiểm tra sức khỏe định kỳ; lạm dụng sức lao động của người lao động chưa thành niên; sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần quy định tại các Điều 122, 125 Bộ luật lao động có thể bị phạt tiền từ một triệu đến 5 triệu đồng. Khoản 2 điều này quy định, hành vi sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu đến nhân cách của người lao động chưa thành niên theo Điều 121 Bộ luật lao động và danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 10/5/2006 của Chính quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em: Nghị định này có một điều (Điều 19) trực tiếp quy định xử phạt hành chính hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em, sử dụng sức lao động trẻ em vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến cao nhất là 30.000.000 đồng. Ngoài ra, Nghị định này cũng có những quy định xử phạt hành chính một số hành vi khác có liên quan như bỏ rơi con (Điều 13), dụ dỗ, lôi kéo, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi (Điều 17); dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em đánh bạc, hoạt động mại dâm, mua, bán, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, văn hóa phẩm bạo lực, khiêu dâm (Điều 16); cản trở việc học tập của trẻ em (Điều 20).

Trong Luật Lao động năm 1994 (thông qua ngày 5.7.1994, có hiệu lực ngày 01.01.1995) của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc sửa đổi năm 2006 tại chương VII quy định: “Nhà nước bảo hộ đặc biệt đối với lao động nữ và trẻ em vị thành niên” [40].

“Trẻ em vị thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi” (Điều 58).

Điều 64 còn đưa ra quy định rất chi tiết: “Không được sắp xếp lao động trẻ em ở các hầm lò, mỏ, nơi có độc hại và những điều cấm kỵ của nhà nước quy định tại hạng mục 4 về cường độ lao động” [40].

Điều 65: “Các đơn vị sử dụng lao động trẻ em phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ” [40].

Cũng tại chương XII của luật này cũng quy định: “Các đơn vị sử dụng lao động là trẻ em dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt hành chính, phạt tiền. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì Phòng Hành chính của ngành Công nghiệp và Thương mại sẽ tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật” [40, Điều 94].

Điều 95: “Các đơn vị vi phạm các quy định về lao động nữ và bảo vệ trẻ vị thành niên thì sẽ bị phạt tiền đồng thời có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lao động” [11]. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Luật Bảo vệ trẻ vị thành niên năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2006) của Trung Quốc còn quy định:

Nếu sử dụng người lao động là trẻ vị thành niên chưa đủ 16 tuổi vào công việc nặng nhọc, độc hại và có khả năng gây độc hại khác thì bộ phận pháp lý trật tự lao động ở địa phương đó ra quyết định xử phạt hành chính, trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì phòng Hành chính, công nghiệp và thương mại ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh [40, Điều 68].

“Tổ chức, cá nhân lừa dối, lợi dụng trẻ vị thành niên để ăn xin, tổ chức biểu diễn các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần trẻ vị thành niên thì cơ quan an ninh công cộng ra quyết định xử phạt hành chính” [40].

Xử lý về hình sự

Nhằm xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật lao động ở mức độ nặng, Bộ luật hình sự 2009 quy định trực tiếp tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em (điều 228). Theo đó, người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến cao nhất là bẩy năm. Ngoài ra, Bộ luật còn bao gồm một số tội danh khác trừng trị những hành vi liên quan đến một số hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất như theo Điều 252:

Người nào dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm tội, sống sa đọa hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp bị phạt tù từ một năm đến 5 năm. Nếu phạm tội với trẻ em dưới 13 tuổi bị coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm. Ngoài hình phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu 30 triệu đồng [31].

Luật bảo bệ người chưa thành niên 1991 của Trung Quốc tại chương

  • Trách nhiệm pháp lý quy định:

Điều 46. Nếu trẻ em bị xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp thì cha mẹ hoặc người giám hộ yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

Điều 48 quy định: Các trường học, nhân viên nhà trẻ mà sử dụng hình phạt đối với học sinh nhỏ trong trường hợp nghiêm trọng thì nhân viên đó bị xử phạt hành chính.

Điều 49 còn đưa ra một quy định trực tiếp đến sử dụng lao động vị thành niên, đó là Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nếu sử dụng lao động trái phép dưới độ tuổi 16 thì cơ quan sử dụng lao động đó sẽ bị phạt tiền. Trường hợp nghiêm trọng thì phòng hành chính của ngành Công nghiệp và Thương mại chịu trách nhiệm thu hồi giấy phép kinh doanh.

Điều 52. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nếu vi phạm đến quyền nhân thân và các quyền khác thì sẽ tạo thành một tội và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu lạm dụng trẻ vị thành niên trong gia đình ở mức độ trầm trọng phù hợp với Điều 182 của Bộ luật hình sự thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự.

Giám sát việc quản lý pháp luật vi phạm các quy định ngược đãi, lạm dụng trẻ vị thành niên theo quy định Điều 189 Bộ luật hình sự.

Không sử dụng các biện pháp bảo đảm dẫn đến nguy cơ sụp đổ trường học mà kết quả là công trình bị sập thì áp dụng điều 187 Bộ luật hình sự.

Điều 53. Tất cả các hoạt động làm cho trẻ em vị thành niên phạm pháp đều bị nghiêm trị: thu hút, kích động hay buộc trẻ vị thành niên vào việc hút, hít, uống hay tiêm trích ma túy, hoạt động mại dâm và các hoạt động khác.

Điều 54. Đảng và nhà nước quyết định xử phạt hành chính trong thời hạn luật định, không áp dụng cho xét xử lại. Quyết định xử phạt hành chính của Đảng là cao nhất. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

Luật lao động của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp chế tài đối với việc thực hiện luật lao động như sau: Các thanh tra viên của Bộ Lao động ở khắp nơi trên nước Mỹ để thi hành đạo luật lao động trẻ em theo FLSA. Khi Bộ trưởng Bộ Lao động cho phép đại diện, các thanh tra viên có quyền điều tra và khám xét những giấy tờ về lương bổng, giờ làm việc, và những tình trạng hay cách thức làm việc, để quyết định sự chấp hành đối với các đạo luật của FLSA.

Phạm luật lao động trẻ em có thể bị phạt tiền lên đến 11.000.00 đồng đô la cho mỗi em.

FLSA cấm sự chuyên chở hàng hóa xuyên bang khi phạm luật về lương tối thiểu, lương phụ trội, hay lao động trẻ em. FLSA cho phép Bộ Lao động xin lệnh của tòa cấm sự chuyên chở “hàng phạm pháp”(“hot goods”). FLSA cũng cho phép Bộ Lao động bắt người phạm luật lao động trẻ em phải tuân hành luật. Tái phạm nhiều thêm nữa có thể bị đưa ra tòa án. Cố ý phạm luật lao động trẻ em có thể bị coi là tội đại hình và bị phạt lên đến 10,000.00 đồng đô la. Dưới đạo luật hiện tại, vi phạm pháp luật lần thứ hai có thể bị phạt tù. Luận văn: Pháp luật nước ngoài về xóa bỏ lao động trẻ em.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Thực trạng pháp luật về xóa bỏ lao động trẻ em

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993