Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
3.1.1. Mô hình nghiên cứu
Với nghiên cứu này tác giả sẽ chọn các biến áp dụng vào mô hình hồi quy là kết quả từ những nghiên cứu thực nghiệm trước đây để phù hợp vào thực tế, dựa vào những công trình nghiên cứu trước đây về vấn đề Thu nhập lãi cận biên tại chương 2 thì tác giả vận dụng và chọn những biến số từ những mô hình nghiên cứu để tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu tại Việt Nam. Trong các nghiên cứu mà tác giả đã lược khảo thì tác giả quyết định chọn nghiên của các tác giả San và cộng sự (2015) để kế thừa và phát triển. Nguyên nhân tác giả chọn nghiên cứu này làm mô hình gốc vì các lý do sau:
Thứ nhất, nghiên cứu này được tiến hành tại Malaysia, quốc gia này thuộc Đông Nam Á nên có điều kiện kinh tế và sự phát triển tương đồng Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu này có các biến độc lập phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng đến Thu nhập lãi cận biên mà khung lý thuyết đã trình bày mà tác giả sử dụng cho nghiên cứu này.
Thứ ba, trong nghiên cứu này có đề cập đến các nhân tố vĩ mô, tuy nhiên, chúng không có ý nghĩa thống kê vì vậy, tại nghiên cứu này tác giả muốn kiểm tra xem các nhân tố này có thật sự ảnh hưởng đến Thu nhập lãi cận biên.
Mặt khác, để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu mà tác giả đã xác định tại chương trước thì mô hình nghiên cứu sẽ được bổ sung các nhân tố đó là hệ số an toàn vốn (CAR) của Islam và Nishiyama (2018) và đa dạng hóa thu nhập của Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2017), Al-Homaidi và cộng sự (2022). Vì vậy mô hình hồi quy được xây dựng sẽ bao gồm các nhân tố quy mô NH, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự phòng Rủi ro tín dụng, tỷ lệ đa dạng hóa thu nhập, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát và biến giả đại diện cho đại dịch Covid 19. Mô hình nghiên cứu được tổng quát hóa thành công thức như sau:
NIM i,t = α + β1*SIZEi,t + β2*CEA i,t + β3*ME i,t + β4*CAR i,t + β5*LLR i,t + β6*DIVER + β7* GDP t + β8* CPI t + β9* COVID t
Trong đó NIM i,t là tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên; SIZEi,t là quy mô NH; CEA i,t là đòn bẩy tài chính; ME i,t là tỷ lệ chi phí hoạt động; CAR i,t là tỷ lệ an toàn vốn; LLR i,t là tỷ lệ dự phòng Rủi ro tín dụng; GDP t là tốc độ tăng trưởng kinh tế; CPI t là tỷ lệ lạm phát. Nguyên nhân lựa chọn các biến này là do: Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng.
Quy mô NH (SIZE) là yếu tố thể hiện sức mạnh và mức ảnh hưởng của ngân hàng trong thị phần NHTM, điều đó sẽ thuận lợi cho NHTM trong việc tiếp cận khách hàng và các hạng mục đầu tư kinh doanh khác.
Đòn bẩy tài chính (CEA) là đại diện trong chiến lược sử dụng VCSH để vận hành HĐKD thay cho các khoản nợ khác nhằm giảm áp lực thanh toán và các chi phí thường kì của NHTM.
Tỷ lệ chi phí hoạt động (ME) là yếu tố đại diện cho chiến lược hay các chính sách quản lý chi phí hoạt động NHTM có hiệu quả nhằm gia tăng LN hay cắt giảm chi phí của NHTM.
Hệ số an toàn vốn (CAR) là yếu tố này đề cập đến khả năng thanh khoản hay khả năng quy đổi của các TS có tính thanh khoản cao trong NH nhằm đối phó với các tình huống rủi ro bất ngờ nhằm giảm bớt sự thiệt hại hay áp lực với các khoản trích dự phòng làm suy giảm LN của NHTM.
Tỷ lệ dự phòng Rủi ro tín dụng (LLR) là yếu tố là đại diện cho chỉ tiêu hoạt động trích lập để bảo hiểm rủi ro cho các khoản nợ quá hạn hay nợ xấu trong NHTM. Vì vậy nó được xem là một yếu tố rất quan trọng để ngân hàng có thể gia tăng hay bị sụt giảm LN khi có rủi ro này xảy ra.
Đa dạng hóa thu nhập (DIVER) là yếu tố đại diện cho việc các NHTM thực hiện đa dạng hóa HĐKD của mình để chuyển mình thay đổi cơ cấu HĐKD cho các hạng mục truyền thống nhằm thu được thêm nhiều nguồn lợi nhuận mới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) là yếu tố thể hiện cho việc nền kinh tế phát triển tạo ra bước đệm tốt cho các chủ thể khác thuận lợi để làm ăn và thanh toán các khoản nợ cho NH hay bản thân NHTM đạt được lợi nhuận từ các hạng mục đầu tư khác.
Tỷ lệ lạm phát (CPI) là yếu tố đại diện cho sự tăng giá hàng hoá dịch vụ hay sự tiêu thụ trong nền kinh tế sẽ trở nên chậm chạp, khó khăn. Vì thế hoạt động nền kinh tế sẽ khó khăn chung hay NHTM cũng có những khó khăn trong thu hồi nợ hoặc đầu tư.
Đại dịch Covid 19 (COVID) là biến giả nhận hai giá trị 0,1. Trong đó 1 là xuất hiện đại dịch trong hai năm 2022 và 2023. Giá trị 0 là không xuất hiện đại dịch Covid 19 từ năm 2013 – 2021 và năm 2024.
Bảng 3.1: Tổng hợp biến và cách thức đo lường biến Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng.
Ký hiệu | Tên biến | Nguồn | Cách đo lường biến |
SIZE | Quy mô NH |
Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2017); Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2018); San và cộng sự (2015); Were và Wambua (2016); Rahman và cộng sự (2017); Islam và Nishiyama (2018); Homaidi và cộng sự (2020) |
Log (Tổng tài sản) |
Biến độc lập | |||
CEA | Đòn bẩy tài chính |
Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2017); San và cộng sự (2015); Islam và Nishiyama (2018); Homaidi và cộng sự (2020) |
|
ME | Tỷ lệ chi phí hoạt động | San và cộng sự (2015); Al-Homaidi và cộng sự (2022) | |
CAR | Tỷ lệ an toàn vốn | Islam và Nishiyama (2018) | |
LLR | Tỷ lệ dự phòng RRTD | San và cộng sự (2015); “Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2017)” | 1 – HHI = 1 – (INT2 + NON2). Với INT là Tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập hoạt động NON là Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động |
DIVER | Tỷ lệ đa dạng hóa thu nhập | Al-Homaidi và cộng sự (2022) | |
GDP | Tốc độ tăng trưởng kinh tế |
San và cộng sự (2015); “Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2017)”; Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2018); Homaidi và cộng sự (2020); Sanko và cộng sự (2021); Al-Homaidi và cộng sự (2022) |
“Lấy từ số liệu nền kinh tế theo các năm cụ thể” |
Biến độc lập Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng. | |||
CPI | Tỷ lệ lạm phát |
San và cộng sự (2015); “Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2017)”; Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2018); Homaidi và cộng sự (2020); Sanko và cộng sự (2021); Al-Homaidi và cộng sự (2022) |
“Lấy từ số liệu nền kinh tế theo các năm cụ thể” |
COVID | Đại dịch Covid 19 | Obeidat (2023); Hasriadi (2023) |
1: Xuất hiện đại dịch tại hai năm 2022 – 2023. 0: Không xuất hiện đại dịch tại các năm còn lại. |
Biến phụ thuộc | |||
NIM | Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên |
San và cộng sự (2015); Were và Wambua (2016); Rahman và cộng sự (2017); Homaidi và cộng sự (2020) |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng.
3.1.2.1. Đối với quy mô ngân hàng
Đối với NHTM quy mô là một lợi thế vô cùng to lớn. Theo San và cộng sự (2015); Rahman và cộng sự (2017); Homaidi và cộng sự (2020) xét về góc độ tài chính nếu NHTM có quy mô lớn thì có năng lực cạnh tranh hơn so với các NHTM khác trong hệ thống, nhận được nhiều sự tin tưởng hơn của khách hàng hơn,… đồng thời với quy mô lớn thì cơ cấu tổ chức sẽ lớn và chuyên môn hóa có đội ngũ nhân lực làm việc nhiều hơn. Tích hợp các yếu tố đó ta có thể thấy nếu quy mô lớn tạo ra được lợi thế cho NHTM thì có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn và đem lại LN nhiều hơn cho NHTM. Quy mô NH có mối tương quan dương với TNLCN của của NHTM vì theo thực tế nếu NHTM có quy mô lớn thì sẽ có nhiều uy tín hơn và khả năng tạo ra được LN nhiều hơn. Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết:
H1: Quy mô NH có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên của NHTM Việt Nam.
3.1.2.2. Đối với đòn bẩy tài chính
San và cộng sự (2015); Islam và Nishiyama (2018) cho rằng đối với các NHTM thì việc huy động vốn là việc rất quan trọng, mặt khác việc huy động này thì việc tập trung vào VCSH là một trong những việc NHTM rất chú trọng để giảm bớt được rủi ro thanh toán đến hạn và có thể sử dụng đồng VCSH tốt hơn. Nên mức độ an toàn vốn nếu được phát huy tốt thì Thu nhập lãi cận biên của ngân hàng cũng sẽ được cải thiện hay nâng cao rất nhiều. Mặt khác theo Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2017) vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với NHTM, đặc biệt là VCSH vì trong NHTM khi huy động càng được nhiều thì rủi ro càng được giảm thiểu vì đối với nguồn vốn huy động này NHTM không bị đe dọa rủi ro thanh toán vì vậy khả năng tổn thất LN của NHTM từ đó cũng phần nào được giảm bớt đi và LN cũng được nâng cao. Vì vậy tác giả đề xuất:
H2: Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên của NHTM Việt Nam.
3.1.2.3. Đối với tỷ lệ chi phí hoạt động Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng.
Tại bất cứ tổ chức kinh doanh nào thì vấn đề tiết kiệm chi phí cũng được đặt lên hàng đầu thì NHTM cũng không ngoại lệ. Mục đích NHTM luôn quản lý chi phí một cách khoa học và chặt chẽ để đảm bảo nguồn vốn mà NHTM huy động được luôn được sử dụng hiệu quả đồng thời có thể đạt được mục đích kinh doanh cao nhất theo San và cộng sự (2015); Islam và Nishiyama (2018); Birchwood và cộng sự (2019). Mặt khác có thể cho rằng, quản lý chi phí sẽ quyết định sự tồn tại của NHTM vì có thể sử dụng nguồn lực tối ưu nhất. Đối với NHTM thì HĐKD thì việc cân đối giữa thu nhập nhận được và chi phí để vận hành luôn được tính toán kĩ lưỡng, vì vậy nếu tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập thật sự tăng cao hay không được kiểm soát thì Hiệu quả kinh doanh cũng như Thu nhập lãi cận biên của NHTM sẽ có xu hướng giảm sút hay không được tối đa hoá hiệu quả. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
H3: Tỷ lệ chi phí hoạt động ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên của NHTM Việt Nam.
3.1.2.4. Đối với tỷ lệ an toàn vốn
Islam và Nishiyama (2018) và theo Điều 6 “Thông tư số 41/2018/TTNHNN và Điều 9 Thông tư số 22/2021/TT-NHNN” quy định CAR phản ánh mức đủ vốn của NHTM. Các NHTM phải thường xuyên duy trì CAR theo quy định. Như vậy, CAR phụ thuộc vào vốn của NHTM và mức độ rủi ro trong hoạt động, việc tăng hay giảm CAR sẽ ảnh hưởng đến LN của NHTM. Hay nói cách khác khi tăng CAR thì các NHTM sẽ có khả năng chống chọi với những rủi ro hoạt động và tạo điều kiện cho các NHTM duy trì sự tăng trưởng LN. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
H4: Tỷ lệ an toàn vốn ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên của NHTM Việt Nam.
3.1.2.5. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Trong các HĐKD mang lại LN cho NHTM thì hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều nhất cho NHTM, tuy nhiên đối với hoạt động này thì cũng tiềm ẩn rủi ro cho NHTM nhiều nhất đó là Rủi ro tín dụng. Đa số NHTM nào hoạt động cũng đều tồn tại nợ xấu và có Rủi ro tín dụng, do đó các NHTM đều phải tiến hành trích lập dự phòng để ngừa cho các rủi ro, tuy nhiên khi trích lập thì LN của NHTM sẽ giảm xuống. Nhưng theo quy định thì thường kì NHTM vẫn phải trích lập dự phòng cho các khoản rủi ro nợ xấu khó đòi này, cũng như đã đề cập những phần trước thì khi trích lập dự phòng sẽ làm cho NHTM giảm đi lợi nhuận, đồng thời Thu nhập lãi cận biên cũng sẽ từ đó giảm theo (San và cộng sự, 2015). Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết:
H5: Tỷ lệ dự phòng Rủi ro tín dụng ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên của NHTM Việt Nam.
3.1.2.6. Đối với tỷ lệ đa dạng hóa thu nhập Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng.
Al-Homaidi và cộng sự (2022) cho thấy đa dạng hóa thu nhập càng cao thì tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên của NHTM càng cao. Đa dạng hóa thu nhập sẽ giúp NHTM tăng LN nhờ vào việc phân tán rủi ro và tận dụng nguồn lực sẵn có của NHTM để cung cấp thêm nhiều dịch vụ, tăng thêm nguồn thu, điều này làm tăng LN kinh doanh cho NHTM. Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết:
H6: Tỷ lệ đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên của NHTM Việt Nam.
3.1.2.7. Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế
San và cộng sự (2015); Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2017); Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2018); Homaidi và cộng sự (2020); cho rằng HĐKD của NHTM có liên hệ mật thiết với kinh tế, xã hội nên nếu GDP tăng trưởng thì kích thích cho NHTM hoạt động tốt hơn, thu hút được khách hàng làm việc nhiều hơn với NHTM tạo ra đòn cân nợ hiệu quả cũng như tạo ra LN cho NHTM từ đó nâng cao Thu nhập lãi cận biên của NHTM. Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết:
H7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên của NHTM Việt Nam.
3.1.2.8. Đối với tỷ lệ lạm phát
Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2018); Homaidi và cộng sự (2020); Sanko và cộng sự (2021); Al-Homaidi và cộng sự (2022) cho rằng trong nền kinh tế thì lạm phát là một trong những yếu tố không thể thiếu. Lạm phát nó ảnh hưởng đến giá cả, sức mua của đồng tiền,… đối với NHTM thì nó ảnh hưởng đến lãi suất mà đây là công cụ mà khách hàng làm việc với NHTM, tuy nhiên nếu lãi suất cho vay tăng thì hoạt động của NHTM sẽ trở nên khó khăn, từ đó thu nhập của NHTM cũng giảm xuống và Thu nhập lãi cận biên cũng giảm. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
H8: Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên của NHTM Việt Nam.
3.1.2.9. Đối với đại dịch Covid 19
Dựa trên tình hình thực tế trong giai đoạn năm 2022 – 2023 nền kinh tế Việt Nam phải đóng cửa để ưu tiên chống dịch, do đó việc lưu thông hàng hóa bị trì trệ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và các HĐKD khác của NHTM. Do đó, tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên sẽ suy giảm. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
H9: Đại dịch Covid 19 ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên của NHTM Việt Nam.
3.2. Thu thập số liệu và phương pháp nghiên cứu Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng.
3.2.1. Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 8 yếu tố bao gồm: Quy mô NH; Đòn bẩy tài chính; Tỷ lệ chi phí hoạt động; “Tỷ lệ an toàn vốn; Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng; Tỷ lệ đa dạng hóa thu nhập; Tốc độ tăng trưởng kinh tế; Tỷ lệ lạm phát của 24 NHTM tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến năm” 2024 thỏa mãn điều kiện sau: (1) Năm tài chính được tính từ ngày 01/01 cho đến ngày 31/12. (2) Có đầy đủ báo cáo tài chính từ năm 2013 đến năm 2024. (3) Các báo cáo tài chính được kiểm toán và có ý kiến chấp nhận hợp lý và trung thực theo nguyên tắc trọng yếu.
Bảng 3.2: Danh sách các NHTM Việt Nam
STT | Ký hiệu | Tên ngân hàng |
1 | ACB | Ngân hàng TMCP Á Châu |
2 | AGB | Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam |
3 | BID | Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam |
4 | CTG | Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam |
5 | EIB | Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam |
6 | HDB | Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh |
7 | KLB | Ngân hàng TMCP Kiên Long |
8 | LIENVIET | Ngân hàng TMCP Bưu điện Việt Nam |
9 | MBB | Ngân hàng TMCP Quân đội |
10 | MSB | Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam |
11 | NAMA | Ngân hàng TMCP Nam Á |
12 | OCB | Ngân hàng TMCP Phương Đông |
13 | PGB | Ngân hàng TMCP Xăng dầu |
14 | SCB | Ngân hàng TMCP Sài Gòn |
15 | SEAB | Ngân hàng TMCP Đông Nam Á |
16 | SGB | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương |
17 | SHB | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội |
18 | STB | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín |
19 | TCB | Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam |
20 | TPB | Ngân hàng TMCP Tiên Phong |
21 | VCB | Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam |
22 | VIB | Ngân hàng TMCP Quốc tế |
23 | VIETCAP | Ngân hàng TMCP Bản Việt |
24 | VPB | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.2.2. Thu thập dữ liệu Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo tài chính của các NHTM theo như phần đã đề cập tại mục 3.2.1 được chọn làm mẫu nghiên cứu: Báo cáo thường niên, bảng Cân đối kế toán, báo cáo kết quả HĐKD trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2024 để tính các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả sau khi lấy dữ liệu của 24 NHTM giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2024 đề tài có tổng cộng tổng cộng 2.592 quan sát.
3.2.3. Quy trình nghiên cứu
Với mục tiêu tìm ra chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến Thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 – 2024. Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình được trình bày tại hình 3.1 như sau:
![Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu](https://hotrovietluanvan.com/wp-content/uploads/2024/11/Hinh-3.1.-Quy-trinh-nghien-cuu.png)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến cho dữ liệu bảng (panel data). Các bước phân tích được thực hiện chi tiết như sau:
Bước 1: Tiến hành thống kê dữ liệu nghiên cứu và mô tả dưới dạng trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn và nhỏ nhất của các biến số nghiên cứu.
Bước 2: Hồi quy số liệu theo ba mô hình OLS, FEM REM sau đó lựa chọn mô hình phù hợp
Hồi quy dữ liệu nghiên cứu nhằm lượng hóa các dữ liệu nghiên cứu thành các mô hình dưới dạng hàm số các biến số có mối quan hệ tuyến tính với nhau, hay từ đó để xác định mối quan hệ và chiều hướng ảnh hưởng. Nghiên cứu này sẽ trình bày ba mô hình hồi quy cụ thể đó là Pooled OLS, FEM, REM.
Mô hình Pooled OLS sử dụng dữ liệu dưới dạng bảng nhằm phân tích với hình thức sử dụng dữ liệu có cách xếp chồng và không phân biệt đơn vị chéo.
Đây là cách thức hồi quy đơn giản nhất và dữ liệu được phân tích OLS bình thường, điều này đã bỏ qua sự khác biệt về không gian và thời gian của dữ liệu.
Do đó, hạn chế chính của phương pháp này là bỏ qua sự khác biệt về không gian và thời gian.
Mô hình FEM hay còn được gọi là mô hình ảnh hưởng cố định, mô hình này được giả định rằng giá trị trung bình của các biến số độc lập và phụ thuộc là cố định, không có sự thay đổi theo thời gian. Ngược lại, mô hình REM là mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên với giá trị trung bình của các biến số có sự thay đổi theo thời gian. Như vậy, ta có thể thấy trong mô hình FEM thì các đặc điểm riêng của các đơn vị không ảnh hưởng với biến độc lập tách các ảnh hưởng.
Dễ dàng nhận thấy thì mô hình FEM, REM có những điểm mạnh hơn mô hình Pooled OLS. Tuy nhiên, để lựa chọn “phương pháp hồi quy nào phù hợp nhất trong ba phương pháp nêu trên, tác giả tiến hành kiểm định F-test và kiểm định Breusch-Pagan lagrangian (Breuch và Pagan, 1979). Kiểm định F-test để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM. Kiểm định Breusch-Pagan lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS” và mô hình REM. Sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM. Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng.
Bước 3: Kiểm định các khuyết tật của mô hình.
“Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi thông qua kiểm định Breusch – Pagan cho mô hình Pooled OLS hoặc REM với giả thuyết H0: Phương sai của sai số không đổi, nếu kết quả cho thấy Prob thấp hơn mức ý nghĩa 5% thì bác bỏ” giả thuyết H0. Nếu là mô hình FEM thì dùng kiểm định Wald để xem mô hình có hiện tượng này hay không.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan sử dụng kiểm định Wooldridge để đo lường “mối quan hệ giữa các sai số có tương quan với nhau hay không. Với giả thuyết H0: không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Nếu kết quả cho thấy Prob < mức ý nghĩa 5% thì bác bỏ giả thuyết H0.”
Bước 4: Ước lượng theo phương pháp FGLS.
Sử dụng “ước lượng FGLS để xử lý vi phạm về phương sai sai số thay đổi và tự tương quan trong mô hình. Phương pháp ước lượng FGLS cũng giống như phương pháp OLS nhưng có các biến số đã được biến đổi để thỏa mãn các giả thuyết bình phương tối thiểu tiêu chuẩn. Trường hợp ước lượng cho kết quả Pvalue < 1% thì mô hình được xây dựng là phù hợp.”
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương này trình bày Phương pháp nghiên cứu của đề tài và những giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ lệ Thu nhập lãi cận biên và các yếu tố nội tại của NHTM và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Đồng thời trong chương 3 tác giả đã trình bày về cách thức thu thập số liệu và xác định mẫu chính thức. Ngoài ra, tác giả cũng đã thiết lập quy trình các bước tính toán và kiểm định số liệu nhằm kết luận kết quả nghiên cứu . Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng
![Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một](https://hotrovietluanvan.com/wp-content/uploads/2021/12/HO-TRO-VIET-LUAN-VAN.jpg)
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi của ngân hàng […]