Luận văn: PPNC đến động lực làm việc của công chức

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: PPNC đến động lực làm việc của công chức hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp định lượng và định tính được thực hiện qua hai bước đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

3.1.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu với các nội dung sau:

Trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan, đề tài đã xây dựng mô hình lý thuyết thể hiện cho các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh. Mỗi nhân tố bao gồm nhiều biến quan sát.

Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với các chuyên gia, các nhà quản lý đang công tác tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, có kinh nghiệm làm việc tại các vị trí quản lý nhân sự. Vấn đề đưa ra thảo luận nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Sở Lao động -Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh. Mục đích của buổi thảo luận nhóm là để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát phù hợp dùng để đo lường các nhân tố khảo sát. Trong đó, số lượng chuyên gia mà đề tài này muốn thảo luận đó là 15 chuyên gia trong đó có 05 trưởng phòng, 05 phó trưởng phòng và 05 công chức với vị trí công việc là chuyên viên. Luận văn: PPNC đến động lực làm việc của công chức.

Nội dung được thảo luận với các chuyên gia là các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh và cách thức đo lường những nhân tố đó. Tập trung lấy ý kiến chuyên gia về ảnh hưởng của 7 nhân tố đã được chỉ ra từ các nghiên cứu liên quan và được xây dựng trong mô hình nghiên cứu đó là Điều kiện và bản chất công việc (DDK); Đào tạo và cơ hội thăng tiến (ĐTTT); Thu nhập và phúc lợi (TNPL); Mối quan hệ với lãnh đạo (MQH_LD); Mối quan hệ với đồng nghiệp (MQH_DN); Sự hấp dẫn của vị trí công việc (SHD); Sự hi sinh (SHS). Xây dựng các biến quan sát của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu và thang đo các biến quan sát và xây dựng dàn bài thảo luận nhóm.

Theo kết quả nghiên cứu định tính thì có 100% chuyên gia đồng ý về các khái niệm về động lực cũng như các thang đo mà đề tài này dùng để đo lường khái niệm cho các nhân tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

3.1.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện sau nghiên cứu định tính, kết quả thu được từ nghiên cứu định tính là cơ sở để điều chỉnh lại các biến quan sát trong từng nhân tố. Từ đó, xây dựng bảng câu hỏi để thực hiện khảo sát chính thức công chức tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh. Kích thước mẫu là 221 quan sát, sau đó tiến hành sàng lọc dữ liệu để đưa vào phân tích.

Bảng khảo sát chính thức được sử dụng để thu thập dữ liệu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi email. Phương pháp định lượng được thực hiện để phân tích dữ liệu thu thập bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Cụ thể như sau:

  • Đánh giá độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của các thang đo trong mô hình lý thuyết.
  • Phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh.

3.2. XÂY DỰNG THANG ĐO CHO CÁC NHÂN TỐ TRONG MÔ HÌNH Luận văn: PPNC đến động lực làm việc của công chức. 

 Dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, đề tài tiến hành xây dựng thang đo cho các nhân tố của mô hình. Thang đo này đã được hiệu chỉnh lại sau khi có kết quả thảo luận nhóm trong nghiên cứu sơ bộ. Cụ thể, xây dựng lại các thang đo của 6 nhóm nhân tố theo ý kiến chuyên gia đề xuất. Để đo lường các biến quan sát, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, được biểu thị từ 1 đến 5. Trong đó, 1 tương ứng với chọn lựa hoàn toàn không đồng ý và 5 tương ứng với chọn lựa hoàn toàn đồng ý.

Bảng 3.1: Thang đo cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu

TT Mô tả thang đo Ký hiệu Nguồn
Điều kiện và bản chất công việc (ĐK)  
(1) SLĐTBXH cung cấp đầy đủ cho tôi dụng cụ trang thiết bị làm việc ĐK1 Bercu và Onofrei (2017); Lê Văn Phúc và Nguyễn Hoàng Ngọc inh (2019)
(2) Môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn, thoải mái ĐH2
(3) Làm việc đúng giờ hành chính ĐK3
(4) Tôi được giao quyền phù hợp với công việc ĐK4
(5) Công việc được phân công phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ mà tôi được đào tạo ĐK5
(6) Công việc tại SLĐTBXH có quy trình và quy định rõ ràng ĐK6
Đào tạo và cơ hội thăng tiến (ĐTTT)  
(7) SLĐTBXH tạo điều kiện cho tôi sự phát triển bản thân ĐTTT1 Bercu và Onofrei (2017); Lê Văn Phúc và Nguyễn Hoàng Ngọc Linh (2019) Luận văn: PPNC đến động lực làm việc của công chức.
(8) SLĐTBXH có chính sách thăng tiến công bằng ĐTTT2
(9) SLĐTBXH có tiêu chuẩn hay điều kiện thăng tiến được phổ biến đến công chức ĐTTT3
(10) SLĐTBXH luôn tạo mọi điều kiện cho công chức thăng tiến, thăng chức đúng lộ trình. ĐTTT4
(11) Quy trình bổ nhiệm của các bộ được diễn ra công khai minh bạch ĐTTT5
Thu nhập và phúc lợi (TNPL)  
(12) Tiền lương được nhận xứng đáng với công sức làm việc. TNPL1

Bercu và Onofrei (2017); Lê Văn Phúc và Nguyễn Hoàng Ngọc Linh (2019)

(13) Chế độ lương, phúc lợi luôn thực sự quan tâm đến người làm việc. TNPL2
(14) Chế độ phúc lợi luôn đầy đủ, đa dạng và đảm bảo đúng cho từng đối tượng trong tổ chức. TNPL3
(15) Chế độ lương, phúc lợi luôn được đảm bảo và chi trả đúng thời hạn. TNPL4
(16) Lương đảm bảo được cuộc sống của công chức và gia đình. TNPL5
Mối quan hệ với lãnh đạo (MQH_LD)  
(17) Lãnh đạo luôn tôn trọng cấp dưới MQH_LD1 Bercu và Onofrei (2017); Lê Văn Phúc và Nguyễn Hoàng Ngọc Linh (2019)
(18) Lãnh đạo luôn có sự công bằng trong ứng xử và giải quyết công việc MQH_LD 2
(19) Lãnh đạo luôn bảo vệ quyền lợi cho cấp dưới MQH_LD 3
(20) Lãnh đạo luôn có sự đồng cảm với cấp dưới MQH_LD 4
(21) Lãnh đạo luôn có sự khéo léo trong việc nhận xét hay phê bình cấp dưới MQH_LD5
Mối quan hệ với đồng nghiệp (MQH_DN)
(22) Đồng nghiệp luôn trung thực và đáng tin cậy. MQH_DN1 Bercu và Onofrei (2017); Lê Văn Phúc và Nguyễn Hoàng Ngọc Linh (2019) Luận văn: PPNC đến động lực làm việc của công chức.
(23) Đồng nghiệp ở các bộ phận khác luôn có tinh thần hỗ trợ và hợp tác nhau trong công việc. MQH_DN2
(24) Đồng nghiệp có khả năng làm việc nhóm tốt. MQH_DN3
(25) Đồng nghiệp hòa đồng, vui vẻ luôn có tinh thần giúp đỡ nhau và san sẻ khó khăn trong công việc. MQH_DN4
Sự hấp dẫn (SHD)
(26) Tôi thích phát triển chính sách công giúp đất nước SHD1 Bercu và Onofrei (2017); Lê Văn Phúc và Nguyễn Hoàng Ngọc Linh (2019)
(27) Tôi  thấy  hài  lòng  khi  nhìn  thấy  mọi người nhận được lợi ích từ các chính sách công SHD2
(28) Tôi thích thảo luận những hoạt động chính trị và vấn đề liên quan SHD3
(29) Tôi thích các hoạt động cộng đồng và giúp đỡ cộng đồng SHD4
Sự hi sinh (SHS)
(30) Tôi đặt việc phục vụ cộng đồng hơn lợi ích bản thân SHS1 Bercu và Onofrei (2017); Lê VăN  Phúc và Nguyễn Hoàng Ngọc Linh (2019)
(31) Công việc tại SLĐTBXH xuất phát từ nguyên nhân lớn hơn bản thân SHS2
(32) Phục vụ cho cộng đồng sẽ thấy hạnh phúc hơn ngay cả khi có tổ chức khác trả lương cao hơn. SHS3
(33) Tạo ra giúp đỡ trong cộng đồng sẽ có ý nghĩa hơn thành tựu riêng cho bản thân SHS4
Động lực làm việc của công chức  
(34) Bạn luôn tự hào về tổ chức mình làm việc và luôn sẵn sàng cống hiến cho công việc. ĐLLV1 Bercu và Onofrei (2017); Lê Văn Phúc và Nguyễn Hoàng Ngọc Linh (2019) Luận văn: PPNC đến động lực làm việc của công chức.
(35) Bạn luôn giữ được niềm tin với tổ chức và muốn làm việc nhiều hơn để tổ chức tốt hơn. ĐLLV2
(36) Bạn luôn thấy kết quả tốt mà mình đạt được góp phần xây dựng tổ chức ngày càng lớn mạnh ĐLLV3

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan

3.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu

Thiết kế chọn mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Kích thước mẫu dự kiến là 221 quan sát. Đối tượng khảo sát là công chức tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh.

Thực hiện phỏng vấn để thu thập số liệu khảo sát phục vụ cho việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, dữ liệu được thu thập từ tháng 07/2022 đến tháng 09/2022. Bên cạnh khảo sát trực tiếp, khảo sát qua email cũng được sử dụng. Tổng số bảng câu hỏi gửi đi là 221 bảng câu hỏi. Dữ liệu thu thập được sẽ làm sạch trước khi tiến hành phân tích.

Quy mô mẫu nghiên cứu: Theo nguyên tắc kinh nghiệm, số quan sát tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan sát trong mô hình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Số biến quan sát của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu là 36 biến quan sát. Do đó, kích thước mẫu tối thiểu phải là 5 x 36 = 180 quan sát. Vậy kích thước mẫu thu thập được để phân tích bao gồm 221 quan sát là phù hợp.

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Luận văn: PPNC đến động lực làm việc của công chức.

Đề tài đã sử dụng phần mềm thống kê SPSS 22.0 để phân tích dữ liệu. Các phương pháp cụ thể như sau:

Kiểm định thang đo: Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha, hệ số này chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên) không tính độ tin cậy cho từng biến quan sát). Hệ số trên có giá trị biến thiên trong khoảng [0, 1]. Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên được xem là thang đo lường đủ điều kiện. Về lý thuyết, hệ số này càng cao thì thang đo có độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên, khi hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (trên 0,95) cho thấy nhiều biến trong thang đo không có sự khác biệt, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Phân tích nhân tố khám phá (EFA-Exploratory Factor Analysis): Sau khi kiểm định độ tin cậy, các khái niệm trong mô hình nghiên cứu cần được kiểm tra giá trị hội tụ và phân biệt thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của nhân tố với các biến quan sát. Sự phù hợp khi áp dụng phương pháp phân tích EFA được đánh giá qua kiểm định KMO và Bartlett’s.

Kiểm định Bartlett: để xem xét ma trận tương quan có phải ma trận đơn vị hay không (ma trận đơn vị là ma trận có hệ số tương quan giữa các biến bằng 0 và hệ số tương quan với chính nó bằng 1). Nếu phép kiểm định có p_value < 0,05 (với mức ý nghĩa 5%) cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Vậy sử dụng EFA phù hợp.

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là chỉ số đánh giá sự phù hợp của phân tích nhân tố. Hệ số KMO càng lớn thì càng được đánh giá cao. Kaiser (1974) đề nghị: KMO ≥ 0,9: rất tốt; 0,9 > KMO ≥ 0,8: tốt; 0,8 > KMO ≥  0,7: được; 0,7 > KMO ≥  0,6: tạm được; 0,6 > KMO ≥  0,5: xấu; KMO < 0,5: không chấp nhận.

Hệ số nằm trong khoảng [0,5; 1] là cơ sở cho thấy phân tích nhân tố phù hợp. Sử dụng EFA để đánh giá tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các thang đo. Luận văn: PPNC đến động lực làm việc của công chức.

Phân tích hồi quy đa biến:

Phân tích hồi quy đa biến nhằm mục tiêu đánh giá mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Trong đó, biến phụ thuộc thường ký hiệu là Yi và biến độc lập ký hiệu là Xi trong đó i ~ (1, n), với n là số quan sát và k là số biến độc lập trong mô hình.

Ví dụ:  Cho mô hình hồi quy k biến Yi = β1 + β2 X2i + β3 X3i +…+ βkXki + Ui          (3.1)

Phân tích hồi quy nhằm kiểm định ảnh hưởng của các biến độc lập (Xi) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (Yi) có ý nghĩa về mặt thống kê hay không thông qua các tham số hồi quy (β) tương ứng, trong đó Ui là phần dư tương ứng với Ui ~ N(0, σ2). Phân tích này thực hiện qua một số bước cơ bản sau:

Kiểm định độ phù hợp tổng quát của mô hình, giả thuyết: 𝐻0 : 𝛽2 = 𝛽3  = …=  𝛽𝑘 = 0

H1: Có ít nhất một tham số hồi quy khác không

Giả thuyết này được kiểm định bằng tham số F. Công thức tính: F =

Trong đó: ESS là phần phương sai được mô hình giải thích và RSS là phần phương sai không được giải thích trong mô hình.

Nếu  F > Fα (k-1, n-k), bác bỏ H0; ngược lại không thể bác bỏ H0, trong đó Fα (k1, n-k) là giá trị tới hạn của F tại mức ý nghĩa α và (k-1) của bậc tự do tử số và (n-k) bậc tự do mẫu số. Một cách khác, nếu giá trị p thu được từ cách tính F là đủ nhỏ, đồng nghĩa với mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu khảo sát ở mức ý nghĩa được chọn. Hệ số xác định bội (R2) được sử dụng để xác định mức độ (%) giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình. Kiểm định F được biểu diễn qua lại và tương đồng với đại lượng R2. Luận văn: PPNC đến động lực làm việc của công chức.

Kiểm định đa cộng tuyến thông qua hệ số VIF. Độ lớn của hệ số này cũng chưa có sự thống nhất, thông thường VIF < 10 được xem là mô hình không vi phạm giả định đa cộng tuyến.

Kiểm định tự tương quan: Sử dụng chỉ số của Durbin-Watson. Theo quy tắc kinh nghiệm, nếu 1 < Durbin-Watson < 3 thì có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định ý nghĩa thống kê các tham số hồi quy riêng. Chẳng hạn, từ công thức (3.1) kiểm định tham số β_2 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% hay không:

Giả thuyết:

  • H0 : β2 = 0
  • H1 : β2 ≠ 0

Tính toán tham số t với n-k bậc tự do, công thức: t =

Trong đó: 𝛽̂2là tham số hồi quy mẫu; β2 là tham số hồi quy cần kiểm định và 𝑆𝑒(𝛽̂2) là sai số của tham số hồi quy mẫu tương ứng. Luận văn: PPNC đến động lực làm việc của công chức.

Nếu giá trị t tính được vượt quá giá trị tới hạn t tại mức ý nghĩa đã chọn (α = 5%), có thể bác bỏ giả thiết H0, điều này gợi ý biến độc lập tương ứng với tham số này ảnh hưởng có ý nghĩa đến biến phụ thuộc. Một cách khác, nếu giá trị p thu được từ cách tính t là đủ nhỏ, đồng nghĩa với tham số hồi quy có ý nghĩa thống kê. Trong các phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0 giá trị p được thể hiện bằng ký hiệu (Sig.).

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu từ đó sẽ tiến hành nghiên cứu và đánh giá 6 giả thuyết nghiên cứu tương ứng và tiến hành kiểm định sự ảnh hưởng. Nghiên cứu được thực hiện với quy trình 2 bước gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sơ bộ đã xây dựng được thang đo để tiến hành khảo sát. Nghiên cứu chính thức được thực hiện khảo sát với mẫu là công chức tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh việc trình bày quy trình nghiên cứu, tác giả cũng tiến hành xây dựng các thang đo dự kiến cho các nhân tố trong mô hình. Thang đo này được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu trước, sau đó tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia để điều chỉnh lại nội dung cho phù hợp. Chương 3 cũng trình bày các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu cũng như các tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá sự phù hợp. Luận văn: PPNC đến động lực làm việc của công chức.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến động lực làm việc công chức

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993