Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: PPNC thanh khoản đến khả năng sinh lời Ngân hàng hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của tác giả được thực hiện qua 5 bước sau:
3.2 Giả thiết nghiên cứu Luận văn: PPNC thanh khoản đến khả năng sinh lời Ngân hàng.
Nghiên cứu này được tiếp cận theo các nghiên cứu của Ongore và Kus (2015), Pradhan, P., Shyam, R., & Shrestha, R. (2018), Pak, O. (2022), Vũ Hữu Thành, Nguyễn Thị Ánh Như và Phạm Thị Thu Phương (2018), Tăng Mỹ Sang (2022) về các tác động của các yếu tố đến thanh khoản đến KNSL của các NHTM.
Có nhiều thước đo cho tính thanh khoản, mỗi thước đó thể hiện nhưng khía cạnh khác nhau của sự phù hợp thanh khoản, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các chỉ tiêu đo lường như: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAR) Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động (LDR), Tỷ lệ thanh khoản (LIR), Tỷ lệ thanh toán nhanh (QIR) đại điện cho thanh khoản ngân hàng để nghiên cứu tác động của thanh khoản đến KNSL của các NHTM Việt Nam. Các biến được giải thích cụ thể như sau:
Các ngân hàng có tổng tài sản cao hơn và cơ hội đa dạng hóa lớn hơn có thể duy trì hoặc thậm chí kiểm soát được thanh khoản và gia tăng KNSL trong khi giảm thiểu rủi ro. Theo như các kết quả nghiên cứu trước cho thấy có nhiều kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa tài sản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu và KNSL của ngân hàng. Chẳng hạn như theo các giả thuyết đánh đổi rủi ro lợi nhuận, lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản cao hơn. Phản đối giả thuyết rủi ro, Berger (1995b) xem xét giả thuyết báo hiệu và chi phí phá sản, giả thuyết gợi ý rằng KNSL do các vấn đề về tín hiệu hoặc giảm chi phí của sự khó khăn tài chính tăng do tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản cao hơn. Nghiên cứu của Pradhan ( 2018) cho rằng có mối quan hệ tương quan thuận chiều giữa tỷ suất vốn chủ sở hữu ( CAR) và KNSL. Nhưng nghiên cứu Pradhan, P., Shyam, R., & Shrestha, R. (2018) lại cho thấy Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAR) có tác động ngược chiều đến KNSL của NHTM (ROA, ROE, NIM). Mặt khác, kết quả nghiên cứu của Vũ Hữu Thành, Nguyễn Thị Ánh Như và Phạm Thị Thu Phương (2018) cũng cho thấy tỷ lệ này có tác động cùng chiều đến ROA và NIM nhưng lại có tác động ngược chiều đến ROE. Kết quả trong nghiên cứu của Tăng Mỹ Sang (2022) lại cho thấy ROA và ROE có tác động cùng chiều. Do đó, giả thuyết của luận văn được đưa ra như sau:
Giả thiết 1: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAR) có tác động cùng chiều (+) đến KNSL của NHTM.
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng vốn huy Ngân hàng có hệ số LDR thấp được coi là có thanh khoản, lợi nhuận có khả năng thấp hơn và do đó ít rủi ro hơn so với ngân hàng có hệ số LDR cao. Tuy nhiên, theo Ahmed (2011) hệ số LDR cao cho thấy một ngân hàng đã chịu nhiều căng thẳng hơn về tài chính do cho vay quá nhiều và cũng cho thấy rủi ro rằng để đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền, ngân hàng có thể phải bán một số khoản vay khi bị lỗ. Hệ số LDR cho thấy sự phù hợp của việc đầu tư các khoản tiền hiện có vào ngân hàng thu được từ tiền gửi, để đáp ứng nhu cầu cho vay và ứng trước. Hệ số LDR có thể được tính bằng cách chia tổng dư nợ cho vay cho tổng số tiền gửi tại ngân hàng. Theo nghiên cứu của Pradhan (2018) hệ số LDR có quan hệ cùng chiều với KNSL của Ngân hàng. Nghiên cứu của Vũ Hữu Thành, Nguyễn Thị Ánh Như và Phạm Thị Thu Phương (2018) cũng cho thấy Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động (LDR) có tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM (ROA, ROE, NIM). Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Tăng Mỹ Sang (2022) cũng cho thấy Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động (LDR) có tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM (ROA, ROE). Vì vậy, giả thuyết của luận văn được đưa ra như sau:
Giả thuyết 2: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động (LDR) có quan hệ cùng chiều (+) với KNSL của NHTM (ROA, ROE, NIM). Luận văn: PPNC thanh khoản đến khả năng sinh lời Ngân hàng.
Hệ số tỷ lệ thanh khoản (LIR) được tính toán bằng phương pháp chia tỷ lệ tài sản ngắn hạn cho tổng tài sản. Rủi ro thanh khoản là một trong những loại rủi ro đối với ngân hàng, khi các ngân hàng nắm giữ một lượng tài sản lưu động thấp hơn, họ sẽ dễ bị tổn thương hơn với số tiền gửi lớn rút tiền. Do đó, rủi ro thanh khoản được ước tính bằng tỷ lệ khả năng thanh toán tài sản trên tổng tài sản và tài sản lưu động trên tiền gửi. Pasiouras và Kosmidou (2009), và nghiên cứu của Molyneux và Thorton (1992) và Guru et al. (2004) đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hệ số LIR và KNSL trong nghiên cứu của Pradhan (2018). Pak, O. (2022) lại cho thấy tỷ lệ thanh khoản (LIR) có tác động ngược chiều đến NIM (-) và cùng chiều đến ROA (+). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Vũ Hữu Thành, Nguyễn Thị Ánh Như và Phạm Thị Thu Phương (2018) lai cho thấy Tỷ lệ thanh khoản (LIR) có tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM (ROA, ROE, NIM). Do đó, giả thuyết của nghiên cứu này được đưa ra như sau:
Giả thuyết 3: Tỷ lệ thanh khoản (LIR) có tác động là cùng chiều (+) đến KNSL của NHTM
Tỷ lệ thanh toán nhanh (QIR) đo lường khả năng hoàn trả các nghĩa vụ ngắn hạn của ngân hàng trong khoảng thời gian rất ngắn ( như một vài ngày). Hệ số thanh toán nhanh có thể được tính bằng cách lấy phần chênh lệch của tài sản lưu động và hàng tồn kho chia cho nợ ngắn hạn. Tăng Mỹ Sang (2022) lại cho thấy tỷ lệ thanh toán nhanh có quan hệ cùng chiều với ROA (+) nhưng lại ngược chiều với ROE (-). Nimer và cộng sự (2015) đã cho thấy khả năng thanh khoản thông qua hệ số thanh toán nhanh có tác động đáng kể đến KNSL của các ngân hàng Jordan thông qua lợi tức trên tài sản (ROA). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Tăng Mỹ Sang (2022) cũng cho thấy Tỷ lệ này có tác động cùng chiều đến ROA nhưng lại có tác động ngược chiều đến ROE. Do đó, giả thuyết được đưa ra như sau:
Giả thuyết 4: Tỷ lệ thanh toán nhanh (QIR) có tác động cùng chiều (+) đến KNSL của NHTM.
Trong nghiên cứu này, tác giả đưa vào hai biến kiểm soát là GDP và lạm phát để có góc nhìn tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam. Bởi vì, với sự gia tăng GDP, nhu cầu vốn của nền kinh tế sẽ lớn hơn, ngân hàng cho vay nhiều hơn góp phần mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng (Saeed, 2016; Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành, 2017; Nguyễn Thành Đạt, 2021). Tăng trưởng kinh tế (GDP) được thể hiện thông qua biến số tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP), đây là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng. Chu kỳ của nền kinh tế được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng GDP. Tăng trưởng GPD được xem xét như một yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu vốn trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế đạt trạng thái tăng trưởng nóng thì tăng trưởng GPD cao, cầu về tín dụng hoặc các khoản vay trong nền kinh tế tăng lên. Miễn là tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn thì các ngân hàng có xu hướng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Và ngược lại, thì khi nền kinh tế vào giai đoạn suy thoái thì tốc độ tăng trưởng GDP thấp. Theo các nghiên cứu trước đây của Kosmidou (2009); Hefferman & Fu (2010); Hassan & Bashir (2005) đều chỉ ra rằng tăng trưởng GDP có mối quan hệ dương với KNSL của ngân hàng. Trong nghiên cứu của Lê Đồng Duy Trung (2022) cũng cho thấy GDP cùng có tác động cùng chiều đến ROA và ROE.
Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và KNSL của hệ thống NHTM được giới thiệu trong nghiên cứu của Revell (1980). Ảnh hưởng tỷ lệ lạm phát tới KNSL của ngân hàng dựa điều kiện là liệu chi phí hoạt động có tăng ở mức cao hơn so với mức tăng của tỷ lệ lạm phát hay không và ngược lại. Cũng trong nghiên cứu của Pasioura & Cộng sự (2009) cho rằng tỷ lệ lạm phát vừa có quan hệ âm và vừa có quan hệ dương với KNSL của hệ thống NHTM. Pak, O. (2022) cho thấy tác động ngược chiều của lạm phát đến NIM (-) và cùng chiều đến ROA (+). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Lê Đồng Duy Trung (2022) lại cho thấy lạm phát có tác động cùng chiều đến ROA và ROE.
Nghiên cứu này cập nhật giai đoạn năm 2022 và 2023), đây là giai đoạn có nhiều biến động về tình hình kinh tế trong và ngoài nước do dịch bệnh cũng như các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới. Do đó, để đánh giá ảnh hưởng của đại dịch Covid19 đến từ 2021, nghiên cứu sử dụng biến giả để (Period) xem xét sự ảnh hưởng bởi đại dịch Covid19 đến thanh khoản và KNSL của các NHTM, cụ thể biến Period = 0 đối với các năm 2022 trở về trước (giai đoạn 2012-2021) và biến Period = 1 đối với các năm 2022 trở về sau (giai đoạn 2022-2023) Luận văn: PPNC thanh khoản đến khả năng sinh lời Ngân hàng.
- Mô hình nghiên cứu đề xuất
Luận văn tiếp cận dựa vào các cơ sở lý thuyết tại chương 2, tiếp cận theo các nghiên cứu của của Ongore và Kus (2015), Pradhan, P., Shyam, R., & Shrestha, R. (2018), Pak, O. (2022), Vũ Hữu Thành, Nguyễn Thị Ánh Như và Phạm Thị Thu Phương (2018), để nghiên cứu tác động của thanh khoản đến KNSL của NHTM Việt Nam. Trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Như và Phạm Thị Thu Phương (2018) có sử dụng các biến CAR, LDR, LIR và nghiên cứu của Tăng Mỹ Sang (2022) có sử dụng biến CAR, LDR, QIR nhằm đại điện cho thanh khoản của ngân hàng, kế thừa các kết quả của các nghiên cứu này, mô hình hồi qui tuyến tính đa biến trong nghiên cứu của tác giả được đề xuất như sau:
Mô hình 1: ROAit = β1+β2*CARit +β3* LDRit +β4* LIRit +β5*QIRit + β6*GDPt + β7*CPIt+ β8*Periodt+ei (3.1)
Mô hình 2: ROEit = β1+β2*CARit +β3* LDRit +β4* LIRit +β5*QIRit + β6*GDPt + β7*CPIt + β8*Periodt + eit (3.2)
Mô hình 3: NIMit =β1+β2*CARit +β3* LDRit +β4* LIRit +β5*QIRit + β6*GDPt + β7*CPIt + β8*Periodt + eit (3.3)
- Trong đó:
ROE, ROA, NIM: biến phụ thuộc đại diện cho KNSL của Ngân hàng i: từ 1 – 27 NHTM Việt Nam (phụ lục) t: năm nghiên cứu từ 2012-2023 β1: là hằng số β 2,…, β8: là hệ số hồi quy. e: nhiễu, phần dư là đại diện cho sai số của phương trình hồi quy hay các yếu tố khác ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ngoài các biến độc lập trong bài).
3.3 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Luận văn: PPNC thanh khoản đến khả năng sinh lời Ngân hàng.
3.3.1. Biến phụ thuộc
Lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA): được tính bằng chênh lệch giữa Tổng thu nhập và Tổng chi phí sau thuế và được lấy từ bảng kết quả kinh doanh dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất được căn cứ theo định nghĩa của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012-2023 trong báo cáo tài chính hợp nhất. Giá trị tài sản bình quân được tính dựa trên giá trị bình quân của tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ báo cáo với số liệu được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2023 trên báo cáo hợp nhất của các NHTM Việt Nam.
Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROE): Lợi nhuận sau thuế được căn cứ theo định nghĩa của các NHTM Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2023 trong báo cáo tài chính hợp nhất, là chênh lệch giữa Tổng thu nhập và Tổng chi phí sau thuế.
Để tính vốn chủ sở hữu bình quân (VCSH), tác giả sử dụng số bình quân giá trị vốn chủ sở hữu bằng cách tính bình quân số đầu kỳ và cuối kỳ báo cáo. Số liệu này thu thập từ BCTC của các NHTM Việt Nam.trong giai đoạn 2012-2023
Thu nhập lãi cận biên: Số liệu này thu thập từ BCTC của các NHTM Việt Nam.trong giai đoạn 2012-2023. Thu nhập lãi thuần là chênh lệch giữa “Thu nhập lãi và thu nhập tương tự” và “Chi phí lãi và chi phí tương tự” được lấy trên bảng kết quả HĐKD của các NHTM Việt Nam. Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNNVN + Tiền gửi tại các TCTD khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng.
3.3.2. Biến độc lập Luận văn: PPNC thanh khoản đến khả năng sinh lời Ngân hàng.
- Các biến độc lập được chia làm 2 nhóm.
Nhóm 1 gồm các biến đại diện cho thanh khoản của các NHTM như tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ( CAR); Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động ( LDR); Tỷ lệ thanh khoản ( LIR); Tỷ lệ thanh toán nhanh (QIR). Tác giả sử dụng bốn biến độc lập cùng đo lường thanh khoản với mục đích nhằm có góc nhìn tổng quan hơn về các khía cạnh đo lường thanh khoản, tuy nhiên bằng việc sử dụng cùng bốn biến để đo lường về thanh khoản sẽ dẫn đến các hiện tượng phương sai sai số thay đổi, đa cộng tuyến hay nội sinh. Để giải quyết vấn đề này tác giả sử dụng các phương pháp hồi quy tương thích với các kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu để có được kết quả định lượng đáng tin cậy sẽ được tác giả trình bày cụ thể trong phần phương pháp ước lượng tại mục 3.3 .
Nhóm 2: gồm các biến như tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (GDP) và tỷ lệ lạm phát (CPI). Biến này được tác giả thêm vào mô hình nhằm kiểm soát hiện tượng đa cộng tuyến
Các biến nghiên cứu được tổng hợp và trình bày ở bảng 3.1:
Bảng 3.1 Diễn giải cách đo lường các biến
STT | KÝ HIỆU | CÁCH ĐO LƯỜNG | KỲ VỌNG |
Biến phụ thuộc | |||
1 | ROA | ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tài sản bình quân | |
2 | ROE | ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân | |
3 | NIM | NIM = Thu nhập lãi thuần/Tài sản có sinh lời | |
Biến độc lập | |||
1 | CAR | Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản | + |
2 | LDR | Dư nợ cho vay/Tổng nguồn vốn huy động | + |
3 | LIR | Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản | + |
4 | QIR | (Tài sản lưu động + Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn | + |
5 | INF | Nguồn WB | |
6 | GDP | Nguồn WB Luận văn: PPNC thanh khoản đến khả năng sinh lời Ngân hàng. | |
7 | Period |
Period = 0 đối với các năm 2021 trở về trước (giai đoạn 2012-2021, không chịu ảnh hưởng của đại dich Covid-19) và biến Period = 1 đối với các năm 2022 trở về sau (giai đoạn 2022-2023, chịu ảnh hưởng của đại dich Covid-19) |
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
3.4 Phương pháp ước lượng
Luận văn sử dụng phương pháp định lượng. Tác giả sử dụng bằng phần mềm Stata 17 để xử lý dữ liệu và thực hiện phân tích. Thứ nhất là ước lượng mô hình hồi quy OLS (Pooled), thứ hai là ước lượng mô hình hồi quy với các tác động cố định (Fixed effects-FEM), và mô hình hồi quy với các tác động ngẫu nhiên (Random effects- REM) và cuối cùng là ước lượng GLS với các lựa chọn phù hợp nếu các mô hình trên vi phạm giả thiết.
Dữ liệu trong bài là dữ liệu dạng bảng không cân bằng. Dữ liệu sau khi thu thập được mã hóa và làm sạch, sau đó tác giả kiểm định mô hình nghiên cứu, sau đó tiến hành hồi quy đa biến và kiểm định với mô hình hồi quy.
3.4.1 Kiểm định sự tương quan Luận văn: PPNC thanh khoản đến khả năng sinh lời Ngân hàng.
Nghiên cứu thực hiện đo lường hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc với từng biến giải thích. Phần mềm Stata 17 sẽ xây dựng ma trận hệ số tương quan. Các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc hay không được kiểm định thông qua sử dụng kiểm định hệ số tương quan của tổng thể với giả thuyết Ho: p = 0 (không có sự tương quan).
Nếu a > p- value thì bác bỏ giả thuyết Ho, hay nói cách khác là biến được kiểm định có tác động đến biến phụ thuộc với một hệ số có ý nghĩa thống kê.
- Các giả thiết trong mô hình hồi quy bội theo phương pháp OLS bao gồm:
- Kỳ vọng (hoặc giá trị trung bình) của sai số ui là bằng không E(ui) = 0 với mọi i.
- Phương sai của sai số là một hằng số (homoscedasticity) Var (ui) = δ với mọi
(sai số ui có tính đồng nhất)
- Hiệp phương sai giữa ui và uj là bằng không Cov(ui,uj) = 0 với i ^j. (sai số ui và uj không có tương quan lẫn nhau (None Autocorrelation))
- Không nhận dạng sai mô hình.
- Không có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo. Khi có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo (có nghĩa là không thỏa giả định OLS cho mô hình hồi quy bội) thì phương sai của hệ số ước lượng không còn nhỏ nhất và chúng ta không thể tìm ra giá trị ước lượng của các hệ số.
Sau khi xác định được phương pháp hồi quy phù hợp cho mô hình, nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm tra mô hình có vi phạm các giả thuyết như đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan hay không.
3.4.2 Kiểm định đa cộng tuyến:
Theo Nguyễn Đình Thọ (2014), khi ước lượng mô hình hồi quy bội phải kiểm tra gi thuyết các biến độc lập không có tương quan hoàn toàn với nhau (Cor (X1,X2) ^ 1, j thông qua kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (multicolinearity). Nếu hiện tượng đa cộng tuyến xuất hiện thì có thể dẫn đến kết quả là kiểm định t không có ý nghĩa, dấu của các ước lượng có thể sai… Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Để phát hiện đa cộng tuyến hay không cần xem xét hệ số tương quan giữa các cặp biến, nếu hệ số này vượt quá 10 thì đó là dấu hiệu cho biết mô hình hồi quy sẽ gặp vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng.
3.4.3 Kiểm định phương sai thay đổi:
Một trong các giả thiết chủ yếu trong mô hình hồi quy bội là phương sai không đổi. Có hai phương pháp để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi là thống kê và phương pháp bằng đồ thị để phát hiện ra sự thay đổi của phương sai phần dư. Chỉ tiêu phương sai của phần dư không đổi được kiểm định thông qua việc thực hiện kiểm định của White, với hai giả thuyết kiểm định là: Luận văn: PPNC thanh khoản đến khả năng sinh lời Ngân hàng.
- Ho: phương sai phần dư là thuần nhất
- H1: phương sai phần dư thay đổi.
- Nếu a > p- value thì bác bỏ giả thuyết
- Ho. Kết luận mô hình hồi quy có hiện tượng phương sai thay đổi ở độ tin cậy 95%.
3.4.4 Lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp
Nghiên cứu sử dụng kiểm định của Hausman (1978) để lựa chọn mô hình phù hợp. Kiểm định này hỗ trợ cho việc lựa chọn giữa mô hình tác động cố định hay mô hình tác động ngẫu nhiên. Thực chất, kiểm định Hausman là xem xét có tồn tại tự tương quan giữa Ui và it hay không. Kiểm định Hausman là kiểm định giả thiết: H0: Ui và biến độc lập không tương quan; H1: Ui và biến độc lập có tương quan. Khi giá trị (Prob>chi2) <0.05 thì ta bác bỏ giả thiết H0, khi đó Ui và biến độc lập có tương quan, khi đó phải sử dụng mô hình tác động cố định. Và ngược lại, khi giá trị (Prob>chi2) >0.05, lúc đó chấp nhận giả thiết H0, tức là Ui và biến độc lập không tương quan, mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ được sử dụng. Nếu kiểm định Hausman cho một kết quả có ý nghĩa thì mô hình tác động cố định phù hợp hơn so với mô hình tác động ngẫu nhiên
Để lựa chọn mô hình REM hay FEM, thông qua kiểm định Hausman sẽ giúp tác giả đưa ra quyết định này. Ngoài ra, nhằm khắc phục khuyết tật trong mô hình được chọn nghiên cứu tiếp tục dùng mô hình GLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình FEM hay REM được chọn (Hoechle, 2009; Larisa, 2014). Theo Wooldrige (2004), có thể sử dụng phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả.
Kết luận chương 3
Trong chương 3 bằng việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đã được trình bày tại chương 2 cũng như các tổng hợp về các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản, tác giả tiền hành chọn lọc các biến để đưa vào mô hình nghiên cứu, áp dụng các phương pháp nghiên cứu hồi quy thông qua các mô hình OLS, FEM, REM và GLS để xử lý các khuyết tật của mô hình nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận. Luận văn: PPNC thanh khoản đến khả năng sinh lời Ngân hàng.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến khả năng sinh lời Ngân hàng
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: PPNC thanh khoản đến khả năng sinh lời Ngân hàng […]