Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: PPNC thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Mô hình nghiên cứu
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết tại chương 2 đồng thời kế thừa kết quả đã công bố của các nghiên cứu trước, ngoài biến thể hiện TNNL và khả năng sinh lời, tác giả nhận thấy rằng các yếu tố khác tác động đến KNSL thường được đánh giá kết hợp với TNNL như quy mô tiền gửi, quy mô tín dụng, tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô VCSH, quy mô ngân hàng. Luận văn sử dụng mô hình nghiên cứu tương tự với nghiên cứu Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2020), nghiên cứu của Nisar và cộng sự (2020), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019); Lepetit và cộng sự (2009) do tính khả dụng của bộ số liệu, đối với nghiên cứu nước ngoài mà tác giả tham khảo có điều chỉnh một số biến để phù hợp với thực tế ở nước ta. Để phân tích tác động của TNNL và từng loại TNNL đến KNSL của các NHTMCP, tác giả phân thành mô hình (a) và mô hình (b), cơ sở chọn biến và mô hình nghiên cứu chi tiết được trình bày như sau:
3.1.1. Mô hình đề xuất
Mô hình về tác động của TNNL đến KNSL của NHTMCP: Tác giả kế thừa các biến trong mô hình của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2020) gồm: ROE, NNII, Deposit, Loan, Equity và Size và bổ sung thêm biến Cost theo nghiên cứu Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019); Lepetit và cộng sự (2009) để xây dựng mô hình này:
ROEit = α + β1 * NNIIit + β2 * Depositsit + β3 * Loansit + β4 * Equityit + β5 * Sizeit + β6 * Costit + εit (a)
Trong đó: Luận văn: PPNC thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời.
- ROEit: KNSL của ngân hàng.
- NNIIit: TNNL của ngân hàng.
- Depositsit: quy mô tiền gửi của ngân hàng.
- Loansit: quy mô tín dụng của ngân hàng.
- Equityit: quy mô vốn VCSH của ngân hàng.
- Sizeit: quy mô của ngân hàng.
- Costit: chi phí hoạt động của ngân hàng. εit: phần dư không quan sát.
Mô hình về tác động của từng loại TNNL đến KNSL của NHTMCP:
Tác giả kế thừa các biến trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2020) gồm: ROE, Deposit, Loan, Equity và Size và kết hợp với các biến Service, Investment, Other và Cost theo các nghiên cứu Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019); Lepetit và cộng sự (2009) để xây dựng mô hình nghiên cứu. ROEit = α + β1 * Serviceit + β2 * Investmentit + β3 * Otherit + β4 * Depositsit + β5 * Loansit + β6 * Equityit + β7 * Sizeit + β8 * Costit + εit (b)
Trong đó:
- ROEit: KNSL của ngân hàng.
- Serviceit: thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng.
- Investmentit: thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán đầu tư, mua bán chứng khoán kinh doanh của ngân hàng.
- Otherit: thu nhập từ hoạt động khác của ngân hàng.
- Depositsit: quy mô tiền gửi của ngân hàng.
- Loansit: quy mô tín dụng của ngân hàng.
- Equityit: quy mô VCSH của ngân hàng.
- Sizeit: quy mô của ngân hàng.
- Costit: chi phí hoạt động của ngân hàng. εit: là phần dư không quan sát.
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu Luận văn: PPNC thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời.
TNNL – NNII: Một vài công trình nghiên cứu chỉ ra rằng TNNL có tác động cùng chiều đến KNSL của các NHTM như nghiên cứu của Văn Thị Thái Thu (2024),
Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2020), Tolangga và cộng sự (2023), Nisar và cộng sự (2020), Ahamed (2019). Ngược lại, Singh và cộng sự (2018) và Delpachitra và Lester (2015) lại phát biểu rằng TNNL làm giảm KNSL. Đối với từng cấu phần của TNNL, Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019), Lepetit và cộng sự (2010) kết luận TN từ hoạt động dịch vụ, TN từ hoạt động kinh doanh đầu tư và TN từ hoạt động khác có ảnh hưởng tích cực đến KNSL của ngân hàng. Nisar và cộng sự (2020) cũng đưa ra kết quả tương tự về tương quan dương của TN từ hoạt động ngoài lãi khác với KNSL; tuy nhiên TN từ hoạt động dịch vụ lại có ảnh hưởng tiêu cực tới KNSL. Tác giả ủng hộ quan điểm khi cho rằng TNNL sẽ làm tăng KNSL nhờ vào việc các NHTM tập trung thêm vào các lĩnh vực kinh doanh khác tín dụng, tận dụng vào các nguồn lực sẵn có đồng thời chú trọng phát triển thêm nhiều dịch vụ tiện ích từ đó mang lại thêm nhiều nguồn doanh thu cho ngân hàng, điều này làm tăng KNSL. Đồng thời, TN từ hoạt động dịch vụ, TN từ hoạt động kinh doanh và đầu tư, TN từ hoạt động khác có tác động cùng chiều với KNSL. Tác giả cho rằng:
H1: TNNL tác động cùng chiều với KNSL của ngân hàng.
H2: TN từ hoạt động dịch vụ tác động cùng chiều với KNSL của ngân hàng.
H3: TN từ hoạt động kinh doanh và đầu tư tác động cùng chiều với KNSL của ngân hàng.
H4: TN từ hoạt động ngoài lãi khác tác động cùng chiều với KNSL của ngân hàng.
Quy mô tiền gửi – Deposits: Tiền gửi của khách hàng luôn được xem là nguồn tài trợ trọng yếu, quan trọng, có tính ổn định và tiêu tốn chi phí thấp hơn so với các nguồn tài trợ khác tại ngân hàng. Gia tăng quy mô tiền gửi sẽ làm ngân hàng nâng cao thanh khoản, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và phi tín dụng góp phần gia tăng lợi nhuận. Nguyễn Minh Sáng và Trần Thị Thanh Tâm (2022), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2017), Lee và cộng sự (2016), Gaganis và cộng sự (2015) cũng đồng ý quy mô tiền gửi có biến động cùng chiều với KNSL. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2020), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019) lại chỉ ra rằng quy mô tiền gửi của khách hàng tác động nghịch chiều với KNSL. Căn cứ vào các lý luận trên, tác giả cho rằng:
H5: Quy mô tiền gửi tác động cùng chiều với KNSL.
Quy mô tín dụng – Loans: Chiorazzo và cộng sự (2010) phát biểu rằng dư nợ cho vay cao thể hiện ngân hàng không chú trọng đến các lĩnh vực mang lại TNNL. Theo DeYoung & Roland (2003), thu nhập lãi là nguồn thu nhập ổn định do khách hàng ít có nhu cầu thay đổi thường xuyên các quan hệ tín dụng. Bởi vậy, tỷ lệ dư nợ tăng sẽ làm tăng HQKD. Kết quả nghiên cứu của Văn Thị Thái Thu (2024), Hà Văn Dũng và Nguyễn Đặng Hồng Anh (2019), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2017), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2017), Sanya và Wolfe (2013) khẳng định quy mô tín dụng biến động cùng chiều với KNSL của ngân hàng. Tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng trong tổng tài sản của ngân hàng cụ thể là các khoản cho vay tăng so với các tài sản khác ít rủi ro hơn thì KNSL của ngân hàng tăng. Vì vậy, tác giả cho rằng:
H6: Quy mô tín dụng tác động cùng chiều với KNSL. Luận văn: PPNC thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời.
Quy mô VCSH – Equity: Biến này cho biết sự phù hợp trong cơ cấu vốn của ngân hàng. VCSH giúp ngân hàng chống chọi với những cú sốc lớn và bảo vệ khi giá trị của tài sản giảm, giảm nguy cơ phá sản. Tỷ lệ VCSH cao sẽ tạo thêm nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh, gia tăng KNSL. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam và quốc tế cùng đưa kết luận quy mô VCSH có quan hệ cùng chiều với KNSL như nghiên cứu của Hà Văn Dũng và Nguyễn Đặng Hồng Anh (2019), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019), Lee và cộng sự (2016), Alrafadi và cộng sự (2016). Tác giả cho rằng:
H7: Quy mô VCSH tác động cùng chiều với KNSL.
Quy mô ngân hàng – Size : Với quy mô lớn, ngân hàng có khả năng mở rộng lĩnh vực hoạt động để đem lại nhiều nguồn lợi nhuận hơn đồng thời ít chịu biến động thu nhập khi chuyển hướng hoạt động trên các thị trường mới (Sanya và Wolfe, 2013). Ngoài ra, ngân hàng với quy mô lớn sẽ có cơ hội đầu tư phát triển công nghệ hiện đại và khả năng quản lý, mở rộng lĩnh vực kinh doanh (Meslier và cộng sự, 2016). Các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có KNSL cao hơn, kết quả này được kiểm chứng qua các công trình nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Trần Thị Thanh Tâm (2022), Tolangga và cộng sự (2023), Batten và Võ (2018). Căn cứ vào lý luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết:
H8: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều với KNSL.
Chi phí hoạt động của ngân hàng – Cost: NHTM phải tốn thêm chi phí cho nhân sự và quản trị khi mở rộng kinh doanh và nghiên cứu thêm những sản phẩm mới. Việc tăng chi phí hoạt động sẽ làm giảm doanh thu của các ngân hàng (Lepetit và cộng sự, 2009). Văn Thị Thái Thu (2024) cũng đưa ra ý kiến chi phí hoạt động của ngân hàng có biến động ngược chiều đến KNSL. Kế thừa các kết quả trên, nghiên cứu này ủng hộ quan điểm chi phí hoạt động tăng sẽ làm giảm KNSL của ngân hàng.
Vì vậy, tác giả cho rằng:
H9: Chi phí hoạt động tác động ngược chiều với KNSL.
Bảng 3.1 Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu
Ký hiệu | Mô tả biến | Phương pháp tính | Dấu kỳ vọng lên KNSL | Nguồn tham khảo |
Biến phụ thuộc Luận văn: PPNC thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời. | ||||
ROE | Suất sinh lời trên VCSH. | LNST/ VCSH trung bình. | Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2020), Nisar và cộng sự (2020), DeYoung và Rice (2006). | |
Biến độc lập | ||||
NNII | TNNL. | TN thuần từ hoạt động ngoài lãi/ Tổng TN thuần. | + | Văn Thị Thái Thu (2024), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2020), Tolangga và cộng sự (2023). |
Service | TN từ hoạt động dịch vụ. | TN thuần từ hoạt động dịch vụ/ Tổng TN thuần. | + | Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019), Chiorazzo và cộng sự (2010), Lepetit và cộng sự (2010). |
Investment | TN từ hoạt động kinh doanh và đầu tư. | (TN thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + TN thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh)/ Tổng TN thuần. | + | Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019), Chiorazzo và cộng sự (2010), Lepetit và cộng sự (2010). |
Other | TN từ hoạt động ngoài lãi khác. | TN thuần từ hoạt động ngoài lãi khác/ Tổng TN thuần. | + | Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019), Chiorazzo và cộng sự (2010), Lepetit và cộng sự (2010), Nisar và cộng sự (2020). |
Biến kiểm soát | ||||
Deposits | Quy mô tiền gửi. | Tổng tiền gửi khách hàng/ Tổng tài sản. | + |
Nguyễn Minh Sáng và Trần Thị Thanh Tâm (2022), Lee và cộng sự (2016), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2017), Gaganis và cộng sự (2015). |
Loans | Quy mô tín dụng. | Tổng dư nợ cho vay khách hàng ròng/ Tổng tài sản. | + Luận văn: PPNC thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời. | Văn Thị Thái Thu (2024), Hà Văn Dũng và Nguyễn Đặng Hồng Anh (2019), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2017), Lee và cộng sự (2016), Gaganis và cộng sự (2015), Sanya và Wolfe (2013). |
Equity | Quy mô VCSH. | VCSH/ Tổng tài sản. | + | Hà Văn Dũng và Nguyễn Đặng Hồng Anh (2019), Meslier và cộng sự (2016), Alrafadi và cộng sự (2016). |
Size | Quy mô ngân hàng. | Logarit tự nhiên của tổng tài sản. | + | Nguyễn Minh Sáng và Trần Thị Thanh Tâm (2022), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2017), Tolangga và cộng sự (2023), Batten và Võ (2018). |
Cost | Chi phí hoạt động của ngân hàng. | Tổng chi phí hoạt động/ Tổng tài sản. | – | Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019); Nguyễn Thị Cành và cộng sự (2017); Lepetit và cộng sự (2009). |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2. Dữ liệu nghiên cứu Luận văn: PPNC thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời.
Tác giả tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ BCTC riêng đã được kiểm toán của các NHTMCP tại Việt Nam nhằm phản ánh riêng biệt tình hình hoạt động của các NHTMCP và bỏ qua hoạt động của các công ty con tại các lĩnh vực khác nhau. Số lượng NHTMCP ở Việt Nam tính đến thời điểm 31/12/2024 là 31 ngân hàng. Tác giả lựa chọn 25/31 NHTMCP trong giai đoạn 2014 đến 2023 để lấy số liệu nghiên cứu, bỏ qua 1 ngân hàng đang bị “kiểm soát đặc biệt” (NHTMCP Đông Á) và 5 ngân hàng gồm NHTMCP Đại Chúng Việt Nam (PVCom Bank), NHTMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank), NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Bảo Việt (BaoVietBank), NHTMCP Việt Á (VietABank). Thông tin về BCTC của 5 ngân hàng này chưa được công khai đầy đủ gây trở ngại trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, 25 NHTMCP tác giả lựa chọn đang niêm yết trên các sàn chứng khoán Việt Nam nên BCTC được thông tin rộng rãi, đảm bảo độ tin cậy.
Giai đoạn nghiên cứu từ 2014 đến 2023 (10 năm) là thời gian đủ dài để phản ánh thay đổi của các NHTMCP.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu được dùng theo cả thời gian và không gian, do đó phương pháp hồi quy dữ liệu bảng nhìn chung là phù hợp. Tác giả sẽ thực hiện với 03 mô hình gồm: mô hình “tác động cố định” (Fixed Effects Model- FEM), mô hình “tác động ngẫu nhiên” (Random Effects Model- REM) và mô hình “hồi quy gộp” (Pooled Ordinary Least Squared).
Đối với mô hình “hồi quy gộp”: giả dụ rằng các hệ số hồi quy không thay đổi theo thời gian do đó sự thay đổi của thời gian và sự khác biệt của từng đối được quan sát không được mô hình xem xét đến. Thực tế các ngân hàng đều có đặc điểm riêng biệt và điều này thay đổi theo thời gian nên kết quả ước lượng có thể phản ánh sai lệch do bỏ các điểm khác biệt này ở từng đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong trường hợp những đặc điểm riêng có thể có nhưng lại không phản ánh tác động có ý nghĩa thống kê thì lúc này mô hình “hồi quy gộp” lại thể hiện sự hiệu quả do tính đơn giản, gọn nhẹ, ít biến (Baltagi, 2007).
Đối mô hình “tác động cố định” (FEM): quan tâm đến tung độ gốc của từng đơn vị chéo trong mẫu quan sát, tức giữa mỗi đơn vị quan sát tung độ gốc có thể khác nhau nhưng không thay đổi theo thời gian (Gujarati, 2006).
Đối với mô hình “tác động ngẫu nhiên” (REM): ngoài việc quan tâm đến tác động của từng đơn vị chéo, REM còn quan tâm đến sự khác biệt của từng đối tượng phân tích qua thời gian đóng góp vào mô hình, vì vậy có thể loại bỏ được yếu tố phương sai thay đổi.
FEM và REM thường được sử dụng nhiều nhất do tính đơn giản của mô hình. Tuy nhiên nhược điểm là phát sinh hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan làm cho FEM và REM không còn hiệu quả. Do đó, nhằm khắc phục tình trạng trên, luận văn dùng mô hình “ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi” – GLS để khắc phục (Wooldridge, 2004).
Các bước phân tích cụ thể như sau: Luận văn: PPNC thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời.
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu.
Bước 2: Tổng hợp, lược khảo các tài liệu nghiên cứu của các tác giả ở trong nước và quốc tế cũng như cơ sở lý thuyết có liên quan.
Bước 3: Căn cứ vào cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đã tổng hợp ở bước 2, xây dựng mô hình nghiên cứu; giải thích và đưa ra kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình căn cứ vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đã liệt kê ở bước 2.
Bước 4: Xác định mẫu nghiên cứu thích hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Thu thập và xử lý dữ liệu từ BCTC đã được kiểm toán của các ngân hàng.
Bước 5: Thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp hồi quy tuyến tính theo Pooled OLS, FEM và REM.
Bước 6: Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng việc sử dụng kiểm định F test để chọn giữa Pooled OLS và FEM, sử dụng Lagrange multiplier để chọn giữa Pooled OLS và REM, kiểm định Hausman nhằm chọn giữa FEM hay REM; ngoài ra, kiểm định ở các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% để xác định các biến độc lập nào có ý nghĩa thống kê.
Bước 7: Sau khi có được mô hình hồi quy phù hợp nhất, thực hiện kiểm tra xem mô hình có mắc các khuyết tật như hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Trường hợp mắc các khuyết tật trên, sử dụng phương pháp GLS để khắc phục. Tại bước này sẽ xác định được mô hình hồi quy cuối cùng và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
Bước 8: Căn cứ kết quả tại bước 7, thực hiện thảo luận, giải thích và đưa ra kết luận nghiên cứu; căn cứ vào đó để đưa ra khuyến nghị đối với các NHTMCP và NHNN. Luận văn: PPNC thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời.
Quy trình nghiên cứu được tóm tắt như sau:
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Tại chương 3, tác giả đã thể hiện mô hình nghiên cứu, giải thích các biến và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu liên quan. Luận văn này sử dụng dữ liệu được tổng hợp và xử lý dựa trên số liệu từ BCTC đã được kiểm toán của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2014 – 2023. Phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình “tác động cố định”, mô hình “tác động ngẫu nhiên” và mô hình “hồi quy gộp” được sử dụng, tiến hành kiểm định để có được mô hình phù hợp. Nếu mô hình mắc các khuyết tật như tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, tác giả sẽ sử dụng mô hình “ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát” (GLS) để khắc phục. Luận văn: PPNC thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com