Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

4.1. Thống kê mô tả

Kết quả thống kê mô tả trong mô hình như sau:

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
ROE 250 0,0977201 0,0666125 0,000437 0,408838
NNII 250 0,1922407 0,1194404 -0,239004 0,626346
Service 250 0,0629673 0,0554509 -0,145048 0,2922807
Investment 250 0,0584559 0,0790214 -0,382811 0,5073244
Other 250 0,0557035 0,0636106 -0,113393 0,4648519
Deposits 250 0,6818729 0,0964 0,414311 0,889673
Loans 250 0,5795484 0,1131948 0,222395 0,797875
Equity 250 0,0884952 0,0343503 0,037844 0,228958
Size 250 18,70526 1,120511 16,53155 21,26636
Cost 250 0,016394 0,0042271 0,006998 0,029759

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm STATA

Thống kê mô tả với 250 quan sát (25 NHTMCP trong 10 năm) cho thấy:

ROE trung bình hệ thống là 9,8%, cụ thể NHTMCP có ROE thấp nhất là 0,0437%, cao nhất là 40,9%.

Tỷ lệ TNNL bình quân của các NHTMCP là 19,22%. Trong đó, ngân hàng có tỷ lệ TNNL thấp nhất là -23,90%, cao nhất là 62,63%. Tỷ lệ TN từ hoạt động dịch vụ bình quân là 6,3%; tỷ lệ TN từ hoạt động kinh doanh và đầu tư bình quân đạt 5,8% và tỷ lệ TN khác bình quân đạt 5,6%.

Biến quy mô tiền gửi có giá trị bình quân cao nhất với 68,19% và thấp nhất là biến chi phí hoạt động 1,64%.

4.2. Kết quả nghiên cứu tác động của TNNL đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

4.2.1. Phân tích tương quan của các biến độc lập

Trong phân tích định lượng, tương quan giữa các biến độc lập chỉ ra mô hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không. Bảng 4.2 trình bày sự tương quan của từng biến trong mô hình nghiên cứu thông qua ma trận tương quan.

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập

ROE NNII Deposits Loans Equity Size Cost
ROE 1
NNII 0.2825           1
Deposits -0.1199  -0.1374           1
Loans 0.2309  -0.0052  0.5366           1
Equity -0.0713  0.0616  -0.1357  -0.057           1
Size 0.5935  0.2766  0.1339  0.3058  -0.4708           1
Cost -0.1367  -0.0446  -0.0519  -0.0142  0.5027  -0.3799           1

Nguồn: Kết quả trên phần mềm STATA

Kết quả trên cho thấy, không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các cặp biến độc lập, không tồn tại cặp biến có hệ số tương quan cao hơn 0.8 (Farrar & Glauber, 1967).

4.2.2. Kết quả hồi quy

Luận văn triển khai hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM với biến ROE, kết quả như sau:

Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM, REM

Tên biến ROE
OLS FEM REM
NNII 0.0287795 0.0482563* 0.0537976**
Deposits -0.1894294*** -0.1717932*** -0.2101698***
Loans 0.1116644*** 0.0760287 0.1435212***
Equity 0.4045453*** 0.5451786*** 0.4559042***
Size 0.0389618*** 0.0759994*** 0.0525891***
Cost -0.0293038 -0.0084356 -0.8808336
_cons -0.6074714*** -1.308174*** -0.8620878***
R-square 0.4656 0.5632 0.5524

***, ** và * chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm STATA

Tất cả đều có ý nghĩa thống kê khoảng 50% vì vậy phù hợp để giải thích vấn đề nghiên cứu.

4.2.2.1. So sánh Pooled OLS với FEM và REM Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

Giữa Pooled OLS và FEM, kiểm định F test được tác giả tiến hành nhằm chọn mô hình phù hợp. Giả thuyết đặt ra như sau:

  • H0: Không có sự khác biệt giữa các chủ thể (Chọn Pooled OLS).
  • H1: Tồn tại ít nhất một sự khác biệt giữa các chủ thể (Chọn FEM).

Kết quả:

  • F test that all u_i=0:
  • F (24, 219) = 9.78
  • Prob > F = 0.0000

Vì F = 0.0000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Do đó, giữa Pooled OLS và FEM thì FEM được chọn.

Giữa Pooled OLS và REM, kiểm định Lagrange multiplier được tác giả triển khai để chọn mô hình phù hợp. Giả thuyết đặt ra như sau:

  • H0: Không có sự khác biệt giữa các chủ thể (Chọn Pooled OLS).
  • H1: Tồn tại ít nhất một sự khác biệt giữa các chủ thể (Chọn REM).

Kết quả:  Test:   Var(u) = 0  chibar2(01) =   145.42 Prob > chibar2 =   0.0000

Vì F = 0.0000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Do đó, giữa mô hình Pooled OLS và REM thì mô hình REM phù hợp hơn.

4.2.2.2. So sánh sự phù hợp giữa FEM và REM

Giữa mô hình “tác động cố định” (FEM) và mô hình “tác động ngẫu nhiên” (REM), tác giả sử dụng kiểm định Hausman nhằm chọn ra mô hình phù hợp nhất để nghiên cứu.

Giả thuyết đặt ra:

  • H0: Biến độc lập và phần dư không tương quan.
  • H1: Biến độc lập và phần dư tương quan.

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định sự phù hợp của FEM và REM

P-value = 0.0007 nhỏ hơn 0.05 vì vậy bác bỏ H0, chấp nhận H1 tức là FEM phù hợp nghiên cứu hơn.

4.2.3. Kiểm định các khuyết tật của FEM Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

4.2.3.1. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Giả thuyết đặt ra:

  • H0: Phương sai sai số thay đổi không xuất hiện trong FEM.
  • H1: Phương sai sai số thay đổi xuất hiện trong FEM.

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của FEM

Prob>chibar2 = 0.0000 bé hơn 0.05 do đó bác bỏ H0 chấp nhận H1, đã xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình.

4.2.3.2. Kiểm định tự tương quan

Giả thuyết:

  • H0: Tự tương quan không xuất hiện trong FEM.
  • H1: Tự tương quan xuất hiện trong FEM.

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan

Kết quả cho thấy hệ số Prob > F = 0.0016 thấp hơn 0.05 vì vậy bác bỏ H0, chấp nhận giả thuyết H1 “hiện tượng tự tương quan” xuất hiện trong mô hình.

Hai hiện tượng này là nguyên nhân khiến các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy không được hiệu quả, kết quả kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy. Vì vậy, nghiên cứu dùng phương pháp “bình phương bé nhất tổng quát” – GLS để khắc phục các khuyết tật trên (Wooldridge, 2004).

4.2.3.3. Khắc phục khuyết tật trong FEM 

Bảng 4.7 Kết quả khắc phục bằng phương pháp GLS

Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị P-value
NNII 0.0305563 0.0155665 0.05
Deposits -0.0931877 0.0224076 0
Loans 0.0131317 0.0237611 0.58
Equity 0.6053085 0.0401744 0
Size 0.0523024 0.0035304 0
Cost 0.8635969 0.4843631 0.075
_cons -0.8926156 0.0700382 0
Số quan sát 250
Wald chi2(6) 497.89
Prob > chi2 0.0000

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm STATA Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

Sau khi khắc phục các khuyết tật của mô hình, ROE có ý nghĩa ở mức 1% (do Prob =0.0000) nên mô hình đã xây dựng là phù hợp.

4.2.4. Thảo luận kết quả

Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả

Biến độc lập ROE
Kỳ vọng dấu Kết quả nghiên cứu
Kết quả  P-value Mức ý nghĩa
NNII + + 0,05 Có ý nghĩa thống kê.
Deposits + 0.000 Có ý nghĩa thống kê.
Loans + + 0,58 Không có ý nghĩa thống kê.
Equity + + 0.000 Có ý nghĩa thống kê.
Size + + 0.000 Có ý nghĩa thống kê.
Cost + 0,075 Có ý nghĩa thống kê.

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm STATA

Mô hình sau khi khắc phục bằng phương pháp GLS như sau: ROEit = -0,8926 + 0,0306*NNII – 0,0932*Depositsit + 0,6053* Equityit + 0,0523* Sizeit + 0,8636* Costit + εit

Biến Cost (chi phí hoạt động) có biến động cùng chiều đến KNSL với hệ số β là 0,8636 có ý nghĩa ở mức 10%, trái với dự đoán ban đầu của tác giả và sai khác với các công trình đã công bố trước như Văn Thị Thái Thu (2024), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019). Giai đoạn từ năm 2014-2023 được xem là thời điểm phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực ngân hàng ở nước ta, do đó việc tăng chi tiêu nhằm đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm mới và phát triển kinh doanh sẽ mang lại nhiều nguồn lợi nhuận hơn cho các NHTMCP, làm gia tăng KNSL. Nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2013) cũng ủng hộ kết luận này.

Biến Deposits (quy mô tiền gửi) có biến động ngược chiều đến KNSL với hệ số β là 0,0932 có ý nghĩa ở mức 1%, điều này trái với kì vọng. Mức huy động từ tiền gửi của khách hàng tăng, các NHTMCP phải mất thêm chi phí lãi để trả cho khách hàng đặc biệt hiện tại trong thực tế các NHTMCP đang phải cạnh tranh lãi suất huy động để hút nguồn tiền nhàn rỗi từ khách hàng điều này làm sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng. Kết luận này cũng tương đồng với nghiên cứu của Văn Thị Thái Thu (2024). Có thể kể đến các lý do sau: Nếu ngân hàng nâng số dư huy động từ khách hàng để cho vay, điều này dẫn đến việc tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút thêm nguồn tiền nhàn rỗi từ khách hàng. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất tiền gửi đồng nghĩa với chi phí tăng lên đối với ngân hàng, làm giảm KNSL của họ. Ngoài ra, việc gia tăng tiền gửi sẽ làm tiêu tốn thêm chi phí hoạt động của các NHTMCP. Các NHTMCP sẽ phải chi tiền để quảng cáo để lôi kéo khách hàng đến với mình, chi tiền cho việc xử lý các giao dịch gửi/rút tiền gửi, và chi tiền để bảo vệ tiền gửi của khách hàng. Những chi phí này sẽ tăng lên khi lượng tiền gửi tăng lên. Ngoài ra, khi ngân hàng tăng số tiền cho vay hoặc tài trợ dự án, họ phải nâng số dư huy động để đáp ứng nhu cầu vốn. Do đó, nếu không thận trọng trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng, việc gia tăng dư nợ sẽ dẫn đến tăng rủi ro nợ xấu, làm giảm KNSL của NHTMCP. Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

Biến Equity (quy mô VCSH) có tương quan cùng chiều với KNSL với hệ số β 0,6053 có ý nghĩa ở mức 1%, giống với với giả thuyết đặt ra. Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản tăng cho thấy rằng các NHTMCP có khả năng tăng thêm nguồn vốn để phát triển và mở rộng hoạt động phi lãi vay, do vậy nâng cao lợi nhuận và tăng KNSL. Hà Văn Dũng và Nguyễn Đặng Hồng Anh (2019), Lee và cộng sự (2016), Meslier và cộng sự (2016), Alrafadi và cộng sự (2016) cũng đồng thuận với kết quả thông qua nghiên cứu của mình. Thực tế hiện nay ở nước ta, các NHTMCP lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Techcombank, ACB, MB, Sacombank… đều có quy mô VCSH khá lớn. Dựa trên thống kê của NHNN, tính đến cuối tháng 9/2024, tổng tài sản ngân hàng Việt Nam đã tăng lên trên 17.000 tỷ đồng, ngân hàng quy mô lớn chiếm đến trên 70% thị phần. Quy mô VCSH của các ngân hàng lớn này giúp họ có nguồn lực để tài trợ cho các dự án kinh doanh lớn hơn, tăng cường cho vay và cung ứng các sản phẩm tài chính phức tạp hơn, đồng thời cũng có thể tăng cường đầu tư vào công nghệ và hạ tầng nhằm cải thiện quy trình hoạt động.

Biến Size (quy mô ngân hàng) với hệ số β 0,0523 có biến động cùng chiều với KNSL. Khi NHTM Việt Nam gia tăng quy mô thì càng đổi mới sang các hoạt động kinh doanh vừa truyền thống vừa hiện đại, nâng cao HQHĐ. Hơn nữa, quy mô ngân hàng tăng là minh chứng cho việc ngân hàng mạnh về tiềm lực để đầu tư và phát triển. Kết quả này giống với Nguyễn Minh Sáng và Trần Thị Thanh Tâm (2022), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2017), Tolangga và cộng sự (2023), Batten và Võ (2018). Ở Việt Nam, quy mô của ngân hàng là nhân tố trọng yếu có ảnh hưởng đến KNSL của ngân hàng đó. Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên, chỉ có một số có tài sản lớn như Vietcombank, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB, Sacombank, Eximbank, TPBank, SHB, VPBank, v.v. Các ngân hàng lớn này thường có quy mô tài sản và khả năng vốn lớn, do đó có thể chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh đa dạng như cho vay, gửi tiền, dịch vụ thanh toán, đầu tư tài chính, v.v. và cung ứng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp các sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp và quy mô của các ngân hàng lớn này giúp nâng cao sự uy tín của ngân hàng, thu hút khách hàng mới và mở rộng thị trường kinh doanh.

Biến TNNL (NNII) có biến động cùng chiều đến KNSL với hệ số β là 0,0306 có ý nghĩa ở mức 5%, giống với giả thuyết H1 mà chương 3 đã đề cập, cho thấy việc gia tăng TN từ hoạt động ngoài lãi giúp các NHTMCP nâng cao KNSL, tương đồng với Văn Thị Thái Thu (2024), Tolangga và cộng sự (2023), Nisar và cộng sự (2020), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019). Thực tế cho thấy, các ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay đang nỗ lực gia tăng TNNL. Thực tế gần đây, TNNL là chỉ tiêu ngày càng được các ngân hàng chú trọng với mục tiêu mở rộng nguồn doanh thu, hạn chế sự lệ thuộc vào lĩnh vực tín dụng. Nhiều NHTMCP có TNNL tăng mạnh trong năm 2024, điển hình như Vietcombank đã có sự gia tăng TNNL 9,2% so với năm 2023, hoàn thành 108,7% kế hoạch năm 2024 (Theo báo cáo từ NHNN). Trước sự bùng nổ của việc số hóa nền kinh tế, tăng thu từ dịch vụ ngoài lãi hiện nay đang trở thành xu hướng tất yếu và quan trọng trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, để gia tăng thu nhập bền vững, giảm thiểu rủi ro và giảm sự phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh truyền thống như tín dụng.

Biến quy mô tín dụng (Loans) có ảnh hưởng cùng chiều với KNSL với hệ số β 0,0131 dẫu vậy lại không có ý nghĩa thống kê. Việc các NHTMCP tăng dư nợ cho vay nhưng không kiểm soát được chất lượng tín dụng cũng tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến KNSL. Kết quả này tương đồng với hầu hết các nghiên cứu như Văn Thị Thái Thu (2024), Hà Văn Dũng và Nguyễn Đặng Hồng Anh (2019), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2017), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2017), Sanya và Wolfe (2013).

4.3. Kết quả nghiên cứu tác động của từng cấu phần TNNL đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

4.3.1. Phân tích tương quan

Bảng 4.9 Ma trận hệ số tương quan

  ROE Service Invest Other Deposit Loans Equity Size Cost
ROE 1
Service 0,4062 1
Invest -0,0211 -0,0464 1
Other -0,0014 0,036 0,0612 1
Deposit -0,1199 0,0552 -0,1158 -0,1005 1
Loans 0,2309 0,2791 -0,2089 0,0017 0,5366 1
Equity -0,0713 -0,1327 -0,0865 0,2345 -0,1357 -0,057 1
Size 0,5935 0,5153 0,0029 -0,0247 0,1339 0,3058 -0,4708 1
Cost -0,1367 0,0944 -0,1918 0,028 -0,0519 -0,0142 0,5027 -0,3799 1

Nguồn: Kết quả trên phần mềm STATA  

Kết quả phân tích ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình b cho thấy, không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.

 4.3.2. Kết quả hồi quy đa biến Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

Sử dụng các biến tương tự với mô hình a nhưng NNII được thay bằng Service, Investment và Other.

Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM và REM

Tên biến ROE
OLS FEM REM
Service 0,1021014 0,1777734** 0,1702632**
Investment 0,0038923 0,0027423 0,0240427
Other -0,07789 0,0061393 -0,0196076
Deposits -0,1940125*** -0,1521482*** -0,2007224***
Loans 0,1053788*** 0,0544781 0,1297997***
Equity 0,4780828*** 0,6091836*** 0,5256166***
Size 0,0376005*** 0,0747878*** 0,0503867***
Cost -0,5907211 -0,1581599*** -1,183694
_cons -0,5693287*** -1,292045 -0,8214136*
R-square 0.4724 0.5690 0.5565

***, ** và * là ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm STATA

Tất cả đều có ý nghĩa thống kê khoảng 50%, có thể giải thích ảnh hưởng của các nhân tố TNNL đến KNSL của NHTMCP Việt Nam.

4.3.2.1. So sánh giữa Pooled OLS với FEM và REM

  • Kiểm định F test nhằm chọn giữa Pooled OLS và FEM.

Giả thuyết đặt ra:

  • H0: Không có sự khác biệt giữa các chủ thể (Chọn Pooled OLS).
  • H1: Tồn tại ít nhất một sự khác biệt giữa các chủ thể (Chọn FEM).

Kết quả:

  • F test that all u_i=0:
  • F(24, 217) = 9.70
  • Prob > F = 0.0000

Vì F = 0.0000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Do đó, giữa Pooled OLS và FEM thì FEM phù hợp hơn.

Giữa Pooled OLS và REM, tiến hành kiểm định Lagrange multiplier. Giả thuyết đặt ra :

  • H0: Không có sự khác biệt giữa các chủ thể.
  • H1: Tồn tại ít nhất một sự khác biệt giữa các chủ thể.

Kết quả:

  • Test:   Var(u) = 0  chibar2(01) =   142.30
  • Prob > chibar2 =   0.0000 Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.
  • Vì F = 0.0000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Do đó, giữa Pooled OLS và REM thì REM phù hợp hơn.

4.3.2.2. So sánh giữa FEM và REM

Kiểm định Hausman được sử dụng trong trường hợp này. Giả thuyết đưa ra:

  • H0: Biến độc lập và phần dư không tương quan.
  • H1: Biến độc lập và phần dư tương quan.

Bảng 4.11 Kết quả kiểm định sự phù hợp của FEM và REM

  • P-value = 0.0014 nhỏ hơn 0.05 bác bỏ H0, chấp nhận H1. Kết luận rằng FEM phù hợp hơn.

4.3.3. Kiểm định các khuyết tật của FEM

4.3.3.1. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Giả thuyết đặt ra:

  • H0: Hiện tượng phương sai sai số thay đổi không xuất hiện trong mô hình.
  • H1: Hiện tượng phương sai sai số thay đổi xuất hiện trong mô hình.

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

  • Prob>chibar2 = 0.0000 < 0.05, bỏ H0 chấp nhận H1.

4.3.3.2. Kiểm định tự tương quan

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định tự tương quan

Không có hiện tượng tự tương quan.

  • H1: Có hiện tượng tự tương quan.
  • Prob > F = 0.0013 thấp hơn 0.05, bác bỏ H0 chấp nhận H1.

4.3.3.3. Khắc phục khuyết tật trong FEM

Luận văn khắc phục khuyết tật trong FEM bằng phương pháp GLS.

Bảng 4.14 Kết quả khắc phục khuyết tật trong FEM

Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị P-value
Service 0,0921518** 0,0465848 0,048
Investment 0,0227908* 0,0134266 0,09
Other 0,0104962 0,0208195 0,614
Deposits -0,0807569*** 0,0209515 0
Loans 0,0033799 0,0218634 0,877
Equity 0,6190041*** 0,0493212 0
Size 0,0484864*** 0,0036348 0
Cost 0,5575598 0,490888 0,256
_cons -0,8224108*** 0,0711512 0

***, ** và * là ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm STATA Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

Mô hình có ý nghĩa ở mức 1% sau khi khắc phục bằng GLS do đó mô hình đã xây dựng được xem là phù hợp.

4.3.4. Thảo luận kết quả

Bảng 4.15 Tóm tắt kết quả

Biến độc lập ROE
Kỳ vọng dấu Kết quả nghiên cứu
Kết quả  P-value Mức ý nghĩa
Service + + 0,048 Có ý nghĩa thống kê.
Investment + + 0,09 Có ý nghĩa thống kê.
Other + + 0,614 Không có ý nghĩa thống kê.
Deposits + 0.000 Có ý nghĩa thống kê.
Loans + + 0,877 Không có ý nghĩa thống kê.
Equity + + 0.000 Có ý nghĩa thống kê.
Size + + 0.000 Có ý nghĩa thống kê.
Cost + 0,256 Không có ý nghĩa thống kê.

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm STATA

Kết quả hồi quy được trình bày như sau:

ROEit = -0,8224 + 0,0922* Serviceit + 0,0228* Investmentit – 0,0808* Deposits it + 0,6190* Equityit + 0,0485* Sizeit + εit

Biến TN từ hoạt động dịch vụ (Service) có tương quan dương với KNSL ở mức ý nghĩa 5%, Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019), Chiorazzo và cộng sự (2010) cũng cho cùng kết quả. Trong thực tiễn hoạt động, kết quả thống kê từ BCTC của các ngân hàng tại quý IV/2024 cho thấy TN lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 14,9% so với năm ngoái, trong đó NHTMCP Kỹ Thương (Techcombank) dẫn đầu với khi đạt 8.528 tỷ đồng, tăng 33,6% so với năm trước. Xếp thứ hai là NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) với 6.839 tỷ đồng, xếp thứ ba là NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với 6.438 tỷ đồng.

Biến Investment (TN từ hoạt động kinh doanh và đầu tư) có tương quan dương với KNSL của ngân hàng đúng theo kì vọng ban đầu ở mức ý nghĩa 10%, thống nhất với kết quả nghiên cứu của Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019), Chiorazzo và cộng sự (2010), Lepetit và cộng sự (2010). Theo BCTC quý IV/2024, TN thuần về kinh doanh ngoại hối đạt hơn 14.000 tỷ đồng, tăng 45%. Việc phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu sau dịch Covid 19 đem tới cơ hội cho hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng phát triển hơn, giao dịch phái sinh, giao dịch giao ngay hoặc kì hạn là những sản phẩm nổi bật tại các NHTMCP.

Biến TN từ hoạt động khác (Other) có biến động cùng chiều với KNSL nhưng lại không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, các biến kiểm soát gồm Deposits “quy mô tiền gửi”, Loans “quy mô tín dụng”, Size “quy mô ngân hàng”, quy mô VCSH (Equity) và chi phí hoạt động (Cost) có dấu giống như kết quả ở mô hình a. Mặt khác, Loans và Cost là 2 biến không có ý nghĩa thống kê.

Tóm lại, từng nguồn TNNL đa số đều có tác động cùng chiều đến KNSL của các NHTMCP với các mức ý nghĩa từ 5% – 10% và hệ số β khác nhau. TN từ dịch vụ (serivce) có mức tác động lớn nhất (0,09), tiếp theo là thu nhập từ đầu tư (0,02).

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

Ở chương 4, luận văn đã bày chi tiết quá trình hồi quy dữ liệu bảng với các mô hình Pooled OLS, FEM và REM và sử dụng một số phương pháp kiểm định và để chọn ra mô hình phù hợp nhất. Sau đó, phương pháp GLS được dùng để khắc phục các khuyết tật để có mô hình tốt nhất nhằm đi đến việc thảo luận và kết luận kết quả nghiên cứu. FEM là phù hợp để làm tiền đề đưa ra các khuyến nghị tại chương 5.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.1. Kết Luận

Luận văn xác định chiều hướng và mức độ tác động của TNNL và từng loại TNNL đến KNSL của các NHTMCP tại Việt Nam. Luận văn nghiên cứu trên số liệu BCTC riêng lẻ đã được kiểm toán của các NHTMCP trong thời gian từ 2014 – 2023, áp dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với mô hình “hồi quy gộp”, “tác động cố định”, “tác động ngẫu nhiên” và một số kiểm định cần thiết để có được mô hình phù hợp nhất. Căn cứ vào kết quả hồi quy ở chương 4 có thể kết luận rằng:

TNNL có tác động cùng chiều với KNSL của NHTMCP Việt Nam.

Kết quả này là minh chứng cho giả thuyết đã đề cập ở chương 3; đồng thời cũng tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước như Tolangga và cộng sự (2023), Nisar và cộng sự (2020), Ahamed (2019)…

Mở rộng các hoạt động mang tới nguồn TNNL cho các NHTMCP hiện nay là việc cần thiết và cần được chú trọng; điều này có thể được xem là chiến lược phát triển trong dài hạn của các NHTMCP và các TCTD khác trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh và xung đột chiến tranh trên thế giới gây ảnh hưởng không tốt đến kinh tế làm cho nguồn TN từ hoạt động tín dụng bị giảm sút. Việc này cũng được ủng hộ bởi lý thuyết về đa dạng hóa danh mục đầu tư, các ngân hàng có được thu nhập từ nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau sẽ làm tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro.

Do đó, TN từ các hoạt động ngoài lãi tăng sẽ làm tăng KNSL.

Quy mô tín dụng, quy mô VCSH, quy mô ngân hàng và chi phí hoạt động có tương quan cùng chiều đến KNSL của ngân hàng. Như vậy, NHTMCP mở rộng quy mô, tăng tỷ lệ VCSH, tăng trưởng dư nợ cho vay song song với mục tiêu giám sát được chất lượng khoản vay để cải thiện KNSL; mặt khác, để việc bỏ ra chi phí đầu tư có hiệu quả NHTMCP cần lập kế hoạch và xây dựng chiến lược quản trị chi phí phù hợp. Tuy nhiên, quy mô tiền gửi lại có biến động nghịch chiều với KNSL, ngược với giả thuyết đặt ra lúc đầu của tác giả. Xét trong thực tế điều này cũng phù hợp vì các khoản huy động của ngân hàng không phải lúc nào cũng có chi phí thấp, nhất là hiện nay khi NHNN tăng lãi suất kéo theo lãi suất huy động tăng; vì vậy buộc các NHTM phải chạy đua trong công cuộc tăng lãi suất huy động nhằm hút tiền gửi từ phía khách hàng vì vậy làm gia tăng chi phí và sụt giảm lợi nhuận.

TN từ hoạt động dịch vụ có tác động cùng chiều với KNSL của các NHTMCP Việt Nam.

Trong bối cảnh TN từ hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng xấu bởi dịch bệnh và kinh tế toàn cầu thì việc mở rộng hoạt động dịch vụ của các NHTMCP hiện nay là phù hợp, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc và rủi ro từ hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, với định hướng chuyển mình sang mô hình “ngân hàng số”, các NHTMCP cũng đang triển khai nhiều dịch vụ tiên tiến, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Các nguồn thu phí như giao dịch séc, phí thường niên thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking… cũng mang lại một khoản doanh thu đáng kể cho các NHTMCP. Kết quả hồi quy cũng tương đồng với nghiên cứu của Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019), Chiorazzo và cộng sự (2010).

TN từ hoạt động kinh doanh và đầu tư, TN từ hoạt động ngoài lãi khác có tác động cùng chiều với KNSL của các NHTMCP Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng TN từ hoạt động kinh doanh và đầu tư có tác động tích cực đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam, khớp với giả thuyết đặt ra của luận văn. Đồng thời, kết quả này cũng tương ứng với các nghiên cứu trước đó của Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2019), Chiorazzo và cộng sự (2010). Tuy nhiên, TN từ hoạt động ngoài lãi khác lại không có ý nghĩa thống kê dù có biến động cùng chiều với KNSL.

5.2. Gợi ý chính sách Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, các biến có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều đến KNSL của NHTMCP bao gồm: TNNL – NNII, TN từ hoạt động dịch vụ – Service, TN từ hoạt động kinh doanh và đầu tư – Investment, quy mô VCSH – Equity, quy mô ngân hàng – Size. Như vậy để gia tăng khả sinh lời, nâng cao lợi nhuận của NHTMCP thì giải pháp cần thiết là gia tăng tương ứng các yếu tố trên.

Trong khi đó, biến Deposit- quy mô tiền gửi lại tác động tiêu cực đến KNSL, do vậy cần có những giải pháp cân đối lại quy mô tiền gửi để đảm bảo KNSL cho các ngân hàng. Mỗi nhân tố sẽ có những đặc điểm tác động riêng nên kiến nghị cụ thể đối với các nhân tố trên như sau:

5.2.1. Kiến nghị về yếu tố quy mô VCSH

Quy mô VCSH có biến động cùng chiều và tích cực đến KNSL, việc duy trì VCSH cao giúp NHTMCP có khả năng đầu tư và phát triển kinh doanh. Một vài giải pháp nâng cao VCSH:

Phát hành cổ phiếu mới: Phát hành cổ phiếu mới là cách thông dụng nhất để nâng cao VCSH. Các NHTMCP có thể phát hành cổ phiếu mới thông qua đợt IPO (Initial Public Offering) hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho các cổ đông hiện tại.

Điều này cũng tạo điều kiện mở rộng cho các nhà đầu tư và hút nhiều vốn mới vào ngân hàng.

Phát hành trái phiếu: Đây là cách khác để gia tăng VCSH của NHTMCP. Trái phiếu được phát hành với mục đích thu hút nhà đầu tư và mang lại tài nguyên vốn cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, các NHTMCP cần phải căn nhắc kỹ lưỡng chi phí vay và lãi suất khi phát hành trái phiếu để đảm bảo rằng nó có lợi cho bản thân và cổ đông.

Tăng vốn điều lệ: Đây là một cách khác để tăng VCSH. Tuy nhiên, điều này yêu cầu các ngân hàng có thể tăng vốn thông qua việc cải tiến quản lý tài sản, tăng hiệu suất kinh doanh, cắt giảm chi phí vận hành. Đồng nghĩa các NHTMCP cần xác định rõ chiến lược kinh doanh và cải tiến năng lực quản trị tài chính.

Để sử dụng hiệu quả VCSH trong ngân hàng và đảm bảo hệ số an toàn vốn nhằm ngăn ngừa những hoạt động rủi ro cao, nâng cao chất lượng tài sản và giảm thiểu rủi ro từ đó đảm bảo KNSL của NHTMCP thì ngoài việc đảm bảo đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về vốn điều lệ và hệ số an toàn vốn, mỗi NHTMCP nên có một hệ số an toàn vốn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vốn phòng ngừa những rủi ro trọng yếu của chính ngân hàng mình, cũng như đảm bảo KNSL của ngân hàng. Sử dụng phương pháp tính toán hệ số an toàn vốn và các phương pháp quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II và Basel III trong giai đoạn hiện tại là rất cần thiết vì điều này không những đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của NHNN mà còn vì những quyền lợi và an toàn của chính ngân hàng, ngăn ngừa hiệu quả những rủi ro trọng yếu nhưng vẫn đảm KNSL. Ngoài ra, NHNN cần thực thi các chính sách liên quan đến an toàn vốn đối với tất cả các ngân hàng kể từ những NHTMCP sở hữu nhà nước, cần theo dõi chặt chẽ vấn đề này đồng thời cảnh báo các ngân hàng tiềm ẩn yếu kém để phòng ngừa rủi ro.

5.2.2. Kiến nghị về yếu tố quy mô tiền gửi  Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

Quy mô tiền gửi tác động ngược chiều với KNSL của các ngân hàng, điều này chỉ ra rằng việc huy động nhưng không có chiến lược cụ thể và sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả sẽ làm giảm KNSL của ngân hàng. Huy động và cho vay là 2 nghiệp vụ cốt lõi của các NHTMCP ở Việt Nam, chính vì vậy chi phí trả lãi tiền gửi chiếm phần lớn trong tổng chi phí của NHTMCP và có tác động rất lớn đến KNSL. Hiện nay, lãi suất huy động tăng dẫn đến các ngân hàng phải cạnh tranh khốc liệt, đẩy chi phí huy động tiền gửi tăng. Việc cải thiện chỉ số chi phí huy động vốn có tác động lớn trong tăng hiệu quả chi phí tại các NHTMCP tại Việt Nam. Vì vậy, các NHTMCP cần đưa ra chính sách huy động vốn hợp lý như mức lãi suất phù hợp trong từng thời kỳ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm tăng sự trung thành và làm hài lòng khách hàng, thu hút tiền gửi không kỳ hạn bằng cách cải thiện chất lượng các tiện ích thanh toán, thẻ…

5.2.3. Kiến nghị về yếu tố thu nhập ngoài lãi Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

Theo kết quả hồi quy, để tăng KNSL của NHTMCP cần nâng cao tỷ trọng TNNL. Việc tăng TNNL hiện nay, các NHTMCP cần phải có chiến lược mở rộng lĩnh vực hoạt động. Tác giả gợi ý một số kiến nghị như sau:

Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ: NHTMCP tăng thu nhập thông qua việc cung cấp các dịch vụ như thẻ ATM, thanh toán, tư vấn bảo hiểm, quản lý tài sản.. để tăng doanh thu từ phí dịch vụ. Chú trọng vào các dịch vụ trên nền tảng kỹ thuật số giúp cắt giảm chi phí vận hành, lôi cuốn khách hàng trẻ tuổi và người dùng công nghệ. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ cũng cần được chú trọng, các NHTMCP cần lưu tâm đến vấn đề này; đổi mới quy trình, thủ tục cũng như tích hợp đầu tư công nghệ để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng khi thực tế ngày nay, sự nhanh chóng, thuận tiện, có thể giao dịch ở bất cứ thời gian và địa điểm nào đang ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Ngoài ra, các NHTMCP cũng nên đầu tư nguồn lực để phát triển các dịch vụ mới; tận dụng nguồn khách hàng sẵn có nhằm tăng cường liên kết, bán chéo sản phẩm; hợp tác với bên thứ ba, triển khai các chương trình ưu đãi khi sử dụng dịch vụ tạo sức hút với khác hàng. Song song với sự đổi mới nhanh chóng của công nghệ, bảo mật thông tin khách hàng là vấn đề mà các ngân hàng lưu tâm. Do đó, cần đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao bảo mật thông tin, ngăn chặn tấn công trái phép, đảm bảo an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng.

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đầu tư: Các NHTMCP tăng doanh thu bằng cách mua bán chứng khoán, trái phiếu, sản phẩm tài chính khác. Tuy nhiên, các hoạt động này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, đòi hỏi phải đánh giá và quản lý rủi ro tốt tăng tính an toàn cho khách hàng và nhà đầu tư, chú trọng vào khâu phân tích thị trường và doanh nghiệp phát hànhtrái phiếu doanh nghiệp. Việc thay đổi khó lường của lãi suất và tỷ giá và tình trạng đóng băng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến nguồn TN này. Cần vạch ra chiến lược quản lý các rủi ro liên quan đến hoạt động này như rủi ro thị trường, tỷ giá, hoạt động… tuân thủ theo yêu cầu của Thông tư 13/2020/TT-NHNN về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM. Hoạt động góp vốn, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần luôn được NHNN giám sát chặt chẽ và được pháp luật quy định cụ thể, mặc dù có tác động là tăng KNSL nhưng các ngân hàng phải thận trọng khi triển khai các hoạt động này, tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật để tránh tác động xấu đến bản thân ngân hàng.

Ngoài ra, các NHTMCP có thể tăng thu TN hoạt động kinh doanh và đầu tư bằng cách tăng TN từ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Theo Tổng cục thống kê, sau 2 năm trải qua dịch bệnh Covid-19 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 là 732 tỷ USD, tăng hơn 9% so với năm 2023, điều này cho thấy nhu cầu mua bán ngoại tệ cao của doanh nghiệp nước ta. Đây được xem như là cơ hội để các NHTMCP đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đóng góp thêm thu nhập vào tổng doanh thu cho ngân hàng. Ngoài ra, xuất phát từ tình hình chính trị thế giới phức tạp và lo ngại khủng hoảng dẫn đến việc khó dự đoán rủi ro khi giao dịch ngoại hối, bên cạnh hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay và kì hạn, các sản phẩm phái sinh cũng nên được các NHTMCP tập trung phát triển.

5.2.4. Kiến nghị về yếu tố quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến KNSL. Tăng quy mô là một trong những mục tiêu quan trọng của các NHTMCP. Tuy nhiên, việc tăng quy mô không đơn giản, đòi hỏi các giải pháp chiến lược cụ thể và hiệu quả. Các NHTMCP có thể tăng quy mô theo một số hình thức như: Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, chú trọng công tác quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư vào công nghệ. Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo

Hạn chế về dữ liệu và kết quả nghiên cứu: Luận văn này chỉ sử dụng số liệu của 25 NHTMCP đang niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam, chưa thu nhập dữ liệu của tất cả NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, một số biến có kết quả hồi quy khác nhau ở 2 mô hình nguyên nhân là do hạn chế về khâu thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu.

Luận văn này chưa đưa vào nghiên cứu một số yếu tố cập nhật theo xu hướng hiện nay như công nghệ, xu hướng thị trường và biến vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, để đưa ra kết quả hoàn thiện nhất và gợi ý chính sách gần sát với thực tế hoạt động tại các ngân hàng.

Vì vậy, hướng nghiên cứu trong tương lai của luận văn là mở rộng phạm vi nghiên cứu sang tất cả NHTM Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và cập nhật thêm một số biến về công nghệ, xu hướng thị trường… nhằm đánh giá đầy đủ hơn về tác động của TNNL đến KNSL của các NHTM tại Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Tại chương 5, luận văn đã nêu ra kết luận về kết quả nghiên cứu tác động của TNNL đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam. Theo đó, TNNL và từng loại TNNL có tác động cùng chiều với KNSL; ngoài ra, quy mô huy động, quy mô tín dụng, quy mô ngân hàng, quy mô VCSH có tác động cùng chiều với KNSL, trong khi đó tỷ lệ chi phí hoạt động lại biến động ngược chiều với KNSL. Căn cứ vào kết quả trên, luận văn đã trình bày một số gợi ý chính sách là căn cứ để NHTMCP có thể nâng cao KNSL. Mặt khác, tác giả cũng nêu ra một số hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu thu nhập ngoài lãi khả năng sinh lời […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993