Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích Hòa Bình dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
2.1.1. Quy định điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử
2.1.1.1. Khái quát chung
Các điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử đã, đang và sẽ được thông qua hoặc sửa đổi, bổ sung là kết quả sự thỏa thuận, thống nhất hành động của cộng đồng quốc tế nhằm tạo lập và duy trì một hành lang pháp lý quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của năng lượng hạt nhân trên cơ sở:
- Khuyến khích ứng dụng năng lượng hạt nhân vào sự phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia và nền văn minh thế giới;
- Bảo vệ con người, xã hội và môI trường khỏi những tác hại mà năng lượng hạt nhân có thể gây ra.
Hiện nay các cam kết quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được chia làm 4 loại, bao gồm:
Các điều ước quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân – bảo đảm hạt nhân (hay gọi là thanh sát hạt nhân). Đây là các điều ước quốc tế nhằm bảo đảm chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị hạt nhân. Có thể gọi là các điều ước về Không phổ biến – Bảo đảm hạt nhân (Non Proliferation – Safeguards) với mục tiêu cơ bản là kiểm soát việc sử dụng kỹ thuật hạt nhân, vật liệu hạt nhân vì mục đích hoà bình và không chuyển hướng sử dụng vào các mục đích quân sự, sản xuất vũ khí huỷ diệt. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Các điều ước về an ninh hạt nhân. Đó là các điều ước về bảo đảm an ninh trong việc đối với vật liệu hạt nhân và các cơ sở hạt nhân. Có thể gọi là các điều ước về An ninh hạt nhân (Security-Physical Protection), với mục tiêu cơ bản là duy trì sự kiểm soát của nhà nước và chủ quản lý các cơ sở hạt nhân về mặt an ninh nhằm chống lại mọi hành động khủng bố, đánh cắp buôn lậu hoặc sử dụng trái phép vật liệu hạt nhân.
Các điều ước quốc tế về an toàn hạt nhân. Các điều ước về bảo đảm hoạt động và sử dụng an toàn đối với các cơ sở và vật liệu hạt nhân cũng như nguồn phóng xạ. Có thể gọi là các điều ước về An toàn hạt nhân (Safety), với mục đích mọi hoạt động liên quan tới cơ sở, vật liệu hạt nhân nói chung hay các nguồn bức xạ phóng xạ nói riêng được bảo đảm một cách an toàn, không gây nên những tác động bức xạ có hại tới con người và môi trường xung quanh.
Các điều ước quốc tế về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Cũng như mọi hình thái Hiệp định, Hiệp ước hợp tác khoa học và kỹ thuật nói chung khác, thường được ký kết giữa một quốc gia với một quốc gia khác hoặc một tổ chức quốc tế khác nhằm hỗ trợ giúp đỡ trong việc phát triển khoa học, công nghệ, đào tạo nhân lực… trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Đối với lĩnh vực năng lượng hạt nhân, các điều ước này cũng thường đi kèm với những điều khoản ràng buộc liên quan tới các nội dung Bảo đảm, An ninh và An toàn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.1.1.2. Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (Treaty on Non-proliferation of Nuclear Weapons – NPT) được thông qua ngày 1/7/1968, có hiệu lực từ ngày 5/3/1970. Đến nay cã 190 nước và tổ chức quốc tế tham gia Hiệp ước này, trong đó Việt Nam gia nhập ngày 14/6/1982. Hiệp ước này gồm 11 điều khoản là cơ sở tạo nền tảng cho hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân với 4 nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất, ngăn chặn phỏ biến vũ khí hạt nhân và các công nghệ có liên quan (Điều 1 và Điều 2)
- Thứ hai, Thiết lập hệ thống thanh sát (IAEA) (Điều 3): Quốc gia thành viên không có vũ khí hạt nhân chấp nhận chịu các biện pháp thanh sát theo một Hiệp định sẽ được thương lượng và viên không ký kết với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế.
- Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình (Điều 4).
- Thứ tư, tiến tới giải trừ quân bị toàn cầu.
Các nguyên tắc của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đã khẳng định:
Tôn chỉ của IAEA như là một cơ quan thừa hành của Liên Hợp Quốc trong việc bảo đảm nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân với tăng cường ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình trªn toµn cÇu. Trong phần mở đầu của Hiệp ước đã nêu: Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Các lợi ích của việc ứng dụng hoà bình công nghệ hạt nhân, kể cả mọi sản phẩm phụ mang tính công nghệ có thể do các quốc gia có vũ khí hạt nhân thu hồi được từ quá trình phát triển các thiết bị nổ hạt nhân, đều được sẵn sàng để tất cả các nước tham gia Hiệp ước, dù có vũ khí hạt nhân hay không có vũ khí hạt nhân, sử dụng cho các mục đích hoà bình.
Tin tưởng trong khuôn khổ nguyên tắc này, tất cả các nước tham gia Hiệp ước đều được phép tham gia với khả năng đầy đủ nhất vào việc trao đổi thông tin và đóng góp bằng cách riêng rẽ hoặc bằng cách hợp tác với các nước khác vào việc phát triển hơn nữa các ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình;
Thể hiện ý định của mình để đạt được sớm nhất việc ngừng chạy đua vũ khí hạt nhân và thực hiện những biện pháp có hiệu quả nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân;
Khuyến khích sự hợp tác của tất cả các nước để đạt được mục tiêu này; Với các nguyên tắc cơ bản đó, Hiệp ước được coi là tuyên ngôn của mọi quốc gia trước khi tham gia hay tiến hành mọi hoạt động phát triển và ứng dụng năng lượng hạt nhân. Hiệp ước mang tính ràng buộc đối với các quốc gia phi hạt nhân (các nước không có vũ khí hạt nhân) và có tính tự nguyện đối với các cường quốc hạt nhân (đã có vũ khí hạt nhân). Đặc biệt do đặc thù kiểm soát không phổ biến vũ khí hạt nhân nên mọi hoạt động hạt nhân dân sự liên quan tới vật liệu hạt nhân đều chịu sự giám sát chặt chẽ để không thể chuyển hướng sang mục tiêu quân sự. Tuy nhiên đối với các quốc gia hạt nhân, các hoạt động trong lĩnh vực quân sự đều không thuộc diện kiểm soát của Hiệp ước. Chỉ đến khi các hoạt động này cũng như các vật liệu hạt nhân trong lĩnh vực quân sự được chuyển giao sang hoạt động dân sự thì Hiệp ước mới bắt đầu có hiệu lực tài phán.
Theo Điều khoản II – Hiệp ước NPT quy định: “Từng quốc gia phi hạt nhân tham gia Hiệp ước cam kết không nhận chuyển giao từ bất kỳ nguồn nào vũ khí hạt nhân hoặc thiết bị nổ hạt nhân hoặc quyền kiểm soát các thiết bị nổ hay vũ khí hạt nhân đó 1 cách trực tiếp hay gián tiếp; không chế tạo hoặc tìm cách để có vũ khí hạt nhân hoặc thiết bị nổ hạt nhân; và không yêu cầu hay nhận trợ giúp để chế tạo vũ khí hạt nhân hay các thiết bị nổ hạt nhân khác.
Điều III.1 của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân quy định mỗi quốc gia không có vũ khí hạt nhân ký với IAEA một thỏa thuận. Theo đó quốc gia chấp nhận thanh sát hạt nhân đối với tất cả các vật liệu nguồn và vật liệu phân hạch đặc biệt sử dụng trong các hoạt động hạt nhân hoà bình thực hiện trong lãnh thổ của quốc gia mình, dưới quyền tài phán của quốc gia hay dưới quyền kiểm soát của quốc gia. Thanh sát hạt nhân được thực hiện chỉ với một mục đích duy nhất là kiểm chứng các vật liệu đó không bị chưyển hướng thành vũ khí hạt nhân hay các thiết bị nổ hạt nhân khác.
Điều III.2 của NPT cũng yêu cầu mỗi quốc gia thành viên của NPT không được cung cấp cho các nước không có vũ khí hạt nhân vật liệu nguồn hoặc vật liệu phân hạch đặc biệt, hoặc thiết bị hay vật liệu được đặc biệt thiết kế hay chế tạo để xử lý, sử dụng hay sản xuất vật liệu phân hạch đặc biệt để sử dụng cho mục đích hoà bình, trừ phi các vật liệu nguồn hay vật liệu phân hạch đặc biệt chịu sự thanh sát của IAEA. Tuy nhiên, hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân không có quy định tương tự cho việc xuất khẩu tới các nước có vũ khí hạt nhân. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Các đàm phán về NPT đã dẫn đến việc sự thoả hiệp đối với mối quan tâm của một số quốc gia về quyền sử dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích quân sự không mang tính chất nổ, cụ thể là động cơ đẩy hạt nhân trong hải quân. Ngoài ra NPT còn tính đến việc cho phép các quốc gia thành viên có được lợi ích trong việc sử dụng các chất nổ hạt nhân vì mục đích hoà bình, mặc dù không nhất thiết là các quốc gia này tiếp cận được với các thiết bị nổ hạt nhân hay có công nghệ liên quan.
Hiệp ước khẳng định việc ứng dụng hoà bình công nghệ hạt nhân, kể cả mọi sản phẩm phụ mang tính công nghệ có thể do các quốc gia có vũ khí hạt nhân thu hồi được từ quá trình phát triển các thiết bị nổ hạt nhân, đều được các nước tham gia Hiệp ước, dù có vũ khí hạt nhân hay không có vũ khí hạt nhân, sử dụng cho các mục đích hoà bình. Tất cả các nước tham gia Hiệp ước đều được phép tham gia vào việc trao đổi thông tin và đóng góp bằng cách riêng rẽ hoặc bằng cách hợp tác với các nước khác vào việc phát triển hơn nữa các ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình với mong muốn đạt được sớm nhất việc ngừng chạy đua vũ khí hạt nhân và thực hiện những biện pháp có hiệu quả nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân;
Hiệp ước mang tính ràng buộc đối với các quốc gia phi hạt nhân (các nước không có vũ khí hạt nhân) và có tính tự nguyện đối với các cường quốc hạt nhân (đã có vũ khí hạt nhân). Đặc biệt do đặc thù kiểm soát không phổ biến vũ khí hạt nhân nên mọi hoạt động hạt nhân dân sự liên quan tới vật liệu hạt nhân đều chịu sự giám sát chặt chẽ để không thể chuyển hướng sang mục tiêu quân sự. Tuy nhiên đối với các quốc gia hạn nhân, các hoạt động trong lĩnh vực quân sự đều không thuộc diện kiểm soát của Hiệp ước. Chỉ đến khi các hoạt động này cũng như các vật liệu hạt nhân trong lĩnh vực quân sự được chuyển giao sang hoạt động dân sự thì Hiệp ước mới bắt đầu có hiệu lực.
Việt Nam với chính sách nhất quán yêu chuộng hoà bình và mong muốn không phổ biến cũng như tiến tới giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, đã sớm ký kết Hiệp ước ngay sau khi chính thức hoà nhập trở lại các hoạt động quốc tế về ứng dụng năng lượng nguyên tử. Trên mọi diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn nêu cao chính sách phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình vì sự phát triển của nhân loại cũng như chống lại mọi âm mưu, phổ biến và phát triển vũ khí hạt nhân huỷ diệt trên toàn thế giới.
2.1.1.3. Công ước An toàn hạt nhân Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
An toàn hạt nhân là yếu tố sống còn đối với sự phát triển của năng lượng hạt nhân nói chung và nhà máy điện hạt nhân nói riêng. Không có chương trình năng lượng hạt nhân nào là không danh ưu tiên cho việc bảo đảm an toàn hạt nhân. Và cũng không có chương trình hạt nhân của quốc gia nào là không có ảnh hưởng đến sinh hoạt quốc tế. An toàn hạt nhân là một vấn đề toàn cầu, là mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Đó là lý do vì sao trong ba thập niên trở lại đây, các điều ước quốc tế liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến an toàn hạt nhân được soạn thảo và thông qua ngày càng nhiều, với sự nhất trí ngày càng cao và số lượng nước tham gia ngày càng đông.
Dự thảo Công ước An toàn hạt nhân (Convention on Nuclear Safety) đã được nhóm chuyên gia chuẩn bị trong giai đoạn từ tháng 5/1992 đến tháng 2/1994. Công ước là kết quả những cố gắng chung của các chính phủ, các Cơ quan quản lý an toàn hạt nhân quốc gia và Ban Thư ký IAEA.
Theo Quyết định của Hội đồng Thống đốc IAEA, Tổng Giám đốc Hans Blix đã triệu tập Hội nghị Ngoại giao từ ngày 14-17/6/1994 với mục đích thông qua Công ước. Các đoàn đại biếu đến từ 83 nước (trong đó có Việt Nam) và các quan sát viên từ EC/EU, IAEA, OECD/NEA và UNESCO đã tham gia Hội nghị. Trong phiên họp toàn thể cuối cùng ngày 17/6/1994, Hội nghị Ngoại giao đã thông qua nội dung Công ước. Công ước đã được mở ngỏ để ký kết tham gia tại Trụ sở của IAEA.
Công ước An toàn hạt nhân được thông qua ngày 17/6/1994 tại Hội nghị ngoại giao được cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế triệu tập họp tại tổng hành dinh từ ngày 14 đến 17/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 24/10/1996 (căn cứ theo Điều 31 của Công ước, Công ước sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày IAEA nhận được văn kiện phê chuẩn, chấp thuận của 22 quốc gia, trong đó phải có 17 quốc gia có ít nhất một sơ sở hạt nhân đã hoạt động). Công ước An toàn hạt nhân gồm lời nói đầu, 4 chương và 35 điều.
Chương 1. Mục tiêu, định nghĩa và phạm vi áp dụng. Gồm 03 điều từ điều 1 đến điều 3.
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn trong sử dụng năng lượng hạt nhân, việc tiềm ẩn sự cố hạt nhân có ảnh hưởng vượt qua biên giới, khẳng định trách nhiệm bảo đảm an toàn hạt nhân thuộc về quốc gia có quyền tài phán đối với cơ sở hạt nhân, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế nhằm tăng cường an toàn hạt nhân thông qua cơ chế hợp tác đa phương và song phương. Trên cơ sở đó, Điều 1 Công ước nhằm mục tiêu:
- Đạt được và duy trì một mức độ an toàn hạt nhân cao trên toàn thế giới nhờ vào việc cải thiện các biện pháp được thực hiện trong nước và việc hợp tác quốc tế và đặc biệt là vào việc hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn hạt nhân, nếu có;
- Thiết lập và duy trì các biện pháp phòng vệ hiệu quả trong các Công trình hạt nhân chống lại các nguy cơ phóng xạ nhằm bảo vệ con người, xã hội và môi trường trước tác hại của các tia phóng xạ phát ra từ các công trình này;
- Phòng ngừa các tai nạn gây hậu quả phóng xạ và giảm nhẹ các hậu quả đó trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Điều 3 của Công ước quy định phạm vi áp dụng là sự an toàn của các cơ sở hạt nhân. Cơ sở hạt nhân (nuclear installation) theo định nghĩa tại Điều 2 là nhà máy điện hạt nhân dân sự cố định thuộc thẩm quyền tài phán của bên thành viên, kể cả nơi lưu trữ, lưu chuyển, và xử lý chất phóng xạ được đặt tại cùng địa điểm và liên quan trực tiếp đến việc khai thác nhà máy điện hạt nhân đó. Một nhà máy như vậy sẽ không còn là cơ sở hạt nhân khi tất cả nhiên liệu phóng xạ đã được rút hẳn ra khỏi tâm lò phản ứng và được lưu trữ an toàn theo các thủ tục đã được phê chuẩn và chương trình chấm dứt hoạt động đã được cơ quan điều tiết phê chuẩn. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Chương II – Các nghĩa vụ. Đây là chương quan trọng nhất của Công ước, bao gồm 16 điều, từ Điều 4 đến Điều 19, chia làm 4 phần:
- A) Các quy định chung; B) Lập pháp và quản lý;
- C) Quy định chung về an toàn;
- D) An toàn của các cơ sở hạt nhân.
Phần A. Các quy định chung
Phần này yêu cầu nước thành viên phải:
- Ban hành trong nội luật của nước mình các quy định pháp quy và hành chính và các biện pháp cần thiết khác nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định tại Công ước này. (Điều 4)
- Chuẩn bị và nộp một bản báo cáo về các biện pháp mình đã thực hiện để đảm bảo việc các nghĩa vụ quy định tại Công ước này, để xem xét tại cuộc họp. (Điều 5)
- Thực hiện các biện pháp cần thiết để cho phép tiến hành kiểm tra sớm nhất có thể sự an toàn của các cơ sở hạt nhân hiện có vào thời điểm Công ước này có hiệu lực (đối với Nước Thành viên). Trong trường hợp cần thiết theo quy định của Công ước này, Nước Thành viên phải tiến hành khẩn cấp các biện pháp cải tạo thích hợp nhằm tăng cường an toàn cho các cơ sở hạt nhân. Nếu không thể cải tạo an toàn thì cần phải lên kế hoạch chấm dứt hoạt động của công trình đó ngay khi điều kiện thực tế cho phép. Khi lập kế hoạch chấm dứt hoạt động, có thể tính đến tổng thể bối cảnh thực tế về năng lượng, các giải pháp thay thế cũng như những tác động đối với xã hội, môi trường và kinh tế (Điều 6).
Phần B. Pháp luật và quản lý
Phần này bao gồm những quy định về việc xây dựng và duy trì một hệ thống pháp luật và quản lý an toàn cơ sở hạt nhân. Theo Điều 7, khuôn khổ luật pháp và quản lý phải quy định về:
- Ban hành các quy định và quy chế quốc gia về an toàn;
- Thiết lập cơ chế cấp phép cho các cơ sở hạt nhân và cấm khai thác Công trình hạt nhân mà không có giấy phép;
- Thiết lập cơ chế thanh tra và đánh giá các cơ sở hạt nhân nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các điều kiện quy định trong giấy phép;
- Các biện pháp đảm bảo pháp luật và các điều kiện quy định trong giấy phép được tuân thủ, kể cả biện pháp tạm đình chỉ hoạt động, thay đổi hay rút giấy phép. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Điều 8 (cơ quan quản lý) quy định như sau:
“1. Mỗi Bên thành viên thành lập hay chỉ định một cơ quan điều tiết. Cơ quan điều tiết phụ trách việc áp dụng pháp luật theo quy định tại điều 7 và được trao các quyền hạn, thẩm quyền, được cấp một nguồn kinh phí và nhân lực thích đáng để thực thi công việc được giao.
2. Mỗi Bên thành viên thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo tách biệt thực sự chức năng của cơ quan điều tiết và cơ quan hay tổ chức phụ trách việc phát triển hay sử dụng năng lượng hạt nhân.”
Điều 9 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp phép (licence holder). Theo điều này, Nước Thành viên phải bảo đảm sao cho trách nhiệm hàng đầu đối với sự an toàn của một cơ sở hạt nhân phải thuộc về người được cấp giấy phép cho công trình đó và áp dụng các biện pháp thích hợp để những người được cấp phép đảm nhận trách nhiệm của mình.
Phần C. Xem xét an toàn chung
Phần này gồm 7 điều, từ Điều 10 đến Điều 16, bao gồm các quy định liên quan về các nội dung chủ yếu để xây dựng chương trình an toàn hạt nhân trên nguyên tắc “Mỗi Bên thành viên áp dụng các biện pháp thích hợp sao cho tất cả các tổ chức có hoạt động liên quan trực tiếp đến các Công trình hạt nhân thiết lập các chiến lược trong đó dành ưu tiên cho vấn đề an toàn hạt nhân.” (Điều 10)
Các nội dung bao gồm:
- Nguồn tài chính và nhân lực;
- Yếu tố con người;
- Chương trình bảo đảm chất lượng (QA programmes);
- Đánh giá và kiểm tra tính an toàn;
- An toàn bức xạ;
- Sẵn sàng ứng phó khẩn cấp.
Lần đầu tiên trong một công ước quốc tế, nguyên tắc ALARA được quy định tại Điều 15 như sau:
“Mỗi Bên Thành viên thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng, trong điều kiện vận hành bình thường, mức độ bức xạ mà người lao động và người dân chỉ phải chịu từ một cơ sở hạt nhân được giữ ở mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý và không ai phải chịu mức độ bức xạ vượt quá mức giới hạn theo quy định của quốc gia.”
Phần D. An toàn của cơ sở hạt nhân Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Phần này gồm 3 điều (17-19) quy định các Nước Thành viên phải tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn từ giai đoạn lựa chọn địa điểm (Điều 17) , qua giai đoạn thiết kế và xây dựng (Điều 18) đến giai đoạn vận hành (Điều 19). Các quy định đặt ra các yêu cầu tương đối cụ thể để bảo đảm an toàn trong các giai đoạn kể trên.
Trong việc lựa chọn địa điểm, Công ước yêu cầu các Nước Thành viên phải đánh giá và đánh giá lại (nếu cần thiết) các yếu tố liên quan đến địa điểm có khả năng ảnh hưởng đến cơ sở hạt nhân trong suốt quá trình hoạt động, cũng như ảnh hưởng mà cơ sở hạt nhân có thể tác động đến con người, xã hội và môi trường để bảo đảm tính liên tục về an toàn của cơ sở hạt nhân.
Điều 17 quy định về lựa chọn địa điểm xây dựng. Theo đó, mỗi nước hoặc tổ chức thành viên của Công ước phải thực hiện các biện pháp cần thiết để quy định và thực hiện quy trình thích hợp cho phép:
- Đánh giá mọi yếu tố liên quan đến địa điểm xây dựng, có khả năng ảnh hưởng đến sự an toàn của cơ sở hạt nhân trong suốt quá trình vận hành của công trình đó;
- Đánh giá các tác động mà một cơ sở hạt nhân đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng có thể gây ra đối với sự an toàn của con người, xã hội và môi trường;
- Đánh giá lại tất cả các yếu tố quy định tại các điểm i) và ii), tuỳ theo nhu cầu, nhằm đảm bảo rằng việc xây dựng cơ sở hạt nhân là có thể chấp nhận được, xét về khía cạnh an toàn;
- Tham khảo ý kiến các nước thành viên gần khu vực dự án xây dựng cơ sở hạt nhân nếu công trình đó có khả năng ảnh hưởng đến họ và, nếu được yêu cầu, phải cung cấp cho các nước này những thông tin cần thiết cho phép họ tự xem xét, đánh giá về tác động mà cơ sở hạt nhân có thể gây ra đối với sự an toàn trên lãnh thổ nước mình.
Trong việc thiết kế và xây dựng cơ sở hạt nhân, Công ước yêu cầu bảo đảm việc vận hành tin cậy, ổn định; việc quản lý, điều khiển dễ dàng với sự xem xét đặc biệt các yếu tố con người, môi trường, mối tương tác giữa con người với máy móc.
Về vận hành cơ sở hạt nhân: Điều 19 của Công ước, với 8 khoản, quy định các yêu cầu về vận hành cơ sở hạt nhân trong việc:
- Cho phép vận hành lần đầu;
- Lập các giới hạn và các điều kiện vận hành;
- Vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra và thử nghiệm;
- Lập quy trình giải quyết sự cố có thể xảy ra khi vận hành;
- Bảo đảm sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ cần thiết;
- Thông báo kịp thời sự cố;
- Thiết lập chương trình thu thập và phân tích kinh nghiệm vận hành;
- Quản lý chất thải phóng xạ. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Chương III – Hội nghị của các thành viên Công ước. Gồm 9 điều, từ Điều 20 đến Điu 28 quy định về hình thức, thời gian, nội dung và thủ tục của các cuộc họp của các Bên Thành viên. Có hai hình thức họp chủ yếu:
- Các cuộc họp đánh giá: nhằm mục đích xem xét các báo cáo về các biện pháp đã thực hiện theo quy định tại Chương II.
- Các cuộc họp bất thường: được tổ chức theo sự thỏa thuận của các Bên Thành viên khi có yêu cầu.
Cơ chế lập báo cáo và tổ chức họp có ý nghĩa quan trọng trong việc tôn trọng cam kết, bảo đảm hiệu lực của Công ước đồng thời giải quyết kịp thời những vấn đề có tính chất quốc tế phát sinh trong quá trình thực hiện Công ước.
Chương IV – Các điều khoản thi hành và các quy định khác. Gồm 8 điều quy định về các vấn đề như: Giải quyết bất đồng; Ký kết, phê chuẩn; Hiệu lực của Công ước; Sửa đổi, bổ sung; Rút khỏi Công ước; Lưu giữ và văn bản gốc có chứng thực.
Như vậy, Công ước là văn bản luật pháp quốc tế đầu tiên về an toàn các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Công ước nhằm mục tiêu tạo ra cơ chế tăng cường an toàn hạt nhân thông qua hợp tác đa phương hoặc song phương. Theo thông tin của IAEA, tính đến ngày 24/12/ 2008, đã có 65 nước ký kết tham gia Công ước. Việc ra đời Công ước đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tăng cường và củng cố hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn hạt nhân. Công ước là văn bản luật pháp quốc tế đầu tiên về an toàn các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.
Tuy nhiên, Công ước An toàn hạt nhân là một văn bản nặng tính chất khuyến khích. Công ước không được thiết kế để bảo đảm thực hiện trọn vẹn các nghĩa vụ cam kết qua việc kiểm soát và xử phạt, nhưng Công ước được xây dựng trên cơ sở mối quan tâm chung của các nước thành viên đối với việc bảo đảm an toàn ở mức độ cao mà sẽ được thúc đẩy và phát triển qua những cuộc họp thường kỳ. Công ước buộc các nước thành viên phải đệ trình các báo cáo về việc thực hiện các nghĩa vụ của mình để xem xét kỹ lưỡng tại các cuộc họp. Cơ chế này là yếu tố quan trọng có tính mới và năng động của Công ước.
2.1.1.4. Hiệp định định bảo đảm Thanh sát (SA) (hay còn gọi là Hiệp định Safeguards)
Hiệp định định bảo đảm Thanh sát (SA) (hay còn gọi là Hiệp định Safeguards) ký năm 1989, phê chuẩn năm 1990, phục vụ cho NPT. Tính đến ngày 01/03/2005, IAEA đã ký các hiệp định thanh sát với 145 Quốc gia thành viên NPT; 39 Quốc gia vẫn chưa thực hiện xong nghĩa vụ pháp lý để làm cho Hiệp định có hiệu lực.
Việt Nam đã ký Hiệp định thanh sát ngày 23/10/1989, và phê chuẩn /duyệt vào ngày 23 /2/1990 (NFRC 376).
Nếu coi Hiệp định NPT là văn bản pháp lý khung cho nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân thì Hiệp định Bảo đảm là những ràng buộc pháp luật quốc tế chặt chẽ để thực hiện nguyên tắc đó. Hệ thống Bảo đảm quốc tế đã được xây dựng và phát triển qua các giai đoạn khác nhau bao gồm một số văn bản pháp lý của IAEA trong đó có INFCIR /153 là mô hình hệ thống Bảo đảm toàn diện được IAEA xây dựng. Đa số các quốc gia thành viên NPT trong đó có Việt Nam đều ký các Hiệp định riêng rẽ với IAEA theo khuôn khổ INFCIR /153, qua đó IAEA sẽ áp dụng các biện pháp thanh tra giám sát đối với các nước.
- Mục đích: đảm bảo quốc gia thành viên không có vũ khí hạt nhân thực hiện cam kết theo NPT là không sử dụng vật liệu hạt nhân trong lĩnh vực hòa bình để sản xuất vũ khí hạt nhân và các thiết bị nổ hạt nhân khác.
- b) Phạm vi áp dụng: Đối với tất cả các nguồn hoặc vật liệu phân hạch đặc biệt sử dụng trong các hoạt động hạt nhân vào mục đích hòa bình trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, hoặc thuộc quyền tài phán của quốc gia.
- Các biện pháp thanh sát, bao gồm: Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Thanh tra:
- Đầu tiên: Kiểm tra tính xác thực của các tuyên bố đầu tiên của một Quốc gia về các nguyên liệu hạt nhân mà Quốc gia đó đang sở hữu hoặc về các nguyên liệu được chuyển giao trên phạm vi quốc tế.
- Định kỳ: Quyền kiểm tra của IAEA chỉ giới hạn ở những nơi có sự hiện diện hoặc quá cảnh của các nguyên liệu hạt nhân theo quy định (các điểm chiến lược).
- Đặc biệt: Nếu IAEA xét thấy rằng thông tin do một Quốc gia cung cấp hoặc kết quả điều tra thông thường không đủ để Quốc gia đó thực hiện các nghĩa vụ của họ.
- Lấy mẫu nghiên cứu trong môi trường khi tiến hành các cuộc điều tra bên trong các công trình hạt nhân hoặc khai báo (muốn lấy mẫu ngoài khu vực công trình hạt nhân, phải có sự đồng ý của Hội đồng điều hành IAEA trên cơ sở thống nhất với Quốc gia liên quan).
- Trong trường hợp đặc biệt, có thể niêm phong và đặt camera theo dõi tại các công trình hạt nhân.
Hệ thống thanh sát quốc tế đã được xây dựng và phát triển qua các giai đoạn khác nhau bao gồm một số văn bản pháp lý của IAEA:
- INFCIR/66 : Được xây dựng chung cho các nước từ năm 1965 và đưa ra thực hiện năm 1966, trước khi NPT được mở ký. Đây là những quan điển cơ bản ban đầu đặt nền móng cho hệ thống Thanh sát hạt nhân sau này.
- INFCIR/153: Là mô hình hệ thống thanh sát toàn diện được IAEA xây dựng. Đa số các quốc gia thành viên NPT trong đó có Việt Nam đều ký các Hiệp định riêng rẽ với IAEA theo khuôn khổ INFCIR/153, qua đó IAEA sẽ áp dụng các biện pháp thanh sát đối với các nước.
Chương trình 93+2: là một chương trình hành động do IAEA khởi xướng từ năm 1993 nhằm tăng cường và hoàn thiện thêm hệ thống thanh sát truyền thống. Chương trình này không mang tính pháp quy chặt chẽ. Tuy nhiên trong tổng thể các hoạt động hợp tác với IAEA, các quốc gia thành viên thường được yêu cầu thực hiện một số biện pháp, hoạt động tương ứng nhằm thể hiện tính trách nhiệm chung cũng như là những biện pháp tăng cường tin cậy. Các biện pháp chủ yếu như trao đổi thông tin mở rộng về xuất nhập khẩu, sử dụng lưu trữ vật liệu hạt nhân miễn trừ trong hệ thống thanh sát truyền thống, bổ sung khai báo hay lấy một số mẫu môi trường… Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
INFCIR/540: Được phổ biến dưới tên gọi Nghị định thư bổ sung. Là kết quả sau quá trình thực hiện Chương trình 93+2 với mục đích tăng cường hơn nữa hiệu lực và hiệu quả của hệ thống thanh sát trước những bài học thực tế việc phạm hiệp định của một số nước. IAEA đang tích cực vận động các nước trong đó có Việt Nam sớm tham gia ký Nghị định thư bổ sung.
Với đặc điểm hệ thống thanh sát hạt nhân truyền thống mà Việt Nam hiện đang tuân thủ (INFCIR/153) chỉ bó hẹp trong phạm vi kiểm soát vật liệu phân hạch hạt nhân chứ không kiểm soát hoạt động ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và phóng xạ nên việc triển khai Hiệp định cơ bản được thực hiện thông qua việc IAEA cử thanh sát viên vào tiến hành kiểm toán vật liệu phân hạch tại lò phản ứng hạt nhân Đà lạt. Việc thực hiện này được tiến hành theo các bước:
- Bước 1. Sau khi Việt Nam ký Hiệp định Thanh sát, Việt Nam và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA tiến hành đàm phán một văn bản “Thoả thuận bổ sung”. Văn bản này đã quy định rõ mọi chi tiết về việc khai báo cơ sở hạt nhân tại Việt Nam mà cụ thể là Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam là đối tượng duy nhất chịu thanh sát hạt nhân. Các thông tin thiết kế cơ bản của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt mà đặc biệt là các thông số về nhiên liệu phân hạch (uran giàu, plutoni) được cung cấp đầy đủ cho IAEA. Đồng thời trong văn bản này sẽ quy định chi tiết về thời lượng IAEA cử thanh sát viên quốc tế vào thanh sát tại chỗ cũng như các chế độ báo cáo và cơ quan chịu trách nhiệm của phía Việt Nam.
- Bước 2. Theo khuôn khổ quy định tại Thoả thuận bổ sung, hàng năm thanh sát viên quốc tế sẽ vào tiến hành các thủ tục thanh sát, kiểm toán vật liệu hạt nhân tại Đà Lạt (1 lần/1mỗi năm). Các thủ tục thanh sát cơ bản là tiến hành kiểm toán đối với nhiên liệu nhằm bảo bảo đảm cân đối về khối lượng vật liệu phân hạch, không có sự mất mát hay thất thoát về khối lượng. Bất kỳ sự thay đổi nào về khối lượng vật liệu phân hạch hay sự di chuyển của chúng cũng được các thanh sát viên ghi nhận và đưa vào báo cáo. Công việc này được tiến hành tại chỗ tại lò phản ứng hạt nhân Đà lạt, các cán bộ của Viện Nghiên cứu hạt nhân trực tiếp tham gia làm việc với thanh sát viên. Trong thực tế triển khai, chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt, đại diện của Viện NLNTVN cũng có mặt trong đợt thanh sát. Các thủ tục giám sát bổ sung khác như đặt camera theo dõi liên tục hay niêm phong mẫu không được áp dụng tại Việt Nam.
- Bước 3. Báo cáo kết quả thanh sát được lập độc lập bởi thanh sát viên IAEA và Viện Nghiên cứu hạt nhân làm 2 bộ gồm các báo cáo kiểm toán vật liệu, báo cáo về cân đối vật liệu tại lò và những báo cáo về sự thay đỗi nếu có. Bản báo cáo của Việt Nam sau đó được Viện NLNTVN kiểm tra lại và thay mặt Chính phủ CHXHCNVN như quy định trong Hiệp định, chính thức gửi cho IAEA.
- Bước 4. Trên cơ sở làm việc của đoàn thanh sát và báo cáo của Việt Nam, IAEA ra thông báo kết luận về việc thực hiện thanh sát tại chỗ thường niên cũng như đánh giá việc thực hiện Hiệp định tại Việt Nam.
Như đã nêu ở trên, việc thực hiện việc thanh sát hiện nay chỉ gói gọn đối với lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và tương đối đơn giản. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Trong một số năm gần đây, với việc IAEA ngày càng cố gắng tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hệ thống thanh sát hạt nhân thông qua chương trình 93+2 và Nghị định thư bổ sung (INFCIR/540), tuy chúng ta chưa tham gia ký kết Nghị đinh thư bổ sung nhưng trên nguyên tắc thể hiện sự tích cực hợp tác quốc tế chung, Việt Nam cũng đã thực hiện một số việc như:
- Tiến hành nghiên cứu và tổ chức hội nghị hội thảo quốc gia với sự tham dự của nhiều cơ quan Bộ ngành hữu quan và chuyên gia quốc tế nhằm tìm hiểu kỹ các nguyên tắc áp dụng, bổn phận và trách nhiệm cũng như các yếu tố lợi hại khi tham gia Nghị định thư bổ sung.
- Tiến hành khai báo bổ sung và cung cấp thêm các thông tin thiết kế, cải tiến thay đổi của lò phản ứng hạt nhân Đà lạt cũng như các thông tin xuất nhập khẩu vật liệu hạt nhân thông thường (uran nghèo dùng che chắn bức xạ trong hệ thiết bị xạ trị y tế).
- Tham gia hệ thông tin dữ liệu toàn cầu của IAEA về buôn bán trái phép vật liệu hạt nhân, qua đó tiếp nhận mọi thông báo về những vụ việc mất cắp, buôn lậu… đối với vật liệu hạt nhân hay nguồn phóng xạ trên toàn thế giới. Ngược lại chúng ta cũng có bổn phận thông báo cho IAEA nhưng thông tin tương tự nếu có xảy ra tại Việt Nam.
- Khai báo bổ sung các thông tin về vật liệu hạt nhân đang hiện diện tại Việt Nam trong khuôn khổ miễn trừ của INFCIR/153 như uran nghèo, một số sản phẩm của quá trình nghiên cứu công nghệ uran…Sau đó tiến hành các thủ tục miễn trừ thanh sát nhưng có sự kiểm soát, báo cáo của hệ thống nhà nước.
2.1.1.5. Nghị định Thư bổ sung cho Hiệp định Thanh sát (AP) hay gọi là Hiệp định bảo đảm hạt nhân Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Tháng 5/1997, Hội đồng điều hành của IAEA đã thông qua nghị định thư bổ sung mẫu (NFRC/540 (sửa đổi)) bổ sung cho các hiệp định thanh sát nhằm tăng cường khả năng phát hiện mọi chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân trái phép, vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của một Quốc gia.
Đến ngày 18/10/2005 đã có 104 Quốc gia ký Nghị định thư bổ sung với IAEA, trong đó, Nghị định thư bổ sung có hiệu lực hoặc được thi hành tại 67 quốc gia. Việt Nam ký Nghị định thư bổ sung ngày 10 tháng 8 năm 2007, nhưng chưa phê chuẩn.
Mục đích của việc ký kết Nghị định thư bổ sung: Do bất cập của cơ chế thanh sát truyền thống theo các hiệp định thanh sát kiểu NFCRC /153 là không xác minh được tính đầy đủ của việc kê khai các vật liệu hạt nhân, các quốc gia được đề nghị ký kết một Nghị định thư bổ sung cho Hiệp định thanh sát theo mẫu do Hội đồng Thống đốc IAEA thông qua tháng 5/1997 (NFCRC/540). Nghị định thư bổ sung đảm bảo một quốc gia sẽ không có các vật liệu hạt nhân hoặc hoạt động hạt nhân nào mà không được khai báo.
Các quy định mới về thanh sát trong Nghị định thư bổ sung kết hợp với các quy định đã có trong Hiệp định thanh sát sẽ tạo ra một cơ chế thanh sát được tăng cường. Theo đó:
Khối lượng và loại thông tin mà quốc gia phải cung cấp cho IAEA sẽ mở rộng hơn nhiều.
Thanh sát viên của IAEA có quyền tiếp cận bổ sung, kể cả với các địa điểm không được khai báo.
- Thủ tục cấp thị thực đơn giản và nhanh chóng hơn.
- Thanh sát viên có quyền tiến hành đo đạc các chỉ số môi trường trong suốt quá trình kiểm tra, ở cả vị trí được khai báo và không được khai báo.
Có thể thấy rằng, với Nghị định thư bổ sung, IAEA đã đưa hệ thống Bảo đảm phát triển lên một mức mới cao hơn và ngặt nghèo hơn. Nó sẽ yêu cầu các Quốc gia thành viên sẽ phải cung cấp nhiều thông tin hơn mà vốn dĩ trước đây đã được loại trừ ra khỏi danh mục Thanh sát. Ngoài ra những đối tượng thuộc diện Thanh sát đã được mở rộng có tính toàn diện như bao gồm cả chương trình hoạt động hay các thiết bị, công nghệ…, chứ không bó hẹp đối với các vật liệu hạt nhân đơn thuần. Song song với điều đó, cũng có nghĩa là quyền hạn của thanh tra viên quốc tế sẽ được tăng cường và mở rộng hơn. Để đáp ứng mục tiêu đó, bản thân IAEA ngoài việc hoàn thiện các hệ thống pháp lý, đã phải tăng cường đầu tư, đào tạo lại đội ngũ Thanh tra viên cũng như nghiên cứu phát triển các thế hệ phương tiện kỹ thuật mới.
Sau khi ký kết cũng như sau khi Nghị định thư bổ sung chính thức có hiệu lực ở Việt Nam, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là cung cấp đúng thời hạn và chính xác cho IAEA các thông tin khai báo về chương trình, cơ sở thiết bị và vật liệu hạt nhân. Đồng thời nhanh chóng kiện toàn hệ thống quản lý, cơ quan đầu mối cũng như năng lực kỹ thuật và cơ chế phối hợp với các cơ quan bộ ngành có liên quan để đáp ứng các nghĩa vụ đã quy định của Nghị định thư bổ sung.
Tóm lại, với việc ký AP, Việt Nam một lần nữa khẳng định chính sách chỉ sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình. Các nước và các tổ chức quốc tế sẽ rộng mở hơn trong hợp tác phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ Việt Nam xây dựng và triển khai thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Đây là một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong hội nhập quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
2.1.1.6. Hiệp định Hợp tác và tài trợ kỹ thuật của IAEA đối với Việt Nam (RSA) Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Đến tháng 9/2001 đã có 95 quốc gia thành viên ký Hiệp định Hợp tác và tài trợ kỹ thuật với IAEA, Việt Nam đã ký từ 1/5/1983. Với việc ký hiệp định tài trợ kỹ thuật này, chúng ta đã được mở ra một kênh hợp tác hạt nhân rộng rãi với tổng kinh phí các dự án tài trợ kỹ thuật hàng năm quãng 700.000 USD, hàng trăm cán bộ Việt Nam đã được đào tạo qua con đường này.
2.1.1.7. Hiệp định Hợp tác hạt nhân vùng Châu Á (RCA)
Hiệp định hợp tác hạt nhân vùng Châu Á gồm 13 nước thành viên, Hiệp định được ký lại theo mỗi chu kỳ 2 năm, lần gần đây nhất là 27/6/2002. Thông qua hình thức hợp tác này, Việt Nam cũng đã tiếp nhận và triển khai hàng chục dự án với nhiều hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và xã hội.
2.1.1.8. Công ước thông báo nhanh sự cố hạt nhân (hay công ước về cảnh báo sớm tai nạn hạt nhân)
Nhận thức được lợi ích của việc tham gia các Công ước về Thông báo nhanh, Việt Nam đã sớm ký kết công ước này. Công ước về thông báo sớm tai nạn hạt nhân (Convention on Early Notification of a Nuclear Accident) được thông qua ngày 26/9/1986 sau tai nạn Chernobyl; có hiệu lực từ 27/10/1986. Tính đến ngày 24/12/2008, có 103 nước tham gia Công ước. Việt Nam tham gia ngày 30/10/1987.
Có thể nói sự ra đời của Công ước này là một hệ quả từ những bài học thực tiễn trong quá trình ứng phó quốc tế với những tai nạn hạt nhân trong quá khứ, đặc biệt là thảm hoạ Trecnobưn xảy ra năm 1986 tại Liên Xô cũ.
Tại phiên họp Hội đồng Thống đốc của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA ngày 16/9/1987, Ban thư ký đã thông báo kế hoạch xây dựng Bản Hướng dẫn kỹ thuật về Thông báo nhanh và Trợ giúp (ENATOM), nhằm hướng dẫn IAEA, các tổ chức quốc tế liên quan, các nước tham gia công ước cũng như các quốc gia thành viên về những thủ tục thông báo hay yêu cầu trợ giúp. Năm 2000, sau một thời gian dài xây dựng và sửa đổi nhiều lần, bản ENATOM mới nhất đã được công bố với những nội dung cơ bản liên quan: nêu rõ việc phân chia thang sự cố đối với các cơ sở hạt nhân; chỉ ra các thông tin cơ bản cần thông báo cho mục đích trợ giúp kỹ thuật; xây dựng tiêu chuẩn về hệ thống sẵn sàng ứng phó sự cố; nâng cấp các kỹ thuật thông tin liên lạc. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Với mục tiêu nhằm nâng cao hơn nữa năng lực ứng phó cũng như sự tham gia tích cực hơn của các quốc gia, đặc biệt trong trường hợp tham gia phối hợp quốc tế trong tình huống khẩn cấp về hạt nhân hay bức xạ, hội nghị lần thứ nhất các Đại diện quốc gia của các nước thành viên công ước đã được tổ chức tại trụ sở IAEA-Viên, 6/2001. Hội nghị đã khẳng định rằng các Công ước về Thông báo nhanh và Trợ giúp đã thiết lập được một cơ chế phối hợp nhằm đảm bảo trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc thông báo, trao đổi thông tin, trợ giúp kỹ thuật…Đồng thời cũng một lần nữa làm rõ mục tiêu của việc thông báo nhanh đối với tai nạn hạt nhân hay sự cố bức xạ là nhằm giảm thiểu tối đa các tác động ảnh hưởng qua biên giới của các nước trong trường hợp tai nạn.
Có thể nói những lợi ích tiềm tàng của việc tham gia các Công ước này đó là việc có được những thông tin sớm nhất về các nguy cơ chịu tác động vượt qua biên giới của các tai nạn hạt nhân hay sự cố bức xạ từ những nước xung quanh. Đặc biệt trong bối cảnh các nước trong khu vực như Trung quốc, Hàn quốc, Đài loan, Ân độ, Pakistan có sự phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp hạt nhân. Việc tiếp nhận các thông tin cảnh báo sớm sẽ giúp cho chúng ta kịp thời có được các biện pháp ứng phó nhằm ngăn ngừa tác động có hại trong nước. Ngoài ra việc tham gia Công ước sẽ giúp chúng ta bằng các mối quan hệ hợp tác song phương cũng như đa phương giữa các nước thành viên học hỏi thêm kinh nghiệm, tăng cường được tiềm lực kỹ thuật cũng như năng lực quản lý và ứng phó xử lý trong trường hợp khẩn cấp về bức xạ.
Công ước nhằm tăng cường sự hợp tác quốc tế để nhanh chóng cung cấp các thông tin quan trọng về các tai nạn hạt nhân để giảm thiểu tối đa các tác động phóng xạ xuyên biên giới.
Trong trường hợp xảy ra tai nạn hạt nhân có thể dẫn tới các hậu quả phóng xạ xuyên biên giới, quốc gia thành viên Công ước sẽ ngay lập tức trực tiếp hoặc thông qua Cơ quan thông báo cho các quốc gia bị ảnh hưởng và cung cấp các thông tin gồm: tính chất, thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn; thiết bị hoặc hoạt động có liên quan; các nguyên nhân hoặc theo giả thuyết hoặc đã xác định được và diễn biến dự kiến của tai nạn hạt nhân liên quan tới việc lan truyền vật liệu phóng xạ; các đặc điểm chung của sự rò rỉ phóng xạ bao gồm bản chất, trạng thái lý hóa, số lượng, thành phần và mức độ ảnh hưởng có thể ở mức tối đa; thông tin hiện thời và dự đoán về các điều kiện khí tượng, thủy văn cần thiết cho việc dự đoán sự lan truyền các vật liệu phóng xạ; các kết quả kiểm tra môi trường liên quan đến sự lan truyền vật liệu phóng xạ; các biện pháp an toàn được tiến hành hoặc có kế hoạch tiến hành ở ngoài khu vực; biện pháp xử lý được dự kiến sau khi rò rỉ phóng xạ, và các thông tin bổ sung về diễn biến của tai nạn.
Cơ quan sẽ nhanh chóng thông báo cho các quốc gia tham gia Công ước, các quốc gia thành viên và các quốc gia khác có thể bị ảnh hưởng và các tổ chức quốc tế có liên quan về thông báo đã nhận được và nhanh chóng cung cấp các thông tin khác tùy theo yêu cầu. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Mỗi quốc gia tham gia Công ước sẽ báo cho Cơ quan và các quốc gia tham gia khác về cơ quan có thẩm quyền và đầu mối liên lạc của quốc gia mình chịu trách nhiệm cung cấp và thu nhận thông báo. Cơ quan sẽ nắm một danh sách được cập nhật về các cơ quan có thẩm quyền và đầu mối liên lạc của các quốc gia cũng như của các tổ chức quốc tế và cung cấp danh sách đó cho các quốc gia tham gia Công ước, các quốc gia thành viên Công ước và các tổ chức quốc tế hữu quan.
Năm Quốc gia có vũ khí hạt nhân (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ) đã bày tỏ ý định thông báo cả những tai nạn liên quan đến các công trình quân sự.
2.1.1.9. Công ước trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc tai nạn phóng xạ
Cũng như sự ra đời của Công ước thông báo nhanh sự cố hạt nhân, có thể nói sự ra đời của Công ước này là một hệ quả từ những bài học thực tiễn trong quá trình ứng phó quốc tế với những tai nạn hạt nhân trong quá khứ, đặc biệt là thảm hoạ Trecnobưn xảy ra năm 1986 tại Liên Xô cũ.
Tại phiên họp Hội đồng Thống đốc của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA ngày 16/9/1987, Ban thư ký đã thông báo kế hoạch xây dựng Bản Hướng dẫn kỹ thuật về Thông báo nhanh và Trợ giúp (ENATOM), nhằm hướng dẫn IAEA, các tổ chức quốc tế liên quan, các nước tham gia công ước cũng như các quốc gia thành viên về những thủ tục thông báo hay yêu cầu trợ giúp. Năm 2000, sau một thời gian dài xây dựng và sửa đổi nhiều lần, bản ENATOM mới nhất đã được công bố với những nội dung cơ bản liên quan: nêu rõ việc phân chia thang sự cố đối với các cơ sở hạt nhân; chỉ ra các thông tin cơ bản cần thông báo cho mục đích trợ giúp kỹ thuật; xây dựng tiêu chuẩn về hệ thống sẵn sàng ứng phó sự cố; nâng cấp các kỹ thuật thông tin liên lạc. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Với mục tiêu nhằm nâng cao hơn nữa năng lực ứng phó cũng như sự tham gia tích cực hơn của các quốc gia, đặc biệt trong trường hợp tham gia phối hợp quốc tế trong tình huống khẩn cấp về hạt nhân hay bức xạ, hội nghị lần thứ nhất các Đại diện quốc gia của các nước thành viên công ước đã được tổ chức tại trụ sở IAEA-Viên, 6/2001. Hội nghị đã khẳng định rằng các Công ước về Thông báo nhanh và Trợ giúp đã thiết lập được một cơ chế phối hợp nhằm đảm bảo trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc thông báo, trao đổi thông tin, trợ giúp kỹ thuật.
Nhận thức được lợi ích của việc tham gia các Công ước về Thông báo nhanh và Trợ giúp, Việt Nam đã sớm ký kết các Công ước này. Công ước về trợ giúp trong trường hợp có tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ (Convention on Assistance in the Case of Nuclear Accident or Radiological Emergency) thông qua ngày 26/9/1986; có hiệu lực từ ngày 27/2/1987. Tính đến ngày 24/12/2008, có 102 nước tham gia Công ước. Việt Nam tham gia Công ước ngày 29/9/1987.
Có thể nói những lợi ích tiềm tàng của việc tham gia các Công ước này đó là việc có được những thông tin sớm nhất về các nguy cơ chịu tác động vượt qua biên giới của các tai nạn hạt nhân hay sự cố bức xạ từ những nước xung quanh. Đặc biệt trong bối cảnh các nước trong khu vực như Trung quốc, Hàn quốc, Đài loan, Ân độ, Pakistan có sự phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp hạt nhân. Việc tiếp nhận các thông tin cảnh báo sớm sẽ giúp cho chúng ta kịp thời có được các biện pháp ứng phó nhằm ngăn ngừa tác động có hại trong nước. Ngoài ra việc tham gia Công ước sẽ giúp chúng ta bằng các mối quan hệ hợp tác song phương cũng như đa phương giữa các nước thành viên học hỏi thêm kinh nghiệm, tăng cường được tiềm lực kỹ thuật cũng như năng lực quản lý và ứng phó xử lý trong trường hợp khẩn cấp về bức xạ.
Một trường hợp cụ thể, khi xảy ra tai nạn bức xạ trên máy gia tốc Microtron tại Viện Khoa học Việt Nam năm 1992, thông qua sự trợ giúp quốc tế trong khuôn khổ Công ước Trợ giúp, nạn nhân của tai nạn đã được chữa trị bởi những chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm nhất tại Pháp.
- Thiết lập một khuôn khổ hợp tác quốc tế giữa các Quốc gia thành viên với IAEA nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hỗ trợ nhanh trong trường hợp xảy ra tai nạn hạt nhân hoặc trong tình thế khẩn cấp về phóng xạ.
- Quy định các Quốc gia thành viên có nghĩa vụ thông báo cho IAEA danh sách các chuyên gia, thiết bị và các phương tiện sẵn có để cung cấp sự trợ giúp. Trong trường hợp nhận được yêu cầu, mỗi Quốc gia thành viên sẽ quyết định xem họ có khả năng đáp ứng yêu cầu trợ giúp hay không, và nếu có thì theo phương thức nào.
- IAEA đóng vai trò là cầu nối, chuyển các thông tin, đặc biệt là thông tin về các phương tiện sẵn có của các Quốc gia cũng như của chính Cơ quan này. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
2.1.1.10. Hiệp ước không vũ khí hạt nhân khu vực Đông Nam châu Á (Hiệp ước Bangkok – SEANWFZ)
Hiệp ước Không vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (The Treaty on South East Asia Nuclear Weapon-Free Zone – Hiệp ước Bangkok) cam kết không có vũ khí hạt nhân và sự tham gia của tất cả các nước trong khu vực có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, tạo lòng tin và ổn định giữa các nước.
Hiệp ước Bangkok yêu cầu các quốc gia thành viên phải ký kết một hiệp định thanh sát với IAEA. Ngoài ra, các quốc gia còn được đề nghị ký một nghị định thư bổ sung cho hiệp định thanh sát của quốc gia mình.
Cùng với các nước khác trong khu vực Đông Nam, ngày 15/12/1995 Thủ tướng Võ Văn Kiệt thay mặt Chính phủ Việt Nam đã cùng các nguyên thủ quốc gia của toàn bộ 10 nước ASEAN ký Hiệp ước Phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á. Việt nam đã chính thức phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á ngày 26/11/1996 và có hiệu lực từ 27/3/1997.
Nội dung các cam kết cơ bản của Hiệp ước mà mỗi quốc gia thành viên phải tuân thủ được ghi trong Điều 3 của Hiệp ước bao gồm:
- Không phát triển, nghiên cứu tìm cách đạt được hay sử dụng, đặt hay chuyên chở cũng như thử vũ khí hạt nhân trong khu vực;
- Cho phép bất kỳ ai tiến hành trên lãnh thổ, lãnh hải và khu vực đặc quyền kinh tế của mình các hoạt động phát triển, nghiên cứu tìm cách đạt được hay sử dụng, đặt hay chuyên chở cũng như thử vũ khí hạt nhân;
- Không cho phép bất kỳ ai được nhấn chìm xuống biển, xả ra khí quyển các vật liệu hay chất thải phóng xạ, đồng thời không tiến hành chôn cất vật liệu hay chất thải phóng xạ trên lãnh thổ của quốc gia khác trong khu vực.
Hiệp ước cũng khuyến khích việc phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình trên các nguyên tắc bảo đảm an toàn hạt nhân do IAEA quy định. Để thực hiện Hiệp ước, các nước đã thành lập một Uỷ ban Quốc gia về SAENFZ, một Ban điều hành cũng thư đề ra các nguyên tắc giám sát chung. Hệ thống giám sát của Hiệp ước bao gồm 4 nội dung:
- Tuân theo hệ thống thanh sát hạt nhân của IAEA (Điều 5)
- Thực hiện chế độ báo cáo và trao đổi thông tin giữa các nước thông qua Ban điều hành về các vấn đề quan trọng (Điều 11); Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
- Cơ chế làm sáng tỏ những vấn đề cần thiết (Điều 12);
- Cơ chế tổ chức đoàn thanh kiểm tra tại chỗ (Điều 13).
Thực tế trong những năm qua, do chính sách hoà bình chung của các nước trong khu vực, sự quan tâm chính của các thành viên ASEAN chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực hợp tác mở rộng thương mại phát triển kinh tế…Do vậy các hoạt động của SAENFZ chưa được phong phú. Những hoạt động chính hiện nay vẫn tập trung ở khía cạnh chính trị và do Bộ Ngoại giao chủ trì mà cơ bản là quá trình đàm phán với 5 nước hạt nhân trong việc tham gia chấp thuận Nghị định thư của Hiệp ước. Tới nay vướng mắc chính vẫn ở khái niệm “chủ quyền” và “khu vực áp dụng”, trong trường hợp các nước hạt nhân chưa thống nhất thực hiện các cam kết phi hạt nhân của khu vực thì Hiệp ước vẫn chưa thực sự có hiệu lực.
2.1.1.11. Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT)
Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (Comprehensive Nuclear-Test-Ban Treaty) Còn gọi là CTBT, là một Hiệp ước được coi là một công cụ pháp lý quan trọng và cơ bản nhất để tiến tới loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
Nội dung chính của CTBT là cấm hoàn toàn các hoạt động nổ thử vũ khí hạt nhân. Trên cơ sở CTBT, một tổ chức Liên hợp quốc mới được hình thành tách ra từ IAEA gọi là CTBTO.
Nếu như tháng 10/2002 đã có 166 quốc gia ký CTBT với 96 quốc gia phê chuẩn thì ngày nay đã có 176 Quốc gia ký kết tham gia và 126 quốc gia phê chuẩn thực hiện CTBT. Việt Nam ký kết ngày 24/9/1996 và phê chuẩn tháng 02 năm 2006. Tuy nhiên Hiệp ước vẫn chưa có hiệu lực bởi vì chưa đạt được đầy đủ danh sách 44 nước có lò phản ứng hạt nhân và cơ sở hạt nhân phê chuẩn tại Phụ lục II của Hiệp ước bắt buộc phải ký và phê chuẩn Hiệp ước. Tới nay mới có 41/44 nước ký và 31/44 nước phê chuẩn. Việt Nam là một trong các quốc gia khởi xướng của Hiệp ước và là một trong số 71 nước đã ký từ ngày đầu mở ký tại New York. Mặc dù vậy tới nay Quốc hội vẫn chưa chính thức phê chuẩn việc tham gia Hiệp ước của Việt Nam. Trong trường hợp Hiệp ước đi vào hiệu lực, CTBTO sẽ triển khai 1 hệ thống quan trắc rộng rãi trên toàn thế giới với hơn 300 trạm quan trắc khác nhau (địa chấn, siêu âm, phóng xạ…). Việc tham gia Hiệp ước sẽ buộc các quốc gia thành viên phải tuân thủ một số nghĩa vụ quốc tế như thông tin báo cáo, cho phép tiến hành thanh sát nhằm làm sáng tỏ những nghi vấn về thủ nổ hạt nhân, biện pháp xây dựng lòng tin… Tuy nhiên CTBT thực sự được coi là một công cụ pháp lý quan trọng và cơ bản nhất để tiến tới loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Hiệp ước gồm: Lời mở đầu, 17 điều và 02 phụ lục; đi kèm với Hiệp ước là Nghị định thư cấm thử hạt nhân toàn diện.
Ngay tại Điều I. Nghĩa vụ cơ bản của Hiệp ước đã khẳng định: Mỗi Quốc gia Thành viên cam kết không tiến hành bất kỳ một vụ nổ để thử vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ một vụ nổ hạt nhân nào khác, và ngăn cấm mọi vụ nổ hạt nhân như vậy ở bất cứ địa điểm nào thuộc quyền tài phán hay kiểm soát của mình; đồng thời cam kết kiềm chế không gây ra, khuyến khích hoặc bằng bất cứ cách nào khác tham gia vào việc tiến hành bất kỳ một vụ nổ để thử vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ một vụ nổ hạt nhân nào khác.
Điều II. Tổ chức, gồm các phần: Phần A gồm các quy định chung; Phần B quy định về hội nghị và các quốc gia thành viên; Phần C. Hội đồng chấp hành; Phần D quy định về Ban thư ký kỹ thuật; Phần E quy định về các ưu đãi miễn trừ.
Điều III. Quy định về các biện pháp thực hiện quốc gia
Điều IV. Kiểm chứng, gồm 05 phần. Phần A. Quy định về những điều khoản chung và Các trách nhiệm kiểm chứng của Ban Thư ký; Phần B. Quy định các vấn đề về Hệ thống Quan trắc Quốc tế, Quỹ của Hệ thống Quan trắc Quốc tế, Sự thay đổi đối với Hệ thống Quan trắc Quốc tế, Những dàn xếp tạm thời, Các cơ sở hợp tác quốc gia. Phần C quy định về trao đổi và làm sáng tỏ; Phần D. Quy định các vấn đề về Thanh sát tại chỗ, Yêu cầu thanh sát tại chỗ, Tiến trình sau khi nộp yêu cầu thanh sát tại chỗ, Các quyết định của Hội đồng Chấp hành, Tiến trình sau khi Hội đồng Chấp hành chuẩn y thanh sát tại chỗ, Việc tiến hành thanh sát tại chỗ, Giám sát viên, Các báo cáo của cuộc thanh sát tại chỗ, Những yêu cầu thanh sát tại chỗ có tính lạm dụng hoặc vô nghĩa. Phần E quy định về Các biện pháp xây dựng lòng tin của các quốc gia.
Điều V. Những biện pháp khắc phục tình hình và đảm bảo việc tuân thủ, kể cả trừng phạt. Các điều còn lại quy định về Giải quyết tranh chấp (Điều VI), sửa đổi, bổ sung (Điều VII), Kiểm điểm Hiệp ước (Điều VIII), Thời hạn và rút khỏi Hiệp ước (Điều IX), Địa vị của Nghị định thư và các phụ lục (Điều X), ký kết, phê chuần. gia nhập, hiệu lực, bảo lưu, cơ quan lưu chiểu và các văn bản có giá trị.
2.1.2. Quy định của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
2.1.2.1. Luật mẫu của IAEA về xây dựng luật năng lượng nguyên tử
Cùng với cuốn Sách hướng dẫn về xây dựng luật năng lượng nguyên tử, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA còn ban hành Luật mẫu về xây dựng luật năng lượng nguyên tử cho các quốc gia. Mục đích của các quy định trong Luật mẫu nhằm cho phép sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, bảo vệ dân chúng, xã hội và môi trường khỏi tác hại bức xạ ion hoá, thiết lập cơ quan pháp quy nhằm bảo đảm thi hành mục đích của Luật và phù hợp với các điều ước quốc tế. Luật mẫu gồm 15 chương và 112 điều bao gồm:
Chương I. Những quy định chung
Quy định mục đích, phạm vi điều chỉnh, các hành vi bị nghiêm cấm, giải thích từ ngữ
Chương II. Cơ quan pháp quy
Quy định thành lập cơ quan pháp quy, nguồn nhân lực và tài chính, chức năng và nhiệm vụ của cơ quan pháp quy, hội đồng tư vấn.
Chương III. Cấp phép, thanh tra và bảo đảm thi hành
Quy định yêu cầu đối với giấy phép, luận chứng cho các hoạt động hoặc công việc được cấp phép, quy trình cấp phép, đình chỉ, sửa đổi, thu hồi hoặc từ bỏ giấy phép, trách nhiệm của người giữ giấy phép, các quy định về thanh tra, bảo đảm thi hành và xử phạt.
Chương IV. Bảo vệ bức xạ
Quy định Các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ bức xạ, kiểm soát đối với bảo vệ bức xạ, yêu cầu bảo vệ bức xạ đối với giấy phép và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ bức xạ
Chương V. Nguồn phóng xạ và vật liệu phóng xạ
Quy định kiểm soát đối với nguồn phóng xạ, trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh đối với nguồn phóng xạ, danh sách quốc gia về nguồn phóng xạ, xuất khẩu và nhập khẩu nguồn phóng xạ, nguồn vô chủ
Chương VI. Cơ sở hạt nhân và tháo dỡ Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Yêu cầu đối với việc cấp giấy phép, trách nhiệm của tổ chức vận hành, Quy trình lựa chọn địa điểm lò phản ứng hạt nhân, Đánh giá chi tiết địa điểm xây dựng lò phản ứng hạt nhân, đánh giá trước khi xây dựng lò phản ứng hạt nhân, đánh giá việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân, đánh giá trước khi vận hành lò phản ứng hạt nhân, đánh giá trước vận hành thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân, đánh giá trước khi vận hành với công suất thiết kế, đánh giá quy trình vận hành của lò phản ứng hạt nhân, tham gia của công chúng, quy định về lò phản ứng nghiên cứu, các quy định về tháo dỡ và yêu cầu đối với người vận hành.
Chương VII. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó sự cố
Quy định kế hoạch ứng phó khẩn cấp, kế hoạch quốc gia đối với ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân, ứng phó khẩn cấp tại biên giới
Chương VIII. Khai thác và chế biến vật liệu phóng xạ
Quy định về khai thác và chế biến quặng phóng xạ, hồ sơ cấp phép, trách nhiệm của người được cấp phép
Chương IX. Vận chuyển
Quy định về vận chuyển vật liệu phóng xạ, yêu cầu để được cho phép cho vận chuyển vật liệu phóng xạ
Chương X. Chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng Quy định về chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, nguyên tắc chung, yêu cầu cấp phép đối với việc quản lý chất thải phóng xạ, trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh đối với chất thải phóng xạ và xuất nhập khẩu chất thải phóng xạ.
Chương XI. Trách nhiệm pháp lý hạt nhân và bồi thường
Bao gồm định nghĩa, trách nhiệm của người vận hành, giới hạn trách nhiệm pháp lý, quyền khởi kiện bồi thường, thứ tự bồi thường, thẩm quyền xét xử, miễn trách nhiệm bồi thường.
Chương XII. Bảo đảm Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Quy định áp dụng bảo đảm, hợp tác trong việc áp dụng thanh sát, đi lại của thanh tra viên quốc tế, hệ thống kiểm toán nhà nước và kiểm soát vật liệu hạt nhân (SSAC), thông tin bổ sung về kiểm soát và kiểm toán vật liệu hạt nhân
Chương XIII. Kiểm soát xuất nhập khẩu
Đối tượng kiểm soát xuất nhập khẩu, thẩm quyền kiểm soát xuất nhập khẩu, nghiêm cấm chuyển giao trái phép, giấy phép, tiêu chuẩn cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Chương XIV. An ninh hạt nhân, bảo vệ thực thể và chống chuyển giao bất hợp pháp
Quy định về chính sách chống lại các vụ nổ hạt nhân và phát tán phóng xạ, bảo vệ thực thể, trách nhiệm bảo vệ thực thể của người được cấp giấy phép, hành vi vi phạm liên quan đến vật liệu hạt nhân, vật liệu phóng xạ, thẩm quyền xét xử, dẫn độ, hình phạt, hợp tác quốc tế và trợ giúp.
Chương XV. Điều khoản thi hành
Như vậy, cùng với cuốn Sách Hướng dẫn xây dựng luật hạt nhân, Luật mẫu của IAEA đã đúc rút kinh nghiệm từ lịch sử phát triển của hệ thống luật pháp điều chỉnh các hoạt động hạt nhân trên toàn thế giới trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Điều đó phản ánh quá trình lâu dài bền bỉ của IAEA trong việc phát triển một sự đồng thuận về cách xử lý các vấn đề kỹ thuật và các vấn đề quản lý theo khuôn khổ luật pháp bao trùm các hoạt động liên quan đến hạt nhân sao cho tốt nhất. Nội dung được trình bày ở hai tài liệu này bao trùm những yếu tố cơ bản cho người soạn thảo hoặc quan chức của cơ quan lập pháp trong việc xây dựng và áp dụng luật năng lượng nguyên tử. Tuy nhiên vì IAEA chỉ chú trọng về mặt an toàn và an ninh như đã nêu ở trên nên mỗi nước cũng như Việt Nam cần xây dựng cho riêng mình những quy định thúc đẩy phát triển ngành năng lượng nguyên tử nhằm đạt hiệu qủa cao, phục vụ lợi ích và sự phát triển của Quốc gia.
2.1.2.2. Sách hướng dẫn của IAEA về xây dựng luật năng lượng nguyên tử
2.1.2.2.1. Giới thiệu chung Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Sách Hướng dẫn luật hạt nhân của IAEA ra đời năm 2003. Tác giả của cuốn sách này là tập thể các luật sư, các nhà khoa học nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hạt nhân của các quốc gia trên thế giới.
Việc ra đời cuốn Sách theo yêu cầu của các nước thành viên trong việc soạn thảo và xem xét lại luật hạt nhân của họ do bên cạnh quá trình phát triển của việc sử dụng kỹ thuật hạt nhân trong nhiều lĩnh vực, ngày càng nhiều nước nhận thức được rằng một khung pháp lý hạt nhân được xây dựng tốt là hết sức cần thiết trong việc đáp ứng các đòi hỏi về kỹ thuật và những đòi hỏi về quản lý nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Vì thế Sách hướng dẫn về xây dựng luật năng lượng nguyên tử được coi là là 01 trong những tài liệu cẩm nang pháp lý của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đưa ra những hướng dẫn chính xác, tương đối toàn diện và đầy đủ về các vấn đề cần phải quy định trong luật năng lượng nguyên tử của mỗi quốc gia.
Đặc điểm quan trọng của cuốn Sách này chính là tài liệu tham khảo về các tiêu chuẩn và hướng dẫn do IAEA xây dựng bao gồm những yếu tố cơ bản trong việc xây dựng và thực thi luật hạt nhân. Cuốn sách giúp những người tham gia vào việc soạn thảo luật hạt nhân trong những nước mà phát luật hạt nhân kém phát triển; những người tham gia vào việc chỉnh sửa, củng cố, làm cho chặt chẽ hơn luật pháp hiện hành trong những nước mà phát luật hạt nhân đã tương đối hoàn chỉnh. Cuốn sách còn có thể giúp chính phủ các nước hoàn thiện pháp luật quốc gia phù hợp với văn kiện quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân.
2.1.1.2.2. Nội dung chính của Sách hướng dẫn
Cuốn Sách gồm 5 phần:
Phần 1. Những yếu tố cơ bản của luật hạt nhân
Nội dung phần này bao gồm các các khái niệm quan trọng, các nguyên tắc cơ bản của luật hạt nhân và cơ sở pháp lý cho việc thực thi bộ luật thông qua một hoặc nhiều cơ quan pháp quy.
Phần này gồm các chương: Luật hạt nhân và tiến trình lập pháp; Cơ quan pháp quy; Cấp phép, thanh tra và bảo đảm thi hành.
Chương 1 nêu khái niệm luật hạt nhân, mục tiêu luật hạt nhân và phân tích 11 nguyên tắc của luật hạt nhân cũng như phân tích về quá trình xây dựng luật hạt nhân. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Chương 2 – cơ quan pháp quy đề cập đến một trong những nhân tố quan trọng nhất của luật hạt nhân cũng như việc thực thi luật hạt nhân đó là cơ quan pháp quy. Chương này nói về việc bổ nhiệm cơ quan pháp quy và các chức năng của cơ quan pháp quy (cấp phép, thanh tra, và bảo đảm thi hành) trong đó nhấn mạnh đến tính độc lập tương đối của cơ quan pháp quy.
Chương 3 của phần này tóm tắt một số nhân tố cơ bản của từng chức năng trong ba chức năng cơ bản của cơ quan pháp quy là cấp phép, thanh tra và bảo đảm thi hành.
Phần 2. Bảo vệ bức xạ
Phần này đề cập đến nguyên tắc chung của lĩnh vực bảo vệ bức xạ, thể hiện vai trò của cơ quan pháp quy trong lĩnh vực bảo vệ bức xạ trong đó chỉ rõ rằng các nguyên tắc chung của bảo vệ bức xạ được áp dụng cho tất cả các hoạt động liên quan đến hạt nhân và tất cả các thiết bị sản sinh bức xạ ion hóa. Luật hạt nhân cần bảo đảm cho liều lượng chiếu xạ, số người bị chiếu xạ và khả năng chịu chiếu xạ được giữ ở mức thấp nhất có thể được (nguyên tắc ALARA).
Phần 3. An toàn bức xạ và hạt nhân
Phần này gồm các chương quy định về những vấn đề sau: Nguồn bức xạ và vật liệu phóng xạ; An toàn đối với cơ sở hạt nhân; Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó trong tình huống khẩn cấp; Khai thác và chế biến; Vận chuyển vật liệu phóng xạ; Quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Phần này hướng dẫn xây dựng một khung pháp lý thích hợp nhất gồm tất cả các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân.
Việc xây dựng các quy định về nguồn bức xạ và vật liệu phóng xạ phải phục vụ cho những mục tiêu sau: Đưa toàn bộ nguồn bức xạ vào sự kiểm soát của pháp luật; Ngăn chặn việc sử dụng phi pháp nguồn bức xạ; Đưa ra biện pháp ứng phó hiệu quả trong trường hợp nguồn bức xạ vượt ra ngoài tầm kiểm soát; Lập kế hoạch giảm nhẹ tai nạn.
Đối với cơ sở hạt nhân là những cơ sở gắn với vật liệu gây phản ứng phân hạch do vậy cần phải xây dựng hệ thống các quy định an toàn chặt chẽ tập trung vào ba mục tiêu: Mục tiêu an toàn hạt nhân; Mục tiêu bảo vệ bức xạ; Mục tiêu an toàn kỹ thuật.
Các vấn đề khác nhằm đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân cũng được thể hiện chi tiết trong chương này.
Phần 4. Trách nhiệm pháp lý hạt nhân
Tính đặc thù của các hoạt động hạt nhân gắn liền với rủi ro đưa đến từ bức xạ do vậy luật hạt nhân phải quy định về các chế độ pháp lý để bù đắp các thiệt hại hạt nhân. Phần này đưa ra các nguyên tắc về trách nhiệm pháp lý hạt nhân cần phải thể hiện trong luật hạt nhân. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Phần 5. Không phổ biến vũ khí hạt nhân và bảo vệ vật thể hạt nhân. Phần này đề cập đến vấn đề thanh sát hạt nhân; kiểm soát xuất nhập khẩu; bảo vệ vật thể hạt nhân.
Mục tiêu chính của phần này là bảo đảm rằng vật liệu hạt nhân không được dùng vào mục đích sản xuất vũ khí hạt nhân, phương tiện nổ hoặc các mục đích phi nghĩa khác. Phần này nêu ra các nguyên lý rất hữu ích cho việc xây dựng luật hạt nhân quốc gia nhằm thực hiện những quy định về thanh sát của IAEA và bảo đảm vật liệu và công nghệ hạt nhân không được dùng sai mục đích.
Tóm lại, Cuốn Sách này đã đúc rút kinh nghiệm từ lịch sử phát triển của hệ thống luật pháp điều chỉnh các hoạt động hạt nhân trên toàn thế giới trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Điều đó phản ánh quá trình lâu dài bền bỉ của IAEA trong việc phát triển một sự đồng thuận về cách xử lý các vấn đề kỹ thuật và các vấn đề quản lý theo khuôn khổ luật pháp bao trùm các hoạt động liên quan đến hạt nhân sao cho tốt nhất với mục tiêu chính là giúp các quốc gia cơ sở luật pháp hạt nhân còn kém phát triển xây dựng bộ luật hạt nhân thích hợp nhất. Cuốn sách đã trình bày những yếu tố cơ bản cơ người soạn thảo hoặc quan chức của cơ quan lập pháp trong việc xây dựng và áp dụng luật hạt nhân. Đồng thời Cuốn sách này cũng đã giải thích toàn bộ những đặc trưng của luật hạt nhân, quá trình xây dựng và áp dụng luật hạt nhân và mọi yếu tố mà luật hạt nhân của mỗi quốc gia cần phải có nhằm điều chỉnh các hoạt động hạt nhân một cách an toàn và hoà bình cũng đều được thể hiện trọng cuốn sách này.
2.1.1.3. Hệ thống tiêu chuẩn của IAEA
2.1.1.3.1. Khái quát chung
Theo thống kê tại tài liệu “Status of the IAEA safety standards” xuất bản tháng 3 năm 2007 thì hiện nay IAEA có khoảng 90 tiêu chuẩn đã ban hành (có Danh mục kèm theo).
Các tiêu chuẩn được chia thành 03 phần, trong đó mỗi phần được chia thành các nhóm đối tượng khác nhau, cụ thể là:
- Phần I. Những nguyên tắc cơ bản về an toàn gồm 01 tiêu chuẩn
- Phần II. Tiêu chuẩn chung về an toàn. Chia thành:
- Hệ thống chính quyền và luật pháp: gồm 06 tiêu chuẩn
- Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó trong tình trạng khẩn cấp: 03 tiêu chuẩn
- Hệ thống quản lý: 03 tiêu chuẩn
- Đánh giá và kiểm tra: 02 tiêu chuẩn
- Lựa chọn địa điểm: 07 tiêu chuẩn
- Bảo vệ chống bức xạ: 10 tiêu chuẩn
- Quản lý chất thải phóng xạ: 01 tiêu chuẩn
- Khôi phục các khu vực bị nhiễm xạ: 02 tiêu chuẩn
- An toàn vận chuyển:: 04 tiêu chuẩn
Phần III. Tiêu chuẩn an toàn cho hoạt động và cơ sở cụ thể. Chia thành:
- Nhà máy điện nguyên tử “thiết kế”: 15 tiêu chuẩn
- Nhà máy điện nguyên tử “vận hành”: 12 tiêu chuẩn
- Lò phản ứng nghiên cứu: 05 tiêu chuẩn
- Cơ sở tái chế nhiên liệu: 02 tiêu chuẩn
- Cơ sở có liên quan đến phóng xạ: 02 tiêu chuẩn
- Cơ sở xử lý và chôn cất chất thải phóng xạ: 05 tiêu chuẩn
2.1.1.3.2. Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
- Tiêu chuẩn về hạ tầng pháp quy và quản lý nhà nước về an toàn hạt nhân, bức xạ, vận chuyển và chất thải phóng xạ (GS-R-1)
Tài liệu này được IAEA ban hành vào năm 2000. Tài liệu đưa ra các yêu cầu hạ tầng pháp quy và trách nhiệm quản lý an toàn các cơ sở hạt nhân, sử dụng an toàn nguồn phát bức xạ ion hóa, bảo vệ bức xạ, quản lý an toàn chất thải phóng xạ và an toàn vận chuyển vật liệu phóng xạ. Qua đó nêu ra việc xây dựng hành lang pháp lý để thành lập cơ quan quản lý nhà nước và các công việc khác để kiểm soát quản lý hiệu quả đối với các cơ sở và hoạt động.
- Tiêu chuẩn về hướng dẫn xem xét và đánh giá cơ sở hạt nhân cho cơ quan quản lý nhà nước (GS-G-1.2)
Tài liệu này được IAEA ban hành vào năm 2002. Tài liệu đưa ra các khuyến cáo đối với cơ quan quản lý nhà nước để xem xét và đánh giá an toàn theo các tài liệu do người vận hành cơ sở hạt nhân trình lên ở tất cả các giai đoạn: lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, đưa vào hoạt động, vận hành và tháo dỡ hoặc đóng cửa trong suốt thời gian tồn tại của cơ sở, xác định xem cơ sở có đạt được các mục tiêu và yêu cầu an toàn hạt không. Đối tượng xem xét và đánh giá có thể là các nhà máy làm giàu và sản xuất nhiên liệu, nhà máy điện hạt nhân, các lò phản ứng khác ví dụ như lò phản ứng nghiên cứu và lò tới hạn, nhà máy tái chế nhiên liệu, cơ sở quản lý chất thải phóng xạ, ví dụ như xử lý, lưu giữ và chôn cất. Tài liệu cũng đề cập đến vấn đề tháo dỡ cơ sở hạt nhân, đóng cửa cơ sở chôn cất chất thải và phục hồi môi trường.
- Tiêu chuẩn về hoạt động thanh tra cơ sở hạt nhân và cưỡng chế thi hành của cơ quan quản lý nhà nước (GS-G-1.3)
Tài liệu này được IAEA ban hành vào năm 2002. Tài liệu đưa ra các khuyến cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra các cơ sở hạt nhân, cưỡng chế thi hành và các vấn đề liên quan, giúp cơ quan quản lý chắc chắn rằng người vận hành có các biện pháp cần thiết để thực hiện và tuân thủ các yêu cầu theo quy định, bao gồm cả các yêu cầu và mục tiêu an toàn do cơ quan quản lý đưa ra. Trong trường hợp có vi phạm, cơ quan quản lý cần thực hiện hành động cưỡng chế thích hợp. Tài liệu này áp dụng cho hoạt động thanh tra và cưỡng chế thi hành đối với các cơ sở hạt nhân như các nhà máy làm giàu và sản xuất nhiên liệu, nhà máy điện hạt nhân, các lò phản ứng khác như lò phản ứng nghiên cứu và cấu hình tới hạn, nhà máy tái chế nhiên liệu, các cơ sở quản lý chất thải phóng xạ ví dụ như xử lý, lưu giữ và chôn cất; tháo dỡ cơ sở hạt nhân, đóng cửa cơ sở chôn cất chất thải, phục hồi địa điểm. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
- Tiêu chuẩn về thẩm định và đánh giá nhà máy điện hạt nhân (NS-G-1.2)
Tài liệu này được IAEA xuất bản năm 2001. Tài liệu đưa ra các khuyến cáo chính cho việc tiến hành đánh giá an toàn và thẩm định độc lập, hướng dẫn chi tiết cho việc phân tích an toàn. Tuy nhiên tài liệu không có các chi tiết kỹ thuật làm cơ sở cho các tài liệu về thiết kế và phương pháp phân tích an toàn.
- Tiêu chuẩn về cấu trúc và Nội dung của Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện nguyên tử (GS-G-4.1)
Tài liệu này được IAEA ban hành năm 2004. Tài liệu đưa ra các khuyến cáo và hướng dẫn về cấu trúc và nội dung của bản Báo cáo phân tích an toàn giúp cơ quan quản lý nhà nước cấp phép cho việc xây dựng và /hoặc vận hành nhà máy điện hạt nhân. Ví dụ, tài liệu khuyến cáo làm thế nào để đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong tài liệu GS -R-1. Hướng dẫn đánh giá và thẩm định cho tổ chức thiết kế và vận hành khi chuẩn bị báo cáo phân tích an toàn có trong tài liệu NS -G-1.2, Thẩm định và đánh giá an toàn cho nhà máy điện hạt nhân. Hướng dẫn về thẩm định và đánh giá an toàn cho cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình cấp phép có trong tài liệu GS -G-1.2 – Thẩm định và Đánh giá cơ sở hạt nhân của Cơ quan quản lý nhà nước.
- Tiêu chuẩn về lựa chọn địa điểm cho cơ sở hạt nhân (NS-R-3)
Tài liệu này được IAEA ban hành vào năm 2003. Tài liệu đưa ra các yêu cầu đối với các yếu tố trong đánh giá địa điểm cho cơ sở hạt nhân, đặc trưng đầy đủ các điều kiện cụ thể của địa điểm phù hợp về mặt an toàn cho cơ sở hạt nhân; các yêu cầu làm tiêu chí áp dụng cho địa điểm và tương tác giữa địa điểm với cơ sở trong khi hoạt động hay khi xảy ra tai nạn.
- Tiêu chuẩn về hướng dẫn an toàn tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng nghiên cứu (WS-G-2.1)
Tài liệu này được IAEA ban hành năm 1999. Tài liệu hướng dẫn cho cả cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức vận hành để đảm bảo rằng quá trình tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng nghiên cứu được tiến hành an toàn và gần gũi với môi trường. Tài liệu cũng nêu lên những nguy hiểm bức xạ liên quan đến việc tháo dỡ lò phản ứng hạt nhân, nhất là sau khi lò dừng hoạt động theo kế hoạch. Các yêu cầu đưa ra ở đây cũng có thể áp dụng được cho việc tháo dỡ sau khi xảy ra sự kiện bất thường gây hư hại hoặc nhiễm bẩn nghiêm trọng cho nhà máy, làm cơ sở để đưa ra các yêu cầu đặc biệt đối với việc tháo dỡ.
- Tiêu chuẩn về hướng dẫn an toàn tháo dỡ cơ sở chu trình nhiên liệu hạt nhân (WS-G-2.4)
Tài liệu này được IAEA ban hành vào năm 2001. Tài liệu hướng dẫn cho cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức vận hành lập kế hoạch và chuẩn bị cho việc quản lý an toàn khi tháo dỡ cơ sở chu trình nhiên liệu hạt nhân không phải là lò phản ứng. Các vấn đề an toàn cơ bản trong tháo dỡ cơ sở chu trình nhiên liệu hạt nhân giống với nhà máy điện hạt nhân nhưng vẫn có những khác biệt quan trọng, đặc biệt là các thông số thiết kế và vận hành của cơ sở, loại vật liệu phóng xạ và các hệ thống hỗ trợ hiện có. Tài liệu này đưa ra hướng dẫn đóng cửa và tháo dỡ dần dần các cơ sở như vậy và có tính đến các đặc trưng riêng.
IAEA có rất nhiều văn bản hướng dẫn cả về ứng dụng triển khai năng lượng hạt nhân và đảm bảo an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân. Việc hệ thống hóa lại, ở chừng mực nào đó, đóng góp nhiều cho việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về an toàn hạt nhân ở Việt Nam, những vấn đề cần quan tâm trong từng giai đoạn phát triển. Ví dụ như ở thời điểm hiện tại, Việt Nam cần xây dựng các văn bản về lựa chọn địa điểm cho dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, văn bản hướng dẫn đánh giá và thẩm định an toàn đối với báo cáo đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
- Tiêu chuẩn về vận hành nhà máy điện hạt nhân (NS-R-2)
Tháng 9/2000, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã xuất bản Quyển tiêu chuẩn an toàn (Yêu cầu) có tên là “An toàn nhà máy điện hạt nhân: Vận hành” (NS-R-2) để quy định và hướng dẫn thực hiện an toàn hạt nhân cho việc vận hành nhà máy điện hạt nhân. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Quyển tiêu chuẩn này gồm có 11 phần chính là:
- Giới thiệu (Tổng quan; Mục đích; Phạm vi: Cấu trúc);
- Tổ chức vận hành (Những yêu cầu chung; Quan hệ với cơ quan hành pháp; Đảm bảo chất lượng; Phản hồi từ kinh nghiệm hoạt động; Bảo vệ vật lý; Phòng chống cháy nổ; Ứng phó tình trạng khẩn cấp);
- Chất lượng và đào tạo nhân lực;
- Đưa nhà máy vào vận hành;
- Vận hành nhà máy (Các điều kiện và giới hạn vận hành; Các thủ tục và hướng dẫn vận hành; Quản lý vùng hoạt và xử lý nhiên liệu);
- Bảo trì, vận hành thử, giám sát và kiểm tra các cấu trúc, các hệ thống và bộ phận quan trọng đối với an toàn;
- Các thay đổi của nhà máy;
- An toàn bức xạ và quản lý chất thải phóng xạ;
- Ghi chép và báo cáo;
- Đánh giá an toàn định kỳ;
- Chấm dứt hoạt động.
Tóm lại, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) là tổ chức quốc tế với mục tiêu hành động là tăng cường đóng góp của năng lượng nguyên tử cho hòa bình, sức khỏe và sự thịnh vượng trên toàn thế giới. Để thực hiện được việc này, một trong các nội dung mà IAEA thực hiện là xây dựng và đưa ra các tiêu chuẩn, hướng dẫn đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân trong hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử – trong đó một nội dung quan trọng là bảo đảm an toàn cho nhà máy điện hạt nhân. Các quốc gia thành viên được khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn này kể cả trong công tác quản lý nhà nước.
Việt Nam là một nước mới chuẩn bị bắt đầu phát triển điện hạt nhân, hệ thống pháp lý về an toàn hạt nhân còn rất thiếu, chính vì vậy việc tham khảo các hướng dẫn của IAEA về quản lý an toàn hạt nhân sẽ giúp ích nhiều cho việc hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý chung trong lĩnh vực này.
2.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VỀ NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
2.2.1. Quy định của một số nước chưa phát triển điện hạt nhân
Australia, Indonesia và Malaysia đều là những nước chưa có điện hạt nhân. Tuy nhiên trong ba nước này công nghệ hạt nhân cũng được ứng dụng ở những mức độ nhất định trong y học và một số lĩnh vực khác do vậy việc nghiên cứu hệ thống luật pháp liên quan đến năng lượng nguyên tử của các nước này cũng hết sức cần thiết trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật năng lượng nguyên tử của Việt Nam. Cụ thể như sau:
2.2.1.1. Australia
Luật Bảo vệ bức xạ và An toàn hạt nhân của Australia ban hành năm 1998. Luật này gồm 08 phần, 85 điều điều chỉnh các hoạt động liên quan đến bức xạ với mục đích của Đạo luật này là bảo vệ sức khoẻ và an toàn của dân chúng và bảo vệ môi trường trước những tác hại của bức xạ.
Phần 1- mở đầu. Phần này bao gồm các quy định mang tính chất chung, về các vấn đề như tên gọi, ngày có hiệu lực thi hành, mục đích, quy định riêng biệt đối với một số chủ thể đặc biệt (Quốc vương, chủ thầu liên bang…) và các hành vi vi phạm Đạo luật. Phần 2 – Các định nghĩa. Phần này đưa ra định nghĩa các thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong Đạo luật.
Phần 3 và phần 4 quy định cơ quan pháp quy gồm Cơ quan bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân của Australia; Ban y tế bức xạ; Ban an toàn hạt nhân. Hội đồng tư vấn. Trong đó quy định các vấn đề liên quan đến quyền điều hành, quyền hạn, chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động v.v…
Phần 5 quy định đối với vật liệu, thiết bị và cơ sở cần phải kiểm soát, gồm 3 chương: quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, về các vấn đề liên quan đến giấy phép như việc cấp giấy phép, điều kiện của giấy phép, phí, thời hạn của giấy phép, sửa đổi, thu hồi, đình chỉ, huỷ bỏ giấy phép, xem xét lại quyết định về giấy phép, và cuối cùng là về các vấn đề nhằm bảo đảm thi hành các quy định đó.
Phần 6 quy định về những vấn đề hành chính, gồm 3 chương quy định về các vấn đề liên quan đến việc bổ nhiệm, các vấn đề về tài chính và các vấn đề khác như nhân viên, người tư vấn, báo cáo hàng năm và báo cáo Quốc hội, v. v…
Phần 7 quy định về việc bổ nhiệm thanh tra, quyền hạn của thanh tra khi thực hiện chức năng của mình, và các vấn đề khác liên quan đến thanh tra. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Phần 8 gồm các quy định khác quy định về hiệu lực của Luật của Bang và Hạt, quyền hạn được thực hiện phù hợp với các hiệp định quốc tế.
Tóm lại, Luật Bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân của Australia đã phân định rõ ràng về hệ thống quản lý đối với các hoạt động liên quan đến bức xạ, đặc biệt là chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của Cơ quan bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân của Australia, và về các cơ quan pháp quy khác như Hội đồng tư vấn, Ban y tế bức xạ, Ban an toàn hạt nhân; Đạo luật quy định tương đối chi tiết và đầy đủ về các vấn đề nhằm bảo đảm thực thi luật, như việc cấp phép đối với các đối tượng chịu kiểm soát, việc thanh tra, bảo đảm thi hành và các vấn đề hành chính có liên quan khác.
2.2.1.2. Indonesia
Luật Năng lượng nguyên tử của Indonesia là Luật số 10 thông qua năm 1997 trên cơ sở sửa đổi, thay thế Luật số 31 năm 1964.
Luật về năng lượng nguyên tử của Indonesia gồm có phần mở đầu và 10 chương và 48 Điều.
Phần mở đầu nêu mục đích của Luật là thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hạt nhân phục vụ cho sự phát triển quốc gia và giám sát việc sử dụng năng lượng hạt nhân tuân thủ các quy định về an toàn nhằm bảo vệ người lao động, dân chúng và môi trường khỏi tác động nguy hiểm của bức xạ.
Chương 1 giải thích các thuật ngữ cơ bản.
Chương 2 quy định về các thể chế trong bộ máy nhà nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân bao gồm các quy định về Cơ quan Hành pháp, Cơ quan Pháp quy, ủy ban cố vấn Năng lượng Hạt nhân và các doanh nghiệp sử dụng năng lượng hạt nhân.
Chương 3 và chương 4 quy định về vấn đề nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân và các hoạt động sử dụng năng lượng hạt nhân. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Chương 5 quy định về trách nhiệm của cơ quan pháp quy trong việc cấp phép cho các hoạt động sử dụng năng lượng hạt nhân.
Chương 6 quy định về việc quản lý chất thải phóng xạ.
Chương 7 và chương 8 quy định về trách nhiệm khi có thiệt hại hạt nhân và các quy định phạt.
Chương 8 và chương 10 là các chương quy định về việc ban hành đạo luật. Nhìn chung Đạo luật về Năng lượng nguyên tử của Indonesia tương đối đơn giản và Đạo luật này chỉ quy định các vấn đề có tính nguyên tắc, các vấn đề chi tiết hơn sẽ được quy định ở các văn bản luật pháp bổ sung.Tuy vậy, Đạo luật này đã thể hiện được nội dụng của việc sử dụng năng lượng nguyên tử bao gồm việc nghiên cứu, phát triển, khai thác, chế tạo, sản xuất, chuyển đổi, xuất nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ và vấn đề quản lý chất thải phóng xạ. Việc kiểm soát hoạt động sử dụng năng lượng hạt nhân được thực hiện bằng cách thiết lập các quy định, bằng quá trình cấp phép và thực thi thanh tra. Đạo luật này có được nét nổi bật đó là quyền điều hành hoạt động năng lượng nguyên tử và quyền kiểm soát hoạt động năng lượng nguyên tử được tách thành hai bộ phận riêng biệt. Điều đó đã tránh được sự trùng lặp trong hoạt động sử dụng và kiểm soát năng lượng nguyên tử, đặc biệt là nâng cao được độ an toàn của các hoạt động sử dụng năng lượng nguyên tử.
2.2.1.3. Malaysia
Luật Cấp phép năng lượng nguyên tử của Malaysia số 304, thông qua năm 1984 nhằm mục đích quy định việc sử dụng năng lượng nguyên tử; về các hoạt động và kiểm soát năng lượng nguyên tử; thiết lập tiêu chuẩn về trách nhiệm cho các tổn haịi hạt nhân và các vấn đề khác liên quan do Luật này điều chỉnh ở Malaysia.
Đạo luật cấp phép năng lượng nguyên tử của Malaysia gồm có 10 phần và 71 điều.
Phần mở đầu nói về mục đích của Đạo luật và phạm vi áp dụng của nó và phần giải thích thuật ngữ.
Phần II đề cập đến ủy ban cấp phép năng lượng nguyên tử trong đó có quy định về việc thành lập ủy ban, quy chế hoạt động của ủy ban, chức năng và quyền của ủy ban v.v…
Phần III và phần VI quy định về mọi vấn đề cấp phép cho năng lượng nguyên tử.
Phần V quy định về bảo vệ người làm việc tránh nguy hiểm bức xạ.
Phần VI quy định về vận chuyển và quản lý chất thải phóng xạ.
Phần VII và phần VIII đề cập đến quyền kháng án và quyền thực thi thanh tra.
Phần IX quy định trách nhiệm pháp lý về tổn thất hạt nhân.
Phần X là phần nói về các quy định khác. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Như vậy, tương tự như luật của Indonesia, Lụât Cấp phép năng lượng nguyên tử của Malaysia tương đối đơn giản và luật này chỉ quy định các vấn đề có tính nguyên tắc, các vấn đề chi tiết hơn sẽ được quy định ở các văn bản luật pháp bổ sung. Luật Cấp phép năng lượng nguyên tử của Malaysia chủ yếu tập trung vào các quy định nhằm kiểm soát việc sử dụng năng lượng nguyên tử. Luật đã dành một phần quy định về uỷ ban cấp phép năng lượng nguyên tử trong đó quy định rõ việc thành lập uỷ ban, chức năng, quyền hạn của uỷ ban cũng như quy chế hoạt động của uỷ ban.
Nhận xét chung
So với Pháp, Nhật, Hàn quốc thì Australia, Indonesia và Malaysia đều là những nước chưa có điện hạt nhân. Tuy nhiên trong ba nước này công nghệ hạt nhân cũng được ứng dụng ở những mức độ nhất định trong y học và một số lĩnh vực khác do vậy việc nghiên cứu hệ thống luật pháp liên quan đến hạt nhân của các nước này cũng hết sức cần thiết trong việc xây dựng Luật Năng lượng Hạt nhân của Việt Nam.
Tuy cả ba Đạo luật Australia, Indonesia và Malaysia đều tương đối đơn giản nhưng phạm vi điều chỉnh của chúng đã bao trùm toàn bộ các hoạt động sử dụng năng lượng nguyên tử cần phải quản lý. Trong cả ba Đạo luật đều đề cập đến hệ thống cơ quan quản lý về các hoạt động sử dụng năng lượng nguyên tử – hệ thống cơ quan pháp quy. Trong đó tính độc lập của cơ quan kiểm soát an toàn được đề cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần hướng dẫn của IAEA về luật hạt nhân. Đây chính là một yếu tố hết sức quan trọng mà cần phải nghiên cứu trong quá trình xây dựng Luật Năng lượng Hạt nhân của Việt Nam.
2.2.2. Quy định của một số nước đã phát triển điện hạt nhân
2.2.2.1. Hệ thống Luật Năng lượng nguyên tử Nhật Bản
2.2.2.1.1. Khái quát chung
Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển nhưng là một nước không giàu tài nguyên nên việc tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng ổn định là một vấn đề sống còn của Nhật Bản. Do vậy, Nhật Bản đã tìm chỗ dựa vào nguồn năng lượng nguyên tử – nguồn năng lượng được sản xuất trong nước. Việc xây dựng cơ cấu cung cấp năng lượng với tính an toàn và hiệu quả kinh tế cao, gây ít thiệt hại đối với con người và môi trường là một chủ đề quan trọng trong chính sách năng lượng của Nhật Bản, nước đang tiêu thụ nhiều năng lượng trong khi có ít nguồn tài nguyên năng lượng.
Do có các đặc điểm vượt trội về nguồn cung cấp ổn định, hoạt động kinh tế và gây ít gánh nặng đối với môi trường, việc sản xuất điện hạt nhân đang đóng vai trò là một trong những nguồn năng lượng chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng ở Nhật Bản. Với những phân tích xác đáng về ưu và nhược điểm của ngành năng lượng nguyên tử, Nhật Bản đã tiến những bước vững chắc trên con đường phát triển điện hạt nhân. Năm 1966, Nhật Bản cho khởi động tổ máy phát điện thương mại đầu tiên. Tính đến nay số tổ máy phát điện nguyên tử đang hoạt động là 53 và cung cấp khoảng 36% tổng sản lượng điện của toàn nước Nhật.
Tuy nhiên, Nhật Bản cũng nhận thức được rằng không nên sử dụng điện hạt nhân mà không bảo đảm an toàn, do đó, Nhật Bản coi biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc để xảy ra tai nạn, sự cố hạt nhân là ưu tiên hàng đầu, chứ không phải là biện pháp để giảm nhẹ các tác động của tai nạn, sự cố. Theo đó, khi xem xét xây dựng hệ thống luật hạt nhân, Nhật Bản dựa vào hai quan điểm chính: một là sự liên kết của luật hạt nhân với các luật khác của quốc gia; hai là những nguyên tắc đặc trưng riêng biệt của hệ thống luật hạt nhân. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Với quan điểm đó, Nhật Bản chủ trương xây dựng một Bộ luật riêng làm nền tảng cho việc xây dựng các Luật khác liên quan đến năng lượng nguyên tử. Bên cạnh quá trình phát triển điện hạt nhân tương đối dài và mạnh mẽ như đã trình bày ở phần trên thì Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến việc phát triển và xây dựng hệ thống luật pháp nhằm vào hai mục đích: một là thúc đẩy sự phát triển của điện hạt nhân và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, hai là bảo đảm an toàn cho các hoạt động hạt nhân đó.
Hiện nay cũng có một số chuyên gia Nhật Bản mong muốn Nhật Bản biên soạn lại một bộ luật hạt nhân thống nhất để hệ thống luật hạt nhân Nhật Bản đỡ phức tạp và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật năng lượng nguyên tử của Nhật Bản tương đối phức tạp nên đến nay Nhật Bản vẫn chưa xây dựng được một bộ luật riêng về hạt nhân thống nhất.
Hệ thống pháp luật về hạt nhân của Nhật Bản được chia thành hai nhóm chính sau:
Các luật khác có liên quan đến hạt nhân: bao gồm tất cả các luật khác nhau điều chỉnh từng khía cạnh liên quan đến việc sử dụng năng lượng nguyên tử.
Hệ thống văn bản luật nêu trên quy định những yêu cầu cơ bản trong việc phát triển và sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân. Những yêu cầu cụ thể và chi tiết đối với việc thực thi các điều luật này được các thành viên chính phủ và lãnh đạo các cơ quan hành chính có liên quan đảm bảo thực hiện.
2.2.2.1.2. Luật Năng lượng nguyên tử cơ bản
Luật Năng lượng nguyên tử cơ bản ban hành ngày 19/12/1955 và được xây dựng với mục đích đảm bảo an toàn năng lượng, hướng tới tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, mang lại phúc lợi xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân bằng việc thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử. Luật giới hạn việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình trên cơ sở những nguyên tắc bảo đảm an toàn sau:
- Quản lý dân chủ;
- Sở hữu tư nhân;
- Công khai thành quả.
Ngoài ra, Luật này quy định các vấn đề cơ bản liên quan đến:
- Nghĩa vụ của ủy ban năng lượng nguyên tử;
- Quản lý lò phản ứng hạt nhân/vật liệu hạt nhân; và
- Ngăn chặn những tổn thất gây ra bởi bức xạ
Tất cả các luật liên quan đến điện hạt nhân đều được thiết lập trên cơ sở của những quy định tại Luật này.
- Luật về công nghiệp điện: Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Luâṭ Sử dung̣ điêṇ số 70, ban hành năm 1964. Luâṭ này quy đinḥ sư ̣ quản lý của ngành công nghiệp năng lượng điện , trong đó có điện hạt nhân . Luâṭ này nhằm nhâṇ đươc̣ sư ̣thi hành đúng và có lý của ngàn h công nghiêp̣ điêṇ để bảo vê ̣quyền lơị của người sử dung̣ điêṇ và sư ̣phát triển bền vững của công nghiệp bảo đảm an toàn cho công chúng và môi trường.
Nhìn một cách tổng quát thì hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động hạt nhân của Nhật bản tuân theo đúng hướng dẫn của IAEA và tương đối phát triển, có thể nói hệ thống luật pháp hạt nhân của Nhật Bản đã trở lên phức tạp, có nhiều bộ luật chi phối hoạt động sử dụng năng lượng hạt nhân của Nhật Bản. Hiện nay cũng có một số chuyên gia Nhật Bản mong muốn Nhật Bản biên soạn lại một bộ luật hạt nhân thống nhất để hệ thống luật hạt nhân Nhật Bản đỡ phức tạp và dễ hiểu hơn. Việc hệ thống luật hạt nhân của Nhật Bản phức tạp như vậy có thể giải thích được là bên cạnh quá trình phát triển điện hạt nhân tương đối dài và mạnh mẽ như đã trình bày ở phần trên thì Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến việc phát triển và xây dựng hệ thống luật pháp nhằm vào hai mục đích một là thúc đẩy sự phát triển của điện hạt nhân và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, hai là bảo đảm an toàn cho các hoạt động hạt nhân đó.
Trong hệ thống luật hạt nhân Nhật Bản trách nhiệm của các cơ quan và các tổ chức có liên quan đến hoạt động hạt nhân được quy định chi tiết. Nhật Bản có riêng luật quy định về Ủy ban Năng lượng nguyên tử và Ủy ban An toàn hạt nhân trong đó quy định rõ về nhân sự của hai ủy ban này cũng như quy định về quyền hạn, trách nhiệm và quy chế hoạt động v.v…
Nói chung hệ thống luật hạt nhân của Nhật Bản quy định chi tiết trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật và các đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Toàn bộ các hoạt động liên quan tới hạt nhân cần thiết phải quản lý bằng pháp luật cũng đều được quy định chi tiết.
Tất cả những ưu điểm nói trên của hệ thống luật hạt nhân của Nhật Bản là những tham khảo tốt cho cho việc soạn thảo luật năng lượng hạt nhân của Việt Nam cũng như việc soản thảo các quy định và các tiêu chuẩn dưới luật.
Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy rằng hệ thống luật hạt nhân của Nhật Bản còn có vấn đề cần giải quyết hoặc cũng có thể nói đó là sự chưa hoàn chỉnh. Thứ nhất là trong việc lựa chọn địa điểm cho các cơ sở hạt nhân thì chưa có quy định cụ thể trong việc lấy ý kiến của dân chúng. Trong quy định về cấp phép cho địa điểm thì việc lấy ý kiến của dân chúng là một trong những điều kiện để cấp phép, nhưng thủ tục trưng cầu dân ý như thế nào và việc đánh giá kết quả trưng cầu dân ý như thế nào thì không được quy định rõ ràng. Vấn đề thứ hai là quy định về tháo dỡ cơ sở hạt nhân chưa được chặt chẽ. Có giáo sư Nhật Bản cho rằng do thời gian hoạt động của nhà máy điện hạt nhân là tương đối dài cho nên cần quy định cho tốt trước hết việc thiết kế, xây dựng và vận hành còn việc tháo dỡ thì tính sau. Cho đến thời điểm này thì Nhật Bản phải đương đầu với vấn đề tháo dỡ các cơ sở hạt nhân vì Nhật Bản bắt đầu có các nhà máy điện hết thời hạn sử dụng. Thứ ba là một số tai nạn gần đây đã chứng tỏ rằng các quy định về thanh tra có thể là không chặt chẽ. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Nhận xét về hệ thống Luật hạt nhân của Nhật Bản.
Hệ thống luật hạt nhân của Nhật Bản khá phức tạp, có nhiều luật chi phối. Trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật và các đối tượng điều chỉnh được quy định chi tiết. Hệ thống luật hạt nhân Nhật Bản thể hiện sự ưu tiên nghiên cứu phát triển điện hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và bảo đảm an toàn cho các hoạt động đó. Việc lựa chọn địa điểm cho các cơ sở hạt nhân chưa có quy định cụ thể trong việc lấy ý kiến của dân chúng. Quy định về tháo dỡ cơ sở hạt nhân chưa được cụ thể. Một số tai nạn gần đây đã chứng tỏ các quy định về thanh tra cần được chấn chỉnh.
Nhìn một cách tổng quát thì hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động hạt nhân của Nhật bản phù hợp với hướng dẫn của IAEA nhưng có thể nói hệ thống luật pháp hạt nhân của Nhật Bản đã trở lên phức tạp, có nhiều bộ luật chi phối hoạt động sử dụng NLNT của Nhật Bản. Hiện nay cũng có một số chuyên gia Nhật Bản mong muốn Nhật Bản biên soạn lại một bộ luật hạt nhân thống nhất để hệ thống luật hạt nhân Nhật Bản đỡ phức tạp và dễ hiểu hơn. Việc hệ thống Luật hạt nhân của Nhật Bản phức tạp như vậy có thể giải thích được là bên cạnh quá trình phát triển điện hạt nhân tương đối dài và mạnh mẽ như đã trình bày ở phần trên thì Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến việc phát triển và xây dựng hệ thống luật pháp nhằm vào hai mục đích một là thúc đẩy sự phát triển của điện hạt nhân và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, hai là bảo đảm an toàn cho các hoạt động hạt nhân đó.
Trong hệ thống luật hạt nhân Nhật Bản trách nhiệm của các cơ quan và các tổ chức có liên quan đến hoạt động hạt nhân được quy định chi tiết. Nhật Bản có riêng luật quy định về ủy ban Năng lượng Nguyên tử và ủy ban An toàn Hạt nhân trong đó quy định rõ về nhân sự của hai ủy ban này cũng như quy định về quyền hạn, trách nhiệm và quy chế hoạt động v.v…
Nói chung hệ thống luật hạt nhân của Nhật Bản quy định chi tiết trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật và các đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Toàn bộ các hoạt động liên quan tới hạt nhân cần thiết phải quản lý bằng pháp luật cũng đều được quy định chi tiết.
Hệ thống luật hạt nhân của Nhật Bản là những tham khảo tốt cho cho việc soạn thảo Luật Năng lượng nguyên tử của Việt Nam cũng như việc soản thảo các quy định và các tiêu chuẩn dưới luật.
Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy rằng hệ thống luật hạt nhân của Nhật Bản còn có vấn đề cần giải quyết hoặc cũng có thể nói đó là sự chưa hoàn chỉnh. Thứ nhất là trong việc lựa chọn địa điểm cho các cơ sở hạt nhân thì chưa có quy định cụ thể trong việc lấy ý kiến của dân chúng. Trong quy định về cấp phép cho địa điểm thì việc lấy ý kiến của dân chúng là một trong những điều kiện để cấp phép, nhưng thủ tục trưng cầu dân ý như thế nào và việc đánh giá kết quả trưng cầu dân ý như thế nào thì không được quy định rõ ràng. Vấn đề thứ hai là quy định về tháo dỡ cơ sở hạt nhân chưa được chặt chẽ. Có giáo sư Nhật Bản cho rằng do thời gian hoạt động của nhà máy điện hạt nhân là tương đối dài cho nên cần quy định cho tốt trước hết việc thiết kế, xây dựng và vận hành còn việc tháo dỡ thì tính sau. Cho đến thời điểm này thì Nhật Bản phải đương đầu với vấn đề tháo dỡ các cơ sở hạt nhân vì Nhật Bản bắt đầu có các nhà máy điện hết thời hạn sử dụng. Thứ ba là một số tai nạn gần đây đã chứng tỏ rằng các quy định về thanh tra có thể là không chặt chẽ. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Những hạn chế này Việt Nam cần phải tránh và nghiên cứu quy định rõ ràng trong luật.
2.2.2.2. Luật Năng lượng nguyên tử của Hoa kỳ
2.2.2.2.1. Khái quát chung
Cơ quan Quản lý hạt nhân (NRC) chịu trách nhiệm cấp phép và quản lý vận hành các nhà máy điện hạt nhân thương mại ở Hoa Kỳ. Các nhà máy điện hạt nhân hiện đang hoạt động được cấp phép theo một quy trình gồm hai bước, căn cứ theo Phần 50 Quyển 10 của Bộ luật Liên bang (10CFR) về năng lượng. Quy trình này yêu cầu cả giấy phép xây dựng (construction permit) và giấy phép vận hành (operating license).
Trong một nỗ lực để tăng cường hiệu quả quản lý và bổ sung những yếu tố có thể dự đoán trước vào quy trình, năm 1989 NRC đã soạn thảo một quy trình cấp phép để lựa chọn. Quy trình này đã được quy định trong Phần 52 của 10CFR, theo đó giấy phép kết hợp (combined license) sẽ được cấp. Quy trình này kết hợp giấy phép xây dựng và giấy phép vận hành có điều kiện để nhà máy điện hạt nhân hoạt động.
Sự lựa chọn khác theo Phần 52 là Giấy phép Địa điểm Sớm (Early Site Permit) cho phép người xin cấp phép được phê chuẩn địa điểm lò phản ứng trong khi mô tả được thiết kế của lò phản ứng để có thể xây dựng ở đó, và có thể sử dụng các thiết kế nhà máy tiêu chuẩn đã được chứng nhận như là các thiết kế tiền phê chuẩn.
Trong cả hai quy trình (theo Phần 50 hoặc Phần 52 của 10CFR), trước khi xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, phải được sự phê chuẩn của NRC. Trong cả hai quy trình cấp phép này, NRC sẽ duy trì sự giám sát việc xây dựng và vận hành trong suốt vòng đời của nhà máy điện hạt nhân để bảo đảm sự tuân thủ các quy định nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn cho con người, quốc phòng và an ninh chung và bảo vệ môi trường.
2.2.2.2.2. Quy trình cấp phép theo hai bước (Phần 50 của 10 CFR) Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Tất cả các đơn xin cấp phép nhà máy điện hạt nhân phải được NRC xem xét về an toàn, xem xét về môi trường và xem xét về chống độc quyền.
Để được xây dựng hoặc vận hành nhà máy điện hạt nhân, người xin cấp phép phải trình Báo cáo Phân tích An toàn (SAR). Tài liệu này gồm thông tin thiết kế và tiêu chuẩn cho lò phản ứng hạt nhân dự kiến; dự liệu toàn diện về địa điểm dự kiến. Tài liệu cũng cần đưa ra những thảo luận về các tình huống sự cố giả định khác nhau và chứng minh các đặc trưng an toàn của nhà máy có thể ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu được tác động của sự cố nếu nó xảy ra. Hơn nữa, hồ sơ xin cấp phép phải bao gồm đánh giá tác động môi trường của nhà máy điện hạt nhân dự kiến. Người được cấp phép tương lai cũng phải trình các thông tin để xem xét chống độc quyền của nhà máy điện hạt nhân dự kiến.
Khi nhận được hồ sơ xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhân viên NRC quyết định liệu hồ sơ đó đã đủ thông tin để thoả mãn các yêu cầu của NRC đối với việc xem xét chi tiết hay chưa. Nếu hồ sơ được chấp nhận, NRC sẽ chủ trì tổ chức một cuộc họp người dân sống gần địa điểm đề nghị để làm họ hiểu các khía cạnh an toàn và môi trường của hồ sơ đề nghị. bao gồm vị trí và kiểu nhà máy dự định, quy trình quản lý và các quy định về sự tham gia của người dân vào quá trình cấp phép. Nhiều cuộc họp quần chúng kiểu này được tổ chức trong quá trình xử lý việc cấp phép cho lò phản ứng.
Tất cả các tài liệu và thư từ liên quan đến hồ sơ xin cấp phép được lưu giữ tại hệ thống quản lý tài liệu của cơ quan (ADAMS) và tại Phòng Tài liệu công khai của NRC tại Rockville, Maryland. NRC cung cấp thông cáo báo chí về việc đã nhận được đơn xin cấp phép cho các cơ quan ngôn luận gần địa điểm nhà máy đề nghị và gửi bản sao thông cáo cho Liên bang, Tiểu bang và các quan chức địa phương. Thêm vào đó, thông báo về việc nhận đơn sẽ được đăng trong Đăng ký Liên bang (Federal Register).
Tiếp đó, nhân viên NRC sẽ xem xét hồ sơ xin cấp phép để quyết định liệu thiết kế nhà máy có đáp ứng các quy phạm hiện hành không (Các phần 20, 50, 73 và 100 của 10CFR). Việc xem xét này gồm các nội dung sau đây:
- Các đặc trưng của địa điểm, gồm dân cư, địa chấn, khí tượng, địa chất và thuỷ văn vùng xung quanh;
- Thiết kế nhà máy điện hạt nhân;
- Dự kiến phản ứng của nhà máy đối với các sự cố giả định;
- Việc vận hành nhà máy, gồm khả năng kỹ thuật của đương đơn đối với vận hành nhà máy;
- Việc thải của nhà máy vào môi trường (rò thoát chất phóng xạ);
- Kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Khi hoàn thành việc xem xét, NRC chuẩn bị một Báo cáo Đánh giá An toàn trong đó tổng kết các ảnh hưởng dự kiến của nhà máy đối với sức khoẻ và an toàn.
Ủy ban Tư vấn về Thanh sát Lò phản ứng (ACRS), một tổ chức độc lập tư vấn về an toàn lò phản ứng Ủy ban năm thành viên này xem xét từng đơn xin xây dựng hoặc vận hành nhà máy điện hạt nhân. ACRS xem xét ngay từ đầu quá trình xử lý hồ sơ và một loạt các cuộc họp với đương đơn và nhân viên NRC sẽ được tổ chức vào những thời điểm thích hợp trong quá trình xử lý. Khi hoàn thành việc xem xét, ACRS sẽ báo cáo kết quả với Ủy ban bằng văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban.
Nhân viên NRC thực hiện xem xét về môi trường theo Luật Chính sách môi trường quốc gia để đánh giá tác động và lợi ích tiềm tàng về môi trường của nhà máy đề xuất. Sau khi hoàn thành việc xem xét, NRC sẽ ban hành Dự thảo Báo cáo về Tác động Môi trường (Drafr Environment Impact Statement) để lấy ý kiến của các cơ quan liên quan của Liên bang, Tiểu bang, địa phương cũng như người dân. Sau đó, NRC sẽ ban hành Báo cáo về Tác động Môi trường Cuối cùng (Final Environment Impact Statement) có giải quyết mọi ý kiến nhận được.
Luật Năng lượng nguyên tử yêu cầu phải tổ chức lấy ý kiến công luận trước khi cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Việc lấy ý kiến công luận được thực hiện bởi Hội đồng An toàn và Cấp phép Nguyên tử (Atomic Safety and Licensing Board) với 3 thành viên gồm: một chuyên gia pháp luật làm chủ tịch và hai chuyên gia kỹ thuật. Người dân có thể gửi các ý kiến bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp cho hội đồng để ý kiến được ghi nhận hoặc có thể đề nghị tham gia các cuộc họp lấy ý kiến.
NRC có thể cho phép xây dựng một số công trình tại địa điểm trước khi cấp giấy phép xây dựng. Giấy phép này gọi là “Limited Work Authorization” chỉ được cấp sau khi hội đồng cấp phép đã có các phát hiện của Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia (NEPA) theo các quy định của Ủy ban để cho phép xây dựng và kết luận rằng có sự bảo đảm hợp lý rằng địa điểm đề nghị có một vị trí phù hợp, từ góc độ sức khoẻ và an toàn bức xạ, cho một lò phản ứng với kích thước và kiểu chung như đề xuất.
Sau khi được cấp phép xây dựng, đương đơn phải trình Báo cáo Phân tích an toàn cuối cùng (Final Safety Analysis Report) – nếu báo cáo này chưa có trong hồ sơ ban đầu – để bổ sung hồ sơ xin cấp phép vận hành. Báo cáo này phải mô tả được thiết kế cuối cùng của cơ sở cũng như các quy trình vận hành và ứng phó khẩn cấp. NRC chuẩn bị Báo cáo Đánh giá an toàn cuối cùng để cấp phép vận hành trong khi ACRS thực hiện đánh giá độc lập và trình ý kiến tư vấn cho Ủy ban.
Việc lấy ý kiến dư luận không bắt buộc và tự động đối với hồ sơ xin cấp phép vận hành. Tuy nhiên, NRC sẽ đăng thông báo trên Federal Register với nội dung đã nhận được hồ sơ xin cấp phép vận hành, đã chấp nhận xem xét hồ sơ và đang cân nhắc việc cấp giấy phép. Thông báo tạo ra cơ hội cho những người có thể bị ảnh hưởng do việc cấp giấy phép đưa ra các ý kiến của mình. Trường hợp tổ chức lấy ý kiến dư luận, quy trình tương tự như việc cấp giấy phép xây dựng được áp dụng.
2.2.2.2.3. Giấy phép kết hợp (Phần 52 của 10CFR) Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Việc cấp giấy phép kết hợp cho phép xây dựng nhà máy cũng tương tự như việc cấp giấy phép xây dựng theo quy trình hai bước (theo Phần 50). Điều cơ bản là hồ sơ phải có những thông tin như yêu cầu để được cấp giấy phép vận hành theo Phần 50 của 10CFR và định rõ những nội dung kiểm tra, thử nghiệm và phân tích mà đương đơn phải thực hiện. Hồ sơ cần nêu cụ thể việc chấp nhận tiêu chuẩn cần thiết để bảo đảm hợp lý rằng nhà máy được xây dựng và sẽ vận hành theo đúng các quy định hiện hành và của giấy phép. Nếu không có giấy phép địa điểm sớm và chứng nhận thiết kế thì NRC sẽ xem xét các thông tin kỹ thuật và môi trường như quy trình cấp phép hai bước và việc lấy ý kiến công chúng là bắt buộc để được cấp giấy phép kết hợp.
Sau khi cấp phép kết hợp, Ủy ban chỉ cho phép vận hành sau khi xác nhận được rằng người được cấp phép đã hoàn thành việc kiểm tra, thử nghiệm, phân tích theo yêu cầu và đã đáp ứng các tiêu chuẩn được chấp nhận. Trong thời gian xây dựng, NRC đăng thông báo về việc hoàn thành này trên Federal Register. Tiếp đó, không ít hơn 180 ngày trước khi bắt đầu nạp nhiên liệu, NRC sẽ đăng thông báo về việc dự kiến vận hành nhà máy trên Federal Register. Đây là một cơ hội để lấy ý kiến tại thời điểm này, tuy nhiên NRC sẽ chỉ xem xét nếu người có kiến nghị chứng minh được rằng người được cấp phép không đáp ứng hoặc sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn đã được chấp nhận.
Trước khi nhà máy có thể vận hành, Ủy ban phải xác định rằng các tiêu chuẩn chấp nhận đã được đáp ứng.
2.2.2.2.4. Giấy phép địa điểm sớm
Giấy phép địa điểm sớm giải quyết các vấn đề an toàn, bảo vệ môi trường và sẵn sàng ứng phó tình trạng khẩn cấp đối với địa điểm; độc lập với một thiết kế nhà máy cụ thể. Hồ sơ xin cấp phép địa điểm sớm phải thể hiện các đặc điểm về an toàn và môi trường của địa điểm và đánh giá những trở ngại vật lý tiềm ẩn đối với việc triển khai kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp có thể chấp nhận được. Đơn xin cấp phép gồm những thông tin sau:
- Ranh giới của địa điểm;
- Các dữ liệu về địa chấn, khí tượng, thuỷ văn và địa chất;
- Vị trí và mô tả các cơ sở công nghiệp, quân sự, giao thông và đường sá;
- Dân số hiện tại và dự tính trong tương lai của khu vực xung quanh;
- Đánh giá các địa điểm lựa chọn;
- Vị trí chung được đề xuất cho từng nhà máy đã có kế hoạch xây dựng trên địa điểm;
- Số lượng, kiểu và công suất của các nhà máy đã có kế hoạch xây dựng trên địa điểm;
- Phát tán phóng xạ tối đa từ nhà máy;
- Kiểu hệ thống làm mát được sử dụng;
- Hậu quả về liều bức xạ của các sự cố giả định;
- Kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp.
NRC sẽ thẩm định về tính an toàn của địa điểm và việc lập kế hoạch tình trạng khẩn cấp với Báo cáo Đánh giá an toàn (SER) và về các vấn đề bảo vệ môi trường trong các Báo cáo Tác động môi trường dự thảo và cuối cùng (DEIS và FEIS).
Giấy phép địa điểm sớm cũng cho phép thực hiện một số công việc hạn chế không liên quan đến an toàn để chuẩn bị địa điểm (non-safety site preparation) trước khi cấp giấy phép kết hợp. Sau khi nhân viên NRC và ACRS hoàn thành việc đánh giá an toàn, NRC sẽ phát hành một thông báo đăng trên Federal Register để lấy ý kiến công luận một cách bắt buộc. Giấy phép địa điểm sớm có thời hạn từ 10-20 năm và có thể được gia hạn từ 10-20 năm. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
2.2.2.2.5. Chứng nhận thiết kế
NRC có thể phê duyệt và chứng nhận một thiết kế nhà máy điện hạt nhân tiêu chuẩn thông qua một thủ tục độc lập với một địa điểm cụ thể. Chứng nhận thiết kế có thời hạn 15 năm. Đơn xin cấp chứng nhận thiết kế tiêu chuẩn phải kèm theo các nội dung kiểm tra, thử nghiệm, phân tích và chấp nhận các tiêu chí (ITAAC) đối với thiết kế tiêu chuẩn. Hồ sơ còn phải chứng minh làm thế nào đương đơn có thể tuân thủ các quy định liên quan của NRC.
Việc xem xét hồ sơ dựa trên cơ sở ban đầu là các thông tin do đương đơn đưa ra có cam kết hoặc khẳng định. Hồ sơ xin cấp chứng nhận phải gồm mức độ thông tin thiết kế đầy đủ để Ủy ban có thể đưa ra kết luận cuối cùng về mọi vấn đề an toàn liên quan đến thiết kế. Nhìn chung, một hồ sơ xin cấp chứng nhận thiết kế cần phải đưa ra được thiết kế nhà máy điện hạt nhân đầy đủ về cơ bản cùng với những đặc trưng thiết kế cho địa điểm riêng.
Hồ sơ phải trình bày được cơ sở thiết kế, giới hạn vận hành và phân tích an toàn đối với cấu trúc, hệ thống và các thành phần của cơ sở một cách tổng thể. Phạm vi và nội dung của hồ sơ tương ứng với mức độ chi tiết trong FSAR cho một nhà máy hiện đang vận hành. Nhân viên NRC chuẩn bị SER để trình bày việc xem xét thiết kế nhà máy và việc thiêt kế đáp ứng các quy định hiện hành như thế nào.
ACRS xem xét từng hồ sơ xin cấp chứng nhận thiết kế tiêu chuẩn, cùng với báo cáo đánh giá an toàn do nhân viên NRC thực hiện trong một cuộc họp công khai. Ngoài việc xác định rằng hồ sơ đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu liên quan theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và của NRC, Ủy ban soạn thảo một quy chế cấp chứng nhận thiết kế tiêu chuẩn như trong phụ lục của Phần 52 -10CFR. Người dân có thể góp ý kiến bằng văn bản hoặc trực tiếp về quy chế này.
Việc cấp chứng nhận thiết kế tiêu chuẩn được tiến hành chặt chẽ hơn so với các quy trình cấp phép khác. NRC không thể thay đổi một thiết kế đã được cấp chứng nhận trừ khi phát hiện thấy thiết kế không tuân thủ các quy định hiện hành tại thời điểm chứng nhận thiết kế hoặc nếu thấy cần phải thay đổi thiết kế để hoàn thiện việc bảo vệ sức khoẻ con người và an toàn.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kết hợp (theo Phần 52 của 10CFR) có thể đưa vào chứng nhận thiết kế hoặc giấy phép địa điểm sớm. Lợi ích của việc này là những vấn đề đã được giải quyết, những ý kiến đã xử lý trong khi cấp chứng nhận và cấp giấy phép địa điểm sớm thì không cần phải xem xét lại trong giai đoạn cấp phép kết hợp.
2.2.2.3. Hệ thống pháp luật năng lượng nguyên tử của Pháp
2.2.2.3.1. Khái quát chung Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Hệ thống pháp luật hạt nhân Pháp có một bề dày lịch sử về cả quá trình xây dựng phát triển cũng như thực thi chúng, do đó, pháp luật hạt nhân Pháp tuy không được xây dựng thành một đạo luật thống nhất nhưng lại rất hoàn chỉnh và bao trùm đầy đủ các vấn đề liên quan đến hạt nhân. Sự phát triển của hệ thống pháp luật hạt nhân Pháp đồng hành cùng với sự phát triển của việc sử dụng hoà bình năng lượng hạt nhân trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.
Pháp chưa có một văn bản luật thống nhất điều chỉnh về an toàn hạt nhân, mà mỗi lĩnh vực có liên quan về an toàn hạt nhân chịu sự điều chỉnh của luật riêng rẽ bao gồm các quy định pháp luật về môi trường, về công nghiệp và các thư hướng dẫn của các Bộ trưởng có thẩm quyền với tư cách như các văn bản mang tính chất kỹ thuật, cũng như các quy tắc cơ bản về an toàn (Bộ kinh tế, tài chính và công nghiệp, Bộ công nghiệp, Bộ quản lý đất đai và môi trường).
Các quy định pháp luật về an toàn hạt nhân chủ yếu bao trùm các lĩnh vực sau: Cơ quan có thẩm quyền; Các cơ quan có liên quan; Sự phối hợp liên bộ; Quy định về an toàn của một số loại hình cơ sở hạt nhân (dưới hình thức thư hướng dẫn); Quy định về máy áp lực; Quy định về chất lượng; Quy định về thải các dòng thải phóng xạ; Quy định về sự cố; Quy định về chất thải; Quy định về các hoạt động liên quan trong việc định danh hoá các cơ sở được phân loại nhằm bảo vệ môi trường; Bảo vệ bức xạ; Vận chuyển; Quy tắc an toàn cơ bản đối với lò phản ứng nước áp lực; Quy tắc an toàn cơ bản đối với các cơ sở hạt nhân cơ bản ngoài lò phản ứng; Các quy tắc an toàn cơ bản khác.
Pháp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm:
- Bộ luật nghiên cứu khoa học quy định chức năng, nhiệm vụ của uỷ ban năng lượng nguyên tử và quy định cụ thể về nhiệm vụ của uỷ ban NLNT trong Nghị định số 70-878 ngày 29-9-1970.
- Bộ luật sức khoẻ cộng đồng và Bộ luật lao động quy định về quản lý các nguồn bức xạ và an toàn bức xạ;
- Bộ luật quốc phòng, có các quy định liên quan đến bảo vệ an toàn các nguyên liệu và thiết bị hạt nhân;
- Bộ luật môi trường, liên quan đến việc quản lý chất thải phóng xạ và toàn bộ các quy định chung về thông tin và sự tham gia của dân chúng; Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
- Luật về quyền công dân trong quan hệ với các cơ quan hành chính (Luật số 2000-321 ngày 12/4/2000);
- Luật về hiện đại hóa an ninh dân sự (Luật số 2004-811 ngày 13/8/2004);
- Luật về quản lý bền vững vật liệu và chất thải phóng xạ (Luật số 2006-739).
- Luật số 2006-686 ngày 13/6/2006 về minh bạch và an ninh vật liệu hạt nhân (còn gọi là Luật TSN).
- Dưới đó là các Nghị định bao gồm:
- Nghị định số 2003-270 ngày 24/03/2003 (các nguyên tắc bảo vệ bức xạ trong quá trình chiếu xạ y tế và chiếu xạ pháp y);
- Nghị định số 2001-1154 ngày 05/12/2001 (Thanh tra và bảo dưỡng các thiết bị y tế);
- Nghị định số 2002-460 ngày 04/04/2002 (Bảo vệ các cá nhân trước những nguy hiểm phát sinh từ bức xạ ion hoá);
- Nghị định về ứng phó trong tình huống khẩn cấp phóng xạ và chiếu xạ dài hạn (vẫn chưa được công bố);
- Nghị định về bảo vệ người lao động trước những nguy cơ từ bức xạ ion hoá (vẫn chưa được công bố).
2.2.2.3.2. Luật số 2006-686 về minh bạch và an ninh vật liệu hạt nhân (còn gọi là Luật TSN).
Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, thì Luật số 2006-286 về minh bạch và an toàn, an ninh trong lĩnh vực hạt nhân (TSN) ngày 13 /6/2006. Luật này thay thế cho Luật số 61-842 ngày 02-8-1961 về đấu tranh chống ô nhiễm khí quyển và mùi, đồng thời Nghị định hướng dẫn thi hành Luật TSN cũng bãi bỏ Nghị định số 63-1228 ngày 11/12/1963 về các cơ sở hạt nhân và Nghị định số 95-540 ngày 04-5-1995 về hoạt động thải chất lỏng, khí và hoạt động lấy nước của các cơ sở hạt nhân cơ bản trừ nội dung liên quan đến hoạt động và cơ sở hạt nhân về quốc phòng.
Luật này quy định về các cơ quan quản lý an toàn hạt nhân. Cơ quan An toàn hạt nhân (Autorité de Sureté nucléaire – ASN) được thành lập theo Luật số 2006-686 ngày 13/6/2006 về minh bạch và an ninh vật liệu hạt nhân (còn gọi là Luật TSN). Cơ quan này kế tục các cơ quan: Văn phòng trung ương về an toàn các cơ sở (SCSIN) thành lập năm 1973, Cục An toàn cơ sở hạt nhân (DSIN) thành lập năm 1991 và Tổng cục An toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ (DGSNR) thành lập năm 2002 nhưng với thẩm quyền được mở rộng và cơ cấu tổ chức thay đổi. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
ASN được lãnh đạo bởi một Hội đồng gồm 5 ủy viên có thẩm quyền quyết định chính sách chung của ASN về an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ. Thành phần Hội đồng như sau: 3 ủy viên do Tổng thống chỉ định, 1 ủy viên do Chủ tịch Thượng viện chỉ định và 1 ủy viên do Chủ tịch Quốc hội (Hạ viện) chỉ định. Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng là 6 năm và không được kéo dài.
ASN có 440 nhân viên (1/10/2008), được tổ chức thành các đơn vị trung ương (trong đó có các tổng cục và cục) và 11 văn phòng khu vực trên khắp nước Pháp, cụ thể là ở Bordeaux, Caen, Châlons-en-Champagne, Dijon, Douai, Lyon, Marseille, Nantes, Orléans, Paris và Strasbourg.
Trách nhiệm của ASN có thể phân thành ba “sứ mệnh lịch sử”: quản lý, kiểm soát và thông tin đại chúng.
Về quản lý, ASN chịu trách nhiệm tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, đóng góp ý kiến cho Chính phủ về các dự án nghị định, thông tư hoặc ban hành các quyết định quy phạm về kỹ thuật để thực hiện các nghị định, thông tư có hiệu lực. Các quyết định này phải được đệ trình để nhận được sự nhất trí của các bộ trưởng phụ trách an toàn hạt nhân và bảo vệ phóng xạ. ASN cũng chịu trách nhiệm cấp phép cho các cơ sở hạt nhân, vận chuyển và sử dụng chất phóng xạ trong y tế, công nghiệp và nghiên cứu.
Về kiểm soát, ASN chịu trách nhiệm thẩm định các quy trình và thông tin mà các cơ sở do họ quản lý trình lên. ASN phải bảo đảm rằng người sử dụng bức xạ iôn hóa, vận hành cơ sở hạt nhân hoặc có liên quan đến vật liệu phóng xạ thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc bảo đảm an toàn phóng xạ hoặc an toàn hạt nhân.
Về thông tin, ASN chịu trách nhiệm tham gia vào thông tin đại chúng, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp. Trong trường hợp này, ASN chịu trách nhiệm thông tin cho công chúng về tình hình an toàn của cơ sở có liên quan, về nguy cơ phát thải ra môi trường đối với sức khỏe cũng như môi trường.
2.2.2.3.2. Nghị định số 2007-1557 (Décret o2007-1557 )
Ngày 02/11/2007, Thủ tướng đã ban hành Nghị định số 2007-1557 về các cơ sở hạt nhân cơ bản và về việc kiểm soát về an toàn hạt nhân, vận chuyển chất phóng xạ. Nghị định gồm 77 điều chia làm 11 phần như sau:
Phần I. Ủy ban tư vấn cho các cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 1 – Điều 2) Phần II. Các quy định chung về các cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 3 – Điều 5) Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Phần III. Thành lập và hoạt động của một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 6 – Điều 35). Phần này gồm 9 chương như sau: Chương I. Yêu cầu lấy ý kiến về lựa chọn một cơ sở hạt nhân cơ bản tương lai (Điều 6); Chương II. Cấp phép thành lập một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 7 – Điều 17); Chương III. Các quy định của Cơ quan An toàn hạt nhân (ASN) áp dụng cho một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 18 – Điều 19); Chương IV. Đưa vào hoạt động một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 20 – Điều 21); Chương V. Cấp phép ngắn hạn (Điều 22); Chương VI. Các báo cáo định kỳ liên quan đến một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 23 – Điều 24); Chương VII. Thay đổi trong quá trình khai thác liên quan đến ASN (Điều 25 – Điều 28); Chương VIII. Sửa đổi lệnh cấp phép cho một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 29 – Điều 33); Chương IX. Các quy định áp dụng trong trường hợp nguy hiểm nghiêm trọng (Điều 34 – Điều 35)
Phần IV. Chấm dứt vĩnh viễn và tháo dỡ một cơ sở hạt nhân cơ bản. (Điều 36 – Điều 45). Phần này gồm 2 chương như sau: Chương I. Các quy định chung (Điều 36 – Điều 41); Chương II. Quy định dành cho các cơ sở cất giữ chất thải phóng xạ (Điều 42 – Điều 45)
Phần V. Các cơ sở hoạt động theo các quyền đã được hưởng. (Điều 46 – Điều 49)
Phần VI. Trách nhiệm đối với lợi ích công cộng xung quanh các cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 50 – Điều 52)
Phần VII. Các biện pháp cảnh sát và xử phạt hình sự (Điều 53- Điều 56). Phần này gồm 2 chương là: Chương I. Biện pháp hành chính (Điều 54-Điều 55) và Chương II. Quy định hình sự (Điều 56)
Phần VIII. Các cơ sở khác nằm trong khuôn viên một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 57 – Điều 59)
Phần IX. Quy định về thiết bị áp lực của cơ sở hạt nhân cơ bản. (Điều 60- Điều 61)
Phần X. Quy định về vận chuyển chất phóng xạ. (Điều 62)
Phần XI. Quy định quá độ và điều khoản cuối cùng. (Điều 63-Điều 77). Tóm lại, quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cho thấy hệ thống các quy định pháp luật về an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ của Pháp tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ. Các quy định khá chi tiết giúp cho việc thực thi chúng được dễ dàng, chính xác và chúng cũng được sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Pháp cũng thành công trong việc đưa các quy định của các hiệp ước quốc tế có liên quan mà Pháp tham gia ký kết vào hệ thống pháp luật trong nước. Tuy nhiên, các quy định về an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ chưa được tập hợp và pháp điển hoá tại một văn bản Luật thống nhất lại là một hạn chế của hệ thống này.
Từ những bài học và nhận xét thu được thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu hệ thống các quy định pháp luật của Pháp về an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ, và tiếp thu chúng sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, việc xây dựng Luật năng lượng hạt nhân với tư cách là một văn bản Luật thống nhất điều chỉnh về các hoạt động liên quan trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân sao cho bảo đảm an toàn đối với con người, tài sản và môi trường là một nhu cầu tất yếu và mang tính chiến lược. Luật này cần tập trung điều chỉnh và làm rõ các vấn đề về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về năng lượng hạt nhân và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của chúng (tổ chức có chức năng tư vấn); các quy định về an toàn hạt nhân; các quy định về bảo vệ bức xạ; tổ chức thanh tra và kiểm soát việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn của chủ thể có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
2.2.2.4. Hệ thống pháp luật năng lượng nguyên tử của Nga
2.2.2.4.1. Khái quát chung
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nga bao gồm 2 văn bản luật cơ bản quản lý các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm “Luật Liên bang về sử dụng năng lượng nguyên tử” (10/1995) và “Luật về chính sách quốc gia trong quản lý chất thải phóng xạ”.
Ngoài ra có một số nghị định của Tổng thống và Chính phủ và các văn bản hướng dẫn dưới luật trong lĩnh vực NLNT:
- Các nghị định của Tổng thống: “Kiểm soát xuất khẩu vật liệu hạt nhân, thiết bị và công nghệ” (3/1992); “Khai thác sử dụng nhà máy ĐHN” (7/1992); “Tư nhân hoá các cơ sở thuộc MINATOM và sự quản lý trong nền kinh tế thị trường” (1993),…
- Các nghị định của Chính phủ: “quản lý xuất khẩu vật liệu và các công nghệ liên quan sử dụng cho mục đích hạt nhân” (5/1992); “Các biện pháp bảo vệ dân chúng xung quanh cơ sở hạt nhân” (10/1992).
Ngoài ra Cơ quan Pháp quy hạt nhân LB Nga Gosatomnadzor cũng ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về quy trình, thủ tục cấp phép cho nhà máy ĐHN: “quy phạm về cấp giấy phép đặc biệt nhằm đánh giá thiết kế và các tài liệu khác có liên quan tới an toàn của các công việc, cơ sở hạt nhân và các cơ sở nguy hiểm về mặt bức xạ” (RD-03-12-94); “Tổ chức và thực hiện việc kiểm tra hiết kế và các tài liệu khác có liên quan tới an toàn của các công việc, cơ sở hạt nhân và các cơ sở nguy hiểm về mặt bức xạ” (RD-03-13-94); ….
2.2.2.4.2. Luật về sử dụng năng lượng nguyên tử
Đáp ứng nhu cầu hội nhập, tư nhân hoá trong hệ thông kinh tế thị trường sau cải tổ, tháng 10 năm 1995, LB Nga đã ban hành Luật Liên bang về sử dụng năng lượng nguyên tử. Luật này bao gồm 16 chương và 70 điều, chủ yếu quy định các nguyên tắc cơ bản về quản lý nhà nước cũng như một số nội dung đặc thù trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như:
- Quyền hạn của Tổng thống, Quốc hội, Chính phủ Liên bang, các cơ quan chính quyền liên bang và của các nước trực thuộc liên bang, các tổ chức xã hội và mỗi công dân. Vị trí pháp lý các tổ chức thực hiện hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
- Các nội dung về kiểm soát an toàn, cấp phép xây dựng cơ sở hạt nhân; đóng và vận hành phương tiện hàng hải có thiết bị hạt nhân; vận hành tàu vũ trụ và các phương tiện hàng không có thiết bị hạt nhân; Xử lý vật liệu hạt nhân, chất phóng xạ và chất thải phóng xạ; bảo vệ an ninh, thực thể thiết bị và vật liệu hạt nhân, xuất nhập khẩu,…
- Các vấn đề chung về trách nhiệm hạt nhân như trách nhiệm bồi thường trong thiệt hại hạt nhân, trách nhiệm do vi phạm pháp luật; các quy định về thoả thuận quốc tế.
Như vậy, Luật Năng lượng nguyên tử của Liên bang Nga được xây dựng theo mô hình luật tổng quát, không đi sâu vào các nội dung kỹ thuật cụ thể và khá phù hợp theo cấu trúc mô hình luật NLNT do IAEA khuyến cáo. Do thực tế, LB Nga là một cường quốc hạt nhân, đạt trình độ hàng đầu trong lĩnh vực NLNT, nên hệ thống luật pháp trong lĩnh vực NLNT của Nga chủ yếu nhằm tăng cường kiểm soát, đảm bảo an ninh, an toàn và quy định trách nhiệm cho các đối tương tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Các chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển ứng dụng NLNT của LB Nga được thể chế hoá trong “Chương trình Phát triển năng lượng hạt nhân Liên bang Nga cho giai đoạn 1998 đến 2005 và triển vọng đến năm 2010” do Chính phủ LB Nga phê chuẩn năm 1998. Cơ quan quản lý nhà nước ROSATOM có trách nhiệm quản lý và thực hiện chính sách liên bang về nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực NLNT.
2.2.2.5. Hệ thống pháp luật năng lượng nguyên tử của Trung Quốc
2.2.2.5.1. Khái quát chung
Hiện nay, Luật Năng lượng nguyên tử Trung Quốc vẫn đang trong quá trình xây dựng và đợi phê chuẩn. Từ năm 1982, Trung Quốc đã tiến hành xem xét nghiên cứu một cách thận trọng các mô hình pháp quy của các nước đã phát triển ĐHN, cũng như các tiêu chuẩn, hướng dẫn của IAEA, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp quy hạt nhân của mình. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật NLNT của Trung Quốc không những đưa ra các nguyên tắc về phát triển NLNT mà còn đề ra những yêu cầu quản lý về an toàn hạt nhân. Tuy nhiên, hiện thời chỉ có một số văn bản pháp luật riêng rẽ điều chỉnh những khía cạnh khác nhau trong các hoạt động thuộc lĩnh vực NLNT, bao gồm: Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Luật Bảo vệ môi trường, do UB Thường vụ Quốc hội ban hành năm 1989;
Quy phạm An toàn đối với các cơ sở hạt nhân dân dụng và Quy phạm quản lý vật liệu hạt nhân do Hội đồng Nhà nước (Quốc vụ viện) ban hành năm 1986 và 1987.
Năm 1993, Hội đồng nhà nước Trung Quốc cũng đã ban hành Quy phạm về Điều hành tình trạng khẩn cấp trong trường hợp tai nạn hạt nhân tại nhà máy ĐHN.
NNSA, SEPA và Bộ Y tế cũng đã ban hành một số văn bản quy phạm khác nhau về an toàn đối với địa điểm, thiết kế, vận hành và quản lý chất lượng nhà máy ĐHN; quản lý phóng xạ môi trường; bảo vệ bức xạ; quản lý chất thải phóng xạ…
Ngoài ra một số văn bản quy phạm pháp luật khác cũng đề cập tới các nội dung quản lý an toàn trong lĩnh vực NLNT như Luật về ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm phóng xạ, các quy phạm quản lý an toàn hạt nhân và các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân, được ban hành bởi các cấp quản lý nhà nước khác nhau.
2.2.2.5.2. Quy phạm về quản lý an toàn các cơ sở hạt nhân dân sự (HAF0500)
Quy phạm về quản lý an toàn các cơ sở hạt nhân dân sự CHND Trung Hoa (HAF0500)gồm 26 điều, bố cục thành 6 chương như sau:
- Chương I: Những quy định chung (Điều 1 – Điều 3) quy định mục đích của việc ban hành Quy phạm là bảo đảm an toàn khi xây dựng và vận hành các cơ sở hạt nhân dân sự để bảo vệ nhân viên, người dân và môi trường khỏi các tác hại có thể xảy ra từ cơ sở đó và tạo điều kiện cho việc phát triển ứng dụng hạt nhân (Điều 1). Điều 2 quy định các cơ sở hạt nhân thuộc phạm áp dụng của Quy phạm, gồm có nhà máy điện hạt nhân. Điều 3 nhấn mạnh nguyên tắc “an toàn là trên hết“ (safety first) và nguyên tắc ALARA.
- Chương II: Các trách nhiệm quản lý (Điều 4 – Điều 7)quy định các trách nhiệm của NNSA như một cơ quan quản lý nhà nước về an toàn hạt nhân. NNSA có thể thành lập các văn phòng khu vực ở những nơi tập trung đông cơ sở hạt nhân. NNSA có thể thành lập Ủy ban Tư vấn An toàn hạt nhân để giúp thiết lập các quy định về an toàn hạt nhân, lập kế hoạch phát triển kỹ thuật an toàn và tham gia vào việc thẩm định và kiểm soát an toàn hạt nhân.
Chương này cũng quy định trách nhiệm trực tiếp trong việc bảo đảm an toàn hạt nhân của tổ chức vận hành cơ sở hạt nhân; trong đó các trách nhiệm chính là: i) tuân thủ các quy định của pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật; ii) tuân thủ sự kiểm soát của NNSA, báo cáo kịp thời tình hình an toàn thực tế và cung cấp thông tin liên quan; iii) chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của cơ sở hạt nhân, an toàn vật liệu hạt nhân và an toàn cho nhân viên, người dân và môi trường.
- Chương III: Hệ thống cấp phép an toàn (Điều 8 – Điều 15)
NNSA chịu trách nhiệm cấp các loại giấy phép an toàn cho cơ sở hạt nhân, gồm có các loại sau: i) giấy phép xây dựng cơ sở hạt nhân; ii) giấy phép vận hành cơ sở hạt nhân; iii) giấy phép cho nhân viên vận hành cơ sở hạt nhân; iv) các chứng chỉ khác theo yêu cầu phê chuẩn. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
- Chương IV: Kiểm soát an toàn hạt nhân (Điều 16 – Điều 19)
Chương này quy định: NNSA và các văn phòng khu vực có thể cử các đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên đến các địa điểm chế tạo, xây dựng và vận hành cơ sở hạt nhân để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra an toàn hạt nhân.
- Chương V: Khen thưởng và xử phạt (Điều 20 – Điều 23)
- Chương VI: Điều khoản bổ sung (Điều 24 – Điều 26).
Tóm lại, Trung Quốc là một quốc gia có chương trình phát triển ĐHN đầy tham vọng và hết sức mạnh mẽ, ấn tượng trong thời gian qua không chỉ ở châu á mà còn trên toàn thế giới. Đảm bảo cho những thành công vượt bậc của mình, Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống tổ chức quản lý, một mạng lưới nghiên cứu phát triển hết sức năng động, hiệu quả, khoa học và tiến tiến. Đồng thời Trung Quốc cũng đã thiết lập được hệ thống kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân khá chặt chẽ, tin cậy. Hệ thống này vừa đảm bảo duy trì hoạt động an toàn đối với các nhà máy ĐHN, nhưng cũng tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho quá trình phát triển ứng dụng NLNT góp phần thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Trung Quốc. Những mô hình tổ chức này là hết sức đáng quan tâm và học tập đối với chúng ta. Tuy nhiên, việc chưa xây dựng hoàn thiện được một bộ luật NLNT toàn diện, thống nhất cũng không tránh khỏi gây nên những bất cập nhất định trong hệ thống quản lý hiện nay ở Trung Quốc, đặc biệt trong việc phân định một cách rõ ràng chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của các tổ chức tham gia trong lĩnh vực NLNT.
Trung Quốc đặt mục tiêu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy phạm pháp luật về an toàn hạt nhân, đặc biệt là thông qua Luật Năng lượng nguyên tử”. Mặc dù hiện nay chưa có luật năng lượng nguyên tử, nhưng Trung Quốc đã bước đầu xây dựng được hệ thống quy phạm an toàn hạt nhân theo quy định quốc tế.
2.2.2.6. Hệ thống pháp luật năng lượng nguyên tử Hàn Quốc
2.2.2.6.1. Khái quát chung
Hệ thống pháp luật hạt nhân Hàn Quốc hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của việc sử dụng năng lượng hạt nhân tại Hàn Quốc. Ngay từ những giai đoạn đầu tiên khi việc sử dụng năng lượng hạt nhân còn ở quy mô và mức độ nhỏ thì hệ thống luật pháp hạt nhân cũng đơn giản. Khi việc sử dụng năng lượng hạt nhân phát triển thì hệ thống luật pháp này cũng phát triển phù hợp. Trong mọi giai đoạn hệ thống luật pháp này luôn bảo đảm an toàn cho các hoạt động hạt nhân.
Hàn Quốc đã có hệ thống pháp luật hạt nhân tương đối hoàn chỉnh, đủ để bảo đảm an toàn cho các hoạt động hạt nhân. Hệ thống luật pháp hạt nhân này vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên từ trước khi vận hành tổ máy phát điện hạt nhân đầu tiên vào tháng 4 năm 1978, hệ thống pháp luật hạt nhân của Hàn Quốc cũng tương đối đơn giản, không phải là hệ thống luật pháp hạt nhân hoàn thiện như hiện nay. Tại thời điểm đó Hàn Quốc mới có Đạo luật năng lượng nguyên tử gồm những điều khoản chung. Chưa có nghị định thi hành và các văn bản pháp luật cần thiết khác. Các đạo luật về bảo vệ vật liệu hạt nhân, luật ứng phó tình huống khẩn cấp,… chưa được ban hành. Sau đó bốn năm Hàn Quốc đã có một sửa đổi cơ bản Đạo luật năng lượng nguyên tử và ban hành thêm một số đạo luật liên quan đến năng lượng hạt nhân khác. Cho đến nay Hàn Quốc đã hình thành được hệ thống pháp luật năng lượng hạt nhân tương đối hoàn chỉnh.
2.2.2.6.2. Hệ thống pháp luật năng lượng nguyên tử
a. Luật Năng lượng nguyên tử Hàn Quốc Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Luật Năng lượng nguyên tử Hàn Quốc được ban hành ngày 11 tháng 3 năm 1958 và được sửa đổi toàn bộ vào năm 1982, cho đến nay, Luật Năng lượng Nguyên tử được sửa đổi và bổ sung 18 lần để phù hợp với quy mô toàn diện của việc xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt nhân, bảo đảm việc quản lý an toàn việc sử dụng ngày càng tăng năng lượng hạt nhân trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội của đất nước cũng như phù hợp với môi trường luật pháp hạt nhân quốc tế. Bản Luật năng lượng nguyên tử Hàn Quốc được sửa đổi bổ sung và có hiệu lực lần gần đây nhất vào năm 2005.
Mục đích của Luật này là góp phần nâng cao mức sống của nhân dân, phát triển phúc lợi xã hội; cố gắng ngăn chặn thảm hoạ từ bức xạ và đảm bảo
an toàn cộng đồng chung bằng việc quy định các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, phát triển, sản xuất, sử dụng năng lượng nguyên tử, quản lý an toàn; thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và phát triển công nghiệp.
Luật Năng lượng nguyên tử Hàn Quốc gồm 13 Chương với 122 Điều, trong đó: Chương 1 là chương quy định chung, gồm 2 Điều nói về mục đích của Đạo luật này và những thuật ngữ quan trọng dùng trong Đạo luật; Chương gồm 9 Điều quy định về Uỷ ban năng lượng nguyên tử và Ban an toàn năng lượng nguyên tử, trong đó quy định về chức năng, kết cấu nhân sự cũng như quy chế hoạt động của ủy ban năng lượng nguyên tử và Ban an toàn năng lượng nguyên tử; Chương 3: gồm 11 Điều quy định về các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy sự phát triển của NLNT. Trong đó quy định về việc xây dựng kết hoạch toàn diện nhằm thúc đẩy NLNT, các viện và các cơ quan nghiên cứu, vấn đề tài chính đảm bảo cho phát triển NLNT; Chương 4: gồm 32 Điều quy định về xây dựng và hoạt động của lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị có liên quan; Chương 5: gồm 25 Điều quy định về vấn đề tái chế nhiên liệu hạt nhân và sử dụng nhiên liệu hạt nhân; Chương 6: gồm 12 Điều quy định về các chất đồng vị phóng xạ và thiết bị bức xạ; Chương 7: gồm 25 Điều quy định về vấn đề quản lý và vận chuyển chất phóng xạ; Chương 8: gồm 9 Điều quy định về dịch vụ đọc liều kế; Chương 9: gồm 5 Điều quy định về công tác thanh tra; Chương 10: gồm 10 Điều quy định về các biện pháp giám sát trong việc bảo vệ bức xạ; Chương 11: gồm 16 Điều nói về các điều khoản bổ sung; Chương 12: gồm 10 Điều quy định về các điều khoản phạt.
Đề hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử, Hàn Quốc ban hành các Nghị định, quy định, các tiêu chuẩn hướng dẫn thi hành Luật này. Cụ thể: Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Nghị định thi hành Luật năng lượng nguyên tử. Nghị định này ban hành ngày 11 tháng 3 năm 1982. Trước Nghị định này được ban hành, có một một văn bản pháp lý quy định về việc giám sát đồng vị phóng xạ, bảo vệ bức xạ,…Sau lần sửa đổi toàn diện và ban hành Đạo luật năng lượng nguyên tử cũng vào thời gian này. Nghị định thi hành đạo luật năng lượng nguyên tử đã thay thế văn bản pháp lý này. Nghị định này được sửa đổi 17 lần.
Quy định hướng dẫn thi hành Đạo luật năng lượng nguyên tử. Quy định hướng dẫn này được ban hành ngày 13 tháng 4 năm 1983, cho đến nay đã qua 10 lần sửa đổi. Trước đó hướng dẫn này được gọi là các quy định về xây dựng, vận hành và kiểm soát lò phản ứng hạt nhân. Trong số các điều khoản của các quy định này, một số được tách ra và chuyển vào các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị liên quan và các tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc giám sát an toàn bức xạ.
Tiêu chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Luật năng lượng nguyên tử. Những tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành gồm những hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn có liên quan trong việc thực thi Đạo luật năng lượng nguyên tử. Vào gian đoạn đầu thì Hàn Quốc chủ yếu áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài vi du như U.S.10CFR, ASME code, … Vào khoảng năm 1980 chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện việc xây dựng các tiêu chuẩn của riêng mình. Cho đến cuối năm 2004 Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng được 76 tiêu chuẩn.
Như vậy, Bộ luật quy định các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, phát triển, sản xuất, sử dụng năng lượng hạt nhân; thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và phát triển công nghiệp, kinh tế -xã hội. Bộ luật Đưa ra các quy định bảo đảm an toàn đối với hoạt động hạt nhân, an toàn cộng đồng và môi trường. Bộ luật đã thể hiện rõ được hai khía cạnh: thúc đẩy sự phát triển của năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn cho các hoạt động sử dụng năng lượng nguyên tử. Bộ luật cũng quy định rõ về các vấn đề về cơ cấu, nhân sự, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ chế hoạt động của ủy ban Năng lượng nguyên tử và ủy ban An toàn hạt nhân.
- Luật trách nhiệm pháp lý hạt nhân
Luật trách nhiệm pháp lý hạt nhân ban hành năm 1969, sửa đổi bổ sung 7 lần trong đó 2 lần được sửa đổi theo Đạo luật năng lượng nguyên tử. Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Đạo luật gồm 23 điều nhằm mục đích góp phần bảo vệ nạn nhân bị tổn hại vì hạt nhân và phát triển hoàn thiện ngành công nghiệp hạt nhân bằng cách thiết lập hệ thống cơ bản cho việc đền bù tổn thất gây ra khi vận hành lò phản ứng hạt nhân hoặc các hoạt động khác trong lĩnh vực hạt nhân. Trước mong muốn hợp lý của nhà đầu tư, lần sửa đổi vào năm 2003, Đạo luật đã quy định về giới hạn trách nhiệm pháp lý tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư và là mốc cho việc bảo đảm tài chính trong thực hiện trách nhiệm pháp lý hạt nhân.
- Luật bảo vệ thực thể hạt nhân và tình huống khẩn cấp về phóng xạ
Đạo luật ra đời năm 2003 trước nhu cầu cấp thiết về thực hiện nghĩa vụ tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan và việc chuẩn bị sẵn sàng hệ thống ứng phó trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bức xạ và hạt nhân.
Mục đích của Đạo luật này là bảo vệ cuộc sống và tài sản của con người bằng cách thiết lập hệ thống ngăn chặn sự cố, tai nạn về bức xạ và hạt nhân và bảo vệ thực thể hạt nhân trong sử dụng vật liệu và vận hành cơ sở hạt nhân, đồng thời thiết lập và thực thi một hệ thống kiểm soát nhằm đối phó hiệu quả với sự cố, tai nạn về bức xạ và hạt nhân.
Đạo luật gồm 5 chương với 52 điều cùng phụ lục quy định về những vấn đề chung; bảo vệ thực thể hạt nhân; biện pháp quản lý sự cố, tai nạn về bức xạ và hạt nhân; điều khoản bổ sung và điều khoản phạt.
Ngoài ra còn có Đạo luật sử dụng điện và Đạo luật đánh giá tác động môi trường cũng là những đạo luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động hạt nhân.
Tóm lại, Có thể nói hệ thống tổ chức hạt nhân của Hàn Quốc tương đối hợp lý thể hiện rõ được hai khía cạnh thúc đẩy sự phát triển của NLNT và bảo đảm an toàn cho các hoạt động sử dụng NLNT. Các vấn đề cần thiết luôn được cập nhật bổ sung và tiến tới hoàn thiện.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp hoàn thiện pháp luật năng lượng nguyên tử
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com