Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020

Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là người được công ty đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước với vị trí là “người đại diện theo pháp luật”, được thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (thông thường là Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch hội đồng quản trị).

2.1.1. Tổng quát về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Như đã phân tích tại Chương 1, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (bao gồm cả người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần) được khái quát, xác định theo quy định tại Điều 12, LDN năm 2020, theo đó:“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.

Về lý luận, công ty cổ phần là một trong những loại hình công ty có số lượng người tham gia đông hơn (ngay từ thời điểm thành lập) so với những loại hình doanh nghiệp khác, tối thiểu là ba cổ đông sáng lập, và không khống chế số lượng tối đa cổ đông. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, và người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần nắm giữ vị trí vai trò chủ chốt, đầu tàu của công ty, đại diện cho công ty thực hiện gần như toàn bộ các vấn đề về đối nội, đối ngoại, điều hành sản xuất, kinh doanh trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của công ty; giữ vị trí trung tâm của hoạt động doanh nghiệp, có thể thực hiện các công việc nội bộ như: tuyển dụng, quyết định các chính sách tiền lương, thưởng, chế độ làm việc, nghỉ ngơi cho người lao động, xử lý kỷ luật, điều phối, phân công công tác cho từng vị trí trong công ty…; thực hiện các công việc đối ngoại như: đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh với đối tác khách hàng, và đại diện cho doanh nghiệp tham gia tố tụng hoặc uỷ quyền lại cho người khác làm việc với bên thứ ba.

Người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần thông thường có thể giữ chức danh giám đốc, tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị. Khoản 2, Điều 137 LDN năm 2020 quy định: “Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty”.

Vì LDN năm 2020 kế thừa quy định của LDN năm 2014, tiếp tục cho phép công ty cổ phần có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Do đó, trường hợp công ty cổ phần có nhiều người đại diện theo pháp luật, thì người đại diện theo pháp luật có thể giữ một trong các chức danh quản lý chủ chốt của công ty như: Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, hoặc vừa đại diện theo pháp luật cho công ty đồng thời kiêm nhiệm nhiều chức danh (vd: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc…). Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Ngoài ra, cũng giống như một số loại hình doanh nghiệp khác, do đặc thù của người đại diện theo pháp luật được coi như vị trí đặc biết quan trọng, cần có kiến thức để quản lý và điều hành, nên pháp luật cũng cho phép công ty cổ phần được quyền thuê người ngoài làm đại diện theo pháp luật.

Nói chung, người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần cũng như người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nói chung, được pháp luật đánh giá cao và quy định rất chặt chẽ trong nhiều điều khoản của LDN, nhằm mục đích bảo vệ sự tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp, đồng thời quy định về người đại diện theo pháp luật cũng là để có thêm cơ chế kiểm soát công ty trong quá trình hoạt động theo khuôn khổ pháp lý.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

2.1.2. Vị trí của người đại diện theo pháp luật trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần.

Người đại diện theo pháp luật là vị trí bắt buộc phải có trong công ty cổ phần. Không chỉ là một vị trí mà pháp luật cho phép công ty cổ phần được quyền quyết định nhiều vị trí, nhiều chức danh cho người đại diện theo pháp luật.

Khoản 2 Điều 12, LDN năm 2020 quy định về số lượng, quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong công ty cổ phần, cụ thể: “…Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba;…”.

Khoản 3, Điều 12, LDN năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Khoản 4, Điều 12, LDN năm 2020 quy định: “Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Khoản 5, Điều 12, LDN năm 2020 quy định: “Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty”.

Khoản 2, Điều 137 LDN năm 2020 về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần quy định rõ: “Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty”.

Quy định trên đã xác định rất rõ vị trí quan trọng, sự cần thiết của người đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp nói chung, công ty cổ phần nói riêng. Có nghĩa là, trong mọi trường hợp, không thể thiếu vai trò của người đại diện theo pháp luật cho sự tồn tại và phát triển của công ty.

Pháp luật đã lường trước mọi trường hợp có thể xảy ra, và LDN cũng không cho phép khiếm khuyết vị trí người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sự tồn tại, thường trực của người đại diện theo pháp luật không chỉ gắn với sự tồn tại, quyền lợi của doanh nghiệp mà còn gắn liền với các trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp kể từ khi thành lập.

Pháp luật không gộp chung/không đồng nhất một vị trí người đại diện theo pháp luật với các chức danh quản lý của công ty cổ phần, trừ trường hợp đặt biệt để phòng tránh việc khiếm khuyết người đại diện theo pháp luật khi cần thiết. Các vị trí quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần có thể tách biệt hoặc đồng nhất, tuỳ doanh nghiệp lựa chọn sắp xếp. Nhưng miễn sao doanh nghiệp luôn phải đảm bảo được vị trí người đại diện theo pháp luật trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần.

2.1.3. Vai trò của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần; Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

2.1.3.1. Vai trò của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần được thể hiện qua quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;

Vai trò của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần được LDN ghi nhận khá rõ ràng. Điều 12, LDN năm 2020, quy định “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp”. Khi doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật thì quyền và nghĩa vụ của từng người được quy định cụ thể trong điều lệ công ty. Khoản 2 Điều 12, LDN năm 2020 dự phòng: “… Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Quy định này tuy không mới so với LDN năm 2014, nhưng trên tinh thần kế thừa và khắc phục nhược điểm của LDN năm 2014, LDN năm 2020 không chỉ tiếp tục cho phép công ty cổ phần được quyền có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật, mà còn bổ sung thêm nội dung “…Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba…”.

Khoản 3, Điều 12, LDN năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền”.

Công ty cổ phần là một tổ chức, một pháp nhân, một thực thể, để hoạt động phải thông qua người đại diện, mà đầu tiên và trên hết là người đại diện theo pháp luật. Pháp luật về doanh nghiệp nói chung đã tạo ra “luật chơi” để doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ. Công ty cổ phần cũng không nằm ngoài khuôn khổ đó; để hoạt động được liên tục, không gián đoạn, không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, thì cần thiết duy trì được ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam, trường hợp xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phát sinh trách nhiệm phải uỷ quyền cho người khác, khi đó, người nhận uỷ quyền được hiểu như vị trí nắm quyền đại diện theo pháp luật, thay mặt người đại diện theo pháp luật thực hiện các công tác quản lý, điều hành, thực hiện các công tác đối nội, đối ngoại cho công ty trong phạm vi, nội dung uỷ quyền. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Vì thế, khoản 5, điều 12, LDN năm 2020 đã quy định rõ: “Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty”. Công ty thực hiện các giao dịch như: Ký kết, thực hiện hợp đồng, trao đổi, xác lập các vấn đề liên quan với đối tác, khách hàng phải thông qua người đại diện theo pháp luật, nên vai trò của người đại diện theo pháp luật là không thể bỏ trống.

Không chỉ đại diện cho công ty tham gia các giao dịch dân sự, trong các hoạt động tố tụng, doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ tham gia, thực hiện thông qua người đại diện. Khoản 7 Điều 12, LDN năm 2020 quy định về trường hợp đặc biệt, khi doanh nghiệp tham gia tố tụng, thì “Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật”. Mặc dù, trên thực tế, việc chỉ định này chưa phổ biến, nhưng đây cũng là quy định tạo cơ sở cho Toà án, và cho cả các bên liên quan đến quá trình tố tụng có cơ sở giải quyết được vụ việc – trong việc xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (bao gồm cả công ty cổ phần). Thông qua quy định trên cũng có thể hiểu rằng, doanh nghiệp không thể tham gia tố tụng nếu không có người đại diện theo pháp luật, trường hợp đặc biệt, thì Toà án cũng phải chỉ định người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp thì mới triển khai các công tác tố tụng liên quan tới doanh nghiệp được. Điều đó chứng minh vai trò rất quan trọng của người đại diện theo pháp luật trong tố tụng của cơ quan chức năng.

Vai trò của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần cũng được thể hiện qua nghĩa vụ của người đại diện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 của LDN năm 2020, cụ thể: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

  1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
  2. Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  3. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này”. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Như đã phân tích phía trên, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (bao gồm cả công ty cổ phần) là người có vị trí then chốt, đầu tàu, quản lý, điều hành gần như toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp,… tất cả vì quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp mà mình quản lý, điều hành. Đảm bảo được trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật cũng chính là đảm bảo cho “sức sống” của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không, thì điều kiện tiên quyết là năng lực và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật có đảm bảo hay không. Do đó, LDN năm 2020 đã quy định rõ ràng, không chỉ nhằm tạo ra khung pháp lý về trách nhiệm cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, mà cơ sở pháp lý đó còn thể hiện vai trò quan trọng của người đại diện trong pháp luật doanh nghiệp.

Mặt khác, cũng bởi vai trò quan trọng của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp, để phòng tránh trường hợp lạm quyền, gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, quyền lợi hợp pháp của các cổ động khác, nên khoản 2 Điều 13 LDN năm 2020 đã ràng buộc kỹ: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này”.

Đây cũng là một quy định rất hợp lý, đối với công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều cổ đông, nhiều thành viên, mà một trong số đó có thể giữ vị trí đại diện theo pháp luật cho công ty, hoặc các trường hợp giám đốc (người đại diện theo pháp luật) được thuê từ bên ngoài, thì quy định nêu trên sẽ hạn chế những trường hợp người đại diện theo pháp luật lạm quyền để vụ lợi riêng.

Khoản 4, Điều 113 LDN năm 2020 về thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp quy định: “Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này”.

Và khoản 1, Điều 121 LDN năm 2020 quy định: “Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu cổ phiếu đó không bị ảnh hưởng. Người đại diện theo pháp luật của công ty chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra”.

Từ những trích dẫn và những phân tích trên, có thể xác định: Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần có rất nhiều quyền hạn, nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật đã phát sinh ngay từ thời điểm thành lập công ty cho tới suốt quá trình tồn tại, quá trình hoạt động của công ty cổ phần. Qua đó chứng minh vai trò quan trọng, trung tâm của người đại diện theo pháp luật trong cơ cấu tổ chức của loại hình công ty cổ phần.

2.1.3.2. Vai trò của người đại diện theo pháp luật được thể hiện qua hồ sơ pháp lý của công ty cổ phần; Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Điểm qua các hồ sơ pháp lý của công ty cổ phần, ta thấy rất nhiều các loại tài liệu ghi nhận thông tin về người đại diện theo pháp luật. Nói cách khác thì, thông tin về người đại diện theo pháp luật là một phần quan trọng trong các hồ sơ pháp lý của công ty cổ phần, cụ thể:

Điểm đ, khoản 4, Điều 14 LDN năm 2020 quy định: “Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền”. Thật vậy, trong một văn bản uỷ quyền do công ty cổ phần phát hành, thì bắt buộc cũng phải có thông tin của người đại diện theo pháp luật (thông thường người đại diện theo pháp luật đại diện cho Bên uỷ quyền). Văn bản cử đại diện uỷ quyền của công ty cổ phần chỉ được coi là hợp pháp, và được các cơ quan, tổ chức khác chấp nhận, khi và chỉ khi có đủ thông tin họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần. Pháp luật về doanh nghiệp cũng thống nhất với pháp luật dân sự, xác định: Công ty cổ phần là pháp nhân – có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, vì thế, hoạt động cũng phải theo một trình tự luật định, không phải ai cũng có thể thay mặt công ty để thực hiện các giao dịch, mà pháp luật chỉ cho phép người đại diện theo pháp luật hoặc người được thừa uỷ quyền từ người đại diện theo pháp luật mới có thẩm quyền để xác lập giao dịch.

Thông tin của người đại diện theo pháp luật cũng là một nội dung quan trọng trong hồ sơ doanh nghiệp nói chung, hồ sơ đăng ký công ty cổ phần nói riêng. Điểm a, khoản 4, Điều 22 LDN năm 2020 quy định: Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần bao gồm: Bản sao “Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật”.

Điều 23 LDN năm 2020 quy định: Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cũng phải bao gồm: Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần”.

Điểm d, khoản 3, Điều 24 LDN năm 2020 yêu cầu: “Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của… Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần”.

Khoản 4, Điều 24 LDN năm 2020 quy định: “Điều lệ được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật đối với công ty cổ phần”. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Khoản 3, Điều 25 LDN năm 2020 quy định thêm: Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài cũng cần phải có nội dung: “Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền… của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần”.

Khoản 3, Điều 28 LDN năm 2020, về Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm nội dung: “Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần”.

Khoản 3, Điều 31 LDN năm 2020, về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quy định:Công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:… Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty”.

Điểm e, khoản 4, Điều 135 LDN năm 2020 về trả cổ tức quy định: Thông báo về việc trả cổ tức phải bao gồm nội dung: “Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty”.

Như vậy, một loạt các loại hồ sơ, giấy tờ pháp lý của công ty cổ phần bắt buộc phải có thông tin về người đại diện theo pháp luật. Có nghĩa là, nếu không ghi nhận thông tin về người đại diện theo pháp luật trên các loại hồ sơ pháp lý này, thì không đảm bảo cơ sở pháp lý, không đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng tới giá trị pháp lý và tính có hiệu lực của các loại hồ sơ đó. Như vậy, những trích dẫn nêu trên một lần nữa chứng tỏ, khẳng định rằng vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nói chung, trong công ty cổ phần nói riêng là rất quan trọng.

2.1.3.3. Vai trò của người đại diện theo pháp luật được thể hiện qua giá trị chữ

Khoản 1, Điều 120 LDN năm 2020 quy định: “…Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó”.

Như đã phân tích, công ty cổ phần là một tổ chức, một pháp nhân, một thực thể, để thực hiện được các giao dịch thì phải thông qua người đại diện. Điều 12, LDN năm 2020, quy định: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp”. Việc xác lập các giao dịch cho doanh nghiệp thể hiện bằng sự kiện pháp lý là việc ký xác nhận trên các loại văn bản để thừa nhận tính có hiệu lực của văn bản đó từ người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Hành vi ký tên của người đại diện theo pháp luật trên các văn bản cho công ty, vừa thể hiện quyền điều hành, quản trị công ty; đồng thời cũng nghĩa vụ của công ty theo luật định. Trong trường hợp công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật thì có thể nảy sinh vấn đề thẩm quyền ký kết. Việc minh định thẩm quyền ký kết thuộc về ai? – đôi khi là vấn đề khó khăn/tiềm ẩn rủi ro cho đối tác, khách hàng, nhất là nội dung phân chia thẩm quyền của công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật chỉ được ghi nhận trong điều lệ, có nghĩa là, nội dung về thẩm quyền của từng người đại diện theo pháp luật không được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mặt khác, nội dung này phía doanh nghiệp cũng có thể tự sửa đổi trong điều lệ, thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp, và không phải thông báo cho cơ quan quản lý (Sở kế hoạch và đầu tư), nên tiềm ẩn nguy cơ về xung đột thẩm quyền – khi phát sinh tranh chấp. Lẽ đó, LDN năm 2020 đã có tiến bộ hơn khi quy định: Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa quy định rõ ràng trong điều lệ công ty, thì tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại phát sinh. Khi đó, bất cứ ai trong số những người đại diện theo pháp luật của công ty mà ký kết thì cũng có thể làm phát sinh trách nhiệm của tất cả những người đại diện theo pháp luật của công ty.

LDN năm 2020 đã có rất nhiều quy định về chữ ký – là cơ sở đánh giá tính pháp lý của hồ sơ doanh nghiệp, cụ thể:

Điểm đ, khoản 4, Điều 14 LDN năm 2020 quy định: Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: … chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền”.

Điều 23 LDN năm 2020 quy định: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cũng phải bao gồm nội dung: … chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần”.

Điểm d, khoản 3, Điều 24 LDN năm 2020 yêu cầu: “Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của… Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần”.

Điểm c, khoản 4, Điều 24 LDN năm 2020 nêu: Điều lệ được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm: “… họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật”.

Khoản 3, Điều 25 LDN năm 2020 quy định: Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài cũng phải có nội dung: Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền… của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần”.

Khoản 3, Điều 31 LDN năm 2020, về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quy định:Công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:… chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty”

Điểm d, khoản 2, Điều 35 LDN năm 2020 về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn quy định: “Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.”

Khoản 1, Điều 120 LDN năm 2020 về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, quy định: “Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó”. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Điểm đ, Khoản 1, Điều 121 LDN năm 2020 về cổ phiếu quy định: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải bao gồm các nội dung:…Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty”;

Điểm b, khoản 2, Điều 124 LDN năm 2020 về chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu xác định: “Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng được thực hiện như sau:… Thông báo phải gồm… chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty…”;

Điểm b, khoản 3 Điều 133 LDN năm 2020 về mua lại cổ phần theo quyết định của công ty cũng có quy định: “Văn bản đồng ý bán cổ phần phải có chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông”.

Điểm e, khoản 4, Điều 133 LDN năm 2020 về trả cổ tức quy định: Thông báo về việc trả cổ tức phải bao gồm nội dung: “… chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty”.

Điểm a, khoản 4, Điều 149 LDN năm 2020, quy định về Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ghi nhận: “Trường hợp gửi thư, phiếu lấy ý kiến đã được trả lời phải có chữ ký của cổ đông là cá nhân, của người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông là tổ chức…”

Rất nhiều các văn bản, tài liệu, hồ sơ pháp lý của công ty cổ phần bắt buộc phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật thì mới có giá trị pháp lý. Đây cũng là một trong những cơ sở rõ ràng chứng minh vai trò quan trọng của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần.

2.1.3.4. Vai trò của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần được thể hiện qua hoạt động đại diện, tham gia tố tụng.

Người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần không những có vai trò quan trọng trong các giao dịch dân sự, mà còn rất cần thiết trong hoạt động đại diện tham gia tố tụng.

Để xác lập, thực hiện được các giao dịch dân sự thì công ty cổ phần phải thực hiện thông qua người đại diện. Mặt khác, khi phát sinh tranh chấp tại Toà án, có liên quan tới quyền lợi, nghĩa vụ của công ty, thì Toà án có thể triệu tập công ty tham gia. Phía công ty tham gia tố tụng thông qua vai trò người đại diện theo pháp luật.

Việc tham gia tố tụng của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ, vừa thể hiện vai trò không thể thay thế bằng một người khác (trừ trường hợp được người đại diện theo pháp luật uỷ quyền).

Cũng bởi vai trò quan trọng, không thể thay thế (không bao gồm trường hợp người khác nhận uỷ quyền từ người đại diện theo pháp luật), trong một số trường hợp đặc biệt như: Người đại diện theo pháp luật mất tích, bị chết… thì “Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật” (Khoản 7, Điều 12 LDN năm 2020)

2.2. Các điều kiện pháp lý khác về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

2.2.1. Điều kiện về năng lực hành vi dân sự

Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật dân sự. Để thay mặt công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng chính là người tham gia quản lý doanh nghiệp.

Thật vậy, vấn đề quan trọng khi nói đến năng lực hành vi dân sự của người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần là độ tuổi. Mặc dù, trong BLDS năm 2015 và LDN năm 2020 đều không quy định rõ về độ tuổi của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện để thành lập và quản lý doanh nghiệp được quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 17 LDN năm 2020, về những trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp có quy định “người chưa thành niên”.

Theo quy định tại Điều 21 BLDS năm 2015 thì: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”.

Người đại diện theo pháp luật là người tham gia quản lý doanh nghiệp, pháp luật cấm người chưa thành niên thành lập và quản lý doanh nghiệp thì cũng có thể hiểu là người chưa thành niên không đủ điều kiện về độ tuổi để làm người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần. Như vậy, quy định về độ tuổi như hiện nay trong LDN và BLDS là phù hợp và thống nhất. Vì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người tham gia quản lý doanh nghiệp, có các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Do đó, nếu thừa nhận người chưa thành niên có thể làm người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp sẽ là không thực tế, vì người chưa thành niên không đủ khả năng về trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản lý để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện.

Mặt khác, điều kiện về năng lực hành vi dân sự cũng là một trong các điều kiện làm phát sinh hiệu lực của các giao dịch. Nếu người đại diện theo pháp luật cho công ty cổ phần bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì không thể thực hiện được việc nhân danh doanh nghiệp xác lập, thực hiện các giao dịch. LDN năm 2020 mặc dù không có quy định là người đại diện theo pháp luật trên hay dưới 18 tuổi, tuy nhiên, trong quá trình xác lập, thực hiện các giao dịch, nếu người đại diện theo pháp luật cho công ty cổ phần dưới mười tám tuổi thì giao dịch đó có thể bị vô hiệu.

Từ các phân tích trên, thì người đại diện theo pháp luật cho công ty cổ phần vẫn phải đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự, đủ độ tuổi theo pháp luật dân sự để điều hành và xác lập, thực hiện các giao dịch cho công ty cổ phần. Như vậy, giữa BLDS năm 2015 và LDN năm 2020 đều quy định thống nhất và phù hợp cả lý luận lẫn thực tiễn.

2.2.2. Điều kiện về cư trú Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Công ty cổ phần cũng phải đáp ứng được điều kiện về vấn đề cư trú của người đại diện theo quy định tại phần chung của LDN năm 2020, cụ thể: Phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam, nhằm mục đích đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có ít nhất một người đại diện để kịp thời giải quyết các công việc nội bộ của doanh nghiệp, cũng như các giao dịch với bên ngoài doanh nghiệp. Trước đây, LDN năm 2005 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (bao gồm cả công ty cổ phần) phải “thường trú” tại Việt Nam và quy định này đã vô hình chung bó hẹp chủ thể đại diện theo pháp luật, bởi chỉ có công dân Việt Nam mới có chế độ đăng ký thường trú theo Luật Cư trú, còn người nước ngoài khi tới Việt Nam, phải thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định của Nghị định số: 21/2001/NĐ-CP, ngày 28/05/2001, của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Do vậy, người nước ngoài không thể làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Kế thừa từ LDN năm 2014, LDN năm 2020 tiếp tục ghi nhận phạm vi chủ thể đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là: Công ty phải đảm bảo có ít nhất một người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải “cư trú” tại Việt Nam, trên cơ sở kế thừa Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dân chi tiết một số điều của LDN năm 2005.

Khi người đại diện theo pháp luật duy nhất của công ty cổ phần xuất cảnh khỏi Việt Nam, thì phải ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, có nghĩa là nếu có hành vi xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải phát sinh nghĩa vụ ủy quyền cho người khác. Trong khi đó, LDN năm 2005 yêu cầu người đại diện theo pháp luật phải ủy quyền khi vắng mặt 30 ngày. Mặc dù, ủy quyền cho một người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, nhưng người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của công ty vẫn chưa trở lại Việt Nam, và cũng không có ủy quyền cho một người nào khác. LDN năm 2020 cũng đã dự liệu được trường hợp này tại khoản 4 Điều 12, cụ thể, người được ủy quyền trong công ty cổ phần vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật trở lại làm việc, hoặc HĐQT quyết định cử người khác làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, thì HĐQT cử người khác làm người đại diện theo pháp luật cho công ty.

Như vậy, LDN 2020 tiếp tục giữ quy định doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam và nếu doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thi khi xuất cảnh phải thực hiện việc ủy quyền cho người khác. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

2.2.3. Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phẩn phải đăng ký với cơ quan nhà nước thẩm quyền

Để một người trở thành người đại diện chính thức và hợp pháp cho công ty cổ phần thì cần phải tiến hành đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điểm a, khoản 4, Điều 22 LDN năm 2020 quy định: Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần phải có bản sao “Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật”;

Như vậy, LDN hiện hành bắt buộc công ty cổ phần phải đăng ký thông tin về người đại diện theo pháp luật thì mới được pháp luật công nhận là người đại diện theo pháp luật. Quy định này nhằm đảm bảo cho sự quản lý của nhà nước nói chung và trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch với các đối tác của doanh nghiệp được thuận lợi.

Theo đó, sau khi đã nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp lên cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan này xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là một nội dung bắt buộc trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo khoản 3, Điều 28 LDN năm 2020.

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là thông tin được cung cấp công khai và miễn phí trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (website: www.dangkykinhdoanh.gov).

2.2.4. Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Để đảm bảo hiệu quả trong việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, phòng chống sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế bền vững, phù hợp với các đặc thù của từng nghành nghề, nên pháp luật về doanh nghiệp đã hạn chế một số chủ thể không được phép làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Theo đó, người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần cũng phải đáp ứng điều kiện không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020, cụ thể:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của LDN năm 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng;
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, việc cấm những đối tượng nêu trên không được thành lập, quản lý doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc nhóm đối tượng ngày không đủ điều kiện làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nói chung, công ty cổ phần nói riêng.

2.2.5. Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần đáp ứng điều kiện về chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề

Mặc dù, LDN không quy định cụ thể người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần phải có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định hay phải có chứng chỉ, bằng cấp gì. Những các quy định về đăng ký doanh nghiệp và quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên nghành đã có những điều chỉnh cụ thể về tiêu chuẩn làm thành viên HĐQT, Giám đốc, Tổng giám đốc (trong đó có chức danh người đại diện theo pháp luật), chẳng hạn như:

  • Lĩnh vực đấu giá bất động sản, người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần bán đấu giá bất động sản, đấu giá tài sản phải là đấu giá viên.
  • Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần kinh doanh thẩm định giá phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

2.3. Số lượng người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trước đây, LDN năm 2005 quy định chỉ cho phép doanh nghiệp có duy nhất một người đại diện theo pháp luật, tuy nhiên, kể từ khi LDN năm 2014 ra đời, cho tới nay là LDN năm 2020 đã cho phép công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, đã phù hợp với nhu cầu của loại hình doanh nghiệp này. Quy định doanh nghiệp có toàn quyền quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ gặp thuận lợi khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, đối với doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thì chữ ký của những người đại diện theo pháp luật đều có giá trị pháp lý như nhau góc độ đảm bảo quyền tự do kinh doanh, việc cho doanh nghiệp toàn quyền quyết định về số lượng người đại diện theo pháp luật sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể hội nhập nhanh hơn, tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh.

Hơn nữa, quy định này cũng góp phần tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong trường hợp người đại diện duy nhất của doanh nghiệp gặp sự cố, bất hợp tác hoặc không thực hiện các yêu cầu của thành viên trong quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty.

Mặt khác, quy định này cũng phù hợp với quy định của BLDS năm 2015 khi cho phép pháp nhân có nhiều người đại diện. Vì quy chế người đại diện theo pháp luật có mối liên hệ trực tiếp với quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc chủ động lựa chọn địa bàn, hình thức kinh doanh, mà muốn thực hiện được những quyền này, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn, thì cần phải có nhiều người đại diện cho doanh nghiệp để giao kết và thực hiện các giao dịch với chủ thể khác, Từ đó, sẽ tạo điều kiện pháp lý tốt hơn cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh.

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và Điều lệ công ty phải đăng ký với cơ quan đăng ký doanh nghiệp để công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp. Trong trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp cũng phải thực hiện việc đăng ký lại. Việc quy định như vậy vừa nhằm đáp ứng nhu cầu tự nhiên và đòi hỏi chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình điều hành sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nhanh nhạy, hiệu quả trong khi vẫn đảm bảo nội dung quản lý Nhà nước về doanh nghiệp.

Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, ở Việt Nam ngày càng có nhiều công ty cổ phần có quy mô lớn và xuất hiện những nhu cầu mới, trong đó có nhu cầu nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật, nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh khác nhau mà cá nhân một người không thể đảm đương hết được. Quy định mới này góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể về số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Tuy nhiên, theo tác giả, nếu không áp dụng quy định này một cách chặt chẽ, có thể gây ra những hậu quả nhất định đối với những chủ thể khác trong quan hệ với doanh nghiệp. Mặc dù, pháp luật không yêu cầu, nhưng về logic suy nghĩ cho thấy khi một doanh nghiệp cử hơn một người đại diện, trong nội bộ tổ chức doanh nghiệp cần quy định rõ thẩm quyền của mỗi người để tránh chống chéo và tăng cường hiệu quả quản lý. Mặt khác, nếu thông tin về phân công trách nhiệm chỉ giới hạn trong nội bộ doanh nghiệp, thì các chủ thể bên ngoài sẽ khó có thể biết được người đại diện mà mình đang đàm phán có thẩm quyền quyết định trong giao dịch mà mình hướng tới hay không. Hơn nữa, dưới góc độ đảm bảo an toàn trong giao dịch cũng như quyền lợi của các đối tác, quy định của LDN năm 2020 vẫn chưa giải quyết được sự phân định trách nhiệm của doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong trường hợp người đại diện thực hiện giao dịch không đúng thẩm quyền. Bên cạnh đó, bản thân đối tác kinh doanh của các công ty này cũng rất khó để có cơ chế kiểm tra xem người đại diện theo pháp luật mà mình đang đàm phán có đầy đủ thẩm quyền để xác lập giao dịch với mình hay không. Nhất là trong trường hợp điều lệ hiện hành của công ty quy định không rõ ràng hoặc chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Sự phân công quyền và nghĩa vụ của những người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần sẽ được quy định cụ thể trong điều lệ của công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo điều lệ thì người đại diện theo pháp luật mới được quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch theo quy định tại khoản 2, Điều 141 BLDS năm 2015. Mặc dù, điều lệ là văn bản ghi nhận rõ nhất các chức danh quản lý, cũng như quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật, nhưng văn bản này cũng chỉ là văn bản mang tính nội bộ và không phải là nội dung bắt buộc phải thông báo công khai. Ngoài ra, chưa kể đến việc Điều lệ có thể thay đổi theo thời gian và nội dung dài, nên có thể một số nội dung thay đổi mà bên thứ ba khó có thể kiểm chứng và xác định được tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật. Cho nên rất dễ dẫn đến trường hợp giao dịch với người không có thẩm quyền đại diện hoặc người có thẩm quyền đại diện nhưng đã bị thay đổi, chấm dứt, từ đó sẽ dẫn đến những rủi ro vì giao dịch có thể bị vô hiệu.

Chức danh quản lý của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần: Xác định ai là người đại diện theo pháp luật của công ty có ý nghĩa quan trọng, bởi vì họ là người thay mặt cho công ty xác lập, thực hiện các giao dịch với các chủ thể khác, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho công ty. Mỗi cá nhân đại diện theo pháp luật cần có những chức danh quản lý cụ thể để có thể xác lập tư cách đại diện một cách dễ dàng. LDN năm 2020 không đưa ra định nghĩa thế nào là chức danh quản lý trong công ty cổ phần, mà chỉ liệt kê các chức danh quản lý bao gồm: Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và một số chức danh khác như: Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên,… có thẩm quyền nhân danh doanh nghiệp ký các giao dịch của doanh nghiệp. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trong công ty cổ phần, Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể chức danh quản lý của người đại diện theo pháp luật. Công ty có toàn quyền lựa chọn người đại diện theo pháp luật, nhưng chỉ chọn những người có chức danh quản lý nhất định. LDN năm 2020 không hạn chế chức danh quản lý nào được phép đảm nhận vị trí người đại diện theo pháp luật, mà trao quyền cho nghiệp được lựa chọn các chức danh, miễn sao, chức danh đó được Điều lệ công ty quy định là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần chủ yếu xoay quanh các chức danh quản lý như Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Đây là những chức danh đứng đầu trong quản lý, điều hành hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, cho nên việc giao cho họ trách nhiệm đại diện doanh nghiệp trong giao kết và thực hiện các giao dịch với các chủ thể khác là hợp lý.

Trường hợp công ty muốn có nhiều người đại diện theo pháp luật, thì công ty có thể tự quyết định những chức danh quản lý khác làm người đại diện theo pháp luật cho công ty mình. Đồng thời, LDN năm 2020 cũng cho phép một người có thể kiêm nhiều chức danh quản lý. Chẳng hạn, Chủ tịch HĐQT cũng có thể kiêm làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Thế nhưng, một người có thể đồng thời được làm người đại diện theo pháp luật cho nhiều doanh nghiệp hay không. LDN năm 2020 kế thừa quy định của LDN năm 2014, đã bỏ quy định về Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. Theo đó, nếu Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần là người đại diện theo pháp luật của công ty, thì cũng có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khác. Nhìn chung, một người có nhiều năng lực, nhiều kinh nghiệm và có đầy đủ điều kiện về tài chính, thì họ có thể đồng thời làm việc cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, miễn là không thuộc trường hợp luật cấm. Quy định như vậy sẽ tạo cho công dân quyền tự do làm ăn kinh doanh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.

2.4. Thay đổi, chấm dứt tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

2.4.1. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là trong quá trình hoạt động, do có sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức của doanh nghiệp, nên người đại diện theo pháp luật có thể bị thay đổi. Việc thay đổi người đại diện dẫn đến việc chấm dứt tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật này và xác lập tư cách đại diện với người đại diện khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có thể kể đến một số nguyên nhân như: (1) Hết nhiệm kỳ mà không được bầu lại ở nhiệm kỳ mới; (2) Bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức;

Chấm dứt hợp đồng lao động; (4) Thay đổi điều lệ; (5) Một số trường hợp khác như: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chết, mất tích, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, tạm giam, kết án tù,…

Trong trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi người đại diện theo pháp luật, thì phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và sau khi đăng ký thay đổi, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Vấn đề đặt ra là thời điểm phát sinh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp lần đầu tiên là kể từ ngày cấp, nhưng trong trường hợp công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật thì thời điểm phát sinh tư cách của người đại diện theo pháp luật là kể từ thời điểm nào? Liên quan đến vấn đề này, có hai quan điểm đang tồn tại, đó là:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu chờ cho đến khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới được cấp lại thì người có tên trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới có quyền đại diện, từ đó sẽ xuất hiện một khoảng trống pháp lý về việc xác định người đại diện theo pháp luật trong việc chuyển giao quyền đại diện, mà công ty lại không thể không có người đại diện theo pháp luật dù chỉ là một ngày.

Quan điểm thứ hai cho rằng, khi có các quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật có hiệu lực thì người đại diện theo pháp luật mới chính thức có quyền đại diện cho công ty để xác lập, thực hiện giao dịch, còn việc công ty đi đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ là thủ tục hành chính.

Trên thực tế, các doanh nghiệp cũng thường xuyên thay đổi người đại diện theo pháp luật và kể từ khi có quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật đến khi thông tin được công bố trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải mất một khoảng thời gian nhất định, nên bên thứ ba rất khó nắm bắt được sự thay đổi đó và thậm chí đến Tòa án các cấp còn có sự xác định không giống nhau.

2.4.2. Chấm dứt tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Trong trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ làm chấm dứt tư cách đại diện của người đại diện này và xác lập tư cách đại diện với người đại diện theo pháp luật khác như đã nêu trên. Bên cạnh đó, LDN năm 2020 cũng quy định những trường hợp chấm dứt tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật cũ, nhưng không xác lập tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật mới, đó là các trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Bởi vì, chấm dứt tồn tại một doanh nghiệp là kết thúc mọi hoạt động từ kinh doanh cho đến hoạt động nội bộ, cũng như sự tồn tại trên mặt thực tế lẫn pháp lý của doanh nghiệp đó, cụ thể là các trường hợp: (1) Chia doanh nghiệp; (2) Hợp nhất doanh nghiệp; (3) Sáp nhập doanh nghiệp; (4) Giải thể doanh nghiệp; (5) Phá sản doanh nghiệp. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

2.5. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần.

2.5.1. Đảm bảo thống nhất trong một số quy định về người đại diện theo pháp luật để hoàn thiện quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Thứ nhất, cần bổ sung vai trò “xác lập” các giao dịch vào khái niệm về người đại diện theo pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 12 LDN năm 2020, cụ thể: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”. Việc bổ sung vai trò “xác lập” các giao dịch là cần thiết và phù hợp, vì người đại diện theo pháp luật không chỉ là người “thực hiện” mà còn là người ký kết, “xác lập” các giao dịch nhân danh doanh nghiệp, đó cũng là một trong các quyền hạn then chốt của người đại diện theo pháp luật và cũng đảm bảo thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015.

Thứ hai, việc tách ra thành hai khoản (khoản 8 và khoản 9 Điều 23 LDN năm 2020) tạo cho người đọc sự hiểu nhầm là có sự khác nhau giữa hai khoản và cũng vừa tạo nên sự kém súc tích trong một văn bản luật. Vì vậy, theo chúng tôi nên gộp chung quy định tại khoản 8 và khoản 9, Điều 23 LDN năm 2020 thành một khoản như sau: “Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Việc gộp chung và địa chỉ ghi “người đại diện theo pháp luật” là phù hợp, vì chủ DNTN và TVHD của CTHD cũng đều là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2.5.2. Cần xây dựng cơ chế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba trong các giao dịch thông qua người đại diện theo pháp luật

Thứ nhất, đối với trường hợp có nhiều người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thì quyền hạn và nghĩa vụ của những người này được quy định trong Điều lệ của doanh nghiệp. Cho nên, nếu bên thứ ba không xem xét kỹ điều lệ của doanh nghiệp trước khi xác lập giao dịch, thì có thể giao dịch với người không có thẩm quyền đại diện hoặc khi tìm thông tin về việc phân công trách nhiệm chỉ giới hạn trong nội bộ doanh nghiệp sẽ rất khó khăn. Bên cạnh đó, nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng không ghi nhận phạm vi được đại diện, và các thông tin về chức danh quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của từng người đại diện chỉ được thể hiện trong điều lệ công ty, nhưng điều lệ công ty không phải là văn bản phải được thông báo công khai.

Vì vậy, theo tác giả nên quy định theo hướng: “Mọi quy định hạn chế của doanh nghiệp về phân công thẩm quyền giữa những người đại diện theo pháp luật trong cùng một doanh nghiệp chỉ có hiệu lực đối với bên thức ba khi họ biết được về sự hạn chế đó”. Quy định này sẽ tạo cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc công bố thông tin về người đại diện theo pháp luật với bên thứ ba, từ đó hạn chế được những rủi ro cho về giao dịch vô hiệu cho các bên. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Thứ hai, đối với những trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật, nếu bên thứ ba xác lập với người đã không còn làm người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp nữa và nếu giao dịch đó có phần bất lợi cho doanh nghiệp, thì doanh nghiệp đó có thể sẽ đề nghị tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nên sẽ dẫn đến rủi ro quá lớn cho bên thứ ba.

Do vậy, theo tác giả cần có quy định bắt buộc: “Doanh nghiệp phải công bố thông tin cho bên thứ ba biết về sự thay đổi, chấm dứt tư cách người đại diện của người đại diện theo pháp luật liên quan đến giao dịch tại thời điểm xác lập”. Nếu như doanh nghiệp không công bố thông tin, thì có thể coi bên thứ ba là ngay tình, lỗi sẽ thuộc về doanh nghiệp và giao dịch này có hiệu lực đối với các bên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 142 BLDS năm 2015. Đi xa hơn nữa, án lệ cần thừa nhận một nguyên tắc trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch với người thứ ba, nếu doanh nghiệp không tuyên bố bằng văn bản cho người thứ ba rằng người đại diện theo pháp luật nhân danh doanh nghiệp xác lập giao dịch với bên thứ ba không có thẩm quyền đối với giao dịch này, thì bên thứ ba được quyền mặc nhiên suy đoán là người đại diện theo pháp luật này có hiệu lực đối với doanh nghiệp và bên thứ ba.

Thứ ba, đối với trường hợp trong cùng một doanh nghiệp, khi một người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã ra một quyết định, nhưng sau đó do quyết định đó gây bất lợi cho doanh nghiệp nên người đại diện theo pháp luật khác lại ra một quyết định phủ định lại quyết định này, từ đó chẳng những làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, mà còn mất niềm tin của bên thứ ba.

Vì vậy, để tránh tình trạng này, theo tác giả cần có văn bản hướng dẫn LDN năm 2020 theo hướng: “Khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã ra một quyết định đối với bên thứ ba mà quyết định này đã được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền, nội dung theo quy định của pháp luật và đã được công bố chính thức với bên thứ ba, thì có giá trị pháp lý đối với các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Với những giải pháp trên sẽ giúp cho doanh nghiệp và bên thứ ba tránh được một số vấn đề sau đây:

Một là, với tư cách là bên thứ ba ngay tình, lợi ích của họ được bảo vệ tối đa. Các doanh nghiệp có người đại diện giao kết hợp đồng vượt quá thẩm quyền sẽ rất khó có khả năng thoái thác trách nhiệm nếu cơ chế quản trị nội bộ của họ lỏng lẻo, dẫn tới các giao dịch được ký vi phạm hoặc vượt quá thẩm quyền. Điều này có thể giúp tránh được rất nhiều tranh chấp hợp đồng giữa các bên.

Hai là, với quy định này, buộc các doanh nghiệp phải tự giác hoàn thiện quy chế quản trị nội bộ, hạn chế đến mức tối đa các hành vi vượt quá thẩm quyền, hoặc tạo cơ chế để nhanh chóng phát hiện các hành vi này, hoặc để thông tin kịp thời đến các bên đối tác khi các giao dịch vượt quá thẩm quyền có nguy cơ xảy ra.

Ba là, các bên sẽ tránh được một trách nhiệm vô cùng phiền toái là phải tìm hiểu về thẩm quyền ký kết hợp đồng của bên giao kết hợp đồng với mình. Việc kiểm soát lạm quyền trong mỗi doanh nghiệp, sẽ là câu chuyện nội bộ của mỗi doanh nghiệp thay vì trở thành gánh nặng của bên đối tác. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

2.5.3. Quy định của rõ về thời điểm làm phát sinh tư cách đại diện trong trường hợp thay đổi người đại diện theo luật

Việc một doanh nghiệp đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo tác giả thì đó chỉ là thủ tục về mặt hành chính, chứ không phải là một trong các căn cứ xác lập quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật. Bởi vì, khi có các quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật có hiệu lực, thì người đại diện theo pháp luật mới chính thức có quyền đại diện cho doanh nghiệp để xác lập, thực hiện giao dịch. Và kể từ khi có quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật cho đến khi thông tin được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì phải mất một khoảng thời gian nhất định, nên bên thứ ba rất khó nắm bắt được sự thay đổi đó.

Do đó, để tránh sự lộn xộn trong việc xác định cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ sở rõ ràng để thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin với bên thứ ba, tác giả cho rằng trong thời gian tới cần phải có văn bản hướng dẫn LDN năm 2020 theo hướng: “Thời điểm phát sinh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật kể từ ngày quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có hiệu lực”.

2.5.4. Cần có quy định hướng dẫn về trách nhiệm trung thực, cẩn trọng, trung thành của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Quan điểm của tác giả cho rằng cần phải có văn bản dưới luật (Nghị định, Thông tư) hướng dẫn một cách cụ thể và chi tiết về trách nhiệm trung thực, cẩn trọng, trung thành của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, theo hướng: Xây dựng khái niệm, phạm vi, trách nhiệm riêng biệt. Bên cạnh đó, cần phải rà soát, phát hiện các bản án, quyết định của Tòa án về các vấn đề có liên quan để phát triển thành án lệ. Từ đó, sẽ hạn chế được tranh chấp xảy ra và nếu như có tranh chấp thì Tòa án hoặc Trọng tài cũng có căn cứ để xác định như thế nào là trách nhiệm, trung thực, cẩn trọng, trung thành và việc xác định sẽ không còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của họ.

Về phía doanh nghiệp, cần quy định cụ thể trách nhiệm trung thực, cẩn trọng vào Điều lệ của công ty một cách chi tiết, rõ ràng, có như vậy khi xảy ra tranh chấp sẽ thuận tiện và có căn cứ để giải quyết. Chẳng hạn như: Về trách nhiệm cẩn trọng, Điều lệ Tập đoàn Vingroup quy định là “… với một mức độ cẩn trọng mà một người thận trọng phải có khi đảm nhiệm vị trí tương đương và trong hoàn cảnh tương tự”; Về trách nhiệm trung thực, Điều lệ Tập đoàn Vingroup chỉ liệt kê ra các hành vi như: “… phải công khai các lợi ích liên quan theo quy định; … không được phép sử dụng những cơ hội kinh doanh có thể mang lại lợi ích cho công ty vì mục đích cá nhân; … không được sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ của mình để tư lợi cá nhân hay để phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác”. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Ngoài ra, khi giải quyết các vụ việc, Thẩm phán có thể tham khảo nguyên tắc phán quyết kinh doanh (business judment rule) mà các Thẩm phán Mỹ đã vận dụng. Theo đó, nguyên tắc ngày được áp dụng khi hội đủ ba điều kiện: Một là, không có quan hệ lợi ích cá nhân gì với nghĩa vụ mà họ đã ra quyết định; Hai là, có lý do hợp lý để tin tưởng rằng, các thông tin mà họ nắm giữa có thể làm cơ sở phán đoán và ra quyết định là thỏa đáng trong trường hợp đó; Ba là, có lý do hợp lý để tin tưởng rằng, quyết định của mình là phù hợp với lợi ích tối ưu của công ty và nếu như một người khác ở cùng vị trí và hoàn cảnh tương tự cũng sẽ quyết định như vậy.

Kết luận Chương 2

Sau khi đã phân tích chi tiết những vấn đề cơ bản về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp để làm tiền đề cho chương 2. Ở chương này, luận văn đi vào phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, về lý luận, thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện. Từ những phân tích và đề xuất giải pháp, tác giả hy vọng đóng góp ý kiến vào sự hoàn thiện cho LDN ngày càng hoàn về chế định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nói chung, người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần nói riêng.

Các vấn đề về lý luận, thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện đã được phân tích chi tiết, cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các công ty cổ phần trong quá trình xây dựng điều lệ, đối với phần xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật, hoặc cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động học tập, và nghiên cứu về chế định người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần. Luận văn: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993