Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1.1. Tiêu đề: Tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
1.2. Tóm tắt:
Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Tại Việt Nam, mặc dù sự phát triển của các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ hơn, thì chất lượng thông tin được công bố công khai một cách rộng rãi lại thấp đi. Vì vậy, sự tác động của danh tiếng truyền thông đối với hoạt động của ngân hàng có thể khác nhau, phụ thuộc vào việc khách hàng đặt niềm tin vào những ngân hàng bên cạnh phương thức cũng như khả năng tiếp nhận thông tin của từng khách hàng.
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu xem liệu danh tiếng truyền thông có giúp cho các Ngân hàng thương mại gia tăng được hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự trợ giúp của phần mềm Stata
Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy giữa danh tiếng truyền thông và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng, cho thấy lợi nhuận được cải thiện cũng nâng cao danh tiếng, từ đó nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Kết luận và hàm ý: Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá sự ảnh hưởng của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa danh tiếng truyền thông và kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có sự liên quan với nhau.
1.3. Từ khóa: Danh tiếng truyền thông, Ngân hàng thương mại, Lợi nhuận ngân hàng.
ABSTRACT
Title: The effects of media reputation on financial performance of commercial banks listed on Ho Chi Minh City Stock Exchange
- Abstract Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Reason for writing: In Vietnam, although the development of commercial banks is getting bigger and stronger, the quality of publicly disclosed information is much lower in compare. Therefore, the impact of media reputation on banking operations can be different, depending on the customer’s trust in the banks besides the method and ability of each individual to receive information.
Problem: To find out whether media reputation helps commercial banks increase business efficiency
Methods: The thesis uses quantitative research method with the help of Stata program.
Results: Research results show that there is a relationship between media reputation and bank’s return on equity (ROE), which shows that by improving media reputation can lead to improving financial performance. of the bank.
Conclusion: This thesis was conducted to evaluate the influence of media reputation on the performance of commercial banks listed on Ho Chi Minh City Stock Exchange. Research results show that there is a correlation between media reputation and business performance of those banks.
1.3. Keywords: Media reputation, Commercial banks, Bank prrofit
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN
1.1. Đặt vấn đề
Danh tiếng một doanh nghiệp trong thời kỳ hiện nay đang ngày càng trở thành một nhân tố thu hút sự quan tâm chú ý của những nhà nghiên cứu, bởi vì đây là một nhân tố đóng góp vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và đồng thời giúp cải thiện hiệu quả hoạt đông tài chính của chính doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp sở hữu danh tiếng tốt có thể xem như có thêm một tài sản vô hình, một lợi thế bền vững cho chính doanh nghiệp đó nhờ vào các yếu tố riêng biệt, khó để những đối thủ của họ sao chép hay bắt chước (Hall, 1993; Barney, 1991). Đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa danh tiếng và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (Roberts & Dowling, 1997; Eberl & Schwaiger, 2005), đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng (Inglis, 2006).
Tuy nhiên, những lợi ích mà danh tiếng có thể mang lại cho doanh nghiệp vẫn chỉ ở mức tiềm năng; do đó câu hỏi đặt ra là liệu các doanh nghiệp, hay cụ thể hơn là các ngân hàng có thể tận dụng tốt những giá trị mà danh tiếng truyền thông có thể mang lại để cải thiện hiệu quả tài chính hay không.
1.2. Sự cần thiết của nghiên cứu
Phân tích về ảnh hưởng của danh tiếng truyền thông trong lĩnh vực ngân hàng là rất cần thiết khi mà ngày nay gần như tất cả các ngân hàng đều cung cấp những sản phẩm đồng nhất cho các khách hàng bằng cách sử dụng các yếu tố sản xuất tương tự như lao động (Chen, 1996). Qua việc cung cấp các sản phẩm này, ngân hàng có thể tích lũy danh tiếng trong mắt khách hàng. Việc tập trung vào lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ góp phần hạn chế được mối liên hệ không nhất quán giữa đặc tính của sản phẩm và yếu tố thị trường mà những ngành khác có thể mắc phải.
Tại Việt Nam, mặc dù sự phát triển của các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ hơn, thì chất lượng thông tin được công bố công khai một cách rộng rãi lại thấp đi. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc xảy ra mâu thuẫn, xung đột với các nguồn thông tin khác được công bô thông qua các phương tiện truyền thông. Vì vậy, sự tác động của danh tiếng truyền thông đối với hoạt động của ngân hàng có thể khác nhau, phụ thuộc vào việc khách hàng đặt niềm tin vào những ngân hàng bên cạnh phương thức cũng như khả năng tiếp nhận thông tin của từng khách hàng.
Từ những vấn đề cũng nhưng những câu hỏi được đặt ra ở trên, luận văn xin chọn đề tài “Tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sỹ. Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát mà luận văn muốn hướng đến trong đề tài này là: Đề xuất một số ý kiến góp ý liên quan đến việc xây dựng danh tiếng truyền thông cho các NHTM hiện đang được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, từ đó có thể góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh của nhóm các NHTM này.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu xem liệu danh tiếng truyền thông có giúp cho các Ngân hàng thương mại gia tăng được hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không và có các biện pháp để cải thiện tác động của danh tiếng đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, luận văn sẽ hướng tới giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu về mối liên hệ giữa danh tiếng truyền thông và hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.
Thứ hai, xem xét mức độ tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.
Thứ ba, đề xuất một số ý kiến, gợi ý trong việc xây dựng danh tiếng truyền thông nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM trong tương lai.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ hướng đến trả lời các câu hỏi dưới đây:
Mức độ tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM trong giai đoạn từ năm 2012 – 2021? Liệu có sự khác biệt về mức độ tác động giữa các nhóm NHTM có hình thức sở hữu khác nhau hay không?
Trong tương lai, cần xây dựng chiến lược xây dựng, phát triển danh tiếng truyền thông như thế nào để có thể gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại hiện đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Các Ngân hàng thương mại hiện đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, hiện tại đang có 17 Ngân hàng. Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2012 – 2021, lý do luận văn chọn năm 2012 là năm bắt đầu nghiên cứu vì đây là năm đầu tiên mà Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (VNR) đưa ra chỉ số danh tiếng truyền thông, chi số này được đánh giá dựa trên phân tích nội dung của báo chí, đồng thời đây là giai đoạn kể từ sau khi Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 V/v Phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015 có hiệu lực đến nay.
1.6. Đóng góp của đề tài
Thông qua nghiên cứu này, chúng ta có thể quan sát ảnh hưởng của danh tiếng đối với hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại hiện đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Từ những kết quả thu thập, các nhà lãnh đạo của những ngân hàng trên có thể hoạch định được một kế hoạch phù hợp nhằm xây dựng, phát triển và duy trì danh tiếng để hướng tới lợi nhuận và phát triển bền vững hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó, đặc biệt là trong thời kì mà nền kinh tế Việt Nam đang phải chịu ảnh hưởng nghiêm trong do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, thì việc tận dụng được càng nhiều nguồn lực khác nhau sẽ giúp cho các Ngân hàng thương mại có thể duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, cũng như hướng đến sự phát triển thêm trong tương lai.
1.7. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện luận văn này được thực hiện với hệ thống nhiều bước từ xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đến các bước xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng các biến, thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, đánh giá và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất
Cụ thể, quy trình nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này bao gồm 06 bước chính bao gồm:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu được xác định như sau:
Mục tiêu tổng quát: Đề xuất một số ý kiến góp ý liên quan đến việc xây dựng danh tiếng truyền thông cho các NHTM hiện đang được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, từ đó có thể góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh của nhóm các NHTM này.
Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu xem liệu danh tiếng truyền thông có giúp cho các Ngân hàng thương mại gia tăng được hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không và có các biện pháp để cải thiện tác động của danh tiếng đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
- Các vấn đề nghiên cứu của luận văn bao gồm:
Tìm hiểu về mối liên hệ giữa danh tiếng truyền thông và hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.
Xem xét mức độ tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM. Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Đề xuất một số ý kiến, gợi ý trong việc xây dựng danh tiếng truyền thông nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM trong tương lai.
Bước 2: Xây dựng mô hình, thiết kế và phương pháp nghiên cứu.
Ở bước 2 này, luận văn xây dựng mô hình, thiết kế và phương pháp nghiên cứu được áp dụng đối với việc phân tích, đánh giá tác động của danh tiếng truyền thống đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Bước 3: Thu thập dữ liệu.
Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2021, và được tổng hợp ở phần dữ liệu doanh nghiệp của trang web CAFEF.VN. Biến MRD được thu thập ở website của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report JSC) (VNR500.COM.VN) và trang (TOPTENVIETNAM.VN). Ngoài ra, luận văn còn sử dụng dữ liệu từ nhiều website khác.
Bước 4: Xử lý dữ liệu.
Luận văn sử dụng phần mềm Stata để xử lý dữ liệu. Khi tiến hành hồi quy về mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến ROA và ROE theo 03 phương pháp OLS, FEM và REM.
Bước 5: Phân tích dữ liệu thu thập được.
Các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, sau khi đã được xử lý, sẽ được sử dụng để phân tích và kết quả phân tích sẽ được làm rõ thông qua các phương pháp nghiên cứu đã được tổng quan trong phần phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu.
Bước 6: Đánh giá và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Cuối cùng, luận văn đánh giá và thảo luận kết quả nghiên cứu, để đưa ra những đánh giá về tác động của danh tiếng truyền thống đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam., từ đó đưa ra đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, trên phương diện danh tiếng truyền thông.
Luận văn này sử dụng dữ liệu quan sát được thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2021, và được tổng hợp ở phần dữ liệu doanh nghiệp của trang web Cafef.Vn. “Riêng đối với biến MRD, biến này sẽ được thu thập ở website của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report JSC) (Vnr500.Com.Vn) và trang (Toptenvietnam.Vn). Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng dữ liệu từ nhiều website khác. Sau khi dữ liệu thu thập được, luận văn sử dụng phần mềm Stata để xử lý dữ liệu. Thông qua phần mềm kinh tế lượng Stata, luận văn sẽ thu được mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến giải thích trong mô hình hồi quy như phần 3.2 trình bày.
1.8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, các danh mục, nghiên cứu này được kết cấu thành 05 chương chính:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN.
Nội dung chương 1 giới thiệu về đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục đích và phạm vi của nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, chương 1 thực hiện tổng quan về phương pháp và cấu trúc của luận văn.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY.
Nội dung chương 2 thực hiện tổng quan về danh tiếng truyền thông và tác động của nó lên hoạt động của các ngân hàng thương mại. Chương 2 cũng tổng quát về các khái niệm liên quan đến danh tiếng truyền thông và hoạt động của ngân hàng thương mại, đồng thời, thực hiện đánh giá các nghiên cứu trước đây liên quan đến tác động của danh tiếng truyền thông đến hoạt động của ngân hàng thương mại.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 3 thực hiện mô tả phương pháp nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm phương pháp nghiên cứu mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu, đồng thời giải thích về mô hình nghiên cứu và các giả thuyết của nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Chương 4 thực hiện phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu dựa trên phân tích dữ liệu thu thập được từ các ngân hàng thương mại niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, đồng thời, thực hiện đánh giá tác động của danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại và đưa ra các kết luận.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ. Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Chương 5 thực hiện tóm tắt kết quả nghiên cứu và các phát hiện chính, và đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm cải thiện hoạt động của các ngân hàng thương mại liên quan đến danh tiếng truyền thông.
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1. Khái niệm danh tiếng
Vấn đề liên quan đến danh tiếng của công ty vẫn còn gây tranh cãi cho đến nay, bởi vì các nhà nghiên cứu không đồng ý với định nghĩa và yếu tố cấu trúc của danh tiếng công ty. Danh tiếng công ty do Fombrun (1996) đưa ra và ông định nghĩa danh tiếng công ty là điểm thu hút toàn bộ khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng khác. Bromley (2000) định nghĩa danh tiếng công ty là cách thức đưa ra các khái niệm liên quan đến tổ chức từ công chúng. Gotsi và Wilson (2001) định nghĩa danh tiếng của công ty là sự đánh giá của công chúng đối với tổ chức trong thời gian dài. Gần đây, liên quan đến danh tiếng của công ty, các nghiên cứu về các yếu tố cấu trúc của danh tiếng đã được kích hoạt. Cụ thể, Fombrun (1996) cho rằng danh tiếng của công ty bao gồm chất lượng sản phẩm, môi trường việc làm, triết lý công ty, trách nhiệm xã hội, phương pháp tình cảm và hiệu quả tài chính. Lewis (2001) cho rằng danh tiếng của công ty bao gồm chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, đội ngũ nhân viên, hiệu quả tài chính, quản lý, trách nhiệm môi trường và trách nhiệm xã hội.
Như vậy, hầu hết các định nghĩa về danh tiếng của doanh nghiệp đều dựa vào bản chất cảm nhận của danh tiếng. Cụ thể, danh tiếng của công ty có thể được đánh giá theo kinh nghiệm dựa trên sự chia sẻ của kinh nghiệm của các bộ phận liên quan với công ty và với bất kỳ phương tiện truyền thông về hoạt động của công ty so sánh với các công ty đối thủ (Gotsi & Wilson, 2001; Wartick, 2002). Theo đó, danh tiếng của công ty có thể được đo lường dựa trên các khía cạnh khác nhau. Groenland (2002) đề xuất danh tiếng là một trong những thang đo lường phổ biến nhất của danh tiếng của doanh nghiệp. Có sáu khía cạnh được tính đến trong danh tiếng của một công ty, bao gồm: hấp dẫn về cảm xúc, sản phẩm và dịch vụ, tầm nhìn và khả năng lãnh đạo, môi trường làm việc, trách nhiệm xã hội và môi trường, và hiệu quả tài chính. Trong nhiều nghiên cứu, các khía cạnh này được sử dụng để đo lường danh tiếng tổng thể của công ty. Trong ngành ngân hàng, các phương pháp đo lường này đã được mở rộng để bao gồm chăm sóc khách hàng và tổng thể dịch vụ ngân hàng. (Ruiz & cộng sự, 2014).
Trên cơ sở khái niệm về danh tiếng của doanh nghiệp được Gotsi & Wilson (2001) và Wartick (2002) đưa ra, trong nghiên cứu này tác giả nhận định rằng danh tiếng truyền thông của một ngân hàng thương mại không chỉ đơn giản được xác định thông qua thái độ của khách hàng mà còn được thu thập từ các nguồn thông tin, phương tiện truyền thông truyền thống hoặc phương tiện truyền thông hiện đại. Theo Shoemaker & Reese (1991), các nguồn thông tin của công ty có thể bao gồm các thông cáo báo chí được chuẩn bị bởi bộ phận quan hệ công chúng, ý kiến của các bên liên quan, văn phòng chính phủ và đánh giá từ các cơ quan xếp hạng được công bố trong các thông cáo báo chí (Fombrun, 1996) và cả những bài viết của các nhân viên truyền thông như phóng viên và biên tập viên viết về công ty (Shoemaker & Reese, 1991). Trong nghiên cứu đầu tiên của mình, Deephouse (2000) đề xuất khái niệm “danh tiếng truyền thông” của một công ty, trong đó danh tiếng truyền thông được định nghĩa là đánh giá tổng thể của một công ty trên các phương tiện truyền thông. Nguồn lưu trữ báo chí được sử dụng để phân tích và đo lường cấu trúc này. (Deephouse, 2000) Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Khi xem xét các tài liệu về danh tiếng doanh nghiệp, có thể thấy rằng, nhiều nhà nghiên cứu, các học và chuyên gia trên thế giới đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về danh tiếng doanh nghiệp. (Kurd, Medeni, Medeni, & Sağsan, 2017) Gotsi và Wilson (2001) đã định nghĩa danh tiếng công ty là “đánh giá tổng thể của các bên liên quan về công ty theo thời gian”. Qua quá trình lược khảo tài liệu có thể thấy định nghĩa danh tiếng của công ty được đưa ra dưới góc độ nhận thức và đánh giá của từng cá nhân. Những nhận thức và đánh giá này dựa trên kinh nghiệm trực tiếp của các bên liên quan với công ty, mối quan hệ với nhân viên hoặc đại diện của công ty, biểu tượng tổ chức và thông tin được cung cấp qua các kênh truyền thông và so sánh với các đối thủ khác. (Abratt & Kleyn, 2012; Gotsi & Wilson, 2001)
Barnett, Jermier, và Lafferty (2006) đã định nghĩa danh tiếng của công ty là “những đánh giá tập thể về một công ty dựa trên những đánh giá về các tác động tài chính, xã hội và môi trường do công ty gây ra theo thời gian”. (Barnett, Jermier, và Lafferty, 2006)
Walker (2010, p. 370) đã định nghĩa danh tiếng của công ty là “sự trình bày tổng hợp về mặt cảm nhận một cách tương đối ổn định, cụ thể về các hành động trong quá khứ và triển vọng tương lai của một công ty so với một số tiêu chuẩn”.(Walker, 2010, p. 370)
Theo Šontaitė-Petkevičienė (2014), danh tiếng doanh nghiệp được định nghĩa là “sự công nhận, nhận thức, thái độ và đánh giá chủ quan và tập thể về một tổ chức theo thời gian giữa tất cả các nhóm liên quan dựa trên các khía cạnh chất lượng tổ chức cụ thể, hành vi trong quá khứ, giao tiếp, biểu tượng, khả năng và tiềm năng để đáp ứng các kỳ vọng trong tương lai so với các đối thủ cạnh tranh”. (Šontaitė-Petkevičienė, 2014)
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, bên cạnh các yếu tố cơ bản tạo dựng thành công cho các doanh nghiệp trên con đường nắm bắt các cơ hội mới, uy tín doanh nghiệp sẽ luôn là một phần quan trọng, là tài sản vô hình quý giá có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bản thân doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời kì mà dịch bệnh COVID-19 vẫn đang là mối nguy hiểm cho toàn bộ xã hội, kéo theo nền kinh tế ngày một có dấu hiệu khủng hoảng thì việc có thể tận dụng được càng giá trị của một tài sản vô hình như danh tiếng nhằm duy trì hoạt động và từ đó phát triển mạnh mẽ trở lại.
Danh tiếng của một thực thể xã hội (một người, một nhóm xã hội, một tổ chức hoặc một địa điểm) là ý kiến về thực thể đó thường là kết quả của đánh giá xã hội dựa trên một bộ tiêu chí, chẳng hạn như hành vi hoặc hiệu suất. (Merriamwebster, 2020)
Danh tiếng là một cơ chế kiểm soát xã hội phổ biến, tự phát và hiệu quả cao. Nó là một chủ đề nghiên cứu về xã hội, quản lý, và khoa học công nghệ. Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Ảnh hưởng của nó bao gồm từ môi trường cạnh tranh, như thị trường, đến môi trường hợp tác, như doanh nghiệp, tổ chức, thể chế và cộng đồng. Hơn nữa, danh tiếng tác động lên các cấp độ khác nhau của cơ quan, cá nhân và siêu cá nhân. Ở cấp độ siêu cá nhân, nó liên quan đến các nhóm, cộng đồng, tập thể và các thực thể xã hội trừu tượng (như doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức, quốc gia, nền văn hóa và thậm chí cả nền văn minh). Nó ảnh hưởng đến các hiện tượng ở các quy mô khác nhau, từ cuộc sống hàng ngày đến các mối quan hệ giữa các quốc gia. Danh tiếng là một công cụ cơ bản của trật tự xã hội, dựa trên sự kiểm soát xã hội tự phát và phân tán. (Zhao, Bo, 2015) (Veh, Annika; Göbel, Markus; Vogel, Rick, 2019) (Höflinger, Patrick J.; Nagel, Christian; Sandner, Philipp, 2018) (Voswinkel, Stephan, 2011)
Khái niệm danh tiếng được coi là quan trọng trong kinh doanh, chính trị, giáo dục, cộng đồng trực tuyến và nhiều lĩnh vực khác và nó có thể được coi là sự phản ánh danh tính của thực thể xã hội đó.
Nhìn chung, có thể hiểu: Danh tiếng là một sự diễn đạt về việc “nổi danh” của một người hay một di sản, thắng cảnh, và được so sánh với những người và vật khác bởi một đặc điểm nổi bật, nổi trội hơn. Theo đó, danh tiếng thường được đánh đồng với thành công và cả hai luôn đi song song với nhau.
Trong kinh doanh, danh tiếng thường được nhìn nhận ở khía cạnh danh tiếng của thương hiệu, danh tiếng của thương hiệu, đơn thuần đó là cách người khác nhìn vào một người hay doanh nghiệp và định nghĩa doanh nghiệp đó là ai, thương hiệu đó là gì?
2.2. Khái niệm hiệu quả của doanh nghiệp Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu kiểm định, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, có thể kể tên một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Trên cơ sở tổng hợp các khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì có thể thấy hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp đã được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau bao gồm cả góc độ tài chính và phi tài chính. Kế thừa các khái niệm của các tác giả kết hợp với mục tiêu nghiên cứu thì trong nghiên cứu này hiệu quả của tổ chức được hiểu là kết quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Có rất nhiều quan điểm về hiệu quả dựa trên các góc nhìn khác nhau, nội dung bài nghiên cứu dựa theo quan điểm hiệu quả của Farrell (1957). Theo Farrell, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những đầu ra đó. Theo đó, hiệu quả chi phí (cost efficiency) hay hiệu quả kinh tế (economic efficiency) bao gồm hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) và hiệu quả phân bổ (allocative efficiency). Hiệu quả kỹ thuật thể hiện khả năng đơn vị có thể sản xuất tối đa bao nhiêu đầu ra với đầu vào cho trước. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng đơn vị sản xuất sử dụng các đầu vào theo tỷ lệ tối ưu khi đã biết giá cả của chúng.
Để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các tiêu chí khác nhau đã được sử dụng cho đến nay. Theo Venkatraman và Ramanujam (1986), hiệu quả hoạt động của công ty là một chỉ số đánh giá năng lực của công ty trong việc đạt được các mục tiêu và hiệu quả hoạt động bao gồm cả các biện pháp tài chính và phi tài chính. Các biện pháp tài chính bao gồm các yếu tố kinh tế và các biện pháp phi tài chính bao gồm các chỉ số thành công như thị phần, chất lượng, sự hài lòng và hiệu quả thị trường. Mặt khác, những đóng góp của nhân viên trong công việc của họ là rất quan trọng đối với sự phát triển và thành công của tổ chức. Với những nhân viên tài năng và có tay nghề cao, các công ty có thể đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động của nhân viên để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Như vậy có thể thấy hiệu quả hoạt động của công ty được phản ánh ở hai khía cạnh là hiệu quả về mặt tài chính và hiệu quả phi tài chính.
Bên cạnh đó, Li, Ragu-Nathan, Ragu-Nathan, & Rao (2006) cho rằng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp được phản ánh thông qua tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng doanh thu. Tiếp cận dưới góc độ khác thì nhiều nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã sử dụng các chỉ tiêu của tổ chức để đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp như: lợi nhuận, tăng trưởng lợi nhuận, doanh số trên mỗi nhân viên, thị phần, năng suất lao động của nhân viên (Cappelli & Neumark, 2001; Terpstra & Rozell, 1993; Rhee, Zhao, và Kim, 2014).
Chang-Sheng Liao (2009) ước lượng hiệu quả và sự thay đổi hiệu quả của các ngân hàng Đài Loan giai đoạn 2002 – 2004 bằng phương pháp DEA. Tác giả sử dụng biến đầu vào bao gồm chi phí hoạt động, chi phí trả lãi và biến đầu ra bao gồm dư nợ, thu nhập lãi và đầu tư. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Hiệu suất thay đổi theo quy mô của các ngân hàng trong nước có xu hướng giảm. Do đó, nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý ngân hàng là điều chỉnh quy mô hoạt động sao cho đạt được hiệu quả tốt. Các ngân hàng nước ngoài, tuy không hiệu quả hơn các ngân hàng nội địa nhưng sự tăng trưởng hiệu quả của họ tốt hơn các ngân hàng trong nước.”
Theo Gavrea và cộng sự (2011) hiệu quả hoạt động của tổ chức là “một tập hợp các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong đó cung cấp thông tin về mức độ đạt được các mục tiêu và kết quả. Các biện pháp tài chính bao gồm lợi nhuận, bán hàng và thị phần. Các biện pháp phi tài chính bao gồm năng suất, chất lượng, hiệu quả và các biện pháp thái độ và hành vi như cam kết, ý định bỏ việc và sự hài lòng”. Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Xét về khía cạnh hiệu quả tài chính thì đó là kết quả phản ánh sự thành công của doanh nghiệp về tài chính thông qua các chỉ tiêu đánh giá như tỷ suất sinh lợi, tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu. (Le, 2013)
Đối với hiệu quả phi tài chính thì theo Le (2013) được phản ánh ở hai khía cạnh đó là hiệu quả của hoạt động chiêu thị và hiệu quả trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó, lợi thế cạnh tranh được phản ánh qua các yếu tố như khả năng phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp, khả năng giữ chân người lao động, khả năng thu hút ứng viên của doanh nghiệp, sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên, mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên, mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty.
Theo Rhee và cộng sự (2014) yếu tố phản ảnh hiệu quả phi tài chính của doanh nghiệp đó là cạnh tranh về giá, tiết kiệm chi phí sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, sự hài lòng của khách hàng, sự quan tâm về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.
Theo tác giả Nguyễn Thị Hải Yến (2012) trong luận văn thạc sỹ nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh thì đã tiếp cận khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh cụ thể như sau: “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá một cách chính xác khi nó được đặt trong mối quan hệ nhân quả với kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định thì có thể tạo ra hiệu quả ở mức độ như thế nào.”
Trong mỗi giai đoạn phát triển thì các NHTM đều có những mục tiêu và chiến lược khác nhau, nhưng NHTM nào cũng quan tâm đến cái đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM thì bên cạnh hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng chủ yếu để đánh giá.
Tóm lại, sự chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực chính là hiệu quả hoạt động. Hiệu quả hoạt động cho thấy rằng tốc độ tăng của kết quả nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó.
2.3. Mối quan hệ giữa truyền thông và hiệu quả của doanh nghiệp
Danh tiếng của tổ chức là một trong những tài sản quan trọng và có tính chiến lược nhất của tổ chức. Mặc dù vậy, nhưng việc đo lường giá trị của danh tiếng tổ chức vẫn gặp khó khăn do tính chất vô hình. Tuy nhiên, vẫn có thể thấy lợi ích của danh tiếng doanh nghiệp thể hiện trong báo cáo tài chính và giá trị thị trường của công ty (Cravens, Oliver, & Ramamoorti, 2003). Danh tiếng của công ty quan trọng không chỉ vì tiềm năng tạo ra giá trị của nó mà còn vì tính chất khó bắt chước của nó khiến, ừ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp với các đối thủ cùng ngành. Do đó, danh tiếng của công ty về cơ bản có thể đóng góp vào thành công của tổ chức, tuy nhiên trong một số trường hợp danh tiếng cũng có thể dễ dàng dẫn đến sự thất bại của tổ chức (Adeosun & Ganiyu, 2013). Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Danh tiếng của công ty có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quyết định của các bên liên quan. Quyết định của nhân viên về tổ chức làm việc, quyết định của nhà đầu tư đối với tổ chức đầu tư và quyết định của khách hàng về tổ chức để nhận sản phẩm hoặc dịch vụ đều liên quan đến danh tiếng của công ty (Maden, Arıkan, Telci, & Kantur, 2012). Danh tiếng công ty tích cực mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức. Ví dụ, một số lợi ích như sau; đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững, khiến khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, tăng sự hài lòng của khách hàng, phát triển lòng trung thành của khách hàng, góp phần vào quy trình xử lý khủng hoảng của tổ chức, thu hút và giữ chân nhân viên tài năng cho công ty, tạo cơ hội thâm nhập thị trường toàn cầu, thu hút các nhà đầu tư đến với công ty , tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn và giúp các bên liên quan dễ dàng chịu đựng các tình huống bất lợi mà họ có thể gặp phải (Alniacik, Cigerim, Akcin, & Bayram, 2011; Arikan, Kantur, Maden, & Telci, 2016; Feldman, Bahamonde, & Velasquez Bellido, 2014 ; Işık & Zincirkıran, 2016; Karatepe & Ozan, 2017; Maden và cộng sự, 2012).
Bất chấp những vấn đề xung quanh việc định nghĩa và đo lường, danh tiếng “tốt” vẫn được coi là cơ sở cho lợi thế cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Barney (1991) xác định danh tiếng là một trong những nguồn tài nguyên vô hình có giá trị, quý hiếm, không thể bắt chước và không thể thay thế có thể cung cấp lợi thế cạnh tranh bền vững. Là một nguồn lực phức tạp về mặt xã hội, danh tiếng tích cực có thể là yếu tố chính trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh vì nó được phát triển trong một thời gian dài mà đối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng bắt chước và đạt được (Dierickx và Cool, 1989; Hall 1992). Theo Coyne (1986) danh tiếng đóng vai trò như một nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững, Hall (1992) nhận thấy rằng danh tiếng “được đánh giá cao về vai trò của nó đối với những đóng góp mà nó tạo ra cho sự thành công trong kinh doanh”.
Các lợi ích có mục đích thu được từ việc sở hữu danh tiếng truyền thông tốt và có liên quan mật thiết đến việc gia tăng hiệu quả tài chính cho tổ chức bao gồm: cung cấp chỉ số về chất lượng sản phẩm khi người tiêu dùng đứng trước sự lựa chọn giữa các sản phẩm cạnh tranh (tăng doanh số bán hàng, giá và giữ chân khách hàng) (Shapiro , 1983); thu hút nhân viên có năng lực và tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn (giảm chi phí tổ chức) (Roberts và Dowling, 2002); giảm sức ép trong trao đổi giữa nhà cung cấp và người mua (tăng doanh số, giảm chi phí giao dịch) (Kotha và cộng sự, 2001); và cung cấp dự trữ lợi thế thương mại (tài sản vô hình chiến lược) như một “rào cản” cạnh tranh trong thời gian hoạt động kinh doanh khó khăn (duy trì doanh số bán hàng) (Michalisin và cộng sự, 2000). Podolny (1993) ra rằng một khi một công ty phát triển được danh tiếng truyền thông tốt, công ty đó sẽ gặt hái được nhiều lợi ích, do đó sẽ nâng cao hơn nữa danh tiếng. Roberts và Dowling (2002) đã ghi nhận vấn đề về mối quan hệ qua lại giữa hiệu quả tài chính và danh tiếng truyền thông của tổ chức, trong đó lợi nhuận được cải thiện cũng nâng cao danh tiếng, từ đó nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Theo Deephouse (2000) khi thực hiện nghiên cứu nhằm điều tra mối quan hệ giữa danh tiếng truyền thông và hiệu quả tài chính (ROA) của các ngân hàng thương mại đã tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ tích cực có ý nghĩa thống kê giữa danh tiếng truyền thông và hiệu quả tài chính của ngân hàng.
2.4. Phương pháp nhận diện và đo lường các yếu tố danh tiếng truyền thông và hiệu quả hoạt động của NHTM Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Để nhận diện và đo lường các yếu tố danh tiếng truyền thông và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại (NHTM), có thể sử dụng các phương pháp như sau:
Phân tích hồ sơ và tài liệu: Tìm hiểu thông tin về lịch sử, sự phát triển, chính sách và hoạt động của NHTM thông qua các tài liệu như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, trang web, tài liệu quảng cáo, tin tức, bài viết và các phương tiện khác.
Khảo sát và thăm dò ý kiến: Sử dụng các cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn để đánh giá ý kiến của khách hàng và cộng đồng về NHTM và các sản phẩm, dịch vụ, chính sách của nó.
Phân tích đối thủ cạnh tranh: So sánh với các đối thủ cạnh tranh để đánh giá sự khác biệt và vị trí của NHTM trên thị trường.
Theo dõi mạng xã hội: Theo dõi hoạt động trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram để đánh giá sự phản hồi của khách hàng và cộng đồng với NHTM.
Đánh giá kết quả: Dựa trên các kết quả thu thập được, sử dụng các phương pháp định lượng như đánh giá danh tiếng, đo lường độ phổ biến, đo lường hiệu quả quảng cáo, đánh giá sự hài lòng của khách hàng và các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM.
Việc sử dụng các phương pháp này sẽ giúp NHTM đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố danh tiếng truyền thông đến hiệu quả hoạt động của mình và từ đó có thể điều chỉnh các chiến lược và chính sách để nâng cao uy tín và tăng cường hoạt động kinh doanh của mình.
2.5. Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
2.5.1. Nghiên cứu trong nước
Danh tiếng truyền thông là một trong những bộ phận thiết yếu của NHTM, do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Các công trình nghiên cứu đã phản ánh được cơ sở lý luận chung về DTTT và nghiên cứu tại từng đơn vị cụ thể. Có thể liệt kê một số công trình sau:
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng (2008) đã hướng đến những mục tiêu sau “(i) nghiên cứu cơ sở lý luận về việc đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM, và mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, (ii) đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, và làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong thời gian qua dựa trên cơ sở các mô hình phân tích định lượng, (iii) đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành ngân hàng và làm cho nền tài chính quốc gia phát triển ổn định trong những năm tới.” (Nguyễn Việt Hùng, 2008)
Nguyễn Thị Thu Đông (2012) đã cho thấy rằng: Tín dụng là một trong những hoạt động chính giúp đem lợi nhuận cho các NHTM. Trong bài viết, tác giả đưa ra các cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động tín dụng, kinh nghiệm để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng trên cơ sở học hỏi từ các ngân hàng trên thế giới. Trong luận án, tác giả trính bày các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dung của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Trong đó, một trong những chỉ tiêu quan trọng là uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua đánh giá thực tiễn, ta có thể thấy uy tín của một NHTM trên thị trường cũng là một trong các yếu tố quan trọng góp phần vào việc khách hàng có lựa chọn sử dụng các sản phẩm tín dụng của NHTM đó hay không, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của NHTM đó. (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012)
Sau đó, Hồ Tuấn Vũ (2016) với đề tài tiếng Anh “The Research of Factors Affecting the Effectiveness of Internal Control Systems in Commercial Banksempirical Evidence in Viet Nam” (tạm dịch “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”) là một đề tài nghiên cứu định lượng, sử dụng bảng câu hỏi khảo sát, dùng hàm hồi quy để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 07 nhân tố (i) Hiệu quả hoạt động; (ii) Tình hình tài chính; (iii) Uy tín ngân hàng; (iv) Thông tin truyên thông; (v) Danh tiếng của lãnh đạo ngân hàng; (vi) Thể chế chính trị; (vii) Lợi ích nhóm ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống trong các NHTM kinh doanh xăng dầu, Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho biết độ tin cậy của thang đo dùng để đo lường các thành phần của 07 nhóm nhân tố đều lớn hơn 0.6, nghĩa là thang đo phù hợp với kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài. Kết quả phân tích nhân tố EFA trích thành 05 nhân tố hội tụ. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên tích lũy giải thích được 72.617% mức độ biến thiên các biến quan sát. Các nhân tố đều ảnh hưởng thuận chiều đến tính hữu hiệu của danh tiếng truyền thông, trong 07 nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu hiệu của danh tiếng truyền thông là Tình hình tài chính (β = 0.438), tiếp đến là nhân tố hiệu quả hoạt động (β = 0.418), Uy tín ngân hàng (β =0.246), Danh tiếng của lãnh đạo ngân hàng (β = 0.176), và cuối cùng là thông tin và truyền thông (β = 0.12). Vì vậy, NHTM cần chú trọng hơn đến các nhân tố nào mà tác động mạnh đến tính hữu hiệu của danh tiếng truyền thông, đó là nhân tố Tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động, Uy tín ngân hàng, danh tiếng của lãnh đạo ngân hàng và cuối cùng thông tin và truyền thông. Qua phân tích thống kê mô tả ta thấy, thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của danh tiếng truyền thông tại các NHTM được đánh giá ở mức trung bình và ở mức khá. Các giá trị trung bình của các nhân tố giao động từ 2.7602 đến 3.5812 với thang đo mức độ từ 1 đến 7, trong đó thành phần thông tin có giá trị trung bình thấp nhất và thành phần danh tiếng của lãnh đạo ngân hàng có giá trị trung bình cao nhất. (Hồ Tuấn Vũ, 2016)
Lê Đức Hoàng (2016) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 09 ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Thông qua kiểm định Hausmann, phương pháp REM được lựa chọn cho 3 mô hình nghiên cứu. Kết quả thực chứng cho thấy các nhân tố vi mô có vai trò ưu thế hơn trong việc quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả kiểm định cung cấp cho cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. (Lê Đức Hoàng, 2016) Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Trần Việt Dung (2017) đã làm rõ và xây dựng các điều kiện áp dụng Basel II trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Đồng thời, tác giả còn nghiên cứu các bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản và Trung Quốc mà Ngân hàng nhà nước và Cơ quan Thanh tra danh tiếng của lãnh đạo ngân hàng ngân hàng Việt Nam có thể học hỏi, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại áp dụng hiệp ước Basel II. Việc một NHTM áp dụng Basel II không chỉ giúp cho việc quản trị rủi ro của ngân hàng đó trở nên tốt hơn, mặt khác còn giúp tạo lòng tin cho các khách hàng giao dịch với ngân hàng đó, từ đó giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp cũng như uy tín cho chính ngân hàng trên thị trường để giữ chân các khách hàng thân thiết cũng như thu hút khách hàng tiềm năng. (Trần Việt Dung, 2017) Nguyễn Thị Gấm (2018) đã hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh tại các NHTM Việt Nam.
Luận án đánh giá thực trạng DTTT đối với các NHTM trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và sau giai đoạn tăng trưởng nóng, nợ xấu cao kỷ lục từ 2012-2017. Thông qua luận án tác giả đã có các giải pháp, kiến nghị đáng chú ý như: phân tán rủi ro về tín dụng bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, tránh các ngành nghề có tỷ suất đầu tư thấp, rủi ro lớn; các NHTM cần xem xét tư duy và đối xử bình đẳng trong quan hệ tín dụng đối với các loại hình NHTM nhất là về lãi suất, tài sản thế chấp;… Mặt khác, các NHTM cũng cần có chiến lược xây dựng hình ảnh tốt đẹp để thu hút những khách hàng tiềm năng, cũng như duy trì uy tín vốn có đối với các khách hàng thân thiết. Điều này vừa giúp đem lại cho các NHTM một nguồn lợi nhuận không nhỏ, cũng như hạn chế được những rủi ro tín dụng có thể phát sinh trong hoạt động của NHTM. (Nguyễn Thị Gấm, 2018)
Tác giả Lê Hồng Nguyên (2018) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Dựa trên cơ sở lý thuyết này cùng các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu là tìm ra các nhân tố có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng để từ đó đề ra các chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là ROA, ROE và NIM nhằm xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2006 – 2016. Phương pháp nghiên cứu gồm: thống kê mô tả, phân tích tương quan, kiểm định các giả thuyết của OLS, phân tích và lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp với mục đích nghiên cứu thông qua các kiểm định Hausman và Kiểm định nhân tử Largrange. Kết quả khảo sát cho thấy rằng: “Lợi nhuận của các ngân hàng thương mại được đại diện bởi ROA, ROE, NIM chịu sự tác động của các yếu tố: LTA, LDR, ETA, SIZE, GROW, NPL, NII, TC/TR. Kết quả nghiên cứu cho thấy: yếu tố tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có tác động lớn nhấn đến biến phụ thuộc; yếu tố tăng trưởng tổng tài sản có tác động yếu nhất đến các biến phụ thuộc. Như vậy, có thể thấy trong các yếu tố mà tác giả đang xét có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có tác động lớn và yếu tố tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng có tác động ít nhất. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của các ngân hàng thương mại VIệt Nam trong thời gian tới“. (Lê Hồng Nguyên, 2018)
Đoàn Ngọc Thắng, Nguyễn Thị Hồng Hải và Hoàng Phương Dung (2020) đã cho thấy rằng: Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, bên cạnh các yếu tố cơ bản tạo dựng thành công cho các doanh nghiệp trên con đường nắm bắt các cơ hội mới, uy tín doanh nghiệp sẽ luôn là một phần quan trọng, là tài sản vô hình quý giá có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bản thân doanh nghiệp. (Đoàn Ngọc Thắng, Nguyễn Thị Hồng Hải và Hoàng Phương Dung, 2020) Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Nguyễn Thị Thanh Bình, Hoàng Thùy Dương, Phạm Thị Hồng Quyên (2021) được thực hiện trên cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính được kiểm toán công bố trên website của 24 ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020, sử dụng mô hình hồi quy OLS với biến phụ thuộc là tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) – đại diện cho hiệu quả hoạt động và các biến phụ thuộc được chia thành yếu tố bên trong và bên ngoài. Kết quả cho thấy, ROA thuận chiều với quy mô tài sản và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng; đồng thời, nghịch chiều với tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và sở hữu ngân hàng. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, quy mô (SIZE), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR), tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và sở hữu (SOB) có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM và có ý nghĩa thống kê. Từ đây, nhóm nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt
Nam gồm: (i) Tăng quy mô tài sản ngân hàng; (ii) Tăng cường cho vay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động từ khoản thu chệnh lệch lãi cho vay và huy động; (iii) Giảm các chi phí hoạt động bằng cách đẩy mạnh ngân hàng số, tiết kiệm chi phí con người và vật chất; (iv) Đảm bảo tỷ lệ cho vay trên tài sản nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và thanh khoản cho ngân hàng. (Nguyễn Thị Thanh Bình, Hoàng Thùy Dương, Phạm Thị Hồng Quyên, 2021)
Nhìn chung, mỗi tác giả thực hiện đề tài của mình trong thời gian, không gian, và tình hình kinh tế xã hội khác nhau nên sẽ có những đề xuất, kiến nghị khác nhau mà trong đó sẽ có những đề xuất không còn phù hợp trong tình hình kinh tế phát triển theo xu thế hội nhập toàn cầu, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Trong thời điểm nền kinh tế thị trường đang chuyển mình phát triển mạnh mẽ, gây nên nhiều khó khăn trong công tác quản lý cho các ngân hàng như hiện nay, đề tài sẽ đưa ra những điểm mới, phù hợp hơn với thực tế so với những đề tài trước đây.
2.5.2. Nghiên cứu ngoài nước Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định danh tiếng như một nguồn tài nguyên vô hình quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững (Dierickx & Cool, 1989; Barney, 1991). Các học giả vẫn đang tranh luận về các cách tiếp cận liên qua đến định nghĩa và quy mô của danh tiếng. Theo Shenkar & Yuchtman-Yaar (1997), danh tiếng là một khái niệm rộng có thể áp dụng trong tiếp thị, kế toán hoặc kinh tế. Khái niệm này phản ánh một hình ảnh vững chắc, uy tín và thiện chí. Nói cách khác, danh tiếng có thể gắn liền với một cá nhân, thương hiệu hoặc công ty và các bên liên quan nhận thức và đánh giá nhân tố này ở các thời điểm khác nhau (Perrow, 1961). Tập trung vào danh tiếng của công ty, Fombrun (1996) đã xác định đây là đại diện nhận thức của một công ty về hành động trong quá khứ và triển vọng tương lai của công ty khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh hàng đầu.
Để giải thích hiệu quả của các công ty theo lợi thế cạnh tranh bền vững, Barney (1991) đã xây dựng khung lý thuyết trên quan điểm dựa trên tài nguyên. Theo lý thuyết này, sự khác biệt trong hiệu quả của các công ty có thể được giải thích bằng các tài nguyên và khả năng mà họ sở hữu và cách quản lý hiệu quả các tài nguyên. Cụ thể, lý thuyết này nhấn mạnh vai trò của các nguồn lực và khả năng các công ty xây dựng lợi thế cạnh tranh hoặc có khả năng thực hiện chiến lược tạo giá trị không đồng thời mà bất kỳ đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng áp dụng (Barney, 1991; Wang, 2014). Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các công ty tiếp tục nỗ lực vượt trội so với các đối thủ khác và bảo vệ vị thế cạnh tranh trên thị trường. Để có nguồn lực vững chắc nhằm duy trì các lợi thế cạnh tranh bền vững, phải có một số thuộc tính đặc biệt. Chỉ khi các tài nguyên khan hiếm và có giá trị mới có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho danh nghiệp. Tuy nhiên, khi các đối thủ cạnh tranh tài nguyên đó không thể bắt chước và không thể thay thế, từ đó những tài nguyên đó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.
Angella Amudo & EGS L (2009) đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá danh tiếng truyền thông từ Uganda. Nghiên cứu này được thực hiện trên các nước thành viên khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Phi. Nghiên cứu đã phát triển một mô hình chuẩn trong việc đánh giá danh tiếng truyền thông trong các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Mô hình thực nghiệm được Amudo và Inanga phát triển dựa vào khuôn khổ DTTT bao gồm:
- Biến phụ thuộc: Danh tiếng truyền thông. Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
- Biến điều tiết (biến làm thay đổi tác động của biến độc lập và biến phụ thuộc): Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của DTTT dẫn đến kết quả vận hành của Hệ thống danh tiếng truyền thông. Hệ thống danh tiếng truyền thông là một tập hợp các yếu tố và công cụ được sử dụng để quản lý và xây dựng hình ảnh, uy tín và danh tiếng của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong cộng đồng truyền thông và xã hội. Hệ thống bao gồm nhiều khía cạnh như: Các kênh truyền thông bao gồm các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, radio, truyền thông trực tuyến, mạng xã hội, và các hoạt động truyền thông khác; Chiến lược truyền thông bao gồm các kế hoạch và hoạt động truyền thông được thiết kế để tăng cường và quản lý danh tiếng truyền thông của tổ chức hoặc cá nhân; Đối tác và mối quan hệ cộng đồng như là các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, cộng đồng và các bên liên quan khác và hoạt động quản lý rủi ro: bao gồm các hoạt động đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến danh tiếng truyền thông của tổ chức hoặc cá nhân.Tất cả các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ danh tiếng truyền thông của một tổ chức hoặc cá nhân. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cũng nêu rõ kết quả này chỉ mới điều tra ở Uganda. Việc áp dụng kết quả nghiên cứu tùy thuộc vào hoàn cảnh và đặc điểm của từng quốc gia cụ thể. Kết quả nghiên cứu sẽ có biến đổi nếu được áp dụng vào các quốc gia có khác biệt về hoàn cảnh và đặc điểm tương ứng. (Angella Amudo & EGS L, 2009)
Manfred Schwaiger và các cộng sự (2009) cũng đã chỉ ra rằng danh tiếng của một doanh nghiệp là một trong những tài sản vô hình có giá trị nhất, và rất khó để có thể sao chép bởi các đối thủ. Một doanh nghiệp biết cách xây dựng và duy trì thương hiệu của mình sẽ luôn đạt được những lợi thế và thành công to lớn. (Manfred Schwaiger và các cộng sự, 2009)
Kolapo, T.Funso; Ayeni, R.Kolade và Oke, M.Ojo (2010) đã tập trung vào việc đánh giá các tác động của rủi ro tín dụng về hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Nigeria cho một khoảng thời gian 11 năm (2000-2010). Sau khi đưa số liệu vào mô hình bài nghiên cứu rút ra kết luận như sau: Biến kiểm soát vĩ mô đều có tác động có ý nghĩa và đạt được chiều tác động như mong đợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc các NHTM tại Nigeria tăng cường việc quản trị rủi ro sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng đó, cũng như tạo dựng hình ảnh tốt đẹp tốt đẹp trong mắt khách hàng. (Kolapo, T.Funso; Ayeni, R.Kolade và Oke, M.Ojo, 2010)
Gwahula Raphael (2013) đã sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Tanzania trong giai đoạn bảy năm 2005-2011. Với quan điểm coi ngân hàng như một trung gian tài chính dẫn vốn trong nền kinh tế, tác giả lựa chọn các biến đầu vào bao gồm: lao động, khấu hao, chi phí hoạt động, chi phí tài chính; biến đầu ra là dư nợ và giá trị của các khoản đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả chung của các ngân hàng ở mức thấp, chỉ đạt 53,2%, con số này khá thấp khi so sánh với trung bình các ngân hàng trên thế giới. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở nhóm các ngân hàng nghiên cứu có hiệu quả phân bổ nhỏ hơn hiệu quả kỹ thuật, điều này hàm ý rằng các ngân hàng ở Tanzania đã phân bổ nguồn lực đầu vào chưa hợp lý. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng hồi quy Tobit để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng Tanzania. Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ an toàn vốn có tương quan dương với hiệu quả hoạt động, ngược lại nợ xấu có tác động nghịch với hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại chỉ nghiên cứu trong phạm vi đối với phạm vi một hoặc một số NH. Giới hạn này xác định hướng nghiên cứu trong tương lai, sẽ liên quan đến nghiên cứu quản lý DTTT trong những trường hợp đối với toàn bộ hệ thống NHTM.
Nghiên cứu thực nghiệm Sultana và Haque (2011) từ 06 ngân hàng tư nhân niêm yết ở Bangladesh cho rằng để xác định khả năng đảm bảo hoạt động của đơn vị phù hợp với mục tiêu đề ra thì cần đánh giá cấu trúc DTTT trong một đơn vị. Nghiên cứu phát triển mô hình từ khuôn khổ về DTTT như sau:
- Biến phụ thuộc: Danh tiếng truyền thông.
- Biến điều tiết (biến làm thay đổi tác động của biến độc lập và biến phụ thuộc): Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác, uy tín ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng mô hình trên thực sự có ý nghĩa khi các biến độc lập có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của các ngân hàng, cụ thể từng thành phần trong danh tiếng truyền thông (biến độc lập) hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp lý các mục tiêu kiểm soát và vì thế đảm bảo danh tiếng truyền thông. (Sultana & Haque, 2011)
Ongore, V. O., & Kusa, G. B. (2013) đã cho thấy rằng các nghiên cứu về tác động kiểm duyệt của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng còn rất ít. Để lấp đầy khoảng trống rõ ràng này trong lĩnh vực nghiên cứu quan trọng này, các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy bội tuyến tính và Bình phương nhỏ nhất tổng quát trên dữ liệu bảng để ước tính các tham số. Kết quả cho thấy các yếu tố cụ thể của ngân hàng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Kenya, ngoại trừ biến thanh khoản. Nhưng tác động tổng thể của các biến số kinh tế vĩ mô là không thuyết phục ở mức ý nghĩa 5%. Vai trò điều hòa của bản sắc sở hữu đối với hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại là không đáng kể. Như vậy, có thể kết luận rằng hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Kenya được thúc đẩy chủ yếu bởi các quyết định của hội đồng quản trị và ban quản lý, trong khi các yếu tố kinh tế vĩ mô có đóng góp không đáng kể. (Ongore, V. O., & Kusa, G. B, 2013) Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Nsambu, K. F. (2014) đã tìm cách thiết lập các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nước ở Uganda. Các yếu tố được phân tích dưới mô hình cấu trúc–hiệu suất tiến hành (SCP) và các giả thuyết về Hiệu quả (ES). Điều này được bổ sung bởi lý thuyết lợi thế toàn cầu cùng với lý thuyết sân nhà. Nghiên cứu phân tích hiệu quả hoạt động của tất cả các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài được cấp phép một cách độc lập trên cơ sở trung bình. Sử dụng phân tích hồi quy bội tuyến tính giai đoạn 2000-2011, nghiên cứu cho thấy, hiệu quả quản lý; chất lượng tài sản; thu nhập lãi; an toàn vốn và lạm phát là những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM trong nước tại Uganda giai đoạn 2000-2011. Các hàm ý chính sách được đề xuất đối với quản lý ngân hàng thương mại bao gồm; quản lý hiệu quả; Quản lý rủi ro tín dụng; mức an toàn vốn; đa dạng hóa và đầu tư ngân hàng thương mại. Ngoài ra, các quy định và công cụ chính sách tiền tệ không nên bắt buộc các mức thanh khoản và an toàn vốn cao. Các quy định về các hoạt động thu nhập ngoài lãi cần được đưa ra để hài hòa tác động của đa dạng hóa đối với hiệu quả hoạt động của tất cả các ngân hàng thương mại và để tránh sự bóc lột khách hàng của ngân hàng. (Nsambu, K. F, 2014)
Çekrezi, A., Shanini, E., Saadaoui, M., & Mekkaoui, S. (2015) là nghiên cứu đã cho thấy rằng: Hoạt động của hệ thống ngân hàng là một yếu tố quan trọng trong chu trình chuyển tiền các nền kinh tế. Nền kinh tế Albanian đã thay đổi từ nền kinh tế hợp đồng sang nền dân chủ vào năm 1991, sau đó là sự thay đổi trong hệ thống ngân hàng. Vì vậy, các nhà lãnh đạo ngân hàng và chính phủ đã thành lập một hệ thống ngân hàng mới. Năm 1992 ở Albania vận hành ba ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước trong khi vào năm 2014, hệ thống ngân hàng vận hành mười sáu ngân hàng hoàn toàn tư nhân. Nghiên cứu này cố gắng khám phá các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại hoạt động ở Albania. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 16 ngân hàng thương mại có vốn trong và ngoài nước, trong giai đoạn 2010-2013 với tổng số 48 dữ liệu. Cuộc điều tra sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian chéo được thu thập từ Báo cáo thường niên của Bảng cân đối kế toán. Dựa trên đánh giá tài liệu, hiệu suất được xác định theo nhiều cách khác nhau nhưng nghiên cứu này tìm cách thiết lập các yếu tố cơ bản chịu trách nhiệm xác định lợi tức trên tài sản (ROA) của mẫu được chọn. (Çekrezi, A., Shanini, E., Saadaoui, M., & Mekkaoui, S, 2015)
Sau đó, Konovalova N., Kristovska I., Kudinska M. (2016) có bài viết “Credit risk management in commercial bank”, đã đề xuất một mô hình đánh giá rủi ro tín dụng trên cơ sở phân tích nhân tố khách hàng vay để đảm bảo kiểm soát dự báo mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng trong các ngân hàng thương mại tham gia cho vay tiêu dùng. Mục đích của nghiên cứu là xác định mức độ rủi ro được thể hiện bởi các nhóm khách hàng bán lẻ khác nhau nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro liên quan đến DTTT trong tương lai cũng như cải thiện việc quản trị rủi ro ngân hàng. Kết quả chính của nghiên cứu là tạo ra một bảng Xếp hạng Rủi ro liên quan đến DTTT nội bộ và phát triển các phương pháp cải thiện quản lý hiệu quả hoạt động trong các ngân hàng thương mại”. (Konovalova N., Kristovska I., Kudinska M, 2016)
Inglis và các cộng sự (2016) cũng nghiên cứu về liên hệ giữa danh tiếng truyền thông và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong nghiên cứu “Corporate reputation and organizational performance: An Australian study” (tạm dịch: Danh tiếng doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh nghiệp: Nghiên cứu tại nước Úc). Trong bài nghiên cứu này, Inglis tìm ra kết quả là danh tiếng có tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tại Úc, tuy nhiên tác động này không quá mạnh như kết quả đã nghiên cứu ở các nước khác. (Inglis và các cộng sự, 2016)
2.6. Kết luận khoảng trống nghiên cứu
Từ phân tích kết quả của những nghiên cứu đi trước, tác giả nhận thấy mặc dù những nghiên cứu trong nước và quốc tế nghiên cứu về danh tiếng truyền thông và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại rất đa dạng nhưng cũng có những giới hạn nhất định.
Một là, những nghiên cứu quốc tế thường gắn với những khía cạnh tổng quan về DTTT, quan hệ và tác động của DTTT với những hoạt động hoặc bộ phận khác. Những nghiên cứu trên được thực hiện trên phạm vi rộng nhưng chưa có khung kiểm soát hoặc đánh giá DTTT trong lĩnh vực cụ thể.
Hai là, những nghiên cứu có làm rõ nội hàm của các yếu tố của danh tiếng truyền thông cụ thể theo khung COSO như tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, thị trường, và danh tiếng các nhà lãnh đạo ngân hàng. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các thành phần của các yếu tố nhưng chưa đánh giá tình trạng của mỗi yếu tố trong nợ xấu của đơn vị cũng như xem xét tác động tới hiệu lực DTTT. Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng.
Đã có nhiều nghiên cứu về danh tiếng truyền thông tại các NHTM khác nhau nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về DTTT tại NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do vậy đây là đề tài khá mới và tôi đã quyết định đi sâu tìm hiểu về nó.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Phương pháp nghiên cứu đến truyền thông ở ngân hàng
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Tác động danh tiếng truyền thông đến các ngân hàng […]