Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố TP.HCM trong thu hút khách du lịch quốc tế dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế và văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của nước này. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố thuộc trung ương được xếp loại đô thị loại đặc biệt của Việt Nam với diện tích tự nhiên 2.096 km²,nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn, giữa khu vực chuyển tiếp từ cự Nam Trung Bộ sang đồng bằng sông Cửu Long. Lãnh thổ TP.HCM có tọa độ 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Khí hậu của thành phố được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55ºC, không có mùa đông, điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch của thành phố diễn ra xuyên suốt trong năm.
2.1.2. Hệ thống giao thông
Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ để đến vùng Đông, Tây Nam bộ, Nam Trung bộ và các vùng khác của Việt Nam. Ngoài ra TP.HCM cũng nằm gần các trung tâm du lịch lớn của Đông Nam Á (Malaysia, Thái Lan, Singapore,… ) có khả năng nối tour với các láng giềng để hình thành những chương trình du lịch hấp dẫn. Từ các thị trường trọng điểm (Nhật, Đài Loan)… đến TP.HCM bằng đường hàng không thuận tiện và mất ít thời gian.
Thành phố Hồ Chí Minh còn có cảng biển để đón tàu du lịch lớn, hệ thống đường sông nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và sang tận Campuchia, đường sắt dẫn đến các tỉnh miền Trung, miền Bắc và Trung Quốc, mạng lưới đường bộ nội thành và liên tỉnh ngày càng được mở rộng và nâng cấp.
Trong nước, việc kết nối giao thông từ TP.HCM đi các tỉnh và ngược lại hết sức thuận tiện. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là sân bay lớn nhất nước với hàng chục đường bay nội địa và quốc tế. Có các đường bay nội địa từ Tp. Hồ Chí Minh tới Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Rạch Giá, Vinh. TP. Hồ Chí Minh có quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất và quốc lộ 13 xuyên Đông Dương. Khoảng cách từ Tp. Hồ Chí Minh đến các điểm du lịch tại các tỉnh cũng tương đối gần như cách Tây Ninh 99km, Biên Hòa (Đồng Nai) 30km, Mỹ Tho 70km, Vũng Tàu 110km, Cần Thơ 168km, Đà Lạt 308km, Nha Trang 450km, Buôn Ma Thuột 375km…. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động du lịch trong và ngoài nước.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.1.3. Đặc điểm kinh tế – xã hội
Là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị lớn nhất của cả nước. Trong những năm qua, TP.HCM có tốc độ phát triển kinh tế khá cao trung bình khoảng 7,7% /năm, đóng góp cho nhân sách nhà nước ước đạt 245,9 nghìn tỷ đồng (2022). Thu nhập bình quân đầu người tăng không ngừng qua các năm, năm 2022 thu nhập bình đầu người của thành phố là 5.100 USD/người, tăng 13,5% so với năm 2021. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Dân số khoảng 8.146,3 nghìn người (2023), chủ yếu là dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm từ các vùng miền trong cả nước, cùng với đó là là một số lượng người nước ngoài đến định cư, buôn bán, làm ăn. Mỗi dân tộc đề có những nét văn hóa ẩm thực khác nhau, chính điều này đã tạo nên bức tranh đa sách màu về văn hóa ẩm thực của thành phố.
Các đơn vị hành chính bao gồm các 19 quận và 5 huyện (2025): Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Tân Bình, Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, Quận Thủ Đức, Quận Gò Vấp, Quận Bình Tân, Quận Tân Phú, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ, Huyện Hóc Môn, Huyện Củ Chi, Huyện Bình Chánh.
2.1.4 . Văn hóa ẩm thực thành phố
Trải qua hàng trăm năm biến động thăng trầm của lịch sử, có thể nói văn hoá ẩm thực của cả thế giới như đã hội tụ tại TP.HCM khiến thành phố có một nền văn hóa ẩm thực đa dạng và nhiều sắc thái. Tại đây người ta không chỉ tìm thấy sắc màu của ẩm thực truyền thống ba miền Bắc – Trung – Nam mà người ta còn có thể tìm thấy các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới như Pháp, Mỹ, Nhật, hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan….
Ẩm thực TP.HCM trước hết là sự kết tinh của các món ăn ngon, độc đáo của đất Nam Bộ. Ðó là những món ăn mang hương vị đồng quê của vùng sông nước dân dã nhưng đầy sức hấp dẫn như châu chấu, ve sầu chiên giòn, cá lóc nướng trui, cá rô kho tộ, cá bống dừa kho tiêu, canh chua cá lóc, gà nướng muối ớt, lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn, tôm lụi Bạc Liêu, chuột đồng rô ti, rắn nướng lèo, mắm sống, mắm kho, nấm tràm Phú Quốc, hủ tiếu Mỹ Tho….
Rất nhiều món ăn độc đáo của các tỉnh phía Bắc cũng đã trở thành một phần của ẩm thực Sài Gòn như phở, chả cá, bún, miến, nem Hà Nội; bánh cuốn Tây Hồ; bánh tôm Hồ Tây; cơm bắc. Các món ăn miền Trung cũng rất quen thuộc ở nơi đây như bún bò Huế, nem tré Huế, mì Quảng, cao lầu Hội An….
Trong tiến trình phát triển của xã hội, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhiều nền văn hóa ẩm thực lớn trên thế giới cũng đã có mặt tại nơi đây. Khách du lịch nước ngoài có thể tìm thấy các món ăn ưa thích của dân tộc mình ở phần lớn các khách sạn, nhà hàng trong thành phố như vịt quay Bắc Kinh, cari dê, thịt xông khói kiểu Pháp, xúc xích Ðức, hamburger Mỹ, thịt nướng kiểu Nga, sushi Nhật Bản và say sưa hương vị thịt nướng của Tiệp Khắc với đủ các loại rượu bia nổi tiếng nhất. Những dịch vụ ăn uống chuyên món nước ngoài ngày một phát triển về số lượng, quy mô lẫn độ phong phú. Ta có chợ Campuchia, có phố người Hoa, có khu ẩm thực Nhật “Little Japan”. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Trong lĩnh vực đồ uống thì TP.HCM phải gọi là “thủ đô” của đồ uống, riêng cà phê thì có cà phê vỉa hè, cà phê rang xay, cà phê mang đi. Ðồ uống từ nguyên liệu vườn quê như nước rau má, nước sâm, sinh tố đủ loại, các loại nước ép từ trái cây. Sữa thực vật thì có các loại sữa đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, bắp (ngô), mè (vừng). Nước sấu, chè Bưởi là đặc sản của Hà Nội, các loại chè Huế như chè huối, chè trôi nước, chè kê, chè khoai sọ, chè đậu ván, chè bột lọc, chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè thập cẩm, chè khoai môn… thì nay cũng có mặt tại thành phố.
Phân tích về sự ưu đãi đặc biệt này, Nguyễn Nhã (2017) : “Từ lâu TP.HCM đã là nơi đất lành chim đậu, nhiều người dân từ các địa phương về sinh sống, làm ăn. Tại thành phố, nhiều nguyên liệu vật liệu để chế biến các món ăn từ đồng bằng cho đến cao nguyên hay các sản vật từ biển, sông, hồ đều xuất hiện và rất dễ tìm mua. Vì vậy, sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn của các món ăn nơi đây cũng là điều hiển nhiên”.
Trên thực tế, nhiều du khách đến TP.HCM chỉ vì muốn được khám phá ẩm thực độc đáo nơi đây. Thậm chí nhờ ẩm thực mà nhiều du khách quốc tế mới biết đến TP.HCM. Trong cuộc khảo sát trực tiếp, Chị Linda (khách du lịch đến từ Mỹ) cho biết: “Đây là lần thứ ba tôi tới thành phố HCM. Tôi đã đi du lịch rất nhiều nơi và tại mỗi điểm đến tôi đều thưởng thức ẩm thực ở nơi đó nhưng tôi thấy ẩm thực đường phố TP.HCM là ngon, rẻ và hợp khẩu vị nhất. món ăn ở đây tôi rất thích như bún bò Huế, cơm tấm, bánh xèo Nam bộ… bởi hương vị rất đậm đà, nhiều loại rau ăn kèm có mùi vị rất lạ. Thức ăn đường phố ở đây rất tuyệt vời. Và điều làm tôi thích thú hơn cả là khi đi dạo các con đường rất dễ bắt gặp hình ảnh người gánh hàng rong, hình ảnh này rất nên thơ và cổ xưa”.
Tạp chí ẩm thực thế giới Food and Wine (2021) đã bình chọn TP.HCM là một trong những thành phố có món ăn đường phố ngon hàng đầu thế giới, trong đó món chả giò, bánh mì được nhiều tạp chí bình chọn là một trong 12 món ăn ngon nhất thế giới.
Kênh CNN (2024), chuyên mục Du lịch đã đánh giá TP.HCM là “kinh đô của ẩm thực Việt Nam”; đồng thời là thành phố trong top 23 các thành phố có thức ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới.
Ông Paul Le, Tổng Thư ký Hội Ẩm thực Escoffier Pháp (2024) chia sẻ: Ở TP.HCM có thể lựa chọn nhiều hình thức thưởng thức ẩm thực ở đường phố lẫn trong nhà hàng sang trọng với đa dạng phong cách ẩm thực do chính các đầu bếp truyền thống hoặc đầu bếp được quốc tế công chứng nhận thực hiện.
Trong hội thảo Marketing tại TP.HCM, Philp Kotler (2021) gợi ý: “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới”. Điều này có lẽ xuất phát từ việc các món ăn Việt Nam được rất nhiều người nước ngoài yêu thích. Món ăn của Việt Nam ít dầu, mỡ hơn món ăn Trung Quốc, ít cay hơn món ăn của Thái Lan và Hàn Quốc, ít thịt hơn các món ăn của châu Âu và nhẹ nhàng, dễ tiêu hoá sau khi ăn. Trong chế biến cũng như trong trang trí và kết hợp gia vị cho các món ăn đã ứng dụng nguyên lý điều hoà Âm Dương cho thực khách. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Như vậy có thể thấy ẩm thực đường phố TP.HCM rất đa dạng và phong phú, đã tạo được sức hút mạnh mẽ đối với du khách quốc tế, đặc biệt được đánh giá cao bởi các chuyên gia ẩm thực, các nhà kinh tế và các tổ chức có uy tín trên thế giới.
Đó chính là những điều kiện tiên quyết, tạo tiền đề vũng chắc cho việc khai thác ẩm thực đường phố trong phát triển du lịch.
2.1.5. Hoạt động du lịch tại thành phố hiện nay
2.1.5.1. Tài nguyên du lịch
Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, theo Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh tính đến hết năm 2024, thành phố hiện có 144 di sản thiên nhiên, di sản văn hóa, các khu, điểm du lịch và loại hình du lịch. Một số di sản thiên nhiên, di sản văn hóa, các khu, điểm du lịch tiêu biểu có thể kể đến như Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Công viên Văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên, Làng Du lịch Bình Quới, Khu du lịch Vàm Sát, Bảo tàng thành phố, Dinh Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Chợ Bến Thành, Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà…có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên…), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…). Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn – Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là “cơ cấu kiến trúc” Việt – Hoa – châu Âu. Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây.
2.1.5.2. Cơ sở vật chất du lịch và các dịch vụ phục vụ phát triển du lịch
Đây cũng là nơi tập trung nhiều các cơ sở lưu trú, ăn uống, cơ sở dịch vụ mua sắm, cơ sở tổ chức hội nghị du lịch cao cấp hàng đầu của Việt Nam như: Caravelle, Sheraton, Moevenpick, New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic….. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Sheraton quản lý. Theo Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh(2024), toàn thành phố có 2.186 cơ sở lưu trú với 51.353 phòng được phân loại, xếp hạng (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Thống kê số lượng các cơ sở lưu trú tại TP.HCM năm 2024
STT | Cơ sở lưu trú | Số cơ sở | Số phòng nghỉ |
1 | Khách sạn 5 sao | 20 | 6.033 |
2 | Khách sạn 4 sao | 19 | 2.834 |
3 | Khách sạn 3 sao | 79 | 5.920 |
4 | Khách sạn 2 sao | 281 | 9.063 |
5 | Khách sạn 1 sao | 1.463 | 23455 |
6 | Căn hộ du lịch cao cấp | 3 | 366 |
7 | Cơ sở nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn | 321 | 3.682 |
Tổng | 2.186 | 51.353 |
(Nguồn: Sở du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2024)
Về hoạt động lữ hành, theo Sở du lịch TP.HCM tính đến hết năm 2024, toàn thành phố có 1.129 doanh nghiệp. Trong đó: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: 555 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 49,15%. Doanh nghiệp lữ hành nội địa: 515 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 45,61%. Đại lý lữ hành: 51. Văn phòng đại diện nước ngoài: 08. Cùng với hơn 4.962 hướng dẫn viên trong đó có 2.601 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 2.361 hướng dẫn viên du lịch nội địa.
Với nhiều điều kiện như vậy, chắc chắn trong tương lại hoạt động du lịch tại Thành phố sẽ phát triển hơn nữa, đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển ẩm thực đường phố du lịch. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
2.1.5.3. Thị trường khách du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh
Theo thống kê của sở du lịch TP.HCM (2024) từ giai đoạn 2019 – 2023 lượng khách quốc tế đến TP.HCM như sau: (xem bảng 2.2), năm 2020 so với năn 2019 tăng 300.000 lượt khách tương đương 8,5 %, năm 2021 so với năm 2020 tăng 309.000 lượt khách tương đương 8,1%, năm 2022 tăng 2.910 lượt khách tương đương 7,08% và năm 2023 so với năm 2022 tăng 2000 lượt khách tương đương 4,6%. Mặc dù năm 2023 lượng khách quốc tế đến TP.HCM có giảm so với các năm trước. Điều này do tình hình kinh tế chung của thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng về tổng thể so với năm 2019 thì vẫn tăng 900.000 lượt khách tương đương 25,7%. Điều này chứng tỏ Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng vẫn là lựa chọn điểm đến của khách du lịch trên toàn thế giới.
So với lượng khách du lịch quốc tế trong cả nước thì lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM luôn chiếm phần lớn. Cụ thể (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Lượng khách quốc tế đến TP.HCM so với cả nước giai đoạn 2019 – 2023
Chỉ tiêu |
Đơn vị | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 |
TP.HCM | Lượt | 3.500.000 | 3.800.000 | 4.109.000 | 4.400.000 | 4.600.000 |
Việt Nam | Lượt | 6.000.000 | 6.800.000 | 7.500.000 | 7.800.000 | 7.900.000 |
Tỷ lệ khách du lịch đến TP.HCM so với cả nước | % | – | 55,8 | 54,7 | 56,4 | 58,2 |
(Nguồn: Sở du lịch Tp. Hồ Chí Minh năm 2024)
Bảng 2.5: Lượng khách quốc tế đến TP.HCM theo phương tiện di chuyển
TP.HCM bao gồm khách du lịch đến từ các thị trường chính như Bắc Mỹ: Mỹ, Canada; thị trường Châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Nga; thị trường Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan; thị trường Châu Úc: Úc; thị trường ASEAN: Singapore, Malaysia, Thái Lan. Cùng với đó là lượng khách đến từ thị trường mới và tiềm năng như Bắc Âu: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch; thị trường Nam Âu: Tây Ban Nha, Ý; thị trường Đông Âu: các nước thành viên EU: thị trường Nam Á: Ấn Độ, Bangladesh; thị trường ASEAN: Campuchia, Philippines, Brunei, Indonesia, Myanmar; thị trường Trung Đông: Ả Rập Xê Út, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất; thị trường Châu Phi: Nam Phi.
Biều đồ 2.1: Cơ cấu mục đích chuyến đi của khách tới TP.HCM
Khách đến TP.HCM với nhiều mục đích khác nhau (xem biểu đồ 2.1), tuy nhiên đi với mục đích du lịch vẫn là chủ yếu 49.2%, khách đi vì công việc kinh doanh 22.5%, khách đi học tập, nghiên cứu là 18.3%, khách đi vì mục đích khác 10%
2.1.5.4. Thu nhập từ hoạt động du lịch. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Theo sở du lịch TP.HCM doanh thu từ hoạt động du lịch giao đoạn 2019 – 2023 như sau: quân một lượt khách như sau (xem biểu đồ 2.2): chi thuê phòng lưu trú chiếm 30.5%, chi ăn uống chiếm 23.1%, chi mua hàng hóa, đồ lưu niệm chiếm 18.3%, chi phí tham quan, hướng dẫn chiếm 11.5%, chi vui chơi giải trí chiếm 13.2%, chi khác chiếm
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi tiêu của du khách trong hoạt động du lịch
2.2. Thực trạng hoạt động ẩm thực đường phố đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế đến TP.HCM
2.2.1. Thực trạng hoạt động ẩm thực đường phố tại quận 1
2.2.1.1. Khái quát chung về quận 1
- Vị trí địa lý
Quận 1 là nằm ở trung tâm thành phố, nơi tập trung các hoạt động kinh tế chính trị của cả thành phố. Phía Bắc giáp quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, lấy rạch Thị Nghè làm ranh giới và giáp quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới. Phía Đông giáp quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới. Phía Tây giáp quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp quận 4, lấy rạch Bến Nghé làm ranh giới. Giống như các quận nội thành khác, quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, hướng gió mát từ Cần Giờ về. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 26 độ C, đây là khu vực thông thoáng, ẩm mát quanh năm.
- Hệ thống giao thông, đường phố Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Nằm bên sông Sài Gòn, tiếp cận đầu mối giao thông đường thủy thông qua hai cảng là cảng Sài Gòn và Khánh Hội, thuận lợi cho việc thông thương với các nước trên thế giới bằng đường biển. Do nằm tại trung tâm thành phố nên hệ thống giao thông quận 1 được thiết kế hợp lý để kết nối với các quận, huyện khác trong thành phố. Do hầu như các tuyến đường được quy hoạch từ thời Pháp nên các tuyến đường ở đây tương đối lớn với diện vỉa hè rộng như đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Lê Thánh Tôn, Lý Tử Trọng, Nam kỳ khởi nghĩa,… Để kết nối từ trung tâm thành phố với các quận huyện trong khu vực có các tuyến đường như kết nối với Chợ Lớn – quận 5 với tuyến đường Trần Hưng Đạo. Đi miền Đông, miền Tây bằng trục lộ chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai. Đi Tây Ninh và Campuchia và nối với Quốc lộ 1 bằng trục lộ chính là đường Cách Mạng Tháng Tám. Đi sân bay Tân Sơn Nhất có đường chính là Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đi ga Sài Gòn bằng trục lộ chính là đường Cách Mạng Tháng Tám. Ngoài ra trên thành phố còn nhiều tuyến đường khác kết nối giữa giữa các phường với nhau. Trên các tuyến đường này, các hoạt động kinh doanh diễn ra sôi nổi, tấp lập, đặc biệt là hoạt động kinh doanh ẩm thực.
- Kinh tế – xã hội.
Hiện nay quận bao gồm 10 phường (2025): Tân Định, Đa Kao, Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn Thái Bình, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh, Cô Giang, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho (Cổng thông tin điện tử quận 1,2025)
Quận 1 được coi là trung tâm kinh tế lớn nhất của thành phố, nơi tập trung các tập nhiều ngành kinh tế quan trọng của cả nước. Theo thông tin của Cục Thống kê thành phố năm 2022 quận 1 thu ngân sách Nhà nước khoảng hơn 6.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng không ngừng qua các năm.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2023, dân số quận 1 khoảng 227.184 người, mật độ 29.467 người/km2, đứng hàng thứ 4 về mật độ dân số so với các quận huyện khác trong Thành phố. Trong đó người Kinh chiếm 89,3% và người Hoa chiếm 10,2%, các dân tộc khác chiếm 0,5% . Ngoài dân số sinh sống tại đây còn một bộ phận không nhỏ những người từ nơi khác đến làm việc hoặc thuê mặt bằng buôn bán. Chính điều này đã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng từ các vùng miền trong cả nước và trên thế giới.
Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, quận 1 đang có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo với các công trình kiến trúc tiêu biểu cho nét đẹp xưa của thành phố như: Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh, Di tích Trụ Sở UBND Thành Phố Hồ Chí Minh, nhà thờ Đức Bà, dinh Thống Nhất, Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam, Công viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn, chợ Bến Thành, công viên Tao Đàn…và nhiều khu vui chơi giải trí cùng các trung tâm thương mại và các cao ốc hiện đại khác.
- Văn hóa ẩm thực
Tại quận 1, chúng ta có thể tìm thấ tất cả các món ăn từ các vùng miền Bắc – Trung – Nam của cả nước và có cả văn hóa ẩm thực của người nước ngoài. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Như văn hóa ẩm thực Miền Bắc có bún chả nướng nổi tiếng ở TP.HCM hiện nay như bún chả Hoa Đông (Lý Tự Trọng), Bún Mộc Thanh Mai (14 Trương Định, Bến Thành), Miến lương Thanh Thảo, Bún Cá rô Đồng (235 Nguyễn Cư Trinh)… Miền trung có Bánh xèo, quảng của Quảng Nam, bún chả cá Nha Trang, bánh canh cá lóc của Quảng Trị… Miền Nam có gỏi ngó sen tôm thịt, gỏi bưởi, gỏi xoài khô cá lóc, gỏi đu đủ, bún mắn, cháo cá…
Ngoài ra các món ăn truyền thống trong nước thì các món ăn nước ngoài xuất hiện khá nhiều tại đây như chè Thái, Xúc xích Đức, Moo Ping, Tôm Yam Koong, Xôi xoài, gỏi tôm mực của Thái Lan, susi của Nhật…Tất cả đã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực độc đáo đang từng ngày đáp ứng nhu cầu ẩm thực cho một lượng lớn du khách trong và ngoài nước.
Ở khu vực quận 1 khách du lịch chủ yếu là khách đến từ khu vực Châu Mỹ như Mỹ, Canada chiếm 34%, 30% khách đến từ Châu Âu, 20% là khách Châu Á và 16% khách đến từ các khu vực khác (xem biểu đồ 2.3).
2.2.1.3. Các khu phố, điểm ẩm thực đường phố khách du lịch quốc tế thường tới
- Khu phố đi bộ Bùi Viện
Đầu tiên chúng ta phải kể tới khu phố đi bộ Bùi Viện mà mọi người hay gọi là khu Phố Tây Bùi Viện bởi đây là nơi tập trung khách du lịch quốc tế khi đến TP.HCM. Phố Bùi Viện chỉ thật sự nhộn nhịp khi về đêm, tầm từ khoảng 8 giờ trở về khuya, hai bên đường bàn ghế san sát không còn chỗ trống, từ những quán ăn, những xe thức ăn lưu động đến những nhà hàng sang trọng bắt đầu thời điểm hoạt động chính trong ngày. Hoạt động kinh doanh ẩm thực đường phố tại đây diễn ra khá đơn giản. Qua quan sát thực tế cho thấy tất cả các hoạt động ẩm thực được diễn ra ngay tại vỉa hè, thậm chí là dưới lòng đường, bàn ghế ngồi cũng tương đối đơn giản, chủ yếu là ghế nhựa, tre thậm chỉ bàn và ghế là một. Nhiều điểm ăn uống, để tiết kiệm không gian, chủ quán chuẩn bị chiếu để du khách ngồi trực tiếm xuống vỉa hè.
Theo một số hộ kinh doanh tại đây cho biết, cứ đến tối khoảng 8h là khách du lịch từ khắp nơi trong thành phố tập trung tại đây trong đó chủ yếu là khách nước ngoài như Pháp, Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc và Châu Phi…. Nhưng đối tượng khách từ châu Âu, châu Mỹ vẫn là chủ yếu. Những món ăn họ thích cũng đơn giản, chủ yếu là đồ nướng như tôm, ốc, mực, chân gà nước và bánh mỳ và uống bia, chỉ cần một vài chai bia và ít đồ nướng là họ có thể ngồi cả buổi tối, nhiều khi bắp xào, ngô luộc, bánh bao, tàu hủ nóng cũng là sự lựa chọn của họ. Những quán ăn vỉa hè luôn là địa điểm mà khách nước ngoài lựa chọn khi đến đây. Ở đây có rất nhiều nhà hàng sang trọng, lịch sự thậm chí nhiều quán ăn cũng có khu vực bên trong nhà nhưng người nước ngoài, họ vẫn thích ngồi ở ngoài đường hơn, họ thích vừa được ăn, vừa được nói chuyện và vừa được ngắm sự nào nhiệt của đường phố”. Ngoài ra vào các buổi tối trong tuần thì còn có các hoạt động văn nghệ, càng tạo thêm sức hút cho khu phố.
- Bến Thành Street food Market Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Thứ hai phải kể đến Bến Thành Street food Market. Tọa lạc ngay vị trí đắc địa ngay trung tâm, giao thông thuận lợi với khuôn viên rộng hơn 700m2 trên đường Thủ Khoa Huân. Chợ có không gian sạch sẽ, quản lý chặt chẽ về an toàn thực phẩm, thu hút khá nhiều thực khách trong và ngoài nước, đặc biệt là thực khách nước ngoài. Khu ẩm thực được phân chia theo sạp diện tích 2 – 16m2, chợ gồm nhiều phân khu: khu vực tự phục vụ, khu thưởng thức món ăn, khu ẩm thực truyền thống, khu ẩm thực sáng tạo, khu ẩm thực nước ngoài, khu giải trí… tạo thành một tổ hợp dịch vụ ăn uống năng động. Các tiểu thương ở đây hầu như là là những người bán hàng ăn uống lâu năm ở chợ đêm Bến Thành dời qua, nên ẩm thực ở đây gần như được đảm bảo về phần chất lượng đồ ăn. Một điểm nhấn ở đây nữa là lối trang trí khá bắt mắt, trẻ trung, bắt nhịp với xu hướng mới. Buổi tối, thực khách có thể vừa ăn uống vừa thưởng thực các chương trình biểu diễn ca múa nhạc. Món ăn ở đây đa dạng và phong phú với hơn 200 món ăn nhanh từ các nước trên thế giới như burger, pasta, pizza đến các món dân tộc như phở, hủ tiếu, cơm gà, bún bò Huế… Mục tiêu khu chợ này là trở thành điểm nhấn độc đáo góp phần thu hút khách du lịch khi đến khám phá TP.HCM.
- Coco5 – Bangkok Street food market
Coco5 – Bangkok Street food market – 68 Nguyễn Huệ. Đúng nghĩa là một điểm đến cho các tín đồ ẩm thực Thái Lan, Coco5 bán tất cả những món ăn vặt Thái Lan, từ món mặn đến món ngọt. Coco5 theo mô hình street food market khi mỗi món ăn được bày bán trong 1 quầy hàng riêng biệt, các quầy lại được trang trí vô cùng bắt mắt theo phong cách truyền thống. Nhìn từ bên ngoài vào Coco5 khá khiêm tốn với chừng 4-5 quầy hàng. Tuy nhiên đây chỉ là khu vực bán đồ ngọt “take away”, chịu khó vào hẳn bên trong thì Coco5 có hẳn 1 khu vực rộng lớn bày bán đồ ăn mặn và bàn ghế cho khách ngồi lại thưởng thức. Giá đồ ăn, thức uống ở đây cũng thuộc dạng mềm so với mặt bằng đắt đỏ ở khu đất vàng Nguyễn Huệ. Coco5 đang là điểm lựa chọn ẩm thực đường phố yêu thích của của không chỉ thực khách trong nước mà còn là điểm dừng chân của nhiều khách du lịch quốc tế
- Phố dành cho người bán hàng rong –Công viên Bạch Đằng
Phố dành cho người bán hàng rong đã chính thức được khai trương ở công viên Bạch Đằng. Và được mở của vào hai ngày cuối tuần đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm và thưởng thức những món ăn đường phố Sài Gòn. Không khí mua bán tại phố hàng rong rất náo nhiệt khi có đến hơn 120 gian hàng được chia thành 3 khu kinh doanh chính là ẩm thực, mua sắm thời trang và các trò chơi dân gian. Đây thực sự là một điểm nhấn mới trong việc quy hoạch việc buôn bán cho những người bán hàng rong. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
- Rubik Zoo – Thảo Cầm Viên
Rubik Zoo – Thảo Cầm Viên. Với hơn 300 gian hàng theo mô hình container và các lều bạt khu shopping đẳng cấp trên nước Pháp và Ý, ở đây phục vụ rất nhiều các mặt hàng từ các loại đồ ăn và đồ uống đến các mặt hàng trang sức, thời trang, nhưng mặt hàng nhiều nhất vẫn là ẩm thực. Ở đây chuyên phục vụ những món ăn ẩm thực đường phố, từ các món nướng của Việt Nam, Thái Lan, Hồng Kông đến đặc sản Nhật Bản, Hàn Quốc như Lẩu bạch tuộc, Mực hấp Thái, Tobokki, Takoyaki, Sushi, Chả cá hàn quốc, Kem bơ Đà Lạt, Trà sữa, trà kem phô mai các loại được phục vụ theo kiểu take away thật tiện lợi và năng động cho các bạn trẻ, giá cả đồ ăn, đồ uống được đánh giá là khá rẻ so với khu vực. Đối tượng khách du lịch đến đây chủ yếu là giới trẻ, trong đó có cả khách quốc tế, sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học trong thành phố cũng hay đến đây, ngoài mua nhu những mặt hàng như quần áo, giầy dép, đồ trang sức thì những món ăn, đồ uống là thứ học không thế bỏ qua.
Phố ẩm thực Cô Giang là nơi có những món ăn đường phố giá mềm. Ngoài lượng khách địa phương, nơi đây còn đón tiếp số lượng lớn khách du lich nước ngoài tới. Món có thể tìm được dễ dàng ở đây chính là cơm gà xối mỡ, bò né, bò nướng lá lốt, mì xào giòn, bánh mỳ, ốc, bún, cháo lòng, các món chè, xôi, kem…
Hẻm 177 Lý Tự Trọng thu hút khách du lịch với “thương hiệu” trái cây tô nổi tiếng tuy nhiên ở đây kinh doanh nhiều món ăn khách như phá nấu, bột chiên, bánh mỳ, gỏi cuốn, bánh xèo, bánh khọt, bánh bèo, bắp xào, đồ nướng, xiên que, cơm tấm, trà sữa, bún thịt nướng, cơm tấm, ốc các loại, canh bún, bún riêu, phá lấu, cơm chiên hải sản, súp gà, súp cua, phá lấu.
Hẻm 76 Hai Bà Trưng, nơi đây được mệnh danh là “thiên đường ẩm thực” giá rẻ với mức giá từ 20.000 – 30.000 đồng một món. Các món ăn tại đây phong phú với bánh mỳ, cơm chiên, bánh bèo, bánh đúc, gỏi bò khô,bún thái, bún bò, bún riêu cua, bánh khọt, bánh bột lọc, bò bía, bánh rán, bún thịt nướng, bún thái tôm mực, chân gà xả lá chanh, chân gà xả tắc, cháo lòng, bánh flan và rau câu… Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
2.2.1.4. Đánh giá của khách du lịch quốc tế về ẩm thực đường phố
Bảng 2.6: Nhận định của khách quốc tế về ẩm thực đường phố quận 1
Yếu tố đánh giá | Hoàn toàn không hài lòng | Không hài lòng | Bình thường | Hài lòng | Rất hài lòng | |
Sự đa dạng món ăn | Số khách | 0 | 0 | 3 | 19 | 28 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 0 | 6 | 38 | 56 | |
Hương vị của món ăn | Số khách | 0 | 3 | 5 | 16 | 26 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 6 | 10 | 32 | 52 | |
Chất lượng món ăn | Số khách | 0 | 2 | 4 | 29 | 15 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 4 | 8 | 58 | 30 | |
Giá cả món ăn | Số khách | 0 | 1 | 16 | 21 | 12 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 2 | 32 | 42 | 24 | |
Vệ sinh an toàn thực phẩm | Số khách | 0 | 4 | 12 | 26 | 8 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 8 | 24 | 52 | 16 | |
Địa điểm, không gian bán hàng | Số khách | 0 | 3 | 5 | 18 | 24 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 6 | 10 | 36 | 48 | |
Đội ngũ phục vụ | Số khách | 0 | 4 | 11 | 18 | 17 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 8 | 22 | 36 | 34 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 mẫu của tác giả năm 2025) Kết quả khảo sát thực tế 50 mẫu (xem bảng 2.6) cho thấy:
Ẩm thực đường phố tại quận 1 được du khách đánh giá rất đa dạng và phong phú với 56% khách rất hài lòng, 38% khách hài lòng, chỉ có 6% là khách cho là bình thường. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Về hương vị của món ăn: 52% khách du lịch hài lòng, 32% khách hài lòng, 10 % khách cho là bình thường, và 6% khách hàng không hài lòng do có thể món ăn không hợp khẩu vị với du khách.
Về chất lượng món ăn: 30% khách du lịch rất hài lòng, 58% hài lòng, 8% cho là bình thường và chỉ 4% là không hài lòng. Nguyên nhân không hài lòng là do một số món ăn không được tươi hoặc món ăn không bán hết từ hôm trước để qua ngàyhôm sau bán.
Giá cả món ăn: 24% khách du lịch rất hài lòng và cho là rẻ so với các nước khách, 42% khách hài lòng, 32% khách cho là bình thường và chỉ 2% là khách không hài lòng do món ăn cùng loại nhưng mắc hơn ở các quận khác, điều này cũng dễ hiểu bởi quận 1 là trung tâm nên giá cả có cao hơn so với các khu vực khác.
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Do các điểm ẩm thực đường phố được quy hoạch nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm soát và 16% khách du lịch rất hài lòng, 52% hài lòng, 24% đánh giá bình thường, 8% khách không hài lòng vì một số tiệm ăn uống còn gần ngay thùng rác, món ăn chế biến xong không được che đậy cẩn thận.
Địa điểm, không gian bán hàng: 48% khách du lịch rất hài lòng, 36% hài lòng, 10% bình thường và 6% không hài lòng. Đặc biệt khách cảm thấy rất thích thú với không gian mới của phố đi bộ Bùi Viện.
Đội ngũ phục vụ: 34% rất hài lòng, 36% hài lòng, 22% bình thường, và 8% không hài lòng. Tại các điểm quy hoạch ẩm thực thì đội ngũ phục vụ tốt hơn, được đào tạo bài bản và nhiều người giao tiếp được bằng tiếng anh. 8% khách hàng không hài lòng là do một số điểm ăn uống vẫn còn tình trạng chèo kéo khách hàng.
2.2.1.5. Ẩm thực đường phố được khách du lịch quốc tế ưa thích
Khi được hỏi những loại ẩm thực đường phố mà du khách ưa thích, căn cứ và số lần món ăn suất hiện trong câu trả lời của khách du lịch thì được kết quả (xem bảng 2.7).
Bảng 2.7: Ẩm thực được khách du lịch quốc tế ưa thích tại Quận 1
Ẩm thực | Số khách | Tỷ lệ (%) | Tổng số khách |
Bánh mỳ: Bánh mỳ chả cá, bánh mỳ chả lụa, bánh mỳ heo quay, bánh mỳ xá xíu | 46 | 92 | 50 |
Cơm tấm | 42 | 84 | 50 |
Bún thịt nướng | 45 | 90 | 50 |
Bún riêu cua | 39 | 78 | 50 |
Bún bò | 38 | 76 | 50 |
Bánh bột lọc | 37 | 74 | 50 |
Gỏi cuốn | 45 | 90 | 50 |
Bánh xèo | 41 | 82 | 50 |
Các món Hải sản nướng | 37 | 74 | 50 |
Cháo | 32 | 64 | 50 |
Bánh ướt | 41 | 82 | 50 |
Bánh cuốn | 40 | 80 | 50 |
Bò Bía | 41 | 82 | 50 |
Món gỏi | 38 | 76 | 50 |
Cà phê, kem trái cây, sinh tố, trà sữa, bánh ngọt | 34 | 68 | 50 |
Bánh flan, rau câu | 32 | 64 | 50 |
Ẩm thực nước ngoài: shushi,xúc xích… | 34 | 68 | 50 |
Khác | 32 | 64 | 50 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 mẫu của tác giả năm 2025)
Có thể thấy Bánh mỳ Sài gòn không hổ danh là món ăn phải thử khi tới Tp.HCM, được du khách đánh giá cao nhất (chiếm 92%), tiếp theo là gỏi cuốn (chiếm 90%), Bún thịt nướng (chiếm 90%), Cơm tấm (84%), Bánh ướt (82%), Bánh xèo (82%),Bánh cuốn (80%), Bò bìa (82%), Bún riêu cua (78%), Bánh cuốn(78%), Bún bò (76%), các món gỏi ( 76%), Bánh bột lọc (74%), Hải sản nướng (74%), Cà phê, kem trái cây, sinh tố, trà sữa, bánh ngọt (68%), Ẩm thực nước ngoài (68%), bánh khọt (64%), Cháo (64%), Khác (64%) như bắp xào, cá viên chiên, bánh cam…
- Đặc điểm một số món ăn khách ưa thích Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Bánh mỳ là ẩm thực đường phố nổi tiếng nhất, món ăn của Pháp nhưng từ khi du nhập vào TP.HCM, dưới bàn tay khéo léo của con người, hương vị những ổ bánh mỳ đã được thay đổi để phù hợp với khẩu vị của cư dân nơi đây. Bánh thường được nướng nóng giòn từ trước, được rạch một đường dọc theo thân bánh và cho lần lượt theo thứ tự gia vị, bơ, thịt (hoặc trứng, chả, thịt xá xíu v.v.), gắp một chút rau (dưa chuột, rau mùi, hành v.v.) để lên trên phần nhân thịt đã có và rưới nước sốt (tương ớt, xì dầu v.v.). Mỗi loại bánh mỳ cũng khách nhau với các thứ nhân khác nhau như thịt, patê, chả lụa, jambon, xíu mại, trứng, cá mòi… kèm với dưa leo, củ cải trắng, củ cải đỏ làm chua, hành ngò, lát ớt cay nồng… Và, mỗi xe bánh mì đều có một bí quyết riêng. Tất cả làm nên sự đa dạng cho ẩm thực đường phố nơi đây (Doãn Cẩm Vân, 2022).
Bánh xèo là sự hòa quyện của tôm, thịt, giá đỗ và thêm một chút rau thơm. Để thưởng thức món ăn này, bạn chỉ cần cắt một góc bánh sau đó cuốn lại bằng bánh tráng lề, rau sống và đồ chua sau đó chấm với thứ nước chấm chua ngọt được pha chế đặc biệt, đảm bảo là ăn bao nhiêu cũng không sợ ngán (An Huỳnh, 2025).
Cơm tấm, ở bất cứ ngã tư đường hoặc con hẻm nhỏ nào của thành phố dường như đều thấy hàng cơm tấm bình dân không tên trên vỉa hè; dễ nhận diện là hương khói thịt nướng đưa mùi bay xa. Bộ ba cơm tấm – bì – chả làm cơ bản và hợp nhau đến lạ lùng cùng với sường nướng chắc chắn sẽ làm thực khách khó quên.
Gỏi cuốn, là sự kết hợp của thịt và rau được gói lại cẩn thận trong lớp bánh tráng gạo mỏng, lại thêm chút nước chấm ngòn ngọt đậm đà, khiến cho thực khách khó có thể quên được hương vị sau khi ăn.
Bún thịt nướng là món ăn nhanh, phù hợp với tính cách cũng như cuộc sống năng động của người Sài Gòn. Thành phần bún khá đơn giản với bún tươi, các nguyên liệu ăn kèm phong phú như: chả giò, thịt nướng, nem nướng cùng một ít rau sống, giá, dưa leo thái nhỏ và nước mắm chua ngọt. Bát bún thịt nướng thơm ngon, với màu trắng tinh của bún tươi, màu vàng ươm của chả giò, vàng nâu của thịt nướng, nem nướng cùng sắc xanh của các loại rau ăn kèm. Cùng với màu xanh của mỡ hành, đỏ của ớt tươi, vàng của lạc rang, hãy chan nước mắm chua ngọt vào, trộn đều và thưởng thức (Nguyễn Thu Hà và cộng sự, 2013).
Gỏi đu đủ tôm thịt, được xem là món ăn chơi hợp khẩu vị của nhiều người. Nguyên liệu làm món này đơn giản gồm tôm, tai lợn, đu đủ, cà rốt, rau răm, rau húng, lạc rang giã nhỏ, chanh, giấm… Đem đu đủ bào sợi ngâm vào nước lạnh có vắt chanh, muối để hết mủ và đắng. Cà rốt cũng thái sợi. Tôm và tai lợn luộc chín. Sau khi tôm chín, bóc vỏ và chẻ đôi, tai lợn chín thái mỏng. Ớt băm nhỏ để làm nước mắm và thái sợi để trang trí. Ngoài việc dùng làm món tráng miệng giúp dễ dàng tiêu hóa, đu đu còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn ngon. Để đu đủ giòn ngọt, bạn nên mua loại già, hơi hồng hồng. Món ăn này sẽ ngon hơn do nước mắm quyết định. Nước mắm để trộn nộm phải được pha chế theo dạng chua ngọt, cay cay mới ngon miệng (Nguyễn Thu Hà và cộng sự, 2013). Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Bắp xào, đây là một món ăn dân dã quen thuộc, nguyên liệu làm bắp xào khá đơn giản: hạt bắp, tép khô, hành lá, bơ cùng một số gia vị nhưng món ăn lại có sức hấp dẫn kì lạ.
Cà phê, từ những con đường nhỏ đến những con đường lớn, đâu đâu người ta cũng dễ dàng bắt gặp những quán cà phê cóc, cà phê vỉa hè, một kiểu cà phê không cần bàn ghế, không mái che, không long lanh ánh đèn…đặc biệt vô cùng. Việc ngồi nhâm nhi ly cà phê vào buổi sáng đã ăn sâu vào tâm trí người dân nơi đây, nó trở thành một phần không thể thiếu được trong văn hóa ăn uống của người dân và nó đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách quốc tế khi đến thành phố (Trương Phúc Thiện, 2024).
2.2.2. Thực trạng hoạt động ẩm thực đường phố tại quận 3
2.2.2.1. Khái quát chung về quận 3
- Vị trí địa lý
Với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, diện tích khoảng 4,9km2 có địa giới hành chánh: phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp quận 1, phía Tây giáp quận 10.
Là nơi tập trung nhiều đình, chùa, nhà thờ lớn như : chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, Trung tâm Phật giáo Thích Quảng Đức, Nhà thờ Tân Định, Dòng Chúa Cứu Thế, Nhà thờ Bùi Phát, Đình Xuân Hoà, Đình Phú Thạnh, Đình Ông Súng… Ngoài ra còn có tháp tưởng niệm nơi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, có nhà bảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút nhiều khách tham quan.
- Hệ thống giao thông, đường phố
Về giao thông đường bộ, mật độ đường sá dày đặc, có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy ngang qua như đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh sang Campuchia, đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1 xuyên Việt, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi sân bay Tân Sơn Nhất. Về giao thông đường sắt, Ga Sài Gòn nằm trên địa bàn quận 3 là ga đầu mối giao thông của thành phố và các tỉnh phía Nam đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam – Bắc. Ngoài ra Quận còn có một số tuyến đường lớn như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Chính Thắng, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Minh Khai, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Thắng, Lê Văn Sĩ, Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ…Đặc biệt là tuyến đường Cao Thắng và Lê Văn Sỹ, nơi có các hoạt động kinh doanh ẩm thực được phố diễn ra mạnh mẽ.
- Kinh tế – Xã hội.
Quận 3 là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của thành phố. Nơi tập trung nhiều công ty trong và ngoài nước. Hàng năm quận đang đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách của nhà nước. Tổng thu ngân sách quận (năm 2016) ước thực hiện 1.147,6 tỷ đồng. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Dân số (năm 2023) khoảng 250.000 người. Mật độ dân số khoảng 42.000 người/ km2 là dân số có mật độ đông thứ 5 của thành phố. Có khoảng 20 dân tộc, một số dân tộc chiểm tỷ lệ cao như dân tộc kinh 95,97%, Hoa 3.57%, Khowowme 0.19%, chăm 0.13%.
Tôn giáo (năm 2023): Đạo phật chiếm 35.63%, thiên chúa giáo 16.83%, tin lành 0.51%, Cao đài 0.2%, hồi giáo 0.14%. Số người không tôn giáo chiếm khoảng 46.64%.
Về mặt tổ chức hành chính (năm 2023), quận 3 có 14 phường có tên gọi từ phường 1 đến phường 14. Trụ sở Ủy ban nhân dân quận 3 được đặt tại tòa nhà 185 Cách Mạng Tháng 8 (nơi trước giải phóng là tòa Đại sứ Campuchia).
- Văn hóa ẩm thực.
Cũng giống như quận 1, ẩm thực đường phố quận 3 tương đối phong phú và đa dạng. Các món ăn vùng miền Bắc – Trung – Nam trong cả nước tụ hội tại nơi đây làm cho bức tranh văn hóa ẩm thực thêm muôn màu muôn sắc. Từ các món mặn như ốc, phá lấu, hột vịt lộn, trứng cút lộn, cá viên chiên, mì xào, há cảo, cháo tiều, cơm chiên dương châu, cơm chiên gà xé, cơm chiên hải sản, súp gà, súp cua, chân gà nướng, bún thịt nướng, cơm tấm, cơm hến, bún mắm, bún hến, bún riêu cua, bánh ướt, bánh tráng nướng, bột lọc…… đến các món ăn nhẹ như bánh tráng trộn, bánh trứng, bánh tráng nướng, bò bía, răng mực, bắp xào, hột gà nướng, nướng, bắp nướng, gỏi bo khô, hồ lô nướng, xôi, chè, bánh ngọt…đều có mặt tại nơi đây .
Cũng giống như khu vực quận 1, khách du lịch quốc tế ở đâu chủ yếu đến từ Châu Mỹ 36.7%, khách Châu Âu 23.3%, khách Châu Á 26.7% và 13.3% khách đến từ các khu vực khác (xem biểu đồ 2.4).
2.2.2.3. Các khu phố, điểm ẩm thực đường phố khách du lịch quốc tế thường tới
- Khu vực Bàn cờ (Đường Bàn Cờ, Hẻm 51 Cao Thắng, Hẻm 174 Nguyễn Thiện Thuật)
Nói về địa điểm ẩm thực đường phố quận 3 đầu tiên phải nói đến chợ Bàn Cờ. Ở đây chủ yếu là các hộ kinh doanh thuê mặt bằng tại chỗ, tuy nhiên không gian mặt bằng khá nhỏ nên các hoạt động buôn bán chủ yếu diễn ra ngoài trời. Các hoạt động ẩm thực ở đây diễn ra sôi nổi nhất vào thời gian buổi chiều tối, đối tượng khách rất đa dạng và phong phú từ đối tường học sinh, sinh viên đến những người trung tuổi, đối tượng khách nước ngoài cũng có nhiều, họ đi theo nhóm thường là 2 đến 3 người, chủ yếu là khách Mỹ, khách Châu Á cũng có, chủ yếu là khách Nhật bản, Hàn Quốc, khách Trung quốc thì ít. Khách hàng đến đây, họ nếm thủ tất cả các món ăn nhưng món ăn họ thích và ăn nhiêu là gỏi cuốn, bún thịt nướng, đặc biệt là cháo Tiều. Các món ốc, phá lấu, hột vịt lộn, trứng cút lộn, cá viên chiên, mì xào, há cảo, cháo tiều, cơm chiên dương châu, cơm chiên gà xé, cơm chiên hải sản, súp gà, súp cua, phá lấu…
- Hồ Con Rùa. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Hồ Con Rùa là tên gọi dân dã của vòng xoay các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch và Võ Văn Tần. Ở đây chủ yếu là người bán hàng rong, cứ 16h trở đi là những người bán hàng rong tập trung tại nơi đây với trăm món ăn như bánh tráng trộn, bánh trứng, bánh tráng nướng, bò bía, răng mực, bắp xào, hột gà nướng, nướng, bắp nướng, gỏi bo khô, hồ lô nướng, xôi, chè, bánh ngọt… Một số người bán hàng ở đây cho biết đối tượng khách chủ yếu là sinh viên, sinh viên quốc tế cũng đông, khách người châu Á là chủ yếu, khách Âu , Mỹ ít, thỉnh thoảng có, nhưng chủ yếu là giới trẻ, món ăn họ ưa thích: bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bắp xào….
- Hẻm 284 Lê Văn Sỹ.
Hẻm 284 Lê Văn Sỹ là điểm đến quen thuộc không nhũng của học sinh, sinh viên và giới văn phòng mà của cả khách du lịch quốc tế. Điểm nhấn của các món ăn vặt trong hẻm là món ăn miền Trung như bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bún hến, bún bò, mì Quảng…món ăn ngon và giá cả phải chăng. Khách hàng chủ yếu là khách Mỹ, Pháp, Úc, có cả người châu Á.
Thiên đường bánh tráng trộn Nguyễn Thượng Hiền có hàng trăm xe, quán bánh tráng trộn khác nhau. Con đường bánh tráng nướng Cao Thắng bắt đầu hoạt động lúc 17h và kết thúc lúc 23h. Nơi đây chuyên bán bánh tráng nướng Đà Lạt với các loại nhân phong phú và đa dạng.
2.2.2.4. Đánh giá của khách du lịch quốc tế về ẩm thực đường phố
Bảng 2.8: Nhận định của khách quốc tế về ẩm thực đường phố quận 3
Qua bảng khảo sát thực tế 30 mẫu cho thấy (xem bảng 2.8), ẩm thực đường phố tại quận 3 được du khách đánh giá rất đa dạng và phong phú với 50% khách rất hài lòng, 40% khách hài lòng, chỉ có 10% là khách cho là bình thường.
Về hương vị của món ăn: 36.7% khách du lịch hài lòng, 46.7% khách hài lòng, 13.3 % khách cho là bình thường, và 3.3% khách hàng không hài lòng do có thể món ăn không hợp khẩu vị với du khách.
Về chất lượng món ăn: 33.3% khách du lịch rất hài lòng, 43.3% hài lòng, 16.7% cho là bình thường và chỉ 6.7% là không hài lòng. Nguyên nhân không hài lòng là do một số món ăn không được tươi hoặc món ăn không bán hết từ hôm trước để qua ngày hôm sau bán. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Giá cả món ăn: 43.3% khách du lịch rất hài lòng và cho là rẻ so với các nước khách, 40% khách hài lòng, 13.3% khách cho là bình thường và chỉ 3.3% là khách không hài lòng do thỉnh thoảng khách du lịch than phiền họ bị bán mắc hơn so người khác.
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Do chưa có các điểm ẩm thực đường phố được quy hoạch nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát và 10% khách du lịch rất hài lòng, 30% hài lòng, 53.3% đánh giá bình thường, 6.7% khách không hài lòng vì một số tiệm ăn uống còn gần ngay cống thoát nước nên có mùi hôi, chén đĩa rửa chưa được sạch, món ăn chế biến xong không được che đậy cẩn thận, khăn lau dơ…
Địa điểm, không gian bán hàng: 16.7% khách du lịch rất hài lòng, 40% hài lòng, 36.7% bình thường và 6.7% không hài lòng. Lý do khách không hài lòng là do một số điêm ăn uống ngoài trời, vào trời mưa rất dơ và khách đang ăn phải chạy tìm chỗ trú, không được thoải mái cùng với đó là xe cộ đi lại, khói bụi, gây nguy hiểm cho thực khách.
Đội ngũ phục vụ: 20% rất hài lòng, 43.3% hài lòng, 26.7% bình thường, và 10% không hài lòng. Lý do khách không hài lòng là do một số điểm ăn uống vẫn còn tình trạng chèo kéo khách hàng, người bán hàng không biết tiếng anh, gây khó khăn trong giao tiếp.
2.2.2.5. Ẩm thực đường phố được khách du lịch quốc tế ưa thích
Khi được hỏi những loại ẩm thực đường phố mà du khách ưa thích, căn cứ và số lần món ăn suất hiện trong câu trả lời của khách du lịch thì được kết quả (xem bảng 2.9)
Bảng 2.9: Ẩm thực được khách quốc tế ưa thích tại quận 3
Ẩm thực | Số khách | Tỷ lệ (%) | Tổng số khách |
Bột chiên chảo | 27 | 90 | 30 |
Bánh tráng nướng | 26 | 86.7 | 30 |
Các món ốc | 25 | 83.3 | 30 |
Bánh tráng trộn | 25 | 83.3 | 30 |
Phá lấu | 25 | 83.3 | 30 |
Bún riêu cua | 24 | 80 | 30 |
Cháo Tiều | 24 | 80 | 30 |
Súp | 23 | 76.7 | 30 |
Hả cảo, sủi cảo | 23 | 76.7 | 30 |
Mỳ xào | 22 | 73.3 | 30 |
Bún thịt nướng | 22 | 73.3 | 30 |
Cơm chiên | 21 | 70 | 30 |
Bánh mỳ chảo | 21 | 70 | 30 |
Bún mắm | 21 | 70 | 30 |
Các loại chè | 19 | 63.3 | 30 |
Bún hến | 18 | 60 | 30 |
Xôi | 18 | 60 | 30 |
Khác | 17 | 56.7 | 30 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát 30 mẫu của tác giả năm 2025)
Kết quả khảo sát cho thấy Bột chiên chảo đứng đầu bảng với 90%, bánh tráng nướng 86.7%, Các món ốc 83.3%, Bánh tráng trộn 83,3%, Phá lấu 83.3% , Bún riêu cua 80%, Cháo tiều 80%, Súp 76.7%, Hả cảo sủi cảo 76.7%, Mỳ xào 73.3%, Bún thịt nướng 73.3%, Cơm chiên 70%, Bánh mỳ chảo 70%, Bún mắm 70%, bún, các loại chè 63.3%, bún hến 60%, xôi 60%, các loại khác như bánh xếp, xíu mại, cháo gà ….56.7%. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
- Đặc điểm một số món ăn khách ưa thích
Bột chiên vốn có gốc từ người Hoa nhưng vì quá hấp dẫn, mà bột chiên đã dần “phủ sóng” khắp thành phố và trở thành một trong những món ăn đặc trưng của Sài thành. Bột chiên thật ra rất đơn giản, chỉ là những khối bột gạo được xắt vuông vừa ăn, xóc qua hắc xì dầu, nước tương, chiên trên chảo cho vàng giòn mặt ngoài, nóng bên trong, cùng với trứng, hành lá. Đĩa bột chiên thơm nức mũi, bên ngoài giòn rộm, bên trong mềm lại có trứng bùi béo được ăn kèm với đồ chua và chấm với nước tương dấm có vị chua ngọt khiến ai nếm cũng phải mê. Và du khách khi đã nếm một lần rồi khi rời đi chắc chắn sẽ đôi lần thèm, nhớ (An Huỳnh, 2025).
Súp cua, thành phần của súp cua rất đa dạng bao gồm thịt cua, thịt gà xé, trứng cút, nấm, có nơi còn thêm trứng bắc thảo, chả thậm chí óc heo để tô súp thêm đầy đặn, chất lượng. Màu vàng của súp sóng sánh với thịt cua ăn kèm theo rau ngò, tiêu và ớt làm dậy lên mùi thơm quyến rũ và vị ngọt tự nhiên, đặc biệt là không tạo cảm giác ngán.
Cháo tiều đến Sài Gòn khi người Triều Châu di cư vào nước ta. Món ăn gồm có cháo trắng, phổi, tim gan, cật, nấm, mực tươi và hành. Cháo tiều ngon thường không tạo cảm giác ngấy, rất ngon miệng.
Bún riêu cua là một món ăn truyền thống được biết đến rộng rãi trong nước và quốc tế . Món ăn này gồm bún (bún rối hoặc bún lá) và riêu cua. Riêu cua là canh chua được nấu từ gạch cua, thân cua giã và lọc cùng với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).
Bánh tráng trộn,Món ăn này là một biến thể khác của món gỏi đu đủ (có nơi gọi là gỏi khô bò), quen thuộc với hầu hết các bạn học sinh, sinh viên đang học tập và sinh sống tại Sài Gòn, thậm chí là ngay cả với những người trưởng thành. Nếu như thành phần chính của gỏi đu đủ là phần ruột đu đủ non được bào thành từng sợi mỏng dùng để làm gỏi thì với món bánh tráng trộn, bánh tráng sẽ được cắt nhỏ thành từng sợi dài, hơi to để khi trộn bánh không bị nát. Sau đó, người bán sẽ thêm vào một chút xoài xanh chua chua đã được gọt vỏ và bào thành sợi, thịt khô bò xé nhuyễn cay nồng mùi ngũ vị, một nhúm chà bông (ruốc thịt) mằn mặn, rau răm xắt nhỏ, một vài cọng hành phi thơm phức cùng một muỗng mỡ hành bóng bẩy. Tất cả những nguyên liệu đó được đem trộn chung với hai đến ba muỗng sa tế hoặc nước tương pha chua ngọt, chờ cho bánh tráng thấm đều là dùng được. Để tăng thêm độ ngon cho món bánh tráng trộn, người bán thường bỏ thêm vào đó hai quả trứng cút đã được luộc chín và bóc vỏ sạch sẽ cùng một chút đậu phộng rang giòn giã nhuyễn. Hoặc có nơi, người bán sẽ thêm vào một ít bơ béo ngậy giúp gợi thêm phần hấp dẫn nơi món ăn. Nếu như ngày xưa “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ngày nay, ở chốn đô thị nhộn nhịp này, bánh tráng trộn là thứ quà vặt không thể thiếu trong những buổi họp mặt bạn bè. Từng kỷ niệm, hồi ức đẹp đẽ một thời song hành bên dĩa bánh tráng trộn giòn tan như tiếng cười đùa hồn nhiên của những người trẻ tuổi (Hoàng Triều, 2025).
Bánh tráng nướng với hương thơm, vị béo ngậy của trứng gà kèm hành phi, ruốc khô, trong bánh tráng mỏng được nướng giòn là món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Xôi ba miền vỉa hè: Nếu ẩm thực đường phố Hồ Chí Minh tự hào là nơi khai sinh ra bánh mì thịt, thì xôi từ ba miền đất nước đã đem lại sự phong phú đa dạng cho ăn sáng vỉa hè. Từ 6 giờ trở đi gánh xôi đã nắm sẵn từng gói với giá năm ngàn, bảy ngàn, mười ngàn… chờ khách mua. Miền Bắc với xôi xéo, xôi gấc, xôi khúc, xôi bắp; đến miền Trung như xôi thịt hon, xôi đường và xôi phương Nam đậm đà hương nếp than, đậu xanh, đậu đen, xôi mặn…. Bên đôi quang gánh là vài chiếc ghế con, khách có thể ngồi ngay trên vỉa hè thưởng thức dĩa xôi bắp ngọt ngào, hương vị nếp căng mẩy, hạt bắp nở bung, đậu xanh vàng bùi, hành phi thơm nức (Quỳnh Hương, 2023).
2.2.3. Thực trạng hoạt động ẩm thực đường phố tại quận 5
2.2.3.1. Khái quát chung về quận 5
Vị trí địa lý
Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất quận 5 gắn liền với sự hình thành, phát triển của khu vực Chợ Lớn và lịch sử hơn 300 năm Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh. Với diện tích 4,27 km2 (2023), quận 5 là một trong các quận thuộc khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Phía Tây Bắc giáp quận 10 và quận 11, ranh giới là đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh. Phía Đông giáp quận 1, ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ. Phía Nam giáp kênh Tàu Hủ, ngăn cách với quận 8. Phía Tây giáp với quận 6 bởi đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn.
- Hệ thống giao thông, đường phố
Các trục đường chính Bắc – Nam, Đông – Tây của thành phố hầu như đi qua địa bàn quận. Do cũng được quy hoạch từ thời Pháp nên trên địa bàn quận có rất nhiều các tuyến đường lớn như Nguyễn Tri Phương, An Dương Vương,Trần Hưng Đạo, Ngô Gia Tự, Đường Hồng Bàng, Đường Hải Thượng Lãng Ông…Đây vừa là những tuyến đường huyết mạch kết nối với các quận huyện trong khu vực, vừa là nơi kinh doanh buôn bán của cư dân địa phương.
- Kinh tế – xã hội. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Với dân số 194.000 người, mật độ dân cư 40.785 người/ km2 (2023).. Chủ yếu là người Hoa kiều sinh sống nên quận 5 còn được gọi là khu người Hoa.
Về mặt kinh tế, quận được xem là một trung tâm thương mại dịch vụ quan trọng của thành phố. Các tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông, đường Lương Nhữ Học, đường Triệu Quang Phục hình thành tuyến đường chuyên doanh thuốc đông y, nổi tiếng khắp cả nước, hấp dẫn cả du khách nước ngoài khi bước chân đến thành phố Hồ Chí Minh. Từ lâu có nhiều khu thương mại chuyên doanh bán buôn khắp tỉnh thành trên cả nước đều tập trung hình thành ở quận 5 từ rất lâu đời như khu chợ vải Soái Kình Lâm, hiện đổi tên là Thương xá Đồng Khánh, chợ Kim Biên nổi tiếng chuyên doanh hàng bách hoá về ngành điện, ngành hoá mỹ phẩm và một số mặt hàng gia dụng. Trung tâm thương mại dịch vụ An Đông một ngôi chợ truyền thống tiêu biểu bán buôn mặt hàng quần áo khắp cả nước, chợ có hơn 1.387 hộ kinh doanh thực phẩm, quần áo, túi xách, giày dép, vải sợi, mỹ nghệ, hàng gia dụng. Ngoài ra, phải kế đến những siêu thị, trung tâm thương mại có qui mô được xây dựng trong những năm qua như siêu thị điện máy Chợ Lớn, An Đông plaza, Parkson Hùng Vương, điện máy Gia Thành, Smart Trần Bình Trọng, Coop mart 96 Hùng Vương …Và hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn với cơ sở vật chất khá tốt như: Winsor Plaza, Equatorial, The Adora, Ái Huê, Đồng Khánh, Thiên Hồng, Bát Đạt….đã góp thêm phần sinh động cho bức tranh thương mại dịch vụ ở quận. Sự sầm uất của các chợ đầu mối, siêu thị, nhà hàng này khẳng định vị thế của quận 5 trong lãnh vực thương mại dịch vụ. Quận có 15 phường (2023): 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15. Trong đó phường 8 là trung tâm của quận.
- Văn hóa ẩm thực
Lịch sử Trung Quốc và Việt Nam rất gắn liền nhau, sự hiện diện của người Hoa trên đất Việt đã có từ ngàn xưa. Ở TP.HCM hiện có trên 700.000 người Việt gốc Hoa (niêm giám thống kê Tp.HCM, 2020). Người gốc Hoa sống chủ yếu ở quận 5, quận 6, quận 8, quận 10 và quận 11. Chợ Lớn, chợ Bình Tây là khu phố người Hoa rất lớn ở Sài Gòn.Văn hóa ẩm thực Trung Hoa đặc sắc và độc đáo bởi sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị và cả trong cách bày biện. Món ăn người Hoa chú trọng nhiều đến gia vị, có vô số các gia vị khác nhau như dầu lạc, dầu hào, đường các loại. các sản phẩm của đậu tương lên men: hắc xì dầu, tàu vị yểu, lạp chí dương, muối ớt, các thứ dấm, rượu, nước hầm thịt … Các món ăn nổi tiếng như hả cảo, sủi cảo, mỳ, hủ tíu, phá lấu, bánh hẹ….
Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực người Hoa còn thể hiện qua các món chè Món chè của nguời Hoa đa dạng hơn khi kết hợp cả trứng, chú trọng vị thanh mát hơn vị ngọt.Các quán chè người Hoa nổi bật nhất ở nơi đây có: Chè Hà Ký Nằm trên đường Châu Văn Liêm, Chè Thanh Tâm với tuổi đời hàng chục năm, quán Thanh Tâm tọa lạc trên đường Bùi Hữu Nghĩa, Chè Tường Phong quán chè đậm chất “Hoa” (An Điềm), xe chè trong chợ Thiếc đã tồn tại gần hai chục năm, người bán hay người ăn đều giữ cái nếp thanh tao, nhẹ nhàng và từ tốn. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
2.2.3.2 Thị trường khách du lịch quốc tế
Biều đồ 2.5: Cơ cấu khách du lịch quốc tế tại Quận 5
Vì là khu phố của người hoa nên các món ăn tại đây được chế biến mang đậm hương vị của người Hoa. Khách ở đây chủ yếu là khách Châu Á chiếm 42.5% trong đó chủ yếu là khách Trung Quốc, 30% khách châu Mỹ, 20% khách châu Âu và 7.5% khách đến từ các quốc gia khác (xem biểu đồ 2.5).
2.2.3.3. Các khu phố, điểm ẩm thực đường phố khách quốc tế thường tới
- Chợ Thủ Đô( Đường Châu Văn Liêm, Đường Lão Tử)
Chợ Thủ Đô từ lâu được xem là khu chợ chuyên bán những món Hoa từ món mặn cho đến các món ngọt. Các gian hàng được thiết kế theo từng quầy, bên trên che dù. Các món ăn ở đây được khách du lịch đánh giá là ngon, lạ và giá lại rất bình dân luôn. Một số món ăn đặc trưng và nổi tiếng hả cảo, sủi cảo là món điểm tâm sáng đặc trưng của người Hoa, trở thành món ăn quen thuộc và yêu thích của người Sài gòn. Theo tiểu thương ở chợ cho biết: ở đây hầu như là khách du lịch Trung quốc, họ đến để nói chuyện, hỏi chuyện về cuộc sống người dân ở đây, đến để mua hàng. Khách nước ngoài cũng có như khách Tây (Anh, Pháp, Mỹ) và thỉnh thoảng thì có khách Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng cũng không có nhiều. Món ăn họ ưa thích là mỳ, hả cảo, sủi cảo… Những món ăn nhỏ nhỏ xinh xinh được chế biến với lớp áo bột mỏng mềm mịn, ấm nóng. Bên trong nhân thịt, hải sản đủ loại tươi rói dai dai giòn giòn beo béo ăn cực đã. Một chén súp cua đặc sánh nóng hổi đầy đủ thịt cua, trứng cút, thêm chút ớt cay sẽ khiến bạn “khó lòng cưỡng nổi” ở đây còn có còn thêm óc heo, tủy heo, bong bóng cá,…càng tăng “sức hấp dẫn” cho món ăn này. Ở đây rất nhiều món hoa, nhưng nổi bật trong số đó không thể không nhắc đến món khổ qua cà ớt. Có thể dễ dàng hiểu khi khách du lịch ở đây chủ yếu là khách du lịch Trung quốc, ngôn ngữ giống nhau, món ăn, mùi vị giống nhau nên các thực khách Trung quốc dễ dàng tìm kiếm cho mình những món ăn mình ưa thích.
- Chợ Hòa Bình (Đường Bùi Hữu Nghĩa, Đường Bạch Vân)
Khu ăn uống Chợ Hòa Bình. Ẩm thực ở đây luôn phong phú và đa dạng, giá cả phải chăng. Ẩm thực ở đây được bày bán và phục vụ chủ yếu trên các xe đẩy lưu động Các món ăn ở đây tương đối đa dạng và phong phú như. phá lấu, ốc, bánh mì nướng, bánh rán doremon, bánh flan, bột chiên, há cảo, bánh hẹ…. Cũng giống như chợ Thủ đô, khách du lịch đến đây chủ yến vẫn là khách Trung quốc.
- Hẻm 14 Trần Bình Trọng Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Hẻm 14 Trần Bình Trọng là thiên đường ẩm thực của những tín đồ hảo ngọt.Với mật độ dày của các xe, quán bán rau câu dừa, bánh flan, bánh flan nước cốt dừa, rau câu phô mai cho đến chè khúc bạch… Tại đây, món ăn, đồ uống được bày bán trên các xe đẩy, du khách thường là mua mang về, nếu du khách muốn ăn tại chỗ thì chủ tiệm có sẵn sàng các ghế nhựa ngồi đơn giản. Đối tượng khách chủ yếu là sinh viên, khách nước ngoài mua tour du lịch của công ty du lịch, món ăn họ ua thích là các món chè, đặc biệt là chè trứng, ngoài ra cacao đá, bánh flan cũng là món ăn ưa thích của khách.
Khu ăn vặt Nguyễn Kim Con đường Nguyễn Kim, Phố ăn vặt An Dương Vương, gần ngã ba An Dương Vương – Nguyễn Văn Cừ) . Khu ăn vặt này có giờ hoạt động từ 16h với số lượng món phong phú nhất. Tại đây, bạn có thể tìm thấy từ những món ăn đơn giản như bò bía, bún riêu, bún bò, sinh tố… đến các món cao cấp mực nướng, dimsum… Các hàng quán ở đây luôn tấp lập người ra vào.
2.2.3.4. Đánh giá của khách du lịch quốc tế về ẩm thực đường phố
Bảng 2.10: Nhận định của khách quốc tế về ẩm thực đường phố quận 5
Yếu tố đánh giá | Hoàn toàn không hài lòng | Không hài lòng | Bình thường | Hài lòng | Rất hài lòng | |
Sự đa dạng món ăn | Số khách | 0 | 0 | 3 | 16 | 21 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 0 | 7.5 | 40 | 52.5 | |
Hương vị của món ăn | Số khách | 0 | 0 | 8 | 15 | 17 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 0 | 20 | 37.5 | 42.5 | |
Chất lượng món ăn | Số khách | 0 | 3 | 7 | 14 | 16 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 7.5 | 17.5 | 35 | 40 | |
Giá cả món ăn | Số khách | 0 | 1 | 4 | 19 | 16 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 2.5 | 10 | 47.5 | 40 | |
Vệ sinh an toàn thực phẩm | Số khách | 0 | 6 | 19 | 11 | 4 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 15 | 47.5 | 27.5 | 10 | |
Địa điểm, không gian bán hàng | Số khách | 0 | 7 | 14 | 12 | 7 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 17.5 | 35 | 30 | 17.5 | |
Đội ngũ phục vụ | Số khách | 0 | 2 | 15 | 16 | 7 |
Tỷ lệ(%) | 0 | 5 | 37.5 | 40 | 17.5 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát 40 mẫu của tác giả năm 2025)
Qua kết quả khảo sát 40 mẫu (xem bảng 2.10), ẩm thực đường phố tại quận 5 được du khách đánh giá rất đa dạng và phong phú với 52.5% khách rất hài lòng, 40% khách hài lòng, chỉ có 7.5% là khách cho là bình thường.
Về hương vị của món ăn: 42.5% khách du lịch hài lòng, 37.5% khách hài lòng, 20 % khách cho là bình thường, và 3.3% khách hàng không hài lòng do có thể món ăn không hợp khẩu vị với du khách.
Về chất lượng món ăn: 40% khách du lịch rất hài lòng, 35% hài lòng, 17.5% cho là bình thường và chỉ 7.5% là không hài lòng. Nguyên nhân không hài lòng là do một số món ăn không được tươi hoặc món ăn không bán hết từ hôm trước để qua ngày hôm sau bán. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Giá cả món ăn: 40% khách du lịch rất hài lòng và cho là rẻ so với các nước khách, 47.5% khách hài lòng, 10% khách cho là bình thường và chỉ 2.5% là khách không hài lòng do thỉnh thoảng khách du lịch than phiền họ bị bán mắc hơn so người khác.
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Do chưa có các điểm ẩm thực đường phố được quy hoạch nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát vì vậy chỉ có 10% khách du lịch rất hài lòng, 27.5% hài lòng, 47.5% đánh giá bình thường, 15% khách không hài lòng. Lý do không hài lòng vì một số tiệm ăn uống còn gần ngay cống thoát nước nên có mùi hôi, chén đĩa rửa chưa được sạch, món ăn chế biến xong không được che đậy cẩn thận, khăn lau dơ…
Địa điểm, không gian bán hàng: 17.5% khách du lịch rất hài lòng, 30% hài lòng, 35% bình thường và 17.5% không hài lòng. Lý do khách không hài lòng là khu vực bán đồ ăn xen lẫn với khu vực bán hàng hóa, các quầy đồ ăn nằm ngay trên đường vào chợ, nhiều lúc gây kẹt xe…
Đội ngũ phục vụ: 17.5% rất hài lòng, 40% hài lòng, 37.5% bình thường, và 5% không hài lòng. Lý do khách không hài lòng là do một số điểm ăn uống vẫn còn tình trạng chèo kéo khách hàng, người bán hàng không có dùng bao tay khi làm món ăn cho khách…
2.2.3.5. Ẩm thực đường phố được khách du lịch quốc tế ưa thích
Khi được hỏi những loại ẩm thực đường phố mà du khách ưa thích, căn cứ và số lần món ăn suất hiện trong câu trả lời của khách du lịch thì được kết quả như sau (xem bảng 2.11):
Bảng 2.11: Ẩm thực được khách du lịch quốc tế ưa thích tại quận 5
Ẩm thực | Số khách | Tỷ lệ (%) | Tổng số khách |
Phá lấu | 36 | 90 | 40 |
Hủ tiếu hồ | 35 | 87.5 | 40 |
Xôi cadé | 35 | 87.5 | 40 |
Hủ tiếu sate Quảng Ký | 35 | 87.5 | 40 |
Cháo Tiều | 34 | 85 | 40 |
Há cảo, sủi cảo | 34 | 85 | 40 |
Rau câu, bánh flan, Cacao đá | 34 | 85 | 40 |
Bánh hẹ | 33 | 82.5 | 40 |
Chè trứng gà | 33 | 82.5 | 40 |
Khổ qua cà ớt | 33 | 82.5 | 40 |
Hồ lô nướng | 32 | 80 | 40 |
Mì vịt tiềm | 32 | 80 | 40 |
Bánh bò thốt nốt | 32 | 80 | 40 |
Bột chiên | 31 | 77.5 | 40 |
Cơm gà xối mỡ | 31 | 77.5 | 40 |
Cháo mực | 31 | 77.5 | 40 |
Ốc | 29 | 72.5 | 40 |
Khác | 28 | 70 | 40 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát 40 mẫu của tác giả năm 2025)
Phá lấu là món ăn được nhiều du khách ưa thích 90%, Hủ tíu Hồ 87.5%, Xôi cade 87.5%, Hủ tíu sate 87.5%, Cháo tiều 85%, Hả cảo và sủi cảo 85%, Rau câu, bánh flan, caccao đá 85%, Bánh hẹ 82%, Chè trứng gà 82.5%, Khổ qua cà ớt 82,5%, Hồ lô nướng 80%, Mỳ vịt tiềm 80%, Bánh bò thốt nốt 80%, Bột chiên 77.5%, Cơm gà xối mỡ 77.5%, Cháo mực 77.5%, Ốc 72.5%, Các món ăn khác như bánh bao, bánh khoai mỳ, bánh giò… 70%. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
- Đặc điểm một số món ăn khách ưa thích
Phá lấu là món ăn rất nổi tiếng của người Hoa. Nồi nước phá lấu gồm các gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc. Còn phần thịt có thể là bất cứ từ lưỡi, tai, ruột cho đến bao tử của heo, bò. Nồi phá lấu thường luôn sôi ùng ục và thoang thoảng vị nước dừa. Khi có khách ăn, người bán dùng kéo và đồ gắp cắt nhỏ những miếng phá lấu cho vào chén rồi mới chan nước vào (Di Vy, 2022).
Sủi cảo, hay còn gọi là bánh chẻo, là một món ăn nổi tiếng bắt nguồn từ Trung Quốc, rồi lan rộng ra các nước Đông Á. Nhân sủi cảo thường có thịt nghiền, rau.
Há cảo là một món ăn vặt và cũng thường được xem là món điểm tâm khá phổ biến với người Sài Gòn. Đối với người Hoa, há cảo là món thường được dùng trong dịp năm mới. Lớp vỏ bánh được nặn từ bột gạo và bột năng, có màu trắng tinh tươm bao bọc lấy phần nhân tôm thịt nằm lọt thỏm bên trong tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum vầy của cả một gia đình tứ đại đồng đường trong những ngày đầu năm.Ở Sài Gòn, nhất là khu vực quận 5 và quận 6, nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống và lập nghiệp, các quán điểm tâm ở đây nhiều vô số kể và món há cảo gần như luôn hiện diện trong thực đơn của các quán này. Bánh há cảo thường được hấp chín (có nơi lại đem chiên giòn), ăn kèm với nước tương pha chua cay. Chỉ cần cắn vào một miếng, vị ngọt tiết ra từ thịt tôm quyện vào phần vỏ bánh dai dai cùng một chút chua chua cay cay từ nước chấm đủ sức làm thỏa lòng ngay cả những thực khách khó tính nhất (Tiêu Phong, 2021).
Mì vịt tiềm là món ăn của người Hoa nhưng rất phổ biến và được nhiều người yêu thích ở Sài Gòn. Món ăn hấp dẫn thực khách với những sợi mì tươi được làm từ trứng, cải ngọt giòn giòn, phần thịt vịt thơm ngon, mềm. Một phần mì vịt tiềm rất chất lượng, đủ khiến cho cả người ăn khỏe phải thấy no.
Cơm chiên Dương Châu là món ăn lâu đời của Trung Quốc. Nguyên liệu để làm món ăn này thường có cơm tẻ, lạp xưởng, chả lụa, trứng và một số loại rau củ khác, tùy theo khẩu vị.
Hủ tiếu hồ cũng là món ăn truyền thống của người Hoa, có biệt danh là bánh canh của người Tiều. Hủ tiếu hồ khác so với những loại hủ tiếu khác ở chỗ những miếng bột mỏng hình vuông, trắng đục, ăn cùng với lòng heo, cải chua (Tiêu Phong, 2021).
Hủ tiếu sa tế là món ăn của người Tiều. Cái tạo nên hương vị cho món ăn chính là nước dùng khi nó được pha chế từ gần 20 loại hương liệu và gia vị. Một bát hủ tiếu đầy đủ ngoài nước dùng, bánh hủ tiếu, thịt bò hay bò viên… thì còn có các loại rau ăn kèm như dưa leo thái sợi, giá, khế chua, húng quế, ngò gai… vừa tăng thêm hương vị vừa tạo thành một gia vị rất riêng cho món ăn rất đặc trưng này (Tiêu Phong, 2021). Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Bánh hẹ cũng là loại quà vặt khá hấp dẫn của người Hoa. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại bánh này trên những chiếc xe gần giống như xe bột chiên rất phổ biến ở Sài Gòn. Chiếc bánh hẹ đơn giản được làm từ hai nguyên liệu chính là bột gạo và lá hẹ với hai loại có nhân và không nhân. Bột sau khi nhồi với lá hẹ được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, ép kín lại theo hình tròn rồi đem hấp chín. Khi có người ăn, bánh được cho lên chảo và chiên giòn vàng với trứng gà. Món này thường được ăn kèm với nước chấm pha chua ngọt khá vừa miệng (Trần Hồng Liên, 2025).
Xôi cadé, một món ăn bình dân nhưng không thể thiếu khi nhắc đến ẩm thực người Hoa là xôi cadé. Món ăn pha trộn giữa xôi, lòng đỏ trứng gà cùng hương sầu riêng thoang thoảng rất hấp dẫn người ăn. Thành phần chính là cadé, được pha trộn giữa các nguyên liệu như trứng, đường, nước cốt dừa, sầu riêng theo một công thức rất riêng để cho ra một hỗn hợp hơi sánh, có màu vàng cùng hương thơm thoang thoảng rất quyến rũ.
Chè hột gà là món tráng miệng đặc sắc của ẩm thực Trung Hoa, khiến nhiều người Việt vừa tò mò, vừa yêu thích. Món ăn đơn giản dùng nước trà hầm trứng gà (đã luộc chín, bóc vỏ), thêm đường cho vừa miệng. Trà hột gà không dễ ăn nhưng nếu ăn vài lần sẽ thấy mê. Phần nước trà của món này được nấu bằng hồng trà hay còn gọi là trà đen, được lấy nước hãm trà đầu, nấu chín trứng gà, thế nên món chè còn có tên là hột gà trà. Trà có vị thơm, chát nhẹ, ngọt dịu của đường phèn (Tiêu Phong, 2021).
2.3. So sánh thực trạng hoạt động ẩm thực đường phố tại ba quận
Bảng 2.12: So sánh thực trạng hoạt động ẩm thực đường phố tại ba quận có sự đánh giá không đồng đều giữa các yếu tố, cụ thể như sau:
Về sự đa dạng món ăn: Quận 1 được đánh giá là hơn so với hai quận còn lại, điều này cũng dễ hiểu bởi đây là quận trung tâm, người lao động từ nhiều vùng miền trong nước và nhiều quốc gia khác trên thế giới tụ họp lại, vì vậy văn hóa ẩm thực có nhiều sự đa dạng khác nhau.
Về hương vị món ăn: Do có sự đa dạng và phong phú về chủng loại món ăn làm cho quận 1 được đánh giá cao nhất (52%), tiếp theo là quận 5 (42,5%) và quận 3 (36,7%)
Về chất lượng món ăn: Quận 5 là được đánh giá cao hơn so với hai quận còn lại (40%). Một phần cũng do bới giá thành rẻ, cùng với đó là cách pha trộn nguyên liệu và hương vị đặc trưng của người Hoa nên được nhiều du khách ưa thích.
Giá cả món ăn: Đa phần khách du lịch quốc tế hài lòng về giá cả món ăn tại quận 5. Do mặt bằng kinh doanh tại quận khá rẻ nên giá cả sản phẩm rẻ. Ngược lại tại quận 1 và quận 3, đặc biệt là quận 1, giá cả mặt bằng tương đối cao nên giá cả sản phẩm có phần cao hơn.
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Quận 1 khá đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là tại các điểm quy hoạch ẩm thực đường phố. Tại quận 5, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đánh giá thấp nhất (16% khách không hài lòng), nguyên nhân cũng một phần do chưa có điểm quy hoạch, một phần cũng do đặc điểm kinh tế xã hội, văn hóa lối sống và do mô hình kinh doanh cá thế nhiều.
Địa điểm, không gian bán hàng: Quận 1 được đánh giá cao nhất, đặc biệt là tại khu phố đi bộ Bùi Viện và các điểm quy hoạch ẩm thực. Trong khi đó quận 5 có tới17.5% khách du lịch quốc tế không hài lòng về địa điểm bán hàng
Đội ngũ phục vụ: Quận 1 được đánh giá cao hơn hai quận khác bởi tại các điểm quy hoạch thì đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản, trang phục, ngoại dáng, cử chỉ, thái độ theo đúng quy định.
2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động ẩm thực đường phố phục vụ khách quốc tế Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
2.4.1. Mức độ hoạt động ẩm thực đường phố
Qua khảo sát thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh ẩm thực đường phố hiện đang diễn ra mạnh mẽ. Từ các con phố nhỏ đến các con phố lớn đều diễn ra các hoạt động kinh doanh ẩm thực đường phố, thời gian hoạt động kéo dài trong ngày từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Do mô hình kinh tế nhỏ lẻ nên các hộ dân, người kinh doanh chỉ cần một mặt bằng nhỏ, tận dụng những khoảng trống vỉa hè sẵn có là có thể kinh doanh một mặt hàng ăn uống bất kỳ, gây nhiều xáo trộn trong hoạt động kinh doanh ẩm thực đường phố cũng như việc quản lý trở lên khó khăn hơn.
Tại các khu vực như quận 1, hoạt động ẩm thực đường phố hoạt động mạnh mẽ bởi đây là quận trung tâm, nơi có lượng khách du lịch trong và ngoài nước tập trung đông nên các hoạt động ẩm thực đường phố được quản lý tốt và chặt chẽ, cùng với đó, quận đã quy hoạch một số điểm ẩm thực đường phố như Chợ Bến Thành, Phố bán hàng rong, Xóm nhà lá, … Gần đây quận đã chính thức quy hoạch đường Bùi Viện trở thành phố đi bộ. Tại các điểm này do được quy hoạch một cách bài bản, cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, sạch sẽ, công tác quản lý được tốt, các hoạt động ẩm thực ở đây diễn ra có sự kiểm soát, chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Do quận 1 đẩy mạnh việc dọn dẹp vỉa hè nên các hoạt động ẩm thực trên vỉa hè bị hạn chế, hơn nữa thành phố được khu bán hàng rong là Công viên Bạch Đằng và sắp tới cho khai chương thêm khu bán hàng rong đường Nguyễn Văn Chiên nên việc tổ chức kinh doanh ẩm thực đường phố phục vụ thực khách được quản lý tốt hơn.
Tại quận 3, chưa có điểm quy hoạt ẩm thực đường phố nào, các hoạt động kinh doanh diễn ra tự phát, tập trung tại những con hẻm nhỏ, trật trội, khách ngồi ăn uống ngay dưới lòng đường xe cộ đi lại, gây mất an toàn giao thông, các sản phẩn được bày trên bàn không có các dụng cụ che chắn, các dụng cụ ăn uống sơ sài, ô nhiễm khói bụi từ các phương giao thông dẫn đến việc gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại quận 5, hiện nay cũng chưa có điểm quy hoạch ẩm thực đường phố, các hoạt động diễn ra theo kiểu tự phát, lâu ngày hình thành nên những con phố ẩm thực. Các hoạt động ẩm thực chủ yếu nằm trong các khu chợ truyền thống, các khu chợ tại đây được xây dựng từ lâu đời nên có nhiêu hạn chế về diện tích mặt bằng cũng như cơ cở vật chất. Các quán ăn chủ yếu tập trung ngay tại cổng chợ, chỉ một số ít nằm trong chợ, các loại hàng hóa xen lẫn với món ăn khiến cho việc quản lý và đảm bảo vệ sinh thực phẩm gạp nhiều khó khăn. Những địa điểm ăn uống ở bên ngoài thì chủ yếu tận dụng vỉa hè để kinh doanh tại các con hẻm nhỏ, không gian diện tích nhỏ, hệ thống mai che xơ sài, dụng cụ bảo quản thức đơn giản, điều này tiểm ẩn nhiêu nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Trong quá trình chế biến món ăn, các thao tác, kỹ năng chế biết ít được thể hiện làm cho quá trình chế biến món ăn diễn ra đơn điệu trước thực khách. Chỉ có duy nhất tại quận 5, tiệm mỳ Lâm ký trên đường Bùi Hữu Nghĩa là du khách vừa được thưởng thức ẩm thực, vừa được xem các đầu bếp nhào bột, kéo mỳ.
2.4.2. Vệ sinh và an toàn thực phẩm
Nhưng năm qua Thành phố đã ra sức quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực đường phố và đã gặt hái được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn thì vẫn còn tồn tại những hạn chế. Theo kết quả điều tra khảo sát của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM (năm 2023) thì có đến 84.3% thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, 85.7% bán hàng ở lòng lề đường, trong đó 27% bán ở các nơi gần cống, rãnh, bãi rác, nhà vệ sinh công cộng và đã có gần 30% khách hàng khi ăn thức ăn đường phố bị ngộ độc ngay sau khi sử dụng, 3.5% trong số đó phải nhập viện. Trong số 25.434 cơ sở kinh doanh thực phẩm, phát hiện 3.940 cơ sở vi phạm. Trong đó, vi phạm nhiều nhất là sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở môi trường không đảm bảo vệ sinh (chiếm gần 20%), thiết bị dụng cụ chứa đựng thực phẩm không an toàn vệ sinh (16%), 26.8% trường hợp thức ăn đường phố được sử dụng để bán tiếp trong ngày hôm sau. Người bán sử dụng tay (không dùng dụng cụ gắp thức ăn) để bốc thức ăn 43.5%. Trong số đó có gần 1/2 người bán hàng có móng tay dài hoặc móng tay ngắn không sạch sẽ. Không người bán hàng nào đeo khẩu trang và tạp dề khi bán hàng như quy định… Trên thị trường vẫn trôi nổi nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc có sử dụng những phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế như phẩm màu RhodamineB, hàn the, phooc-môn.
Tại quận 1, trong bảng khảo sát thực tế khi được hỏi nhận định của du khách về các yếu tố trong đó có vệ sinh an toàn thực phẩm thì 16% du khách rất hài lòng, 52 % hài lòng, 28 % là bình thường và chỉ có 8% là không hài lòng (xem bảng 2.12) . Tại các điểm quy hoạch ẩm thực đường phố do có sự quy hoạch bài bản nên việc đảm bảo chất lượng thực phẩm được tốt hơn, từ nguồn gốc nguyên liệu chế biến rõ, tươi sống; công cụ, dụng cụ chế biến sạch sẽ; món ăn sau khi được chế biến thì được bảo quản cẩn thận, rách thải được phân loại và đựng trong thùng kín, không gian ăn uống thoáng mát, sạch sẽ.
Tại quận 3, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao chỉ có 10% khách rất hài lòng, 30% khách hài lòng, có đến 53.3% khách đánh giá bình thường và 6.7 % khách không hài lòng (xem bảng 2.12). Qua quan sát thực tế tại các điểm ẩm thực thì hầu hết thực phẩm sau khi chế biến không được bảo quản theo quy định và địa điểm bán ở những nơi không đảm bảo vệ sinh như gần miệng cống, người bán không được trang bị găng tay, dụng cụ lau rửa hạn chế.
Tại quận 5, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm càng đáng báo động khi chỉ có 10% khách hàng hoàn toàn không hài lòng, 27.5% lượng khách không hài lòng, 47.5 % bình thường và có 15% khách không hài lòng (xem bảng 2.12). Vấn đề gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm hầu như tại các điểm kinh doanh lưu động như tại các cổng chợ, không gian thì hạn chế, xe cộ qua lại khói bụi, mùi xăng dầu, nhiều chỗ món ăn được bán ngay khu tập kết rác thải của chợ, mùi hồi nồng nặc, người bán thì không có đồ bảo hộ, dùng tay không bốc thức ăn, nhiều chỗ rửa hàng trăm chén bát mà chỉ có 2 thùng nước, khăn lau thì dơ… tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Chính vì vậy chúng ta cần phải có những giải pháp tích cực và kịp thời để kiểm soát vấn đề vệ sinh thực phẩm của ẩm thực đường phố Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ẩm thực đường phố không đảm bảo vệ sinh:
Về phía người bán hàng, do kiến thức về VSATTP hạn chế, tâm lý chủ quan, ham rẻ nên người bán chủ yếu sử dụng các nguyên liệu chế biến từ các khu chợ, với giá rẻ, không có nhãn mắc, kiểm dịch.
Cán bộ, cộng tác viên làm công tác quản lý VSATTP ở tuyến phường còn kiêm nhiệm nhiều việc, chưa có cán bộ chuyên trách để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân, kinh phí riêng hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát quản lý an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố tuyến phường còn hạn chế. Công tác kiểm tra, xử phạt các vi phạm về VSATTP gặp nhiều khó khăn do các quán kinh doanh thức ăn đường phố thường nhỏ lẻ, hàng rong, buôn bán lưu động không cố định cả về địa điểm lẫn thời gian nên công tác xử phạt còn hạn chế, chủ yếu là nhắc nhở. Nếu có chế tài xử phạt thì chưa đủ sức giáo dục, răn đe và trừng phạt dẫn đến người vi phạm coi thường và nhờn pháp luật.
Sự tham gia của các cấp chính quyền, các bộ, ngành vào lĩnh vực VSATTP chưa thật sự tích cực và có trách nhiệm.
Công tác truyền thông, giáo dục cộng đồng về VSATTP chưa đạt yêu cầu vì thiếu các kênh truyền thông hữu hiệu, thiếu các biện pháp truyền thông hiệu quả, thiết thực và thân thiện.
Trang thiết bị, phương tiện cho công tác VSATTP còn thiếu và yếu làm cho tính chủ động, kịp thời chưa cao.
Việc quản lý các vấn đề liên quan đến VSATTP còn phân tán, chồng chéo.Cục VSATTP chỉ chịu trách nhiệm ở giai đoạn mà sản phẩm sắp đến miệng người tiêu dùng, trong khi để làm ra nó và để nó đạt tiêu chuẩn vệ sinh thì lại bắt đầu ở những qui trình trước đó. Chẳng hạn, để có rau sạch thì phải thực hiện một chuỗi các công đoạn ngay từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, phân phối. Trong khi việc quản lý về thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lại thuộc về Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Cuối cùng và cũng là hệ quả của các nguyên nhân trên là ý thức của người dân về VSATTP còn quá yếu. Một bộ phận các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị tác động bởi cám dỗ lợi nhuận của nền kinh tế thị trường nên trở nên vô cảm với cộng đồng.
2.4.3. Sự tham gia của các cấp trong quản lý ẩm thực đường phố
Hiện nay hoạt động ẩm thực đường phố chưa thực sự tạo được sự qua tâm đối với các cấp trong quản lý. Chỉ duy nhất có quận 1 là được quy hoạch một số điểm ăn uống, còn lại các quận khác trong đó có quận 3, quận 5 chưa được quy hoạch, các hoạt động ẩm thực phát triển một cách tự phát. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cũng vậy. Khi được hỏi các chủ hộ kinh doanh ẩm thực về việc các bộ vệ sinh an toàn thực phẩm có hay tới kiểm tra không thì nhận được câu trả lời là rất ít, thậm trí một số điểm là chưa có. Trung tâm Y tế dự phòng quận 1 (2025) cho biết: địa bàn quận 1 chỉ hơn 7 km2 nhưng có hơn 2.200 điểm bán thực phẩm đường phố, gây khó khăn cho công tác quản lý. Việc tổ chức tập huấn, khám sức khỏe hay xử phạt trong nhiều trường hợp không khả thi do người bán từ địa bàn khác đến, họ không chấp hành thì chính quyền cũng “bó tay”. Tại quận 3, quận 5, việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn hơn do đối tượng do đối tượng bán hàng chủ yếu là những người trung tuổi, trình độ hạn chế, còn chưa kể một bộ phận không nhỏ bán hàng rong, họ sử dụng nhiều nguyên liệu không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi trên thị trường. Điều này kiến cho việc quản lý đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
2.4.4. Hoạt động thu hút khách quốc tế thông qua các tour ẩm thực đường phố
Những năm gần đây mô hình Tour ẩm thực đường phố đang trở thành sản phẩm hấp dẫn du khách quốc tế. Ngoài việc tham quan, thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh tại điểm đến thì du khách còn muốn thưởng thức các đặc sản ẩm thực của địa phương. Tuy nhiên do bất đồng về ngôn ngữ cũng với không thông thạo về giao thông nên nhiều khách du lịch quốc tế chưa thưởng thức được hết những món ăn đường phố đặc trung và nổi tiếng nơi đây. Nắm bắt được nhu cầu đó một số công ty du lịch lớn như Công ty Saigon Food Tour, Saigontouris, Vietravel… Đã tổ chức các tour ẩm thực đường phố và bước đầu đã có nhiều khởi sắc. Nhiều khách đã mua tour trọn gói cũng yêu cầu nhà tour cung cấp thêm loại tour này. Dòng khách quốc tế chủ yếu đến từ các nước Đức, Hà Lan, New Zealand, Philippines, Malaysia, Singapore…” Ngoài việc khám phá, tìm hiểu những địa danh nổi tiếng, du khách tham gia tour còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng và nghe những câu chuyện “hậu kỳ” được truyền miệng trong dân gian của các món ngon, hay địa danh tham quan. Một tour ẩm thực như vậy thường kéo dài trong thời gian khoảng 4 tiếng đồng hồ, với giá tour vài chục USD (khoảng 1 triệu đồng), du khách sẽ được đi thăm thú một vài nơi bằng xe máy rồi ghé các địa điểm ăn uống nổi tiếng (nhưng luôn đảm bảo vệ sinh), du khách sẽ được hòa mình vào không gian ăn uống giống của dân địa phương. Trong chương trình tour, khách sẽ được thưởng thức khoảng 5 món ăn, những món ăn đặc trưng, khá phổ biến nhưng lại không được bán ở trong các nhà hàng như ngồi lề đường ăn bánh cuốn, vào quán bún bò gánh, uống nước mía… hay như khu ẩm thực Nguyễn Thiện Thuật, Bàn Cờ (quận 3), khu chợ Thủ đô (quận 5). Cùng với đó, du khách cũng có thể tham gia vào quá trình làm ra món ăn, và thưởng thức những món ăn do chính tay mình làm ra. Đan xen lịch trình, du khách sẽ được các guides tour (những bạn hướng dẫn có thẻ hướng dẫn viên) kiêm xe ôm đưa đến những địa điểm mới lạ, hấp dẫn như khu Trung Sơn (huyện Bình Chánh), khu Phú Mỹ Hưng (quận 7) hay ngắm Sài Gòn từ hướng quận 2 (Lan Anh, 2024). Tuy nhiên số lượng tour chưa nhiều, mới chỉ tập trung ở các công ty du lịch lớn, sự liên kết giữa các công ty du lịch với các điểm bán ẩm thực đường phố còn hạn chế. Mức độ liên kết mới chỉ dừng lại ở việc các công ty du lịch đưa khách tới, khách thưởng thức ẩm thực, rồi đưa khách đến các điểm khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình khách tìm hiểu và khám phá ẩm thực đường phố.
2.4.5. Đội ngũ lao động Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Cũng như các ngành kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là những vấn đề hết sức quan trọng có tính chất then chốt trong việc phát triển ngành. Nhất là ngành du lịch, ngành đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách hàng. Thực khách khi đến với ẩm thực đường phố không chỉ muốn thưởng thức món ăn ngon, chất lượng, độc đáo mà họ còn muốn tìm hiểu thêm về văn hóa ẩm thực địa phương. Và chính đội ngũ lao động trong lĩnh vực ẩm thực mới làm được điều này, từ người chế biến đến nhân viên phục vụ, từ sự am hiểu sâu sắc về món ăn đến thái độ phục vụ ân cần, chu đáo, niềm nở cộng thêm vốn ngoại ngũ phong phú. Tất cả điều đó sẽ tạo dấu ấn sâu đậm trong thực khách.
Qua khảo sát thực tế tại các điểm kinh doanh ẩm thực đường phố cho thấy chỉ có đội ngũ phục vụ tại các điểm ẩm thực đường phố quận 1 là được đánh giá cao nhất, 70% khách du lịch hài lòng và hoàn toàn hài lòng (xem bảng 2.12). Nhân sự được đào tạo một cách bài bản, có trình độ ngoại ngữ, trẻ trung, nhiệt tình, năng động, được trang bị đầy đủ kiềm thức về chế biến cũng như làm sao để hài lòng khách hàng. Còn lại ở hai quận 3 và 5 thì phần lớn đội ngũ lao động không được đánh giá cao (xem bảng 2.12), chưa đáp ứng được mọi đợi khách hàng, ở đâu chủ yếu là những người trung tuổi, họ từ các địa phương khách, di chuyển lên thành phố, thuê mặt bằng kinh doanh buôn bán, trong kinh doanh buôn bán thì chèo kéo khách hàng, trình độ ngoại ngữ không cao nên gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với khách nước ngoài.
Tại các điểm quy hoạch khu ẩm thực đường phố, đội ngũ lao động chuyên nghiệp hơn vế ngoại dáng, cử chỉ, tác phong, họ có giấy khám sức khỏe định kỳ, trong quá trình phục vụ luôn có đồng phục đầy đủ. Còn đối với các cơ sở kinh doanh ẩm thực nhỏ lẽ, vấn đề vệ sinh cá nhân chưa được quan tâm, người kinh doanh buôn bán còn thờ ơ với vấn đề khám sức khỏe, trong quá trình chế biến và phục vụ món ăn thường không có đồng phục, không có gang tay bảo hộ…. Đây chính là yếu tố không nhỏ trong việc dẫn đến các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.4.6. Ý thức của các hộ kinh doanh ẩm thực đường phố
Chúng ta chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở kinh doanh ẩm thực đường phố. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn diễn ra tại các khu vực kinh doanh.. Một số khách du lịc quốc tế cho biết từng ít nhất một lần họ bị những người bán hàng rong chèo kéo, bị ép mua hàng, và thậm chí bị bán giá cao hơn so với những người khác.
Ý thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng chưa cao. Vì lợi nhuận, các hộ kinh doanh vẫn mua các nguyên liệu giá rẻ, hàng trôi nổi, không có nguyền gốc xuất xứ…. Một số hộ kinh doanh còn tận dụng lại nguyên liệu ngày hôm trước để bán cho ngày hôm sau. Nhận định về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai Chi cục phó Chi cục VSATTP TP Hồ Chí Minh (2025) cho biết: Người bán còn chưa được trang bị kiến thức về VSATTP và chưa có ý thức trong việc thực hiện đúng quy định về VSATTP, chưa quan tâm đến việc khám sức khỏe khi hết hạn. Nguồn nguyên liệu thực phẩm chế biến mua với giá rẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo VSATTP nên việc quản lý, kiểm soát truy nguồn gốc cũng gặp nhiều khó khăn (trích dẫn bởi Võ Hà và cộng sự, 2025). Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
2.4.7. Hoạt động xúc tiến, quảng bá ẩm thực đường phố
Hoạt động ẩm thực đường phố có những vai trò nhất định và góp phần làm tăng hiệu quả, tạo nên thành công cho hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch, là yếu tố thu hút du khách đến với địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng các yếu tố ẩm thực để tổ chức các hoạt động xúc tiến thu hút khách du lịch đến TP.HCM hiện nay còn nhiều hạn chế. Ngành Du lịch TP.HCM chưa khai thác hết những nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực đường phố trong các hoạt động thu hút du khách như nhiều địa phương khác đã thực hiện. Thực tế cho thấy, hoạt động này chưa được tiến hành một cách có hệ thống, không được tổ chức một cách rầm rộ, mang tính đặc thù riêng mà chỉ được lồng ghép đơn điệu trong các hoạt động xúc tiến du lịch nói chung, các hoạt động quảng bá còn hầu như tự phát, không rộng rãi. Vai trò của văn hóa ẩm thực có thể nói là bị xem nhẹ, chưa có chủ trương, kế hoạch chiến lược cụ thể trong triển khai thực hiện.
Khi được hỏi khách biết về ẩm thực đường phố thông qua kênh thông tin nào thì 19.2% là từ bạn bè, người thân đã từng đi du lịch tại thành phố, 22.5% qua sách báo, tạp chí và internet, 15% thông qua các lễ hội ẩm thực và 35% là cá nhân phải tự tìm hiểu (xem biểu đồ 2.6).
Biều đồ 2.6: Tỷ lệ khách quốc tế biết tới ẩm thực đường phố qua các kênh thông tin
Các hoạt động ẩm thực đường phố trong nước chủ yếu được lồng ghép với các chương trình liên hoan ẩm thực chung như “Hương sắc miền nam”, “Ðám cưới Nam Bộ”, “Ẩm thực Nam Bộ khẩn hoang”, Ẩm thực đất Phương Nam”. Mặc dù đã thu hút được số lượng du khách lớn trong và và ngoài nước tham gia nhưng để lại ấn tượng trong lòng du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Thời gian diễm ra chỉ vài ngày, số lượng món ăn tại các gia hàng cũng hạn chế, chỉ một số món tiêu biểu, trong khi ẩm thực đường phố TP.HCM lại đa dạng và phong phú. Việc tập trung quảng bá cho duy nhất một món ăn nào đó chẳng hạn như: Hủ tíu, bún bò, bánh xèo… khiến cái nhìn của du khách về ẩm thực đường phố TP.HCM thiếu chuẩn xác và hạn chế. Du khách nhầm tưởng rằng ẩm thực đường phố tại đây chỉ có vậy. Trong khi đó, những món ăn ngon, thức uống đẹp, lạ mắt khác không được quảng bá, không tiếp cận được với du khách, hoặc tiếp cận được nhưng không tạo được điểm nhấn. Việc quảng bá, xúc tiến, giới thiệu riêng cho ẩm thực đường phố ra thị trường quốc tế còn rất yếu và nhiều hạn chế. Giới thiệu về ẩm thực đường phố thường nằm trong các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng nên thực sự chưa nổi bật, chưa tạo ấn tượng riêng với bạn bè quốc tế (Đoàn Lê Phương Thảo, 2022).
Hiện tại chưa có một website chuyên về ẩm thực đường phố riêng. Đây là một thiếu sót rất lớn trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, khi mà mọi thứ luôn được tìm kiếm, dao dịch qua mạng.
Việc quảng bá tốt nhất, để lại ấn tượng sâu đậm nhất hơn ai hết chính là những người trực tiếp bán hàng. Đa số khách du lịch quốc tế đến TP.HCM đều hài lòng với chất lượng dịch vụ bán hàng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ người kinh doanh ẩm thực đường phố thiếu đạo đức khinh doanh. Tình trạng chặt chém du khách vẫn còn diễn ra. Đây thực sự là vấn đề cần được giải quyết một cách triệt để. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã đề khái quát chung về Thành phố Hồ Chính Minh như vị trí địa lý, giao thông, kinh tế…, đánh giá các tiềm năng, thế mạnh của thành phố trong phát triển du lịch nói chung và phát triển ẩm thực đường phố nói riêng.
Cùng với đó là đánh giá thực trạng hoạt động ẩm thực đường phố hiện nay như tính đa dạng của ẩm thực, các điểm ẩm thực đường phố đang thu hút khách, các món ăn khách hay lựa chọn, và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm… tại ba quận để có cái nhìn đầy đủ, đánh giá khách quan, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển ẩm thực đường phố ở chương 3. Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Thực trạng ẩm thực đường phố thu hút khách du lịch […]