Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV:
Ngày 26/4/1957, bằng quyết định số 177/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ra đời Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính để thực hiện nhiệm vụ cung ứng và quản lý vốn Ngân sách Nhà nước cho công cuộc xây dựng và tái thiết ở miền Bắc. Ngày 24/06/1981, với yêu cầu tập trung toàn bộ hệ thống tín dụng, tiền tệ vào một ngân hàng thống nhất và hệ thống cấp phát vốn ngân sách và tín dụng đầu tư cơ bản đã có sự thay đổi về tổ chức, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 259 – CP về việc chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt nam trực thuộc Bộ Tài chính thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 401/CT, theo đó Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Đến cuối năm 1994, sau Quyết định số 13/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tách nhiệm vụ của mình để hình thành nên Tổng cục Đầu tư Phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam). Kể từ 01/01/1995, sau một thời gian thích ứng, BIDV đã chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại với sự trưởng thành vượt bậc về bản lĩnh vượt khó và tư duy kinh doanh.
Ngày 1/5/2022, BIDV chính thức chuyển đổi sở hữu từ Ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước thành Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước chi phối. Đây chính là bước ngoặc quan trọng, có ý nghĩa quyết định, đánh dấu sự phát triển về chất, tạo Thế và Lực mới để BIDV tiếp tục vươn lên và đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của đất nước.
Trong năm 2022, BIDV tiếp tục mở rộng mạng lưới, tạo điều kiện để gia tăng thị phần, mở văn phòng đại diện tại Cộng hòa Séc, chính thức đưa vào hoạt động 2 chi nhánh mới là Bến thành và Đông Hải Phòng, mở thêm 03 Phòng giao dịch và 03 Quỹ tiết kiệm, nâng tổng số mạng lưới BIDV lên 662 điểm mạng lưới (gồm 117 Chi nhánh, 432 phòng giao dịch, 113 Quỹ tiết kiệm). Bên cạnh đó, từ cuối tháng 5, BIDV đã chính thức triển khai kênh phân phối ngân hàng điện tử (E-banking: bao gồm các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking). Kênh phân phối mới ra đời đã tạo điều kiện cho các khách hàng tiếp cận nhanh và linh hoạt với các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
===>>> Nhận Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Tài Chính Ngân Hàng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV:
Năm 2022, BIDV đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần, đánh dấu một bước ngoặt mang tính lịch sử đúng vào thời điểm kỷ niệm 55 truyền thống. Đồng thời, BIDV đã thực hiện quyết liệt đổi mới công tác quản trị điều hành phù hợp với yêu cầu hoạt động của một Ngân hàng TMCP, trong đó đặc biệt chú trọng công tác xây dựng và hoàn thiện các quy chế, các công cụ kiểm soát phù hợp với quy định của pháp luật.
Hình 2.1: Mô hình tổ chức BIDV
Theo hình 2.1, chúng ta thấy rằng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam chia thành 4 khối: Khối Công ty, Khối Đơn vị sự nghiệp, Văn phòng đại diện, Khối Ngân hàng, Khối Liên doanh, Góp vốn cổ phần. Trong đó, Khối Công ty gồm 5 công ty; Khối Đơn vị sự nghiệp gồm 2 Trung tâm và 4 Văn phòng đại diện; Khối Ngân hàng gồm: Sở giao dịch chi nhánh có 107 chi nhánh, sở giao dịch III; Khối Liên doanh, Góp vốn cổ phần có 3 ngân hàng, 2 công ty và các đơn vị có vốn góp cổ phần của BIDV. Các công ty do BIDV là cổ đông sáng lập hoặc nắm cổ phần chi phối như: Công ty CP cho thuê máy bay (VALC), Công ty Đầu tư Phát triển Campuchia (IDCC), Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDC), Công ty bảo hiểm (CVI), Công ty CP phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC), Công ty Đầu tư tài chính (BFI).
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh (2019-2022) Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022:
Tổng tài sản BIDV đạt 484,785 tỷ, tăng 19.5% tương đương với 79,030 tỷ so với đầu năm. Mức tăng trưởng tổng tài sản 2022 cao hơn so với mức thực hiện năm trước và đứng vị trí thứ 3 về qui mô tổng tài sản so với các Ngân hàng thương mại trên thị trường.
Công tác huy động vốn đạt được nhiều kết quả vượt bậc, nguồn vốn huy động (bao gồm tiền gửi KH, phát hành giấy tờ có giá, các khoản tiền gửi tiền vay được ghi nhận vào nguồn vốn huy động) đạt 358,019 tỷ, tăng trưởng 27% so với năm 2021, đây là mức tăng huy động vốn cao nhất trong 3 năm trở lại đây, đặc biệt có mức tăng mạnh trong huy động vốn dân cư.
Dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay các tổ chức và cá nhân, cho thuê tài chính ngoại ngành, đầu tư trái phiếu DN) đạt 324,254 tỷ, tăng trưởng 16.2% trong bối cảnh toàn ngân hàng chỉ tăng 8.91% chất lượng tín dụng được kiểm soát theo đúng mục tiêu đã đề ra, nợ xấu ở mức dưới 3%.
Các chỉ tiêu về cơ cấu, tỷ lệ an toàn hoạt động về cơ bản đều đáp ứng mục tiêu kế hoạch: ROA, ROE lần lượt đạt 0.74% và 12.9%, cao hơn mức bình quân ngành ngân hàng, hệ số CAR luôn được duy trì >9% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, chỉ tiêu an toàn thanh khoản và các tỷ lệ cân đối vốn – sử dụng vốn đều được đảm bảo và tuân thủ đúng quy định.
2.2 HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
2.2.1 Quá trình phát triển hệ thống Ngân hàng điện tử tại BIDV:
2.2.1.1. Mô hình hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV:
Bộ phận điều hành dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV
Với sự phát triển mạnh mẽ về dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại trong nước, nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng sẵn có và tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử để tăng cường cạnh tranh với các ngân hàng khác, BIDV đã thành lập phòng Ngân hàng điện tử vào năm 2013 thuộc Khối Bán lẻ & Mạng lưới, sau đó thành lập nhóm đầu mối xây dựng chiến lược Internet-Banking/Mobile Banking (IB/MB) vào năm 2017. Nhóm đầu mối xây dựng chiến lược IB/MB của BIDV trực thuộc Khối Bán lẻ và Mạng lưới, Khối Tác nghiệp và Khối Ngân hàng bán buôn, với mô hình được cấu thành từ ba bộ phận sau:
- Bộ phận sản phẩm: Nhiệm vụ chính của bộ phận sản phẩm là trực điện thoại, quản lý cơ sở dữ liệu, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm E- Banking và phụ trách việc phát triển các loại hình sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ Ngân hàng điện tử.
- Bộ phận Marketing: Nhiệm vụ chính của bộ phận Marketing là quảng bá rộng rãi các sản phẩm của E-Banking và đưa sản phẩm E-Banking của BIDV tới tay khách hàng.
- Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật: Bộ phận này vừa có nhiệm vụ hỗ trợ, cài đặt, hướng dẫn khách hàng sử dụng E-Banking, vừa phát triển các ứng dụng phần mềm mới phục vụ cho việc quản lý dịch vụ Ngân hàng điện tử.
- Mô hình dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV
Trên thị trường hiện nay, cũng giống như một số ngân hàng VCB, ACB, EAB, BIDV cũng là nhà cung cấp E-banking với nhiều mô hình, tiện ích phong phú. Nhưng chủ yếu nếu phân nhóm theo các loại hình hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử thì có thể chia thành hai nhóm: nhóm dịch vụ cho khách hàng cá nhân và nhóm dịch vụ cho khách hàng là tổ chức (doanh nghiệp hoặc định chế tài chính). Hiện tại BIDV có mô hình hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử theo mô hình sau:
2.2.1.2. Hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV: Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Phần cứng
Để có thể vừa xử lý được các giao dịch của Ngân hàng điện tử, vừa đảm bảo an toàn cho các hoạt động dịch vụ ngân hàng và tạo ra sự giao dịch thuận tiện, nâng cao chất lượng giao dịch, BIDV đã thiết lập và bố trí hai máy chủ liên kết chạy song song với nhau. Đó là Server Ngân hàng điện tử và Server CoreBanking theo mô hình sau:
Hình 2.4: Mô hình mạng điện tử tại BIDV
Theo hình 2.4 này, các giao dịch trên web sẽ được xử lý tại Server Ngân hàng điện tử, sau đó định kỳ sẽ được cập nhật sang Server CoreBanking và ngược lại.
- Phần mềm
Phần mềm bảo mật: Chứng chỉ số (Certification Authorities – CA)
Chứng chỉ số là một tệp tin điện tử dùng để xác minh danh tính một cá nhân, một máy chủ, một công ty, … trên Internet. Chứng chỉ số do một tổ chức đứng ra chứng nhận những thông tin của KH là chính xác, nên được gọi là Nhà cung cấp chứng chỉ số (Certification Authority – CA).
Đặc điểm của CA: Chứng chỉ số được dựa trên thuật toán mã khóa công khai mà mô hình là việc dùng cặp khóa chung và khóa bí mật. Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Chức năng của CA: Căn cứ vào chứng chỉ số của khách hàng hệ thống có thể kiểm tra xem họ có đủ thẩm quyền khi truy cập vào hệ thống hay không, tránh trường hợp kẻ gian mạo danh để truy cập các hệ thống cũng như trao đổi thông tin. Với việc mã hóa chứng chỉ số đã cung cấp cho khách hàng một giải pháp thực sự đảm bảo và làm cho khách hàng hoàn toàn yên tâm khi tham gia trao đổi thông tin và giao dịch trên Internet.
- Phần mềm sử dụng lưu trữ cơ sở dữ liệu (Oracle Database)
Oracle Database hỗ trợ việc lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn đến hàng terabytes của BIDV và để sử dụng tối đa hiệu quả các thiết bị lưu trữ tiên tiến như giải pháp ngân hàng toàn diện, Oracle cho phép quản lý và cấp phát các không gian lưu trữ một cách mềm dẻo và đầy đủ nhất. Đồng thời, nó hỗ trợ một số lượng lớn người sử dụng truy cập và thao tác đồng thời trên cùng một dữ liệu. Vì vậy, trong môi trường nhiều người sử dụng và thao tác khác nhau, Oracle vẫn đảm bảo được hiệu suất tối ưu của toàn bộ hệ thống, đảm bảo được tính toàn vẹn của dữ liệu và giảm thiểu xung đột giữa những người sử dụng khác nhau.
- Ngân hàng lõi (Core-Banking)
Core-Banking là công nghệ phần mềm lõi để xử lý đa dịch vụ với cơ sở dữ liệu tập trung. “Ngân hàng lõi” chính là cơ sở của các hệ thống quản lý thông tin trong ngân hàng, là cơ sở nền tảng của dịch vụ E-banking, đặc biệt là dịch vụ “ngân hàng trực tuyến”. Core-Banking là một hệ thống các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, tài khoản tiền gửi thanh toán, hệ thống kế toán, … thông qua đó ngân hàng có công cụ để quản lý nghiệp vụ chặt chẽ, hiệu quả, đồng thời có thể dễ dàng phát triển thêm nhiều dịch vụ mới phục vụ khách hàng.
Xét về mặt bản chất, đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro, … trong hệ thống ngân hàng. Về đặc điểm, Core-Banking chính là hạt nhân của toàn bộ hệ thống thông tin của ngân hàng. Hệ thống thông tin ở đây bao gồm thông tin về tiền, giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính và hệ thống Core database.Tất cả các giao dịch phát sinh hàng ngày tại ngân hàng được hệ thống Core-Banking xử lý và lưu trữ thông tin. Do vậy, Core-Banking là cơ sở để ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như ATM, Internet Banking, Phone Banking, ….
2.2.2 Các loại hình dịch vụ Ngân hàng điện tử tại BIDV
2.2.2.1.Máy rút tiền tự động ATM/ hệ thống POS: Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Trong 4 năm 2019 – 2022, BIDV đã triển khai trang bị thêm 400 ATM, riêng năm 2022 là gần 100 máy ATM, nâng tổng số lên 1,452 máy. Số lượng POS cũng tăng lên đáng kể từ 6,203 POS năm 2021 lên 9,301 POS năm 2022.
Mạng lưới BIDV đã có bước phát triển lớn mạnh về cả qui mô lẫn chất lượng, số lượng điểm mạng lưới tăng trưởng 7% trong khi tốc độ tăng trưởng quy mô hoạt động cũng ở mức tương ứng. Cùng với tăng trưởng về số lượng, chất lượng hoạt động của các điểm mạng lưới cũng được BIDV đặt lên hàng đầu. Với phương châm “hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động” trong công tác phát triển mạng lưới, việc mở rộng mạng lưới luôn gắn liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đảm bảo khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro và quản trị điều hành
Trong năm 2022, BIDV đã tập trung mở rộng mạng lưới ATM, POS tại các vùng kinh tế trọng điểm để chiếm lĩnh địa bàn kinh tế phát triển, trung tâm thương mại, khu vực dân cư đông đúc…. Đồng thời từng bước qui hoạch phát triển mạng lưới ATM theo cụm, phát triển các Autobank để tăng cường quảng bá, phục vụ khách hàng thuận lợi đồng thời hạn chế rủi ro trong vận hàng, khai thác.
Tập trung đổi mới công tác quản trị điều hành hoạt động của các điểm mạng lưới, trong đó chú trọng công tác xây dựng kế hoạch, định hướng thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới.
Bảng 2.2: Mạng lưới ATM, POS trong 4 năm 2019 – 2022
Hệ thống ATM/POS đã kết nối với 3 liên minh ATM lớn nhất Banknet, SmartLink và VNBC. BIDV hiện đã cung cấp các dịch vụ gia tăng gồm thanh toán tiền điện, điện thoại, thanh toán tài khoản trả trước, phí bảo hiểm và dịch vụ thanh toán máy bay…
Trong quy II/2023 doanh số giao dịch trên POS lũy kế đến hết Quý II đạt 1,466 tỷ đồng, hoàn thành 59% kế hoạch về doanh số giao dịch năm 2023. Thu phí dịch vụ trên POS lũy kế đến hết Quý II đạt 21.57 tỷ đồng.Tỷ lệ phí/ doanh số giao dịch đạt 1.5%. Số lượng POS mở mới lũy kế đến hết Quý II đạt 2,373 máy POS, hoàn thành 94% kế hoạch năm, nâng tổng số máy POS đạt được đến hết 30/06/2023 đạt 5,664 POS. Trong đó, số lượng POS trong quí II tăng so với Quý I khoảng 38% (tăng 376 máy POS). Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn hệ thống BIDV đã đạt được nhiều kết quả khả quan như tăng trưởng mạnh số lượng và doanh số giao dịch qua POS, tích cực chủ động tiếp cận các ĐVCNT dạng chuỗi có thương hiệu uy tín, triển khai các chương trình khuyến mại sốc cho chủ thẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn những tồn tại và hạn chế.
Mặc dù số lượng và doanh số giao dịch tăng tốt nhưng thu phí dịch vụ vẫn ở mức thấp, tỷ lệ phí/ doanh số giao dịch chỉ đạt 1.5%, rất thấp so với mức quy định chung của BIDV hiện tại. Nguyên nhân do áp lực cạnh tranh, đặc biệt tại địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Đối với chương trình phối hợp với ĐVCNT, công tác quản lý giám sát quá trình thực hiện của BIDV đối với ĐVCNT chưa được tốt, thu ngân của đơn vị thông tin sai lệch về chương trình gây phản cảm cho khách hàng.
2.2.2.2. Dịch vụ thẻ: Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Thứ nhất, thẻ ghi nợ nội địa:
Danh mục các loại thẻ của BIDV đa dạng, phong phú với các loại thẻ dành riêng cho các đối tượng khác nhau. Triển khai thí điểm dịch vụ thẻ từ năm 1998 và chính thức khai trương phục vụ khách hàng từ tháng 6/2012, BIDV hiện cung cấp 4 thương hiệu thẻ ghi nợ nội địa phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng:
- “Power” – Tiếp nối thành công: dành cho người có nhu cầu chi tiêu mức cao.
- “Etrans 365+” – Cho Quý khách 365 ngày trong năm và hơn thế nữa: Dành cho mọi đối tượng.
- “Vạn dặm” – Một bước vạn dặm: dành cho sinh viên và giới trẻ. Đây là loại thẻ độc lập, cá tính với một loại duy nhất, thiết kế ấn tượng độc đáo dành cho giới trẻ, sinh viên. Đó là đối tượng khách hàng thích thể hiện sự trẻ trung, sáng tạo, hiện đại.
- “Harmony” – Hoà hợp với chính bạn: Thẻ có loại 5 màu sắc, tượng trưng cho năm trạng thái Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, kết hợp với hình ảnh phượng hoàng, linh vật của ngũ hành tạo nên vẻ đẹp nổi bật đậm đà phong cách Á Đông trên từng chiếc thẻ.
Kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của BIDV
Thị trường thẻ trong giai đoạn này đạt được mức tăng trưởng nhanh ở trên tất cả các lĩnh vực phát hành thẻ, thanh toán thẻ và mạng lưới thiết bị chấp nhận thẻ (ATM, POS). Không nằm ngoài xu thế đó, dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của BIDV những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định: Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Hoạt động thẻ tăng trưởng tích cực và ghi dấu ấn trên thị trường: Thu ròng dịch vụ thẻ đạt 60.9 tỷđ hoàn thành 110%KH quý II. Số lượng thẻ ghi nợ mới phát hành tăng trưởng tốt (tăng 458,544 thẻ trong 6 tháng đầu năm, tăng 40% so với cùng kì. Thẻ tín dụng quốc tế tăng 10,061 thẻ, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng POS tăng mạnh (tăng 2,373 pos), doanh số thanh toán qua POS đạt 1,466 tỷđ, tăng 215% so với cùng kì. Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Platinum, thẻ ghi nợ BIDV Ready, thẻ đồng thương hiệu BIDV-MU, BIDV- Lingo là dấu ấn quan trọng trong phát triển hoạt động thẻ của BIDV 6 tháng đầu năm 2023 và các năm tiếp theo, góp phần nâng cao thương hiệu, gia tăng bán hàng SPDV thẻ BIDV. Các chi nhánh có đóng góp lớn nhất vào thu dịch vụ thẻ là: CN Hà Thành (3.4 tỷđ), Sở giao dịch 1 (3.2 tỷđ), CN HCM (4.2 tỷđ), Sở giao dịch 2 (2.7 tỷđ) và CN Hải Vân (2.7 tỷđ).
Thứ hai, thẻ quốc tế:
- Thẻ tín dụng quốc tế:
Năm 2019 BIDV cho ra đời sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế gồm hai loại mang thương hiệu BIDV Precious và Visa Flexi. Visa là một trong những sản phẩm thẻ tín dụng đầu tiên của BIDV và triển khai gần đây nhất. Sản phẩm này chủ yếu dành cho khách hàng có mức thu nhập cao hoặc tương đối ổn định so với mặt bằng chung nên số lượng khách hàng cũng hạn chế so với các loại thẻ khác.
Bảng 2.3: Số lượng, doanh số và phí dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế năm 2019-2022
Năm 2019 là năm bắt đầu triển khai dịch vụ thẻ Visa nên số lượng khách hàng và doanh số giao dịch còn ở mức hạn chế ở mức 6,609 thẻ tín dụng và đạt 61.6 tỷ đồng doanh số thanh toán. Bước sang năm 2020 sản phẩm thẻ Visa đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, số lượng thẻ phát hành tăng gấp gần 02 lần so với năm 2019 đạt 12,431 thẻ hoàn thành 101% kế hoạch của cả năm nâng tổng số luỹ kế thẻ tín dụng lên 19,040 thẻ. Cùng với sự gia tăng về mặt doanh số thanh toán hàng hoá dịch vụ của thẻ làm cho số phí được đạt kết quả tương đối khả quan là 20,4 tỷ đồng bằng 210% so với năm 2019. Một số chi nhánh có kết quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tốt như: CN SGD2, CN TP HCM, CN Sài Gòn….Mặc dù vậy, sản phẩm thẻ Visa của BIDV triển khai sau so với một số ngân hàng khác trên thị trường như VCB, Techcombank, Sacombank… Hiện nay trên thị trường Việt Nam có 13 Ngân hàng phát hành thẻ Visa với hơn 1 triệu thẻ, điều này cho thấy thị phần thẻ Visa của BIDV còn tương đối hạn chế chỉ chiếm khoảng hơn 1.2% thị phần. Thẻ tín dụng quốc tế tăng 10,061 thẻ, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Thẻ ghi nợ quốc tế – Master READY Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Ngày 1/4/2023, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chính thức ra mắt sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard BIDV Ready. Với chiếc thẻ trong tay, chủ thẻ luôn sẵn sàng cho một cuộc sống năng động cùng các tính năng tiện ích đa dạng ưu việt của thẻ:Mua sắm hàng hóa dịch vụ, không cần tiền mặt tại hàng chục triệu điểm chấp nhận thẻ có biểu tượng MasterCard tại Việt Nam và trên toàn thế giới, sử dụng dịch vụ thanh toán tiền mua hàng trên Internet nhanh chóng và hiệu quả, tích hợp công nghệ thẻ từ và thẻ chip theo chuẩn EMV giúp bảo mật thông tin tối đa và phòng tránh rủi ro thẻ giả.
Thứ ba, thẻ đồng thương hiệu
Nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ, đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ, nâng cao hình ảnh trên thị trường, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hướng dẫn triển khai phát hành thẻ tín dụng đồng thương hiệu BIDV Manchester United, cụ thể như sau:
BIDV Manchester United là thẻ tín dụng quốc tế đồng thương hiệu giữa BIDV và Câu lạc bộ bóng đá Manchester United, Vương quốc Anh mang thương hiệu Visa, dành cho cá nhân.
Thẻ đồng thương hiệu BIDV – LINGO
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai sản phẩm thẻ đồng thương hiệu BIDV-Lingo giữa BIDV và Công ty Cổ phần truyền thông VMG.
THẺ ĐỒNG THƯƠNG HIỆU BIDV – COOPMART
Nhân dịp thành lập Trung tâm Thẻ khu vực phía Nam, BIDV đã tổ chức ra mắt Thẻ đồng thương hiệu BIDV – Saigon CoopMart. Thẻ đồng thương hiệu được tích hợp quyền lợi giữa thẻ Chương trình khách hàng thân thiết của hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra và thẻ ghi nợ nội địa định danh của các ngân hàng BIDV, Vietcombank và Đông Á. Thẻ đồng thương hiệu là nỗ lực của các đơn vị nhằm gia tăng lợi ích cho khách hàng, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và đồng thời thiết thực hưởng ứng chủ trương của nhà nước ta trong việc khuyến khích thanh toán bằng thẻ thay cho tiền mặt để giảm rủi ro, giảm chi phí kiểm đếm,.. Sự liên kết không những giúp các đơn vị có thể cộng gộp nhằm gia tăng tổng lượng khách của mỗi đơn vị mà còn giúp tiết giảm chi phí tiếp thị và các chi phí liên quan nhằm tập trung đầu tư ngân sách gia tăng lợi ích khách hàng. Tổng lượng thẻ hiện hành của các đơn vị tham gia dự án thẻ đồng thương hiệu lần này là hơn 15 triệu thẻ.
2.2.2.3. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Thứ nhất, dịch vụ vấn tin tài khoản bằng điện thoại di động –BSMS
Dich vụ BSMS Dịch vụ BSMS của BIDV bắt đầu được triển khai từ tháng 12/2016 là dịch vụ gửi – nhận tin nhắn qua mạng điện thoại di động, tập trung và thống nhất trong toàn hệ thống BIDV, cho phép khách hàng của BIDV chủ động vấn tin về các thông tin liên quan đến tài khoản KH và liên quan đến ngân hàng và/hoặc nhận được các tin nhắn tự động từ BIDV thông qua số điện thoại duy nhất.
Kết quả kinh doanh dịch vụ BSMS của BIDV
Dịch vụ BSMS là tiền đề để phát triển kênh phân phối điện tử Mobile banking, từ khi triển khai dịch vụ đến hết quý II 2023, BSMS của BIDV đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mang lại nguồn thu ổn định cho các chi nhánh.
Bảng 2.4: Kết quả dịch vụ BSMS năm 2019 – 6.2023
Phí dịch vụ năm 2022 đạt gần 55.7 tỷ đồng tăng hơn 40.66% so với năm 2021 và tăng gấp hơn3 lần so với năm 2019, mức phí thu được bình quân khoảng 8.800đồng/tháng/khách hàng. Số lượng khách hàng năm 2022 tăng 300,096 khách hàng so với năm 2021 tăng 4 lần so với năm 2019. Đến 30/06/2023 khách hàng sử dụng dịch vụ là 1,256;hoàn thành 141% mức kế hoạch đặt ra trong 6 tháng đầu năm 2023.Mức phí dịch vụ BSMS thu được của BIDV tập trung chủ yếu ở hai khu vực phí Bắc và phía Nam với số lượng khách hàng và mức thu lớn nhất (chiếm khoảng 53% tổng số lượng khách hàng toàn hệ thống và chiếm khoản 51% tổng số phí thu được toàn hệ thống), tiếp đến là khu vực Tây Nguyên và miền núi phía Bắc.
Một số chi nhánh của BIDV có lượng khách hàng lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai, Cầu Giấy, Quảng Ninh, Đông Đô, Đà Nẵng .., khách hàng cá nhân chủ yếu sử dụng dịch vụ là các cán bộ công nhân viên được trả lương qua BIDV.
Năm 2022 số lượng thuê bao khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS chiếm khoảng 61% số tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng, cao hơn tỷ lệ năm 2021 là 36% và năm 2020 là 21%. Như vậy tỷ lệ thuê bao BSMS so với số tài khoản CA năm 2022 có sự tăng trưởng so với năm 2020 và 2021 song tỷ lệ thuê bao so với số tài khoản thanh toán của khách hàng còn chưa cao, tiềm năng khai thác dịch vụ này cho lượng khách hàng có tài khoản tại BIDV còn rất lớn.
BIDV cũng xây dựng, nâng cấp các chương trình nhằm rà soát lỗi BSMS phát sinh, giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách thoả đáng nhất. Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Việc triển khai dịch vụ BSMS của BIDV cũng được đánh giá là muộn so với các Ngân hàng TMCP, trong khi các ngân hàng thực hiện chuyển đổi sang mô hình mới cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán qua điện thoại thì BIDV mới chỉ cho phép khách hàng tra cứu và kiểm tra thông tin tài khoản.
Thứ hai, dịch vụ vấn tin tài khoản qua internet (BIDV – Direct banking)
BIDV – directbanking triển khai tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam từ tháng 6/2018. BIDV-directbanking là một kênh dịch vụ mới do BIDV cung cấp dành riêng để hỗ trợ khách hàng nắm bắt kịp thời trên Internet các thông tin liên quan đến tài khoản của mình mở tại BIDV.
Kết quả kinh doanh dịch vụ BIDV – Direct banking
BIDV – Direct banking là dịch vụ hiện tại đang miễn phí cho khách hàng, BIDV coi việc phát triển số lượng khách hàng là nền tảng kinh doanh chính, vấn đề doanh thu trực tiếp của dịch vụ được xem xét trên cơ sở những lợi ích khác đi cùng.
Bảng 2.5: Số lượng khách hàng sử dụng Direct banking
Trong năm 2019, tổng số khách hàng sử dụng Direct banking là 40,200 khách hàng, trong đó có 25,887 khách hàng doanh nghiệp và 14,313 khách hàng cá nhân. Đến 31/12/2020 BIDV có 60,000 khách hàng sử dụng dịch vụ BIDV- Direct banking tăng 1.5 lần so với năm 2019 và chiếm khoảng gần 3.2% số lượng khách hàng có tài khoản tại BIDV, trong đó có 36,572 khách hàng doanh nghiệp và 23,428 khách hàng cá nhân. Mặc dù số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ còn khiêm tốn so với tổng số khách hàng của BIDV song Direct banking đã góp phần tăng trưởng nền khách hàng E-banking cho BIDV và cung cấp thêm một kênh thông tin chính xác, kịp thời cho các khách hàng.Năm 2021, BIDV có 82,303 khách hàng sử dụng dịch vụ BIDV- Direct banking nhưng đến 2022 số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ không còn tăng mạnh như trước, chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp đăng ký. Lý do là năm 2022, BIDV chính thức triển khai dịch vụ internet banking, đã hoàn toàn thay thế được dịch vụ BIDV- Direct banking. Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Thứ ba, dịch vụ Home banking
Home banking là một kênh phân phối của dịch vụ ngân hàng điện tử BIDV, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch trên tài khoản tiền gửi với BIDV tại văn phòng công ty.Dịch vụ này đặc biệt thích hợp với những khách hàng là tổ chức có số lượng món thanh toán lớn.Dịch vụ ngân hàng điện tử này chính thức triển khai tại BIDV từ tháng 4/2019 với những quy định chặt chẽ và cụ thể.
Bảng 2.6: So sánh các tiện ích của Homebanking BIDV với một số ngân hàng thương mại cổ phần trong nước
Qua bảng 2.6, chúng ta có thể thấy các tiện ích của dịch vụ Home-Banking của BIDV đã có sự tiến bộ hơn so với hai ngân hàng VCB, EAB ở việc chuyển đổi ngoại tệ từ tiền gửi thanh toán ngoại tệ sang tài khoản tiền gửi thanh toán VNĐ trong cùng hệ thống và hướng dẫn cài đặt miễn phí.
Thứ tư, dịch vụ IBMB
Hệ thống IBMB được triển khai theo phạm vi hợp đồng đã ký với nhà thầu Polaris ngày 14/01/2020 và kết thúc ngày 15/06/2021. Sau quá trình kết thúc hợp đồng nhà thầu tiếp tục phối hợp với BIDV để triển khai các nội dung bảo hành cũng như chính sửa các lỗi liên quan để hoàn thiện các chức năng của hệ thống.Hệ thống đã triển khai chính thức (go-live) lần 1 vào ngày 23/02/2021 và tiếp tục cập nhật các chức năng lên hệ thống hoàn thành ngày 28/11/2021.
Hệ thống Internet Banking và Mobile Banking (IBMB) đã đáp ứng các yêu cầu quan trọng và cơ bản mà một hệ thống IBMB cần có như các giao dịch vấn tin, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, yêu cầu trực tuyến trên internet về các sản phẩm dịch vụ.
Ngoài ra hệ thống IBMB tại BIDV cũng có một số ưu điểm hơn một số hệ thống khác như: các giao dịch chuyển tiền trên hệ thống IBMB được tự động chuyển vào hệ thống Corebanking và các hệ thống thanh toán có liên quan để xử lý chứ không phải là giao dịch đặt yêu cầu qua internet sau đó được xử lý thủ công bởi cán bộ ngân hàng (khách hàng tự nhập giao dịch qua hệ thống IBMB chứ không phải khách hàng nhập chứng từ giao dịch qua IBMB).
Tích hợp với hệ thống thẻ: Hiện nay nhà thầu Polaris đang gặp khó khăn trong việc tích hợp hệ thống IBMB với hệ thống thẻ do nhà thầu GFG không có đủ nhân lực để hỗ trợ cũng như GFG đề nghị thanh toán kinh phí khi hỗ trợ tích hợp hệ thống quản lý thẻ với hệ thống IBMB. Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Các chức năng liên quan đến tài trợ thương mại cũng cần được Polaris hoàn thiện nối. Do tích phức tạp trong việc tích hợp nên các tính năng này cần được tiếp tục cập nhật để đáp ứng yêu cầu của BIDV.
Hơn một năm triển khai, BIDV Online và Mobile đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Quí IV/2022 các chi nhánh tăng trưởng BIDV ONLINE – MOBILE tốt nhất là:
- Bảng 2.7: 10 CN tăng trưởng BIDV ONLINE – MOBILE tốt nhất Quí IV/2022
- Bảng 2.8 : 10 CN tăng trưởng BIDV Business Online tốt nhất Quí IV/2022
Thứ năm, dịch vụ nạp tiền điện thoại VNTOPUP – BIDV
Dịch vụ BIDV-VnTopup cho phép khách hàng thực hiện nạp tiền từ tài khoản thanh toán mở tại BIDV cho thuê bao điện thoại trả trước, trả sau (Mobifone, Viettel) trên máy ATM hoặc thông qua dịch vụ tin nhắn SMS; mua mã thẻ game qua tin nhắn SMS; thực hiện dịch vụ cho thuê bao điện thoại của bản thân hoặc người khác.
Hiện tại dịch vụ VnTopup được triển khai qua kênh ATM, SMS, IBMB với việc nạp tiền điện thoại cho thuê bao trả trước và trả sau, trừ tiền trực tiếp từ tài khoản tiền gửi tại BIDV.Dịch vụ đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và nguồn thu phí dịch vụ tốt cho chi nhánh. Trong Quý IV 2022, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ tại quầy tăng trưởng 89% (37,209 khách hàng đăng ký mới), doanh số giao dịch tăng trưởng 12% (đạt 16.4 tỷ đồng), thu phí đạt 570 triệu đồng
Bảng 2.9: tình hình hoạt động dịch vụ VN TOPUP
Thứ sáu, dịch vụ BANKPLUS:
Dịch vụ BIDV Bankplus (sau đây gọi là Dịch vụ Mobile Bankplus hoặc Dịch vụ Bankplus) là dịch vụ hợp tác giữa BIDV và Viettel cung cấp cho các khách hàng có tài khoản thanh toán tại BIDV sử dụng các dịch vụ thanh toán trên điện thoại di động thông qua SIM VIETTEL có cài đặt sẵn phần mềm Mobile Bankplus do Viettel cung cấp hoặc qua kênh USSD thực hiện trực tiếp trên điện thoại không cần đổi SIM Bankplus. Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Khách hàng đăng ký dịch vụ BIDV Bankplus sẽ mặc nhiên được đăng ký dịch vụ Thanh toán hóa đơn online (thực hiện thanh toán, mua hàng online tại các website bán hàng có kết nối với BIDV, trừ các dịch vụ yêu cầu khách hàng phải đăng ký Ủy nhiệm chi tại chương trình TTHĐ online).
Trong 6 tháng đầu năm đã triển khai thành công dịch vụ BIDV Bankplus với Viettel với số lượng khách hàng của dịch vụ tăng 37,590 KH, lũy kế đạt 57,440 KH, là cơ sở để tiếp tục tiếp thị các sản phẩm dịch vụ khác.
Thứ bảy, dịch vụ thanh toán điện tử tại BIDV:
Trong dịch vụ ngân hàng điện tử, ngoài dịch vụ ATM, thẻ, Internet-Banking, Mobile-Banking, dịch vụ thanh toán điện tử là một dịch vụ nhỏ trong các dịch vụ Ngân hàng điện tử trên mà khách hàng có yêu cầu, đăng ký và thu được phí từ dịch vụ này, ví dụ như: chuyển tiền điện tử, chuyển khoản và ví tiền điện tử.
Còn đối với ví tiền điện tử tại BIDV, dịch vụ thanh toán điện tử này mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích cho cuộc sống như không tốn thời gian và tiền bạc. Ví điện tử BIDV- VnMart là dịch vụ cho phép khách hàng nạp tiền vào tài khoản ví điện tử Vnmart qua kênh ATM hoặc SMS hoặc kênh quầy giao dịch của BIDV để mua sắm online, nạp tiền điện thoại di động cho thuê bao trả trước, mua vé máy bay…và nhiều tiện ích khác. Khách hàng cũng có thể rút tiền từ ví điện từ VnMart sang tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng mở tại BIDV qua kênh SMS.
Với dịch vụ ví điện tử BIDV – VnMart cá nhân, khách hàng không bị mất phí ngân hàng khi sử dụng mà lại có thêm một kênh thanh toán mới nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật. Việc tiết kiệm tối đa thời gian mua sắm trong nhịp sống hối hả bận rộn là tiện ích nổi bật Ví điện tử BIDV – VnMart đem lại cho khách hàng. Với mạng lưới các website của doanh nghiệp đã kết nối VnMart, khách hàng có thể lựa chọn các danh mục hàng hóa/dịch vụ phong phú đa dạng để mua sắm online cùng cơ hội nhận được nhiều khuyến mãi hấp dẫn trên các website bán hàng cũng như các ưu đãi của BIDV và VnPAY. Ngoài ra, khách hàng còn có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ gia tăng trên Ví BIDV – VnPAY như dịch vụ mua vé máy bay, nạp tiền điện thoại di động cho thuê bao trả trước, mua thẻ Game, nạp Vcoin.. Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
2.2.2.4. Trung tâm chăm sóc khách hàng (Contact Center)
Thị trường tài chính ngân hàng đang có sự cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh càng lớn thì tất yếu hoạt động chăm sóc khách hàng cũng phải tăng cường cả về chất và lượng. Ngày 17/06/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Chăm sóc khách hàng (BIDV Contact Center) nhằm mục tiêu luôn mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng thông qua số hotline 19009247 hoặc 04 2220 0588 và email bidv247@bidv.com.vn áp dụng trên toàn hệ thống. Mục tiêu quan trọng nhất là thành lập một đơn vị có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng về tất cả các sản phẩm của BIDV. Hơn nữa đây sẽ là một trong những đơn vị mang lại nguồn thu chủ đạo và là một kênh bán hàng mới, hiện đại, hiệu quả. Tuy nhiên, do còn một số hạn chế về cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực.
Không chỉ là một đầu mối trao đổi thông tin tập trung, thống nhất và tức thời giữa khách hàng với BIDV, Contact Center còn là hình ảnh đại diện của BIDV khi thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng, tiến đến gần hơn với tâm tư và nhu cầu của khách hàng, từ đó có định hướng đúng cho mục tiêu không ngừng nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thông qua các chiến dịch khảo sát thị hiếu, đo lường độ hài lòng và ghi nhận ý kiến đóng góp của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ mà BIDV đã, đang hoặc sẽ cung cấp trong tương lai.
Việc đưa Contact Center vào sử dụng sẽ giúp BIDV đa dạng hóa các dịch vụ mà Ngân hàng đang cung cấp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thêm khả năng thu hút khách hàng và sức cạnh tranh của BIDV. BIDV Contact Center sẽ đem đến một phong cách dịch vụ chuyên nghiệp, hứa hẹn trở thành mô hình chăm sóc khách hàng hoàn hảo.
Kể từ khi Trung tâm chăm sóc khách hàng chính thức đi vào hoạt động, sau khi đầu số tổng đài 19009247 được truyền thông chính thức tới khách hàng, Trung tâm CSKH đã thực hiện mở rộng 05 kênh thoại (nâng tổng số kênh thoại kết nối vào hệ thống lên 13 kênh) và bố trí nhân sự phù hợp để giải quyết tối đa yêu cầu của khách hàng. Số lượng cuộc gọi trung bình từ ngày 17/06 – 23/06 lên tới 700 cuộc/ngày (tăng 100 cuộc so với cuộc gọi trung bình/ngày trong tháng 05) song chất lượng hỗ trợ khách hàng sau ngày khai trương vẫn tiếp tục được duy trì ổn định, không xảy ra các lỗi tác nghiệp có tính chất rủi ro.
2.3 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
2.3.1 Tình hình an ninh mạng của BIDV:
Thực hiện triển khai chiến lược công nghệ thông tin Giai đoạn 2021 – 2015, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu cụ thể của công nghệ thông tin đối với các hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển, lớn mạnh. Các hoạt động công nghệ thông tin trong năm 2022 của BIDV đã bám sát kế hoạch kinh doanh. Giai đoạn 2021 – 2015, chiến lược phát triển kinh doanh đến 2030, kế hoạch hành động gắn với phương án tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2022 – 2023 và định hướng đến 2015 phục vụ công tác lập kế hoạch và triển khai dự án công nghệ thông tin hàng năm.
Hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo công tác quản trị, vận hành hệ thống an toàn hiệu quả. Hệ thống ngân hàng lõi Corebanking của BIDV được vận hành an toàn, ổn định, đã bao trùm hầu hết các hoạt động nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu tập trung, giao dịch trực tuyến, hệ thống thanh toán được đánh giá tốt nhất Việt Nam với trên 95% được xử lý tự động.Hệ thống an ninh bảo mật được triển khai đồng bộ đảm bảo an ninh đối với hoạt động công nghệ thông tin và hoạt động ngân hàng. Hệ thống dự phòng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sự an toàn, khả năng khắc phục sự cố.
Bên cạnh các ứng dụng nghiệp vụ cơ bản trên hệ thống CoreBanking, hệ thống thanh toán, BIDV đã và đang thực hiện triển khai các dự án công nghệ thông tin đầu tư vào các hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ công tác phát triển sản phẩm dịch vụ và các công cụ hỗ trợ công tác quản trị điều hành. Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
BIDV đã đưa vào triển khai chính thức dịch vụ Ngân hàng điện tử (Internet Banking Mobile Banking – IBMB) đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích với các dòng sản phẩm BIDV Online, BIDV Mobile, BIDV Business Online đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ như thẻ tín dụng quốc tế Mastercard Platinum, thẻ ghi nợ Mastercard, thẻ ghi nợ quốc tế BIDV Ready, triển khai chấp nhận thanh toán thẻ MasterCard trên ATM và P.O.S,… những sản phẩm – dịch vụ nhiều tiện ích này đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong kỷ nguyên thương mại điện tử, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu BIDV.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC) ký hợp đồng triển khai Dự án “Tư vấn đánh giá chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) tại BIDV”.Theo đó, PwC sẽ tiến hành khảo sát và đánh giá hiện trạng hệ thống công nghệ thông tin của BIDV trong việc đáp ứng chiến lược kinh doanh hiện tại và tương lai cũng như các yêu cầu từ Ban quản trị. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng của hệ thống, xu hướng phát triển, các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành tài chính và ngân hàng trên thế giới, PwC sẽ phối hợp với BIDV xây dựng những mục tiêu, chiến lược, lộ trình và kế hoạch triển khai đúng đắn cho công tác chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng.
Mục tiêu của BIDV nhằm: Chuyển đổi, nâng cấp toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của BIDV một cách bài bản, toàn diện; Cho phép BIDV quản lý hoạt động, nghiệp vụ phức tạp hơn và quản trị rủi ro tốt hơn; Chuẩn hóa hoạt động của ngân hàng tại các địa bàn khác nhau (cả phạm vi tỉnh, vùng miền, và quốc gia); Chuẩn hóa và kiểm soát tốt hơn các quy trình kinh doanh; Đáp ứng một cách hiệu quả hơn các yêu cầu và quy định tuân thủ từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ Việt Nam, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, các mục tiêu hỗ trợ quan trọng khác cũng được đề ra, bao gồm: Triển khai các chiến lược tăng trưởng một cách hiệu quả hơn; Gia tăng tốc độ tiếp cận, phát triển, khai thác thị trường; Tăng năng suất lao động; Tăng lợi nhuận biên…
2.3.2 Một số trường hợp rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại BIDV:
2.3.2.1 Rủi ro hệ thống công nghệ thông tin: Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Hệ thống công nghệ thông tin tiềm ẩn một số rủi ro nhất định đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các rủi ro có thể đến từ việc BIDV sử dụng phần mềm, hỗ trợ công nghệ, đường truyền, hệ thống cung cấp từ nhiều đơn vị cung cấp khác nhau, từ việc vận hành sai, không tuân thủ chặt chẽ quy trình theo dõi, kiểm soát, bảo mật an ninh, an toàn hệ thống hay từ các rủi ro đến từ thiên tai, hỏa hoạn, rủi ro từ việc tấn công mạng (hacker)…
Để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro hệ thống công nghệ thông tin, trong những năm qua, cùng với việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin hợp lý, BIDV không ngừng đầu tư trang thiết bị, xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh. BIDV cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có Trung tâm dự phòng sử dụng hệ thống máy chủ dự phòng và công nghệ lưu trữ với các giải pháp tiên tiến nhất, đảm bảo hoạt động của Ngân hàng liên tục kể cả khi xảy ra các thảm họa về thiên tai và các thảm họa khác. Công tác quản trị và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin tại BIDV được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quy trình, quy định được ban hành và định kỳ rà soát, cập nhật.
2.3.2.2 Rủi ro tác nghiệp:
Rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng, đây là rủi ro cố hữu, gắn liền với hoạt động ngân hàng nhưng lại rất khó lường. Rủi ro tác nghiệp có thể xuất phát từ yếu tố con người, do sơ hở trong các quy trình tác nghiệp, sự yếu kém trong hệ thống thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ.
Để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp, BIDV đã thực hiện quản lý rủi ro tác nghiệp theo 7 nhóm rủi ro, đồng thời thực hiện chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2018. Bên cạnh đó, các quy trình liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, thanh tra đánh giá nội bộ, quản lý thông tin khách hàng,….
Cũng liên tục được chuẩn hóa và cập nhâp kịp thời cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn
2.3.2.3 Rủi ro trong hoạt động thẻ: Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Thứ nhất, về lại hình/thủ đoạn rủi ro gian lận tại BIDV:
Đối với hoạt động phát hành thẻ: Theo số liệu của Tổ chức thẻ quốc tế VISA và số liệu thống kê tại BIDV, loại hình thông tin thẻ bị lợi dụng (Account Use) tiếp tục là loại hình rủi ro chính phát sinh tại BIDV trong 6 tháng đầu năm 2023, thể hiện tăng cao trong Quý II năm 2023. Ngoài ra, phát sinh thêm 01 loại hình rủi ro gian lận nội bộ (cán bộ nghiệp vụ thẻ lợi dụng chức năng nhiệm vụ để thực hiện giao dịch khi không có hồ sơ thực tế nhằm mục đích trục lợi cá nhân). Trong 06 tháng đầu năm 2023, Tổ chức thẻ Quốc tế VISA đã gửi tới BIDV 10 cảnh báo, liên quan đến một số sự cố tấn công đánh cắp dữ liệu tại các hệ thống ĐVCNT, liên quan đến 07 thẻ tín dụng của BIDV; Tiểu ban Quản lý rủi ro, Hội thẻ Ngân hàng có thông báo BIDV có 53 thẻ ghi nợ do BIDV phát hành có nguy cơ bị lộ thông tin do giao dịch tại máy ATM (của Ngân hàng khác) bị đánh cắp dữ liệu. Qua số liệu và thực tế công tác xác minh giao dịch với khách hàng trong 06 tháng đầu năm 2023 cho thấy loại hình thông tin thẻ bị lợi dụng (Account Use) sẽ còn tiếp tục gia tăng.
Hình 2.1: Loại hình gian lận trong hoạt động phát hành thẻ tại BIDV
- Đối với hoạt động thanh toán thẻ:
Đối với hoạt động thanh toán thẻ qua POS: Theo số liệu của Tổ chức thẻ quốc tế VISA và số liệu thống kê tại BIDV, loại hình Đơn vị chấp nhận thẻ chấp nhận thẻ giả (Counterfeit) và Thẻ bị đánh cắp/thất lạc (Lost/Stolen) là 02 loại hình rủi ro chủ yếu phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2023 do tác động của xu hướng chung tại Việt Nam (các nhóm tội phạm người nước ngoài mang thẻ giả vào sử dụng tại Việt Nam/nhóm tội phạm trong nước tự sản xuất thẻ giả và thực hiện các giao dịch gian lận).
- Đối với hoạt động thanh toán thẻ qua ATM: Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Theo thống kê tại BIDV, trong 6 tháng đầu năm 2023, phát sinh loại hình gian lận ATM bị tấn công để lấy tiền/phá hoại máy ATM (ATM Attacks) (01 trường hợp). Tuy nhiên chỉ có thiệt hại về tài sản (máy ATM), không gây tổn thất về tiền trong máy ATM.
Loại hình gian lận ATM bị tấn công để đánh cắp dữ liệu (ATM Skimming) đã giảm sau khi các ngân hàng triển khai đồng loạt các biện pháp chống đánh cắp dữ liệu, lắp đặt camera giám sát tại các địa điểm đặt máy ATM và cài đặt hệ thống báo động tại ATM từ cuối năm 2021, đầu năm 2022. Tuy nhiên, sang Quý II/2023 loại hình này đã xuất hiện trở lại và kẻ gian tấn công cả những ATM đã được trang bị thiết bị chống đánh cắp dữ liệu và chương trình chống đánh cắp dữ liệu. Tháng 6/2023, tại BIDV vừa phát hiện một trường hợp kẻ gian tấn công, cắt thiết bị chống đánh cắp dữ liệu (FDI – màu xanh, lắp ở trước khe đọc thẻ) với mục đích lắp đặt thiết bị đánh cắp dữ liệu nhưng không thành công.
Hình 2.2: Loại hình gian lận trong hoạt động phát hành thẻ tại BIDV
Thứ hai, về tỷ lệ rủi ro gian lận/ tổng doanh số (FSV – Fraud to Sale Volume)
Tỷ lệ FSV mảng phát hành thẻ: Trong 06 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ rủi ro gian lận/ tổng doanh số của BIDV là 0.00019% với giá trị rủi ro xấp xỉ 374.4 triệu đồng. So sánh với số liệu cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ gian lận/tổng doanh số Quý I giảm 33.85% và Quý II tăng 310%, do gia tăng trong loại hình thông tin thẻ bị lợi dụng. Tỷ lệ gian lận/tổng doanh số Quý II năm 2023 giảm 4.65% so với Quý I năm 2023. Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Tỷ lệ FSV mảng thanh toán thẻ: Trong 06 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ rủi ro gian lận/tổng doanh số của BIDV là 0.00071% với tổng giá trị rủi ro xấp xỉ 431.7 triệu đồng. So sánh với số liệu cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ gian lận/tổng doanh số Qúy I giảm 82.91% và Qúy II giảm 57.27%. Tỷ lệ gian lận/tổng doanh số giảm dần trong 02 quý I (FSV là 0.00094%), II (FSV là 0.00047%) và giảm 50%. Tỷ lệ FSV mảng thanh toán thẻ của BIDV ở mức thấp, trong ngưỡng an tòan cho phép theo quy định của Tổ chức thẻ Quốc tế VISA (dưới 1%/mỗi quý và ngưỡng tiền cảnh báo là 0.65%/mỗi quý).
Hình 2.3: Tỷ lệ gian lận giả mạo/Tổng Doanh số mảng phát hành và thanh toán thẻ tại BIDV
Thứ ba, trên cơ sở thông tin cảnh báo từ Tiểu ban Quản lý rủi ro thuộc Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam và thực tế tại BIDV về việc phát hiện kẻ gian gắn thiết bị đọc trộm dữ liệu thẻ (skimming) lên máy ATM
Thủ đoạn:
Kẻ gian gắn thiết bị đọc trộm dữ liệu (skimming) lên thiết bị anti-skimming ở phía ngoài đầu đọc thẻ của máy ATM để đánh cắp dữ liệu thẻ. Trong đó, thiết bị skimming rất nhỏ gọn, có cùng màu sắc với thiết bị anti-skimming, không che ánh sáng đèn của khe cắm thẻ nên khách hàng rất khó nhận biết. Đồng thời, kẻ gian gắn thiết bị camera lên máy ATM để đọc trộm PIN.
2.3.2.4 Thủ đoạn lừa và đánh cắp thông tin trực tuyến:
- Thông tin vụ việc:Một số khách hàng nhận được thư điện tử mạo danh một số tổ chức có uy tín, có những dấu hiệu nghi ngờ như địa chỉ email người gửi không thuộc tổ chức bị mạo danh, nội dung thông thông báo không có thực, nội dung thư chứa một số đường dẫn lạ. Đây chính là hình thức lừa đảo đánh cắp thông tin trực tuyến – Phishing.
Về Thủ đoạn lừa đánh cắp thông tin trực tuyến (Phishing):
- Định nghĩa Phishing: Phishing là hình thức lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin nhạy cảm của người dùng như mật khẩu, thông tin cá nhân, thẻ… thông qua các hình thức như thư điện tử, tin nhắn, banner quảng cáo trực tuyến, thanh công cụ giả trong các trình duyệt…Kẻ gian sau đó lợi dụng thông tin đánh cắp được để thực hiện giao dịch gian lận, giả mạo.
Thủ đoạn thường gặp: Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
- Mạo danh một tổ chức uy tín gửi thư điện tử, gọi điện cho người dùng. Địa chỉ email người gửi có tên miền không thuộc tổ chức bị mạo danh
- Nội dung thư gửi hoặc thông báo tới người dùng thường bao gồm:
- Thông báo có tính chất thu hút (thông báo trúng giải, nhận được tiền..) hoặc có tính chất đe dọa, khẩn cấp (thông báo bị phạt, thiệt hại tài chính, tài khỏan bị trừ tiền..). Từ đó gợi ý người dùng nhấn vào các đường dẫn kèm theo thư để xem thông tin chi tiết.
Các đường dẫn liên kết đến các website giả mạo, có hình thức giống như website thật của các tổ chức bị mạo danh. Tại đây, yêu cầu người dùng nhập thông tin, dựa trên ý đồ của hacker về loại thông tin cần thu thập. Ngòai ra, khi người dùng nhấn vào các đường dẫn, còn có khả năng bị nhiễm virus, mã độc chạy ngầm trong máy, để chiếm quyền điều khiển, đánh cắp dữ liệu.
2.4 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:
2.4.1 Các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử tại BIDV:
2.4.1.1 Những kết quả đã đạt được tại BIDV:
BIDV cũng đã từng đạt 02 giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ quản lý tiền tệ tốt nhất” (Best overall domestic cash management services) và “Ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý tiền tệ xuyên biên giới tốt nhất” (Best overall cross-border cash management services) do Tạp chí Asiamoney tổ chức năm 2022. Đồng thời, giải pháp Thu chi hộ điện tử của BIDV cũng là sản phẩm duy nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam nằm trong Top 10 Sản phẩm Vàng Việt Nam 2022 do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ khoa học và công nghệ), Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam, Viện sở hữu trí tuệ, Hội bảo vệ người tiêu dùng phối hợp tổ chức.
Với những thế mạnh sẵn có, cùng sự cải tiến và chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động hiện đại hóa công nghệ thông tin trong 3 năm trở lại đây, BIDV đã xuất sắc vượt qua nhiều Ngân hàng, được Hội đồng chuyên gia đánh giá, thẩm định và xếp hạng là Ngân hàng cung cấp dịch vụ Quản lý tiền tệ tốt nhất của năm 2023. Giải thưởng căn cứ trên cơ sở 3 tiêu chí chính: Yếu tố cải tiến, khác biệt so với các sản phẩm/dịch vụ khác; Tính hiệu quả đối với thị trường; Sự linh hoạt trước cơ hội thay đổi/cải tiến. Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Quản lý tiền tệ là dòng sản phẩm bao gồm các dịch vụ thu chi hộ, điều chuyển vốn, quản lý dòng tiền, thu ngân sách nhà nước, thanh toán hóa đơn… Ngoài ưu thế về hệ thống mạng lưới rộng khắp tại 63 tỉnh thành, BIDV đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng và đặc biệt là có sự hỗ trợ đắc lực của hoạt động công nghệ thông tin.
Bên cạnh các kênh thu hộ truyền thống như tại quầy, tại địa điểm chỉ định của khách hàng, BIDV đã mở rộng các hình thức Thu hộ đa kênh khác như Ngân hàng điện tử (Internet Banking, Mobile Banking), ATM, nhờ thu tự động theo danh sách, thu hộ liên ngân hàng và tiến tới thu hộ trên chính website của khách hàng (thí điểm cho khối trường học trên cả nước). Thu hộ đa kênh tạo tiện ích tối đa cho người nộp/chuyển tiền linh hoạt lựa chọn các hình thức thu hộ của BIDV, hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp quản lý các khoản phải thu theo mã khách hàng hoặc từng mặt hàng tùy theo nhu cầu doanh nghiệp.
Nếu như trước đây, với nhu cầu tập trung vốn, doanh nghiệp được Ngân hàng hỗ trợ quản lý tình trạng thừa thiếu cục bộ trong hệ thống với hình thức điều chuyển khi tài khoản phụ vượt quá số dư tối đa hoặc dưới số dư tối thiểu; thì nay với BIDV, doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn nhiều hình thức khác như Điều chuyển vốn tự động theo mức tối thiểu, theo tỷ lệ % về nhiều tài khoản chính, v.v…
Nhằm đem đến giải pháp tài chính tốt nhất, BIDV cũng đã triển khai thành công Chương trình Quản lý dòng tiền qua Internet, theo đó cho phép khách hàng quản lý trực tuyến và tức thời toàn bộ dòng tiền của cả hệ thống bao gồm tiền gửi, tiền vay, điều chuyển vốn tự động, mua bán vốn nội bộ, v.v… Đồng thời, Chương trình còn hỗ trợ doanh nghiệp lập báo cáo kế toán hàng tháng/quý theo yêu cầu, đáp ứng nhu cầu quản lý vốn tập trung toàn diện.
Không chỉ dừng lại cung cấp giải pháp trọn gói, BIDV còn tiên phong trong việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tiền tệ với giải pháp Thu chi hộ điện tử. Với chức năng Thu hộ điện tử, doanh nghiệp nhanh chóng nhận thông tin kết quả thu hộ tức thời qua kết nối điện tử. Chức năng Chi hộ điện tử cho phép doanh nghiệp ngồi tại trụ sở truyền lệnh chi hộ tới ngân hàng để thực hiện chi trả cho người thụ hưởng có tài khoản tại BIDV hoặc tại bất cứ ngân hàng nào.
Việc BIDV được vinh danh là Ngân hàng cung cấp dịch vụ Quản lý tiền tệ tốt nhất của năm từ Tạp chí Asian Banking and Finance một lần nữa khẳng định uy tín, vị thế của BIDV là một trong những ngân hàng thương mại uy tín hàng đầu Việt Nam, luôn mang đến những sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho khách hàng, và những nỗ lực áp dụng công nghệ trong việc cung cấp các dịch vụ quản lý tiền tệ. Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
2.4.1.2 Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại BIDV:
Nghiệp vụ thẻ:
- Khắc phục tình trạng thông báo các nội dung liên quan về việc tạm ngừng sử dụng thẻ đến khách hàng. Điều này thể hiện tính không chuyên nghiệp trong hệ thống thẻ BIDV nói riêng và hệ thống ngân hàng BIDV nói chung.
- Cập nhật thường xuyên danh sách các đối tượng cần kiểm soát trong hoạt động thẻ (thời gian cập nhận gần nhất là Tháng 11/2022) để hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải trong tác nghiệp thẻ.
- Biểu phí: Đề xuất bổ sung phí phát hành thẻ nhanh, phí xác nhận số dư thẻ tín dụng, tăng mức phí thay đổi hạn mức.
- Giải thưởng của các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng và cán bộ nhân viên, đảm bảo tính nhanh chóng và kịp thời.
Booth máy ATM:
- Hiện nay, trong khi các Ngân hàng bạn ngày càng cải tiến hình thức bên ngoài cũng như chất lượng các máy ATM, hình ảnh máy ATM của BIDV dường như không tạo được ấn tượng đối với đa số khách hàng.
- Hệ thống ATM của BIDV lỗi về kỹ thuật đang tồn tại nhiều chiếm 68% lỗi liên quan đến hệ thống phần cứng, phần mềm dẫn đến ngừng hoạt động hoặc bị gián đoạn. Số lượng khách hàng phàn nàn về hệ thống ATM còn nhiều: 710 trường hợp phàn nàn về lỗi hệ thống không hoạt động làm máy ATM không thể rút tiền, 241 trường hợp phàn nàn về lỗi không giao dịch nhưng tài khoản bị ghi nợ. Ví dụ: Tình trạng khách hàng khi rút tiền do lỗi bị ngắt mạng đột ngột ngay khi khách hàng vừa ấn xong số PIN trên máy, máy không thực hiện nhả tiền cho khách hàng nhưng vẫn hạch toán trừ tiền trên tài khoản của khách hàng. Hiện tượng này diễn ra không chỉ
- BIDV mà tất cả các máy của các Ngân hàng thương mại. Sự cố này tạo cho khách hàng sự bất an trong sử dụng thẻ gây thiệt hại về độ tín nhiệm dịch vụ của ngân hàng.
Thẻ VISA: Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
- Thông báo đến các Chi nhánh quá trình thu nợ thẻ tín dụng phải thực hiện kiểm tra tỷ lệ trích nợ tự động, tránh tình trạng khách hàng bị thu nợ hai lần và Chi nhánh phát hành thẻ phải làm thủ tục hoàn tiền cho khách.
- Sao kê thẻ tín dụng của khách hàng nhận qua email không ổn định.
POS:
Cần khắc phục kịp thời các vấn đề sau:
- Việc đẩy dữ liệu của TTCNTT bị lỗi thường xuyên dẫn đến việc thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ bị chậm trễ.
- Lỗi khi chấp nhận thanh toán các loại thẻ Banknet 19 số và thẻ ACB.
- Trường hợp tự động ghi nhận giao dịch thanh toán của khàch hàng lặp lại lần thứ hai tại thời điểm khác thời điểm mua hàng.
Sản phẩm BSMS
Hiện tại, chương trình báo cáo Cognos chưa hỗ trợ xuất báo cáo Khách hàng có tài khoản CA nhưng chưa sử dụng BSMS. Đề nghị HSC hỗ trợ chi nhánh xuất danh sách nhóm khách hàng này để Chi nhánh thuận tiện hơn trong việc tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS.
Sản phẩm IBMB
Thứ nhất, sản phẩm tiền gửi
Sản phẩm trên IBcó khả năng đáp ứng được tất cả các cơ chế của danh mục sản phẩm tiền gửi hiện tại trên SIBS và kể cả các sản phẩm chưa có trên SIBS nhưng SIBS có khả năng hỗ trợ.Tuy nhiên, hiện nay, BIDV mới chỉ cung cấp sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn.Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn trên IB đã đáp ứng phần lớn nhu cầu cơ bản của khách hàng về lãi suất (nhờ quy định trần lãi suất), cơ chế sản phẩm và tương tự sản phẩm cùng loại do HSBC, ACB, Techcombank, EIB… đang cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh chỉ tập trung vào phân khúc tiền gửi có kỳ hạn ngắn do phù hợp nhu cầu của khách hàng: (i) đầu tư tiền nhàn rỗi ngắn hạn, mọi nơi, mọi lúc, với thủ tục đơn giản hơn so với giao dịch tại quầy bị giới hạn không gian, thời gian và thủ tục hành chính; (ii) lãi suất công bố công khai, cố định, áp dụng cho mọi khách hàng.
Hạn chế của sản phẩm: Mới chỉ dừng ở sản phẩm trả lãi sau, chưa cung cấp được sản phẩm trả lãi định kỳ; chưa hỗ trợ việc rút trước hạn hoặc chuyển khoản vào tài khoản chỉ định nếu đăng ký quay vòng cả gốc và lãi khi đáo hạn. Các nhu cầu này khách hàng phải thực hiện tại quầy; thủ tục ủy quyền, rút trước hạn, cầm cố, chuyển nhượng tương đối phức tạp.
Thứ hai, dịch vụ thanh toán Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
Danh mục sản phẩm phong phú hơn so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, cụ thể:chuyển tiền (VND/ngoại tệ) trong cùng hệ thống BIDV, chuyển tiền VND với điện đi trực tiếp báo có cho người thụ hưởng, chuyển tiền ngoại tệ với điện đi tới cổng thông tin của ngân hàng để KSV duyệt,chuyển tiền khác hệ thống BIDV, thanh toán theo bảng kê trong trường hợp người thụ hưởng tại BIDV, thanh toán hóa đơn (hiện đang áp dụng cho EVN), gửi yêu cầu thanh toán tiền gốc và lãi vay. Tuy nhiên, so với VCB và Vietinbank thì sản phẩm của BIDV kém cạnh tranh hơn do các ngân hàng này đang cung cấp thêm các sản phẩm có tiện ích nổi trội như: thanh toán cho người thụ hưởng bằng CMND (chỉ riêng VCB), thanh toán tiền gốc và lãi vay, nộp thuế (thu NSNN).Phí dịch vụ đang được áp dụng cơ chế ưu đãi đặc biệt để thu hút khách hàng nên nhận được phản hồi khá tốt từ phía khách hàng.
Nhiều khách hàng phàn nàn về tình trạng nghẽn mạch và trục trặc đường truyền Internet vẫn thường xuyên xảy ra làm gián đoạn công việc. Khi sử dụng dịch vụ Internet-Banking, khách hàng chỉ mới có thể gửi thắc mắc, góp ý, xem tỷ giá, lãi suất, biểu phí, xem số dư trong tài khoản, sao kê giao dịch, … còn việc chuyển khoản và thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại khó có thể thực hiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã khắc họa bức tranh toàn cảnh về hoạt động cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Với kết quả đạt được về mặt quản lý, kinh doanh cũng như sự phát triển về công nghệ đã giúp BIDV có những lợi thế để phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử. Chính vì vậy BIDV đã đạt được những thành công đáng kể và là một trong những Ngân hàng phát triển mạnh về e – banking tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những rủi ro còn tồn tại trong hoạt động Ngân hàng điện tử tại BIDV. Mặc dù Ngân hàng có những nỗ lực nhằm đảm bảo một môi trường mạng tiện lợi an toàn, đem lại lòng tin cho khách hàng và bản thân các ngân hàng vào hệ thống e – banking, vẫn còn nhiều tồn tại. Giải quyết được những vấn đề tồn tại này sẽ góp phần làm hạn chế rủi ro giao dịch, thúc đẩy dịch vụ Ngân hàng điện tử phát triển, đem lại lợi ích cho các ngân hàng cũng như là khách hàng. Luận văn: Thực trạng hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong NH điện tử tại BIDV
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com