Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Các quy định của bộ luật hình sự 1999 về hình phạt trục xuất và thực tiễn áp dụng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 VỀ HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT

2.1.1. Quy định của Bộ luật hình sự 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành về hình phạt trục xuất

Trục xuất là loại hình phạt mới được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (trước đây nó được áp dụng như một chế tài hành chính trong pháp luật về xuất nhập cảnh). Đối tượng bị áp dụng là người nước ngoài phạm tội.

Việc quy định hình phạt trục xuất trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự năm 1999 đã làm đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, là cơ sở pháp lý để Tòa án có thể lựa chọn và áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội với mục đích không chỉ trừng trị mà còn tác dụng ngăn ngừa một cách triệt để khả năng phạm tội mới của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Một nét đặc biệt của hình phạt trục xuất là nó không được ghi nhận với tư cách là chế tài trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể cân nhắc và áp dụng hình phạt trục xuất đối với người nước ngoài phạm bất kỳ tội nào được quy định trong Bộ luật hình sự. Tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và mức độ xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ mà áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự… đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.

Bộ luật hình sự ra đời, hình phạt trục xuất được quy định tại một số điều luật với nội dung cụ thể như sau:

Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999: quy định về hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam hiện hành, theo đó, hệ thống hình phạt bao gồm các hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt trục xuất được quy định tại Điều 28 với tính chất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung, cụ thể: Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Điều 28. Các hình phạt

Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

  1. Hình phạt chính bao gồm:
  2. a) Cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền;
  4. c) Cải tạo không giam giữ;
  5. d) Trục xuất;
  6. đ) Tù có thời hạn;
  7. e) Tù chung thân;
  8. g) Tử hình [44].

Với tính chất là hình phạt chính, hình phạt trục xuất được tuyên một cách độc lập, với mỗi tội phạm tòa án chỉ có thể tuyên một hình phạt chính.

  1. Hình phạt bổ sung bao gồm:
  2. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
  3. Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Với tư cách là hình phạt bổ sung, hình phạt trục xuất được áp dụng kèm theo hình phạt chính (bổ sung cho hình phạt chính).

Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999: quy định cụ thể nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất: “Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể” [44].

Theo khái niệm về hình phạt trục xuất quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự, trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam.

Đối tượng bị áp dụng hình phạt này là người nước ngoài, khái niệm người nước ngoài đã được xác định trong Luật Quốc tịch Việt Nam, trong pháp luật về xuất nhập cảnh, Luật Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó “người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam”. Từ khái niệm này có thể hiểu người nước ngoài là người mang quốc tịch một nước khác và không mang quốc tịch của bất cứ một nước nào (người không có quốc tịch). Ở đây có một biệt lệ cần lưu ý là, trục xuất sẽ không được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam. Với đối tượng này, Tòa án có thể áp dụng một trong các hình phạt chính khác căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ đã thực hiện.

Như vậy hình phạt trục xuất có thể được áp dụng đối với người nước ngoài phạm bất kỳ tội nào được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, và tùy từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở cân nhắc những tình tiết khác nhau, trong đó có vấn đề quốc tịch, Tòa án sẽ vận dụng quy định của điều luật này để quyết định áp dụng hình phạt trục xuất đối với người phạm tội.

Đối với những quy định về việc xử lý người nước ngoài phạm tội: theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước ta, trừ người có thân phận ngoại giao được miễn trừ trách nhiệm hình sự, còn lại chính sách xử lý về cơ bản không có sự phân biệt giữa người nước ngoài và người Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ở Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ở lại Việt Nam trái phép (Điều 274, Bộ luật hình sự năm 1999) và có thể bị áp dụng hình phạt đặc thù là trục xuất. Ngày 23/08/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất; trong đó, quy định cụ thể đối tượng bị trục xuất, quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thi hành hình phạt trục xuất, trình tự, thủ tục thi hành hình phạt trục xuất… Hơn nữa, để đảm bảo quyền và trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích cho công dân của quốc gia mà người phạm tội mang quốc tịch, chúng ta đã ban hành các văn bản quy định riêng, cụ thể về chế độ thông tin trong việc bắt giữ, xử lý người nước ngoài phạm tội cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia đó (chỉ thị số 21/2000/CT-TTg ngày 16/10/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông báo và tiếp xúc lãnh sự đối với công dân nước ngoài và người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù tại Việt Nam, Thông tư số 01/TTLT ngày 08/09/1988 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hướng dẫn điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [44, Điều 32]. Như vậy, việc Bộ luật hình sự quy định bổ sung hình phạt trục xuất và đưa ra khái niệm này có ý nghĩa lý luật – thực tiễn và pháp lý rất quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng, cũng như thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người phàm tội của tòa án nói chung, đặc biệt trong công tác đấu tranh phòng và chống người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam trước tình hình phát triển kinh tế – xã hội với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế. Trục xuất là hình phạt chỉ được áp dụng đối với chủ thể là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và theo quyết định của Tòa án nhân dân trong một thời gian nhất định, chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày có quyết định thi hành án, người đó bắt buộc phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Các bộ ngành liên quan có trách nhiệm trong việc thi hành hình phạt trục xuất.

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm giải quyết các thủ tục đối ngoại liên quan đến việc thi hành hình phạt trục xuất và trao đổi, cung cấp các thông tin liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam.

Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc thi hành hình phạt trục xuất theo kế hoạch được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.

Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan y tế, và bệnh viện trực thuộc tổ chức khám bệnh, giám định và cấp giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe đối với người bị trục xuất trong diện được kéo dài thời hạn trục xuất quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 54/2001/ NĐ-CP ngày 23-8-2001 của Chính phủ.

Về phía cơ quan quản lý xuất nhập cảnh với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì trong việc thi hành án trục xuất có trách nhiệm:

  • Thông báo về thời điểm thi hành án cho người bị trục xuất chậm nhất là 24 giờ trước khi thi hành;
  • Chuyển cho Bộ ngoại giao bản sao quyết định thi hành án của Tòa án và thông báo các thông tin, tài liệu cần thiết để phối hợp thi hành án;
  • Thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành án từ Tòa án và các cơ quan khác có liên quan; lập hồ sơ và tổ chức thi hành hình phạt trục xuất. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.
  • Trường hợp người bị trục xuất thuộc diện có thể được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án để Tòa án xem xét, quyết định việc kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất. Trường hợp người bị trục xuất không còn lý do để kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phải thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án để quyết định tiếp tục thi hành án;
  • Tiếp tục tổ chức thi hành hình phạt trục xuất theo quyết định thi hành án của Tòa án đã có trước khi có quyết định kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất, nếu hết thời hạn kéo dài đó mà Tòa án không có quyết định khác;
  • Trường hợp trong thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam của người bị trục xuất được kéo dài mà Tòa án ra quyết định tiếp tục thi hành án thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thi hành ngay;
  • Thông báo cho Tòa án biết kết quả thi hành án.

Căn cư vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có quyền quyết định về các biện pháp quản lý, giám sát người bị trục xuất; cách thức và địa điểm thực hiện việc trục xuất. Trong trường hợp người bị trục xuất không tự nguyện chấp hành quyết định thi hành án thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp như: hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người bị trục xuất; chỉ định nơi ở bắt buộc của người bị trục xuất; áp giải ngay ra cửa khẩu để buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất thuộc loại nguy hiểm hoặc có hành động bỏ trốn hoặc chuẩn bị bỏ trốn; áp dụng biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của pháp luật.

  • Quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất

Cụ thể hóa Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2001/ NĐ-CP ngày 23/08/2001 hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất. Theo đó nghị định này đã quy định cụ thể các nghĩa vụ và quyền mà người bị áp dụng hình phạt trục xuất được hưởng.

Nghĩa vụ của người bị trục xuất:

Bên cạnh nghĩa vụ phải thực hiện các hình phạt khác hoặc các nghĩa vụ khác theo pháp luật của Việt Nam (nếu có), người bị trụ xuất còn có các nghĩa vụ như sau: Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Thứ nhất, phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn được ghi trong quyết định thi hành án của Tòa án nếu không thuộc một trong các trường hợp được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam như Điều 4 của Nghị định này.

Thứ hai, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; không được tự ý rời khỏi nơi quản lý, giám sát do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chỉ định bằng văn bản.

Thứ ba, nộp các giấy tờ cần thiết để thi hành án theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Thứ tư, phải nhanh chóng hoàn thành xong các nghĩa vụ khác (nếu có) và hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn.

Thứ năm, phải tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh. Tuy nhiên, để tránh trường hợp người bị trục xuất lấy lý do chưa đủ khả năng tài chính nhằm dây dưa, kéo dài, gây khó khăn trong thi hành án đồng thời thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta, nếu trong trường hợp người bị trục xuất chưa có khả năng tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh thì cơ quan quản lý xuất cảnh có thể yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân giải quyết kinh phí đưa người bị trục xuất trở về nước. Trong trường hợp vẫn chưa giải quyết được kinh phí hoặc vì lý do cấp bách bảo vệ an ninh quốc gia thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh được sử dụng ngân sách Nhà nước để trả chi phí về phương tiện xuất cảnh với mức thấp nhất để buộc người bị trục xuất nhanh chóng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Quyền của người bị trục xuất

Thứ nhất, người bị trục xuất có thể được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam song phải thuộc một trong các trường hợp sau:

a- Người đó đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên chứng nhận; Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

b- Phải chấp hành các hình phạt khác hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c- Có lý do chính đáng khác cản trở việc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam được thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xác nhận. Nếu thuộc một trong các trường hợp trên, người bị trục xuất chỉ được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam khi có quyết định của Tòa án đã ra quyết định thi hành án.

Thứ hai, trong trường hợp người bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam thì khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam họ được mang theo tài sản hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật (Điều 5). Đây là quy định thể hiện sự tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc ” tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa” đã được Hiến pháp Việt Nam năm 1992 ghi nhận (Điều 23).

Thứ ba, khoản 3 Điều 1 nghị định này cũng có quy định ưu đãi đối với đối tượng đặc biệt. Cụ thể, nếu trục xuất người nước ngoài phạm tội thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao giữa hai nước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

2.1.2 Căn cứ và điều kiện áp dụng

  • Căn cứ áp dụng hình phạt trục xuất

Thứ nhất, căn cứ vào quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999 “trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể”

Trục xuất khi được áp dụng là hình phạt chính:

Trước hết, hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập. Hình phạt chính được quy định tại khoản 1 điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999. Đối với mỗi tội phạm Tòa án chỉ có thể áp dụng một hình phạt chính”. Trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, hình phạt chính được quy định trong tất cả các chế tài hình sự, nó có thể được quy định là chế tài tương đối dứt khoát hoặc là chế tài lựa chọn với hình phạt chính khác. Tòa án chỉ áp dụng những hình phạt chính mà điều luật về tội phạm có quy định, trừ trường hợp áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 để chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn mặc dù hình phạt này không được quy định trong khung hình phạt áp dụng.

Trục xuất khi được áp dụng là hình phạt bổ sung:

Hình phạt bổ sung là một bộ phận cấu thành của hệ thống hình phạt được quy định trong khoản 2 Điều 28 và trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, thể hiện sự phong phú và cân đối của hệ thống hình phạt giúp cho việc xử lý tội phạm được toàn diện và triệt để. Cũng như hình phạt chính, hình phạt bổ sung là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự do Tòa án áo dụng đối với người phạm tội, phản ánh sự đánh giá của Nhà nước về hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi đó. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Hình phạt bổ sung là loại hình phạt được áp dụng bổ sung cho hình phạt chính nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính đạt được mục đích của hình phạt, có nghĩa là loại hình phạt này không được áp dụng độc lập mà chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt chính đối với từng loại tội phạm cụ thể. Nhìn chung, hình phạt bổ sung nghiêm khắc hơn hình phạt chính và tuy nó chỉ được áp dụng kèm theo các hình phạt chính nhưng có vai trò tích cực thể hiện thông qua việc chủ động loại trừ khả năng phạm tội mới của người bị kết án, góp phần tiếp tục cải tạo, giáo dục người bị kết án và giúp đỡ họ tái hòa nhập xã hội sau khi đã chấp hành xong hình phạt chính.

Thứ hai, về mức độ gây nguy hại cho xã hội của hành vi phạm tội.

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tùy thuộc vào tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm, bởi vì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu hành vi đó tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm (Khoản 4 Điều 8). Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhà làm luật chia tội phạm ra làm 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ngay trong một loại tội phạm, do tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khác nhau, nên mức hình phạt trong một khung hình phạt cũng khác nhau.

Tùy thuộc vào mức độ và tính chất nguy hại cho xã hội mà trục xuất có thể được áp dụng là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung. Trục xuất khi được áp dụng là hình phạt bổ sung thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hình phạt chính.

Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong một khung hình phạt còn phụ thuộc vào tính chất và mức độ lỗi của hành vi phạm tội do người phạm tội thực hiện. Cùng là lỗi cố ý, nhưng nếu là lỗi cố ý trực tiếp thì nguy hiểm hơn lỗi cố ý gián tiếp; cùng là vô ý thì vô ý về quá tự tin nguy hiểm hơn lỗi cố ý trực tiếp..

Thứ ba, căn cứ vào nhân thân người phạm tội

Nhân thân người phạm tội là toàn bộ các yếu tố về tự nhiên và xã hội có liên quan đến người phạm tội, bao gồm: tuổi đời, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, quá trình công tác,… Các yếu tố về nhân thân người phạm tội được thể hiện trong lý lịch bị can và các tài liệu khác có liên quan đến nhân thân người phạm tội. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì các yếu tố về nhân thân người phạm tội phải được các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đầy đủ trong hồ sơ vụ án và phải được thể hiện trong hồ sơ vụ án như là một tài liệu chính thức.

Trong trường hợp các yếu tố về nhân thân người phạm tội chưa được quy định là yếu tố định tội, định khung hình phạt hoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thì khi quyết định hình phạt, Tòa án phải xem xét để áp dụng một hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo, xem xét cả mặt tối và mặt sáng của vấn đề, đồng thời phải đánh giá được khả năng phát triển nhân cách của họ, khả năng cải tạo cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội [40, tr. 233-234]. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Thứ tư, căn cứ vào các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 45 Bộ luật hình sự năm 1999, khi quyết định hình phạt, Tòa án không chỉ căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, mà còn phải căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chỉ làm thay đổi mức độ nguy hiểm chứ không làm thay đổi tính chất nguy hiểm, có tính chất ổn định về số lượng và nội dung.

Về thực chất, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết nói lên mức độ nguy hiểm khác nhau của hành vi phạm tội xét về phương diện khách quan, chủ quan hoặc tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau của nhân thân người phạm tội. Tất cả các tình tiết này đều thuộc về căn cứ thứ hai và thứ ba. Việc Bộ luật hình sự cụ thể hóa các tình tiết này tại Điều 46 và Điều 48 là nhằm mục đích hướng dẫn cho các Tòa án khi xem xét, cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng như cân nhắc đặc điểm nhân thân người phạm tội, tránh sự tùy tiện và thiếu thống nhất trong khi vận dụng các tình tiết giảm nhẹ, tặng nặng trách nhiệm hình sự vào việc xét xử các vụ án cụ thể. Trong phạm vi một khung hình phạt nhất định, những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự cho phép cá thể hóa hình phạt [5, tr. 387].

  • Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất

Thứ nhất, hình phạt trục xuất được áp dụng khi xử lý người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bị buộc phải rời khỏi Việt Nam trong thời hạn luật định. Tức là, chủ thể của hình phạt này chỉ có thể là người nước ngoài, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam và bị Tòa án, nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Trên cơ sở Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 (Điều 2), Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000 (Điều 3) và Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của chính phủ hướng dẫn về việc thi hành hình phạt trục xuất (Điều 1) thì khái niệm “Người nước ngoài” được hiểu là “Người không có quốc tịch Việt Nam”. Như vậy người nước ngoài được hiểu là người mang quốc tịch nước khác hoặc người không quốc tịch. Tuy nhiên có trường hợp biệt lệ cần lưu ý là, trục xuất sẽ không được áp dụng đối với người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam. Cụ thể với đối tượng này, Tòa án có thể áp dụng một trong các hình phạt chính khác quy định trong pháp luật hình sự và căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ đã thực hiện. Nếu người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thuộc diện “được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao” (Khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự)

Thứ hai, theo khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự 1999 thì ” trục xuất được tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể”. Ngoài những quy định tại Điều 32 trong phần chung Bộ luật hình sự, hình phạt trục xuất không được quy định tại các điều luật riêng biệt trong phần riêng Bộ luật hình sự. Do đó, khi áp dụng hình phạt trục xuất các nhà làm luật phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể để quyết định hình phạt đối với tội phạm. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC TỪ SAU KHI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 ĐƯỢC BAN HÀNH

2.2.1. Tình trạng tội phạm người nước ngoài tại Việt Nam

Trong mấy năm trở lại đây, tội phạm người nước ngoài gây án ở nước ta ngày càng nghiêm trọng. Từ những vụ lừa đảo, cướp giật, trộm cắp của tội phạm mang quốc tịch Trung Quốc, Iran, Indonesia, đến những vụ buôn bán vận chuyển ma túy, tẩy rửa tiền của tội phạm gốc Phi, hoạt động phạm pháp của những người nước ngoài đang diễn biến theo chiều hướng rất phức tạp. Cơ quan chức năng đang gặp nhiều khó khăn trong công tác xử lý những đối tượng phạm pháp này…

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những trở ngại trong quá trình tố tụng: Trong thông báo của Bộ Công an về tình hình công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội 6 tháng đầu năm 2009 của lực lượng cảnh sát các tỉnh, thành phía Nam, tội phạm có yếu tố nước ngoài đang có xu hướng gia tăng. Tại một số địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Bình Phước, Kiên Giang… xuất hiện một số nhóm người nước ngoài (quốc tịch các nước châu Phi, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ…) đến các tiệm vàng, ngân hàng, doanh nghiệp giả mua bán, giao dịch, đổi tiền, lợi dụng sơ hở thực hiện hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản.

Tình trạng số người gốc Phi đang lưu trú bất hợp pháp có nhiều dấu hiệu hoạt động phạm tội… Từ tẩy rửa tiền, lừa đảo, mại dâm, cướp giật, buôn ma túy đến giết thuê. Tội phạm gốc Phi, Trung Đông không từ bất cứ thủ đoạn nào để kiếm ăn tại Việt Nam… cách đây vài năm, khi những người khách từ châu Phi ồ ạt vào Việt Nam cũng là lúc thủ đoạn “rửa” đôla xuất hiện. Kịch bản thường được diễn như sau: nhập cảnh, quen biết với ai đó, “khúc dạo đầu” là màn đánh bóng tên tuổi, tự tôn mình lên hàng đại gia vào Việt Nam tìm cơ hội làm ăn. Khi thấy “con mồi” cắn câu, chúng mới tiết lộ mang theo một lượng lớn USD nhưng đã sử dụng công nghệ nhuộm đen để qua mặt hải quan, muốn xài được phải dùng hóa chất để tẩy, kẹt nỗi không còn đủ tiền để mua thuốc nên hỏi mượn, nếu đồng ý sẽ hậu tạ hậu hĩnh. Nhiều người thiếu cảnh giác đã đưa cả cọc tiền cho chúng. Chỉ trong nháy mắt chúng rút được cả xấp tiền mà khổ chủ không hay, đến khi kiểm tra mới biết, lúc ấy chúng đã cao chạy xa bay. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Anh – trưởng phòng PA18 Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “chỉ trong sáu tháng đầu năm 2009, PA 18 đã xử lý, tiến hành buộc xuất cảnh 186 trường hợp người nước ngoài phạm tội, tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái, từ những vi phạm hành chính đến hình sự”. Cũng theo tài liệu của Bộ Công an, hiện ở nước ta đã xuất hiện các tổ chức xã hội đen nước ngoài như hội 14K, hội Tam Hoàng, Trúc Liên Bang, Tứ Hải… đây là những băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia, có tổ chức chặt chẽ và mức độ nguy hiểm cao trên thế giới. Các đối tượng này đã vào thăm dò tình hình, được doanh nghiệp hoặc cá nhân người nước ngoài đang sinh sống hoặc làm việc tại Việt Nam thuê để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong làm ăn. Nhiều cuộc thanh trừng đã diễn ra trong các nhóm tội phạm gốc Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia… để giải quyết mâu thuẫn trong hợp tác làm ăn ở các khu giải trí, khách sạn. Điều đáng nói, các vụ án do tội phạm người nước ngoài đều được thực hiện bằng những thủ đoạn mới, phương thức mới. Phân tích của Văn phòng Interpol Việt Nam cho thấy, tội phạm nước ngoài vào Việt Nam thường từ các nước có quan hệ truyền thống gần gũi về mặt địa lý với Việt Nam, thì từ khoảng năm 2008 đã bắt đầu xuất hiện những đối tượng từ các quốc gia xa xôi vào Việt Nam hoạt động phạm tội.

Những đối tượng này chủ yếu phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới, buôn lậu, tổ chức đánh bạc, gá bạc, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em. Hoạt động của các tội phạm nước ngoài nếu như trước đây chỉ tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thì nay đang có xu hướng “lan” sang nhiều tỉnh, thành phố khác.

Đối với tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, trong mấy năm gần đây nổi lên nhiều vụ việc các đối tượng đã bắt cóc, bán cả người thân qua biên giới để phục vụ việc khai thác mại dâm hoặc nhiều mục đích tống tiền chiếm đoạt tài sản. Hoạt động mua bán trẻ em nam giới với mục đích khai thác lao động, mua bán bào thai cũng bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Bọn tội phạm thường về các vùng quê, vùng nông thôn để tìm “hàng” là những trẻ em lang thang, những phụ nữ đang mang thai nhưng hoàn cảnh khó khăn hoặc mang thai ngoài ý muốn…để dụ dỗ đưa ra nước ngoài bán.

Bên cạnh đó, tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có xu hướng phát triển mạnh. Trong năm 2008 nổi lên tình trạng các đối tượng người nước ngoài (chủ yếu người Châu Phi) đã sử dụng công nghệ cao lấy cắp các thông tin cá nhân của các chủ tài khoản tại nước ngoài để chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam, sau đó nhập cảnh Việt Nam rút tiền rồi xuất cảnh nhanh chóng để tránh sự phát hiện của các cơ quan thi hành pháp luật. Ngoài ra, tội phạm còn lợi dụng công nghệ cao để lừa đảo qua mạng, thực hiện lệnh giả chuyền tiền, xâm phạm trái phép các website để trộm cắp thông tin.

Ngày 6.1.2010, Ban chỉ đạo chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và Ban chỉ đạo chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2010. Qua rà soát của Bộ Công an, cả nước còn hơn 300 băng nhóm và gần 2000 cá nhân nghi vấn hoạt động tội phạm liên quan đến các hoạt động bảo kê nhà hàng, bến bãi, đòi nợ thuê…hoạt động phạm tội do người nước ngoài gây ra tại Việt Nam gia tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới. Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2009 đã phát hiện 395 vụ tội phạm buôn bán người liên quan đến 748 đối tượng, lừa bán 869 nạn nhân (tăng 5,3% về số vụ so với năm 2008). Thứ trưởng Bộ Công an – thượng tướng Lê Thế Tiệm cho biết không chỉ xảy ra tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em mà có cả buôn bán đàn ông, nội tạng…

Tiêu biểu trong những năm gần đây, có những vụ án được dư luận rất quan tâm và điển hình cho tình trạng người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam bị trục xuất: Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Một số vụ án liên quan đến tội dâm ô trẻ em

Gary Glitter, tên thật là Paul Francis Gadd, năm nay 64 tuổi, mang quốc tịch Anh nhập cảnh vào Việt Nam từ đầu năm 2005 và thuê nhà ở Thành phố Vũng Tàu. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2005, Glitter không chỉ có hành vi quan hệ tình dục bừa bãi với gái mại dâm, mà còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lòng tin của của các cháu bé đã nhiều lần thực hiện hành vi dâm ô với hai cháu D. (sinh ngày 20/7/2004) và Ng. (sinh ngày 14/12/1993). Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 3/3/2006, Tòa án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tuyên phạt Gary Glitter 3 năm tù giam và ngày 15/06/2006 Tòa án nhân dân tối cao Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bổ sung Gary Glister phải lĩnh thêm hình phạt là trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay sau khi mãn hạn tù. Theo bản án, mức thụ hình của Gary Glister đã được Nhà nước ta khoan hồng cho giảm 3 tháng nhân dịp ân xá vào tết Nguyên đán vừa qua. Sáng ngày 19/8/2009, tại Trại giam Thủ Đức (đóng tại huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận), đại diện trại đã công bố lệnh trả tự do cho cựu ca sĩ nhạc Rock này, sau đó, Gary Glister được giao cho đại diện Đại sứ quán Vương quốc Anh rồi được đưa về sân bay Tân Sơn Nhất để trục xuất khỏi Việt Nam [56].

Ngày 18/08/ 2008, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định trục xuất bị cáo Đinh Tấn Bi (tên gọi khác là Jonathan Peter Hải, 45 tuổi, quốc tịch Hoa Kỳ) ra khỏi lãnh thổ Việt Nam từ ngày 25/08/2008 với tội danh ” dâm ô trẻ em” và buộc Bi bồi thường cho gia đình nạn nhân hơn 25 triệu đồng.

Theo cáo trạng, Bi nhập cảnh vào Việt Nam từ tháng 11/2007 và tam trú tại nhà chị ruột tại phường 24, quận Bình Thạnh. Bi bị bệnh đồng tính nên giữa tháng 12/2007, trong một lần đi xe gắn máy ngoài đường, Bi gặp và làm quen với em D.C.M (sinh năm 1993). Sau đó Bi và em M có lên mạng chát một vài lần rồi rủ nhau đi chơi.

Chiều ngày 17/01/2008, Bi đến cổng trường học đợi rủ M về nhà chơi. Tại đây, Bi đã mở phim sex cho M xem và đã dở trò đồi bại với M. Xong việc, Bi mua cho M một điện thoại di động, hẹn 1 tuần cho Bi gặp 1 lần.

Ngày 28/01/2008, Bi điện thoại cho M rủ đi chơi tiếp thì bị M từ chối. Lúc này, một người bạn của M đã đe dọa, ép M phải cho gặp mặt. Quá sợ hãi, M kể lại sự việc cho mẹ nghe. Sau đó, gia đình M đã tố cáo sự việc ra trước cơ quan chức năng.

Tại tòa, Bi cho rằng mình “chưa làm được gì”, nhưng sau khi Hội đồng xét xử phân tích hành vi của Bi đã làm ảnh hưởng, tổn hại về thể chất, tinh thần và sự phát triển bình thường của một cháu bé, thì Bi cúi đầu thừa nhận sai phạm và chấp nhận hình phạt trục xuất của Tòa.

Một số vụ án xâm phạm an ninh quốc gia Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Ngày 24/07/2009, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an phối hợp cùng Cục quản lý xuất nhập cảnh (A18) trục xuất Võ Kevin Huân (tức Võ Tấn Huân, quốc tịch Mỹ) do có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam.

Theo cơ quan điều tra, Kevin Huân đã khai nhận tham gia tổ chức “Tập hợp thanh niên dân chủ” do Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Thị Hường (tức Hoàng Lan) cầm đầu, từ tháng 2/2009. Thanh niên này cũng viết tám bài cho tổ chức này để đăng tải trên tạp chí “phía trước” với nội dung tuyên truyền, chống Nhà nước Việt Nam. Vào ngày 28/3 và 30/5 gần đây. Kevin Huân tham gia hội thảo trên mạng Internet để bàn bạc, thống nhất các hoạt động chống phá Nhà nước.

Trước khi về Việt Nam, tại California (Mỹ), Kevin Huân đã gặp Nguyễn Sỹ Bình, chủ tịch “Đảng dân chủ Việt Nam” – nhận “nhiệm vụ” về Việt Nam nắm tình hình trong nước và dư luận, xung quanh việc cựu luật sư Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung bị bắt, cũng như những vấn đề khác có liên quan đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Theo đó, vào ngày 10/7, Kevin Huân nhập cảnh vào Việt Nam. Sáu ngày sau, Huân bị cơ quan điều tra bắt, thu giữ 8 loại tài liệu gồm 103 trang có nội dung chống Nhà nước Việt Nam.

Trong ‘đơn xin hưởng lượng khoan hồng”, Kevin Huân đã thừa nhận có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Việt kiều này viết: “Tôi cảm thấy hối hận, ăn năn vì mình đã có những việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Do tôi còn trẻ, chưa nhận thức được bản chất chống đối của các tổ chức “Tập hợp thanh niên dân chủ” và cái gọi là “Đảng dân chủ Việt Nam”, cũng là vi phạm lần đầu nên xin Nhà nước cho hưởng lượng khoan hồng”.

Cơ quan an ninh cho rằng, trước thái độ thành khẩn khai báo và xin được hưởng khoan hồng của Huân, căn cứ vào Điều 25 của Bộ luật hình sự, đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự, trục xuất đối với Võ Kevin Huân [56].

Chiều 17/5/2008, cơ quan chức năng Việt Nam đã tiến hành các thủ tục trục xuất Nguyễn Quốc Quân, Việt kiều Mỹ, “ủy viên trung ương” của tổ chức khủng bố Việt Tân, sau khi Quân mãn hạn sáu tháng tù vì tội âm mưu tổ chức khủng bố.

Trước đó, ngày 17/11/2007, để thực hiện cái gọi là “kế hoạch sang sông” do bọn cầm đầu Việt Tân vạch ra, Nguyễn Quốc Quân đã sử dụng một căn cước Campuchia giả mạo mang tên Ly Seng, xâm nhập trái phép vào Việt Nam, phối hợp cùng Nguyễn Thị Thanh Vân (Việt kiều Pháp), Trương Văn Sỹ (Việt kiều Mỹ), Nguyễn Hải (Việt kiều Thái Lan) và Nguyễn Thế Vũ cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm tiến hành âm mưu khủng bố. Tuy nhiên, cả bọn đã bị cơ quan an ninh Việt Nam. Sau đó, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Văn Sỹ thú nhận tội lỗi, xin được khoan hồng và đã bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Ngày 13/5/2008, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên xét xử Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Hải, Nguyễn Thế Vũ với tội danh khủng bố và đã tuyên phạt Nguyễn Quốc Quân 6 tháng tù giam, Nguyễn Hải 9 tháng tù giam và Nguyễn Thế Vũ 5 tháng 26 ngày.

Một số vụ án liên quan đến tội trộm cắp tài sản Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Ngày 11/07/ 2008, sau khi thống nhất với các cơ quan liên quan, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an Hà Nội đã tiến hành áp giải đối tượng Tào Quang Hùng (quê ở Hà Khẩu, Vân Nam – Trung Quốc) đến cửa khẩu, buộc phải xuất cảnh về nước.

Trước đó, Tào Quang Hùng bị phát hiện khi đang lấy trộm một chiếc xe ô tô đỗ ở bên đường. Theo cơ quan chức năng, xét thấy hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của đối tượng chưa ở mức nghiêm trọng, ngoài ra tài sản bị mất cắp cũng đã thu hồi được cho người bị hại nên không xem xét xử lý hình sự với Tào Quang Hùng mà buộc phải xuất cảnh về nước.

Trước đó, ngày 7/7, tại ngã tư Phan Đình Phùng – Hoàng Diệu, lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra xe ô tô nhãn hiệu CAPTIVA – CHEVROLET mang biển kiểm soát 30M – 0056 thì phát hiện lái xe là người nước ngoài, không có giấy tờ tùy thân. Khi được đưa về trụ sở công an để giải quyết, người lái xe khai tên là Tào Quang Hùng (ở Vân Nam – Trung Quốc); không có giấy tờ tùy thân, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam mấy ngày trước.

Đêm 6/7, đối tượng đi lang thang ở trên đường, khi đến trước cửa số nhà 184 Phố Huế (Hai Bà Trưng) thấy chiếc ôtô nói trên đỗ ở đó, Tào Quang Hùng đã cậy cửa xe ôtô, lấy trộm chìa khóa rồi nổ máy, lái xe đến ngã tư phố Phan Đình Phùng – Hoàng Diệu thì bị phát hiện.

Qua nghiên cứu và phân tích tình hình các vụ án trục xuất trong mấy năm gần đây, chúng ta có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau:

  • Hình phạt trục xuất được áp dụng chủ yếu dưới góc độ hình phạt bổ sung;
  • Số vụ án trục xuất trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các nhóm tội: xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng; các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, v.v…;
  • Mặc dù hình phạt trục xuất đã được triển khai áp dụng nhưng so sánh với biện pháp trục xuất trong luật hành chính thì các cơ quan chức năng chủ yếu áp dụng trục xuất với tính chất là chế tài hành chính;
  • Trong thực tiễn xét xử, hình phạt này thường được áp dụng kèm theo hình phạt tù có thời hạn, hoặc miễn trách nhiệm hình sự. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Thực hiện chủ trương, chính sách mở cửa, tăng cường quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, nhiều văn bản về quản lý nhà nước đã được ban hành, trong đó, văn bản quy định về thủ tục nhập cảnh đơn giản, dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để đầu tư, khảo sát thị trường, thăm thân, du lịch… nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong đó, có quy định cho phép các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực giá trị 15 ngày (thị thực D) cho người nước ngoài có nhu cầu vào Việt Nam, không cần cơ quan, tổ chức trong nước bảo lãnh. Việt Nam đã ký Hiệp định song phương miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ tới 56 nước trên thế giới; trong khối ASEAN (trừ Myanma) đã miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông với thời hạn cao nhất là 30 ngày; mở rộng đơn phương miễn thị thực cho công dân nhiều nước…

Với chính sách thông thoáng, quy định về thủ tục nhập cảnh đơn giả n và dễ dàng nên số lượng người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về thành phần, với nhiều mục đích khác nhau (hàng năm, có từ 4 – 5 triệu lượt người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; riêng năm 2009 có khoảng 3,5 triệu người). Hiện cả nước có khoảng 75.000 người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam [2]. Với số lượng lớn người nước ngoài như vậy hiện diện toàn đất nước, việc nảy sinh những hành vi vi phạm pháp luật cũng như việc kiểm soát các hành vi trái pháp luật của người nước ngoài ngày càng trở nên phức tạp và đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thực sự nghiêm túc và có trách nhiệm trong việc phát hiện và xử lý tội phạm.

2.2.2. Nhận xét về hiệu quả thực tế của việc áp dụng hình phạt trục xuất từ sau khi Bộ luật hình sự 1999 ban hành

Các quy định của pháp luật hình sự chỉ là những quy định chết, nếu không được áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. GS. TSKH. Đào Trí Úc hoàn toàn đúng khi nhận định: “Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự là một bộ phận của cấu trúc chung của luật hình sự, bởi vì nó là sự thể hiện các quy định của pháp luật hình sự trong thực tiễn” [58, tr. 103]. Các yếu tố thuộc về xây dựng hệ thống hình phạt nói chung và hình phạt cảnh cáo nói riêng chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi hình phạt được quyết định đúng và đảm bảo tốt việc chấp hành hình phạt. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Chính vì thế, để có cơ sở thực tiễn đánh giá một cách toàn diện những ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế của chế định hình phạt trục xuất trong pháp luật hình sự, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện chế định này, cần thiết phải nghiên cứu, tổng kết, đánh giá tình hình áp dụng nó trong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp.

Từ các nguồn tư liệu, số liệu sưu tầm, thống kê, chúng tôi phân tích, đánh giá, so sánh tình hình áp dụng hình phạt trục xuất của Tòa án các cấp, nhưng chủ yếu vẫn dựa vào các bảng số liệu thống kê từ năm 1990 đến năm 2009 và các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao về công tác xét xử hình sự hàng năm của ngành Tòa án. Bởi vì tài liệu, số liệu thống kê này, về thực chất là bức tranh thu nhỏ của tình hình tội phạm thực tế ở nước ta, phản ánh tương đối đầy đủ và toàn diện tình hình xét xử sơ thẩm của các Tòa án các cấp hàng năm, bao gồm những thông tin về số vụ án được thụ lý, số vụ án và bị cáo bị xét xử, các loại hình phạt, trong đó có hình phạt trục xuất được áp dụng hàng năm và đối với từng nhóm tội phạm đã xét xử. Có thể nói đây là các số liệu, tài liệu đảm bảo độ tin cậy cao cho việc đánh giá toàn diện tình hình xét xử và quyết định hình phạt trục xuất của Tòa án các cấp.

Trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, theo thống kê của các cơ quan cảnh sát điều tra, Công an các địa phương đã phát hiện khởi tố, điều tra 310 vụ, 407 đối tượng là người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam [73].

Bảng 2.1: Thống kê số vụ án và số bị can là người nước ngoài thực hiện tội phạm tại Việt Nam giai đoạn 1990-1999

Thời điểm này, người nước ngoài đến Việt Nam với các mục đích khác nhau ngày càng gia tăng. Số lượng người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam tăng lên đáng kể cả về lượng và về chất. Do đó, đòi hỏi trong hệ thống hình phạt Bộ luật hình sự Việt Nam phải có hình phạt đặc thù để áp dụng đối với đối tượng là người nước ngoài [69]. Chính vì vậy nhà làm luật nước ta đã quy định hình phạt mới là trục xuất vào hệ thống hình phạt Bộ luật hình sự 1999 với tính chất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung. Có thể khẳng định rằng đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án có thể lựa chọn và áp dụng linh hoạt đối với đối tượng đặc biệt – người nước ngoài – phạm tội với mục đích không chỉ trừng trị và giáo dục, mà còn có ý nghĩa ngăn ngừa khả năng phạm tội mới trên lãnh thổ Việt Nam [30, tr. 118], đồng thời thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích của các cơ quan, tổ chức và công dân, cũng như ổn định, giữ vững và phát triển các quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới [69].

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2000 đến năm 2009, Tòa án các cấp trong cả nước đã xét xử sơ thẩm 499480 vụ án 786600 bị cáo. Trung bình mỗi năm xét xử gần 37457 vụ án và 65550 bị cáo. Như vậy, cứ có 100 vụ án xét xử sơ thẩm thì có gần 175 bị cáo bị xét xử. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Bảng 2.2: Tỷ lệ số vụ án và bị cáo Tòa án nhân dân các cấp xử sơ thẩm từ 2000 đến 2009

Phân tích, so sánh kết quả hoạt động xét xử sở thẩm từng năm cho thấy tổng số vụ án và số bị cáo được xét xử có tăng, có giảm nhưng trong những năm gần đây (2005-2009) số vụ án và số bị cáo được các Tòa án các cấp xét xử sơ thẩm đều tăng rất mạnh.

Bảng 2.3: Số người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam theo từng nhóm tội phạm từ 2000 đến 2004

Nếu năm 2000 Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm được 41409 vụ án, 61491 bị cáo thì đến năm 2009 có tổng số 59092 vụ với 100015 bị cáo. Nếu tính tỷ lệ số vụ án và bị cáo bị xét xử sơ thẩm năm 2000 là 100% thì năm 2009 tỷ lệ số vụ án xét xử sơ thẩm lên đến gần 143 % và tỷ lệ số bị cáo bị xét xử tăng gần 163%.

Riêng hình phạt trục xuất, theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, hình phạt trục xuất được áp dụng có xu hướng tăng giảm thất thường. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về tình hình xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ năm 2000 đến 2004, tổng cộng có 585 bị cáo là người nước ngoài, cụ thể là:

Trong năm năm từ 2000 đến 2004, các vụ án liên quan đến người nước ngoài có xu hướng tăng giảm thất thường, nhưng đặc trưng là các vụ án liên quan đến sở hữu và ma túy ngày càng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Nhưng cũng qua thực tiễn 5 năm xử lý tội phạm nước ngoài thì không có 1 vụ án hay đối tượng nào áp dụng hình phạt trục xuất đã được quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999. Tại sao lại có hiện tượng điều luật ra đời nhưng lại không được áp dụng trên thực tế.

Một phần, vì trước khi hình phạt trục xuất được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, trục xuất còn được áp dụng với tư cách là biện pháp hành chính. Và hiện nay, hình phạt trục xuất theo thủ tục hành chính vẫn được áp dụng căn cứ vào quy định của Nghị định số 97/2006/NĐ-CP ngày 15/09/2006 do Chính phủ ban hành quy định về đối tượng bị trục xuất, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp quản lý người vi phạm trong thời gian làm thủ tục trục xuất, quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thi hành hình thức hình thức xử phạt trục xuất. Bên cạnh đó, do đây là một vấn đề mang tính nhạy cảm cao nên công tác xử lý gặp không ít khó khăn, chủ yếu căn cứ vào các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận. Do thực tiễn áp dụng hình phạt trục xuất trong thời gian này chưa phát huy được hiệu quả, cũng như chưa thấy được tính răn đe mà tình hình phạm tội của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng diễn ra phức tạp và quy mô ngày càng mở rộng.

Trong năm năm gần đây (từ năm 2005 đến 2009), Tòa án các cấp đã xét xử 1735 bị cáo là người nước ngoài, trong đó có 233 người bị áp dụng trục xuất với tính chất là hình phạt chính và 456 người bị áp dụng hình phạt trục xuất bổ sung.

Bảng 2.4: Tỷ lệ bị cáo bị áp dụng hình phạt trục xuất Trên tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm từ 2000 đến 2009 Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

  • Năm 2005 có 267 bị cáo là người nước ngoài, trong đó có 88 trường hợp bị trục xuất là hình phạt bổ sung, 07 trường hợp bị áp dụng trục xuất là hình phạt chính. Cụ thể:
  • Năm 2006 có 341 bị cáo người nước ngoài, trong đó có 17 bị trục xuất là hình phạt chính, 99 trường hợp bị trục xuất là hình phạt bổ sung.
  • Năm 2007 có 284 bị cáo là người nước ngoài, trong đó có 63 trường hợp bị trục xuất là hình phạt chính và 79 trường hợp bị cáo bị trục xuất là hình phạt bổ sung.
  • Năm 2008 có 552 bị cáo là người nước ngoài, trong đó có 103 trường hợp bị trục xuất là hình phạt chính và 67 trường hợp bị cáo bị trục xuất là hình phạt bổ sung.
  • Năm 2009 có 291 bị cáo là người nước ngoài, trong đó có 43 trường hợp bị trục xuất là hình phạt chính và 123 trường hợp bị cáo bị trục xuất là hình phạt bổ sung.

Với số liệu được phân tích trên, cho thấy chỉ có khoảng 60,97% trên tổng số 1058 bị cáo là người nước ngoài bị áp dụng hình phạt trục xuất (vừa với tính chất là hình phạt chính, vừa với tính chất là hình phạt bổ sung), trong đó có 43,10% bị cáo bị phạt trục xuất là hình phạt bổ sung. Từ thực tiễn xét xử trên, có thể khẳng định là không phải bất cứ trường hợp bị cáo người nước ngoài nào cũng bị Tòa án các cấp áp dụng hình phạt trục xuất. Mặt khác cũng cho thấy tỷ lệ bị cáo người nước ngoài bị áp dụng hình phạt trục xuất là hình phạt bổ sung chiếm đa số so với tổng số bị cáo bị phạt trục xuất với tính chất là hình phạt chính.

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, thực trạng áp dụng hình phạt trục xuất từ năm 2005 đến 2009 đối với từng nhóm tội phạm như sau (xem Bảng 2.5): Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Bảng 2.5: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt trục xuất theo từng nhóm tội phạm từ 2005 đến 2009

Căn cứ vào bảng trên, có thể thấy là các loại tội phạm liên quan đến xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là nhóm tội có tỷ lệ vi phạm nhiều nhất, chiếm 37,72 % trên tổng số các bị cáo bị áp dụng hình phạt trục xuất. Tiếp đó là nhóm tội phạm ma túy, chiếm 25,04 %, nhóm tội xâm phạm sở hữu chiếm 20,36 % trên tổng số các bị cáo bị áp dụng hình phạt trục xuất.

Bảng 2.6: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt trục xuất trên tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm từ năm 2005 đến năm 2009

Còn nếu căn cứ vào tỷ lệ bị cáo bị áp dụng phạt trục xuất trên tổng số bị cáo trong nhóm tội phạm đó bị xét xử sở thẩm thì chiếm vị trí đầu tiên lại là nhóm tội phạm về chức vụ chiếm 0,36%; sau đó là nhóm tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, chiếm 0,32%; nhóm tội xâm phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chiếm 0,3%; nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng chiếm 0,2%;…

Theo Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999, hình phạt trục xuất có thể áp dụng kèm theo các loại hình phạt chính trừ hình phạt chung thân và tử hình, nhưng trong thực tiễn xét xử, hình phạt này thường được áp dụng kèm theo hình phạt tù có thời hạn, hoặc miễn trách nhiệm hình sự.

Thực tế là tình trạng người nước ngoài phạm tội chủ yếu diễn ra tại các thành phố lớn, nơi có điều kiện văn hóa – kinh tế – chính trị diễn ra mạnh mẽ. Khảo sát thực tế tại một số tỉnh, thành trong cả nước về việc áp dụng hình phạt khác không phải hình phạt tù cho thấy rõ điều đó:

Trong tám năm (từ 2000 đến 2007) ngành Tòa án Thanh Hóa đã đưa ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm 8427 vụ án hình sự, gồm 13.107 bị cáo. Trong đó chỉ có 122 bị cáo bị tuyên hình phạt tiền (chiếm 0,9% tổng số bị cáo); 144 bị cáo bị tuyên phạt cảnh cáo (chiếm 1,1 % tổng số bị cáo). Đối với một số hình phạt bổ sung (quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú, trục xuất… chưa áp dụng trên thực tế.

Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì từ năm 2000 đến 2007 thì Tòa án toàn nghành đã áp dụng 364 án treo; 31 án cải tạo không giam giữ; 28 trường hợp phạt tiền…Các hình phạt và các biện pháp tư pháp khác như: cảnh cáo, quản chế, trục xuất, cấm đảm nhận những chức vụ, làm những nghành nghề hoặc công việc nhất định… chưa được Tòa án áp dụng trên thực tế [61, tr. 113-114]. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 150 nước và vùng lãnh thổ. Hàng năm có trên ba triệu lượt người nước ngoài vào Việt Nam, bên cạnh các yếu tố tích cực thì vấn đề tội phạm có yếu tố nước ngoài cũng đang có xu hướng gia tăng và việc phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này gặp không ít khó khăn.

2.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ ĐÓ

2.3.1. Những hạn chế của các quy định liên quan đến hình phạt trục xuất

Nghiên cứu các quy định về trục xuất trong luật hình sự Việt Nam đồng thời so sánh với pháp luật nước ngoài chúng tôi có thấy tồn tại một số vướng mắc nhất định xuất phát từ luật thực định.

Thứ nhất, trục xuất được áp dụng đối với chủ thể đặc biệt, đó là người nước ngoài, cho nên trong công tác xử lý, do tính chất nhạy cảm, phức tạp mà mang màu sắc ngoại giao nên Nhà nước ta chủ yếu xử lý các trường hợp này thông qua con đường ngoại giao theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia hoặc theo thông lệ quốc tế. Hình phạt trục xuất được quy định trong luật hình sự vừa phải đảm bảo tính linh hoạt nhưng cũng vừa phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đối với người nước ngoài nếu họ xâm phạm đến lợi ích chủ quyền quốc gia Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà luật quy định trục xuất có thể được Tòa án áp dụng là hình phạt chính (hình phạt bắt buộc phải áp dụng đối với người phạm tội và được Tòa án tuyên độc lập phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội của người phạm tội) hoặc là hình phạt bổ sung (loại hình phạt áp dụng kèm theo hình phạt chính và không được Tòa án tuyên một cách độc lập) trong từng trường hợp (vụ án) cụ thể. Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đường lối xử lý tội phạm nước ngoài. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Tuy nhiên, Điều 32 Bộ luật hình sự lại không quy định những điều kiện (tiêu chí) cụ thể để áp dụng hình phạt trục xuất, đồng thời cũng không quy định hình phạt này trong khung hình phạt (chế tài) nào tại các điều luật cụ thể của Phần các tội phạm. Điều đó có nghĩa, khi người nước ngoài phạm bất cứ một tội danh nào được quy định trong Bộ luật hình sự đều có thể bị áp dụng loại hình phạt này (người phạm tội ở đây là người nước ngoài). Tùy vào từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở sự cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau, Tòa án sẽ vận dụng điều luật để đưa ra quyết định việc áp dụng hình phạt trục xuất đối với người phạm tội. Song việc Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định “trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể” là chưa phù hợp vì để bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự thì người phạm tội không phải chịu một hình phạt nào ngoài những hình phạt đã được quy định trong Bộ luật hình sự, đồng thời Tòa án cũng không được tuyên bất kỳ một hình phạt nào không có trong Bộ luật hình sự (nhất là hình phạt đó chưa được liệt kê hoặc quy định trong Điều luật tương ứng ấy) nên theo chúng tôi trong trường hợp này cần có sự giải thích rõ ràng và cụ thể hơn [68].

Thứ hai, Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999 định nghĩa ” trục xuất là buộc người nước ngoài rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tuy nhiên lại chưa có định nghĩa rõ ràng thế nào là ” người nước ngoài”. Bên cạnh đó, theo nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn về việc thi hành hình phạt trục xuất thì đối tượng bị áp dụng là “người nước ngoài” cũng chưa có giải thích rõ ràng về khái niệm này. Điều này đã dẫn đến một số những vướng mắc trong công tác xử lý người nước ngoài phạm tội. Nếu như đồng ý với cách hiểu người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh về xuất nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000, song thực tế xảy ra hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, người nước ngoài là người có quốc tịch của một nước khác không phải Việt Nam và trường hợp thứ hai người nước ngoài không mang quốc tịch của bất cứ nước nào (người không có quốc tịch). Như vậy, điều đó dẫn đến vấn đề khi thi hành hình phạt trục xuất, các cơ quan chức năng có nhiệm vụ thi hành án (cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an) sẽ có hai lớp đối tượng khác nhau khi thi hành hình phạt này, đó là: người không có quốc tịch và người có quốc tịch của một nước khác mà không phải là quốc tịch Việt Nam.

Người bị trục xuất chưa có khả năng tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh thì cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có thể yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người đó là công dân giải quyết kinh phí đưa người bị trục xuất về nước. Trong trường hợp vẫn chưa giải quyết được kinh phí hoặc vì lý do cấp bách bảo vệ an ninh quốc gia thì cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh được sử dụng ngân sách nhà nước để trả chi phí về phương tiện xuất cảnh với mức thấp nhất để buộc người bị trục xuất nhanh chóng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam [10, Điều 9].

Vậy trong các trường hợp người nước ngoài phạm tội bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam là người không có quốc tịch thì cơ quan nào sẽ đại diện cho họ thanh toán các chi phí xuất cảnh mà họ không có khả năng chi trả. Và vấn đề này theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 54/2001/NĐ-CP có nghĩa là “chưa giải quyết được kinh phí” và “vì lý do cấp bách bảo vệ an ninh quốc gia” cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh phải sử dụng ngân sách quốc gia để trả chi phí nói trên, bởi hầu hết các trường hợp bị trục xuất theo quyết định của Tòa án đều nguy hiểm cho an ninh quốc gia nên ở đây rõ ràng là chúng ta chưa dự liệu được khả năng này xảy ra. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Thứ ba, về việc người bị áp dụng hình phạt trục xuất có bị mang án tích hay không là vấn đề cũng cần phải có sự hướng dẫn và quy định thống nhất. Bởi lẽ, một đặc trưng quan trọng để phân biệt hình phạt và các dạng trách nhiệm pháp lý khác ở chỗ – hình phạt để lại cho người phạm tội một án tích. Theo Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về các hình phạt thì trục xuất nằm trong hệ thống các hình phạt của luật hình sự Việt Nam và nó không nằm ngoài tính chất chung của hình phạt, có nghĩa sẽ để lại một án tích cho người bị áp dụng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng trục xuất là hình phạt không để lại án tích cho người phạm tội bị áp dụng. Bởi lẽ, tại Điều 64 và Điều 65 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án đều không có bất cứ một trường hợp nào người chấp hành hình phạt trục xuất được xóa án tích. Mặt khác, đối tượng bị áp dụng ở đây là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, khi họ bị áp dụng hình phạt trục xuất về nước thì vấn đề án tích có lẽ không đặt ra nên hình phạt này mang tính chất một hình phạt thì không mang án tích [65].

Thứ tư, Điều 32 chỉ quy định trục xuất được áp dụng với tính chất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể, còn trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự lại không có điều luật nào về tội phạm có quy định hình phạt này với tính chất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Đối với trường hợp Tòa án áp dụng một hình phạt nào đó và trục xuất được áp dụng là hình phạt hình phạt bổ sung thì nảy sinh một số vấn đề như: Trường hợp nào Tòa án áp dụng trục xuất là hình phạt bổ sung, việc thi hành hình phạt bổ sung này như thế nào…

Theo chúng tôi, về mặt lý thuyết nếu người phạm tội bị áp dụng hình phạt chính là một trong các loại hình phạt: Cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc tù chung thân thì việc áp dụng hình phạt bổ sung là trục xuất sẽ không còn ý nghĩa nữa, bởi lẽ các hình phạt chính kể trên đã có mục đích nhằm giáo dục, cải tạo người bị kết án trở thành người có ích cho xã hội rồi và vì vậy, nếu trục xuất người bị kết án ra khỏi Việt Nam thì mục đích của hình phạt chính sẽ không đạt được. Theo suy luận logic đó thì Tòa án chỉ có thể áp dụng trục xuất với tính chất là hình phạt bổ sung khi hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội là hình phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền [36, tr. 78]. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Tuy nhiên, trường hợp người phạm tội bị áp dụng hình phạt cảnh cáo và bị áp dụng hình phạt bổ sung là trục xuất thì không có vấn đề gì, nhưng đối với trường hợp người phạm tội bị áp dụng hình phạt chính là phạt tiền và hình phạt bổ sung là trục xuất thì hình phạt bổ sung chỉ có thể được thực hiện khi người phạm tội đã nộp đủ số tiền phạt. Việc buộc người phạm tội phải nộp đủ tiền phạt sau đó mới trục xuất trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến tính thời sự của việc trục xuất, bởi vì khi Tòa án xét thấy cần áp dụng hình phạt trục xuất là phải tính đến khả năng không thể để người bị kết án ở lại Việt Nam lâu hơn nữa.

Thứ năm, về thời hạn bị trục xuất. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc sau khi trục xuất người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì người nước ngoài có được quay trở lại Việt Nam hay không. Thời gian được phép quay lại sau khi bị trục xuất là bao lâu. Căn cứ vào điều kiện nào để xét duyệt việc được phép quay trở lại của người nước ngoài. Bởi lẽ, có những tội phạm phạm tội cố ý nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội nhằm mục đích lật đổ chính quyền, chống phá Nhà nước của những phần tử phản động, thì việc cho phép quay trở lại lãnh thổ Việt Nam là một vấn đề cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Còn trong trường hợp người nước ngoài phạm tội vô ý hoặc cố ý nhưng tính chất không nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng nhưng không đáng kể, thì xét vào hoàn cảnh và mức độ cần thiết của người đó trên lãnh thổ Việt Nam để quyết định.

Thứ sáu, trình tự, thủ tục, cấp Tòa án nào có thẩm quyền áp dụng, những tiêu chí cụ thể để áp dụng hình phạt này ra sao, cơ quan Công an cấp nào có trách nhiệm thi hành, mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Công an, Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao nước người bị trục xuất mang quốc tịch trong quá trình thi hành bản án…

Chúng ta đều biết, việc quy định hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự năm 1999 là do nhu cầu xã hội cũng như yêu cầu công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong tình hình mới đòi hỏi. Nó tạo điều kiện cho các Tòa án các cấp vận dụng linh hoạt hơn các biện pháp xử lý hình sự đối với người phạm tội. Nhưng việc nhà làm luật không quy định rõ ràng nội dung, điều kiện, phạm vi áp dụng trục xuất với tính chất là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung, cũng như một số vấn đề khác có liên quan đến loại hình phạt này trong Bộ luật hình sự là những hạn chế trong pháp luật hình sự quy định về loại hình phạt này. Bởi vì, một hệ thống hình phạt hoàn thiện là hệ thống trong đó có quy định đa dạng các loại hình phạt, mà trong đó đối với mỗi loại hình phạt, dù là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, nhà làm luật cần phải quy định rõ ràng nội dung, điều kiện, phạm vi và giới hạn áp dụng (giới hạn tối thiểu và tối đa) của nó. hệ thống hình phạt hoàn thiện cũng phải là một hệ thống mà trong đó các hình phạt không chỉ được quy định ở Phần chung Bộ luật hình sự mà còn được quy định trong những điều luật về tội phạm và hình phạt cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Hình phạt quy định đối với mỗi tội phạm phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm càng cao thì hình phạt quy định áp dụng càng nghiêm khắc. Bằng cách quy định như vậy, nhà làm luật đã xác định rõ về mặt lập pháp phạm vi những thước đo được áp dụng đối với các tội phạm, đối với người phạm tội. Đó là biểu hiện của nguyên tắc pháp chế, nhân đạo, cá thể hóa và công bằng trong quy định hình phạt, thể hiện rõ tính ưu việt của hệ thống hình phạt hiện đại.

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong áp dụng hình phạt trục xuất thời gian qua Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

2.3.2.1. Các quy định về hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự năm 1999 còn nhiều khiếm khuyết cần bổ sung

Pháp luật là khuôn mẫu pháp lý cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Tình trạng pháp luật và mức độ phát triển, hoàn thiện của nó ảnh hưởng trực tiếp đến thực tiễn áp dụng pháp luật. Luật thực định càng hoàn thiện thì hiệu quả áp dụng pháp luật càng cao. Ngược lại, luật thực định lạc hậu, có nhiều khuyết tật sẽ là những trở ngại, gây khó khăn cho hoạt động này và thường trở thành nguyên nhân của những vướng mắc, tồn tại, hạn chế, trong thực tiễn công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Bộ luật hình sự năm 1999 là kết quả của sự kế thừa và phát triển của cả một hệ thống các nguyên tắc, chế định. Tuy vậy, thực tiễn tư pháp hình sự, áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt trục xuất hơn mười năm qua cho chúng ta thấy vẫn còn và không thể tránh khỏi những nhược điểm, tồn tại, hạn chế cần khắc phục nhằm hoàn thiện chế định này, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống “tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng trong điều kiện xã hội ta đang chuyển đổi cơ chế, giai đoạn: cái cũ đang mất đi hoặc được thay thế, cái mới ra đời nhưng từng bước, và chưa vững chắc”.

Về những tồn tại, hạn chế của các quy định Bộ luật hình sự liên quan đến hình phạt trục xuất cụ thể chúng tôi đã trình bày tại chương 2 luận văn này, trong đó có những khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, Bộ luật hình sự chưa quy định hoặc quy định chưa đầy đủ và cụ thể về nội dung, giới hạn (phạm vi) và điều kiện áp dụng đối với hình phạt trục xuất;

Thứ hai, những quy định liên quan đến hình phạt trục xuất chỉ được quy định duy nhất tại Điều 32 của Bộ luật hình sự năm 1999, mà không được quy định trong cấu thành của bất kỳ điều luật nào trong phần riêng Bộ luật hình sự. Khi xét xử, các nhà làm luật phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng vụ án để quyết định, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân người phạm tội… để làm căn cứ. Trong khi đó, việc tìm hiểu lý lịch tư pháp của người nước ngoài chưa được quy định rõ ràng…

Thứ ba, số lượng văn bản hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất rất hạn chế, cũng không quy định một cách cụ thể các căn cứ để áp dụng hình phạt mà chỉ nêu chung chung về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thi hành hình phạt trục xuất. Bên cạnh đó, việc vẫn quy định trục xuất là một biện pháp hành chính song song với quy định trục xuất là một hình phạt trong luật hình sự cũng gây khó khăn trong công tác xử lý.

Thứ tư, tỷ trọng và mức độ sử dụng hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự còn thấp, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của nó.

Thứ năm, trình tự, thủ tục thi hành hình phạt trục xuất trong Bộ luật tố tụng hình sự chưa được quy định chặt chẽ, đúng pháp luật. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Thứ sáu, Điều 32 của Bộ luật hình sự năm 1999 chưa quy định rõ mức hình phạt khi áp dụng hình phạt trục xuất với tư cách là hình phạt bổ sung, hình phạt chính. Thời gian trục xuất, thời gian xóa án tích đối với từng loại mức hình phạt v.v…

2.3.2.2. Công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật; thanh tra, kiểm tra hoạt động áp dụng hình phạt trục xuất của Tòa án các cấp còn nhiều hạn chế

Công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật và đường lối xét xử thống nhất là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Tòa án nhân dân tối cao được Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định.

Tuy nhiên, công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật trong thời gian qua của các cơ quan chức năng, trong đó có Tòa án nhân dân tối cao còn chậm triển khai và hoàn thành. Một số hướng dẫn chưa được ban hành, không đáp ứng được kịp thời đòi hỏi cấp thiết của công tác xét xử. Tòa án nhân dân tối cao đã nhận định là “mặc dù đã có cố gắng nhưng công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật trong năm qua cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử vì hiện nay còn rất nhiều vấn đề mà các Toà án địa phương yêu cầu nhưng chưa được hướng dẫn” [52].

Việc thiếu văn bản pháp luật hướng dẫn, hoặc hướng dẫn, giải thích luật không kịp thời, không đầy đủ sẽ không thể tháo gỡ được những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật nói chung và hình phạt trục xuất nói riêng, dẫn đến tình trạng vận dụng tùy tiện, không đảm bảo được sự thống nhất, đồng bộ trong áp dụng, và có thể dẫn đến tình trạng áp dụng sai lệch với bản chất pháp lý của chúng.

Ngoài ra, sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của cấp trên với cấp dưới chưa được liên tục thường xuyên và kịp thời. Công tác quản lý cán bộ, quản lý nghiệp vụ, giáo dục, nâng cao ý thức chính trị và trách nhiệm công vụ ở một số Tòa án chưa tốt, không kịp thời kiểm tra, uốn nắn những sai phạm trong nghiệp vụ hoặc những biểu hiện không khách quan, vô tư trong công tác của Thẩm phán và cán bộ Tòa án. Chính do những hạn chế trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, quản lý cán bộ, quản lý nghiệp vụ nên các sai sót, tiêu cực trong hoạt động xét xử không được phát hiện, xử lý kịp thời, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử và uy tín của ngành Tòa án. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

2.3.2.3. Nguyên nhân từ chủ thể áp dụng pháp luật hình sự

Do đặc thù áp dụng các hình phạt chính và hình phạt bổ sung xuất phát từ sự phong phú và đa dạng của chúng cũng như quyền tùy nghi áp dụng của Tòa án khiến quá trình áp dụng pháp luật chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố chủ quan như vấn đề năng lực nghiệp vụ chuyên môn, ý thức pháp luật, chế độ trách nhiệm nghề nghiệp của các cán bộ thực thi pháp luật. Nếu lý luận và luật thực định là phương tiện của hoạt động áp dụng pháp luật về hình phạt, thì chủ thể áp dụng là yếu tố quyết định tính đúng đắn và hiệu quả của hoạt động đó. Đây là nhân tố quyết định về việc sử dụng các phương tiện nêu trên như thế nào.

Thứ nhất, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử và áp dụng hình phạt trục xuất, trước hết thuộc về đội ngũ thẩm phán những người có trách nhiệm chính trong công tác xét xử và giải quyết các vụ án.

Một số không ít các Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, thiếu thận trọng, tỉ mỉ thậm chí còn cẩu thả nên dẫn đến tình trạng có nhiều sai sót trong thực tiễn xét xử. Có không ít trường hợp do tắc trách không kiểm tra dẫn đến việc nhầm lẫn, sai sót trong các văn bản do Tòa án ban hành, đặc biệt là trong các bản án, quyết định của Tòa án. Chính “các hiện tượng tiêu cực trong công tác xét xử và giải quyết các loại vụ án tuy cá biệt nhưng vẫn xảy ra trong ngành Tòa án cũng làm cho chất lượng xét xử một số vụ án bị ảnh hưởng không tốt, làm giảm uy tín của ngành Tòa án” [52].

Bởi vì trục xuất chỉ được quy định tại Phần chung của Bộ luật hình sự mà không được ghi nhận tại các điều luật cụ thể trong phần riêng Bộ luật hình sự nên trong công tác xét xử, các thẩm phán tùy thuộc vào sự đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc để quyết định. Điều này dễ dẫn đến sự tùy tiện trong công tác xét xử của cán bộ tòa án. Nhiều cán bộ do nhận thức không đầy đủ, tâm lý đơn giản hóa, không coi trọng ý nghĩa, vai trò của hình phạt trục xuất nên ít hoặc không quan tâm đến việc áp dụng hình phạt trục xuất.

Đối với các thẩm phán tại các thành phố lớn, nơi có cơ hội tiếp xúc với án liên quan đến trục xuất người nước ngoài, việc xử lý tội phạm nước ngoài đã khó, nhưng đối với những thẩm phán ở các tỉnh, thành khác, bình thường ít khi tiếp xúc với án trục xuất, khi phải thực hiện hoạt động liên quan đến trục xuất người nước ngoài thì không tránh khỏi bỡ ngỡ và không linh hoạt trong đường lối xử lý.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước [13].

Thứ hai, hệ thống pháp luật về phòng chống tội phạm nước ngoài chưa đồng bộ.Tại hội thảo về công tác đấu tranh chống tội phạm có yếu tố nước ngoài tổ chức đầu tháng 4 vừa qua, đại diện các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an có chung nhận định là hệ thống pháp luật trong nước chưa thực sự đồng bộ, chưa thay đổi kịp so với tình hình, chưa tạo được hành lang pháp lý thật sự thuận lợi cho các lực lượng thi hành pháp luật. Đối với các biện pháp điều tra quy định trong Luật Tố tụng hình sự, do sự phát triển nhanh chóng của các loại tội phạm xuyên quốc gia, nhiều biện pháp điều tra mới cần được bổ sung như biện pháp ngoại giao, vấn đề vật chứng, nhân chứng, nạn nhân…

Tuy nhiên, thực tế, trong các điều luật chưa có những quy định cụ thể về chế định, chế tài cụ thể để triển khai các biện pháp này. Bên cạnh đó, trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có nhiều các văn bản hướng dẫn thực hiện triển khai các bộ luật, Nghị định liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mới như rửa tiền, lừa đảo xuyên quốc gia, buôn người, tội phạm sử dụng công nghệ cao…

Thứ ba, khi bắt người nước ngoài phạm tội, ngoài việc tuân theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự còn phải tuân theo quy định của các văn bản pháp luật khác. Đó là chưa kể những trường hợp phạm tội có địa vị pháp lý khác nhau thì thẩm quyền, thủ tục bắt họ cũng khác nhau. “Cũng là động thái bắt giữ tội phạm, nhưng thực tế, Cơ quan điều tra “ngại” nhất khi “đụng” phải án có yếu tố nước ngoài.

Thứ tư, khi tiến hành bắt khẩn cấp hoặc bắt bị can để tạm giam thường phải có người phiên dịch. Nhưng người phiên dịch của ta còn ít, còn khả năng ngoại ngữ của lực lượng tiến hành bắt lại hạn chế. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng được quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, vì thế một số đối tượng người nước ngoài đã lợi dụng điểm này, dù biết tiếng Anh nhưng họ vẫn cứ dùng ngôn ngữ bản địa giao dịch với cơ quan điều tra.

Được biết, trong lĩnh vực hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm, hiện nay Chính phủ Việt Nam đã ký kết 17 Hiệp định Tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự và dân sự, 1 Hiệp định dẫn độ tội phạm với 16 quốc gia. Tuy nhiên, do những thay đổi về kinh tế, chính trị của những nước này nên các hiệp định trên, một số không còn hiệu lực. Trong khi đó, một số nước Việt Nam cần tăng cường hợp tác như các nước ASEAN, các nước trong khu vực châu Á, một số nước có đông cộng đồng người Việt sinh sống như Mỹ, Australia, Canada… cho đến nay lại chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ tội phạm.

Đại diện Văn phòng Interpol Việt Nam nhấn mạnh: Từ cuối năm 2007, Chính phủ Việt Nam đã miễn thị thực cho những người Việt Nam sống nước ngoài nên việc ký kết Hiệp định Tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm với các nước liên quan nêu trên là cấp bách, rất cần thiết nhằm giúp cho các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam có cơ sở pháp lý trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Một mấu chốt quan trọng còn thiếu hiện nay, là việc xây dựng lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Tại các địa phương chưa có lực lượng chuyên trách điều tra phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài, dẫn đến kết quả điều tra khám phá các loại tội phạm này còn bị động.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước quy định về hình phạt trục xuất, chúng tôi cho rằng nên xây dựng lại chế định hình phạt trục xuất, mà trong đó phải thể hiện rõ định nghĩa pháp lý, nội dung, điều kiện, phạm vi áp dụng cũng như một số vấn đề khác có liên quan.

2.3.2.4. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những quy phạm pháp luật điều chỉnh các nội dung liên quan đến việc trục xuất người nước ngoài phạm tội, hiện nay, hành lang pháp lý để xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật ở Việt Nam chưa hoàn thiện. Điển hình có các nội dung:

Đầu tiên là việc chỉ tạm giữ người nước ngoài có dấu hiệu phạm tội 24 tiếng, thời gian quá ngắn để củng cố tài liệu vi phạm, làm rõ một vụ án. Dường như, tội phạm nước ngoài biết rõ những điều luật này của chúng ta, và họ biết cách khai thác triệt để. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có nhà tạm giữ dành riêng cho người nước ngoài.

Về việc bắt người: nghiên cứu thực tiễn về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong tố tụng hình sự đối với người nước ngoài không có thân phận ngoại giao phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam còn gặp một số khó khăn, vướng mắc: – khi tiến hành bắt khẩn cấp bị can để tạm giam đối với họ phải tuân theo quy định của luật tố tụng hình sự như: đọc và giải thích lệnh bắt, hoạt động này thường phải có người phiên dịch. Khi thi hành lệnh bắt khẩn cấp cũng rất khó thực hiện, vì trường hợp bắt này mang tính khẩn cấp, người phiên dịch của ta còn rất ít, khả năng ngoại ngữ của lực lượng tiến hành bắt còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề đọc lệnh, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị bắt chỉ mang tính hình thức, đối tượng bị bắt không hiểu được họ có quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng hình sự. – Để bắt người theo quyết định truy nã có kết quả thì trong quyết định này phải có đủ những thông tin về đối tượng bị bắt, thực tế nhiều quyết định truy nã người nước ngoài phạm tội lại thiếu những thông tin cần thiết. Khi có quyết định truy nã người nước ngoài phạm tội thì cơ quan có thẩm quyền phải báo cáo ngay cho Văn phòng Interpol để phối hợp truy bắt. Công an các tỉnh, thành phải xác định được đầy đủ các thông tin cần thiết về đặc điểm nhân thân, đặc điểm dạng người, quốc tịch của người bị bắt và báo ngay cho Văn phòng Interpol để phối hợp truy bắt đối tượng, đồng thời phải báo ngay cho phòng Quản lý xuất nhập cảnh không làm thủ tục xuất cảnh với các đối tượng trên và ra thông báo truy nã toàn quốc để mọi người phát hiện bắt giữ phục vụ cho yêu cầu giải quyết vụ án. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

Bên cạnh đó là vấn đề kinh phí trục xuất người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Có một thực trạng đang diễn ra đó là hiện nay, trong nhiều trường hợp, chính các chiến sĩ của Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an phải bỏ tiền túi hoặc vận động người dân giúp đỡ tài chính để mua vé máy bay cho đương sự về nước. Đặc biệt là các đối tượng không có giấy tờ, không có tiền, không có nơi cư trú nhất định thì biện pháo xử lý rất khó. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia mà họ đang mang quốc tịch lại chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam nên không dẫn độ được. Nhiều trường hợp khác còn viện cớ hết tiền khi buộc họ quay về. Không kể đến tình trạng mua vé máy bay đưa người nước ngoài bị trục xuất về nhưng khi đến nơi, quốc gia họ từ chối tiếp nhận. Rất nhiều tội phạm không có giấy tờ tùy thân, hoặc cố tình giấu, nên không thể làm thủ tục trục xuất họ qua các cửa khẩu. Trong các trường hợp vi phạm pháp luật chưa đến mức độ xử lý hình sự, công tác truy xét, xử lý cũng gặp không ít trở ngại, bởi các đối tượng không chịu hợp tác, cơ quan công an phải trả tự do cho họ sau thời gian tạm giữ hành chính…

Tiếp đó, là vấn đề ngôn ngữ. Nhiều đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng (lừa đảo, trộm cắp, cướp giật..) nhưng do bất đồng ngôn ngữ, không có người phiên dịch, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc thu thập chứng cứ nên rất khó khăn trong việc tiến hành xử lý hình sự. Hầu hết tội phạm người gốc Phi, Trung Đông đều sử dụng thổ ngữ…nên việc điều tra, hỏi cung gặp không ít trở ngại.

Pháp luật cho phép tội phạm sử dụng ngôn ngữ của nước họ, cho nên một số tội phạm lợi dụng điểm này, dù biết tiếng Anh, họ vẫn cố tình sử dụng thổ ngữ, chúng ta rất khó khăn trong việc giam giữ, kết tội họ. Nhiều vụ án trong quá trình điều tra, truy tố diễn ra suôn sẻ vì bị can sử dụng tiếng Anh và chấp thuận ngôn ngữ đó là ngôn ngữ chính trong quá trình tố tụng, nhưng khi ra đến tòa lại đổi ý, giả vờ không hiểu tiếng Anh, thông dịch giải thích kiểu nào cũng lắc đầu ra dấu không hiểu nên tòa đành hoãn xử để mời thông dịch viên tiếng mẹ đẻ của bị cáo. Điển hình là vụ án giết người tại khách sạn Quyền Thanh, Thành phố Hồ Chí Minh, khi ra tòa, bị cáo Denchai Nutiphanich yêu cầu sử dụng tiếng Thái Lan vì “bị giam lâu quá nên quên hết tiếng Anh” dù trước đó Denchai sử dụng tiếng Anh rất thành thạo.

Vấn đề là, với nhiều ngôn ngữ, việc tìm một người phiên dịch để phục vụ cho công tác điều tra, xử lý các đối tượng rất khó khăn, khi có được người phiên dịch thì chế độ tài chính cho họ, thanh toán ra sao, hiện nay cơ chế cũng chưa có. Còn nếu nhờ cơ quan đại diện, chủ quản của đối tượng thì chắc chắn không thể có sự khách quan trong công tác điều tra, phá án. Trong thời gian vừa qua có khá nhiều trường hợp đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình hoặc khai báo không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời, làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Việc hoàn thiện các quy định khác liên quan đến việc xử lý người nước ngoài phạm tội cũng là một nhu cầu khách quan để phục vụ cho công tác xét xử người nước ngoài vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và người nước ngoài phạm tội bị áp dụng hình phạt trục xuất nói riêng. Luận văn: Thực trạng hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp hình phạt trục xuất theo luật hình sự VN

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993