Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn tại siêu thị Co-opxtra dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Quy định về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam 

Quy định về hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán tài sản của Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng mua bán hàng hóa của Luật thương mại và các điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch về mua bán hàng hóa. Góp phần ổn định quan hệ mua bán hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển của thương mại, bảo vệ quyền, lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa. Sau khi hợp đồng được giao kết các bên chủ thể dựa trên các thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tại thời điểm này hợp đồng chở thành luật có giá trị rằng buộc các bên trong hợp đồng. Chính vì vậy các bên cần thỏa thuận đầy đủ các nội dụng cần thiết theo quy định của pháp luật để hợp đồng phát huy hết vai trò rằng buộc của mình đối với các bên.

Sau khi các bên đã giao kết hợp đồng và tiến hành thực hiện hợp đồng đã giao kết các bên cần thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để thực hiện hợp đồng tránh các trường hợp phát sinh tranh chấp để hợp đồng được thực hiện theo sự thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Trên tinh thần trung thực, hợp tác và có lợi nhất cho các bên mà hợp đồng được thực hiện và để lợi ích của các bên tham gia hợp đồng được bảo đảm các bên trong hợp đồng cần phải tôn trọng quyền lợi và giúp đỡ nhau hoàn thành nghĩa vụ của đối phương.

Theo quy định của pháp luật hai bên sẽ có quyền và nghĩa vụ để thực hiện hợp đồng. Thường đối với bên mua có nghĩa vụ nhận hàng thanh toán tiền hàng và bên bán có nghĩa vụ giao hàng và bảo hành hàng hóa đây là những nghĩa vụ cơ bản của các bên khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Đối với nghĩa vụ giao hàng ít nhất các tiêu chí: đúng loại hàng hóa, kèm theo đầy đủ chứng từ liên quan, đúng số lượng và chất lượng; đúng thời hạn và địa điểm. Nếu trong hợp đồng, các bên không thỏa thuận về những điều khoản nêu trên thì việc giao hàng thực hiện theo dự liệu của luật về nghĩa vụ giao hàng của bên bán.

Mục đích chính của hợp đồng mua bán hàng hóa là sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và nhận thanh toán. Chính vì vậy, nghĩa vụ đầu tiên được nhắc đến của bên bán trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là nghĩa vụ giao hàng. Nghĩa vụ này cũng là một trong hai nghĩa vụ cơ bản nhất trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

2.1.1. Quy định về nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chủng loại hàng hóa giao nhận 

Quy định về số lượng, chủng loại hàng hóa mang tính chất quan trọng. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng và chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này sẽ tạo được sự tin cậy sự hài lòng của bên mua và là uy tín kinh doanh của bên bán. Nếu trong quá trình giao kết hợp đồng mà hai bên không thoả thuận về chất lượng hàng hóa điều này có thể dẫn đến một bên sẽ lợi dụng việc này và cung cấp những loại hàng hóa không đúng thỏa thuận dẫn đến việc gây thiệt hại. Để tránh những thiệt hại xảy ra và bảo vệ quyền và lợi ích cho hai bên, thì bên bán và bên mua nên thỏa thuận về số lượng và chất lượng hàng hóa. Việc thỏa thuận về số lượng, chất lượng sẽ giúp cho bên bán chủ động với việc chuẩn bị hàng hóa kịp thời thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng, số lượng và kịp thời gian thực hiện theo hợp đồng hai bên đã ký kết và đúng theo quy định của pháp luật.

  • Giao hàng không đúng chủng loại

Đồng thời việc giao hàng hóa không đúng chủng loại thì hàng hóa thì sẽ bị coi là hàng hóa phù hợp với hợp đồng. Vấn đề này quy định cụ thể tại Điêu 39 Luật thương mại 2005 : hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nếu hàng hóa đó không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại, không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng, không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua, không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Theo quy định tại Số: 05/2007/QH12 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007 Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Như vậy, để đánh giá chất lượng hàng hóa phụ thuộc vào đặc tính của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ luật tương ứng. Các bên có thể thỏa thuận áp dụng tiêu chuẩn của một quốc gia hoặc quốc tế, có thể chỉ dẫn theo quy định thay vì diễn giải cụ thể.

Trong trường hợp nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì bên mua sẽ từ chối nhận hàng này. Và bên bán phải chịu trách nhiệm bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro nếu trong thời hạn khiếu nại theo quy định tại Điều 40 Luật Thương mại 2005 trừ trường hợp hai bên thỏa thuận khác về hàng hóa không phù hợp vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết về những khiếm khuyết của hàng hóa đó thì bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá, bên bán sẽ chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng không xác định được thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán bàn giao hàng hóa trước khi hết thời hạn giao hàng mà hàng hóa này là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì tại thời điểm này bên bán có thể thay thế hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng trong thời hạn còn lại trong hợp đồng.

Như vậy, vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua biết hoặc biết không rõ ràng về hàng hóa bị khiếm khuyết khi nhận hàng hóa bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng hóa không đúng chủng loại. Trong trường hợp này bên mua có quyền yêu cầu bên bán bàn giao lại hàng hóa đúng chủng loại như đã thỏa thuận hoặc hủy bỏ hợp đồng và buộc phải bồi thường.

  • Giao hàng không đúng số lượng Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Theo quy định tại Điều 41 Luật thương mại 2005 cũng có quy định về bên bán bàn giao không đúng số lượng cho bên mua. Trường hợp bên bán giao thiếu hàng hóa nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác và hợp đồng không xác định thời điểm giao hàng cụ thể và chỉ quy định về thời hạn. Trường hợp giao hàng thiếu hoặc không phù hợp trước thời hạn giao hàng bên bán vẫn có thể giao hàng phần hành còn thiếu hoặc không phù hợp với hợp đồng trong thời hạn còn lại và bên mua có quyền yêu cầu bên bán khác phục bất lợi hoặc các chi phí phát sinh trong trường hợp này. Trường hợp bên bán giao hàng thừa bên mua có quyền từ chối nhận số hàng thừa đó. Trường hợp bên mua đồng ý nhận số hàng đó thì phải chấp nhận thanh toán số hàng đó theo giá cả đã thỏa thuận trong hợp đồng trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định tại Điều 43 Luật thương mại 2005.

Giao đúng số lượng hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng: Trong trường hợp bàn giao số lượng ít hơn, bên mua có quyền hoặc chấp nhận số lượng ít hơn đó, hoặc yêu cầu bàn giao nốt phần còn lại (có thể kèm theo yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại), hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng (có thể kèm theo đòi bồi thường thiệt hại). Việc bên mua tiếp nhận tài sản với số lượng ít hơn mà không có ý kiến khiếu nại gì thì được coi là đã chấp nhận việc sửa đổi số lượng hàng hóa trong hợp đồng. Trong trường hợp bên bán giao hàng với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên mua có quyền từ chối nhận phần hàng hóa giao thừa, bên bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên quan. Nếu bên bán nhận số hàng thừa thì phải thanh toán số hàng này theo giá do các bên thỏa thuận. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Quy định về số lượng, chất lượng hàng hóa là một trong những điều khoản quan trọng của hợp đồng, bởi vì nó liên quan đến việc xác định rõ đối tượng của hợp đồng mua bán cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên.

2.1.2. Quy định về nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian/thời hạn giao nhận hàng hóa 

Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian và thời hạn mang tính chất định hướng cho các bên trình tự thực hiện trong trường hợp các bên có thỏa thuận không rõ hoặc không có thỏa thuận để hạn chế việc xảy ra tranh chấp cụ thể tại Điều 37 Luật Thương mại 2005 như sau:

Bên bán phải bàn giao hàng đúng thời điểm hai bên đã thỏa thuận. Điều này thể hiện nghĩa vụ của bên bán phải giao hàng cho bên mua đúng thỏa thuận để hạn chế tổn thất có thể xảy ra với bên mua không thực hiện được lợi ích của mình. Mặt khác nó ràng buộc bên mua phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng của mình. Và để cho nghĩa vụ của bên bán có thể phát huy một cách tối đa, thì song song bên cạnh đó pháp luật còn quy định nghĩa vụ của bên mua trong vấn đề này.

 Trường hợp hai bên chỉ thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua, trong trường hợp này nếu bên bán giao hàng mà không thông báo cho bên mua thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu như hai bên không có thỏa thuận khác quy định tại Điều 38 Luật này.

Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

Bên cạnh quy định về giao hàng đúng thời gian, pháp luật cũng có quy định về trường hợp bên bán giao hàng quá sớm. Giao hàng quá sớm là trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn lúc này bên mua có quyền nhận hoặc không nhận trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp nếu bên bán nhận hàng, bên mua vẫn phải chịu chi phí bảo quản cho tới thời hạn giao hàng. Trong trường hợp này bên bán đóng vai trò là “người giữ hộ”. Trường hợp bên bán không nhận hàng, bên mua vẫn giữ hàng hóa phải giao hàng cho bên bán đúng thời hạn quy định và đảm bảo chất lương, số lượng như đã thỏa thuận trước đó, và bên mua không có quyền từ chối nhận hàng.

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về giao hàng quá thời hạn tuy nhiên ta có thể hiểu giao hàng quá thời hạn là việc giao hàng sau thời hạn hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hành vi này được coi là hành vi vi phạm nghiệm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên bán, bên mua cần có quyền nhận hoặc không nhận hoặc đòi bồi thường thiệt hại trong trường hơp này.

Yếu tố thời gian luôn được đề cao trong hợp đồng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh chính vì vậy các bên tham gia hợp đồng cần thỏa thuận một cách chi tiết và rõ ràng vấn đề này khi giao kết hợp đồng.

2.1.3. Quy định về nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm giao nhận hàng hóa Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Địa điểm giao nhận hàng hóa chính là nơi các bên tiến hành giao nhận hàng hóa. Việc xác định địa điểm giao nhận mang ý nghĩa quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chị phí vận chuyển và tính toán rủi ro khi vận chuyển. Nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm của bên bán được quy định Khoản 1 Điều 35 Luật Thương mại 2005. Việc thỏa thuận về địa điểm giao hàng là cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng nó liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu, chuyển rủi ro và cước phí vận chuyển hàng hóa…Việc thỏa thuận này giúp bên bán có căn cứ xác định địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng đến địa điểm đó một cách phù hợp trong thời gian và thời hạn hai bên đã thỏa thuận nhằm đạt được mục đích của cả hai bên. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được quy định cụ thể tại Điều 35 Luật thương mại 2005 xác định như sau :

Trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán cần phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó.

Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên. Trong trường hợp này, bên bán và bên mua thỏa thuận về việc giao hàng thông qua một đối tác khác (có thể thể công ty vận chuyển) thì bên bán sẽ có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên để giao hàng cho bên mua nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác thì nghĩa vụ giao hàng của bên bán được xem như là hoàn thành sau khi bên bán giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên theo thỏa thuận mà hai bên đã thỏa thuận trước đó.

Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;

Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

Tóm lại, nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm của bên bán tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng của hai bên mà xác định. Và nghĩa vụ này của bên bán có ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng. Nó là căn cứ để xác định trách nhiệm của bên bán, bên bán phải có trách nhiệm giao hàng cho bên mua đúng địa điểm được thỏa thuận trong hợp đồng, nếu bên bán không đảm bảo thực hiện được nghĩa vụ này thì bên bán xem như đã vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm trước bên mua, hay nói cách khác, quyền lợi của bên mua sẽ được pháp luật bảo vệ khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

2.1.4. Quy định về nghĩa vụ giao chứng từ hàng hóa liên quan tới giao nhận hàng hóa  Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Song song với nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm, đúng thời gian, giao hàng đúng số lượng và chất lượng thì bên bán còn có nghĩa vụ giao các giấy tờ chứng từ có liên quan tới hàng hóa. Chứng từ giao nhận là những giấy tờ chứng minh cho việc xác nhận. Chứng từ sẽ chứng minh cho việc giao hàng của bên bán làm cơ sở để bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau khi nhận hàng.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật thương mại 2005: “Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận” bên bán có nghĩa vụ và trách nhiệm giao những giấy tờ liên quan đến hàng hóa đúng thời gian và địa điểm mà cả hai bên đã thỏa thuận khi giao kết hợp đồng. Và cũng tại Khoản 2 Điều này có quy định thêm về thời hạn và địa điểm mà bên bán giao chứng từ liên quan cho bên mua. Trong trường hợp nay nếu không có sự thỏa thuận về thời gian và địa điểm giao chứng từ bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng. Thời hạn và địa điểm hợp lý ở đây được hiểu là bên bán phải giao chứng từ cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm mà bên mua thấy cần thiết và không gây trở ngại nào khác cho bên mua. Và trong trường hợp nếu bên bán vì một lý do nào đó mà họ giao các chứng từ trước thời hạn thì trong trường hợp này, bên bán phải bảo đảm rằng việc làm này không gây cho bên mua một trở ngại hay một phí tổn nào. Nếu việc bên bán giao trước thời hạn này đã gây trở ngại cho bên mua hay làm phát sinh các chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên bán phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những gì mà bên mua gánh chịu.

Tóm lại, nghĩa vụ này của người bán dù có sự quy định khác nhau trong nhiều văn bản, nhưng nhìn chung chúng vẫn có sự thống nhất về mặt pháp lý là người bán có nghĩa vụ giao giấy tờ chứng từ liên quan đến hàng hóa và người mua có quyền yêu cầu người bán thực hiện nghĩa vụ giao chứng từ của mình. Việc người mua yêu cầu người bán giao giấy tờ chứng từ liên quan đến hàng hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp người mua chứng nhận chất lượng của hàng hóa mà mình có. Mặt khác, nếu hàng hóa là hàng bắt buộc phải kiểm tra giám định (ví dụ: đối với thị heo giấy kiểm dịch, giấy tờ chứng minh nguồn gốc,…), thì trong trường hợp này, chứng từ có ý nghĩa là biên bản giám định hàng hóa tại thời điểm giao hàng.

Chứng từ có ý nghĩa rất quan trọng cho nên, quyền yêu cầu người bán giao chứng từ liên quan đến hàng hóa của người mua là một quyền quan trọng không thể thiếu. Và để quyền này của người mua được đảm bảo thực hiện thì pháp luật có những quy định về nghĩa vụ của người bán trong việc thực hiện nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa là: buộc người bán phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thỏa thuận mà người bán cố tình không giao giấy tờ liên quan tới hàng hóa cho người mua làm cho người mua phải chịu khoản chi phí phát sinh trong việc không giao các giấy tờ đó của người bán thì người bán phải bồi thường thiệt hại, hay người bán sẽ bị người mua tuyên bố hủy hợp đồng vì người bán đã không thực hiện được yêu cầu mà cả hai bên đã thỏa thuận… Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa pháp luật tôn trọng quyền tự do thỏa thuận giữa các bên với nhau. Nếu các bên không có thỏa thuận thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. Các nghĩa vụ của bên bán liên quan đến việc giao hàng được quy định cụ thể, rõ ràng giúp cho bên bán xác định được những công việc mình phải làm, định hướng cho các bên tham gia hợp đồng biết và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

2.1.5. Quy định về phương thức giao nhận hàng hóa 

Theo quy định Luật thương mai 2005 các bên tham gia hợp đồng tự thỏa thuận về phương thức giao hàng, chứng từ có liên quan đến hàng hóa và cũng không quy định cụ thể về phương thức giao hàng. Từ thực tiễn khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất giống hợp đồng mua bán tài sản tại Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về phương thức giao tài sản và có thể áp dụng.

Tại Điều 436 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Phương thức giao tài sản: “(i) Tài sản được giao theo phương thức do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua. (ii) Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. 

Theo quy định tại Điều 436 Bộ luật dân sự năm 2015 phương thức giao hàng trong hợp đồng mua bán được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc khi hai bên không có thỏa thuận thì sẽ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phương thức giao tài sản. Khi hai bên thỏa thuận giao kết hợp đồng mua bán tài sản thông thường khi thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng, khi thực hiện hợp đồng bên bán bàn giao vật và bên mua sẽ thanh toán chuyển giao tiền theo thỏa thuận. Tuy nhiên với sự phát triển kinh tế thị trường, cơ sở kinh doanh sản xuất không đủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, thêm vào đó sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình. Dưới tác động của sự phát triển kinh tế thị trường cũng như giải quyết khó khăn trong việc mua bán hàng hóa đã thúc đẩy đòi hỏi phải có thêm những phương thức giao hàng đa dạng, phong phú hơn và tạo điều kiện để bên bán bán được hàng, bên mua mua được hàng theo nhu cầu cùa mình mà không phải áp lực về tiềm lực tài chính của mình, đó là phương thức mua chậm trả dần, mua sau khi dùng thử,…những phương thức này được pháp luật công nhận và cho phép các bên tham gia hợp đồng được lựa chọn khi giao kết hợp đồng mua bán tài sản. Ngoài việc thỏa thuận giao tài sản một lần hoặc nhiều lần, các bên còn có thể thỏa thuận về việc giao tài sản trực tiếp cho bên mua hoặc giao cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua. Khi đã có thỏa thuận thì các bên phải thực hiện theo đúng phương thức đã thỏa thuận đó. Trong trường hợp một trong các bên trong quá trình thực hiện, thực hiện khác với thỏa thuận ban đầu đã được thỏa thuận thì phải chịu trách nhiệm khi có thiệt hại xảy ra và các khoản chi phí phát sinh. Khi các bên thỏa thuận giao tài sản làm nhiều lần, thì mỗi lần bên bán có nghĩa vụ phải giao tài sản vào đúng thời hạn, địa điểm đã thống nhất. Nếu bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định, thì bị xem là vi phạm nghĩa vụ và bên mua có quyền hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó, đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trên thực tế, khi bên mua đã có yêu cầu và thỏa thuận về thời gian, địa điểm, phương thức giao tài sản thì tức, chỉ khi tài sản được chuyển giao đúng như vậy quyền lợi của họ mới được bảo đảm. Nếu tài sản giao chậm thì sẽ không còn ý nghĩa với bên mua và có thể sẽ gây thiệt hại. Chính vì vậy, quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên mua không chỉ bảo vệ lợi ích cho họ trong trường hợp bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình, mà còn ràng buộc trách nhiệm của bên bán, tạo áp lực để họ thực hiện đúng, đầy đủ những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ngược lại, nếu bên bán đã giao hàng đúng số lượng, vào đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận mà bên mua lại chậm tiếp nhận thì phải bồi thường thiệt hại cho bên bán và chịu rủi ro, chi phí phát sinh để từ thời điểm chậm tiếp nhận. Quy định cụ thể tại Điều 359 Bộ luật dân sự năm 2015 : “Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Trường hợp các bên không thỏa thuận về phương thức giao tài sản. Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận hoặc không thỏa thuận về phương thức giao tài sản vì phương thức giao hàng không phải là điều khoản trong hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận phương thức giao nhận thì bên bán giao tài sản một lần và trực tiếp cho bên mua song song với nghĩa vụ này của bên bán thì bên mua bắt buộc phải nhận tài sản đúng hạn. Nếu bên mua không nhận tài sản thì việc chuyển giao tài sản của bên bán không thể thực hiện được. Nếu bên mua không nhận tài sản thì việc chuyển giao tài sản của bên bán không thể thực hiện được. Trường hợp bên mua không tiếp nhận tài sản đúng hạn thì bên bán có quyền thực hiện gửi giữ tài sản theo quy định của pháp luật và trường hợp này nếu phát sinh chi phí cho việc gửi giữ sẽ do bên mua chịu trách nhiệm. Việc chịu trách nhiệm về khoản chi phí gửi giữ tài sản này là hợp lý đối với bên mua vì bên mua đã chậm thực hiện nghĩa tiếp nhận hàng từ bên bán và gây ra hậu quả.

Mặc dù pháp luật không quy định về phương thực giao nhận hàng hóa và phương thức giao nhận hàng hóa không phải là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng mua bán hàng hóa tuy nhiên các bên tham gia hợp đồng mua bán nên thỏa thuận về phương thức giao nhận hàng hóa để thuận tiện cho các bên tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ và thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất.

2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Đại siêu thị Co-opxtra Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Đại siêu thị Co-opxtra là sự hợp tác giữa Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM Saigon Co-op và Tập đoàn NTUC FairPrice (Singapore). Công ty đầu tư và vận hành hai chuỗi đại siêu thị với thương hiệu Co-opxtra và đại siêu thị kết hợp phân phối số lượng lớn với thương hiệu Co.opXtra Plus trên phạm vi cả nước. Co-opXtra hoạt động dựa trên 3 tiêu chí: “đa dạng, tiết kiệm và thú vị”, sẽ cung cấp khoảng 50.000 mặt hàng, với diện tích bán hàng lên đến hàng chục ngàn mét vuông cùng nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ và các loại hình gắn kết khác, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng Việt Nam.

Không chỉ đóng vai trò là một nhà bán lẻ kinh doanh sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, khách hàng mà Đại siêu thị Co-opXtra còn kết hợp phân phối số lượng lớn cho các đối tác công ty, doanh nghiệp khác. Co-opxtra với vai trò bên bán đang dần hoàn thiện kỹ lưỡng các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nhất là các quy định về nghĩa vụ giao hàng để ngày một hoàn thiện và phục vụ tốt hơn cho các khách hàng.

2.2.1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về số lượng, chủng loại hàng hóa giao nhận tại  Đại siêu thị Co-opxtra

Quy định về chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Siêu thị Co-opxtra và các đối khác trong những năm gần đây được quy đinh cụ thể hơn. Phía Siêu thị cũng cam kết các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật. Dưới đây là một số điều khoản theo hợp đồng mua bán hàng hóa của Siêu thị Co-opxtra đối với khách hàng doanh nghiệp:

Hàng hóa phải phù hợp với thông tin mô tả chi tiết theo đơn đặt hàng. Siêu thị Co-opxtra là một đơn vị bán lẻ hàng hóa đa dạng nhiều sản phẩm và nhiều nhà cung cấp khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong các đơn đặt hàng của khách hàng mỗi sản phẩm sẽ có một mã sản phẩm khác nhau tránh sự nhầm lẫn khi đặt hàng của khách hàng. Tuy nhiên đã đa dạng về các loại hàng nhưng có một số mã sản phẩm khách hàng có nhu cầu mua thì bị đứt hàng vì một số lý do khách quan. Siêu thị Co-opxtra sẽ liên hệ trực tiếp cho khách để tư vấn sản phẩm khác có cùng mục đích sử dụng, chất lượng và thông tin mô tả chi tiết sản phẩm. Nếu khách hàng đồng ý Siêu thị Co-opxtra sẽ thay thế mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (ví dụ: ngày 28/08/2021 khách hàng cô H đại diện đặt hàng cho công ty V có đặt mua hàng qua kênh online Co-opXtra đơn hàng của cô có mặt hàng là vỉ 10 trứng gà ta của nhà cung cấp Vĩnh Thành Đạt, khi đi soạn hàng thì mặt hàng này đã hết chỉ còn vỉ 1 trứng gà ta của nhà cung cấp Ba Huân, nhân viên soạn đơn hàng đã trực tiếp liên hệ với cô để đổi thông báo về việc hết hàng, mặt hàng thay thế và giá tiền. Sau đó cô H đồng ý và nhân viên đã tiến hành soạn đơn và giao hàng cho cô). Trong trường hợp này, hai bên đã thỏa thuận đồng ý thay đổi sản phẩm nên không phát sinh tranh chấp. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Hàng hóa khi giao cho Bên mua hoặc người đại diện của bên mua phải có hạn sử dụng còn lại tối thiểu theo quy định: hạn sử dụng là ít nhất 50% đối với hàng sản xuất tại Việt Nam và 40% đối với hàng nhập khẩu so với thời hạn ghi trên nhãn sản phẩm. Đối với các lô hàng kinh doanh với mục đích cụ thể như thúc đẩy bán hàng thì sẽ có văn bản thỏa thuận cụ thể cho từng lô hàng nhưng tuyệt đối không kinh doanh hàng hết hạn sử dụng. Qua trao đổi với anh Phạm Thanh Tuấn – Tổ trưởng ngành hàng thực phẩm công nghệ “đối với các lô hàng hạn sử dụng còn thấp hơn 50% theo thỏa thuận trước đó thì Siêu thị Co-opXtra sẽ trực tiếp làm việc với đối tác về sự thay đổi sản phẩm và hạn sử dụng của hàng hóa khác yêu cầu của các bên khi giao kết hợp đồng. Nếu khách hàng đồng ý thì sẽ tiến hàng thực hiện việc giao hàng.” Trong trường hợp này hàng hóa có thể thay đổi tuy nhiên cần sự đồng ý của bên mua. Nếu không có sự đồng ý của bên mua thì việc thay đổi này sẽ không hợp lý, vi phạm hợp đồng có thể dẫn đến việc bên mua không hài lòng và bên bán phải bồi thường hợp đồng. Để tránh những trường hợp tranh chấp không mong muốn phía Co-opxtra cần phải trao đổi thông tin cho bên mua về sự thay đổi đối tượng của hợp đồng.

Hàng Hóa phải đạt tất cả các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì, đóng gói, mã vạch, kí mã hiệu theo quy định pháp luật. Tuy nhiên tại Siêu thị Co-opXtra vẫn có một số khó khăn gặp phải khi giao hàng việc bảo quản hàng thực phẩm tươi sống thịt heo, thịt gà, cá, rau,..tùy thuộc vào quãng đường giao hàng khi đến tay khách hàng sản phẩm đã không còn tươi, thay đổi màu sắc, cấu tạo và bị khiếu nại về chất lượng sản phẩm. Đây là một lý do khách quan dẫn đến việc không đảm bảo chất lượng hàng hóa nhưng bên mua vẫn chịu trách nhiệm tiến hành đổi hoặc trả tiền hàng cho khách hàng. Ngày 14/09/2019 Siêu thị coopxtra nhận được khiếu nại từ khách hàng như sau: “Khách hàng mua tôm hùm và cua Canada đem về luộc. Khách hàng đánh giá chất lượng tôm ăn bình thường, còn cua không có thịt nhiều. Khách hàng đã sử dụng tôm, còn cua thì khách hàng đã tách mai ra nhưng chưa sử dụng, hiện khách hàng còn giữ lại sản phẩm. khách hàng cảm thấy số tiền khách hàng bỏ ra để mua sản phẩm cua và tôm không tương xứng với chất lượng sản phẩm. khách hàng muốn ban quản lý kiểm tra lại nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Đồng thời có lời phản hồi gấp về việc có được đổi trả cua hay không cho khách hàng”. Trong trường hợp này, việc xác định chất lượng hàng hóa ở đây gặp nhiều khó khăn. Bên mua đánh giá hàng hóa (cụ thể khách hàng đánh giá tôm hùm và cua Canada) không tương xứng với chất lượng sản phẩm. Theo quy định của pháp luật “chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. Việc xác định chất lượng sản phẩm cua và tôm là ý kiến chủ quan của khách hàng và chưa có đủ cở sở để chứng minh về chất lượng sản phẩm hàng hóa có đạt hay không. Tuy vậy phía siêu thị vẫn tiếp nhận ý kiến và tiến hành cho khách trả hàng. Như vậy ở trường hợp này là khó xác định chất lượng sản phẩm và trong một số trường hợp khi bị khiếu nại về chất lượng hàng hóa doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn trong cách xử lý gây tổn thất kinh tế và ảnh hưởng thương hiệu trực tiếp cho doanh nghiệp. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro. Trong trường hợp này rất khó xác định thời điểm hàng hóa hư hỏng không đảm bảo chất lượng là do bên mua cung cấp hay do bên bán bảo quản không đúng. Ngày 10/07/2021 siêu thị Co-opxtra nhận được khiếu nại của khách hàng như sau: “Khách hàng mua 2 hộp bánh pizza đông lạnh có ngày có ngày sản xuất 26/09/2021 và hạn sử dụng 26/03/2022 khi mở ra sử dụng thì sản phẩm bị mốc. Trong trường hợp này, xác định đối tượng hàng hóa ở đây là bánh pizza đông lạnh. Chính vì vậy đối với sản phẩm đông lạnh yêu cầu cần phải bảo quản đúng cách ( đúng nhiệt độ, độ ẩm) thì mới bảo đảm chất lượng sản phẩm của hàng hóa. Trong tính huống này không xác định được thời điểm hàng hóa bi hư hỏng và khiếm khuyến (có thể do trong quá trình vận chuyển không có biện pháp bảo quản nhiệt độ hàng hóa hoặc khi giao cho khách hàng bảo quản không bảo quản theo hướng dẫn khiến hàng hóa bị thay đổi màu sắc). Nhưng khi nhận được phản ánh của khách hàng, doanh nghiệp tiếp nhận thông tin và xử lý cho khách hàng. Về mặt khách quan trường hợp này khó xác định được thời điểm hàng hóa bị hư hỏng (do bên bán hay do bên mua) chính vì vậy doanh nghiệp cần có các biện pháp khắc phục bảo quản hàng hóa khi đi giao hàng, để tránh các tình huống tương tự xảy ra làm tổn thất kinh tế và thương hiệu của doanh nghiệp.

Bên bán phải chịu trách nhiệm đối với Bên mua cũng như đối với bất kỳ bên thứ ba nào, đặc biệt là đối với các cá nhân, các hiệp hội người tiêu dùng, cơ quan kiểm tra về mọi thiệt hại gây ra do hoạt động của mình, đặc biệt là do Hàng Hóa không phù hợp tiêu chuẩn hay có khiếm khuyết. Đối tượng hàng hóa tại siêu thị Coopxtra đa dạng các ngành (thực phẩm và phi thực phẩm) có nhưng mặt hàng cần bảo quản và sử dụng đúng hướng dẫn mới phát huy hết được vai trò của sản phẩm. Như tình huống trên thì doanh nghiệp khó xác định được thời gian mà hàng hóa bị khiếm khuyết, hư hỏng.

Hàng hóa nhập khẩu nếu thông tin trên tem chính hoặc bao bì được in bằng tiếng nước ngoài thì bắt buộc phải có tem phụ bằng tiếng Việt trên sản phẩm. Sản phẩm xuất nhập khẩu được bán tại Việt Nam và đối tượng khách hàng đa số là người Việt chính vì vậy yêu cầu đối với các sản phẩm này là điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của bên mua để hiểu biết thông tin về sản phẩm một cách chính xác nhất. Theo chia sẽ của chị Hải – Quản lý chất lượng tại doanh nghiệp: “thường xuyên kiểm tra hàng hóa đầu vào và trên quầy. Nếu phát hiện hàng không có tem nhãn thì sẽ thu gom hàng và yêu cầu nhà cung cấp bổ sung hoặc xuất trả hàng nhà cung cấp”. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Bên Bán cam kết cung cấp hàng hóa đúng số lượng sản phẩm. Bên bán khi giao hàng cho bên mua xác nhận số lượng qua biên bản giao nhận hàng hóa mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau để xác thực số lượng hạng nhận hạn chế việc tranh chấp. Tuy nhiên, trong quá trình đặt sản phẩm bên bán sẽ để thông tin quy cách đóng gói kèm theo danh mục hàng hóa để khách hàng đặt hàng. Mặc dù vậy bên mua khi đặt hàng nhầm lẫn về quy cách đóng gói của sản phẩm, hoặc ký hiệu về gói và ký dẫn đến đặt hàng thừa hoặc thiếu số lượng nhu cầu sử dụng. Hai bên sẽ thỏa thuận về việc bổ sung số hàng thiếu hoặc nhận lại số hàng thừa. (ví dụ ngày 15/11/2022 siêu thị nhận được phản hồi từ trường học K –khách hàng doanh nghiệp có đặt hàng 100g hành lá nhưng khi nhận được hàng lại là 100 gói hành, doanh nghiệp đã tiến hàng xác nhận lại đơn hàng thì đơn hàng của khách đặt 100g nhưng quy cách đóng gói 1 bịch hàng là 30gram nên khi nhận được đơn hàng của khách đã nhầm là 100 gói, doanh nghiệp đã thỏa thuận với khách nhận lại 50 gói và khách hàng nhận 50 gói khách hàng đã đồng ý với cách giải quyết trên). Theo quy định tại Điều 43 Luật Thương mại 2005 trong trường hợp này khách hàng có quyền từ chối nhận số hàng giao thừa tuy nhiên khách hàng đã nhận hàng vì vậy phải thanh toán số tiền hàng này theo giá cả đã thỏa thuận.

Về quy trình đối chiếu số lượng hàng hóa tại Siêu thị Co-opxtra đang được thực hiện như sau: Nhân viên ngành hàng soạn đơn hàng theo nhu cầu của khách và bàn giao cho bộ phận Dịch vụ khách hàng chích bill cho khách => Bộ phận Dịch vụ khách hàng đối chiếu đơn hàng của khách và số lượng hàng thực tế sau đó chích bill tại cash và chuyển đến bộ phận giao hàng => Bộ phận giao hàng kiểm đếm hàng thực tế và số lượng được chích trên bill đối chiếu một lần nữa trước khi giao.

Và song song với nghĩa vụ kiểm đếm trước khi giao hàng của Co-opxtra bên mua phải tiến hành kiểm đếm xác nhận số lượng hàng hóa tại thời điểm nhận hàng.

Hàng hóa phù hợp với hợp đồng mang tính chất rất quan trọng. Chính vì vậy việc thực hiện kiểm đếm số lượng và chủng loại hàng hóa trước khi giao hàng là nghĩa vụ của bên bán cần thực hiện và cần có sự xác nhận của bên mua.

2.2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về thời gian/thời hạn giao nhận hàng hóa tại  Đại siêu thị Co-opxtra Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Quy định về thời gian và thời hạn giao hàng được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Các bên cùng thỏa thuận và thống nhất thời gian và thời hạn giao hàng. Tại Siêu thị Co-opxtra đa số các khách hàng đều chọn giao hàng vào khung giờ nhất định. Để hoàn tất một đơn hàng để giao cho khách hàng tại Siêu thị Coopxtra có một quy trình riêng để thuận tiện cho việc soạn đơn hàng và các bộ phận tham gia quy trình này gồm có: bộ phận soạn đơn hàng (ngành hàng, dịch vụ khách hàng), bộ phận thu ngân (trích bill, kiểm số lượng trích bill) bộ phận kiểm soát hàng ra khỏi siêu thị (an ninh) và bộ phận giao hàng giao hàng đến tay khách hàng.

Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký kết tại Siêu thị Co-opxtra đa số đều được thỏa thuận về thời gian giao hàng và phía Siêu thị Co-opxtra sử dụng các biện pháp, nghiệp vụ để giao hàng đúng thời gian và đúng thời hạn cho bên mua.

Đồng thời bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thời gian đã thỏa thuận.

Trong một số trường hợp khi giao kết hợp đồng Co-opxtra và khách hàng không thỏa thuận trước về thời gian giao hàng cụ thể mà chỉ thỏa thuận về thời hạn giao hàng. Sau đó phía doanh nghiệp thông báo cho bên mua về thời gian giao hàng nhưng bên mua không phản hồi. Nhưng để kịp giao hàng đúng thời hạn hai bên đã thỏa thuận phía doanh nghiệp tiến hàng giao, thời điểm này Co-opxtra tiến hành giao hàng thì bên mua không tạo điều kiện cho bên bán giao hàng đồng thời không nhận hàng. (Ví dụ Công ty YYK có đặt một đơn hàng Coca số lượng lớn tại Siêu thị Co-opXtra hai bên thỏa thuận sẽ nhận hàng vào ngày 15/11/2022 tuy nhiên không cụ thể là buổi sáng hay buổi chiều, sáng 8h doanh nghiệp đã đi giao hàng cho khách trước giờ xe bị cấm tải trên đoạn đường đến địa điểm giao hàng. Phía Siêu thị Co-opXtra đã nhắn tin cho Công ty YYK về việc giao hàng nhưng bên Công ty YYK không phẩn hồi. Khi đến địa điểm giao hàng, bên Công ty YYK không đồng ý nhận vào buổi sáng mà đến chiều họ mới nhận do họ chưa sắp xếp được kho để chứa hàng.) Trong trường hợp này, phía doanh nghiệp không giao hàng được và ngay lúc này mới nhận được thời gian giao hàng. Theo quy định của pháp luật trong trường hợp hai bên chỉ thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm cụ thể thì Siêu thị Co-opXtra có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua, nhưng trong trường hợp này Siêu thị Co-opXtra giao hàng mà chưa nhận được sự đồng ý của Công ty YYK nên phía Công ty YYk có quyền nhận hoặc không nhận hàng. Chính vì vậy trường hợp này Siêu thị Co-opXtra cần tìm cách liên hệ để nhận được phản hồi về việc đồng ý hay không đồng ý về việc nhận hàng để tránh lập lại các trường hợp như trên.

Việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian và thời hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy khi thực hiện giao kết hợp đồng các bên tham gia cần thống nhất thời gian và thời hạn giao hàng để tránh phát sinh các tình huống gây tranh chấp. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

2.2.3. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về địa điểm giao nhận hàng hóa tại  Đại siêu thị Co-opxtra

Quy định về địa điểm giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Siêu thị Coopxtra có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm mà bên mua yêu cầu. Chính vì vậy bên mua có nghĩa vụ cung cấp địa chỉ chính xác cho Co-opxtra đầy đủ tên đường tên Xã/Phường/Thị Trấn, Quận/ Huyện, Tỉnh. Địa chỉ giao hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng. Việc cung cấp địa chỉ chính xác sẽ giúp cho bên bán xác định được khoảng cách từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng hóa là bao nhiêu và có thể dự ước thời gian đủ để đến giao hàng đúng thời gian và thời hạn bên mua yêu cầu. Nếu thực hiện chậm trễ sẽ vi phạm hợp đồng khiến hợp đồng không thực hiện được làm tổn thất cho các bên tham gia hợp đồng.

Theo chia sẽ của anh Mai Quốc Phong – Tổ Trưởng dịch vụ khách hàng gặp khó khăn xin địa chỉ để giao hàng gặp khi một số khách hàng cho địa chỉ vùng sâu vùng xa không có địa chỉ rõ ràng ví dụ: cạnh tạp hóa X, đường 359 đi vào 500m,…(theo tên gọi địa phương). Chính vì vậy khi nhân viên giao hàng đi giao hàng gặp khó khăn trong việc xác định giao hàng cho khách, làm tốn thời gian mà có thể trễ thời gian giao hàng cho khách theo thỏa thuận trước đó. Cụ thể ngày 19/12/2019 Co-opxtra có nhận được góp ý về dịch vụ giao hàng của siêu. “Cụ thể, khách hàng mua hàng số lượng nhiều nên gửi giao hàng, nhân viên có báo tối ngày 18/12 sẽ giao luôn nhưng khách chờ đến sáng ngày 19/12 vẫn chưa thấy giao. Khách hàng mới chạy ra hỏi thì nhân viên báo là giao hàng rồi. Sau đó, khách hàng phát hiện túi hàng của khách hàng bị giao nhầm cho hàng xóm. Khách hàng muốn góp ý để ban quản lý khắc phục lại tình trạng này. Sau khi tìm hiểu sự việc lý do dẫn đến việc giao nhầm đơn hàng cho khách. Khi khách hàng cho thông tin đã ghi quán tạp hóa bên cạnh dẫn đến việc nhầm lẫn đơn hàng không chính xác khiến cho nhân viên giao hàng giao nhầm địa chỉ. Và phía Siêu thị nhân viên giao hàng đã xác nhận gọi điện cho khách và khách nhắn để trước cửa và không hỏi lại khách hàng địa chỉ cũng như không giao hàng trực tiếp cho khách. Chính vì vậy về phía doanh nghiệp cần xin thông tin địa chỉ giao hàng cụ thể và  nhân viên giao hàng cần phải được  xác minh thông tin khách hàng một lần nữa trước khi giao hàng cho khách để tránh dẫn đến giao hàng nhầm lẫn.

Một mặt khác siêu thị Co-opxtra còn gặp khó khăn đối với một số đơn hàng số lượng lớn. Theo anh Phạm Huy Thái- Tổ trưởng An ninh phụ trách giao hàng: “Một số đơn hàng chuẩn bị giao cho khách như đã hẹn thì khách thay đổi địa chỉ khiến không kịp xắp xếp xe và tuyến đường đến đo bị cấm giờ không thể giao hàng kịp thời hạn đã thỏa thuận với khách.” Trong trường hợp này, phía doanh nghiệp cần thỏa thuận thêm với bên mua về thời hạn và thời gian giao hàng để phù hợp với quá trình giao hàng đến địa điểm mới mà bên mua yêu cầu. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Thông tin địa điểm giao hàng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi thỏa thuận hợp đồng các bên cần thống nhất và thể hiện rõ khi ký hợp đồng để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên cùng thực hiện hợp đồng.

2.2.4. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về về chứng từ hàng hóa liên quan tới giao nhận hàng hóa tại  Đại siêu thị Co-opxtra

Quy định về việc giao chứng từ hàng hóa liên quan đến giao hàng tại Siêu thị Co-opxtra. Chứng từ hàng hóa tại Co-opxtra trong một đơn hàng đi giao cho khách hàng gồm có: hóa đơn, đơn hàng, biên bản nhận hàng và các giấy tờ kiểm định, liên quan đến hàng hóa mà bên mua yêu cầu.

Siêu thị Co-opxtra cùng các đối tác sẽ thỏa thuận phương thức giao nhận các chứng từ liên quan này bằng nhiều cách khác nhau: phương thức giao chứng từ chung với hàng hóa, phương thức gửi chứng từ qua mail, phương thức gửi chứng từ bưu điện có xác báo.

Đối với phương thức giao chứng từ chung với giao hàng hàng hóa phương thức này được áp dụng chủ yếu ở Co-opxtra. Sau khi Siêu thị Co-opxtra ra hàng cho bộ phận giao hàng để giao hàng cho khách hàng, bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ có trách nhiệm bàn giao sổ ghi nhận hóa đơn, biên bản giao hàng, bảng kê cho bộ phận giao hàng giao chung với hàng hóa. Khi giao hàng bộ phận giao hàng giao hàng hóa cho bên mua, bên mua nhận hàng kiểm đếm số lượng hàng và ký xác nhận vào biên bản nhận hàng, đối chiếu có đúng với hóa đơn đã xuất thì ký xác nhận vào sổ nhận hóa đơn, đối với trường hợp hóa đơn không đúng với số lượng hàng hóa thì bên mua không có nghĩa vụ nhận hóa đơn và trả lại cho giao hàng để xuất hóa đơn khác phục trường hợp này. Còn trong trường hợp xuất hóa đơn gối đầu hàng ngày bộ phận giao hàng chỉ cho ký biên bản xác nhận số hàng và nhận hóa đơn ngày hôm trước đã thông nhất hàng hòa và chuyển về có các bộ phận liên quan. Phương thức giao chứng từ này có ký nhận rõ ràng độ chính xác cao, ít xảy ra việc thất lạc giấy tờ do có sự xác nhận của hai bên. Các bên tham gia hợp đồng ít xảy ra tranh chấp. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Đối với phương thức giao chứng từ qua mail. Phương thức ngày được đánh giá là nhanh nhạy được Siêu thị Co-opxtra áp dụng triệt để trong thời gian giãn cách xã hội mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên việc gửi mail còn phụ thuộc vào hệ thống mạng hay bị lỗi mạng, rớt mạng nên dẫn đến việc bên bán hoặc bên mua không nhận được phản hồi của đối phương. Hậu quả không xử lý kịp thời tình huống phát sinh. (ví dụ chị Trang- nhập liệu ngành hàng Thực phẩm tươi sống chia sẻ: “trong thời gian ngày 11-15/02/2022 hệ thống email outlook của hệ thống siêu thị bị lỗi cục bộ nên không thể nhận email phản hồi từ các nhà cung cấp sau ngày 15 hệ thống được sửa lỗi và khôi phục. Ngay lúc này đồng thời các email đổ vào cùng lúc, có nhiều email đã vào thùng thư rác nên chị đã bị sót và có trường hợp phải bù tiền để nhà cung cấp xuất lại hóa đơn”. Siêu thị Co-opXtra cần bảo trì hệ thống mạng định kỳ thường xuyên chứ không nên để xảy ra sự cố mới khắc phục. Ảnh hưởng đến công tác phục vụ khách hàng.

Đối với hình thức giao chứng từ qua bưu điện có xác báo. Phương thức này có độ xác nhận chính xác cao bên mua ký nhận trên thư xác và có hình ảnh nhận chứng từ. Tuy nhiên việc gửi thư này vẫn có trường hợp bị thất lạc thư dẫn đến bên mua phát sinh tranh chấp với bên thứ ba là bưu điện. Và thời gian gửi chứng từ qua bưu điện thường lâu và chậm trễ. Hình thức này Siêu thị Co-opxtra lựa chọn sử dụng khi có sự thoả thuận trước với bên mua và thông báo với bên mua rủi ro về sự chậm trễ.

Tuy nhiên trong quá trình thỏa thuận hợp đồng phía doanh nghiệp và khách hàng không thỏa thuận về thời gian và địa điểm giao chứng từ nên việc giao chứng từ sẽ gặp khó khăn và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của hai bên. (ví dụ: “Ngày 27/08/2022 Trường mầm non S có mua đơn hàng bánh mì tại Siêu Thị Co-opXtra hai bên đã giao hàng và xác nhận đơn hàng, đến ngày 15/09/2022 phía trường mầm non phản hồi chưa nhận được hóa đơn để thanh toán). Ngay lúc này Siêu thị CoopXtra đã liên hệ và gửi hóa đơn cho khách. Qua tìm hiểu sự việc đầu mối Quầy trưởng phụ trách đơn hàng do khách hẹn nhắn tin địa chỉ email để gửi hóa đơn nhưng do quên nên đã không hỏi lại khách. Trường hợp này tuy không có tranh chấp tuy nhiên thấy được sự lỏng lẻo về quy trình xuất hóa đơn cho đơn hàng bánh mì tại Siêu thị Co-opXtra. Vì vậy Siêu thị Co-opXtra nên thỏa thuận thời gian và địa chỉ xuất hóa đơn cho khách. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

2.2.5. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về về phương thức giao nhận hàng hóa tại Đại siêu thị Co-opxtra 

Hiện nay luật chưa quy định cụ thể về phương thức giao hàng nên doanh nghiệp còn lúng túng trong việc áp dụng phương thức giao hàng cho khách hàng.

Việc áp dụng phương thức giao hàng đối với khách hàng chưa đồng nhất.

Siêu thị Co-opxtra với loại hình kinh doanh là một nhà bán lẻ cung cấp các loại hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu hằng ngày. Đối tượng khách hàng của Siêu thị Co-opxtra chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng lẻ tùy thuộc vào khách hàng mà Siêu thị Co-opxtra và các đối tác thỏa thuận lựa chọn hoặc không thỏa thuận về phương thức giao hàng cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Đối với trường hợp không thỏa thuận về phương thức giao nhận hàng hóa. Phương thức giao hàng được áp dụng là giao hàng một lần và trực tiếp cho khách hàng. Tuy nhiên có nhiều khó khăn gặp phải khi khách hàng không nhận hàng đúng hạn và phát sinh thêm chi phí để giao hàng lại cho khách. Một số trường hợp hàng hóa giao cho khách là các sản phẩm yêu cầu bảo quản để giữ chất lượng sản phẩm khi khách không nhận hàng Siêu thị phải nhận về và bảo quản, quá trình vận chuyển xa và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường có thể bị ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Dưới sự tác động của thị trường bán lẻ, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để giữ chân khách hàng Siêu thị vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường và chịu chi phí phát sinh nếu sản phẩm bị ảnh hưởng đến chất lượng chính vì vậy mang thiệt hại lớn cho Siêu thị. Đối tượng khách hàng trong trường hợp không thỏa thuận này thường là khách hàng lẻ, và khách hàng doanh nghiệp không thường xuyên tại Siêu thị.

Đối với khách hàng doanh nghiệp thường xuyên cố định Siêu thị sẽ lựa chọn linh hoạt các phương pháp giao hàng để phục vụ khách hàng. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Đối với phương thức giao hàng nhiều lần. Phương thức này được hiểu là khi giao hàng đi giao hàng cho khách hàng không liên lạc được với người nhận hàng thì sẽ tiến hàng lưu kho và giao hàng vào ngày hôm sau. Theo chia sẽ của anh Phạm Huy Thái: “một số hàng hóa cần bảo quản, có hạn sử dụng trong ngày nếu không giao được chho khách thì việc bảo quan còn gặp nhiều khó khăn và phải đổi hàng cho khách” Vì vậy trường hợp giao hàng nhiều lần này là sự cố phát sinh và có thể để lại thiệt hại, tổn thất không đáng có. Thiệt hại xảy ra Siêu thị Co-opxtra phải bồi thường thiệt hại cho khách, và việc giao hàng nhiều lần sẽ phát sinh thêm chi phí cho bên bán hoặc bên mua.

Đối với phương thức giao hàng từng phần. Siêu thị Co-opxtra thường thỏa thuận với bên mua về việc giao hàng từng phần trong trường hợp hàng hóa bên mua đặt hiện vượt quá số lượng hàng hóa đang có sẵn tại Siêu thị Co-opxtra nên chưa có đủ để giao. Trường hợp này Siêu thị Co-opxtra thỏa thuận với khách về lịch trình giao hàng và số lượng của từng lần giao. Sau khi hai bên đã thông nhất lịch giao hàng và số lượng giao hàng cho mỗi đợt thì bên mua phải có nghĩa vụ giao hàng đúng số lương và lịch trình, về phần bên mua cần có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận trước đó. Tuy nhiên đã có trường hợp rủi ro khách không nhận hàng sau khi đã nhận hàng lần đầu. Rủi ro này khiến Siêu thị Co-opxtra phải giải tồn số hàng hóa này. Trường hợp khác khi bên mua có nhu cầu mua số lượng hàng lớn mà bên mua chưa kịp chuẩn bị kho bãi để nhận hàng hoặc kho bãi của bên mua không đủ lớn để trữ hàng chính vì vậy bên mua có thể thỏa thuận để giao hàng từng phần và hai bên phải thỏa thuận về thời gian nhận hàng của từng đợt và số lượng nhận để hai bên thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này tùy thuộc vào giá trị đơn hàng lớn và địa điểm giao hàng phù hợp với giá trị đơn hàng và cân đối chi phí thực hiện nghĩa vụ giao hàng Siêu thị Co-opxtra sẽ áp dụng phương thức này. Tuy nhiên, một vài trường hợp giá trị đơn hàng nhỏ và địa điểm giao hàng xa Siêu thị Co-opxtra sẽ thỏa thuận thêm với khách hàng về chi phí giao hàng. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

Tại siêu thị Co-opxtra chưa có sự đồng nhất về việc áp dụng phương thức giao hàng đối với các khách hàng. Việc lựa chọn phương thức đang tùy thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng.

Kết luận chương 2

Các quy định của về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quy định trong Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mai 2005 rất rõ ràng và thống nhất. Những quy định này đảm bảo quyền tự do tham gia hợp đồng của các chủ thể. Tuy nhiên với sự phát triển của kinh tế và quá trình hội nhập hiện này các quy định hiện hành hiện nay chưa đầy đủ. Chính vì vậy khi áp dụng thực tế phát luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

Tại chương 2 tác giả đã nêu ra các quy định của pháp luật và thực trạng, thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ đây, tác giả đưa ra đánh giá và nhận xét những điểm mạnh mà doanh nghiệp đã làm được và những điểm yếu của doanh nghiệp khi thực hiện pháp luật để làm cơ sở đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tại Đại siêu thị Co-opxtra ở chương 3. Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993