Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tại trường đại học giáo dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm của Đoàn trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 21/12/1999, Khoa Sư phạm (tiền thân của Trường Đại học Giáo dục) chính thức được thành lập theo Quyết định số 1481/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN. Việc thành lập Khoa Sư phạm đánh dấu sự ra đời một mô hình đào tạo giáo viên mới trong hệ thống giáo dục Việt Nam – mô hình đào tạo mở hướng tới sự liên thông, liên kết trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Trải qua 10 năm xây dựng, để ghi nhận sự đóng góp của Khoa Sư phạm trong việc đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời tạo điều kiện phát triển mô hình đào tạo tiên tiến, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 441/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở Khoa Sư phạm ngày 3/4/2009. Trường Đại học Giáo dục (University of Education – UEd) đã trở thành thành viên trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đến nay, Trường Đại học Giáo dục đã tuyển sinh được 16 khóa đào tạo cử nhân sư phạm hệ chính quy với hơn 4000 sinh viên.

Thành công trong công tác đào tạo của Trường Đại học Giáo dục (trước đây là Khoa Sư phạm) trong các lĩnh vực hoạt động đã được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Nhà trường đã vinh dự được nhận danh hiệu khen thưởng các cấp, được tặng Huân chương lao động Hạng 3 của Chủ tịch nước, cờ thi đua của chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Chủ tịch UBND 10 tỉnh, thành phố, Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN,v.v… Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Giáo dục còn là thành viên Hiệp hội giáo viên Châu Á – Thái Bình Dương; thành viên mạng lưới các trường đại học giáo dục Á – Phi; thành viên các trường đại học thuộc Cộng đồng Pháp ngữ; đại diện duy nhất ở Việt Nam của Đại học khảo thí Quốc tế Cambridge, Vương quốc Anh về đào tạo và cấp bằng, chứng chỉ công nhận giảng viên đạt chuẩn quốc tế.

2.1.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

  • Sứ mệnh, tầm nhìn

Với hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN vẫn kiên định với sứ mệnh, tầm nhìn và hệ giá trị mà tập thể cán bộ, giảng viên Nhà trường đã dày công vun đắp. Cụ thể:

Sứ mệnh: Trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học theo định hướng đại học nghiên cứu – nhằm đào tạo đội ngũ giảng viên các trường đại học và cao đẳng, THPT chuyên, cán bộ quản lí giáo dục và cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục, trên cơ sở liên kết với các chuyên gia, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, đạt chuẩn khu vực, trong đó có bộ phận đạt chuẩn quốc tế.

Tầm nhìn: Trường ĐH Giáo dục phấn đấu đến cuối những năm 2020 trở thành đại học nghiên cứu có các chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế đào tạo cho cả các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hệ giá trị: Hệ giá trị cơ bản của Trường ĐH Giáo dục: tiếp tục xây dựng văn hoá của một tổ chức biết học hỏi trong đó mọi thành viên sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng làm việc hết mình vì tổ chức.

  • Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Giáo dục được thực hiện theo Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của Đại học Quốc gia ban hành theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Trường. Trường Đại học Giáo dục là cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Giáo dục: Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

Biểu đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Giáo dục

  • Mô hình đào tạo a+b

Trường Đại học Giáo dục đào tạo sinh viên trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, của ĐHQGHN, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, với nhu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập với giáo dục đại học khu vực và thế giới. Các chương trình đào tạo được định kì bổ sung, điều chỉnh dựa trên nhiều nguồn thông tin từ sinh viên, giảng viên, nhà tuyển dụng.

Để thực hiện mô hình  đào tạo mở theo phương thức đào tạo phối hợp a, b, Trường Đại học Giáo dục sử dụng thế mạnh của ĐHQGHN là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học mạnh hàng đầu của cả nước, đặc biệt về các ngành khoa học cơ bản để tạo ra năng lực chuyên môn giỏi, vững chắc cho các thầy cô giáo tương lai dưới sự hướng dẫn của các giáo sư, các nhà khoa học đầu ngành của cả nước. Trong phần rèn luyện kỹ năng sư phạm, Trường Đại học Giáo dục hợp tác với các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài ĐHQGHN để trang bị cho sinh viên những kiến thức mới nhất về khoa học nghiệp vụ sư phạm, cơ sở khoa học về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo các bậc học, tổ chức trường lớp trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Song song với những kiến thức đó, Trường Đại học Giáo dục đặc biệt chú ý trang bị cho sinh viên các phương pháp, công nghệ dạy học tiên tiến, hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và tương ứng với điều kiện hội nhập quốc tế với phương châm là giúp các giáo viên tương lai từ bỏ cách dạy học chỉ truyền đạt kiến thức một chiều, chuyển sang dạy cách học, cách chủ động tổ chức quá trình nhận thức thay vì tiếp thu thụ động.

Việc đào tạo giáo viên được thực hiện theo mô hình a + b, trong đó giai đoạn a sinh viên sư phạm được đào tạo khối kiến thức khoa học cơ bản cùng với sinh viên các ngành khoa học cơ bản tương ứng tại các trường đại học Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội – Nhân văn – thành viên của ĐHQGHN, và giai đoạn b được đào tạo khối kiến thức khoa học giáo dục – sư phạm, kiến thức đặc thù nghiệp vụ sư phạm tại trường ĐHGD, triển khai kiến tập, thực tập sư phạm tại các trường THPT. Trần Hữu Hoan đã tổng kết về mô hình này: “Triết lý của mô hình đào tạo này là đào tạo cử nhân khoa học cơ bản trước, đào tạo giáo viên sau, theo đó người giáo viên được đào tạo giỏi về chuyên môn khoa học cơ bản, tinh thông về nghiệp vụ sư phạm, đồng thời có năng lực quản lý giáo dục tốt. Hiệu quả của mô hình đào tạo giáo viên + b là: phát huy và sử dụng được sức mạnh tổng hợp của đội ngũ giảng viên, nhà khoa học đầu ngành của các ngành khoa học cơ bản, cũng như kinh nghiệm đào tạo của các trường đại học thành viên, các cơ sở đào tạo có uy tín cao, của ĐHQGHN”.

  • Cơ cấu tổ chức và quá trình phát triển của Đoàn trường ĐHGD-ĐHQG Hà Nội

Trường ĐHGD – ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở Khoa Sư phạm (thành lập năm 1999) theo Quyết định số 441/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Cũng chính từ năm 2009, Đoàn trường ĐHGD khi đó còn là Khoa Sư phạm đã được thành lập. Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Giáo dục là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, là tổ chức Đoàn cơ sở được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc, Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh quy định, bộ máy tổ chức được quy định theo quy chế hoạt động của trường đại học; thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Đảng ủy Trường Đại học Giáo dục (ĐHGD).

Đến tháng 3/2017, Đoàn Trường ĐHGD có 01 Liên chi đoàn, 26 Chi đoàn, gần 1200 đoàn viên là sinh viên và 38 đoàn viên là cán bộ và 134 đoàn viên là học sinh. Ngoài việc tham gia hoạt động tại Đoàn trường, các Đoàn viên là sinh viên còn được tham gia hoạt động trong hệ thống cơ sở đoàn của ĐHQGHN, với sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của các đơn vị thành viên: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thể hiện rõ tính kế thừa và phối hợp chặt chẽ trong mô hình đào tạo phối hợp, kế tiếp a+b. Một đặc điểm là trường Đại học Giáo dục chưa thành lập Hội sinh viên vì vậy trong các hoạt động Đoàn nói chung đều là do Đoàn trường trực tiếp tổ chức và quản lý.

Trong những năm qua Đoàn Trường ĐHGD luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban giám hiệu, Ban thường vụ Đoàn ĐHQGHN, sự phối hợp của các phòng chức năng, các Khoa trực thuộc Trường ĐHGD, của các cơ sở Đoàn bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Phương pháp khảo sát

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động Đoàn thanh niên cộng sản HCM tại trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN. Đánh giá những thuận lợi, những việc đã làm được và hạn chế trong quản lý các loại hình hoạt động Đoàn của Đoàn trường và các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến hoạt động này. Từ cơ sở thực tiễn này để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động Đoàn của Đoàn trường có hiệu quả hơn nhằm mục đích chung là nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

  • Khảo sát thực trạng hoạt động Đoàn của Đoàn TNCS HCM tại trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN
  • Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của sinh viên trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
  • Đánh giá thành công, hạn chế của hoạt động này và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động Đoàn của sinh viên viên. Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

2.1.2.3. Hình thức khảo sát

Đề tài sử dụng các phương pháp cơ bản sau:

Điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp thống kê toán học và xử lý định hướng bằng kết quả nghiên cứu, đây là phương pháp chính. Bên cạnh đó để có thêm thông tin phục vụ đề tài, tác giả sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn sâu.

Đề tài sử dụng 03 mẫu điều tra (phụ lục kèm theo)

  • Mẫu 1: Phiếu hỏi về thực trạng hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại trường Đại học Giáo dục (dành cho cán bộ quản lý)
  • Mẫu 2: Phiếu hỏi về thực trạng hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại trường Đại học Giáo dục (dành cho đoàn viên – sinh viên)
  • Mẫu 3: Phiếu hỏi đánh giá mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất đối với hoạt động Đoàn.

2.1.2.4. Tiêu chính đánh giá và thang đo

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được từ phiếu điều tra, từ đó rút ra các nhận xét khoa học khái quát về quản lý hoạt động Đoàn Thanh niên cộng sản HCM tại trường Đại học Giáo dục.

Bên cạnh đó cùng với việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu sẽ làm sáng tỏ thêm một số vấn đề khác.

2.2. Thực trạng hoạt động Đoàn ở trường ĐHGD, ĐHQGHN

2.2.1. Phương hướng công tác Đoàn tại trường Đại học Giáo dục

Từ năm 2014 cho đến nay cơ chế quản lý sinh viên có nhiều sự thay đổi (Năm học 2014 – 2015: quản lý đoàn viên khóa QH – 2011 – S, QH – 2014 – S; Năm học 2015 – 2016: quản lý đoàn viên khóa QH – 2012 – S, QH – 2014 – S, QH – 2015 – S; năm học 2016 – 2017: Quản lý toàn bộ đoàn viên là sinh viên và đoàn viên là học sinh). Ngày 02/4/2017, Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐHGD tổ chức Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐHGD lần thứ III, nhiệm kỳ 2017 – 2019. 140 đại biểu tham dự đại hội, đại diện cho 1200 đoàn viên thanh niên trường Đại học Giáo dục đã bầu ra Ban chấp hành khóa III với 19 đồng chí. Trong những năm qua, với sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên, Đảng ủy và Ban giám hiệu, những thay đổi trong công tác quản lý sinh viên tại Trường Đại học Giáo dục đã tạo những chuyển biến tích cực, rõ nét về tình hình hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên của Nhà trường. Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

Bắt đầu từ năm học 2016-2017, trường Đại học Giáo dục quản lý sinh viên ngay từ năm thứ nhất (tại thông báo số 3169/TB-ĐHQGHN ngày 09/9/2014 của ĐHQGHN về một số điều chỉnh trong công tác phối hợp tổ chức đào tạo và quản lý sinh viên giữa các đơn vị); tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn trường quản lý đoàn viên và hoạt động đoàn một cách liền mạch, liên tục, có hệ thống. Đồng thời, sinh viên vẫn theo học tại các đơn vị thành viên của ĐHQGHN như ĐH KHXH&NV, ĐHKHTN. Điều này giúp cho đoàn viên – sinh viên có cơ hội được tham gia các hoạt động của các đơn vị bạn tổ chức; vô hình chung đem tới nhiều cơ hội trải nghiệm, tham gia hoạt động Đoàn TNCSHCM (sau đây xin gọi tắt là hoạt động Đoàn) cho đoàn viên sinh viên. Bên cạnh đó, sự thành lập và đi vào hoạt động của trường Trung học Phổ thông Khoa học Giáo dục cũng đem tới một sự phát triển mạnh mẽ về đội ngũ đoàn viên thanh niên, đặc biệt là những đoàn viên thanh niên trẻ về tuổi đời và tràn đầy mong muốn được tham gia, cống hiến cho hoạt động Đoàn.

2.2.2. Nhận thức của SV đối với hoạt động Đoàn

Đối với các trường Đại học, ngoài việc thực hiện chức năng giảng dạy, giảng viên còn có nhiệm vụ giúp cho sinh viên hành thành, phát triển nhân cách và quan trọng là định hướng được lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường của sinh viên. Nếu nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Đoàn thì GV có thể giúp sinh viên có động cơ tích cực, có ý thức trách nhiệm đối với hoạt động này. Có nhận thức đúng vai trò của hoạt động Đoàn, thì SV mới chủ động tham gia và từ đó hình cách kỹ năng cũng như rèn luyện về và phát triển nhân cách.

Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động Đoàn trong nhà trường qua phiếu khảo sát thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Vai trò của hoạt động Đoàn vối với sinh viên

Qua số liệu khảo sát ở bảng 2.1 cho thấy, tỉ lệ sinh viên đánh giá hoạt động Đoàn ở mức độ Quan trọng chiếm tỷ lệ khá cao 43,4% nhưng bên cạnh đó, tỉ lệ đánh giá là Bình thường cũng khá cao 35.5%. Không chỉ vậy mà vẫn còn một bộ phận chưa coi trọng hoạt động đối với việc học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách – tỉ lệ đánh giá là Rất không quan trọng chiếm tỉ lệ là 3.9%

Biểu đồ 2.2. Mức độ quan trọng của HĐ Đoàn đối với sinh viên Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

Bên cạnh việc nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Đoàn, việc tham gia của SV có nhiệt tình không còn phụ thuộc vào mức độ phù hợp của các hoạt động. Theo bảng kết quả khảo sát chúng ta có thể thấy, đến 48,7% đoàn viên sinh viên đánh giá là hoạt động Đoàn là Phù hợp với nhu cầu của đoàn viên sinh viên, tuy nhiên có một bộ phận nhỏ đánh giá là hoạt động đoàn là Rất không phù hợp với tỉ lệ là 1.3%. Bên cạnh đó, số SV đánh giá hoạt động Đoàn là Rất phù hợp chiếm con số rất khiêm tốn chỉ có 8/152 phiếu chiếm tỉ lệ 5,3%. Điều này nói lên rằng hoạt động Đoàn chưa thực sự phù hợp với đoàn viên SV.

Bảng 2.2. Mức độ phù hợp của hoạt động Đoàn đối với SV

Chúng ta có thể thấy rõ hơn mức độ phù hợp của hoạt động Đoàn đối với SV được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3. Mức độ phù hợp của hoạt động Đoàn đối với SV

2.2.3. Mức độ hứng thú của SV với hoạt động Đoàn

Thực tế cho thấy, nếu không có hứng thú, SV sẽ không tích cực tư duy, thiếu chủ động, không chịu tìm tòi và tìm hiểu các nội dung hoạt động được tổ chức, Điều này sẽ dẫn đến giảm số lượng tham gia các hoạt động việc các hoạt động Đoàn, khiến việc tổ chức không đạt hiệu quả mong muốn. Qua điều tra thu được kết quả:

Bảng 2.3. Mức độ hứng thú đối với hoạt động Đoàn của sinh viên

Ý kiến cho thấy số SV cho rằng có Hứng thú đối với hoạt động Đoàn chỉ chiếm 43,4% và ý kiến Bình thường chiếm tỉ lệ cao hơn với 46.1%, đặc biệt có đến 3,9% số sinh viên trả lời là Không hứng thú với hoạt động Đoàn. Điều này cho thấy hoạt động Đoàn vẫn chưa hoàn toàn thu hút, tạo sự hứng thú cho số đông SV, thậm chí còn có một bộ phận nhỏ tỏ ra không thấy hứng thú.

Biểu đồ 2.4. Mức độ hứng thú của sinh viên đối với hoạt động Đoàn

Bên cạnh đó, mức độ hứng thú với hoạt động Đoàn được thể hiện rõ nét trong số lần tham gia các hoạt động cụ thể đã được tổ chức. Theo kết quả khảo sát, chúng ta có thể thấy tổng số lần tham gia các hoạt động Đoàn được tổ chức trong tại nhà trường, hoạt động Các tọa đàm, các buổi tập huấn được tham gia nhiều nhất, với số lần tham gia nhiều nhất của 1 đoàn viên sinh viên lên tới 15 lần, tiếp theo nội dung Học tập chính trị, giáo dục đầu khóa , tuy nhiên hoạt động này mang tính chất bắt buộc đối với sinh viên, có thể thấy số lần nhiều nhất tham gia hoạt động này là 4 lần, cũng chính là đoàn viên sinh viên năm thứ 4. Nội dung tiếp theo thu hút được nhiều sinh viên tham gia đó chính là Hội thi Nghiệp vụ sư phạm – hoạt động này cũng chính là hoạt động thường niên của Nhà trường với sự phối kết hợp của Đoàn TNCSHCM và Phòng Công tác học sinh sinh viên. Hoạt động này mang ý nghĩa học tập, rèn luyện nghề và phát triển nhân cách rất lớn, giúp cho đoàn viên sinh viên tích lũy được kinh nghiệm không chỉ về nghề nghiệp mà còn là các kỹ năng mềm thiết yếu cho công việc sau này.

Bảng 2.4. Số lần tham gia các hoạt động Đoàn của SV Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

Theo kết quả khảo sát, chúng ta có thể thấy tổng số lần tham gia các hoạt động Đoàn được tổ chức trong tại nhà trường, hoạt động Các tọa đàm, các buổi tập huấn được tham gia nhiều nhất, với số lần tham gia nhiều nhất của 1 đoàn viên sinh viên lên tới 15 lần. Tiếp theo nội dung Học tập chính trị, giáo dục đầu khóa – đây là một nội dung mang tính chất thường niên, bên cạnh đó hoạt động này mang tính chất bắt buộc đối với sinh viên, có thể thấy số lần nhiều nhất tham gia hoạt động này là 4 lần, cũng chính là số lần tham gia của đoàn viên sinh viên năm thứ 4. Nội dung tiếp theo thu hút được nhiều sinh viên tham gia đó chính là Hội thi Nghiệp vụ sư phạm – hoạt động này cũng chính là hoạt động thường niên của Nhà trường với sự phối kết hợp của Đoàn TNCSHCM và Phòng Công tác học sinh sinh viên. Hoạt động này mang ý nghĩa học tập, rèn luyện nghề và phát triển nhân cách rất lớn, giúp cho đoàn viên sinh viên tích lũy được kinh nghiệm không chỉ về nghề nghiệp mà còn là các kỹ năng mềm thiết yếu cho công việc sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh các nội dung thu hút được đông đảo tham gia của đoàn viên sinh viên, có những nội dung chưa thu hút được nhiều đoàn viên sinh viên, đó là Dạ tiệc tốt nghiệp Line of time – Hoạt động đặc biệt dành để sinh viên năm cuối nói lời tạm biệt trước khi tốt nghiệp và là cơ hội nói lời tri ân với Thầy Cô và nhà trường – nên có thể thấy, rất ít đoàn viên sinh viên đang theo học tham gia và quan tâm đến.

Biểu đồ 2.5. Số lần tham gia các hoạt động Đoàn của SV

2.2.4. Khó khăn khi SV tham gia hoạt động Đoàn

Theo khảo sát cho thấy có đến 142/152 sinh viên (chiếm 93,4%) được hỏi cho rằng chưa đủ tất cả 100% sinh viên trong trường nhiệt tình tham gia hoạt động Đoàn. Có rất nhiều nguyên nhân, sau đây là một số nguyên nhân đã được đưa ra:

Bảng 2.5. Nguyên nhân khiến SV không tham gia hoạt động Đoàn

Theo kết quả cho thấy, có đến 71,2% sinh viên được hỏi không thể tham gia được các hoạt động Đoàn do việc tổ chức trùng lịch học . Đây cũng là một trong những khó khăn lớn nhất của sinh viên trường Đại học Giáo dục bởi đặc thù của mô hình đào tạo a+b khiến cho lịch học phụ thuộc nhiều vào trường thành viên, cụ thể là: ĐH KHXHNV đối với sinh viên ngành Ngữ Văn, Lịch Sử và ĐH KHTN đối với sinh viên ngành Toán học, Vật lý, Hóa học.

Lý do tiếp theo được đánh giá với 45,2% số sinh viên được hỏi đồng ý rằng việc tổ chức/thực hiện chương trình không chuyên nghiệp , điều này có thể nói lên điều kiện tổ chức các hoạt động chưa thật sự chuyên nghiệp, dẫn đến việc sụt giảm số lượng đoàn viên sinh viên tham gia hoạt động. Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

Ngoài ra lý khác cũng có 41,2% sinh viên được hỏi chọn đó là Không biết thông tin về hoạt động, điều này cho thấy việc truyền thông cho các hoạt động Đoàn vẫn còn chưa được tốt.

Bên cạnh đó có một số ý kiến khác là “Nội dung nhàm chán hay buồn ngủ” hoặc “thời gian gấp rút không có thời gian chuẩn bị sắp xếp” cũng là những cách nói khác của việc nội dung hoạt động không hấp dẫn, và việc không biết thông tin về hoạt động.

Biểu đồ 2.6. Các nguyên nhân khiến SV không thể tham gia hoạt động

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động Đoàn ở trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội

2.3.1. Thực trạng quản lý xác định mục tiêu của hoạt động Đoàn

Mục tiêu của một hoạt động là điều đầu tiên cần phải xác định rõ ràng nếu muốn thực hiện tốt hoạt động đó. Mục tiêu của hoạt động Đoàn cũng vậy. Trong thời gian qua hoạt động Đoàn luôn bám sát, thực hiện đúng những mục tiêu chính nhà trường đề ra. Về việc giúp đỡ đoàn viên trong việc học tập, nghiên cứu khoa học, 100% đoàn viên là cán bộ trẻ tham gia hướng dẫn nghiên cứu khoa học sinh viên. Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên là một nội dung được chia sẻ trong các buổi chào tân sinh viên. Vì vậy hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên diễn ra rất sối nổi, gần 100% tham gia nghiên cứu khoa học ít nhất 1 lần trong 4 năm học. Văn phòng đoàn có cán bộ chuyên trách luôn trực, để giải đáp thắc mắc của sinh viên trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu khoa học. Đoàn trường chỉ đạo chi đoàn cán bộ quán triệt tới các đoàn viên là cố vấn học tập thực hiện tốt giờ tư vấn hàng tuần.

Bên cạnh đó, Đoàn trường luôn chú trọng công tác hướng nghiệp cho sinh viên; nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. BCH Đoàn đã chỉ đạo các chi đoàn, phối hợp với giáo viên bộ môn, cố vấn học tập tổ chức buổi sinh hoạt, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp: kĩ năng soạn giáo án, thuyết trình, đứng lớp, tổ chức hoạt động, kĩ năng xử lý tình huống sư phạm. Đoàn trường đã tham mưu với các phòng ban chức năng tạo điều kiện phòng học, máy chiếu để hoạt động này được thực hiện hàng tuần tại các chi đoàn. Đây thực sự là một hoạt động bổ ích, thiết thực với sinh viên năm cuối. Hiện tại hoạt động này đã được tổ chức khá bài bản, có sự hỗ trợ của các đoàn viên chi đoàn cán bộ.

Qua điều tra khảo sát có thể thấy CB quản lý đánh giá Mục tiêu hoạt động của Đoàn trường được xây dựng cụ thể trong mỗi nhiệm kỳ, trong năm học và trong từng hoạt động có điểm trung bình cao nhất 4.22 . Nội dung Mục tiêu hoạt động của Đoàn trường phù hợp với nhu cầu về sở thích và năng lực của Đoàn viên được đánh giá yếu nhất với điểm trung bình chỉ có 3.63.

Bên cạnh đó đoàn viên sinh viên cũng đánh giá cao nội dung Mục tiêu hoạt động của Đoàn trường phù hợp với mục tiêu đào tạo của Nhà trường với điểm trung bình là 3.84 và nội dung Mục tiêu hoạt động của Đoàn trường phù hợp với nhu cầu về sở thích và năng lực của Đoàn viên cũng được đánh giá thấp hơn với điểm trung bình 3.59.

  • Bảng 2.6. CB GV đánh giá nội dung thực hiện của hoạt động Đoàn trường
  • Bảng 2.7. SV đánh giá nội dung thực hiện của hoạt động Đoàn trường

2.3.2. Thực trạng về quản lý nội dung hoạt động Đoàn Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

Nội dung hoạt động Đoàn được hiểu là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình do Đoàn thực hiện, thông qua các hoạt động cụ thể của các cấp cán bộ đoàn, tổ chức đoàn, cán bộ, đoàn viên, nhằm mục tiêu thực hiện chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Đoàn. Qua khảo sát thực tế các CB – GV trong nhà trường cho thấy Nội dung hoạt động Đoàn được triển khai đầy đủ theo đúng kế hoạch đề ra vào mỗi đầu năm học được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 4.04, tiếp theo là Các nội dung của hoạt động Đoàn mang tính ý nghĩa nghề nghiệp cao với đoàn viên – sinh viên trường Đại học Giáo dục với điểm trung bình là 3.93

Bên cạnh đó, đoàn viên sinh viên được hỏi đánh giá Các nội dung của hoạt động Đoàn mang tính ý nghĩa nghề nghiệp cao với đoàn viên – sinh viên trường Đại học Giáo dục có điểm trung bình cao nhất với 3.63.

  • Bảng 2.8. CB – GV đánh giá nội dung của hoạt động Đoàn
  • Bảng 2.9. SV đánh giá nội dung của hoạt động Đoàn

2.3.3. Thực trạng về quản lý hình thức và phương pháp hoạt động Đoàn

Các nội dung của hoạt động Đoàn được tổ chức qua nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tác giả xin tổng kết các hình thức chính: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao: các sự kiện, các câu lạc bộ, các buổi giao lưu, giải bóng đá,…;Các hoạt động tuyên truyền, các cuộc thi vận động tư tưởng; Các cuộc tọa đàm, các seminar trao đổi kinh nghiệm học thuật, …;Hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng; Các hoạt động quyên góp.

Qua điều tra nghiên cứu thì hầu hết sinh viên nắm được các hình thức khác nhau của hoạt động Đoàn trong trường Đại học, tuy nhiên vẫn có một bộ phận không ít các bạn sinh viên (9,2%) không tham gia Các hoạt động tuyên truyền, các cuộc thi vận động tư tưởng và một bộ phận nhỏ (3.9%) không tham gia Hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng; Các hoạt động quyên góp. Hoạt động đã được tổ chức và được quan tâm nhiều nhất đối với cả đoàn viên sinh viên và cán bộ là Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao: các sự kiện, các câu lạc bộ, các buổi giao lưu, giải bóng đá,… với điểm trung bình là 1.95 với đánh giá của đoàn viên sinh viên và 2.19 với đánh giá của cán bộ quản lý. Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

  • Bảng 2.10. Mức độ thực hiện các hình thức của hoạt động Đoàn của CB
  • Bảng 2.11. Mức độ thực hiện các hình thức của hoạt động Đoàn của SV

Mức độ thực hiện các hoạt động này của sinh viên được thể hiện qua khảo sát đánh giá mức độ thực hiện không đồng đều giữa các loại hình. Điều này phản đúng thực tế tại nhà trường, các loại hình hoạt động Đoàn mang tính bề nổi được đông đảo sinh viên tham gia, Các hoạt động mang nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, công tác xây dựng tổ chức Đoàn những năm gần đây đã từng bước được thực hiện hướng đến việc chuyên nghiệp hóa trong các bước triển khai nhưng vẫn chưa đạt được nhiều kết quả như mong muốn. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác Đoàn viên, thanh niên ở một bộ phận sinh viên còn chưa đầy đủ, dẫn đến sự thiếu quan tâm, thờ ơ đối với các hoạt động Đoàn.

Biểu đồ 2.7. Mức độ thực hiện các hình thức hoạt động Đoàn

2.3.4. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ trong việc quản lý hoạt động Đoàn

Trong những năm qua, hoạt động Đoàn tại trường làm đã được Đảng ủy – Ban giám hiệu nhà trường có những quan tâm vượt bậc so với thời gian trước. Ban chấp hành Đoàn trường đã có văn phòng làm việc riêng, đã có cán bộ chuyên trách hoạt động Đoàn. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vẫn thành lập được Hội sinh viên của Nhà trường. Do đặc thù mô hình đào tạo, số lượng sinh viên quản lý trực tiếp khiên tốn, chưa tới 300 sinh viên; thời gian quan lý quá ngắn, chưa đến một năm học. BCH xác định nhiệm vụ trước mắt thực hiện thật hiệu quả các hoạt động của Đoàn. Việc thành lập Hội sinh viên sẽ thực sự cần thiết, đủ điều kiện khi có sự thay đổi trong chính sách quản lý và đào tạo sinh viên sư phạm.

Qua khảo sát thực tế cho thấy các CB – GV đánh giá Các hoạt động của Đoàn/ Chi đoàn có văn bản hướng dẫn thực hiện, triển khai các hoạt động theo đúng quy định hiện hành được đánh giá cao nhất, tiếp theo là Thời gian tham gia vào tổ chức các hoạt động Đoàn ảnh hưởng nhiều đến công việc của đồng chí. Điều này phản ánh đúng thực tế của mô hình đào tạo a+b ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động Đoàn. Ngoài ra Có nguồn kinh phí hợp lý đầu tư cho các hoạt động Đoàn tại trường Đại học Giáo dụcCác hoạt động của Đoàn luôn được tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để tổ chức không được đánh giá cao lắm với điểm trung bình lần lượt chỉ là 3.78 và 3.67. Đặc biệt nội dung Các cán bộ Đoàn thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn về công tác Đoàn do Đoàn trường và Đoàn ĐHQGHN tổ chức được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình chỉ có 3.37

  • Bảng 2.12. CB – GV đánh giá các điều kiện tổ chức hoạt động Đoàn
  • Bảng 2.13. CB – GV đánh giá các điều kiện tổ chức hoạt động Đoàn

Bên cạnh đó, đoàn viên sinh viên cũng có nhận xét Thời gian tổ chức các hoạt động Đoàn phù hợp với đoàn viên – sinh viên trường Đại học Giáo dục với điểm trung bình khá thấp 2.93, và việc Thời gian tham gia vào các hoạt động Đoàn ảnh hưởng nhiều đến công việc học tập của đồng chí cũng được sự đồng ý cao với điểm trung bình là 3.46

2.3.5. Thực trạng về kiểm tra và đánh giá hoạt động Đoàn Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

Cho đến thời điểm hiện tại, việc kiểm tra và đánh giá quản lý hoạt động Đoàn có một bước tiến dài trong việc đưa ra bộ tiêu chí đánh giá đoàn viên và chi đoàn tại hướng dẫn số 102/HD-ĐTN- ĐHGD chính vì vậy nội dung Có bộ tiêu chí đánh giá đoàn viên sinh viên/chi Đoàn rõ ràng được CB – GV đánh giá với điểm trung bình khá cao 4.3 Tuy nhiên việc đánh giá này khiến cho một bộ phận đoàn viên sinh viên tham gia hoạt động Đoàn chỉ là bắt buộc vì nội dung Tham gia vào các hoạt động Đoàn vì đây một tiêu chí đánh giá xếp loại đoàn viên – sinh viên được đoàn viên sinh viên đánh giá với điểm trung bình là 3.39 – không phải là thấp. Điều này phản ánh thực tế việc SV tham gia hoạt động Đoàn chưa phải là chủ động mà việc tham gia đôi khi chỉ là chống chế, để không bị đánh giá là thiếu tích cực trong các hoạt động.

  • Bảng 2.14. CB – GV đánh giá cách kiểm tra đánh giá hoạt động Đoàn
  • Bảng 2.15. SV đánh giá cách kiểm tra đánh giá hoạt động Đoàn

2.3.6. Thực trạng sự phối hợp với nhà trường trong quản lý hoạt động Đoàn TNCS HCM

Đối với đoàn viên sinh viên có thể hoạt động Đoàn – Hội không hề xa lạ với các bạn, các bạn có thể được làm quen từ khi còn là học sinh tiểu học, thậm chí chưa ngồi trên ghế nhà trường cũng có thể được tham gia các hoạt động tại địa phương. Tuy nhiên hoạt động Đoàn tại trường Đại học là một bậc cao hơn, thông qua hoạt động này, đoàn viên sinh viên có thể tích lũy các kỹ năng mềm, kinh nghiệm giao tiếp – xử lý tình huống, cũng như rèn nghề, bởi đặc thù trường sư phạm, đoàn viên sinh viên trường Đại học Giáo dục khi ra trường sẽ là các thầy các cô và lại một lần nữa sống trong môi trường sư phạm và với cương vị hoàn toàn mới – dẫn dắt các em học sinh. Bên cạnh đó, Đoàn trường học đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Đoàn viên thanh niên lập thân – lập nghiệp. Có thể nói trong các hoạt động của sinh viên ở các trường Cao đẳng, Đại học, công việc học tập, bồi dưỡng tri thức luôn phải được chú trọng ưu tiên và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc học tốt thì tham gia các hoạt động Đoàn cũng là một điều hết sức quan trọng. Thực trạng quản lý hoạt động Đoàn cho thấy việc tổ chức hoạt động Đoàn không thể thực hiện đơn lẻ bởi Ban chấp hành Đoàn trường hoặc chỉ cần các Chi đoàn tổ chức mà cần có sự phối kết hợp với các lực lượng khác trong nhà trường, hiểu được tầm quan trọng đó, đề tài đã tiến hành khảo sát – thu thập số liệu qua phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về vấn đề này kết quả thu được: Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

Bảng 2.16. Các lực lượng phối hợp tổ chức hoạt động Đoàn trong nhà trường

Qua số liệu nhận thấy cán bộ quản lý và giảng viên đều đánh giá cao sự phối hợp giữa Đoàn trường và các lực lượng khác trong nhà trường, khảo sát phản ánh đúng thực tế trong nhà trường. Cụ thể sự phối hợp giữa Đoàn trường với Đảng ủy, Ban giám hiệu đạt đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 1.81, tiếp theo là sự phối hợp với Phòng CTHSSV được đánh giá cao tiếp theo với điểm trung bình là 1.63. Đặc biệt sự phối hợp giữa Đoàn trường và các Đoàn trường bạn chưa được đánh giá cao (điểm trung bình là 1.22).

Biểu đồ 2.8. Các lực lượng phối hợp tổ chức hoạt động Đoàn trong nhà trường

2.4. Đánh giá chung về hoạt động Đoàn TNCS HCM

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Giáo dục đã tổ chức các hoạt động theo đúng trọng tâm mục tiêu đã đề ra trên tinh thần phù hợp, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên sinh viên. Có thể chia hoạt động Đoàn tại trường Đại học Giáo dục ra năm mảng hoạt động chính, và cũng được quản lý theo năm mảng rõ rệt này. Qua khảo sát thực tế chúng ta nhận được kết quả thực hiện các mảng hoạt động cụ thể như sau:

  • Bảng 2.18. CB – GV đánh giá về các mảng hoạt động chính của Đoàn trường
  • Bảng 2.19. SV đánh giá về các mảng hoạt động chính của Đoàn trường

Theo đánh giá của CB – GV mảng hoạt động được đánh giá cao nhất là Công tác Văn – Thể: hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học: hoạt động tìm kiếm tài năng, các câu lạc bộ, các sự kiện, giải thể thao, … với điểm trung bình là 2.89 và cũng tương tự đối với đoàn viên sinh viên, các bạn đánh giá hình thức hoạt động này khá cao với điểm trung bình 2.81. Tiếp theo là hoạt động Đồng hành cùng đoàn viên, sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên: các tọa đàm, các lớp tập huấn, các seminar trao đổi học thuật,… cũng được đánh giá cao với điểm trung bình các CB- GV đánh giá là 2.7 và đoàn viên sinh viên đánh giá là 2.79. Kết quả khảo sát thực tế cũng nói lên rằng hoạt động Xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn; Công tác phát triển Đảng được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình do CB – GV đánh giá là 2.19 và do đoàn viên sinh viên đánh giá là 2.52. Kết quả này phản ánh đúng thực trạng diễn ra tại trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

Biểu đồ 2.9. Đánh giá chung về hoạt động Đoàn

2.4.1. Những điểm mạnh Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

Trong những năm qua Đảng ủy trường ĐH Giáo dục đã quan tâm chỉ đạo một cách toàn diện đối với công tác Đoàn của nhà trường, chính sự quan tâm đó là thuận lợi cơ bản cho việc triển khai và quản lý công tác Đoàn trong trường.

Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể khác (Công đoàn, Hội sinh viên, các Khoa – Bộ Môn trực thuộc trường) cũng đã có những bước đầu tuyên truyền, phối kết hợp với Ban chấp hành Đoàn trường để tổ chức nhiều sinh hoạt học thuật, bước đầu tạo nên hoạt động phong trào sôi nổi hơn.

Hơn thế nữa, việc hoạt động Đoàn tại trường ĐHGD được diễn ra trong môi trường sư phạm với nhiều yếu tố thuận lợi. Việc tích cực tham gia các hoạt động Đoàn của không chỉ đoàn viên sinh viên mà còn của các GV giúp hoạt động Đoàn trở thành yếu tố gắn kết SV và GV trong nhà trường.

2.4.2. Những điểm hạn chế

Trường ĐHGD có mô hình đào tạo vô cùng đặc biệt, đó là mô hình đào tạo a+b, đây là điều làm nên khác biệt của nhà trường nhưng đồng thời cũng là khó khăn lớn cho nhà trường trong vấn đề QL, trong đó có QL công tác hoạt động Đoàn.

Mặc dù từ năm học 2016 – 2017 nhà trường đã quản lý toàn bộ đoàn viên là sinh viên và đoàn viên là học sinh, tuy nhiên lịch học tập và làm việc của các SV vẫn ở các trường bạn (ĐHKHXHNV và ĐHKHTN) nên việc tập trung SV để tổ chức các hoạt động còn nhiều khó khăn, vẫn có nhiều SV bị trùng lịch học vào các lịch tổ chức các hoạt động. Kết quả dẫn đến việc tổ chức các hoạt động trở nên kém hiệu quả hơn.

Kết luận chương 2 Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

Hoạt động Đoàn được tiến hành thường xuyên, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy nhà trường cũng như trong sự phối kết hợp với các Phòng ban cũng như các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường. Đoàn trường không những thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tư tưởng – chính trị cho đoàn viên sinh viên theo đúng định hướng chỉ đạo của Đảng ủy; giúp đoàn viên sinh viên định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp mà còn hỗ trợ sinh viên trong việc nghiên cứu – học tập thông qua phối hợp với các Khoa, bộ môn của trường tổ chức các xemina, các tọa đàm mang tính học thuật cao.

Sinh viên đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động Đoàn đối với việc học tập, rèn nghề và phát triển nhân cách của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia các hoạt động Đoàn do Đoàn trường tổ chức do sự ảnh hưởng của mô hình đào tạo a+b.

Thực trạng cho thấy hoạt động Đoàn tại trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN đã phát triển nhưng chưa được đồng đều và sâu rộng. Một số nội dung hoạt động vẫn chưa thu hút được đông đảo đoàn viên sinh viên và cả cán bộ tham gia. Một bộ phận nhỏ đoàn viên sinh viên vẫn cho rằng việc tham gia các hoạt động Đoàn chỉ là một tiêu chí đánh giá chứ chưa thực sự muốn tham gia; bên cạnh đó quản lý mục tiêu, nội dung hoạt động cũng như quản lý phương pháp, hình thức chưa được đồng bộ, nhất quán.

Để quản lý hoạt động Đoàn tại trường ĐHGD nâng cao chất đào tạo nhà trường cần có các biện pháp quản lý hiệu quả, phù hợp để khắc phục các hạn chế tồn tại. Luận văn: Thực trạng Q.lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đoàn thanh niên cộng sản

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993