Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục Trung học phổ thông Quận 7, Tp.HCM
Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh có 4 trường Trung học phổ thông bao gồm: Trung học phổ thông Lê Thánh Tôn, Trung học phổ thông Ngô Quyền, Trung học phổ thông Tân Phong, Trung học phổ thông Nam Sài Gòn. Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục – Đào tạo Quận 7 phát triển khá toàn diện từ bậc tiểu học đến Trung học phổ thông. Ngoài các trường Trung học phổ thông, trên địa bàn quận còn có 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, các trường tự chủ tài chính, các trường Trung học phổ thông ngoài công lập và hệ thống các trường quốc tế.
Các trường đều được đầu tư Cơ sở vật chất khá đầy đủ để tổ chức các hoạt động giảng dạy và giáo dục. Trong đó trường Trung học phổ thông Nam Sài Gòn là trường tự chủ tài chính và có Cơ sở vật chất khá đầy đủ. Hoạt động giáo dục của các trường đều được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM và văn bản hướng dẫn của các phòng ban chuyên môn của Sở. Các hoạt Hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, hoạt động của các câu lạc bộ được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Ngoài ra, hệ thống các trường ngoài công lập, các trường quốc tế được hình thành và phát triển tương đối nhiều qua đó tạo điều kiện cho người dân có thêm lựa chọn cho việc học của con em mình.
Bảng 2.1. Quy mô số lớp, học sinh bậc Trung học phổ thông tại Quận 7
Đội ngũ Cán bộ quản lí và Giáo viên bậc Trung học phổ thông trên địa bàn quận có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Đội ngũ Cán bộ quản lí, Giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhận tốt các hoạt động giáo dục của nhà trường. Các trường đảm bảo đủ về số lượng Giáo viên và đạt chuẩn theo quy định, có 100% Cán bộ quản lí, Giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
Bảng 2.2. Chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lí, giáo viên bậc Trung học phổ thông tại Quận 7
Chất lượng giáo dục Quận 7 trong những năm gần đây luôn đạt và cao hơn tỉ lệ chung của thành phố, tỷ lệ Học sinh khá, giỏi ngày càng cao. Số Học sinh đạt giải các kỳ thi do Sở tổ chức luôn ở mức cao so với các trường trong cụm chuyên môn 2. Tỉ lệ Học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 đạt trên 98%. Đánh giá việc rèn luyện và xếp loại hạnh kiểm 3 năm học từ 2016 đến 2019 cho thấy tỉ lệ Học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt từ 90% trở lên. Tuy nhiên, Cơ sở vật chất một số trường trên địa bàn quận chưa đạt chuẩn về diện tích, thiếu sân chơi, sân tập luyện thể dục thể thao và tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường (THPT Lê Thánh Tôn), một số trang thiết bị phục vụ giảng dạy chưa đạt yêu cầu, chưa có trường đạt chuẩn quốc gia và chưa được kiểm định chất lượng giáo dục.
Bảng 2.3. Xếp loại học lực, hạnh kiểm Học sinh bậc Trung học phổ thông tại Quận 7
Từ số liệu của các trường cho thấy, tỷ lệ Học sinh có hạnh kiểm khá, tốt chiếm trên 90%, điều đó chứng tỏ rằng Học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 có phẩm chất đạo đức tốt, có các hành vi phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, chấp hành tốt các quy định của nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn trên 5% Học sinh có hạnh kiểm trung bình, yếu cho thấy vẫn còn một bộ phận Học sinh có lối sống thực dụng, chưa nghiêm túc trong học tập và rèn luyện, vi phạm các quy định của nhà trường và các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Bảng 2.3 cũng cho thấy, tỷ lệ Học sinh có hạnh kiểm trung bình, yếu của trường Trung học phổ thông Tân Phong còn cao so với các trường còn lại.
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ trung bình xếp loại hạnh kiểm từ năm học 2016-2019
- (1). Trường Trung học phổ thông Lê Thánh Tôn.
- (2). Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền.
- (3). Trường Trung học phổ thông Tân Phong. Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
So với yêu cầu phát triển chung của thành phố trong thời gian tới, đặc biệt là trong giai đoạn Quận 7 phát triển nhanh như hiện nay, tình trạng dân nhập cư nhiều, sự phát triển mạnh của hệ thống trường ngoài công lập, hệ thống các trường quốc tế cũng làm cho ngành giáo dục Quận 7 gặp nhiều khó khăn trong đó có bậc Trung học phổ thông công lập, thể hiện trên các mặt sau:
Khó khăn về nhận thức đổi mới: Đa số Giáo viên đều tập trung vào chuyên môn giảng dạy là chính nên ít quan tâm đến các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh. Việc tham gia các hoạt động giáo dục, đặc biệt là các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường chỉ tham gia theo sự phân công của lãnh đạo nhà trường mà chưa có sự quan tâm nhiều đến hoạt động này, chưa có nhiều hình thức lồng ghép trong các bài giảng của mình. Sự phát triển mạnh của các trường ngoài công lập cũng tạo áp lực rất lớn đối với các hoạt động của nhà trường, đặc biệt các hoạt động giáo dục, trải nghiệm được các trường ngoài công lập thực hiện rất thường xuyên và hiệu quả.
Khó khăn về cơ chế, chính sách: Mặc dù nội dung Giáo dục đạo đức cho Học sinh được tích hợp ở một số bộ môn. Nhưng bài học về đạo đức cho Học sinh Trung học phổ thông chủ yếu tập trung vào bộ môn Giáo dục Công dân và được thực hiện chủ yếu ở khối lớp 10. Giáo viên bộ môn Giáo dục Công dân khi lên lớp phải cập nhật nhiều kiến thức mới về các chuẩn mực xã hội, các kiến thức pháp luật mới nhưng số tiết quy định của Bộ Giáo dục thì không cho phép. Giáo viên không được hỗ trợ thêm về kinh phí.
Khó khăn về cơ sở vật chất: Mặt dù đã được sự quan tâm của lãnh đạo Sở và lãnh đạo quận trong việc đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới các trường nhưng Cơ sở vật chất của một số trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (3/3 trường chưa đạt chuẩn). Việc đầu tư trường lớp, trang thiết bị cho các trường còn hạn chế, điều kiện học tập của Học sinh còn khó khăn, sĩ số lớp đông nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, trong đó có hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh. Ngoài ra, do một lượng lớn dân nhập cư nên kéo theo không đủ chỗ học cho con em công nhân.
Khó khăn về nhân sự: Đa số Giáo viên đều ở các quận huyện khác về công tác nên không ổn định lâu dài về mặt nhân sự. Giáo viên khi có kinh nghiệm đứng lớp thì xin chuyển về các trường tuyến trên của nội thành công tác nên các trường chưa chủ động được trong công tác tổ chức. Một số bộ môn không tuyển được Giáo viên (công nghệ, kỹ thuật công nghiệp) nên cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và giáo dục của các trường. Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông Quận 7
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát thực trạng hoạt động Giáo dục đạo đức cũng như quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, các hành vi đạo đức của Học sinh từ đó xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp thực hiện tốt hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường Trung học phổ thông Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng đạo đức của Học sinh các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7, bao gồm: thực trạng về nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức của Học sinh.
Khảo sát thực trạng hoạt động Giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh các trường Trung học phổ thông Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh các trường Trung học phổ thông Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
7 Cán bộ quản lí, 80 Giáo viên chủ nhiệm và 3 Trợ lí thanh niên; 90 Cha mẹ học sinh và 180 Học sinh 3 trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn Quận 7. Cụ thể:
Trường Trung học phổ thông Lê Thánh Tôn (3CBQL; 26GVCN; 1TLTN; 30CMHS và 60HS). Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền (2 Cán bộ quản lí; 27 Giáo viên chủ nhiệm; 1 Trợ lí thanh niên; 30 Cha mẹ học sinh và 60HS). Trường Trung học phổ thông Tân Phong (2 Cán bộ quản lí; 27 Giáo viên chủ nhiệm; 1 Trợ lí thanh niên; 30 Cha mẹ học sinh và 60HS).
2.2.4. Phương pháp khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi, tham gia các hoạt động và nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng.
Khi có kết quả khảo sát, tác giả sử dụng nhiều phương pháp xử lí số liệu để đánh giá thực trạng như phần mềm SPSS. Trong thang đo, điểm thấp nhất là 1 và điểm cao nhất là 4 tương đương với các tiêu chí trong thực trạng đạo đức của Học sinh, thực trạng Giáo dục đạo đức Học sinh và thực trạng quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7.
Các thang giá trị tưng ứng với mức độ và điểm trung bình để đo thực trạng đạo đức và Giáo dục đạo đức cho Học sinh.
Bảng 2.4. Các mức độ đánh giá thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức học sinh
Quy ước cho điểm và định khoản các mức độ thực hiện, đối với việc khảo sát bằng phiếu hỏi:
Thang đo 4 mức độ:
- Cần thiết/Quan trọng/Phổ biến/Tác động: 4 điểm.
- Bình thường: 3 điểm.
- Ít cần thiết/ít quan trọng/ít phổ biến/ít tác động: 2 điểm.
- Không cần thiết/không quan trọng/không phổ biến/không tác động: 1 điểm.
- Từ 1 đến cận 1.75: Không cần thiết/không quan trọng/không phổ biến/không tác động.
- Từ 1.75 đến cận 2.5: Ít cần thiết/ít quan trọng/ít phổ biến/ít tác động.
- Từ 2.5 đến cận 3.25: Bình thường.
- Từ 3.25 đến cận 4.0: Cần thiết/Quan trọng/Phổ biến/Tác động.
Các thang giá trị tưng ứng với mức độ và điểm trung bình để đo thực trạng quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh.
Bảng 2.5. Các mức độ đánh giá thực trạng quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh
Quy ước cho điểm và định khoản các mức độ thực hiện, đối với việc khảo sát bằng phiếu hỏi:
Thang đo 4 mức độ: Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
- Thường xuyên/ảnh hưởng/tốt/khả thi: 4 điểm.
- Bình thường: 3 điểm.
- Thỉnh thoảng/ít ảnh hưởng/tương đối tốt/ít khả thi: 2 điểm.
- Không thực hiện/không ảnh hưởng/chưa tốt/không khả thi: 1 điểm.
- Từ 1 đến cận 1.75: Không thực hiện/không ảnh hưởng/chưa tốt/không khả thi.
- Từ 1.75 đến cận 2.5: Thỉnh thoảng/ít ảnh hưởng/tương đối tốt/ít khả thi.
- Từ 2.5 đến cận 3.25: Bình thường
- Từ 3.25 đến cận 4.0: Thường xuyên/ảnh hưởng/tốt/khả thi.
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông
Để tìm hiểu về tầm quan trọng của hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh, tác giả tiến hành khảo sát trên 90 Cha mẹ học sinh, 90 Cán bộ quản lí, Giáo viên và 180 Học sinh của 3 trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn Quận 7. Kết quả nhận được ở bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy, hầu hết Cán bộ quản lí, Giáo viên, Cha mẹ học sinh và Học sinh đều cho rằng hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh tại các trường Trung học phổ thông là quan trọng. Đánh giá của Cán bộ quản lí, Giáo viên có điểm trung bình 3.77, Cha mẹ học sinh có điểm trung bình 3.73 và của Học sinh là 3.75 cho thấy hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh là “quan trọng” và thể hiện ở mức độ tốt. Không có Cán bộ quản lí, Giáo viên, Cha mẹ học sinh và Học sinh cho rằng không quan trọng và ít quan trọng. Độ lệch chuẩn của Cán bộ quản lí, Giáo viên, Cha mẹ học sinh và Học sinh có mức độ tương đồng với nhau, điều này cho thấy không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt trong nhận thức của Cán bộ quản lí, Giáo viên, Cha mẹ học sinh và Học sinh. Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Nhìn chung, Cán bộ quản lí, Giáo viên, Cha mẹ học sinh và Học sinh nhận thức được rằng hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh là quan trọng và cần được giáo dục đến tất cả Học sinh ở các trường Trung học phổ thông hiện nay.
Ngoài ra, nhận thức về các phẩm chất đạo đức của Học sinh và Cha mẹ học sinh có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của các em. Tiến hành khảo sát trên 90 Cha mẹ học sinh và 180 Học sinh của 3 trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 về tầm quan trọng của các phẩm chất trong Giáo dục đạo đức cho Học sinh và thu được kết quả ở bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức trong Giáo dục đạo đức học sinh
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy, điểm trung bình của Học sinh nhận được từ 3.48 đến 3.80 và Cha mẹ học sinh có điểm trung bình từ 3.40 đến 3.72 điều đó cho thấy các phẩm chất đạo đức nêu trên là “quan trọng”. Trong đó, Cha mẹ học sinh cho rằng “ý thức tự hào dân tộc” là quan trọng nhất (3.72), điều đó cho thấy yêu cầu giáo dục hiện nay đòi hỏi các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 triển khai thực hiện tốt các nội dung rèn luyện phẩm chất đạo đức cho Học sinh, trong đó giáo dục cho các em lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc là trên hết. Bên cạnh đó, Học sinh cho rằng, trong mỗi cá nhân các em cần có chuẩn mực đạo đức khi giao tiếp với mọi người đặc biệt là lễ phép khi giao tiếp với người lớn (3.80). Tuy nhiên, vẫn có trường hợp Học sinh cho rằng “Tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau” là không quan trọng. Điều đó nói lên rằng, Học sinh hiện nay chưa được giáo dục nhiều về các kỹ năng làm việc nhóm, làm việc tập thể. Do đó, trong thời gian tới các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 cần tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội cho các em Học sinh. Mặt khác, điểm trung bình khảo sát ở nhóm đối tượng Cha mẹ học sinh và Học sinh nằm trong khoảng điểm số “3.26 đến 4.0”. Như vậy, các phẩm chất nêu trên được đánh giá là “quan trọng” và được thể hiện ở mức độ “tốt”. Về kết quả nhận thức cụ thể của 3 trường được mô tả ở biểu đồ 2.2 như sau:
Biểu đồ 2.2. Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cho Học sinh Trung học phổ thông
- (1). Trường Trung học phổ thông Lê Thánh Tôn.
- (2). Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền.
- (3). Trường Trung học phổ thông Tân Phong.
Từ số liệu bảng 2.7 và biểu đồ 2.2 cho thấy, tinh thần nhân ái trong cuộc sống tuy được đánh giá là quan trọng nhưng Cha mẹ học sinh và Học sinh đánh giá thấp nhất trong các phẩm chất nêu trên. Tuy nhiên, tinh thần nhân ái trong cuộc sống là các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là cái gốc của đạo đức, là cơ sở quan trọng để thiết lập mối quan hệ giữa người với người. Ở giai đoạn hiện nay, các trường Trung học phổ thông cần xây dựng lối sống mới cho Học sinh nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy, chúng ta không thể kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống cao quý này. Cho nên, các trường cần phải thực hiện tốt việc giáo dục lòng nhấn ái cho Học sinh bên cạnh lòng tự hào dân tộc và những đức tính cần thiết của người công dân tương lai. Hiện nay, để nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh trước hết cần thay đổi nhận thức về phát triển toàn diện Học sinh, là phát triển cả phẩm chất và năng lực, trong đó phẩm chất là vô cùng quan trọng. Những phẩm chất như yêu nước, nhân ái, trung thực, đoàn kết có vai trò quyết định phát triển lâu dài, bền vững của mỗi con người.
2.3.2. Thực trạng các biểu hiện hành vi vi phạm đạo đức của học sinh Trung học phổ thông Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Từ kết quả giáo dục, rèn luyện và hạnh kiểm của Học sinh trong 3 năm học tại các trường Trung học phổ thông Quận 7, tác giả nhận thấy các hành vi vi phạm đạo đức trong nhà trường tương đối ít. Để đánh giá đúng thực trạng các biểu hiện hành vi vi phạm đạo đức của Học sinh, tác giả tiến hành khảo sát 180 Học sinh của 3 trường Trung học phổ thông được thể hiện ở bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.8. Những biểu hiện hành vi vi phạm đạo đức trong nhà trường
Qua khảo sát những biểu hiện hành vi vi phạm đạo đức của Học sinh trong nhà trường từ 180 Học sinh. Học sinh đánh giá với mức điểm trung bình từ 2.17 đến 3.05. Điều này chứng tỏ rằng các biểu hiện hành vi vi phạm đạo đức của Học sinh được thể hiện ở mức từ “ít phổ biến” đến “bình thường”. Trong đó, hành vi nói tục chửi thề, gây gổ được nhận định là diễn ra “bình thường” ở các trường Trung học phổ thông hiện nay; hành vi vô lễ với giáo viên, nhân viên là “ít phổ biến” và phần lớn Học sinh cho rằng những hành vi vi phạm đạo đức của Học sinh ở các trường hiện nay là “bình thường” đây thực sự là vấn đề rất đáng lo ngại của Cán bộ quản lí, Giáo viên để từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp. Cụ thể:
Học sinh cho rằng các hành vi vi phạm đạo đức diễn ra ở mức độ bình thường đó là nói tục chửi thề, gây gổ có điểm trung bình là (3.05); vi phạm an toàn giao thông (2.60) và không chấp hành các quy định của nhà trường có điểm trung bình từ 2.60 đến 3.05. Các hành vi được Học sinh cho là ít phổ biến bao gồm: vô lễ với giáo viên, nhân viên có điểm trung bình là 2.17. Điều đó cho thấy, hiện nay Học sinh Trung học phổ thông có những biểu hiện đạo đức chưa tốt vẫn còn, các em cho rằng các biểu hiện hành vi vi phạm nêu trên là một tất yếu, hiển nhiên ở các trường Trung học phổ thông. Thực tế, cho dù môi trường giáo dục có tốt thì vẫn có hiện tượng Học sinh có hành vi không đúng chuẩn mực. Vì vậy trong thời gian tới các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm làm giảm hiện tượng Học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức như hiện nay. Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Qua trao đổi với một số Cán bộ quản lí, Giáo viên ở các trường đều có chung nhận định với Học sinh. Vì theo các thầy, cô dưới tác động của xã hội, sự ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội tất yếu sẽ dẫn đến hiện tượng Học sinh có hành vi lệch chuẩn. Các thầy, cô cho rằng hành vi vi phạm của các em thường là nói tục chửi thề, gây gổ; vi phạm an toàn giao thông và các quy định của nhà trường đối với Học sinh. Ngoài ra, các thầy, cô còn cho rằng Học sinh hiện nay có lý tưởng sống mờ nhạt, thích thể hiện bản thân một cách thái quá, xa rời các chuẩn mực truyền thống của dân tộc.
Từ việc phân tích kết quả khảo sát, đối chiếu với kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm Học sinh 3 năm học (Từ năm 2016 đến 2019) của các trường có thể thấy việc đánh giá xếp loại đạo đức Học sinh chưa phản ánh đúng thực trạng hành vi vi phạm của các em. Kết quả đánh, giá xếp loại hạnh kiểm của các trường còn có sự chênh lệch lớn. Đặc biệt là tỉ lệ Học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu của trường Trung học phổ thông Tân Phong còn cao so với các trường còn lại.
Biểu đồ 2.3. Mức độ thể hiện các hành vi vi phạm của học sinh ở các trường
- (1). Trường Trung học phổ thông Lê Thánh Tôn.
- (2). Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền.
- (3). Trường Trung học phổ thông Tân Phong.
Từ biểu đồ 2.3 cho thấy hành vi nói tục chửi thề, gây gổ diễn ra một cách bình thường và phổ biến ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 hiện nay. Từ kết quả khảo sát cũng như qua trao đổi với Cán bộ quản lí, Giáo viên ở các trường cơ bản đều thống nhất rằng hiện nay Học sinh Trung học phổ thông có những biểu hiện hành vi vi phạm không tốt như: nói tục chửi thề, gây gổ; vi phạm an toàn giao thông và không chấp hành các quy định của trường còn khá cao. Đây là những biểu hiện hành vi không tốt, đáng lo ngại của một bộ phận Học sinh Trung học phổ thông. Chính vì vậy, các trường Trung học phổ thông cần quan tâm, phát hiện và uốn nắn kịp thời cả về nhận thức lẫn hành vi của các em để khắc phục tình trạng Học sinh có hành vi đạo đức lệch lạc. Từ những hành vi, biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống, dẫn đến một bộ phận Học sinh sa vào các tệ nạn xã hội, bỏ học. Việc các em Học sinh có những hành vi lệch chuẩn trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chính các em do thiếu hiểu biết, kỹ năng sống còn ít, chưa phân biệt được hành vi đúng và sai, ít tu dưỡng, rèn luyện, sống buông thả.
Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Học sinh có hành vi vi phạm đạo đức, tác giả tiến hành lấy ý kiến 90 Cha mẹ học sinh của 3 trường Trung học phổ thông Quận 7, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.9 như sau:
Bảng 2.9. Nguyên nhân tác động đến hành vi vi phạm đạo đức củ
Kết quả khảo sát cho thấy các nguyên nhân trên có tác động đến hành vi vi phạm đạo đức của Học sinh, điểm trung bình từ 2.94 đến 3.60. Cụ thể: Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
CMHS cho rằng tất cả các nguyên nhân trên có tác động đến hành vi vi phạm đạo đức của Học sinh. Trong đó, Cha mẹ học sinh cho rằng “thiếu sự quan tâm của gia đình” (3.60) là nguyên nhân hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi vi phạm đạo đức của Học sinh và có tác động nhiều đến hành vi vi phạm đạo đức của Học sinh. Tuy nhiên, vẫn có 13.3% cho rằng “sự nêu gương của thầy cô và gia đình” ít tác động và không tác động đến hành vi vi phạm đạo đức của Học sinh. Một số Giáo viên ít quan tâm đến các hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh mà chỉ quan tâm đến việc dạy chữ. Thậm chí còn có Giáo viên thiếu nghiêm túc, không công bằng, chưa gương mẫu, chưa thật sự là tấm gương sáng cho Học sinh noi theo. Ngoài ra sự “phối hợp giữa nhà trường và gia đình” (2.94) cũng như “sự răn đe trong xử lí vi phạm của học sinh chưa nghiêm” (3.07) ít tác động và không tác động đến hiện tượng Học sinh có hành vi không đúng. Nguyên nhân do công tác quản lí Học sinh, thực hiện nội qui, kỷ luật nhà trường chưa nghiêm. Hình thức xử lí Học sinh vi phạm có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả, chưa mang tính răn đe, còn mang tính hình thức.
Biểu đồ 2.4. Nguyên nhân tác động đến hành vi vi phạm đạo đức của học sinh
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cũng như biểu đồ 2.4 cho thấy nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng Học sinh có hành vi vi phạm đạo đức là thiếu sự quan tâm của gia đình, thiếu sự gương mẫu của thầy, cô. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu sự quan tâm của gia đình thường là do cha mẹ li hôn; thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống, thường xuyên xảy ra bất đồng, mâu thuẫn đã ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ, đạo đức, lối sống của các em. Ngoài ra còn có hiện tượng cha mẹ bất lực trong việc giáo dục nên phó mặc cho nhà trường. Việc các em Học sinh thiếu sự quan tâm của cha mẹ, ông bà trong gia đình và các hình ảnh chưa tốt của các thầy, cô tác động đến nhận thức và hành vi của các em Học sinh hiện nay ở các trường.
Đánh giá chung qua kết quả khảo sát cho thấy các nguyên nhân trên có tác động lớn đến hành vi đạo đức của Học sinh hiện nay, để các hành vi đạo đức của Học sinh không bị lệch chuẩn thì cần phải có sự chung tay của các lực lượng giáo dục, sự quan tâm của gia đình và sự nêu gương của thầy, cô giáo. Do đó, vấn đề đặt ra cho các trường hiện nay là phải tăng cường việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy nhà trường, đồng thời gia đình phải thường xuyên quan tâm đến các em Học sinh để từ đó giúp đỡ, động viên các em trong những lúc khó khăn trong học tập và cuộc sống. Bên cạnh đó, Cán bộ quản lí, Giáo viên cần thực hiện tốt việc nêu gương, thể hiện được là tấm gương sáng về đạo đức cho Học sinh noi theo.
2.3.3. Thực trạng sử dụng các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Việc tổ chức các hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh hiện nay được các trường tiến hành bằng rất nhiều hình thức phong phú và theo đặc thù của từng trường, từng đối tượng Học sinh và các hoạt động giáo dục cụ thể.
Tiến hành khảo sát trên 180 Học sinh của 3 trường Trung học phổ thông về việc sử dụng các hình thức hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.10 như sau: Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Bảng 2.10. Thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh
Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy việc sử dụng các hình thức hoạt động Giáo dục đạo đức được các trường tiến hành ở mức bình thường và thường xuyên.
Hầu hết Học sinh cho rằng hiện nay các trường Trung học phổ thông sử dụng các hình thức hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở mức khá tốt và được sử dụng một cách bình thường đến thường xuyên với điểm trung bình từ 2.63 đến 3.53. Trong đó hình thức giáo dục thông qua các môn học được thực hiện một cách thường xuyên (3.53) và được xếp thứ hạng cao nhất. Tuy nhiên, Học sinh cũng cho rằng việc Giáo dục đạo đức cho Học sinh qua hoạt động của Đoàn Thanh niên và Hoạt động trải nghiệm, Ngoài giờ lên lớp tuy được sử dụng một cách bình thường nhưng chưa mang lại nhiều hiệu quả chỉ tác động vừa phải đến việc hình thành các chuẩn mực đạo đức, các giá trị truyền thống, thói quen tốt cho Học sinh (2.63). Vì thực tế, hoạt động của Đoàn Thanh niên tại các trường chỉ thu hút được một lượng nhỏ Học sinh tham gia và đa số là Học sinh ngoan, Học sinh có học lực khá, giỏi.
Vì vậy, trong thời gian tới, các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 cần thay đổi cách thức tổ chức hoạt động của Đoàn Thanh niên để các hoạt động của Đoàn đi vào thực tế, phù hợp với yêu cầu, đặc điểm tâm, sinh lí Học sinh lứa tuổi Trung học phổ thông và gắn với đối tượng là Học sinh chưa ngoan, Học sinh có học lực yếu, kém. Ngoài ra, các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 cần quan tâm tổ chức thực hiện tốt các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, Hoạt động trải nghiệm từ đó giúp cho Học sinh nhận thấy được các giá trị của cuộc sống và tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội hiện nay.
2.3.4. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực cho Học sinh luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng giáo dục, nhất là gia đình và các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Vì trong thực tế các lực lượng giáo dục trong nhà trường, Cha mẹ học sinh có tác động lớn đến hành vi đạo đức của Học sinh. Tiến hành khảo sát trên 180 Học sinh của 3 trường, kết quả được thể hiện ở bảng 2.11 như sau: Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Qua kết quả có được ở bảng 2.11 cho thấy, hầu hết các lực lượng giáo dục nêu trên đều có tác động đến hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh hiện nay. Cụ thể: “giáo viên chủ nhiệm” có điểm trung bình 3.44; “giáo viên bộ môn” có điểm trung bình 3.06 có ảnh hưởng đến hành vi đạo đức, nhân cách và lối sống của các em. Tuy nhiên các em lại cho rằng “Cha mẹ học sinh” có điểm trung bình là 2.24 ít ảnh hưởng đến hành vi đạo đức của các em. Trong khi đó Cha mẹ học sinh là lực lượng đóng vai trò hết sức quan trọng, là môi trường giáo dục đầu tiên cùng với nhà trường trong việc thực hiện các chức năng giáo dục nhưng Học sinh lại cho rằng ít tác động đến các hoạt động Giáo dục đạo đức và hành vi đạo đức của các em. Các hành vi, chuẩn mực đạo đức của Cha mẹ học sinh sẽ được các em nhìn vào đó mà thực hiện, do đó cần xem lại vai trò, sự tác động của Cha mẹ học sinh đến hành vi đạo đức của các em. Cùng với đó là Đoàn Thanh niên (2.29) cũng có cùng nhận định ít tác động và không tác động đến hoạt động Giáo dục đạo đức và hành vi đạo đức của Học sinh.
Thực tế cho thấy, Cha mẹ học sinh, Đoàn Thanh niên là những lực lượng có mối quan hệ trực tiếp đến các hoạt động của nhà trường và có tác động, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động Giáo dục đạo đức và hành vi đạo đức của Học sinh trên địa bàn quận. Vì vậy, trong thời gian tới các trường Trung học phổ thông trên địa bàn quận cần phát huy hơn nữa vai trò của Cha mẹ học sinh và tổ chức Đoàn Thanh niên của trường để hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh được thực hiện một cách đồng bộ và mang lại hiệu quả cao.
2.3.5.Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Việc đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức Học sinh nhằm giúp cho nhà trường có những biện pháp phù hợp trong việc giáo dục, điều chỉnh hành vi đạo đức của Học sinh. Để tìm hiểu thực trạng tổ chức đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7, tác giả tiến hành khảo sát trên 180 Học sinh. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.12 như sau:
Bảng 2.12. Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Từ kết quả khảo sát việc tổ chức đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức Học sinh cho thấy việc đánh giá đạo đức, rèn luyện của Học sinh được các trường thực hiện khá tốt và được tổ chức đánh giá thường xuyên, trong đó đánh giá định kỳ là hình thức chủ yếu được các trường thực hiện hiện nay.
Việc đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh định kỳ được thực hiện một cách thường xuyên (3.37) và là hình thức đánh giá được thực hiện nhiều nhất ở các trường hiện nay. Đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên (2.94) và các hoạt động phong trào thi đua của trường, các hoạt động trải nhiệm, sinh hoạt truyền thống (2.92) được các trường thực hiện một cách bình thường nhưng là hình thức đánh giá thấp nhất trong những hình thức tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện, Giáo dục đạo đức cho Học sinh, nhất là các hoạt động phong trào thi đua của trường, các Hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt truyền thống chưa có nhiều tác động đến hành vi của Học sinh và hiệu quả trong hoạt động giáo dục. Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Vì vậy trong thời gian tới các trường cần xem lại mối quan hệ giữa các hình thức tổ chức đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức của Học sinh, hiệu quả của các hình thức đánh giá. Ngoài ra, các hình thức đánh giá cần có sự gắn kết với nhau, đảm bảo tính liên tục, xuyên suốt trong các khâu đánh giá. Đồng thời tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Thanh niên phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong việc thực hiện chức năng giáo dục Đoàn.
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông Quận 7, Tp.HCM.
2.4.1. Thực trạng mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường Trung học phổ thông Quận 7, Tp.HCM
Để hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 đạt hiệu quả cao, thì việc xác định mục tiêu quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh phải phù hợp với nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và đặc điểm thực tế của các trường, từ đó giúp cho hoạt động Giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao. Tác giả tiến hành khảo sát trên 90 Cán bộ quản lí, Giáo viên ở các trường và thu được kết quả ở bảng 2.13 như sau:
Bảng 2.13. Thực trạng mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy, hầu hết Cán bộ quản lí, Giáo viên đều đánh giá các mục tiêu quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường là cần thiết, được nhà trường quan tâm thực hiện tốt với điểm trung bình khá cao từ 3.44 đến 3.74. Việc xây dựng mục tiêu quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh hiện nay được xây dựng trên nền tảng của việc đổi mới giáo dục, trong đó chú trọng việc giáo dục chính trị – tư tưởng, các phẩm chất đạo đức, lối sống văn hóa. Cụ thể việc “Giáo dục chính trị – tư tưởng” cho Học sinh được đánh giá là quan trọng nhất (3.74). Bên cạnh việc giáo dục chính trị – tư tưởng thì các trường rất quan tâm đến việc giáo dục truyền thống, trong đó giáo dục về truyền thống yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái trong mỗi con người được các trường quan tâm thực hiện tốt. Ngoài ra, các trường còn chú trọng việc giáo dục ý thức pháp luật nhằm giúp cho Học sinh thực hiện đúng theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Vì hiện nay, các em thiếu hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là các quy định dành cho lứa tuổi Học sinh Trung học phổ thông. Tuy nhiên, Cán bộ quản lí, Giáo viên cho rằng hiện nay “việc giáo dục cách ứng xử đúng trước các vấn đề của xã hội” được các trường thực hiện tốt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như hiện tượng Học sinh vô cảm trước các vấn đề của xã hội, các vấn nạn bạo lực học đường, cổ vũ cho các hành vi không đúng rồi đưa lên mạng xã hội. Như vậy, các mục tiêu chủ yếu về hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh đã được các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 quan tâm đúng mức từ đó giúp cho chủ thể quản lí có sơ sở để triển khai các biện pháp cũng như các chức năng quản lí của mình. Tuy nhiên để Học sinh phát triển toàn diện, Cán bộ quản lí, Giáo viên cho rằng cần chú ý hơn nữa đến các mục tiêu “giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc” và “giáo dục cách ứng xử đúng trước các vấn đề của xã hội” để từ đó đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện cho Học sinh và yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2.4.2. Thực trạng các mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Thực trạng quản lí nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
Tiến hành khảo sát trên 90 Cán bộ quản lí, Giáo viên của 3 trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 về thực trạng quản lí nội dung Giáo dục đạo đức cho Học sinh. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.14 như sau:
Bảng 2.14. Thực trạng quản lí nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
Từ kết quả khảo sát có được ở bảng 2.14 cho thấy, nội dung Giáo dục đạo đức cho Học sinh được các trường thực hiện khá tốt và có điểm trung bình khá cao từ 3.53 đến 3.68. Trong đó, giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với môi trường sống (3.68) và đối với mọi người (3.66) được các trường thực hiện tốt nhất. Nhìn vào số liệu khảo sát, cho thấy việc quản lí nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức tuy được đánh giá tốt nhưng là nội dung đứng thứ năm trong xây dựng nội dung Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường. Trong khi việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức được các trường đặt là mục tiêu đầu tiên và được Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục quan tâm hàng đầu nhưng có ý kiến cho rằng (2.2%) nội dung này ít cần thiết trong các trường. Do đó, các trường cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ Giáo viên và Học sinh trong nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho Học sinh nhằm giúp cho các em nhìn nhận đúng đắn các vần đề của xã hội trong giai đoạn hiện nay cũng như các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước để từ đó có cái nhìn và thực hiện đúng.
Ngoài ra, để thực hiện giáo dục toàn diện cho Học sinh, ngoài những nội dung trên cũng cần chỉ ra những tính xấu của của con người Việt Nam để Học sinh tránh như tính ích kỷ, tính tham lam, tính ghen ghét, tính đố kỵ, nhút nhát.
Thực trạng quản lí việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
Tác giả tiến hành khảo sát về thực trạng sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh trên 180 Học sinh của 3 trường Trung học phổ thông, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.15 như sau:
Bảng 2.15. Thực trạng quản lí việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp Giáo dục đạo đức cho Học sinh chủ yếu được các trường sử dụng hiện nay là giảng dạy về đạo đức thông qua việc học trên lớp và khuyến khích sự thi đua giữa các thành viên trong lớp được thực hiện một cách thường xuyên. Cụ thể, việc giảng dạy về đạo đức thông qua việc học trên lớp có điểm trung bình 3.33 là phương pháp giáo dục chính được các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 sử dụng hiện nay, được thể hiện ở mức tốt. Vì theo các em, thông qua việc giảng dạy trên lớp thầy, cô sẽ giúp các em nhận biết được đâu là hành vi đúng, hành vi sai trái từ đó tác động đến việc thay đổi hành vi của các em. Bên cạnh đó, các hoạt động trải nghiệm thực tế tại các khu di tích, bảo tàng, nhà truyền thống tuy thỉnh thoảng được các trường thực hiện (2.64) nhưng vẫn được sử dụng ở mức khá và là hình thức sử dụng ít nhất của các trường hiện nay. Tuy được đánh giá ở mức bình thường, nhưng vẫn có 3.3% Học sinh cho rằng sự nêu gương của thầy, cô ở các trường hiện nay chưa được thực hiện tốt. Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Biểu đồ 2.5. Thực trạng quản lí việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
- (1). Trường Trung học phổ thông Lê Thánh Tôn.
- (2). Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền.
- (3). Trường Trung học phổ thông Tân Phong.
Từ biểu đồ 2.5 và kết quả khảo sát bảng 2.15 cho thấy, việc trải nghiệm tại các khu di tích, bảo tàng, nhà truyền thống là phương pháp giáo dục được các trường sử dụng ít nhất. Tuy nhiên thực tế tại địa bàn Quận 7 có rất nhiều khu di tích, địa chỉ đỏ gắn với truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc, của địa phương, là môi trường rất tốt cho các trường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường của mình. Bên cạnh đó, Giáo dục đạo đức cho Học sinh qua việc nêu gương của Giáo viên được các trường thực hiện nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Trong khi đó, việc gương mẫu của Giáo viên có tác động rất lớn đến thái độ, hành vi của Học sinh ở các trường.
Vì vậy, trong thời gian tới, Cán bộ quản lí, Giáo viên cần làm gương trong việc Giáo dục đạo đức cho Học sinh, các trường nên chú trọng tổ chức các Hoạt động trải nghiệm thực tế tại các khu di tích, địa chỉ đỏ trên địa bàn quận từ đó nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương đất nước, uống nước nhớ nguồn trong đối tượng Học sinh Trung học phổ thông.
Thực trạng quản lí việc lựa chọn các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh
Quản lí tốt các hình thức Giáo dục đạo đức cho Học sinh sẽ giúp cho các hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao. Tiến hành khảo sát trên 90 Cán bộ quản lí, Giáo viên của 3 trường về việc sử dụng các hình thức Giáo dục đạo đức cho Học sinh, kết quả thu được ở bảng 2.16 như sau:
Bảng 2.16. Thực trạng quản lí việc lựa chọn các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh
Từ kết quả khảo sát có được ở bảng 2.16 cho thấy, hầu hết các trường đều thực hiện khá tốt các hình thức Giáo dục đạo đức cho Học sinh và có điểm trung bình từ 3.19 đến 3.62. Cụ thể hình thức Giáo dục đạo đức cho Học sinh được Cán bộ quản lí, Giáo viên cho rằng thực hiện thường xuyên và ở mức tốt gồm: “Thông qua giáo viên chủ nhiệm” (3.62); “Thông qua giáo viên bộ môn” (3.53); “Thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên” (3.30). Đó là những hình thức được Cán bộ quản lí, Giáo viên đánh giá mang lại hiệu quả cao trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh tác động đến đạo đức và nhân cách của các em. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá thì hiện nay các hình thức Giáo dục đạo đức mang tính tập thể và các Hoạt động trải nghiệm thực tế chưa mang lại hiệu quả cao. Qua trao đổi trực tiếp với các thầy, cô là Cán bộ quản lí phụ trách quản lí Học sinh thì hoạt động của Đoàn Thanh niên tuy được đánh giá được thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, còn mang tính hình thức, chưa thu hút được nhiều Học sinh tham gia. Đặc biệt, Cán bộ quản lí, Giáo viên cho rằng các Hoạt động trải nghiệm hiện nay chủ yếu được các trường thực hiện theo từng chủ đề và thực hiện theo học kỳ mà chưa diễn ra thường xuyên.
Các Hoạt động trải nghiệm ngoài không gian nhà trường thường chỉ mang tính tự nguyện và chỉ thu hút được một lượng nhỏ Học sinh tham gia mà chưa huy động được hết tất cả Học sinh cùng tham gia. Vì vậy, các Hoạt động trải nghiệm cũng chưa mang lại hiệu quả trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho các em. Do đó, trong thời gian tới, các trường cần đa dạng các hình thức Giáo dục đạo đức, trong đó hoạt động của Đoàn Thanh niên cần gắn với các hoạt động thực tiễn, giữa các hoạt động trong và ngoài nhà trường để lôi cuốn, hấp dẫn Học sinh tham gia tự rèn luyện mình và để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Tổ chức nhiều Hoạt động trải nghiệm mang tính tập thể, thực tế để Học sinh có thể trải nghiệm và rèn luyện sau những giờ học trên lớp.
2.4.3. Kết quả quản lí Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Thực trạng quản lí việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Để hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh đạt hiệu quả cao đòi hỏi công tác quản lí và triển khai các hoạt động Giáo dục đạo đức phải được tiến hành đồng bộ theo sự chỉ đạo của Sở và sự lãnh đạo của Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường. Tiến hành khảo sát trên 90 Cán bộ quản lí, Giáo viên của 3 trường về xây dựng kế hoạch nội dung Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường. Kết quả thu được ở bảng 2.17 như sau:
Bảng 2.17. Thực trạng quản lí việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.17 cho thấy việc xây dựng kế hoạch hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh hiện nay được thực hiện khá tốt và có điểm trung bình từ 3.38 đến 3.61. Theo đó, hiện nay khi xây dựng kế hoạch hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh hầu hết các trường đều dựa vào các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo (3.61) và Kế hoạch năm học của nhà trường (3.62). Từ kế hoạch năm học của nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh vào kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì việc xây dựng kế hoạch và xác định nội dung hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 hiện nay được đánh giá là tốt (3.54) nhưng thầy, cô cho rằng khi xây dựng nội dung hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh các trường chưa bám sát theo sự chỉ đạo và định hướng về mặt tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của Chi bộ nhà trường. Trong thực tế, các nhiệm vụ chính trị của nhà trường, trong đó có nội dung hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh phải được đặt dưới sự lãnh đạo của chi bộ. Ngoài ra, kế hoạch tổ chuyên môn (3.43) và kế hoạch cá nhân của mỗi Giáo viên (3.38) chưa thể hiện rõ nội dung Giáo dục đạo đức cho Học sinh, kế hoạch của tổ chuyên môn và Giáo viên chủ yếu tập trung vào nội dung giảng dạy văn hóa theo định hướng khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, trong thời gian tới, Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 chỉ đạo các tổ chuyên môn, Giáo viên khi xây dựng kế hoạch cần thể hiện rõ nội dung hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh theo định hướng kế hoạch năm học của nhà trường.
Thực trạng quản lí việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
Đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh là kết quả của quá trình Giáo dục đạo đức của nhà trường, gia đình và xã hội. Kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức Học sinh thể hiện việc Học sinh hình thành được những năng lực, phẩm chất và có những hành vi đạo đức tốt. Tiến hành khảo sát trên 90 Cán bộ quản lí, Giáo viên ở 3 trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7. Kết quả thu được thể hiện ở bảng ở bảng 2.18 như sau: Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Bảng 2.18. Thực trạng quản lí việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.18 cho thấy, việc đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh hiện nay được các trường thực hiện một cách thường xuyên, thể hiện ở mức tốt và có điểm trung bình từ 3.14 đến 3.74. Trong đó, việc đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh qua các buổi sinh hoạt dưới cờ (3.74) được các trường thực hiện thường xuyên và là hình thức đánh giá thực hiện nhiều nhất ở các trường. Bên cạnh đó, các trường còn thực hiện đánh giá Học sinh qua hoạt động sơ kết học kỳ và tổng kết năm học (3.40). Việc đánh giá như vậy được các thầy, cô cho rằng là phù hợp với đặc điểm hoạt động giáo dục của các trường hiện nay. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh qua các Hoạt động trải nghiệm, các phong trào của trường (3.14) và các hành vi tốt của các em (3.20) được đánh giá bình thường, điều này phù hợp nhận định của thầy, cô trong việc sử dụng các hình thức hoạt động Giáo dục đạo đức ở bảng 2.16. Vì vậy, việc đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh theo định kỳ chưa thúc đẩy được sự phấn đấu, rèn luyện của Học sinh. Do đó, trong thời gian tới các trường cần thực hiện đồng bộ việc đánh giá đạo đức Học sinh, đặc biệt là qua các Hoạt động trải nghiệm và qua những việc làm, hành vi tốt của các em.
Thực trạng quản lí sự phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Để hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 lực lượng: nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó, nhà trường đóng vai trò là cầu nối, xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện. Tiến hành khảo sát trên 90 Cán bộ quản lí, Giáo viên của 3 trường. Kết quả thu được ở bảng 2.19 như sau:
Bảng 2.19. Thực trạng quản lí sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.19 cho thấy, việc quản lí sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh được thực hiện ở mức khá tốt và có điểm trung bình từ 3.12 đến 3.42. Trong đó, việc phối hợp với “cha mẹ học sinh” được nhà trường thực hiện khá tốt có điểm trung bình (3.42). Việc phối hợp với Cha mẹ học sinh được thực hiện tốt, tuy nhiên khi trao đổi trực tiếp với Giáo viên chủ nhiệm một số lớp ở các trường thì đa số cho rằng việc phối hợp này chỉ được thực hiện tốt ở đối tượng Cha mẹ học sinh có quan tâm đến việc học của con em mình, số còn lại nhất là bộ phận dân nhập cư, công nhân thì việc liên lạc, trao đổi với CHMS còn nhiều hạn chế và một bộ phận Cha mẹ học sinh nhà trường không liên lạc được trong suốt năm học. Qua số liệu trên, cũng nhận thấy rằng việc phối hợp giữa nhà trường, Giáo viên chủ nhiệm lớp với chính quyền địa phương (3.12) thực hiện một cách bình thường. Nhìn chung, công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường ở mức tương đối tốt và bình thường. Việc phối hợp chưa tốt trên có nhiều nguyên nhân như việc xây dựng kế hoạch phối hợp, phân công thực hiện và kiểm tra, đánh giá chưa được các bên thực hiện tốt. Do đó, trong thời gian tới các trường cần quan tâm, đầu tư cho việc xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tốt việc phối hợp giữa các lực lượng trong các hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh tại các trường. Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Thực trạng quản lí các yếu tố tác động đến hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh trên địa bàn Quận 7
Kết quả quản lí các hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có việc bồi dưỡng cho đội ngũ Giáo viên. Để tìm hiểu thực trạng tác động của việc bồi dưỡng Giáo viên đến quá trình Giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh, tác giả tiến hành khảo sát trên 90 Cán bộ quản lí, Giáo viên ở 3 trường Trung học phổ thông Quận 7. Kết quả thu được ở bảng 2.20 như sau:
Bảng 2.20. Thực trạng quản lí các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Kết quả khảo sát ở bảng 2.20 cho thấy, hầu hết các yếu tố trên đều có tác động lớn đến hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh cũng như việc quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 hiện nay có điểm trung bình từ 3.28 đến 3.54. Trong đó, nội dung bồi dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường hiện nay. Vì theo thầy, cô thông qua hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho các thầy cô nắm được mục tiêu, nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường như học tập bồi dưỡng chính trị hè, học tập chủ đề năm học, các Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, việc bồi dưỡng thường xuyên hàng năm. Qua các đợt bồi dưỡng Giáo viên cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế – xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học và giáo dục từ đó áp dụng vào công tác giảng dạy của mình. Giáo viên được bồi dưỡng về ý thức trách nhiệm, nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Đối với những Giáo viên không tham gia các khóa bồi dưỡng sẽ không nắm chắc được những quan điểm, nội dung giáo dục của nhà trường. Do đó, việc bồi dưỡng của Giáo viên ảnh hưởng lớn đến hoạt động giáo dục của mình trong đó có hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh.
Bên cạnh đó, phương pháp bồi dưỡng (3.29) cũng được Cán bộ quản lí, Giáo viên đánh giá ảnh hưởng nhiều đến hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh. Vì khi tham gia bồi dưỡng Giáo viên sẽ được truyền đạt về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục mới, thông qua các phương pháp giáo dục mới từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của người thầy. Vì theo thầy, cô trước kia Giáo viên sử dụng phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là giảng dạy về kiến thức. Hiện nay, phương pháp bồi dưỡng Giáo viên được lồng ghép để phát triển hài hòa giữa đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Do đó, Giáo viên khi tham gia sẽ có được những phương pháp, hình thức giáo dục mới giúp cho Học sinh phát triển một cách toàn diện.
Ngoài ra, hình thức bồi dưỡng của Giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh có điểm trung bình là 3.28. Theo Cán bộ quản lí, Giáo viên hiện nay các hình thức thường được áp dụng là bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng qua mạng trực tuyến và tự bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng tập trung hiện nay chưa mang lại nhiều hiệu quả vì số lượng đông, Giáo viên ít tập trung nên việc nắm nội dung chưa được tốt nên khi về áp dụng, lồng ghép vào việc giảng dạy, giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Vì vậy, theo thầy, cô hiện nay việc bồi dưỡng theo chuyên đề, tự bồi dưỡng thông qua việc dự giờ học tập kinh nghiệm giữa các trường Trung học phổ thông trong cụm sẽ giúp cho Giáo viên phát huy được tính sáng tạo của mình. Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Vì vậy, trong thời gian tới các trường cần thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhằm giúp cho đội ngũ Giáo viên nắm vững các chủ trương, quan điểm về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, trong đó có hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh.
Kinh nghiệm Giáo dục đạo đức ở các trường ngoài địa bàn Quận 7
Để có cái nhìn tổng quát hơn về các hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh trên địa bàn Tp.HCM tác giả tiến hành tìm hiểu hoạt động Giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở một số trường trên địa bàn huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, Quận 1.
Tại trường Trung học phổ thông Dương Văn Dương huyện Nhà Bè: Để thực hiện tốt và có hiệu quả các hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh tại trường, trong thời gian qua lãnh đạo nhà trường thường xuyên quán triệt nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh đến toàn thể Giáo viên và Học sinh. Các hình thức mà trường đã làm trong thời gian qua như sau:
Cán bộ giáo viên, nhất là Cán bộ quản lí thực hiện tốt trong việc nêu gương tốt trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức, gương sáng cho Học sinh noi theo.
Phát huy tốt giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm thực hiện hết giờ sinh hoạt tránh trường hợp cả Giáo viên và Học sinh không làm gì khi chưa hết thời gian. Trong giờ sinh hoạt lớp, Giáo viên chủ nhiệm để cho Học sinh tự đánh giá lại những ưu điểm, hạn chế của bản thân trong tuần qua. Đặc biệt, không có những tác động ảnh hưởng đến nhân cách và thân thể của Học sinh, nhắc nhở Học sinh một cách tế nhị.
Tổ chức cho Học sinh tham quan các địa chỉ đỏ trên địa bàn huyện Nhà Bè như: Nhà truyền thống huyện, nhà máy X51, giao lưu với các nhân chứng lịch sử và các gương điển hình người tốt việc tốt qua đó giúp các em có lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức vươn lên trong học tập.
Phát huy tốt vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong các đợt sinh hoạt chủ điểm, các chiến dịch tình nguyện. Thông qua các hoạt động giúp cho Học sinh rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Chú trọng việc biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở các khối lớp. Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Tại trường Trung học phổ thông An Nghĩa huyện Cần Giờ thì các hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh được nhà trường thực hiện rất tốt. Trong đó, ngoài việc giáo dục chính trị tư tưởng, tinh thần dân tộc, trường còn chú trọng các nội dung giáo dục về thái độ, hành vi ứng xử của cá nhân với mọi người xung quanh, việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước, địa phương bằng cách cho các em tham quan các khu di tích, trồng cây xanh, trồng rừng khu vực rừng ngặp mặn Cần Giờ. Ngoài ra, trường còn tổ chức tuyên dương gương điển hình trong lao động và học tập trong các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, qua đó tạo sự lan tỏa trong đối tượng Học sinh của trường.
Tại trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân Quận 1, hình thức giáo dục được nhà trường áp dụng là qua các câu chuyện thực tế, các nhân vật lịch sử, tham gia các Hoạt động trải nghiệm và tổ chức các chuyên đề nhân các ngày kỷ niệm trong năm. Các Hoạt động trải nghiệm thường gắn với các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường để các em hiểu và chia sẻ với mọi người xung quanh. Đồng thời, qua đó thể hiện rõ trách nhiệm của bản thân đối với xã hội và mọi người xung quanh mình. Thông qua các hoạt động các em được thể hiện, hình thành những thói quen tốt cho bản thân. Thông qua các hoạt động nhân đạo Học sinh biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, trẻ mồ côi giúp các em biết chia sẻ, quan tâm hơn đến những người xung quanh, từ đó giáo dục các giá trị sống cho các em.
Như vậy, hầu hết các trường đều chú trọng giáo dục cho các em lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giáo dục các hành vi phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, trong đó chú trọng đến các hình thức tổ chức gắn với các hoạt động thực tế, tạo điều kiện cho học sinh tự thể hiện, tự rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã có, qua đó hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết cho mỗi Học sinh.
2.5. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
2.5.1. Ưu điểm
Nhìn chung Cán bộ quản lí, Giáo viên và Học sinh ở 3 trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh và các phẩm chất cần có của Học sinh. Học sinh ở các trường nhận được sự quan tâm, giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Đa số các em có phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh. Các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, vị trí của hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh trong quá trình giáo dục toàn diện nên đã có sự phối hợp, đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh nhằm nâng cao hiệu quả Giáo dục đạo đức cho Học sinh.
Cùng với việc nâng cao nhận thức cho Giáo viên và Học sinh về mục tiêu và tầm quan trọng về hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh. Các hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh được các trường lồng ghép vào nội dung giảng dạy của các môn học, các Hoạt động trải nghiệm, hoạt động Ngoài giờ lên lớp và các đợt sinh hoạt chủ điểm nhân các ngày lễ lớn trong năm. Các trường đã có nhiều kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú. Có sự phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện Cha mẹ học sinh của trường, của lớp và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh. Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Đội ngũ Cán bộ quản lí, Giáo viên có nhiều phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với đặc thù của đối tượng Học sinh.
2.5.2. Hạn chế Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Trong thời gian qua, mặc dù các hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh được các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 quan tâm thực hiện tốt nhưng hiệu quả đạt được ở một số hoạt động còn chưa cao. Vẫn còn một bộ phận Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của hoạt động Giáo dục đạo đức, chưa làm gương tốt cho Học sinh noi theo và ý thức trách nhiệm chưa cao. Tình trạng Học sinh nói tục, chửi thể, gây gổ còn diễn ra phổ biến ở các trường. Hình thức Giáo dục đạo đức cho Học sinh chưa đa dạng, nội dung hoạt động chưa gắn liền với thực tiễn của nhà trường mà chủ yếu dựa vào các định hướng của ngành. Chưa chú trọng nhiều đến rèn luyện thái độ, hành vi ứng xử và kỹ năng sống cho các em. Việc phối hợp giữa Giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh chi hội lớp chưa mang lại hiệu quả cao, thiếu đồng bộ, thường chỉ mang tính hình thức, nặng hành chính, hiệu quả kém. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường chưa thật sự đồng bộ, chưa có nhiều tác động đến việc thay đổi hành vi của Học sinh. Các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội khuyến học và chính quyền địa phương tác động chưa mang lại nhiều hiệu quả trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường. Các Hoạt động trải nghiệm, về nguồn chưa được các trường thực hiện thường xuyên. Một số Cha mẹ học sinh thiếu quan tâm đến con em mình và các hoạt động Giáo dục đạo đức của nhà trường cũng như các hành vi ứng xử của con em mình. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh chưa được thực hiện thường xuyên, chưa mang lại hiệu quả còn mang tính hình thức, văn bản. Việc động viên khen thưởng thiếu kịp thời, xử lí kỷ luật còn chưa đem lại hiệu quả.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh của một bộ phận Giáo viên còn hạn chế. Việc thực hiện không tốt công tác kiểm tra dẫn đến không thể biết được mặt mạnh, hạn chế của các hoạt động này để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Công tác khen thưởng trong Học sinh chưa kịp thời nên chưa động viên, khuyến khích được sự tích cực tham gia vào hoạt động Giáo dục đạo đức Học sinh. Việc giảng dạy bộ môn Giáo dục Công dân còn xem nhẹ chưa được quan tâm đúng mức.
Việc xử lí Học sinh vi phạm chưa mang tính thống nhất, các hoạt động của Đoàn Thanh niên còn mang tính hình thức, phong trào mà chưa chú trọng nhiều đến việc điều chỉnh hành vi của các em.
Các trường đầu tư nhiều kinh phí vào việc bồi dưỡng Học sinh giỏi nhằm đem thành tích về cho trường mà chưa có sự đầu tư tương xứng vào các hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh.
Nguyên nhân khách quan: Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới, sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm thay đổi nhận thức, hành vi của một bộ phận thanh thiếu niên, trong đó có đối tượng là Học sinh Trung học phổ thông. Các tệ nạn xã hội, các trang mạng xã hội có nội dung xấu ngày càng tác động mạnh đến nhận thức, hành vi của Học sinh làm thay đổi những thói quen tốt của các em, thiếu niềm tin trong cuộc sống. Bên cạnh những giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều người, đặc biệt là đối tượng Học sinh Trung học phổ thông. Ngoài ra, một bộ phận Cha mẹ học sinh có lối sống thực dụng, đam mê cờ bạc, rượu chè có tác động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của các em. Các văn bản về xử lí Học sinh vi phạm nội quy nhà trường và các chuẩn mực đạo đức của xã hội đã quá lỗi thời không phù hợp với thực tế hiện nay. Thiếu cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
Kết luận chương 2 Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
Hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Quận 7 trong những năm gần đây đạt được kết quả khá tốt. Hầu hết các trường đều thực hiện tốt các hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục. Các hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh được các trường xây dựng và phối hợp tốt với Ban đại diện Cha mẹ học sinh. Vì vậy, kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm Học sinh của các trường trong 3 năm học vừa qua có tỉ lệ khá tốt đạt trên 90%. Tuy nhiên, thực tế tại các trường hiện nay tình trạng Học sinh vi phạm nội quy nhà trường, Học sinh có hành vi không đúng các chuẩn mực đạo đức của xã hội vẫn còn. Việc nêu gương của thầy, cô và gia đình chưa được thực hiện tốt, chưa có nhiều tác động đến hành vi của Học sinh. Các Hoạt động trải nghiệm thực tế, về nguồn, rèn luyện kỹ năng sống chưa được các trường quan tâm. Số tiết bộ môn Giáo dục Công dân còn quá ít so với thời gian của bậc học Trung học phổ thông. Hoạt động của Đoàn Thanh niên tuy được đánh giá cao về hình thức tổ chức nhưng chưa tác động tích cực đến thái độ, hành vi của Học sinh, đặc biệt là những Học sinh chưa ngoan. Ngoài ra, ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội, các trò chơi điện tử, sự nuông chiều của cha mẹ đã làm cho một bộ phận Học sinh có lối sống thực dụng, ham chơi. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới các trường cần tìm ra các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng hoạt động Giáo dục đạo đức cho Học sinh nhằm phát triển toàn diện nhân cách, hạn chế tình trạng Học sinh có hạnh kiểm yếu. Đó là nội dung sẽ được tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn. Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho HS trung học
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho HS Trung học […]