Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Quận Bình Tân dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và giáo dục tại địa bàn quận Bình Tân

2.1.1. Đặc điểm địa lý quá trình phát triển quận Bình Tân

Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập bao gồm 10 phường theo nghị định 130/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ, từ huyện Bình Chánh trước đây. Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, có phường hầu như không còn đất nông nghiệp. Hiện nay, nhiều mặt kinh tế – xã hội của quận phát triển nhanh theo hướng đô thị.

Về vị trí địa lý, quận  Bình Tân là vùng mới được đô thị hóa từ khu vực nông nghiệp – nông thôn. Mật độ dân cư bình quân năm 2003 là 5.115 người/km2, nơi có mật độ dân cư đông nhất là phường An Lạc A(16.680 người/km2) và thấp nhất là phường Tân Tạo (1.592 người/km2). Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các phường có tốc độ đô thị hoá nhanh như: An Lạc A, Bình Hưng Hoà A, Bình Trị Đông.

Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài… . Tôn giáo có Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo… trong đó Phật giáo chiếm 27,26 % trong tổng số dân có theo đạo. Gần một nửa dân số Quận Bình Tân hiện nay là dân nhập cư với những đặc điểm về văn hóa, xã hội, tập quán sinh hoạt khác nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục ở các trường phổ thông trên địa bàn Quận.

Tình hình an ninh trong trường học trên địa bàn các năm qua bảo đảm tốt, không xảy ra các vụ tệ nạn hay mất mát tài sản nào. Tỷ lệ học sinh cấp trung học phổ thông bỏ học dao động từ 1% đến 2.5 %. Số học sinh bỏ học là do chuyển chỗ ở thường xuyên (theo cha mẹ khi chuyển chỗ làm việc). Số học sinh có học lực dưới trung bình, hạnh kiểm yếu thấp (dao động từ 2% đến 4 % ).

Mặc dù là khu vực tập trung phát triển kinh tế là trọng yếu, nhưng vấn đề xã hội và giáo dục vẫn được chính quyền địa phương quan tâm kiểm tra, giám sát. Việc chăm lo cho con em gia đình diện chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn được chính quyền Quận và Phường quan tâm tận tình nên việc huy động trẻ đến trường luôn đạt yêu cầu do Thành phố đề ra (100% trẻ lớp 1, lớp 6 được huy động đến trường). Chính quyền địa phương hỗ trợ nhà trường vận động học sinh trở lại lớp, ra lớp… một cách tích cực, nhiệt tình và tận tâm. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện công tác phổ cập giáo dục và tổ chức 5 lớp bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ chuyên môn hè cho hơn 1.881 giáo viên. Khảo sát, tổng hợp danh mục nhu cầu mua sắm trang thiết bị dạy và học, sửa chữa trường lớp năm 2011; tiến hành kiểm tra y tế ở tất cả các trường, đảm bảo tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh chuẩn bị cho năm học mới, hoàn thành tốt công tác tuyển sinh ở các lớp đầu cấp, phát động “Tháng an toàn giao thông” trong trường học.

Ngoài ra trong năm học mới, khánh thành đưa vào sử dụng 9 trường học mới (02 trường trung học phổ thông, 03 trường trung học cơ sở, 03 trường tiểu học và 01 trường mầm non) với 5.309 học sinh tăng thêm và cấp kinh phí hoạt động cho 06 trường mới là 5.611 tỉ đồng do đó về cơ bản đảm bảo đủ yêu cầu trường lớp cho công tác giáo dục.

Với đặc điểm là một quận ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh nơi có nhiều thành phần sinh sống nên dễ dàng và nhanh chóng tiếp thu ảnh hưởng những mặt tích cực cũng như những mặt tiêu cực đã xảy ra trong cơ chế thị trường và quá trình hội nhập của thành phố đặc biệt là lối sống thành thị  với những nhu cầu vật chất rất cao. Những thực trạng trên đã và đang xảy ra ở quận Bình Tân và có chiều hướng ngày càng gia tăng, vì vậy những nhà quản lý giáo dục cần nhận thức sâu sắc về vấn đề này đặc biệt là việc nghiên cứu quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trên địa bàn quận. Cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm để rút ra những kết luận khoa học về việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trên địa bàn quận.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Tình hình phát triển các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận Bình Tân

Quận Bình Tân là Quận được tách ra từ Huyện Bình Chánh nằm ở khu vực phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Là quận mới thành lập nhưng tốc độ phát triển về kinh tế xã hội rất nhanh và mạnh. Đầu tư cho giáo dục được đặc biệt ưu tiên: hệ thống trường trung học phổ thông năm học 2003-2004 và 2004-2005 (mới tách Quận) là 1 trường trung học phổ thông An Lạc và 9 trường trung học phổ thông Tư thục, Dân lập…với cơ sở vật chất tạm được.

Năm học 2007-2008 Quận đầu tư xây mới 1 trường: Trung học phổ thông Vĩnh Lộc trong Dự án khu dân cư mới Vĩnh Lộc, trường tuy mới xây nhưng chất lượng chưa thật sự tốt. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Năm học 2010-2011 Quận đầu tư xây mới 1 trường: Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh, cơ sở vật chất tốt, rộng rãi, thoáng mát.

Năm học 2011-2012 Quận đầu tư xây mới 2 trường: Trung học phổ thông Bình Hưng Hòa, trung học phổ thông Bình Tân, với cơ sở vật chất tốt, rộng rãi, thoáng mát.

Tuy còn một số hạn chế như: Mới thành lập, chất lượng học sinh đầu vào tương đối thấp, nhưng sau quá trình đào tạo kết quả đạt được cũng rất khả quan về học tập như: Tỉ lệ lên lớp và tốt nghiệp trên 95%,  tỉ lệ đậu đại học và cao đẳng tương đối cao. Bên cạnh đó số học sinh có hạnh kiểm yếu và trung bình còn nhiều.

2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn quận Bình Tân

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên và của học sinh

Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên

Qua khảo sát cho thấy: Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh khi cho ở mức độ rất quan trọng với các nội dung: Giáo dục đạo đức  để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh (84.1%); Giáo dục đạo đức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh (75.0%)…Tuy nhiên, vẫn còn có những cán bộ quản lý và giáo viên hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác này khi cho một số nội dung là không quan trọng như: Giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức bảo vệ môi trường (11.1%); Giáo dục đạo đức để học sinh có ý thức giữ gìn của công (11.1%)… do đó phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhận thức của phụ huynh

Qua khảo sát: 100% phụ huynh đồng ý nội dung về giáo dục đạo đức để học sinh trở thành những con ngoan, trò giỏi; 82.4% phụ huynh đồng ý nội dung về giáo dục đạo đức là để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh; 80.9% phụ huynh đồng ý nội dung về giáo dục đạo đức để tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp cho học sinh. Như vậy, phụ huynh đã nhận thức được  tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là yếu tố thuận lợi cho trường trong triển khai công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Nhận thức của học sinh

Hầu hết học sinh cho rằng cần và rất cần các phẩm chất mà nội dung giáo dục đạo đức mang lại: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và yêu chuộng hòa bình (100%); Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, lao động cần cù, sáng tạo…(77.2%); Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng (72.0%). Đây là yếu tố quan trọng để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục và rèn luyện đạo đức của nhà trường.

Tuy nhiên cũng còn có một số không nhỏ cho là không cần các nội dung giáo dục đạo đức ở trên. Qua đó cho thấy rằng cần phải tuyên truyền hơn nữa để nâng cao nhận thức của học sinh về giáo dục, rèn luyện đạo đức.

Qua khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh  thấy ý thức thực hiện nội quy của học sinh còn chưa tốt như: nghỉ học, trốn tiết, lười học bài cũ, gian lận trong kiểm tra vi phạm ở mức cao. Nhiều học sinh vi phạm các điều cấm như: hút thuốc, uống rượu, bia, trộm cắp, đánh bạc, đánh nhau, vi phạm luật giao thông.

Nguyên nhân vi phạm nội quy của học sinh

Nguyên nhân dẫn tới việc học sinh vi phạm đạo đức là do: Thiếu sự  quan tâm của gia đình (90.4%); bản thân học sinh không có sự rèn luyện tốt ( 82.5%); Tác động tiêu cực của bạn bè (77.7% ); Sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ: điện thoại, internet, games…(68.2%)… Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm của cán bộ quản lý để xem lại các biện pháp giáo dục đạo đức của nhà trường.

2.2.2. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận Bình Tân Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Qua khảo sát thấy các biện pháp tác động đến rèn luyện đạo đức học sinh ở mức độ quan trọng và rất quan trọng như: Sự động viên khích lệ của bạn bè (99.2%); Khen thưởng, kỷ luật kịp thời (96.8%); Nội dung giáo dục phù hợp (96.0%); Sự quan tâm thường xuyên của các thầy cô giáo ( 96.0%); Không bị định kiến của xã hội ( 92.8%); được gia đình hiểu, tạo điều kiện ( 91.2%); và cuối cùng là được tự do trong mọi hoạt động (77.6%). Các nhà quản lý cần xem xét cụ thể các yếu tố tác động ở trên để đưa ra các nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức qua khảo sát thấy: Thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương (70.5%); Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình (68.2%); Tác động tiêu cực của môi trường xã hội (54.5%); Phẩm chất, lối sống của thầy, cô, cha mẹ, bạn bè…(54.5%)

Tuy nhiên những yếu tố như: Không có chuẩn đánh giá đạo đức học sinh lại có tới 54.5% không đồng ý và 11.4% còn phân vân; yếu tố: Không khen thưởng, trách phạt kịp thời  là 40.9% không đồng ý và 13.6% còn phân vân.

2.2.3. Đánh giá tình hình giáo dục đạo đức cho học sinh

Ưu điểm

Đa số học sinh các trường trung học có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức, trong đó chuẩn mực đạo đức truyền thống giữ vai trò nền tảng; đó là lòng nhân ái, yêu quê hương đất nước, quí trọng tình cảm gia đình, thầy cô, sẵn sàng giúp đỡ người khác, biết kính trên nhường dưới, có ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện các qui định cộng đồng. Các em đã vươn lên tự khẳng định mình trong học tập và trong cuộc sống, có lối sống lành mạnh, ham học hỏi, có hoài bão, có ước mơ cao đẹp. Nhiều học sinh nỗ lực phấn đấu, không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, nhân cách, năng lực để trở thành người học sinh toàn diện về đức- trí-thể-mĩ.

Khuyết điểm Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Những năm gần đây, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông vẫn còn nhiều bất cập. Vẫn còn nhiều giáo viên khi lên lớp chủ yếu dạy kiến thức, làm sao truyền thụ hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít quan tâm đến việc liên hệ thực tế, quan tâm đến giáo dục rèn luyện kỹ năng cho học sinh, coi nhẹ ý thức tổ chức kỉ luật, thói quen, hành vi của học sinh. Ngay trong đối tượng học sinh có một bộ phận không nhỏ học sinh chơi bời hư hỏng, lười học, vô lễ với thầy cô giáo, vi phạm nội quy nhà trường, tham gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề…

Nguyên nhân

Một số cán bộ quản lý, cùng một bộ phận, giáo viên trong nhà trường còn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh, cũng như việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, nên chưa tích cực tìm ra các biện pháp hữu hiệu để thực hiện mối quan hệ phối hợp đó.

Còn một bộ phận không nhỏ học sinh yếu về đạo đức và yếu kém về cả học lực là do bản thân học sinh chưa tích cực tu dưỡng, rèn luyện. Do vậy các đối tượng học sinh này thường thiếu hụt về tri thức văn hóa, những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc quy định của xã hội, nhận thức sai lệch về những tri thức ứng xử với gia đình và xã hội. Các em không tự nhận thức được về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội, sống buông thả, tùy tiện, lí tưởng mờ nhạt không xác định được phương hướng phấn đấu cho bản thân.

Ngoài ra còn có nguyên nhân từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi, các yếu tố về tâm sinh lý của tuổi học sinh trung học phổ thông: Sôi nổi, bồng bột, nhạy cảm, dễ dao động, dễ mất thăng bằng, dễ bị cám dỗ dẫn đến không điều chỉnh được hành vi của mình, a dua đua đòi học theo cái xấu, tiêu cực rơi vào tình trạng cực đoan. Những vấn đề nêu trên nếu không được nhà trường, gia đình và xã hội phát hiện sớm để kết hợp chặt chẽ giáo dục, định hướng thì việc suy thoái về tư cách đạo đức sẽ là điếu tất yếu xảy ra.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức

Qua khảo sát lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường cho thấy: 81.7% cho rằng đã làm tốt việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức, chỉ có 18.2% cho rằng việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức chưa tốt; 84.1% cho rằng việc xây dựng kế hoạch cụ thể của năm học và từng học kỳ được làm tốt, chỉ có 15.9% cho là làm chưa tốt.

2.3.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên thấy: Tất cả các nội dung công việc của công tác giáo dục đạo đức đều được tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhưng chỉ ở mức trung bình, chưa làm tốt. Việc tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức đối với phụ huynh đã được nhà trường thực hiện nhưng chủ yếu là từ Ban Giám hiệu (95.7%) và giáo viên chủ nhiệm lớp (85.7%) qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm, hết học kỳ và cuối năm chứ không phải từ học sinh hay các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó những thông tin về giáo dục đạo đức của nhà trường chỉ mang tính thời vụ, không thường xuyên và liên tục nên hiệu quả  không được cao.

Quản lý nội dung, hình thức hoạt động giáo dục đạo đức

Kết quả khảo sát cho ta thấy: 50% giáo viên và 58.7% học sinh đánh giá hình thức: Giáo dục thông qua các giờ dạy văn hoá trên lớp có mức độ thường xuyên. Còn lại các hình thức khác mức độ thường xuyên rất thấp, chủ yếu thi thoảng mới thực hiện hoặc không thực hiện.

Như vậy nhà trường chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện các nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy vậy, học sinh thích và rất thích các nội dung và hình thức giáo dục đạo đức của nhà trường như: Giáo dục thông qua hoạt động tham quan, du lịch, cắm trại có 92.0%; giáo dục thông qua hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí có 91.6%.

Tuy nhiên có những hình thức giáo dục có số ý kiến học sinh không thích tham gia ở mức cao như: Giáo dục thông qua lao động, vệ sinh trường sở, hướng  nghiệp (25.3%); giáo dục thông qua hoạt động chính trị xã hội nhân đạo (18.0%); Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng (16.4%). Do đó các nhà quản lý cần hết sức lưu ý để đưa ra những hình thức giáo dục phù hợp với sở thích của các em để có kết quả giáo dục cao.

Quản lý phương pháp giáo dục đạo đức Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Qua khảo sát chúng tôi thấy giáo viên nhà trường chưa thường xuyên  sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh như: Kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, phê phán hành vi xấu, kỷ luật,… (giáo viên là 75.0%, học sinh là 57.6%); tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn… (giáo viên là 63.6%, học sinh là 42.4%); và phương pháp về tổ chức hoạt  động  thực  tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen…(giáo viên  là 50.0%, học sinh là là 39.6%). Như vậy việc quản lý thực hiện các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên nhà trường vẫn chưa được thực hiện tốt.

2.3.3. Kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức

Qua khảo sát thấy: Có 63.4% cho rằng việc xây dựng được chuẩn kiểm tra đánh giá  là tốt; 54.5% cho rằng nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra đánh giá cụ thể là tốt và thông báo công khai và xử lý kết quả kiểm tra đánh giá có 46.8% cho là tốt. Không có ý kiến nào cho là không thực hiện.

2.3.4. Thực trạng vai trò của các lực lượng giáo dục đạo đức

Ý kiến cho vai trò rất quan trọng của lực lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường đó là giáo viên chủ nhiệm (100%), cán bộ quản lý (95.5%), giáo viên bộ môn và Đoàn thanh niên là (91.2%), bạn bè thân (89.1%) và tập thể lớp (88.6%). Như vậy có thể thấy là vai trò của các thầy cô giáo, cán bộ quản lý và bạn bè, tập thể học sinh là những lực lượng rất quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh.

2.3.5. Thực trạng sự phối hợp của các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

Qua khảo sát cho  thấy: giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với tập thể lớp (81.8%), cán bộ quản lý với giáo viên chủ nhiệm (50.0%). Còn lại hầu hết đều ở mức độ thỉnh thoảng phối hợp. Như vậy có thể thấy nhà trường chưa có cơ chế phối hợp giáo dục giữa các lực lượng để giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.3.6. Đánh giá tình hình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Ưu điểm

Ban Giám hiệu đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, đã có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh với nội dung phù hợp thông qua các buổi mít tinh kỉ niệm các ngày lễ lớn, tổ chức giao lưu, thi tìm hiểu, tham quan, giáo dục pháp luật, ý thức công dân, giáo dục kĩ năng sống, phòng chống các tệ nạn xã hội, nêu gương người tốt việc tốt… Thành lập câu lạc bộ tư vấn kỹ năng sống cho học sinh, câu lạc bộ Toán học, câu lạc bộ Văn học, câu lạc bộ thể dục thể thao…. Đã thu hút nhiều học sinh tham gia và thực sự trở thành hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả.

Khuyết điểm

Sự phối hợp các lực lượng giáo dục, đặc biệt là nhà trường với gia đình học sinh, các tổ chức và lực lượng ngoài xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh còn yếu, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, thường chỉ mang nặng tính hành chính, kém hiệu lực.

Hơn thế nữa việc kiểm tra đánh giá không được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng, kỉ luật chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi lực lượng xã hội cùng tham gia.

Nguyên nhân

Nhà trường giữ vai trò giáo dục trung tâm, then chốt trong phối hợp ba môi trường giáo dục, nhưng lại chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc tập hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường còn tách rời, đơn phương, thiếu nội dung và biện pháp thống nhất, không hỗ trợ được cho nhà trường trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, thậm chí còn làm suy giảm những nội dung giáo dục từ phía nhà trường. Có những học sinh gia đình khá giả, bố mẹ có chức có quyền, có mối quan hệ cấp trên ràng buộc với nhà trường, thì con em họ thường ỷ lại, lười học tập, rèn luyện, tu dưỡng, động cơ học tập kém, nhưng có thể lại được nhà trường hoặc các thầy cô giáo nâng đỡ, bỏ qua những lỗi vi phạm của học sinh, kết quả là học sinh đó ngày càng yếu kém về học tập và đạo đức. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình đơn điệu, mang nặng tính hình thức, chưa chú trọng đến hiệu quả. Ban đại diện hội phụ huynh học sinh của nhà trường có thành lập và có sự liên hệ về mặt tổ chức nhưng suốt năm học mối liên đó chỉ thể hiện ở ba kì họp phụ huynh học sinh: đầu năm, cuối học kì I và cuối năm học. Thông thường nội dung các kì họp chủ yếu thông báo về kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của từng học sinh, thông báo các khoản đóng góp theo quy định. Vì thiếu thông tin thường xuyên nên phụ huynh muốn đóng góp ý kiến gì với nhà trường đều rất khó, chủ yếu đồng tình và thống nhất ý kiến là tất cả nhờ nhà trường, phụ huynh học sinh chấp hành đầy đủ mọi chủ trương, kế hoạch của nhà trường.

Cán bộ quản lý xã hội còn tư tưởng coi giáo dục đạo đức là công việc riêng của nhà trường, nhà trường phải chịu mọi trách nhiệm về giáo dục đạo đức cho học sinh trước gia đình và xã hội, từ đó phó thác trách nhiệm cho nhà trường, ỷ lại cho nhà trường, phê phán chất lượng đào tạo, hiện tượng đạo đức học sinh xuống cấp về những vi phạm pháp luật ở một số học sinh.

Đối với gia đình, mặc dù thời gian gần đây nhận thức về việc chăm lo, đầu tư cho con cái học hành đã được cải thiện, nhưng sự quan tâm này chủ yếu đầu tư cho con em có điều kiện học tập, học thêm…việc dành thời gian quan tâm giáo dục nhân cách cho con em mình chưa nhiều, do bố mẹ còn bận công tác, làm ăn; các lực lượng ngoài xã hội như công an, chính quyền địa phương cũng ngại liên hệ, tiếp xúc với nhà trường do quan niệm giáo dục đạo đức cho học sinh không thuộc chức năng. Đó là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường gặp khó khăn, nên chưa phát huy được sức mạnh của toàn xã hội vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Xét từ phía nhà trường

Nhà trường giữ vai trò chính, vị trí trung tâm trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay nhà trường còn quá tập trung, chú trọng vào giáo dục văn hóa, chính vì vậy nội dung giáo dục đạo đức có lúc còn bị xem nhẹ. Hiện tượng nhà trường thiếu kỉ cương nề nếp, một số giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm; đặc biệt ứng xử sư phạm chưa chuẩn mực, đối xử thiếu công bằng, thiếu khách quan đối với học sinh đã vô tình hoặc cố ý dẫn các em đến hành vi vô lễ với các thầy cô giáo, chán nản học hành, trở thành học sinh yếu kém.

Sự chủ động phối hợp với gia đình, xã hội chưa thường xuyên nên việc giáo dục đạo đức còn kém hiệu quả.

Xét về phía gia đình Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Có thể khẳng định rằng, cơ bản những học sinh yếu kém về đạo đức thường rơi vào những gia đình thiếu sự chăm lo đến con cái, phó mặc cho nhà trường, hay một số gia đình có quan niệm “cha sinh con, trời sinh tính” mà không chú ý nhắc nhở, giáo dục hằng ngày. Có gia đình cha mẹ mải mê làm ăn kinh tế, công tác mà không có thời gian để mắt tới con cái nên việc học hành bị xao nhãng, dẫn đến chơi bời buông thả, hư hỏng. Ngược lại có gia đình quá khắt khe với con cái theo kiểu khuôn, phép phong kiến ngặt nghèo, gia trưởng áp đặt theo mệnh lệnh cha mẹ, cũng dẫn đến quan niệm sai lệch về giáo dục đạo đức, lối sống hoặc học sinh có những phản ứng tiêu cực khó lường. Điều này có thể phá vỡ hệ thống những tri thức đạo đức, những chuẩn mực mà nhà trường giáo dục.

Xét từ phía xã hội

Những tiêu cực của người lớn, những luồng thông tin, văn hóa độc hại từ Internet đã làm suy giảm, xói mòn truyền trống tốt đẹp của dân tộc đã hình thành ở các em, các em dễ dàng sa ngã hoặc vướng vào các cạm bẫy của các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, lô đề, chơi game, điện tử, nghiện hút….Mà xao nhãng việc học hành.

Một ảnh hưởng không nhỏ từ phía xã hội, đó là sự điều hành quản lý xã hội bằng pháp luật chưa nghiêm có thể tạo ra những bất bình đẳng, những vô lí trong đời sống xã hội làm cho học sinh mất niềm tin, dao động, mất phương hướng rèn luyện phấn đấu. Chúng ta chưa xây dựng được tiêu chí chính trị cho các cấp, các ngành liên quan đến giáo dục, phải phấn đấu làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ; chưa xác định rõ chức năng, vị trí của tổ chức đó, để gắn trách nhiệm họ phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhà trường và gia đình học sinh, để lôi kéo họ tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Có một nguyên nhân khác, chúng tôi nhận thấy ít được đề cập đến trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đó là điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức học sinh ít được quan tâm, do vậy nhà trường thiếu các điều kiện tổ chức để tập hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tích cực tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh hay thiếu điều kiện kinh phí tổ chức hoạt động ngoài trời; hội thi bằng hình thức sân khấu hóa, các trang bị phục vụ công tác tuyên truyền. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhưng cũng khẳng định rằng, những nguyên nhân khách quan tuy có gây khó khăn, cản trở sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhưng không phải là những nguyên nhân chủ yếu, mà quan trọng ở yếu tố chủ quan, nhà trường chưa thực sự quan tâm, tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nhằm tạo nên sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, phát huy thế mạnh của mỗi lực lượng giáo dục tạo nên sức mạnh của toàn xã hội vào công tác giáo dục thế hệ trẻ. Đây chính là nguyên nhân chính yếu cần khắc phục để tổ chức việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

Tóm lại, trong những năm qua, các trường trung học phổ thông đã quan tâm và có nhiều cố gắng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trường trung học phổ thông trong những năm qua đã đạt được một số thành tích nhất định và đã thực sự góp phần đưa hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên công tác quản lý của nhà trường nói chung, quản lý giáo dục đạo đức học sinh nói riêng còn bộc lộ nhiều bất cập: Bộ máy quản lý giáo dục đạo đức chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp trong công tác; năng lực của nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp còn hạn chế; việc xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chưa thật tốt; việc kiểm tra, đánh giá chưa tiến hành thường xuyên, quy định không chặt chẽ; việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục thiếu chặt chẽ, không thường xuyên; chưa phát huy được vai trò tự giáo dục của học sinh; tổ chức công tác thi đua, khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức. Những hạn chế đó do những nguyên nhân mang cả tính chủ quan và khách quan. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Để khắc phục những hạn chế này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993