Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở Thành Phố Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát về thành phố Hải Phòng và tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng

2.1.1. Khái quát về thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương – là đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 223 xã, phường và thị trấn.

Hải Phòng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Nơi đây có rừng quốc gia Cát Bà – Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới – là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng loài động thực vật, trong đó có nhiều loài được xếp vào loài quý hiếm của thế giới.

Hải Phòng là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất nước, có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Người Hải Phòng với tinh thần yêu nước nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo, đã từng chứng kiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Hải Phòng luôn mong muốn hợp tác với các nhà đầu tư giàu kinh nghiệp và mạnh về năng lực tài chính. Mục tiêu của Chiến lược là đến năm 2020 đưa Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững, để cơ bản trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 từ 3 đến 5 năm. Để đạt được mục tiêu này, định hướng của Hải Phòng trong thời gian tới là tập trung huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hợp tác chặt chẽ với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

2.1.2. Tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng

2.1.2.1. Hoạt động ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về an toàn thực phẩm của chính quyền các cấp ở thành phố Hải Phòng Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Sau khi luật an toàn thực phẩm được thông qua, thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Nhiều giải pháp về an toàn thực phẩm được triển khai trên toàn quốc. Năm 2011, Chính phủ đã đề ra chiến lược an toàn thực phẩm từ 2011-2020, tầm nhìn tới 2030. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường đã vào cuộc quyết liệt để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố và các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Ủy ban nhân dân thành phố đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố (phụ lục 1 kèm theo). Điển hình là một số văn bản sau:

  • HĐND thành phố:
  • Kế hoạch số 43/KH-HĐND ngày 13/11/2015 về việc giám sát tại kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố khoá XV về công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ năm 2014 đến tháng 10 năm 2015;
  • Kết luận số 24/KL-HĐND ngày 22/12/2015 về Giám sát tại kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố khoá XV về công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ năm 2014 đến tháng 10 năm 2015 trên địa bàn thành phố UBND thành phố:
  • Chỉ thị 19/CT-UBND ngày 25/7/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
  • Quyết định số 2145/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 về việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố Hải Phòng.
  • Ngày 13/3/2017, UBND thành phố ban hành Quyết định số 541/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề án mô hình điểm quản lý thức ăn đường phố: “Cải thiện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố giai đoạn 2017 – 2019”.
  • Các văn bản chỉ đạo, triển khai khác:
  • Chi cục ATVSTP Hải Phòng xây dựng Kế hoạch số 126/KH-ATTP ngày 05/9/2016 triển khai thực hiện Kế hoạch số 70/KH-SYT của Sở Y tế Hải Phòng.

Ngày 21/02/2017, Ủy ban nhân dân và UBMTTQVN thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch phối hợp thực hiện Chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2017-2020; đồng thời chỉ đạo các đơn vị triển khai nội dung chương trình phối hợp. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố, Sở Y tế, Sở NNPTNT, Sở Công thương và UBND cấp huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ và văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai của thành phố, HĐND, UBND thành phố hàng năm đã xây dựng, ban hành các văn bản cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công.

Sở Y tế thành phố Hải Phòng thực hiện vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố về an toàn thực phẩm, tham mưu kịp thời cho UBND thành phố, Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố về an toàn thực phẩm kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố; đồng thời chỉ đạo Chi cục ATVSTP và các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch, triển khai bảo đảm an toàn thực phẩm các đợt cao điểm trong năm như: Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, tết Trung thu…

Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại, công tác chỉ đạo, điều hành thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2012-2017 trên địa bàn thành phố đã được HĐND, UBND thành phố Hải Phòng và các cấp chính quyền triển khai quyết liệt, trách nhiệm và thường xuyên thông qua việc ban hành đầy đủ các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

2.1.2.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng

Các Sở, ngành: Y tế, NNPTNT, Công thương, Công an thành phố và UBND cấp huyện, xã đã đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng; hoạt động truyền thông được tiến hành thường xuyên trên địa bàn thành phố bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, được đẩy mạnh trong các đợt cao điểm trong năm như: Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân, Tháng hành động vì chất lượng an toàn thực phẩm, Tết Trung thu. Nội dung truyền thông tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tới chính quyền các cấp, các nhà quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn, người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố được quan tâm chú trọng và duy trì thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; từng bước làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng và các đối tượng sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Giai đoạn 2012-2017, công tác truyền thông, giáo dục về an toàn thực phẩm đươc tăng cường và đẩy mạnh. Toàn thành phố đã tổ chức được 329 lớp tập huấn cho 19511 lượt cán bộ và các nhóm đối tượng; tổ chức 84 hội nghị, hội thảo với 3584 người tham gia; phát tin bài trên hệ thống loa truyền thanh 72449 lượt ; 231 chuyên mục, phóng sự, tin bài trên Truyền hình thành phố; 183 bài trên Báo Hải Phòng; in sao 6000 đĩa hình, đĩa tiếng tuyên truyền; cấp phát 371200 tờ gấp, tranh, áp phích… Hàng năm, các địa phương đều tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm. Hoạt động truyền thông trong thời gian qua được đẩy mạnh, đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm.

Biểu đồ 2.1: Một số hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn từ 2012 – 2017

Nhìn vào biểu đồ, nhận thấy công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng chưa thường xuyên, kết quả còn hạn chế, và số lượng giảm theo từng năm. Việc tuyên truyền về an toàn thực phẩm còn chưa sâu, chưa sát với thực tế, việc tiếp cận mạnh mẽ đồng bộ ở những khu vực trọng điểm của thành phố chưa đủ mạnh để làm chuyển biến từ nhận thức sang hành vi của người dân. Điều đó thể hiện ở việc người dân mới chỉ quan tâm, bức xúc với từng vụ việc không đảm bảo an toàn thực phẩm được phát hiện, trong khi kiến thức về lựa chọn, phân biệt thực phẩm an toàn và chưa an toàn, kiến thức về quy định của pháp luật về xử lý vi phạm an toàn thực phẩm chưa tốt, nhất là những người trực tiếp nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm thì kiến thức về an toàn thực phẩm lại mơ hồ. Việc nêu gương, khuyến khích các mô hình sản xuất, quản lý an toàn thực phẩm tốt và tiên tiến chưa được thực hiện, triển khai, trong khi đó thông tin tiêu cực như thực phẩm bẩn, cơ sở sản xuất kém chất lượng lại tràn mặt báo gây mất lòng tin đối với người tiêu dùng. Vẫn còn tình trạng nội dung thông tin không chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học, gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của nhân dân đối với công tác quản lý an toàn thực phẩm. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Vì vậy, báo chí truyền thông bên cạnh những hoạt động tuyên truyền truyền thống như: băng rôn, khẩu hiểu, tờ rơi, pano… cần tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm; tránh đưa thông tin không chính xác, sai sự thật, chưa được kiểm chứng; biểu dương những tấm gương các mô hình sản xuất quản lý an toàn thực phẩm tốt, tiên tiến và phê phán, vạch trần những cái chưa tốt, tuy nhiên phải đưa tin tích cực và tiêu cực một cách cân bằng.

Ngoài ra, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, số lượng ít; nội dung tuyên truyền đa số là phụ thuộc vào tài liệu của trung ương chưa sát thực tế, nhu cầu của từng nhóm đối tượng, điều kiện tại địa phương.

Bảng 2.1: Tình hình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm của một số địa phương năm 2017

Nhìn vào bảng thống kê một số hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm của Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc nhận thấy mỗi tỉnh, thành phố đều thực hiện công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm, tuy nhiên mức độ tập trung vào mỗi hình thức, hoạt động lại khác nhau. Nếu như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nội tập trung vào tờ gấp, tài liệu thì Quảng Ninh lại tập trung vào phát thanh, truyền hình. Tuy nhiên, với hoạt động, hình thức tuyên truyền của mỗi tỉnh, thành phố lại có số lượng khác nhau và Hải Phòng là thành phố có số lượng thấp nhất về tỷ lệ bài báo cũng như băng rôn khẩu hiệu.

Tóm lại, như đã phân tích ở trên, đối với các hình thức hoạt động tuyên truyền sử dụng tài liệu có sẵn của trung ương thì các địa phương sẽ triển khai đầy đủ, tích cực hơn là đối với các hình thức như báo viết, báo điện tử, bởi như vậy các cấp chính quyền tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm của mỗi địa phương, cũng như các cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực an toàn thực phẩm cần phải có những kiến thức, trình độ am hiểu pháp luật, theo dõi, đánh giá được tình hình triển khai pháp luật an toàn thực phẩm gắn với thực tiễn của địa phương.

2.1.2.3. Tổ chức bộ máy, nhân lực, vật lực phục vụ thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Tổ chức bộ máy

Để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, UBND thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo thành lập các đơn vị:

  • Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các cấp.
  • Các Sở được giao nhiệm vụ quản lý về an toàn thực phẩm đã thành lập các Chi cục theo hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành TW:

Sở Y tế:

  • Tuyến thành phố có Chi cục VSATTP được thành lập năm 2008; hiện Chi cục có 12 biên chế, 03 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ- CP;
  • Tuyến huyện có phòng Y tế trực thuộc UBND huyện, có từ 3-5 cán bộ;
  • Tuyến xã có 01 công chức văn hóa – xã hội kiêm nhiệm nhiệm vụ theo dõi công tác an toàn thực phẩm.

Sở NNPTNT:

Cấp thành phố: có 06 Chi cục trực thuộc Sở NNPTNT được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản gồm: Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Thú y; Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Thủy sản; Thủy lợi; Kiểm lâm;

Cấp huyện: 15 Trạm Thú y, 15 Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, 08 Trạm vùng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (chưa có biên chế) là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Chi cục có nhiệm vụ phục vụ chức năng quản lý nhà nước và thực hiện các dịch vụ công của các Chi cục, trong đó có nhiệm vụ đảm bảo an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Phòng NNPTNT/Kinh tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp quận, huyện có chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối [32].

Sở Công thương: Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

  • Phòng Kỹ thuật – An toàn – Môi trường, phòng Thương mại: thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do ngành Công thương quản lý;
  • Chi cục Quản lý Thị trường được thành lập năm 1997 , được giao thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm của Ngành Công thương; Chi cục có 39 biên chế, với 18 đội; trong đó, 14 đội quản lý địa bàn các quận, huyện;
  • Phòng Công thương/kinh tế quận, huyện được giao quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ [32].

 Về hệ thống tổ chức kiểm nghiệm, trang thiết bị kiểm nghiệm

  • Sở Y tế có Labo kiểm nghiệm của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố có chức năng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Hiện tại, Trung tâm đang xây dựng và đề nghị công nhận đạt chuẩn ISO 17025;
  • Sở NNPTNT có 01 Phòng thí nghiệm phân tích đất, kiểm nghiệm phân bón, giống cây trồng và thức ăn chăn nuôi đạt chuẩn ISO 17025 năm 2011.

Về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ

Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế – Bộ NNPTNT – Bộ Công thương Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Quyết định số 2481/2015/QĐ- UBND ngày 02/11/2015 của UBND thành phố Hải Phòng ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng:

Ngành Y tế: Quản lý các cơ sở sản xuất, chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; điều kiện an toàn thực phẩm các cơ sở dịch vụ ăn uống. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sản xuất ban đầu nông, lâm, thuỷ sản, muối; quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm từ rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Ngành Công thương: Quản lý các sở sở sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

UBND tuyến huyện: Được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn (cơ sở, hộ nông dân trồng rau trên địa bàn thành phố có hơn 70 ngàn; 180 ngàn hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; gần 10 ngàn hộ nuôi thủy sản quy mô nhỏ lẻ; trên 1.500 hàng quán, thức ăn đường phố).

Việc quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố được phân công, phân cấp rõ ràng, không có sự chồng chéo.

Việc triển khai liên ngành trong quản lý an toàn thực phẩm UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 2481/2015/QĐ- UBND ngày 02/11/2015 ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đây là cơ sở để các ngành, các cấp trong thành phố phối hợp tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm và các hoạt động về chuyên môn luôn có sự phối hợp và không bị chồng chéo.

Công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về an toàn thực phẩm được tổ chức chặt chẽ và thường xuyên giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội trong thành phố. Để lãnh đạo, chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm, cấp thành phố có Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố, đồng chí Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban, phó Ban thường trực là Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách lĩnh vực Y tế; cơ quan Thường trực là Sở Y tế; các thành viên là Giám đốc các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện; cấp quận, huyện và xã đều có Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm, được thành lập theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND quận, huyện. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Hàng năm, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các cấp được củng cố, kiện toàn, ban hành quy chế hoạt động; phân công thành viên theo dõi giám sát các hoạt động về an toàn thực phẩm của các sở, ngành và địa phương. Hoạt động của Ban Chỉ đạo đã giúp UBND các cấp chỉ đạo, điều phối công tác quản lý an toàn thực phẩm của các ngành, đoàn thể, địa phương trong toàn thành phố; điều phối các hoạt động chuyên môn: truyền thông giáo dục, thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng chống ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và xử lý các vấn đề nảy sinh trong hoạt động quản lý an toàn thực phẩm tại các đơn vị và địa phương.

Ban Chỉ đạo liên ngành các cấp, các sở, ngành được giao nhiệm vụ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, thường xuyên xây dựng các chuyên mục, phóng sự, cập nhật đăng tải kịp thời thông tin tuyên truyền về công tác an toàn thực phẩm; phổ biến sâu rộng kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm đến từng địa phương, người dân, đặc biệt là người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Phối hợp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành các đợt cao điểm trong năm: Tháng hành động vì chất lượng an toàn thực phẩm, Tết Nguyên đán, Tết Trung thu.

Các sở: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Công an thành phố hàng năm phối hợp với các đoàn thể chính trị – xã hội tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, hội viên và các nhóm đối tượng trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thực phẩm. Sự phối hợp trong tổ chức các hoạt động của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đã giúp cho công tác quản lý an toàn thực phẩm của thành phố ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Bảng 2.2: Tổ chức hệ thống cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại thành phố Hải Phòng qua các năm 2012 – 2017

  • Ghi chú: Tổng số quận, huyện: 07 quận, 08 huyện.
  • Tổng số xã, phường: 223 xã, phường, thị trấn

2.1.2.4. Thực hiện trong thực tế pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng

Trên địa bàn thành phố hiện nay ước tính có khoảng 23.422 cơ sở sản xuất, kinh doanh doanh thực phẩm các loại bao gồm: 6.853 cơ sở sản xuất, 7.399 cơ sở kinh doanh, 9.170 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó chủ yếu là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, kinh doanh thức ăn đường phố [38].

Sở Y tế Hải Phòng đã giao Chi cục ATVSTP thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cấp giấy chứng nhận bản công bố hợp quy an toàn thực phẩm, tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bảng 2.3: Kết quả thực hiện thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm năm 2017 ở thành phố Hải Phòng

Công tác phổ biến chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm cũng được chú trọng, trung bình hàng năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng thực hiện được: 100 hội nghị với khoảng 6.000 người tham dự, 700 buổi nói chuyện cho khoảng 20.000 người, 8.000 lượt phát thanh, 1.000 lượt truyền hình, 5.000 tờ áp phích, 1.000 băng rôn, khẩu hiệu, 60 đĩa hình, 200 băng đĩa âm, 150 bài viết được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử [32].

Hàng năm, các đoàn kiểm tra tiến hành các xét nghiệm nhanh như thử nhanh tinh bột, thử clo dư trong nước, thử hàn the trong giò chả, thử nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thử nhanh phẩm màu… tại các phòng thí nghiệm cũng như tiến hành kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, hóa học từ các mẫu do đoàn kiểm tra lấy mẫu hoặc do các cơ sở tự gửi để kiểm tra chất lượng định kỳ. Chi cục ATVSTP thuộc Sở Y tế và các đơn vị thuộc Sở NNPTNT hàng năm tiến hành lấy mẫu giám sát trên thị trường theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Bộ NNPTNT. Kết quả trong 5 năm (2012-2017) Chi cục ATVSTP đã lấy 1.411 mẫu phân tích, 1.340 mẫu đạt yêu cầu và 71 mẫu vi phạm (chiếm 5,03%).

Sở Y tế đã thành lập đường dây nóng về an toàn thực phẩm. Số điện thoại đường dây nóng được công khai trên Wedsite của Sở Y tế, Chi cục an toàn thực phẩm, được thông tin rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng và tới các cơ sở thực phẩm. Đồng chí Giám đốc Sở Y tế trực tiếp tiếp nhận và xử lý thông tin về an toàn thực phẩm; đây là một việc làm cụ thể, nhằm tiếp nhận, xử lý kịp thời các tình huống về an toàn thực phẩm, tạo thông tin đa chiều giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp và với cộng đồng. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, cùng với kết quả đã đạt được, công tác thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm của Hải Phòng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, cán bộ chuyên trách an toàn thực phẩm ở các xã phường hầu hết đều là kiêm nhiệm, còn hạn chế về năng lực và chuyên môn, thu nhập của người dân vẫn còn thấp nên nhiều chủng loại hàng rẻ, chất lượng kém vẫn được tin dùng. Việc tuyên truyền, phổ biến về pháp luật an toàn thực phẩm, những quy định mới về an toàn thực phẩm chưa thường xuyên đối với người tiêu dùng cũng như các cơ sở trực tiếp chế biến thực phẩm. Số lượng các cơ sở thực hiện ký kết bảo đảm an toàn thực phẩm còn thấp so với tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố

2.1.2.5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng

Thực hiện hướng dẫn của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương, hàng năm Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp của thành phố đã tổ chức 03 đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành vào các dịp: Tết Nguyên đán – Lễ hội Xuân; Tháng hành động vì chất lượng an toàn thực phẩm; Tết Trung thu. Các sở, ngành được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm thành phố lập các đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành; tổ chức thanh, kiểm tra thường xuyên theo lĩnh vực được phân công 12/12 tháng trong năm. Giai đoạn 2012-2017, cấp thành phố, huyện và cấp xã đã thành lập được 865 lượt đoàn thanh tra liên ngành, 510 lượt đoàn kiểm tra chuyên ngành. Đã tổ chức thanh, kiểm tra được 64.962 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực phẩm; đã phạt tiền 3.499 cơ sở, với số tiền 4.560.451.000 đồng; 293 cơ sở bị tiêu huỷ sản phẩm; đóng cửa 163 cơ sở; cảnh cáo 2.342 cơ sở [32], [38]. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Biểu đồ 2.2: Số lượng các cơ sở được thanh tra, kiểm tra và đạt yêu cầu từ năm 2012 – 2017

Như vậy, số lượng các cơ sở chưa đạt yêu cầu an toàn thực phẩm và bị xử phạt còn nhiều. Thực trạng này là do một số nguyên nhân sau: nguồn thực phẩm nhỏ lẻ ở người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tạm bợ, thời vụ được bày bán tại các chợ truyền thống chưa đảm bảo chất lượng và yêu cầu đặt ra của pháp luật về an toàn thực phẩm nhất là khi đại đa số người tiêu dùng vẫn còn duy trì thói quen mua bán tại các chợ truyền thống. Và hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thực phẩm vẫn chứa tồn dư hóa chất, chất bảo quản dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm và đặc biệt người dân chưa mặn mà với việc phòng chống vi phạm an toàn thực phẩm, bởi cho rằng đó là việc của cơ quan chức năng và sợ gặp rắc rối, nhiều người đã phó thác niềm tin cho người bán hàng. Vì vậy, số lượng các cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm chưa đạt mức 100%, và vẫn còn rất nhiều cơ sở bị xử phạt.

Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn điều kiện an toàn thực phẩm qua thanh kiểm tra từ 69,3% năm 2012, tăng lên 83,1% năm 2017 (tăng 13,8%).

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng các năm 2012 – 2017

Công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua được triển khai đồng bộ, từ thành phố đến cơ sở, có sự tham gia của các ngành, đoàn thể; đã phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, bước đầu đã ngăn chặn được việc sử dụng chất cấm Salbutamol, vàng O trong chăn nuôi; tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật đã giảm đáng kể, từng bước thay đổi ý thức, nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn

Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ, nhận thấy năm 2017 vừa qua số cơ sở bị xử phạt và số tiền xử phạt tăng vọt là do nguyên nhân: căn cứ Quyết định số 235/QĐ-BNN-QLCL ngày 24/01/2017 của Bộ NNPTNT ban hành Kế hoạch năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017; căn cứ Quyết định số 266/QĐ-BNN-TTr ngày 07/02/2017 của Bộ NNPTNT ban hành Kế hoạch Năm cao điểm thanh, kiểm tra chuyên ngành về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017; UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2017. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Vì vậy, thành phố Hải Phòng đã tích cực nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp và nông sản thực phẩm. Tiếp tục ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu rõ nét vi phạm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, phụ gia trong thực phẩm nông lâm thủy sản; kiểm soát hiệu quả điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP), giảm ô nhiễm vi sinh đối với hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm.

Bảng 2.4: Số cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm bị xử phạt của một số địa phương năm 2017

Nhìn vào bảng thống kê trên, nhận thấy so với các tỉnh, thành phố lận cận, số cơ sở bị xử phạt trong năm 2017 của Hải Phòng chỉ cao hơn Vĩnh Phúc, còn lại ít hơn Quảng Ninh và Hà Nội rất nhiều, mặc dù số cơ sở sản xuất, kinh doanh của Quảng Ninh chỉ gấp 1,3 lần Hải Phòng, nhưng số tiền xử phạt gấp 5,6 lần.

Nguyên nhân của thực trạng trên là: Quảng Ninh có khoảng 80 lễ hội truyền thống diễn ra trong năm và là một thành phố du lịch. Vì vậy, số lượng người dân và du khách thập phương về tham dự lễ hội, cũng như tham quan, nghỉ dưỡng lên tới hàng triệu lượt người. Đây cũng chính là lý do các dịch vụ ăn uống nở rộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy mà số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng tăng và số cơ sở bị kiểm tra và xử phạt cũng cao hơn thành phố Hải Phòng.Thành phố Hà Nội cũng tương tự. Đây là một thành phố tập trung đông dân cư, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì vậy dịch vụ sản xuất, kinh doanh ăn uống cũng nở rộ và kéo theo đó là những vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính thành phố Hải Phòng. Với số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không phải là thấp, tuy nhiên số cơ sở bị phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm lại không cao, không chính xác so với thực tiễn. Đây chính là do lực lượng cán bộ, công chức trong lĩnh vực an toàn thực phẩm của thành phố Hải Phòng còn mỏng, năng lực và trình độ chuyên môn không đồng đều, và sự phối hợp liên ngành trong công tác kiểm tra, giám sát còn chưa chặt chẽ nên chưa triển khai các cuộc kiểm tra, thanh tra liên ngành đạt hiệu quả.

2.1.2.6. Tổng kết, đánh giá tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Thực hiện Nghị quyết số 19/2016/QH14 của Quốc hội, ngày 28/7/2016 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016” và triển khai kế hoạch giám sát, UBND thành phố Hải Phòng đã hoàn thành công tác tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trong giai đoạn 2011 – 2016. Ngoài ra, hàng năm, Ban chỉ đạo liên ngành về ATVSTP thành phố đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác ATVSTP trong năm qua và đề ra phương hướng, triển khai nhiệm vụ của năm tiếp theo.

Các báo cáo tổng kết tập trung vào các nội dung chính như sau: việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của UBND các cấp trên địa bàn thành phố; việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; đánh giá việc thực hiện chính sách, quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; xem xét, đánh giá các nhân tố liên quan ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm (như thực trạng môi trường tại địa bàn chế biến thực phẩm; hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; kiểm soát, quản lý hóa chất, sản xuất thức ăn chăn nuôi, vật tư phục vụ nông nghiệp, chế biến thực phẩm…); làm rõ nguyên nhân của kết quả đạt được, hạn chế, bất cập; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nội dung của các báo cáo tổng kết, đánh giá về tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm của thành phố Hải Phòng phản ánh tương đối đầy đủ tình hình chỉ đạo,ban hành các văn bản QPPL; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; các hoạt động của các cơ sở ban ngành phối hợp tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm; có sự phân tích, đánh giá, có số liệu chứng minh, nêu được mặt làm tốt, chỉ ra được những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Qua những thông tin, báo cáo giúp UBND thành phố và Ban chỉ đạo liên ngành về ATVSTP nắm được kết quả tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như việc chấp hành và thực hiện pháp luật của người dân, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan tới lĩnh vực an toàn thực phẩm. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số địa phương chưa chú trọng đến công tác thông tin báo cáo, đánh giá, tổng kết nên chất lượng báo cáo chưa đảm bảo về thể thức và nội dung, UBND thành phố đã phê bình, nhắc nhở. Còn một số quận, huyện gửi chậm hoặc không gửi báo cáo hay có gửi nhưng báo cáo sơ sài chỉ điểm lại đầu công việc, chưa phản ánh đầy đủ, thực chất tình hình tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm, báo cáo dàn trải, thiếu số liệu cụ thể. Biểu thống kê số liệu nhiều đơn vị điền số liệu chưa chính xác, còn bỏ trống. Do đó rất khó khăn cho công tác tổng hợp và không đánh giá đầy đủ được tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

2.2. Tình hình các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng

2.2.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về an toàn thực phẩm

Sau khi áp dụng Luật an toàn thực phẩm vào thực tiễn, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai Luật vẫn còn nhiều vướng mắc, chủ yếu do các quy định vẫn chưa thống nhất, công tác quản lý chồng chéo. Cụ thể, tại Khoản 5, Điều 19, Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Đảm bảo nguyên tắc 1 cửa, 1 sản phẩm, 1 cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của 1 cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, Điều 20, 21, 22 của Nghị định này quy định trách nhiệm quản lý của từng Bộ lại phân định theo nhóm sản phẩm [6].

Đến nay, đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên đã được quy định rõ về nguyên tắc quản lý tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Tuy vậy vẫn còn có loại hình cơ sở chưa được quy định chịu sự quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành nào: cơ sở vừa kinh doanh dịch vụ ăn uống (thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế) vừa sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Sở NNPTNT hoặc của Sở Công Thương. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Nếu không phân định rõ trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và gây khó khăn cho cơ sở khi thực hiện quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Một cơ sở hàng năm phải chịu sự hậu kiểm của ít nhất 2 cơ quan với nhiều nội dung trùng lắp trong công tác an toàn thực phẩm.

Hay như việc kiểm tra an toàn thực phẩm tràn lan, quá mức cần thiết cũng khiến các doanh nghiệp điêu đứng. Tại khoản 1 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm giải thích “ATTP là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”. Như vậy, mục tiêu của kiểm tra an toàn thực phẩm là để phát hiện, ngăn chặn những thực phẩm chứa thành phần, hoặc nhiễm vi khuẩn, vi sinh gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người. Thế nhưng, trên thực tế, việc kiểm tra an toàn thực phẩm một số nhóm hàng hiện nay, ngoài việc kiểm tra các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm còn phải thực hiện kiểm tra các thành phần theo công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm – những chỉ tiêu thuộc về chất lượng sản phẩm. Chỉ cần một thành phần của sản phẩm có kết quả kiểm tra không giống với bảng công bố thì sản phẩm đó sẽ không được công nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm. Chính điều này đã làm kéo dài thời gian ra kết quả kiểm tra, khiến doanh nghiệp vất vả chờ đợi.

Bên cạnh đó, có nhiều mặt hàng cùng lúc phải chịu sự kiểm tra về an toàn thực phẩm, vừa phải kiểm dịch. Do đó, phải qua 2 cơ quan kiểm tra khác nhau làm kéo dài thời gian và tăng chi phí kiểm tra. Chẳng hạn như mặt hàng bơ, sữa, phô mai, thực phẩm đóng hộp… thuộc trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương, nhưng vừa phải kiểm dịch động vật của cơ quan Thú y vùng VI – Bộ NNPTNNT, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm tại Viện y tế công cộng TP.HCM (Bộ Y tế) hoặc Trung tâm 3 (cơ quan thuộc Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng- Bộ Khoa học và Công nghệ) vì cơ quan Thú y Vùng VI chưa được Bộ Công Thương chỉ định kiểm tra an toàn thực phẩm đối với những mặt hàng thuộc bộ này quản lý.

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm muốn xin phép quảng cáo thì phải xin được 02 con dấu xác nhận, một của ngành y tế xác nhận nội dung quảng cáo và một con dấu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận mẫu mã, hình thức quảng cáo, thậm chí phải xin cấp phép cả từ phía ngành Công Thương xác nhận sản phẩm được phép lưu thông trên thị trường. Chỉ với một nội dung nhưng doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, công sức để thực hiện, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ bán hàng và hiệu quả kinh doanh. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Tóm lại, một số quy định về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước liên quan đến an toàn thực phẩm còn chồng chéo, chưa rõ ràng; một số lĩnh vực quản lý thiếu quy định hướng dẫn cụ thể. Luật an toàn thực phẩm đã thu gọn đầu mối quản lý từ 5 bộ xuống còn 3 bộ chịu trách nhiệm chính, gồm Bộ Y tế, Bộ NNPTNT, Bộ Công thương và có sự phân công cụ thể trách nhiệm của các bộ đối với từng nhóm sản phẩm. Tuy nhiên, các quy định này chưa phù hợp trong quản lý các sản phẩm “giao thoa” giữa các bộ hoặc giữa các bộ và địa phương, một số nội dung còn thiếu rõ ràng; một số lĩnh vực quản lý còn thiếu hướng dẫn cụ thể.

2.2.2. Văn hóa pháp luật về an toàn thực phẩm

Hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm cao hay không còn phụ thuộc vào văn hóa pháp luật, cụ thể hơn đó chính là do ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân cho đến cơ quan nhà nước hoạt động trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; trình độ, sự hiểu biết về pháp luật.Tuy nhiên, hiện nay văn hóa pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng nói riêng và của Việt Nam nói chung còn tồn tại nhiều hạn chế:

Thứ nhất, là do mặt bằng dân trí pháp lý còn không đồng đều. Người dân tại các huyện ngoại thành, nằm xa trung tâm chưa được phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm thường xuyên và kịp thời. Nên sự hiểu biết của họ về pháp luật an toàn thực phẩm còn hạn chế. Vì vậy có thể bản thân những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không biết mình đang vi phạm pháp luật hoặc biết nhưng vẫn vi phạm, „lợi mình, hại người‟.

Thứ hai, ý thức tôn trọng pháp luật và tính chủ động sử dụng pháp luật còn hạn chế. Và đây chính là điểm yếu lớn nhất được nhận thấy trong thực tiễn pháp luật nói chung và pháp luật an toàn thực phẩm nói riêng. Ý thức tôn trọng pháp luật của một số cơ quan nhà nước và công chức nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng chưa cao. Nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật không phải do kém hiểu biết mà nguyên nhân chính là coi thường pháp luật. Mặt khác, do quan niệm của một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được đầy đủ và đúng đắn tính tối thượng của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội nên ít sử dụng quyền pháp luật hoặc chưa tự giác thi hành nghĩa vụ pháp luật. Vì vậy, các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn vẫn diễn ra hàng ngày, bất chấp hậu quả sử dụng thực phẩm không an toàn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và lâu dài hơn là ảnh hưởng tới giống nòi. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Thứ ba, do ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ về tư duy và hành vi còn lớn nên chúng ta chưa có được một nhận thức tổng thể và cụ thể cho quá trình đổi mới và phát triển. Vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế. Một ví dụ điển hình: Thành phố Hải Phòng có tiềm năng xuất khẩu thủy sản, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực này không cao, một trong những nguyên nhân đó là: hệ thống tiêu chuẩn sản xuất chất lượng để đảm bảo tính an toàn thực phẩm chưa thật sự đáp ứng được các quy định của nhiều thị trường khó tính.

2.2.3. Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của các chủ thể có thẩm quyền ở thành phố Hải Phòng

Do việc phân công dàn trải và thiếu tập trung gây khó khăn cho việc chuyên môn hóa về quản lý và tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của các chủ thể có thẩm quyền ở thành phố Hải Phòng.

Lực lượng cán bộ chuyên trách quản lý chất lượng hiện nay còn mỏng, ở nhiều đơn vị đang là nhiệm vụ kiêm nhiệm, đặc biệt phổ biến là cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm ở Chi cục thú ý, Chi cục bảo vệ thực vật. Chưa có hệ thống tiêu chuẩn chức danh làm căn cứ tuyển dụng, đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm.Công tác đào tạo bồi dưỡng trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm hiện nay chưa bài bản, chưa tập trung, chưa có hệ thống đào tạo chuyên ngành về quản lý an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, hiện nay pháp luật chưa quy định thanh tra chuyên ngành ở xã, phường, trong khi lực lượng thanh tra của quận, huyện và thành phố lại mỏng, vì vậy mà hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chưa cao.

Tóm lai, nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền trong thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm còn hạn chế; việc xử lý vi phạm nhiều khi còn nương nhẹ, chưa kiên quyết; lượng lực kiểm tra kiểm soát còn mỏng, nhiều khi chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong công tác kiểm tra an toàn thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; trình độ cán bộ chuyên môn và năng lực phân tích của các phòng thí nghiệm còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đối với một số chỉ tiêu phân tích hóa chất độc hại trong thực phẩm.

2.2.4. Sự phát triển của khoa học, công nghệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Những năm qua, công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ đã góp phần đáng kể phục vụ hoạt động quản lý chất lượng ATVSTP. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần được quan tâm hơn.

Hàng năm, Sở Y tế thành phố Hải Phòng đều tổ chức Hội nghị khoa học về ATVSTP, chủ đề thường xoay quanh các chính sách và mô hình quản lý, những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm thực phẩm an toàn; áp dụng hệ thống quản lý theo HACCP, GMP; các phương pháp phân tích mới, hiệu quả nhằm định tính, định lượng các hóa chất độc hại, phụ gia có trong thực phẩm như dư lượng hàn the trong giò chả, chất 3-MPCD trong nước tương, u-rê trong nước mắm…

Tuy nhiên, nhìn một cách nghiêm túc hoạt động nghiên cứu khoa học về chất lượng ATVSTP còn ở phạm vi hẹp, các đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ về các lĩnh vực, bình diện ATVSTP chưa nhiều. Ngay vấn đề khoa học quản lý ATVSTP, ở các mức độ khác nhau, thời gian qua một số nghiên cứu đã nêu ra những nổi cộm, bức xúc trong các ngành và địa phương nhưng chủ yếu vẫn dừng lại ở các số liệu thống kê nhỏ lẻ. Vì vậy chưa đề xuất được các vấn đề cơ bản, có tính định hướng chiến lược trong quản lý ATVSTP.

Bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào muốn phát triển thì nghiên cứu khoa học phải đi trước để có những phát hiện, đề xuất nhằm bổ sung hoàn thiện chính sách. Song hoạt động quản lý ATVSTP ở trên địa bàn thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung lâu nay thường chạy sau các nguy cơ, sự kiện (như ngộ độc thực phẩm hàng loạt tại các khu công nghiệp, trường học, vụ chất 3-MPCD có trong nước tương, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm do ăn mắm tôm…) mới nghĩ ra đề tài, dự án nghiên cứu ứng phó. Mặt khác, nguồn kinh phí hạn hẹp, trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành còn thiếu và lạc hậu đã ảnh hưởng đến hoạt động quản lý ATVSTP và thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm. Công tác nghiên cứu khoa học về chất lượng ATVSTP của các sở, ban, ngành có thẩm quyền trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố chưa có các chương trình, kế hoạch đề tài sát hợp và hiệu quả cho lĩnh vực này.

2.3. Nhận xét về tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1. Những kết quả đạt được

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương, của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và cấp uỷ, chính quyền địa phương, giai đoạn 2012-2017, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành tốt việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng đã chủ động, kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Giai đoạn 2012-2017 đã ban hành 29 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm; trong đó có 04 Nghị quyết của HĐND thành phố; 07 văn bản quy phạm pháp luật; 07 quyết định, 09 đề án, kế hoạch và nhiều văn bản khác để chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức, triển khai thực hiện. Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã được UBND thành phố và các ngành chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện quyết liệt.

Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố, các ngành, các cấp được giao nhiệm vụ đã bám sát các văn bản của cấp trên để phối hợp xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả.

Công tác truyền thông, giáo dục về an toàn thực phẩm được triển khai đồng bộ trên các kênh truyền thông và các tuyến; các cơ quan truyền thông và các đơn vị được giao nhiệm vụ đã tích cực vào cuộc. Nhận thức của người lãnh đạo quản lý và cán bộ công chức, viên chức được nâng cao; nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng đã có sự chuyển biến tích cực. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua được tăng cường và đẩy mạnh, có sự tham gia của các ngành, đoàn thể.

Hoạt động giám sát ô nhiễm thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm được chỉ đạo triển khai quyết liệt; nhiều vùng, mô hình sản xuất nông sản, hàng hoá tập trung được kiểm soát về an toàn thực phẩm. Đã phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; bước đầu đã ngăn chặn được việc sử dụng chất cấm Salbutamol, vàng O trong chăn nuôi; tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật đã giảm đáng kể; ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm từng bước được thay đổi; tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố đang có những chuyển biến tích cực.

2.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Một là, thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị công tác quản lý an toàn thực phẩm đã và đang có chuyển biến tích cực. Về chỉ đạo, UBND Thành phố đã phân rõ và gắn trách nhiệm đứng đầu về công tác an toàn thực phẩm, kiện toàn Ban chỉ đạo Thành phố do đồng chí Chủ tịch UBND thành phố là trưởng Ban chỉ đạo.

Hai là, duy trì hiệu quả đường dây nóng về an toàn thực phẩm các tuyến. Tập trung chỉ đạo và triển khai quyết liệt thực hiện Luật an toàn thực phẩm và các văn bản của TW.

Ba là, phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy triển khai đến cả hệ thống chính trị trên địa bàn toàn thành phố về an toàn thực phẩm. Triển khai thực hiện kế hoạch an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030.

Bốn là, công tác về quản lý trong lưu thông về lĩnh vực an toàn thực phẩm đã tăng cường thực hiện việc đẩy mạnh các chương trình liên kết, hợp tác, giao thương giữa Hải Phòng và các tỉnh lân cận, giữa các đơn vị sản xuất thực phẩm và đơn vị kinh doanh, phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Năm là, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tuyến đường vận chuyển thực phẩm vào thành phố gắn với các chốt kiểm dịch động vật liên ngành của thành phố nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của các chốt kiểm dịch này tránh việc kiểm soát hình thức.

Sáu là, tăng cường công tác hậu kiểm sau cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó thành phố đã tăng cường công tác quản lý nhà nước, thông tin truyền thông, thí điểm các mô hình xác nhận thực phẩm an toàn.

Bảy là, tăng nhân lực chuyên trách cho các tuyến và đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề nóng, nhạy cảm do đó thu hút được sự quan tâm của các cơ quan truyền thông từ trung ương đến địa phương tham gia cũng như sự hưởng ứng, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về an toàn thực phẩm.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm:

  • Việc xây dựng, ban hành văn bản tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm của một số cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là cấp xã còn chậm, chưa đầy đủ, kịp thời.
  • Việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng sản phẩm cụ thể còn thiếu nên dẫn đến việc các cơ quan và doanh nghiệp đổ lỗi do không có tiêu chuẩn, quy chuẩn nên không có căn cứ chính xác để đánh giá.
  • Một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm chưa thực sự hiệu quả do thủ tục để được hưởng chính sách hỗ trợ còn khó khăn, phức tạp.

Thứ hai, công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của UBND các cấp; việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm: Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

  • Việc xử lý dứt điểm một số tồn tại như: chất cấm trong chăn nuôi, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất kháng sinh trong rau, quả, chè, thịt, thủy sản còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu người dân.
  • Công tác điều tra, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm hiệu quả chưa cao do khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự.
  • Ở một số quận, huyện mặc dù tổ chức thanh, kiểm tra nhiều nhưng tỷ lệ xử lý thấp, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, vẫn còn có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành có liên quan.
  • Cấp Bộ chỉ đạo giải pháp nhưng địa phương không có nguồn lực tương thích để thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp.
  • Thứ ba, việc đánh giá thực hiện chính sách, quy định của pháp luật ATTP:

Việc thực thi pháp luật ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố còn hình thức, dàn trải, chưa đạt yêu cầu, chưa công khai và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm cũng như chưa tạo được động lực khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương còn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn, đặc biệt các cán bộ tuyến xã không có chuyên môn sâu về an toàn thực phẩm dẫn đến việc hiểu và áp dụng văn bản chưa đúng.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, nhất là tại xã, phường còn hạn chế dẫn đến nhiều vụ việc các cơ quan xử lý khác nhau và không có sự phối hợp trao đổi thông tin, ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên địa bàn.

Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng chưa thường xuyên, kết quả còn hạn chế; còn tình trạng nội dung thông tin không chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học, gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của người dân đối với công tác quản lý an toàn thực phẩm.

2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

  • Nguyên nhân chủ quan

Cấp Uỷ, chính quyền địa phương không có bộ phận chuyên trách có chuyên môn để tham mưu, giúp việc, do đó việc xây dựng, ban hành văn bản và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn chưa kịp thời, đầy đủ, chỉ đạo thiếu quyết liệt; chậm phát hiện vụ việc và xử lý vi phạm chưa kịp thời.

Việc kiểm soát, giám sát ô nhiễm thực phẩm từ khâu nuôi, trồng đến vận chuyển, chế biến mới chỉ được thực hiện ở các cơ sở có quy mô tập trung; các cơ sở nhỏ lẻ (chiếm trên 95%) chưa được được kiểm soát thường xuyên do lực lượng mỏng và thiếu phương tiện. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Công tác thanh tra, kiểm tra mới chỉ được được đẩy mạnh ở tuyến thành phố và quận, huyện; tập trung chủ yếu ở các cơ sở có đăng ký ngành nghề kinh doanh. Do đó chưa ngăn chặn triệt để việc sử dụng các hóa chất độc hại, chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, bảo quản thực phẩm đối với loại hình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; một số địa phương do quản lý yếu kém, nên để xảy ra tình trạng giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn.

Hoạt động truyền thông giáo dục chưa có nhiều thay đổi về nội dung và hình thức để phù hợp với từng nhóm đối tượng; đặc biệt là việc giáo dục ý thức trách nhiệm cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chưa mạnh dạn đăng tải trên các phương tiện truyền thông các tổ chức, cá nhân vi phạm, các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng để người tiêu dùng lựa chọn.

Nguồn lực (biên chế, phương tiện, kinh phí) để thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm của các đơn vị được giao nhiệm vụ còn quá mỏng, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay; tuyến xã, phường không có cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn thực phẩm.

  • Nguyên nhân khách quan

Những tác động không thuận lợi của thực phẩm không an toàn trên thế giới và các nước trong khu vực; thực phẩm nhập lậu, gian lận thương mại diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Trên 95% các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn là nhỏ lẻ, hộ gia đình, thường xuyên thay đổi, do đó rất khó khăn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm. Ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm còn chưa đầy đủ, phần lớn vì lợi nhuận nên thiếu trách nhiệm trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Còn tồn tại tập quán ăn uống không hợp vệ sinh ở nhiều địa phương và do thu nhập của một bộ phận người dân còn thấp, nên vẫn còn tình trạng người tiêu dùng mua, sử dụng thực phẩm giá rẻ, không bảo đảm an toàn. Vì vậy rủi ro do sử dụng thực phẩm là rất khó tránh, ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn nguy cơ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Trong chương 2, thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng, luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ:

Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hải Phòng đã ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Phân tích tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố tập trung 05 nội dung chính: (1) hoạt động ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về an toàn thực phẩm của chính quyền các cấp ở thành phố Hải Phòng; (2) phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng; (3) tổ chức bộ máy, nhân lực, vật lực phục vụ thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm; (4) kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố; (5) tổng kết, đánh giá tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của thành phố.

Từ việc phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận văn đã đánh giá những kết quả đã đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những kết quả cũng như tồn tại đó, trong đó tập trung phân tích, làm rõ 03 nhóm hạn chế chính, tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, tồn tại trên.

Việc phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP ở thành phố Hải Phòng là cơ sở cho việc xây dựng những quan điểm đảm bảo an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hải Phòng ở chương 3. Luận văn: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993