Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Điều kiện chung để phát triển du lịch ở huyện Ba Vì

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1968 trên cơ sở hợp nhất các huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà Tây. Thời kỳ 1975-1978 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Từ năm 1978 đến năm 1991 thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 7 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn về thị xã Sơn Tây quản lý và chuyển 2 xã: Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc về huyện Phúc Thọ quản lý. Năm 1987, thành lập thị trấn Quảng Oai (tách ra từ xã Tây Đằng). Từ năm 1991 đến năm 2017 thuộc Hà Tây.

Năm 1994, hợp nhất thị trấn Quảng Oai và xã Tây Đằng thành thị trấn Tây Đằng. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2017, Ba Vì lại trở về là một huyện của Hà Nội. Cùng lúc đó, chuyển xã Tân Đức về thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ quản lý.

Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hòa Bình (về phía Tây Nam huyện). Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ, với ranh giới là sông Hồng (sông Thao) nằm ở phía Bắc. Phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ. Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng. Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội. Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối Hai, và hồ Đồng Mô (tại khu du lịch Đồng Mô). Các hồ này đều là hồ nhân tạo và nằm ở đầu nguồn sông Tích, chảy sang thị xã Sơn Tây, và một số huyện phía Tây Hà Nội, rồi đổ nước vào sông Đáy. Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường, đối diện với thành phố Việt Trì).[42]  Các điểm cực:

  • Cực Bắc là xã Phú Cường.
  • Cực Tây là xã Thuần Mỹ.
  • Cực Nam là xã Khánh Thượng.
  • Cực Đông là xã Cam Thượng.

2.1.1.2.Địa hình – Khí hậu

Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60c. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm).

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

Ba Vì là vùng đất được thiên nhiên ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan đẹp, lại là địa bàn quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc nên rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch.

Vùng núi Ba Vì chiếm 42% diện tích toàn huyện, với trung tâm là ngọn núi Ba Vì cao 1.296 m, cùng hệ động thực vật phong phú, quý hiếm. Tập trung xung quanh núi là hàng trăm con suối, hàng chục các hồ lớn nhỏ khác nhau như: Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Mơ, suối Tiên, hồ Suối Hai, đặc biệt suối khoáng nóng Thuần Mỹ có thể khai thác phục vụ du lịch dưỡng bệnh, nghỉ ngơi. Ngoài ra, Ba Vì còn có một loạt những di tích, địa danh đã đi vào lịch sử như khu căn cứ kháng chiến của tỉnh Sơn Tây, vùng rừng thông Đá Chông, khu tưởng niệm Bác Hồ và hàng loạt các đình, đền, chùa đã được xếp hạng (đình Tây Đằng được xếp hạng là một trong 12 di tích đặc biệt quan trọng). Hiện nay, hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn huyện đã được đưa vào khai thác có hiệu quả.

Hàng năm, Ba Vì đón khoảng 2,3 triệu lượt khách. Trong chiến lược phát triển du lịch của huyện, huyện đã có chủ trương đầu tư, đẩy mạnh khai thác du lịch Vườn quốc gia Ba Vì và du lịch suối nước nóng, hướng tới phát triển các mô hình du lịch sinh thái và nghỉ ngơi cuối tuần.

Đây là vùng có nhiều dân tộc sinh sống nên nét văn hoá đặc trưng của người Dao, người Mường cũng là một điểm nhấn thu hút khách du lịch. Đặc biệt, xã Ba Vì có khoảng gần 2100 nhân khẩu người Dao và là nơi vẫn còn bảo lưu, giữ gìn được nhiều nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc này như phong tục Tết nhảy.

Nhận thức được những tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua Ba Vì đã xác định đưa hoạt động du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Để thực hiện mục tiêu này, huyện đã chú trọng quan tâm đến công tác quy hoạch, mời gọi đầu tư và quảng bá hình ảnh quê hương, con người và danh thắng Ba Vì. Hiện đã có 15 doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch ở đây. Hoạt động du lịch đã đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện. Từ chỗ chỉ có 91,4 vạn lượt khách du lịch với doanh thu 42,1 tỷ đồng năm 2016, đến năm 2018, đã có 1,1 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, doanh thu cũng tăng lên 70 tỷ đồng. Hiện nay, Về dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,3 triệu lượt khách đến với Ba Vì.

Từ sự quan tâm như vậy mà tổng lượng khách đến tham quan du lịch huyện Ba Vì trong năm 2022 là 2,3 triệu lượt người, tương đương đạt 100% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu du lịch ước đạt 240 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch năm. Khách đến tham quan du lịch huyện Ba Vì tập trung vào du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Các khu du lịch thu hút nhiều du khách đến tham quan là Ao Vua, Khoang Xanh, Tản Đà, Thiên Sơn – Suối Ngà, Đền Thượng – Đền Trung – Đền Hạ…

Trong năm 2023, huyện Ba Vì tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, triển khai việc đầu tư vào các khu du lịch, phấn đấu doanh thu 300 tỷ đồng.

2.2. Thế mạnh phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1.1. Vườn quốc gia Ba Vì

Từ trung tâm Hà Nội đi theo hướng Tây khoảng 50km, nhìn về phía tay trái trong làn mây trắng mỏng chúng ta sẽ thấy 3 đỉnh núi – Ba Vì mờ ảo xuất hiện, và cũng là lúc bắt đầu bước vào không gian lung linh huyền ảo của Vườn quốc gia Ba Vì.

Nơi đây phong cảnh ngoạn mục, cảnh sắc thiên nhiên hòa quyện với con người. Tổng diện tích Vườn Quốc gia Ba Vì rộng 11.372 ha; trong đó, rừng nguyên sinh trải rộng 2.752 ha, ở độ cao từ 100 – 1.296m của dãy núi Ba Vì hùng vĩ, có hệ thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới khá điển hình ở Việt Nam; bốn mùa cây cối xanh tươi, khí hậu trong lành.

Từ thành phố Sơn Tây có đường 87 và 88 nối các điểm du lịch trong vùng khá thuận lợi, đặc biệt là con đường từ chân núi lên đỉnh Ba Vì dài 12km khá tốt. Và khoảng cách 50km với trung tâm thành phố Hà Nội với đường giao thông thuận lợi thì đây là một cự ly phù hợp với khách du lịch bởi từ trung tâm thành phố Hà Nội chỉ mất hơn 1 giờ đi ô tô hoặc xe máy và chỉ mất quãng đường 15 km để đi từ thành phố Sơn Tây để đến vườn quốc gia.

Với vị trí như vậy theo đánh giá về mức độ thuận lợi với du khách, vườn quốc gia Ba Vì có thể được đánh giá là rất thuận lợi.

Do địa hình núi cao, độ che phủ của rừng lớn tạo cho vùng Ba Vì có khí hậu rất mát mẻ, nhất là vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch). Về mùa đông, mây mù bao phủ tạo một cảnh quan rất ấn tượng. Ba Vì là một quần thể núi gồm 6 đỉnh, cao nhất là đỉnh Vua cao 1.296m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m… Đỉnh Vua là nơi xây dựng đền thờ Bác Hồ. Đối diện đỉnh Vua lại là một mái núi “thắt cổ bồng” được lập đền Thượng, tương truyền là nơi hóa thân của Đức Thánh Tản – Sơn Tinh được dân gian tôn thờ là anh hùng chống lũ lụt, ngoại xâm, vị thần liên minh các bộ tộc Việt -Mường.

Ông Đỗ Hữu Thế, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường Ba Vì, cho biết, Ba Vì được ví như là   “Lá phổi xanh của Thủ đô”. Nơi đây còn là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật hoang dã, có rất nhiều loài quý, hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Theo tài liệu thống kê của các nhà khoa học, hiện nay Vườn Quốc gia Ba Vì có 812 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 427 chi và 136 họ. Nơi đây còn có 15 loài cây quý, hiếm như: bách xanh, thông tre, xỉ ba mũi, sến lá bạc, hoa tiên, dương xỉ thân gỗ… Khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì có 45 loài thú, 115 loài chim, 27 loài lưỡng cư, 61 loài bò sát, 86 loài côn trùng; trong đó có 23 loài quý, hiếm có trong sách đỏ như: cu li lớn, gấu ngựa, tê tê vàng, công, gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay…

Vườn quốc gia Ba Vì được chia làm 2 phân khu chức năng: Phân khu bảo tồn sinh thái từ cốt 400m trở lên.

Phân khu phục hồi sinh thái từ cốt 100m đến 400m, còn lại là vùng đệm.

Vùng đệm là nơi sinh sống của 10.125 hộ dân với 46.547 nhân khẩu thuộc 3 dân tộc: Kinh, Dao, Mường. Trong đó, dân tộc Mường có 2.720 hộ với 17.50 người, dân tộc Dao có 300 hộ, 1.676 người, 80% số hộ ở đây có nghề làm thuốc cổ truyền.

Về khí hậu: Vườn quốc gia Ba Vì có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm là 23,4 độ, nhiệt độ tháng 1 là 16,5 độ, vào tháng 7 là 28,7 độ. Do đây là vùng địa hình đồi núi nên khí hậu Ba Vì thay đổi theo độ cao. Trên 500m luôn có sương mù bao phủ đỉnh núi. Tại cốt 400m nhiệt độ trung bình là 20,6, độ ẩm là 81,6 %.

Được sự ưu ái của thiên nhiên về địa hình, khí hậu đã tại cho vườn quốc gia Ba Vì trở thành một trong 4 khu du lịch sinh thái vùng núi cao nổi tiếng (Đà Lạt, Sa Pa, Ba Vì và Tam Đảo). Không những thế, vùng núi Ba Vì còn là nơi du lịch tâm linh của người Việt. Hàng năm, Vườn quốc gia Ba Vì đón vài chục nghìn lượt người đến thăm quan và học tập. Đến đây, du khách được tận hưởng cái không khí trong lành mát dịu; hương vị núi rừng cây cối; chim hót, suối reo 2 bên đường.

Với hệ sinh thái và những tài nguyên hiện có VQG Ba Vì thích hợp cho những loại hình  du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là du lịch cuối tuần.

2.2.1.2. Khu du lịch Ao Vua

Chỉ nằm cách Hà Nội khoảng chừng 60km, nếu đi bằng xe ô tô bạn có thể dễ dàng đến khu du lịch Ao Vua thuộc địa phận xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội. Nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hàng trăm nghàn khách tham quan mỗi năm.

Khu du lịch sinh thái Ao Vua là một trong những địa điểm hiếm hoi ở ngoại vi Hà Nội còn giữ được cảnh núi rừng hoang sơ hùng vĩ, không gian đậm chất nhân văn và đặc biệt không khí trong lành rất phù hợp với kì nghỉ cuối tuần, nghỉ dưỡng.

Du khách tới Ao Vua có thể tìm về cội nguồn qua câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh giao chiến để được trở thành “phò mã” của Vua Hùng, tìm hiểu về Đức Thánh Tản Viên, một vị thánh giúp dân trị thủy, cấy lúa, dệt lụa, chữa bệnh… sống mãi trong tâm thức người Việt. Du khách có thể bơi lặn bên thác Ao Vua trong bể thác thiên nhiên, du thuyền trên mặt hồ, thưởng thức những món ăn đặc sản trong những ngôi nhà mái lá đủ hình thù, leo lên đỉnh núi nghe tiếng nước chảy rì rào, chiêm ngưỡng cảnh vật trời mây, non nước mộng mơ và như có cảm giác đi du lịch mạo hiểm với những con đường đồi núi quanh co.

Lần đầu đến đây, du khách sẽ không khỏi bất ngờ trước một kiệt tác hoàn hảo của “đức mẹ tạo hóa” với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, một món quà quý giá của thiên nhiên ban tặng cho con người.

Hiện khu du lịch Ao Vua đang được đầu tư mở rộng quy mô: vườn chim thú, vườn truyền thuyết cổ tích, vườn tượng châu Âu, trồng thêm nhiều loại cây quý nhằm tạo bóng mát và hoàn thiện hệ sinh thái rừng. Một khách sạn 3 sao, gồm 50 phòng, hội trường 500 chỗ, nhà ăn và phòng họp hội thảo trên diện tích 5.000m²  cùng nhiều trò chơi hấp dẫn, mạo hiểm như: khu nhà đa năng, công viên vầng trăng, đường đua công thức 1 có thể phục vụ hàng ngàn người cùng một lúc.

Khi ra về, du khách có thể mua nhiều loại sản phẩm du lịch, đó là những lọ hoa mỹ nghệ, những vật dụng tinh xảo, độc đáo, đẹp  mắt được làm từ nguyên liệu tre, nứa bởi đôi bàn tay của chính con người nơi đây.

2.2.1.3. Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên thuộc xã Vân Hòa – Ba Vì, là nơi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng trùng điệp, có dòng suối Tiên thơ mộng, nước suối trong mát với nhiều dàn thác dạt dào đổ xuống tạo nên những âm thanh kì diệu.

Khu du lịch Khoang Xanh  – Suối Tiên gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, nơi mà công chúa Ngọc Hoa cùng các tiên nữ thường hay xuống tắm ở suối này. Ngày nay nơi đây vẫn còn nhiều dấu tích. Chuyện kể rằng:  thuở  hồng  hoang có một  nàng tiên nữ đã xuống dạo chơi phàm trần, nàng lạc bước vào thung lũng này và say xưa cảnh vật trần gian. Khi về trời đã bỏ quên tấm thảm màu xanh của mình, vô tình chàng hoàng tử đi săn qua đây bắt được. Chàng đã dõi theo nàng đang dần khuất trong làn mây trắng. Nàng tiên ngoái lại nhìn thấy đôi mắt âu yếm, đắm say của chàng hoàng tử, nàng liền quay trở lại cùng chàng tình tự. Nhưng “luật trời” nghiêm khắc nàng phải về. Không nỡ chia tay bạn tình trong lưu luyến, chàng hoàng tử níu nàng lại chẳng muốn rời xa.

Trong khúc hòa tấu của nhạc rừng rộn rã, nàng cùng chàng nằm trên tấm thảm xanh, nàng khe khẽ hát khúc ru ca của đất trời, ru hoàng tử vào giấc ngủ giữa yên ả thiên nhiên. Chàng hoàng tử tỉnh dậy, không thấy bạn tình đâu, chỉ còn tấm thảm xanh và cuộc tình ngắn ngủi mơ mộng. Kể từ đó tấm thảm xanh mà nàng tiên để lại cho bạn tình đã thành thung lũng Khoang Xanh mơ màng không có tuổi.

Tận dụng được lợi thế đó, năm 1995, công ty cổ phần du lịch Khoang Xanh đã đầu tư xây dựng khu vực này thành một điểm đến khá hấp dẫn đối với du khách. Tuy vậy, các dịch vụ còn nhiều hạn chế nên đối tượng khách thời này chủ yếu là sinh viên, học sinh đi dã ngoại. Đến năm 1999, công ty tiếp tục đầu tư xây dựng khu công viên nước, tạo cảm giác mạnh cho du khách với hồ tạo sóng biển nhân tạo.

Hiện nay, tại đây, khu Trung tâm gồm khách sạn, hội trường, sân khấu, sân tenis, sân bóng đá…;  khu suối, thác, rừng gồm rừng nguyên sinh cùng thảm thực vật phong phú; khu Thung lũng khủng long tái tạo cảnh vật hoang sơ thời tiền sử, kết hợp bảo tồn những động vật quý hiếm hiện có như cá sấu, gấu,  khỉ…; khu tắm khoáng bùn bảo đảm sức khoẻ cho con người và khu công viên nước rộng 2,2ha với sóng biển nhân tạo dâng cao 0,5m, vỗ ì oạp khiến mỗi du khách khi đến đây có cảm giác được sống trong không gian thiên nhiên kỳ vĩ có rừng nguyên sinh, có suối, có động vật hoang dã và có biển… Có một nhà thơ khi đến đây đã phải thốt lên rằng: “Ai mang hồn biển đặt giữa rừng ?…” Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Ông Nguyễn Viết Thuận – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó giám đốc khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên cho biết: Toàn khu có khoảng 200ha rừng nguyên sinh và 2km suối nước tự nhiên chảy suốt đêm ngày không bao giờ cạn. Đây là một phần diện tích của Vườn quốc gia Ba Vì nên chúng tôi phát triển du lịch gắn với bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn và phát triển những loài động, thực vật quý hiếm…”.

Khoang Xanh – Suối Tiên đang nỗ lực phát triển du lịch để đón du khách trong nước và quốc tế về thăm một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội.

2.2.1.4. Khu du lịch sinh thái Thác Đa

Với diện tích trải rộng gần 100ha, Khu du lịch sinh thái Thác Đa nằm ở thôn Mường Cháu, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội là một điểm du lịch rất thuận lợi và lý tưởng cho kì nghỉ cuối tuần sau những ngày làm việc vất vả. Đến với Thác Đa, du khách sẽ cảm nhận được những nét mới mẻ ở đây so với những khu du lịch khác.

Một khung cảnh thật hấp dẫn, còn nguyên sơ, được bàn tay con người khéo khai thác, làm cho du khách có cảm giác được ngược dòng thời gian và sống trong bộ tộc của người Việt cổ, trong trận thắng năm xưa của bà Trưng, bà Triệu…Với một bầu không khí trong lành trên đỉnh núi cao 1.281m so với mặt nước biển của vùng núi Ba Vì, được nghỉ trong ngôi nhà sàn xinh xắn của dân tộc Mường với xung quanh là cây cối xanh tươi, những dòng suối trong mát, thanh tao sẽ làm du khách quên đi nỗi mệt  nhọc của cuộc sống đời thường để tận hưởng những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng.

Đến đây, bạn còn được hoà mình vào không khí lễ hội, bạn sẽ cùng vui múa xoè, nhảy sạp cùng các chàng trai, cô gái dân tộc ít người, say trong men rượu Cần của những đêm lửa trại bập bùng và thưởng thức các món nướng từ ngô, sắn, khoai…

Ở đây có đường đi lên các thác Dốc Mông, khuôn viên Tình Yêu, thác Mây…lên Tây Trúc rồi đến cây đa nghìn tuổi. Tại khu du lịch này, du khách không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp  tự nhiên vốn  có của rừng nguyên sinh thuộc vùng núi Tản, với rừng cây lâu niên quý hiếm, cùng vườn trúc tự nhiên rộng gần 1ha có gần 20 loại chim, mà còn có hệ thống các sân chơi thể thao được bố trí hài hoà nằm xen với các đồi sim, đồi xanh, đồi phượng, đồi mai…để có thể thư giãn sau những hiệp đấu căng thẳng.

Thác Đa còn là một ngọn thác lớn nhất trong khu này. Đường tới Thác Đa lượn vòng uốn khúc. Trước khi tới Thác Đa hùng vĩ, du khách sẽ ghé thăm Khe Cạn. Gọi là Khe Cạn vì suối cạn nước quanh năm khoe những viên sỏi lấp lánh dưới ánh mặt trời.Dọc đường du khách sẽ còn được gặp một tên thác rất thú vị, đó chính là thác Dốc Mông.

2.2.1.5.Khu du lịch Đầm Long Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Khu du lịch rừng nguyên sinh Bằng Tạ – Đầm Long nằm trên một quả đồi thấp, thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội, cách Hà Nội 65km về phía Tây, cách khu du lịch Ao Vua 14km và cách hồ suối Hai 3,8km. Tổng diện tích toàn bộ khu du lịch là 75ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 17,5ha, còn lại là đầm nước và khu xây dựng.

Khu du lịch Đầm Long có hệ động thực vật phong phú, vì vậy đây không chỉ là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách mà còn là nơi bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái đa dạng và nghiên cứu thiên nhiên, động vật hoang dã.

Đầm Long là rừng nguyên sinh gồm 4 tầng cây khép kín tán. Theo kết quả khảo sát sinh thái và tài nguyên sinh vật của Viện Địa Lý Việt Nam đã thống kê được ở đây có 387 loài thực vật thuộc 252 chi, 94 họ của 4 nghành thực vật bậc cao. Động vật ở rừng Đầm Long và các địa bàn phụ cận hiện có 13 loài thú thuộc 7 họ, 4 bộ diển hình như họ chuột, dơi quạ, cầy lỏn, sóc cây, họ  chuột…Riêng  chim có  69 loài thuộc 37 họ và 13 bộ. Hiện tại, khu vực Đầm Long có các loài chim lặn, hạc, cắt, sếu, bồ câu, cu cu, gõ kiến, sẻ và các loài bướm…Trong rừng nguyên sinh hiện có trên 200 con khỉ, sống theo bầy đàn….

Đến với rừng nguyên sinh Đầm Long, du khách có thể thuê xe bò kéo, cưỡi ngựa hoặc đi bộ chứ không được phép đi các loại động cơ. Đây là một điều rất độc đáo của khu du lịch này.

Phía bắc của rừng là đầm Long, một hồ nước rộng mênh mông được cải tạo thành các hồ sen, tạo nên cảnh quan môi trường tự nhiên rất hấp dẫn.

Sau khi thăm quan rừng nguyên sinh, du khách có thể ra bơi thuyền quanh đầm, thả câu hoặc chèo thuyền tới các khu nhà nổi giữa đầm…

2.2.1.6.Khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà

Nằm dưới chân núi Tản Viên, khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà mặc dù mới đưa vào khai thác không lâu nhưng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng của rừng, núi, suối, hồ, đầm và thác nước đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn du khách, đặc biệt trong những ngày hè.

Toàn bộ khu du lịch được chia làm 3 khu chính: Hạ Sơn, Trung Sơn và Ngoạn Sơn. Trong đó, điểm nhấn trong khu du lịch chính và thác Cổng Trời quanh năm không cạn nước. Thác Cổng Trời có độ cao 25m đổ xuống sườn núi tạo thành một bể bơi thiên nhiên sâu từ 1.5 đến 2m, độ dốc vừa phải là nơi tập trung nhiều du khách yêu thích tắm suối. Cảnh thác Cổng Trời và bể bơi thiên nhiên không xa là động Thiên Sơn được dùng làm nơi biểu diễn, là nơi giao lưu văn nghệ của các đoàn khách thăm quan. Khu Ngoạn Sơn nằm giữa hai khu Trung Sơn và Hạ Sơn có đầm nước rộng 12ha, dưới đầm nhiều loại động vật, thực vật thủy sinh, được quy hoạch là điểm du lịch bơi thuyền và câu cá. Điểm dừng chân cuối cùng là khu Hạ Sơn, có thác Tam Cấp và nhiều con suối nhỏ xen lẫn những nhà nghỉ được xây theo kiến trúc nhà sàn nằm xen kẽ những rừng cây, thác nước, là điểm  dừng  chân của du khách trên đường đi. Ngoài việc đầu tư, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm “giữ chân” du khách nghỉ lại lâu hơn.

2.2.1.7.Hồ Tiên Sa Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Năm 2012, trong cụm du lịch núi Ba Vì xuất hiện thêm một điểm du lịch mới, đó là Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa, nằm trên địa bàn xã Tản Lĩnh huyện Ba Vì.

Từ cổng Vườn Quốc Gia Ba Vì rẽ phải khoảng 1km du khách sẽ tới khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa. Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa có tổng diện tích là 150ha, ở độ cao 65-400m, trong đó 120ha là rừng, hơn 20ha mặt nước. Cánh rừng xanh tốt phủ trên sườn núi, trên những quả đồi bao quanh và hồ nước rộng mênh mông, trong vắt đã tạo ra một vùng tiểu khí hậu ôn đới trong lành, mát mẻ. Nó cũng tạo ra cho khu du lịch Hồ Tiên Sa một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.

Hồ Tiên Sa có diện tích 20ha, nước trong vắt quanh năm, trên đó có những chiếc nhà nổi để du khách ngồi hưởng thú vui câu cá hay thả hồn bồng bềnh theo nhịp sóng nước. Những đôi bạn trẻ thường chọn cho mình một chiếc thuyền phao để đùa vui cùng sóng nước. Ở đây cũng có xuồng cao tốc để phục vụ khách thích môn lướt ván và đưa du khách thăm vòng quanh hồ.

Ngoài vẻ đẹp tự nhiên với núi rừng mây nước còn mang nét hoang sơ, những công trình nhân tạo trong khu du lịch cũng rất hấp dẫn du khách. Tất cả các công trình xây dựng nơi  đây đều theo lối kiến trúc truyền  thống phương Đông với những đường nét cầu kỳ, tinh tế, màu sắc tươi tắn hài hoà. Cổng Ngũ Phúc, cầu Thuận Thiên, lầu Liên Hoa, lầu Uyên Ương, khách sạn Viên Sơn… với mái ngói đỏ tươi, những đầu đao cong vút nổi lên giữa màu xanh của cây lá, mây trời giống như một bức tranh thuỷ mạc, làm say lòng du khách. Dựa vào điều kiện tự nhiên, khu du lịch Hồ Tiên Sa được chia thành nhiều khu vực với các hình thức giải trí phong phú đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng khách du lịch.

Khu công viên nước rộng 3.000m² có 3 bể bơi, 9 làn trượt dành cho mọi lứa tuổi vui chơi. Khu vui chơi trên cạn rộng 2.500m² với nhiều hình thức như xe điện đuổi bắt, phi cơ xoay vòng được các vị khách nhỏ tuổi rất thích.

Lớp thanh niên thích cảm giác mạnh hào hứng với 2 làn phi thuyền lướt sóng. Khu thể thao rộng 2 ha gồm sân chơi tennis, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền…. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Du khách đến Hồ Tiên Sa còn rất thích thú bởi các hoạt động giải trí diễn ra vào buổi tối. Mọi người đều có thể tham gia vào buổi biểu diễn văn nghệ vui vẻ hay quây quần quanh đống lửa trại đầm ấm diễn ra giữa thiên nhiên hùng vĩ, trong màn đêm kỳ bí.

2.2.1.8. Khu du lịch Suối Hai

Nằm trên địa phận của 4 xã Thụy An, Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh, Ba Trại của huyện Ba Vì, cách Hà Nội khoảng 60km về phía tây, Suối Hai nằm dưới chân núi Ba Vì được tạo bởi hệ thống đập chính và phụ dài 4km để giữ nước từ hai suối chính Yên Cư và Cầu Rồng chảy từ trên núi xuống. Suối Hai, tên gọi chung của hai con suối Yên Cư và Cầu Rồng, được đắp đập ngăn nước và thành hồ, cải tạo bài trí lại thiên nhiên mà có.

Trước đây, hàng năm, cứ vào mùa mưa, nước từ các suối nhỏ trên sườn núi, sườn đồi vùng xung quanh dồn vào suối Hai rồi chảy ra sông Tích, thường gây ra úng lụt. Nhưng tới mùa khô sông Tích lại cạn kiệt và hạn hán đe dọa.

Vì  vậy, năm 1958, phương  án  xây dựng hệ  thống  Suối  Hai, một  công trình trị thủy sông Tích được đề ra và thực hiện. Công trình được khởi công xây dựng ngày 25-12-1958 và khánh thành ngày 5-4-1964. Bác Hồ cũng đã về thăm công trình vào ngày 15-4-1964.

Với sức chứa tới 45 triệu m³ nước, đây là nguồn nước tưới cho 7.000ha ruộng đất tại Ba vì, đồng thời loại trừ nạn úng lụt và hạn hán.

Trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ, với diện tích khoảng 90 ha. Đến đây, bạn có thể ngồi trên những chiếc thuyền nhỏ và du ngoạn trên hồ. Trên các đảo và ven hồ có trồng nhiều cây xanh và vườn cây ăn trái. Hồ Suối Hai không chỉ có giá trị về mặt thủy lợi mà đây còn là nơi sinh sống của rất nhiều loài chim như le le, ngỗng trời,vịt trời, mòng, két, giang, sếu, sâm cầm…chúng sinh sống trên mặt nước làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi đây thêm phong phú.

2.2.1.9 Vườn cò Ngọc Nhị

Nằm lọt thỏm trên khoảng 3,5 ha đất trong tổng số 26,7 km² diện tích đất tự nhiên của xã Cẩm Lĩnh, đồi cò Ngọc Nhị được hình thành từ những năm 1970 – 1971. Người dân địa phương cho biết, trước đây cái vùng đất nửa đồi nửa gò này gọi là đồi Đưng, được bao phủ bởi rất nhiều cây xanh mà trong đó 2/3 là tre với khá nhiều chủng loại. Từ khi số lượng cò đổ về đây làm tổ tăng nhanh đến hàng vạn con thì người dân gọi là đồi cò Ngọc Nhị. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Theo khảo sát bước đầu, hiện ở vườn cò Ngọc Nhị đã có 49 loài chim trú ngụ, đông đúc nhất là cò trắng, cò khoang, cò bợ, cò lửa, cò mốc, cò ngàng nhỏ và vạc. Vào mùa sinh sản (từ tháng 4 đến tháng 9) cò bay trắng đồng và đậu kín các cành cây. Ngoài cò còn có cắc bụng hung, ưng Ấn Độ, diều hoa Miến Điện, cuốc ngựa trắng, gõ kiến, chèo bẻo, xanh gáy đen…Vườn rừng gồm 150 giống cây, có mai, nứa, trúc, thầu dầu, sung, vả…nhưng nhiều nhất vẫn là tre và đây cũng là nguyên nhân mà vườn cò được hình thành bởi tre là giống cây mà cò ưa thích làm tổ.

Cò làm tổ không phải là nơi nào cũng có, nhất là ở miền Bắc. Với vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất bán sơn địa, Vườn cò Ngọc Nhị sánh được với vườn chim Chi Lăng – Hải Dương, vườn chim Thanh Mai – Thanh Hóa.

Tóm lại, tài nguyên du lịch tự nhiên nơi đây rất phong phú, ngoài những điểm du lịch tiêu biểu kể trên, huyện Ba Vì còn rất nhiều các điểm du lịch khác như Suối Mơ, Thác Ngà, Thác Hương, Hồ Cẩm Quỳ. Và đặc biệt là có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại xã Thuần Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch điều dưỡng nâng cao sức khỏe cho con người. Du khách có tự mình đến đây mới cảm nhận được hết cái không khí thoáng đãng, trong lành, dễ chịu cùng cảnh vật xanh tươi, thơ mộng của vùng đất Ba Vì này.

2.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn:

2.2.2.1.Khu tưởng niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh K9 – Đá Chông

Khu di tích Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội, cách thị xã Sơn Tây về phía Tây khoảng 25 km. Diện tích rộng 234 ha, phần lớn là đồi rừng, có 2 hồ rộng. Nơi đây có nhiều tảng đá thon nhọn tựa mũi chông, ngọn mác như mọc ở dưới đất lên, có thể vì thế mà nhân dân địa phương gọi địa danh này là Đá Chông.

Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại K9 – Đá Chông là di sản văn hóa vô giá.

Nơi đây in dấu những ngày Chủ tịch  Hồ Chí Minh sống và làm việc  trong những năm tháng lãnh đạo đất nước. Người đã tiếp đón bạn bè quốc tế thân thiết tại đây. Đây còn là nơi an toàn tuyệt đối trong việc giữ gìn, bảo vệ thi hài Bác Hồ từ năm 1969-1975.

Tháng 5 năm 1957, trong một lần Bác đến thăm Trung đoàn bộ binh 88 thuộc Sư đoàn 308 cùng Trung đoàn pháo binh 63 và một đơn vị bộ đội thiết giáp diễn tập bên sông Đà, Bác và các đồng chí cùng đi đã dừng chân ăn cơm trên một quả đồi. Nhận thấy nơi đây có nhiều điểm thuận lợi về địa hình, thời tiết, giao thông: có rừng cây, có núi, có sông thuận tiện giao thông, gần Thủ đô… Bác đã trao đổi với các đồng chí cùng đi, ngỏ ý muốn chọn nơi này là căn cứ của Trung ương, đề phòng chiến tranh có thể mở rộng ra miền Bắc. Vào đầu năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng đồng chí Nguyễn Lương Bằng đến khảo sát lại khu vực này. Sau chuyến khảo sát này, đến giữa năm 1958, Khu làm việc của Trung ương tại Đá Chông đã được khởi công xây dựng với tên gọi là Công trường 5.

Từ năm 1960, Công trường 5 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, sau này được gọi theo mật danh K9.

Trong 9 năm( 1960 – 1969), K9 đã nhiều lần vinh dự được đón Bác cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị lên làm việc và nghỉ ngơi. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Sau khi Người qua đời, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta là mong bảo vệ và giữ gìn lâu dài thi hài Bác để sau ngày đất nước thống nhất, đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế mãi mãi được viếng thăm Bác. Thể theo nguyện vọng đó, trong  khi đất nước còn có chiến tranh, Đảng và Nhà nước ta còn đang hướng tới việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã quyết định chọn K9 làm nơi bảo vệ, giũ gìn thi hài Bác từ ngày 24-12-1969 và phải tuyệt đối bí mật. Khu vực này có nhiều điểm thuận lợi như nhà cửa, hầm công sự đã có sẵn, địa thế nằm trong dải rừng dài, rộng, nên Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại K9 – Đá Chông là di sản văn hóa vô giá.

Nơi đây in dấu những ngày Chủ tịch  Hồ Chí Minh sống và làm việc  trong những năm tháng lãnh đạo đất nước. Người đã tiếp đón bạn bè quốc tế thân thiết tại đây. Đây còn là nơi an toàn tuyệt đối trong việc giữ gìn, bảo vệ thi hài Bác Hồ từ năm 1969-1975.

Cơ sở để giữ gìn thi hài Bác gồm có:

  • Tầng trên: Là khu làm việc liên hoàn, thuận lợi, bảo đảm vệ sinh môi trường. Đã được Bộ Tư lệnh công binh cải tạo có bệ, trong bệ có cáng, trên bệ có lồng kính. Nơi để Bác nghỉ gần giống như quan tài kính ở tại Lăng, thuận tiện cho việc phục vụ khi có các đoàn tới thăm viếng Bác và nghiên cứu để phục vụ viếng ở Lăng sau này.
  • Tầng ngầm:  có  kết  cấu  hầm  kiên  cố,  kiến  trúc  của  hầm  có  khả năng triệt tiêu và cản các sóng chấn động do áp lực mạnh của vũ khí nổ gây ra, có hệ thống phòng chống chất độc hoá học, chính đó là yếu tố đảm bảo tuyệt đối an toàn thi hài Bác.

Sau một thời gian thi hài Bác được giữ gìn, bảo vệ ở Đá Chông, ngày 23-51970 , Hội đồng khám nghiệm gồm chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đã tổ chức khám nghiệm thi hài và kết luận: ”Qua 8 tháng đầu bảo vệ, giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một nước khí hậu ôn đới, mặc dù phải di chuyển xa nhưng hình dáng bên ngoài và các bộ phận trên cơ thể Người vẫn được bảo tồn đầy đủ, phù hợp với hình thể lúc Người còn sống”. Trên cơ sở đó, Trung ương quyết định lấy K9 làm nơi giữ gìn và bảo vệ thi hài Bác.

Trong 6 năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thi hài Bác được giữ gìn bảo quản tại đây ba lần với tổng thời gian là 4 năm 4 tháng 19 ngày.

Sau khi việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành ngày 22-8-1975, thi hài Bác được đưa về giữ gìn, bảo quản để đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế về viếng thăm Bác.

Với các sự kiện đã diễn ra ở K9 về giữ gìn thi hài Bác thì rõ ràng đây là địa danh có ý nghĩa lịch sử đặc biệt gắn liền với sự nghiệp giữ gìn lâu dài thi hài Bác trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây đã được chính Bác chọn làm căn cứ để Bác cùng với Bộ Chính trị làm việc, quyết định một số vấn đề về kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng XHCN ở miền Bắc, điều đó càng làm ý nghĩa của công trình tăng lên. Vì thế chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy ý nghĩa chính trị của khu di tích này để góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau để chúng ta vững vàng, có niềm tin thực hiện thắng lợi mong muốn của Bác lúc sinh thời là xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

2.2.2.2. Đình Tây Đằng

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, đình Tây Đằng thuộc thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì được biết đến là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam với gần 500 năm tuổi.

Đình được dựng từ thế kỷ XVI, vào loại cổ nhất Việt Nam. Hơn thế, ngoài đình chùa, trong di sản văn hóa vật thể của người Việt, chưa phát hiện được công trình nào làm từ gỗ còn nguyên vẹn mà có niên đại xa xưa hơn. Tuy nhiên, hiện nay tại đình vẫn còn lại một số hoa văn từ thế kỉ XI – XIII, nên có giả thuyết cho rằng đình Tây Đằng có thể được xây dựng từ trước thế kỉ XVI.

Ngôi đình có bố cục nguyên thủy: mặt nằng hình chữ nhật, năm gian, nơi thờ trên gác lửng ở gian giữa. Tả mạc, hữu mạc, chuôi vồ xây thêm vào các đời sau.

Cấu trúc gỗ đình đặc trưng bởi bộ vì nóc làm theo kiểu “giá chiêng” với con rường trên cong vồng, có hai trụ hai bên với ván bưng hình lá đề chạm đôi phượng. Vì nóc kiều này chỉ có thể thấy ở một vài kiến trúc có niên đại rất xưa như chùa Dâu (Bắc  Ninh), chùa Bối Khê và chùa Mui (Hà Nội), chùa Thái Lạc (Hải Dương).

Đình có 48 cột lớn nhỏ, trước kia hoàn toàn làm bằng gỗ mít – loại gỗ hàng trăm năm không bị tiêu tâm (rỗng lõi), cột cái lớn nhất có đường kính tới 80cm.

Nếu như các ngôi đình khác đều có bức ván hoặc xây tường xung quanh thì  đình Tây Đằng chỉ có hệ thống cột chống dàn mái  (sức chịu lực tương đương móng một căn nhà 7 tầng) tạo nên một không gian thoáng đãng, tràn đầy ánh sáng làm nổi bật những hoa văn độc đáo, giá trị trong đình. Các đầu đao đều uốn cong có gắn long, ly, quy, phượng bằng đất nung màu gan trâu; xà, đấu, kèo, cốn đều có chạm khắc.

Các hình chạm khắc rồng đều mang phong cách rồng thời Trần, chim phượng được chạm theo lối múa xòe cả hai cánh. Nét độc đáo nhất của đình Tây Đằng được thể hiện qua các bức chạm khắc mang đậm nét văn hóa dân gian  trên  từng  cấu  kiện kiến  trúc, đề tài thiên về hoạt động của con người trong làng xã Việt Nam thế kỉ XVI như bơi thuyền, gánh con, đốn củi, múa hát và tuyệt nhiên không chịu ảnh hưởng của lối chạm khắc hoa văn nước ngoài, thể hiện tư duy, trí tuệ của người Việt cổ về cuộc sống, lao động sản xuất của nhân dân lao động… Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Các bức chạm khắc mô tả sống động một quy trình khép kín của người Việt cổ, từ thuở sơ khai với hoạt động săn bắt, hái lượm, thuần hóa động vật hoang dã (hình tượng voi đi cày) đến cảnh đấu tranh chống giặc giã, sau đó đất nước thanh bình (hình  ảnh người chồng ngồi chải tóc cho vợ dưới gốc cau), trai tráng luyện tập võ nghệ, nhân dân nô nức trong lễ hội đua thuyền, đến cảnh cha mẹ, ông bà xum vầy, thầy đồ dạy học – biểu tượng chăm lo đến thế hệ sau…

Các kiến trúc chạm khắc trong đình Tây Đằng hiện diện đủ các vùng văn hóa trên khắp đất nước, từ một gia đình Bắc bộ ấm cúng bên gốc cau đến người phụ nữ Nùng chơi đàn tính ở vùng cao miền Bắc hay lễ hội đua thuyền ở miền Nam. Sự tài tình của các bậc tiền nhân chính là ở chỗ toàn bộ hơn 1.300 chi tiết chạm khắc gỗ trong đình không hề trùng nhau một chi tiết nào và được bố trí rất hài hòa, không mang tính đối xứng như các chi tiết kiến trúc ở những ngôi đình khác…

Với những giá trị kiến trúc chạm khắc đặc sắc, độc đáo, đình Tây Đằng được ví như một bảo tàng nghệ thuật dân gian của thế kỉ XVI. Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, đình Tây Đằng còn là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) – một nhân vật anh hùng theo truyền thuyết đã chế ngự được thiên nhiên, được dân chúng suy tôn là bậc thánh và Thánh Gióng cùng vị Thần Nông.

Hàng năm có rất nhiều người dân trong cả nước và du khách quốc tế lui tới viếng thăm, tìm hiểu, nghiên cứu về những giá trị lịch sử, văn hóa của đình.

2.2.2.3. Đình Chu Quyến

Đình Chu Quyến là một trong những ngôi đình lớn nhất xứ Đoài, thuộc làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội. Đình còn có tên là đình Chàng, được nhiều người biết đến bởi kiến trúc độc đáo mang đậm nét điêu khắc Việt cổ. Đình đã được Bộ văn hoá xếp hạng di tích lịch sử văn hoá theo quyết định số 313/QĐ ngày 28-04-1962.

Đình Chàng có niên đại tương đối vào khoảng cuối thế kỉ XVII với cấu trúc theo hình chữ “Nhất”, có một toà Đại đình. Đại đình là một kiến trúc đồ sộ gồm ba gian hai chái lớn, một tầng bốn mái với các đao cong vút. Đại đình có mặt bằng hình chữ nhật với diện tích 395m². Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Mặt bằng của đình hình chữ nhật, dài 30 mét, rộng 17 mét, có ba gian hai chái. Bộ khung nhà có sáu hàng cột lim lớn chịu lực, mái nhà thấp, bốn góc đao cong  vút  lên, riêng cột  cái  có  chu vi 2,45 mét. Sàn đình bằng gỗ, cao, cách mặt đất 0,8 mét, chia làm ba cấp để người ngồi theo ngôi thứ khi họp bàn việc làng trong thời trước. Có hệ thống lan can bao quanh sân đình.

Cột đình Chàng nổi tiếng từ xưa, được thể hiện trong các truyền thuyết, ca dao, tục ngữ dân gian và trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân làng Chu Quyến mà còn của cả vùng. Tương truyền xưa có cây gỗ to trôi dọc theo sông

Hồng về đây, nửa gốc làm cột đình Chàng, còn nửa ngọn làm cột đình Bom (hay đình Kiêng thuộc thôn Quang Húc, xã Đồng Quang). Sự bề thế to lớn của ngôi đình Chàng còn được lưu truyền trong dân gian với câu ví von “to như cột đình Chàng”, hay nhắc đến cùng với các vật phẩm nổi tiếng trong vùng: “cột đình Chàng, trống Vật Lại, mõ Cổ Đô”. Trong xã hội xưa, để gắn tình cảm gia đình với tình cảm quê hương trong sự tin cậy, người xứ Đoài còn nói: “con một như cột đình Chàng”.

Không chỉ có phong cách kiến trúc độc đáo mà nghệ thuật điêu khắc trang trí ở đình Chu Quyến cũng không kém phần độc đáo.

Điêu khắc đình Chu Quyến gồm nhiều tượng tròn và hoạt cảnh kéo dài, tuy không lớn. Các tượng chim, phượng, người cưỡi báo  cao  từ  0,6m  đến 0,9m, gắn trên các giá đỡ ở cột là các tác phẩm độc lập và hoàn thiện. Trên các xà cốn, ván nong, cửa võng, bàn thờ và tám cánh cửa đều có chạm trổ hoa văn rồng, phượng chầu mặt nguyệt, rồng vờn châu ngọc, rồng và người, rồng và hổ, hình chim phượng mẹ và đàn phượng con quấn quýt bên nhau. Cảnh sinh hoạt của con người gồm có cảnh người  dắt voi đứng hầu, người  uống rượu, cảnh nộp gà cho quan trên, cảnh gảy đàn, hát múa, chọi gà, xen kẽ với hình hoa lá mây…Chung quanh đình xây tường thấy bằng mặt sàn, có trổ các ô hình chữ nhật đứng, đỡ hàng lan can bằng gỗ.

2.2.2.4.Các lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống là những hoạt động văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc và được coi là những bảo tàng sống động về văn hoá dân tộc, nơi lưu giữ những lễ nghi, trò chơi dân gian. Loại hình di lịch lễ hội hiện nay đang phát triển khá mạnh, trên thế giới, từ những lễ hội dân gian người ta đã tổ chức thành những Festival du lịch của quốc gia hay một thành phố để thu hút khách du lịch quốc tế và quảng bá cho văn hoá truyền thống của địa phương.

Trên địa bàn huyện Ba Vì có rất nhiều lễ hội mang đặc trưng văn hoá lễ hội của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những lễ nghi cầu mong mùa màng bội thu, hay tôn thờ các vị anh hùng, những vị phúc thần bảo vệ làng xóm. Đặc biệt, ở Ba Vì có rất nhiều lễ hội gắn với những truyền thuyết, huyền thoại về Đức thánh Tản Viên.

Tên lễ hội Thời gian Nội dung
Hội làng Khê Thượng – xã Sơn Đà, huyện Ba Vì

 

Từ mùng 3 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch  Thờ thánh Tản Viên

Nghi lễ: rước kiệu thánh

Trò chơi dân gian: đánh vật, chém chuối cầu  may

Hội Cẩm Đái và Tòng Lệnh – xã Tòng Bạt, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì Hội được mở ngày 12  tháng  02 âm lịch Thờ thánh Tản Viên

Nghi lễ: tế thần

Trò chơi dân gian: thi đánh cá, tiệc gỏi cá

Hội Miếu Mèn – xã Cam Thượng, huyện Ba Vì Ngày 10 tháng 3 âm lịch Thờ bà Man Thiện (mẹ Hai Bà Trưng)

Nghi lễ: rước bài vị, tế lễ

Trò chơi dân gian: trèo leo dây, bơi thuyền, múa rối

Nguồn: Sách Lễ hội Việt Nam – NXB Văn hoá thông tin (trang 488)

Như vậy, Ba Vì không chỉ có nguồn tài nguyên tự nhiên vô cùng phong phú, mà tài nguyên nhân văn của vùng cũng rất có giá trị, sức sống ngàn năm của vùng non Tản còn thể hiện ở sự quy tụ của một vùng non xanh với số lượng di tích lịch sử dày đặc. Quanh núi Ba Vì, nhiều tên đất, tên làng, dòng sông, khe suối, đình, đền, miếu mạo… vừa gắn liền với tên tuổi thần Đức Thánh Tản cũng vừa la những dấu tích kết nối truyền thống xưa và nay. Khu vực núi Ba Vì hiện có gần 100 ngôi đình, đền thờ Tản Viên Sơn Thánh như cụm di tích đền Hạ, đền Trung, đền Thượng trên núi Ba Vì; các đền Đá Đen, Vật Lại, Măng Sơn, Khánh Xuân; các đình Yên Nội, Đông Viên, Quan Húc, Thanh Hùng, Thụy Phiêu…Trong đó, đáng chú ý nhất là đình Thụy Phiêu, một trong những ngôi đình cổ được xây dựng vào thế kỉ XVI. Bên cạnh đó là các loại hình tín ngưỡng dân gian đặc trưng của các tộc người nơi đây, và một số phong tục tập quán sinh hoạt văn hóa cộng đồng như cồng chiêng, hát ru, ném còn, Sắc Bùa …của dân tộc trưởng; Múa chuông, lễ hội Tết Nhảy của đồng bào người Dao … Đó là nguồn tài nguyên phong phú, tiềm năng to lớn để Ba Vì đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch như du lịch văn hóa – lễ hội, sinh thái – nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa – tâm linh.

2.2.2.5. Đặc sản địa phương Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

2.2.2.5.1. Các sản phẩm sữa Ba Vì

Ba Vì hiện có khoảng 1.500 hộ nuôi bò sữa với tổng đàn 5.500 con. Ba Vì hiện là vùng nguyên liệu sữa chính của Hà Nội. Nông dân Ba Vì đang trên con đường xây dựng một vùng nguyên liệu sữa đảm bảo tươi ngon, sạch.

Tại Ba Vì, các công ty và cơ sở sản xuất sữa Ba Vì phát triển rất nhiều, trong đó nổi bật là công ty cổ phần sữa quốc tế (IDP). Các sản phẩm sữa tiêu biểu được đưa ra thị trường là: sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa chua ăn Ba Vì. Ngoài ra còn có các dòng sản phẩm khác từ sữa như: bánh sữa, ốc quế sữa, caramen…

Du khách nếu nghe nói tới Ba Vì là nhắc ngay đến đặc sản sữa như một sản phẩm nổi trội. Còn nếu có dịp ghé thăm và đặt chân tới mảnh đất này thì hầu hết đều mang về những món quà từ loại đặc sản độc đáo này.

2.2.2.5.2. Mật ong rừng Ba Vì

Khu vực vùng núi Ba Vì rất thích hợp cho việc nuôi ong mật, chất lượng mật ở đây cũng rất tốt vì lợi thế của vùng rừng núi, và khu vực có nhiều vườn cây ăn trái, Ong mật rất thích các lọa hoa như hoa nhãn, hoa vải, hoa bạch đàn, hoa cây keo, ngoài ra còn rất nhiều loài hoa dại khác ở trên rừng.

Các chủ đàn ong cho biết, nuôi ong rất dễ, tuy nhiên phải có kinh nghiệm để phòng chống một số loại bệnh, hay phải theo d i để đàn ong không bay đi, hoặc có ong rừng lạc vào đánh nhau với ong nuôi.

Các đàn ong cho mật vào mùa hoa chính là từ tháng 4 đến tháng 6 là những tháng có chất lượng mật cao nhất, do các loài hoa nở rộ vào giai đoạn này. Màu mật ong cũng theo từng loại hoa, ví dụ như mật ong hoa nhãn thì đỏ đậm còn mật ong hoa vải thì lại vàng óng, tất nhiên chất lượng mật hoa nhãn sẽ tốt hơn hoa vải theo chủ nuôi ong.

Giá mật ong hoa nhãn vào khoảng 200.000đ/lít, các loại hoa khác rẻ hơn, mật trái mùa thì càng rẻ, chỉ khoảng 100.000đ/lít.

2.2.2.5.3. Chè Ba Vì

Ngoài các Đặc sản độc đáo đã được định danh sữa Ba Vì, giờ đây, mảnh đất núi Tản, sông Đà lại có thêm một đặc sản nữa mà bấy lâu người ta vẫn dùng mà chưa có tên, đó là chè Ba Vì.

Huyện Ba Vì vừa ra mắt thương hiệu sản phẩm chè Ba Vì nhằm quảng bá thương hiệu và đẩy mạnh sản xuất, chế biến và kinh doanh chè trên địa bàn huyện, nâng cao giá trị sản phẩm và thúc đẩy xuất khẩu chè ra nước ngoài.

Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì có 6 nhà máy chế biến chè và hàng trăm cơ sở chế biến chè thủ công, tổng sản lượng năm 2018 khoảng gần 3.000 tấn. Một số giống chè có chất lượng cao như chè Ô Long, Kim Tuyên mới được trồng nhưng cũng rất phù hợp với thổ nhưỡng của Ba Vì. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Thương hiệu chè Ba vì được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp quyết định chứng nhận nhãn hiệu chè Ba Vì tại Quyết định số 17407/QĐ – SHTT, ngày 1-10-2019.

 2.2.2.6. Các làng nghề truyền thống

2.2.2.6.1. Làng nghề nón Phú Châu

Xã Phú Châu (thuộc huyện Ba Vì) được nhiều người biết đến do nổi tiếng từ nghề làm nón lá. Nón lá Phú Châu đã góp phần tạo nên nét duyên dáng, độc đáo của phụ nữ Việt Nam.

Nghề làm nón lá xuất hiện ở xã Phú Châu vào khoảng năm 1954. Theo nhiều người dân, một cô gái làng Chuông có tên Phạm Thị Nhàn lấy chồng thôn Phúc Xuyên (xã Phú Châu) đã gây dựng nên nghề làm nón ở quê chồng. Mới đầu, chỉ một số người làm, sau đó phát triển rộng cả thôn và lan sang các thôn xung quanh và trở thành nghề truyền thống.

Cả xã Phú Châu với hơn 10.000 hộ nhân khẩu thì có tới gần 3.000 người tham gia làm nón lá thường xuyên. Hiện nay, cả 3 thôn gồm Phúc Xuyên, Phong Châu và Liễu Châu trong xã Phú Châu đều làm nghề này. Hầu hết các hộ gia đình trong xã đều có người làm nón, mọi người thường tranh thủ buổi tối hoặc lúc nông nhàn. Riêng thôn Phúc Xuyên, có rất nhiều hộ gia đình chuyên sống bằng nghề nón lá.

Đặc trưng nón lá Phú Châu nhẹ, bền và đẹp. Bởi, nón chỉ có 15 lớp vòng (ít hơn 3 đến 5 vòng so với nón làng nghề khác) nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Muốn có một chiếc nón, người thợ cần phải trải qua 7 bước cơ bản. Từ tẽ lá, là lá, làm vanh, quay nón, khâu, cạp vành và tra nhôi. Khó nhất là khâu quay nón – đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, cẩn thận, tỉ mỉ thì nón mới phẳng. Bởi nó quyết định độ thẩm mỹ của chiếc nón.

Ba Vì là vùng đất du lịch với rất nhiều điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng, bà con trong xã luôn mong muốn tìm ra cách để nón lá Phú Châu không chỉ được bày bán ở các chợ mà còn có thể đến được với khách du lịch và trở thành mặt hàng có thương hiệu.

Trải qua gần 60 năm, nón Phú Châu ngày càng được cải tiến và tạo nên nét đẹp độc đáo truyền thống nhờ bàn tay khéo léo của những “nghệ nhân” làng. Tuy có lúc thăng trầm, nhưng phiên chợ xã Phú Châu chưa bao giờ vắng bóng hàng nón lá.

Và ngày 15-2 Âm lịch hằng năm đã trở thành ngày hội làng nón Phúc Xuyên.

2.2.2.6.2. Nghề thuốc Nam của người dân tộc Dao

Dân tộc Dao ở làng Yên Sơn huyện Ba Vì có nghề làm thuốc Nam  từ nhiều đời nay. Từ những năm 1960, cuộc sống của người dân tộc Dao do cuộc sống du canh, du cư phát nương làm rẫy trên núi cao và phải đối mặt với các bệnh tật xảy ra hàng ngày. Từ đó người Dao đã biết lựa chọn, tận dụng cây thuốc Nam trên núi để chữa bệnh. Cây thuốc mà người Dao sử dụng là những cây cỏ thực vật, mọc trên núi gần gũi với người Dao. Qua đời này truyền sang đời khác, cha truyền con nối duy trì và phát triển thành những bài thuốc chữa bệnh đến ngày hôm nay. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Các bài thuốc của người Dao là bài thuốc quý, chữa bệnh bằng cây thuốc Nam sống gần với đời sống và sản xuất của người dao, với công dụng chữa các loại bệnh như: Phong tê thấp, thoái hóa khớp, xoang, gan, thận, các bệnh nội tiết và một số bệnh mãn tính nan y. Chính nhờ những bài thuốc Nam quý hiếm mà đời sống của người dân tộc Dao đã được cải thiện. Nhiều gia đình nhờ có bài thuốc quý đã có của ăn, của để.

Theo thống kê ở sách “Cây thuốc người Dao Ba Vì”, trong số 1.209 loài thực vật có trong rừng Quốc gia Ba Vì, có tới 507 loại cây cỏ người Dao dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong số những loài dược liệu này, có những cây thuộc loại quý và hiếm. Với việc mỗi loại thảo dược dùng để chữa bệnh đều có tên gọi bằng tiếng Dao cùng với tên gọi phổ thông, xác nhận rằng người Dao ở Ba Vì là những chủ nhân thực sự của nguồn dược liệu quý giá này.

2.2.2.6.3. Làng nghề truyền thống chế biến chè búp khô Đá Chông

Thôn Đá Chông – xã Minh Quang được thành lập năm 2016, với các hộ dân chủ yếu của làng Lâm Nghiệp, thôn có diện tích tự nhiên là 72,9ha, trong đó diện tích chè là 53,5ha. Chè ở thôn Đá Chông chủ yếu là chè trung du lá nhỏ và chè phú hộ 1. Cây chè gắn bó với người dân trong thôn từ năm 1961 khi các tổng đội thanh niên trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, đến năm 1964 cây chè được đưa vào các hộ gia đình nhằm tăng việc làm và thu nhập, từ đó đến năm 1984 cây chè đã phát triển rộng trở thành vùng trồng chè tập trung của thôn. Hiện thôn có 114/181 hộ chuyên làm nghề sản xuất thâm canh, chế biến chè, chiếm 85% tổng số hộ trong thôn. Với đặc thù của thôn là không có ruộng cấy, vì vậy cây chè chính là cây chủ lực để phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhờ vào trồng chè nhiều hộ trong thôn đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giàu. Năm 2019 doanh thu từ cây chè đạt 7 tỷ 812 triệu đồng, đến năm 2022 doanh thu từ cây chè tăng lên 10 tỷ 360 triệu đồng. Bình quân thu nhập trên đầu người trong thôn đạt trên 28 triệu đồng.

Với quá trình hình thành và những lợi ích kinh tế cũng như việc giữ gìn phát triển diện tích trồng chè của nhân dân trong thôn, nghề sản xuất thâm canh, chế biến chè búp khô Đá Chông đã được UBND Thành phố Hà Nội cấp Bằng công nhận là “Làng nghề truyền thống”. Đây là niềm vinh dự tự hào để nhân dân thôn Đá Chông tiếp tiếp mở rộng diện tích trồng chè, đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, chế biến chè sạch, góp phần giữ vững thương hiệu chè Ba Vì.

2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

2.3.1. Giới thiệu một số chương trình du lịch nông thôn đang được khai thác ở Ba Vì

Chương trình 1: TOUR DU LỊCH LÀM NÔNG DÂN

  • 07h30: Xe đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Trang Trại Ba Vì.
  • 08h30: Tới Trang trại Đồng quê, Quý khách đi tham quan vườn trúc, khu chăn nuôi, trồng trọt nhỏ của trang trại.
  • 10h00: Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc dành cho người lớn, các em nhỏ hoặc theo gia đình do hướng dẫn viên tổ chức.
  • 12h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Đồng quê và nghỉ ngơi tại trang trại.
  • 14h00: Quý khách đạp xe đạp /đi xe công nông hoặc lội bộ qua các cánh đồng lúa bậc thang. Quý khách tham gia vào hoạt động cấy lúa, tát gầu sòng, lội suối bắt cá; hoặc có thể tới trang trại rau sạch để trồng, hái và thưởng thức rau ngay tại vườn.
  • 16h30: Xe đưa Quý khách về điểm hẹn. Kết thúc chuyến đi, chia tay và hẹn gặp lại quý khách vào dịp gần nhất.

Ngoài ra, du khách có thể tham gia thêm các tour: tour làm bánh cuốn, tour học gói bánh chưng và nấu Phomat từ sữa Bò tươi Ba Vì, tour làm bác nông dân nhí…tại trang trại đồng quê Ba Vì.

Thời gian thăm quan và chương trình tuỳ theo sự lựa chọn của du khách.

CHƯƠNG TRÌNH 2: Du lịch trang trại đồng quê – Tản Đà Resort 2 ngày

Ngày 01: Hà Nội – Nông  Trại đồng quê  (Ăn trưa, tối) 

  • 07h00: Xe và Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Ba Vì.
  • 09h00:Đến trang trại du lịch đồng quê. Nghỉ ngơi.
  • 10h00: Đi bộ qua cánh đồng lúa sang nhà Đất.

Tham quan nhà Đất và các nông cụ từ thời xưa:

  • Tham gia hoạt động nông nghiệp: tát nước gầu sòng, cấy lúa, xay lúa, giã gạo và nướng cá bằng rơm. (Có thể kết hợp team building với các hoạt động này như thi úp nơm bắt cá, thi cấy lúa thẳng hàng…).
  • Thưởng thức cá nướng đậm chất hương vị đồng quê cuốn rau thảo dược.
  • Tham quan vườn rau thảo dược bản địa an toàn sạch gốc thiên nhiên.

Tham gia lớp học tráng bánh cuốn và thưởng thức…

  • 12h00: Trở về trang trại, nghỉ ngơi. Ăn trưa với các sản vật tươi lành từ trang trại.
  • 14h00: Tham quan Trang trại đồng quê với khu rừng trúc, khu đồi đá và khu trồng trọt, chăn nuôi nhỏ.

Tham gia vào các hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian: đá bóng, billax, bóng bàn, bóng chuyền, kéo co…

  • 16h30: Trở về Trang trại đồng quê nghỉ ngơi, mua sắm đồ lưu niệm.
  • Lên xe về Tản Đà Resort. Quý khách nghỉ đêm tại Tản Đà resort. Tự do tham quan và dạo chơi tại đây.

Ngày 02: Tản Đà Resort – Hà nội  (Ăn sáng, trưa)

Quý khách dậy sớm, tận hưởng không khí trong lành của khu du lịch. Ăn sáng. Tự do ngâm mình trong bể khoáng nóng, thưởng thức phong cảnh thiên nhiên hữu tình, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại khu Resort ( chi phí tự túc ).

  • 11h00: Ăn trưa tại khu du lịch
  • 12h30: Trả phòng khách sạn. Xe đón Quý khách trở về Hà Nội

2.3.2. Đánh giá về tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch nông thôn tại Ba Vì Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

2.3.2.1. Phân tích thực trạng khai thác du lịch nông thôn ở Ba Vì

Việc phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì đang ở tình trạng hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, thiếu sự định hướng, chỉ đạo sát sao và hỗ trợ kịp thời đồng bộ của các cấp quản lý.

Sự nhỏ lẻ trên thể hiện ở việc xuất hiện mô hình du lịch nông nghiệp nhỏ lẻ như các trang trại, trong đó có thể kể đến Trang trại Đồng Quê Ba Vì, cách trung tâm thành phố Hà Nội 65 km, toạ lạc trên một khu đồi nhỏ xinh xắn, tựa lưng vào dãy núi Ba Vì. Trang trại nằm trong vùng ngoại thành phía tây Hà Nội có địa hình thiên nhiên nông nghiệp rất đẹp và đa dạng (rừng, hồ, ao, suối, sông ngòi). Đến đây chúng ta được tham gia các hoạt động đặc biệt của trang trại như: đi xe công nông quanh làng, úp cá, cấy lúa, tự sao chè, hái chè, nướng cá ngoài trời, đi thuyền trên đầm sen, hái sen… Trang trại Đồng quê là thuộc loại hình Du lịch trang trại có quy mô nhỏ, chủ nhân là bà Ngô Kiều Oanh. Mô hình mới chỉ mô phỏng cuộc sống cũng như không gian làng quê Việt chứ chưa thật sự đi sâu vào Du lịch nông thôn.

Theo thống kê của Phòng Văn hoá thông tin huyện Ba Vì, trong 3 năm qua tổng doanh thu du lịch đạt được 530 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15,3%, doanh thu xã hội đạt 37 tỷ đồng; Tổng lượt khách đạt 6.606.400 lươt người. Riêng trong năm 2022 tổng lượt khách đến thăm quan tại Ba Vì là 2,3 triệu lượt khách. Đặc biệt việc đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách và từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn đã được quan tâm. Sau 3 năm, tổng nguồn vốn đầu tư đạt 675 tỷ đồng, trong đó vốn của các doanh nghiệp là 375 tỷ đồng chiếm 51%. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được duy trì thường xuyên, có nhiều đổi mới cả về hình thức và nội dung như đăng tải hình ảnh du lịch Ba Vì trên Website của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tổ chức truyền hình trực tiếp chương trình khai trương Du lịch hàng năm từ đó đã thu hút được nhiều du khách đến với Ba Vì. Tuy nhiên, trong số kết quả đạt được trên thì số liệu của Du lịch nông thôn là rất ít hay thậm chí bị lẫn vào các loại hình du lịch khác.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, các đơn vị kinh doanh du lịch luôn chấp hành tốt các quy định của nhà nước về hoạt động du lịch. Hiện nay trên địa bàn huyện có 15 đơn vị kinh doanh du lịch với các sản phẩm chủ yếu như: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng. Trong đó sản phẩm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng đang là những lĩnh vực có hiệu quả nhất, thu hút nhiều du khách tham gia. Điền hình một số đơn vị đang hoạt động có hiệu quả cao như: Du lịch Ao Vua, Du lịch Khoang Xanh, Khu Du lịch Thiên Sơn Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà Resort. Như vậy, loại hình du lịch nông thôn tại đây chưa được các đơn vị lữ hành quan tâm hay chú trọng quảng bá.

Người nông dân cũng chưa được chuẩn bị bằng những lớp tập huấn về dịch vụ du lịch, nhà cửa chưa phù hợp với quy định và bấp bênh mức giá thuê. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Đã sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội từ năm 2017, nhưng cho đến nay, du lịch Ba Vì nói chung và du lịch nông thôn Ba Vì nói riêng vẫn chưa có những bước phát triển vượt bậc, vẫn chưa tạo được một  vị  thế  tương  xứng  với  tiềm  năng  của  vùng  trong  nghành  du  lịch  nói chung của thủ đô.

Hiện nay, hoạt động du lịch của huyện chủ yếu tập trung khai thác các tài nguyên tự nhiên và nhân văn, bao gồm các danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá, các làng nghề truyền thống…và chủ yếu tập trung tại các điểm du lịch chủ yếu như Ao Vua, Khoang Xanh, Đầm Long…còn rất nhiều các điểm du lịch khác của huyện thì vẫn đang như “giấu  mình”. Nếu có chăng thì mới chỉ khai thác trên những cái có sẵn, chưa có sự đầu tư quy hoạch hợp lý, chưa liên kết các địa điểm và trải nghiệm ở làng quê lại với nhau.

Tại những nơi chưa được đầu tư khai thác hợp lý là vậy, nhưng chính tại các điểm du lịch đã và đang được khai thác cũng chưa được quan tâm đầu tư nâng cấp, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn. Ngay tại các điểm du lịch “lớn” của huyện như Khu du lịch Ao Vua, Khu du lịch Khoang Xanh, Khu du lịch Đầm Long thì ngoài việc tham quan phong cảnh du khách cũng chỉ có thể chơi ở các bể bơi, hay đi tàu siêu tốc – đều là các dịch vụ đã trở nên “quá cũ” đối với du khách. Tại những điểm du lịch nông thôn còn chưa xây dựng được các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, chưa tạo được thương hiệu riêng trong lòng du khách thì làm sao có thể giữ chân được du khách. Đó là lý do tại sao mà phần đông du khách chỉ đến Ba Vì một lần chứ không có lần thứ hai.

Trên địa bàn toàn huyện hiện có hơn 200 di tích lịch sử văn hoá – kiến trúc nghệ thuật các loại, trong đó một số di tích như Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến được xếp vào loại di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia; các đình Thụy Phiêu, Thanh Lũng, và Tây Đằng là 3 trong số 6 ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Các di tích này đều có giá trị lớn về mặt lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và đều có khả năng khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên, thời gian qua, việc khai thác các tài nguyên này vào phục vụ du lịch vẫn chưa thực sự hiệu quả. Một thời gian dài những địa điểm này đã bị “lãng quên” do không được khai thác. Khách nào biết thì tự đến thăm. Vì vậy mà du khách không khỏi ngạc nhiên trước không khí vắng vẻ, trầm lặng nơi đây. Mới đây, đình cổ Tây Đằng cùng một số các di tích văn hoá lịch sử khác đã được đưa vào khai thác trong một số tuor du lịch, nhưng vẫn không có sự thay đổi lớn về lượng khách đến thăm.

Bên cạnh đó, huyện cùng Thành phố cũng đã có nhiều những dự án đầu tư nâng cấp các di tích này, đặc biệt là hai di tích đình Tây Đằng và đình Chu Quyến, trong đó riêng tổng số vốn đầu tư nâng cấp đình Tây Đằng đã lên đến ngót 6 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc trùng tu lại không tuân theo nguyên bản gốc, dẫn đến phá vỡ cảnh quan và lối kiến trúc truyền thống, tước bỏ những giá trị về mặt thời gian và lịch sử to lớn của chúng. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Toàn huyện có 17 làng nghề được công nhận thuộc 4 nhóm nghành nghề là: chế biến chè búp khô, sản xuất nón lá, trông dâu nuôi tằm và chế biến tinh bột sắn. Nhưng việc khai thác các làng nghề này cho du lịch thì gần như chưa có. Hiện nay huyện mới đang có chủ trương đưa các làng nghề vào khai thác hoạt động du lịch, đặc biệt là sự kết hợp giữa các làng nghề và các yếu tố văn hoá địa phương. Nhưng chủ trương thì vẫn cứ là chủ trương, còn không biết đến bao giờ chủ trương mới được hiện thực hoá.

Đó là những hạn chế rất to lớn khiến du lịch nông thôn tại huyện chưa phát huy được tiềm năng, chưa cải thiện được đời sống cho người dân ở các vùng nông thôn đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện.

2.3.2.2. Đánh giá

Điểm mạnh Điểm yếu
Ba Vì là huyện có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông thôn:

Vị trí địa lý thuận lợi nhất là khi mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội.

Ba Vì nổi tiếng là vùng đất đai khá màu mỡ, nông nghiệp là chủ yếu và phát triển đạt được năng suất cao.

  • Cư dân cần cù, chất phác và mến khách.
  • Hệ thống chính trị ổn định, điểm đến an toàn.
  • Ba Vì có nhiều làng nghề nổi tiếng và có truyền thống lâu đời.
  • Ở đây có rất nhiều những lễ hội truyền thống và di tích lịch sử.

Những món ăn truyền thống, những sản vật địa phương như sữa, mật ong, khoai lang, mít… rất thu hút khách du lịch.

Cơ sở vật chất kĩ thuật ở nông thôn còn chưa phát triển. Đường sá vào các làng quê tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều nơi gây khó khăn trong việc đi lại, tham quan.

Nhân lực phục vụ du lịch ở các làng quê trình độ còn kém trong khi nhân lực chưa qua đào tạo thì lại đang thừa. Tỷ lệ đội ngũ cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành chưa cao, đội ngũ hướng dẫn viên tại một số điểm du lịch chưa được đào tạo bài bản.

  • Vệ sinh môi trường tại các làng quê còn kém.
  • Chưa tạo ra được thương hiệu cho du lịch nông thôn ở địa phương.
  • Các dịch vụ phục vụ du lịch tại các điểm du lịch còn ít và không đạt chất lượng.
  • Các sản phẩm du lịch còn chưa đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại nên không thu hút được nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
  • Sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ.
  • Vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch gặp nhiều khó khăn.
  • Cơ chế ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh du lịch còn chưa phù hợp.
  • Sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương trong việc quản lý, phát triển hoạt động du lịch chưa chặt chẽ, đồng bộ.

Công tác quy hoạch chung của huyện; quy hoạch, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các đơn vị du lịch còn chậm chưa đáp ứng được với điều kiện phát triển của xã hội. Công tác cải cách hành chính thực hiện còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là các thủ tục hành chính còn nặng về hình thức.

Thời cơ Thách thức
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch nông nghiệp rất được khách du lịch quan tâm đặc biệt là du khách nước ngoài.

Du lịch ngày càng được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt những làng quê ngày càng được quan tâm đưa vào khai thác du lịch.

Sự đa dạng của một sản phẩm: mỗi một làng quê, mỗi vùng mang một vẻ đẹp riêng, một nét văn hoá riêng biệt vì vậy có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu rất đa dạng của khách du lịch.

Nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi, rất phong phú. Vì vậy luôn đòi hỏi phải đổi mới sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.

Cơ sở vật chất kĩ thuật ở các làng quê đòi hỏi sự đầu tư một nguồn vốn lớn.

Đã có rất nhiều nước, nhiều tỉnh thành trong cả nước phát triển thành công du lịch nông thôn nên thị trường khách du lịch nông thôn ở Ba Vì sẽ bị suy giảm.

Môi trường nông thôn đang dần bị ô nhiễm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của du lịch nông thôn.

Không gian sinh hoạt văn hóa ở nông thôn đang bị đe dọa trước sự xâm nhập của lối sống mới, những giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử,… đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Việc phối hợp giữa khai thác và bảo tồn di tích chưa được nhịp nhàng.

2.3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Là vùng đất có tiềm năng du lịch nông thôn  to lớn là vậy, và  mặc dù Huyện uỷ, UBND huyện cũng đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch ở nông thôn, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo đà phát triển nông thôn mới, kéo gần khoảng cách đô thị với nông thôn. Nhưng trên thực tế thì du lịch nông thôn Ba Vì vẫn chưa có bước phát triển đột phá.

Theo Ông Bạch Công Tiến, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, do địa bàn rộng, trình độ dân trí không đồng đều là nguyên nhân khiến du lịch nông thôn phát triển  chưa đúng khả năng của địa phương.

Thực tế hiện nay tại các xã nông thôn miền núi còn đang gặp rất nhiều khó khăn về giao thông và các hạ tầng xã hội khác. Do mặt bằng chung cơ sở hạ tầng còn thiếu, xây dựng manh mún và đã xuống cấp qua năm tháng chưa được tái đầu tư xây dựng. Những yếu tố trên gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch của làng quê.

Công tác quy hoạch chung của huyện; quy hoạch, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các đơn vị du lịch còn chậm chưa đáp ứng được với điều kiện phát triển của xã hội. Công tác cải cách hành chính thực hiện còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là các thủ tục hành chính còn nặng về hình thức.

Chính quyền một số địa phương chưa tích cực tuyên truyền vận động nhân dân về chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn; vẫn còn hiện tượng gây khó khăn cho các doanh nghiệp tại một số địa phương.

Việc xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước dẫn đến hiệu quả cò  thấp, ảnh hưởng đến môi trường. Việc quản lý đất đai, quản lý quy hoạch du lịch của các ngành đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch chưa đầy đủ, chặt chẽ.

Chưa có sự phối hợp liên kết giữa các điểm du lịch tại các vùng nông thôn trong huyện, trong việc liên kết tuor du lịch nông thôn khép kín trên địa bàn, cũng như việc liên kết giữa các khu du lịch, các trang trại với những công ty du lịch lữ hành trong việc thu hút khách còn lỏng lẻo. Các đơn vị kinh doanh du lịch chưa tạo ra được một thương hiệu, sản phẩm đặc trưng hấp dẫn để thu hút du khách đến thăm quan du lịch ở Ba Vì. Chính vì tư duy kinh doanh còn manh mún dẫn đến đầu tư không có quy hoạch “dài hơi”. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chủ yếu dựa vào khai thác những thứ có sẵn từ thiên nhiên. Và việc tác động quá nhiều vào thiên nhiên đã làm giảm tác dụng của sinh thái, môi trường nông thôn…gây phản cảm cho du khách.

Ba Vì là huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn và hiện nay các chương trình du lịch nông thôn cũng đang được khai thác trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, du lịch nông thôn của huyện vẫn chưa thực sự phát triển. Để làm được điều này, chúng ta cần phải có định hướng, cũng như những giải pháp kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển du lịch nông thôn nói riêng, sự đa dạng của ngành du lịch Ba Vì nói chung.

Tiểu kết chương 2 Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Ba Vì là huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn với nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhăn văn phong phú. Hiện nay, các chương trình du lịch nông thôn cũng đã và đang được khai thác trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, du lịch nông thôn của huyện vẫn chưa thực sự phát triển. Việc phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì đang ở tình trạng hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, tự phát như mô hình các trang trại đồng quê, thiếu  sự định hướng, chỉ đạo sát sao và hỗ trợ kịp thời đồng bộ của các cấp quản lý. Huyện vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế cũng như xây dựng định hướng chủ trương phát triển du lịch nông thôn, sản phẩm du lịch nông thôn chưa phong phú đa dạng, chậm đổi mới, việc quy hoạch chi tiết các dự án du lịch chưa hoàn thành, sự kết hợp của các đơn vị du lịch trên địa bàn chưa chặt chẽ, chưa tạo thành các tour du lịch khép kín, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa du lịch của một bộ phận cán bộ nhân viên còn thấp, công tác xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn còn hạn chế chưa thực sự an lan tỏa. Tất cả những tồn tại trên phần nào đã ảnh hưởng đến phát triển du lịch Ba Vì trong những năm qua. Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

Để làm được điều này, cần phải có định hướng, cũng như những giải pháp kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển du lịch nông thôn nói riêng, sự đa dạng của ngành du lịch Ba Vì nói chung.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993