Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôi tham ô tài sản là tội phạm được Nhà nước ta quy định từ rất sớm, ngay sau khi giành chính quyền. Qua các thời kỳ, đấu tranh phòng chống những tội phạm về tham nhũng trong đó có tội tham ô tài sản là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của Đảng và Nhà nước ta. Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén và hữu hiệu của Nhà nước ta trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm nói chung và tội tham ô tài sản nói riêng. Tội tham ô tài sản ở nước ta ngày càng phổ biến, gây ra hậu quả nghiêm trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,chính trị – xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội tham ô tài sản từ phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng để qua đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định này là cần thiết, đó cũng là lý do để tôi lựa chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam“ làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau, những khía cạnh, phương diện khác nhau về tội tham ô tài sản nhưng mới chỉ dừng lại phương diện lý luận trong các bài viết, một phần, mục trong các giáo trình, sách tham khảo hoặc chỉ ra được một vài hạn chế trong quy định của luật về tội tham ô tài sản, chưa đi sâu vào khái quát, phân tích, đánh giá những khó khăn vướng mắc khi áp dụng luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, chưa có hệ thống. Ngoài ra, một vài nghiên cứu đã trở nên lạc hậu không có tính thời sự. Vì vậy, vấn đề đặt ra trước mắt là cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách có cập nhật, hệ thống, toàn diện, sâu sắc hơn nữa đối với loại tội phạm này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận, các quy định của BLHS, thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện các quy định về tội tham ô tài sản. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quy định của luật hình sự Việt Nam về tội tham ô tài sản từ góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng trong giai đoạn 2004- 2013.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội tham ô tài sản và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ các vấn đề chung về khái niệm và lịch sử quy định về tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam; Phân tích, đánh giá quy định của BLHS hiện hành về tội tham ô tài sản và thực tiễn áp dụng. Từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích, lịch sử, so sánh và phương pháp tổng hợp.
6. Kết quả và những đóng góp của luận văn
Luận văn đưa ra được phương hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội tham ô tài sản trên cơ sở làm rõ những khái niệm và khái quát lịch sử quy định về tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam; phân tích, đánh giá quy định của luật hình sự hiện hành về tội tham ô tài sản và đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định này trong giai đoạn 2004-2013. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn là tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật.
7. Kết cấu của luận văn Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về tội tham ô tài sản; Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội tham ô tài sản; Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội tham ô tài sản và phương hướng hoàn thiện.
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN
1.1. Khái niệm tội tham ô tài sản
1.1.1. Định nghĩa tội tham ô tài sản
Về tội tham ô tài sản đã có nhiều định nghĩa khác nhau như: “Tội tham ô tài sản là tội do người có chức vụ quyền hạn thực hiện, là tội phạm thuộc nhóm tội tham nhũng nên khách thể của tội phạm phải là những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức còn quan hệ sở hữu chỉ là đối tượng tác động của tội phạm (thông qua quan hệ sở hữu mà xâm phạm đến hoạt động của cơ quan, tổ chức)” hoặc “Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.” hoặc tội tham ô tài sản “là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trong những trường hợp luật định”. Theo tôi những định nghĩa trên chưa phản ánh đầy đủ các đặc điểm của tội tham ô tài sản. Tội tham ô tài sản cần phải được định nghĩa như sau: Tội tham ô tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, xâm phạm hoạt động đúng đắn và sở hữu của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
1.1.2. Đặc điểm của tội tham ô tài sản Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Theo BLHS hiện hành thì tội tham ô tài sản có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, tội tham ô tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm hoạt động đúng đắn và sở hữu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định. Khi tội tham ô tài sản xâm phạm đến các hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức thì chức năng, nhiệm vụ và mục đích đã đề ra của các cơ quan, tổ chức này sẽ không đạt được. Điều đó làm ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự xã hội…Đồng thời, người phạm tội tham ô tài sản còn xâm phạm đến quan hệ sở hữu thông qua hành vi chiếm đoạt tài sản do mình quản lý. Thông qua hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức thành tài sản của mình hoặc của người khác mà mình quan tâm đã làm cho chủ sở hữu mất đi quyền sở hữu.
Thứ hai, tội tham ô được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý tài sản
Chủ thể của tội tham ô tài sản phải đảm bảo các dấu hiệu chung của tội phạm là: có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Ngoài ra, người thực hiện hành vi tham ô tài sản còn có đặc điểm đặc trưng là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ không có trách nhiệm quản lý tài sản thì không thể là chủ thể của tội tham ô tài sản được. Đây là điều kiện cần và đủ để một người có thể trở thành chủ thể của tội tham ô tài sản và cũng là dấu hiệu để phân biệt với một số tội phạm khác.
Thứ ba, tội tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Đây là trường hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn đã làm trái với nhiệm vụ được giao như: làm không đúng, không đầy đủ, không kịp thời, trái với quy định của Nhà nước hoặc Điều lệ, Quy chế của cơ quan, tổ chức. Và nếu không có chức vụ, quyền hạn thì họ khó có thể thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi chiếm đoạt tài sản có thể thực hiện bằng nhiều thủ đoạn: lập chứng từ giả, sửa chữa, tẩy xóa sổ sách, giấy tờ, tài liệu… Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn cũng không bị coi là người phạm tội tham ô tài sản. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Thứ tư, tội tham ô tài sản là loại tội cố ý (trực tiếp)
Người phạm tội tham ô tài sản thấy trước rằng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức sẽ gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội và thấy trước hậu quả của các hành vi này nhưng vẫn mong muốn hậu quả của các hành vi này xảy ra.
Thứ năm, về tính trái pháp luật hình sự của tội tham ô tài sản.
Một hành vi tham ô tài sản chỉ có thể được xử lý hình sự khi hành vi đó trái pháp luật hình sự. Điều này không chỉ được quy định tại Điều 8 BLHS 1999 mà tại Điều 2 BLHS 1999 đã quy định “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS…”.
1.2. Lịch sử quy định về tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam
1.2.1. Thời kỳ trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhằm xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, chống tham ô, lãng phí…, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh Tra đặc biệt.Văn bản pháp lý này tuy không quy định từng tội danh tham nhũng nhưng đã bao gồm cả hành vi phạm tội tham ô tài sản của cán bộ, công chức. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên tạo cơ sở cho việc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta nói chung và tội tham ô tài sản nói riêng.
Tuy nhiên, “khái niệm “phạm lỗi” trong Sắc lệnh số 64 còn quá chung chung, chưa có sự phân biệt giữa hành vi vi phạm “nhỏ” với hành phạm tội, giữa hành vi vi phạm kỷ luật với các hành vi phạm tội tham nhũng”. Vì vậy, ngày 27/11/1946, Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 223 quy định xử lý các hành vi phạm tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ,
Điều 1 Sắc lệnh 223 quy định: “…công chức phù lạm hoặc biển thủ công quỹ, hay của công dân đều bị phạt khổ sai từ 5 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật… Người phạm tội còn có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản…”. Trong quy định trên tuy chưa có sự mô tả dấu hiệu pháp lý đặc trưng của hành vi “phù lạm hoặc biển thủ công quỹ” nhưng hành vi này có dấu hiệu tương ứng với tội tham ô tài sản trong BLHS hiện hành và đây là lần đầu tiên, loại tội phạm này đã được quy định thành một tội riêng. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Ngày 21/10/1970, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và tại khoản 1 Điều 8 tội tham ô tài sản XHCN quy định:“1. Kẻ nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản XHCN thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm”. So với Sắc lệnh 223, kỹ thuật lập pháp hình sự của Nhà nước ta đã có sự phát triển đáng kể thể hiện ở chỗ đã mô tả được đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội tham ô tài sản, như chủ thể của tội phạm này đã được quy định cụ thể phải là người “có chức vụ, quyền hạn” có quan hệ nhất định đến tài sản XHCN, trong khi đó chủ thể của tội phạm tương ứng được quy định chung chung tại Sắc lệnh 223 là “công chức”; Đối tượng tác động của tội tham ô tài sản được quy định là tài sản XHCN chứ không chỉ là tài sản dưới dạng “công qũy hay của công dân” hành vi khách quan của tội này được quy định là hành lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Về hình phạt pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN không còn quy định cứng nhắc như quy định của Điều 1 Sắc lệnh 223, không có sự phân chia thành các khoản còn Điều 8 Pháp lệnh đã có sự phân hóa thành 03 khoản tương ứng với 03 khung hình phạt khác nhau.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Ngày 15/03/1976, Hội đồng Chánh phủ Cách mạng lâm thời ban hành sắc luật số 03-SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt. Trong đó, tội tham ô tài sản được quy định tại điểm b Điều 4 Tội xâm phạm đến tài sản công cộng: “…b) Phạm các tội chiếm đoạt khác như … tham ô…thì bị phạt tù từ sáu tháng đến bảy năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến mười lăm năm. Phạm tội … tham ô… mà số tài sản chiếm đoạt rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặt biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình.” So với pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN thì Sắc luật số 03 không mô tả dấu hiệu pháp lý của tội tham ô, không quy định cụ thể về các tình tiết tăng nặng và không quy định hình phạt bổ sung.
1.2.2. Thời kỳ từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời đến nay Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Năm 1985, Bộ luật Hình sự 1985 được ra đời và tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 133, với tên gọi: Tội tham ô tài sản XHCN. Theo đó, tính nguy hiểm cho xã hội của tội tham ô tài sản XHCN vẫn được tiếp tục đánh giá chủ yếu ở sự gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu XHCN. Những điểm mới nổi bật đáng lưu ý là Điều 133 BLHS 1985 quy định cụ thể dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn và phạm vi đối tượng tác động của tội tham ô là tài sản XHCN mà người phạm tội có trách nhiệm trực tiếp quản lý. Khoản 1 Điều 133 BLHS 1985 quy định: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm trực tiếp quản lý, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm”. Nếu theo quy định tại pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN, người có chức vụ, quyền hạn chỉ cần có hành vi chiếm đoạt tài sản XHCN không phân biệt tài sản XHCN đó do ai trực tiếp quản lý hay có trách nhiệm quản lý, thì trong BLHS 1985, phạm vi chiếm đoạt đã thu hẹp vì những hành vi nào chiếm đoạt tài sản XHCN do người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý thì mới phạm tội tham ô tài sản. Tuy nhiên, đến năm 1997, tội tham ô tài sản được quy định tại BLHS năm 1985 đã được sửa đổi bổ sung. Theo luật này, tội tham ô tài sản XHCN có những điểm mới, đó là: Bỏ từ “trực tiếp” trước từ “quản lý” trong khoản 1, phạm vi chủ thể của tội phạm mở rộng hơn theo các quy định pháp luật trước đó về tội tham ô tài sản; các nhà làm luật đã định lượng tài sản bị chiếm đoạt trong cấu thành tội phạm cơ bản để phân biệt tội phạm này với các hành vi tham ô không bị coi là tội phạm, đồng thời phân hóa rõ hơn trách nhiệm hình sự của người phạm tội qua việc bổ sung thêm các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng và bổ sung thêm một khung hình phạt (4 khung) so với trước chỉ có 3 khung hình phạt.
Tiếp đến BLHS 1999 ra đời với nhiều thay đổi so với BLHS 1985, trong đó có tội tham ô tài sản. Trước hết là tội danh, BLHS 1999 quy định tội danh “Tội tham ô tài sản” thay cho tội danh “Tội tham ô tài sản XHCN” trong BLHS năm 1985. Ngoài ra, bản chất của tội tham ô tài sản cũng được thay đổi: không chỉ tài sản XHCN mới là đối tượng của tội tham ô tài sản mà tài sản của cơ quan, tổ chức khác không phải là tài sản XHCN cũng là đối tượng của tội phạm này. Khách thể của tội phạm không chỉ là quan hệ sở hữu mà khách thể quan trọng hơn, thể hiện đúng bản chất của tội phạm hơn là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Chủ thể của tội phạm vẫn là những người có chức vụ, quyền hạn nhưng khái niệm chức vụ, quyền hạn đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Vì vậy, tội tham ô tài sản trở thành một tội thuộc nhóm “Các tội phạm về tham nhũng” trong Chương XXI: “Các tội phạm về chức vụ”. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Nếu Điều 133 BLHS 1985 quy định tham ô tài sản có giá trị từ 5.000.000 đồng mới bị truy cứu TNHS thì Điều 278 BLHS 1999 quy định tham ô tài sản có giá trị từ 500.000 đồng đã bị truy cứu TNHS. Ngoài ra, Điều 278 BLHS năm 1999 còn quy định tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” (tức hành vi tham ô tài sản) thay cho tình tiết “vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm đã được quy định và quy định mới tình tiết“đã bị kết án về một trong các tội tại Mục A chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Các nhà làm luật còn thêm từ “khác” đối với tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng tại các điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3,4 Điều 278 BLHS 1999. Bỏ tình tiết “có sự thông đồng với người khác” quy định tại khoản 2 Điều 133 BLHS 1985 và tình tiết “có tổ chức” quy định ở Khoản 3 Điều 133 BLHS 1985 nay được quy định tại khoản 2 Điều 278 BLHS 1999. Điều 133 BLHS 1985 quy định tình tiết “tài sản có giá trị…” đã gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định tài sản ở đây là tài sản bị chiếm đoạt hay tài sản gì? Vì vậy, Điều 278 BLHS 1999 đã thêm từ “chiếm đoạt” vào phía trước. Dấu hiệu định lượng tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu định khung hình phạt tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 133 BLHS 1985 (nay là Khoản 2, Khoản 3 Điều 278 BLHS 1999) cũng có sự thay đổi theo hướng xử lý nghiêm khắc hơn đối với người phạm tội (“từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng” được thay bằng “từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”; “từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng” được thay bằng “từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”); Bỏ tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 điều này” quy định tại điểm c khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 133 BLHS 1985 (đã được sửa đổi bổ sung).
Hình phạt bổ sung được quy định ngay trong Điều 278 BLHS 1999 thay vì quy định trong một điều luật khác (Điều 142) như BLHS 1985.
Ngày 19/6/2009, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS 1999 được ban hành, trong đó dấu hiệu định lượng giá trị tài sản là dấu hiệu định tội của tội tham ô tài sản đã thay đổi: từ năm trăm ngàn đồng lên hai triệu đồng…
Kết luận chương 1
Tội tham ô tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, xâm phạm hoạt động đúng đắn và sở hữu của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Tội tham ô tài sản đã được quy định qua những văn bản sau: Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945, tiếp theo là sắc lệnh số 223 – SL ngày 27/11/1946, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN ngày 21/10/1970, Sắc lệnh 03-76 SLT ở miền Nam trước ngày thống nhất đất nước, BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999.
Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản
2.1.1. Khách thể của tội tham ô tài sản
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Đối với tội tham ô tài sản hiện nay có nhiều
Ý kiến khác nhau về khách thể của tội phạm này.
Ý kiến thứ nhất cho rằng: Tội tham ô tài sản là tội phạm thuộc nhóm tội tham nhũng nên khách thể của tội phạm phải là những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
Ý kiến thứ hai cho rằng: Khách thể trực tiếp của tội tham ô tài sản là quan hệ sở hữu, còn khách thể loại là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
Ý kiến thứ ba cho rằng: Khách thể trực tiếp của tội tham ô phải là hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và sở hữu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Đây là dấu hiệu về khách thể mà Điều 278 BLHS năm 1999 về tội tham ô tài sản đòi hỏi. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Vậy hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nào có thể là khách thể của tội tham ô tài sản quy định tại Điều 278 BLHS năm 1999? Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức có thể phân cơ quan, tổ chức thành hai nhóm:
Một là: Các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chính trị, xã hội bao gồm: Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị (Đảng), các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Hai là: Các tổ chức kinh tế bao gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Theo quy định của pháp luật thì khách thể của tội tham có thể là Doanh nghiệp Nhà nước mà Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp trong đó“Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” và có 5 loại hình: Công ty nhà nước; Công ty cổ phần nhà nước; Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên; Công ty TNHH nhà nước 2 thành viên trở lên; doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước. Trong những doanh nghiệp Nhà nước, người có chức vụ, quyền hạn nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý thì cấu thành tội tham ô tài sản. Vậy những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý ở những doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên…) mà Nhà nước sở hữu 50% vốn điều lệ trở xuống thì phạm tội gì? Hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng cấu thành tội Tham ô tài sản.
Quan điểm thứ hai cho rằng cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tùy thuộc vào hành vi phạm tội.
Quan điểm thứ ba cho rằng: đối với các doanh nghiệp có sở hữu chung hỗn hợp thì cấu thành tội phạm tham nhũng đối với phần tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với phần tài sản thuộc các hình thức sở hữu khác tùy thuộc vào hành vi phạm tội cụ thể của người phạm tội.
Từ ý kiến khác nhau về tội Tham ô tài sản như đã nêu trên, để bảo đảm tính thống nhất cho việc xác định tội danh Tham ô tài sản khi xét xử, Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao có quan điểm hướng dẫn như sau: “Đối với các doanh nghiệp không có vốn góp của Nhà nước thì không có tội Tham ô… tùy trường hợp cụ thể xét xử về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Trộm cắp tài sản. Đối với doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở xuống và Nhà nước không giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó thì cũng không có tội Tham ô tài sản. (Chỉ đối với doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm tỷ lệ góp vốn trên 50% và giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó); đồng thời người thực hiện hành vi chiếm đoạt là người thỏa mãn các dấu hiệu về chủ thể của tội Tham ô thì ở đó mới có tội Tham ô tài sản”. Tôi đồng tình với quan điểm hướng dẫn trên của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao. Mặt khác, Công văn số 156/C16 (P2) ngày 09/6/2006 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có quan điểm như trên. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Vì vậy, khách thể của tội tham ô tài sản là hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp và Doanh nghiệp Nhà nước.
Vấn đề đặt ra tiếp theo là sở hữu của cơ quan, tổ chức nào có thể bị tội tham ô tài sản xâm hại. Theo Điều 278 BLHS 1999 thì đối tượng tác động của tội tham ô tài sản là tài sản với đặc điểm: tài sản thuộc quyền quản lý hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn. Tính hợp pháp được thể hiện ở chỗ quyền năng quản lý đó được quy định trong pháp luật hoặc điều lệ của cơ quan, tổ chức. Người có trách nhiệm quản lý tài sản và lợi dụng trách nhiệm đó để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý thì sẽ cấu thành Tội tham ô tài sản còn người không có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ cấu thành tội phạm về chức vụ khác như: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Tội nhận hối lộ…
Tóm lại: Đối tượng tác động của tội tham ô tài sản là tài sản có tính chất “công”. Trong hình thức sở hữu tư nhân, sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam không có tài sản có tính chất “công” do đó những hình thức sở hữu là khách thể của tội tham ô tài sản bao gồm: Sở hữu Nhà nước; Sở hữu tập thể; Sở hữu chung; Sở hữu của tổ chức chính trị; Sở hữu của tổ chức chính trị – xã hội; Sở hữu của tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp; Sở hữu của tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
2.1.2. Chủ thể của tội tham ô tài sản
Chủ thể của tội tham ô tài sản cũng phải đảm bảo các dấu hiệu chung như: có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thì họ còn phải thỏa mãn dấu hiệu chủ thể đặc biệt là Người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý tài sản: Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ và họ có trách nhiệm quản lý đối với tài sản. Một người chỉ có thể phạm tội tham ô tài sản khi họ có đủ điều kiện để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn, phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ không có trách nhiệm quản lý tài sản thì cũng không thể là chủ thể của tội tham ô tài sản được.
Trách nhiệm quản lý tài sản có hai hình thức: Trách nhiệm quản lý trực tiếp tài sản là trách nhiệm của những người quản lý thực tế tài sản như trông coi, giữ gìn, bảo quản tài sản, ví dụ: thủ kho, thủ quỹ, kế toán… và Trách nhiệm quản lý gián tiếp tài sản là trách nhiệm do những người quản lý tài sản thông qua hành vi của người khác như Giám đốc, thủ trưởng đơn vị…
2.1.3. Mặt khách quan của tội tham ô tài sản Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, nó là nguyên nhân gây ra sự biến đổi tình trạng của những đối tượng tác động của tội phạm và gây ra thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả… Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội tham ô tài sản được quy định như sau:
Hành vi khách quan
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn: là hành vi của người phạm tội có chức vụ, quyền hạn đã làm trái với nhiệm vụ được giao. Đó là, có thể là làm không đúng, không đầy đủ, không kịp thời, trái với quy định của Nhà nước hoặc điều lệ, quy chế của cơ quan, tổ chức. Cùng với nhiệm vụ đó là một số đặc quyền để thực hiện nhiệm vụ mà những người không có chức vụ, quyền hạn không thể có được. Chính những đặc quyền này đã tạo ra điều kiện thuận lợi để người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi phạm tội của mình. Họ sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để dễ dàng biến tài sản được giao quản lý thành tài sản của riêng cá nhân mình.
Hành vi chiếm đoạt tài sản: là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình. Ví dụ: Thủ quỹ tự động lấy tiền trong két; thủ kho tự lấy tài sản trong kho đem bán, Giám đốc lệnh cho thủ quỹ đưa tiền cho mình; kế toán lập phiếu thu, phiếu chi, chuyển khoản theo lệnh của người phạm tội… Thủ đoạn chiếm đoạt của người phạm tội tham ô tài sản: lén lút, công khai, bội tín, gian dối…
Hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” và hành vi “chiếm đoạt tài sản”. Hai hành vi này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý tài sản tạo điều kiện cho hành vi chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý. Chỉ khi hai hành vi trên xảy ra đồng thời mới cấu thành tội tham ô tài sản. Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản của người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan đến việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của họ thì không bị coi là tham ô tài sản. Và ngược lại, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra nhưng người phạm tội không chiếm đoạt tài sản thì đó cũng không phải là hành vi phạm tội tham ô. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Hậu quả: Theo quy định tại khoản 1 Điều 278 BLHS thì người nào chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên thì mới bị truy cứu TNHS, Theo đó, định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt được quy định là dấu hiệu định tội độc lập phản ánh hậu quả của tội tham ô tài sản. Còn nếu chiếm đoạt tài sản dưới hai triệu đồng thì phải có thêm một trong những điều kiện như sau:
Gây hậu quả nghiêm trọng: Hiện nay dấu hiệu này ở tội Tham ô tài sản chưa được pháp luật quy định cụ thể nhưng trong thực tế có thể là làm cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị đình đốn hoặc bị cản trở, hoạt động tác nghiệp của tổ chức xã hội không thực hiện được…
Đã bị kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm: là trường hợp người phạm tội trước đó có hành vi tham ô tài sản đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này và chưa hết thời hạn kỷ luật, nay lại có hành vi phạm tội tham ô tài sản. Thời hạn kỷ luật được quy định tại Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức quy định tại điểm 8 mục II, nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật về hành vi tham ô mà cán bộ, công chức lại có hành vi tham ô tài sản thì được coi là “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm”.
Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm: là trường hợp người phạm tội đã bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật về một trong các tội: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; tội giả mạo trong công tác chưa được xóa án tích lại có hành vi tham ô tài sản.
2.1.4. Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản
Mặt chủ quan của tội phạm chỉ bao gồm lỗi, mục đích và động cơ, trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Tội tham ô tài sản luôn được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Người phạm tội tha ô tài sản bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
2.2. Hình phạt đối với tội tham ô tài sản Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
2.2.1. Hình phạt chính
Theo Điều 278 BLHS 1999, tội tham ô tài sản có bốn khung hình phạt: Về khung hình phạt cơ bản: Khung hình phạt cơ bản được quy định tại Khoản 1 Điều 278 BLHS 1999 có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Về khung hình phạt tăng nặng: Có ba khung hình phạt tăng nặng:
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất được quy định tại Khoản 2 Điều 278 có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội thỏa mãn một trong các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng sau: Có tổ chức, Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm, Dùng thủ đoạn nguy hiểm, Phạm tội nhiều lần, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
Khung tăng nặng thứ hai được quy định tại Khoản 3 Điều 278 có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm được áp dụng cho những trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
Khung tăng nặng thứ ba được quy định tại Khoản 4 Điều 278 có mức phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình được áp dụng cho những trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau: Chiếm đoạt tài sản có giá trị 500 triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Liên quan đến việc quy định áp dụng hình phạt tử hình đối với tội tham tài sản đã có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng: Nên loại bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản vì: Nhà nước ta đã và đang có nhiều biện pháp, hình thức khác nhau để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi tham nhũng nói chung, hành vi tham ô nói riêng. Hiện nay, xu hướng chung của thế giới là nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang nỗ lực giảm thiểu, loại bỏ hình phạt tử hình và hạn chế việc áp dụng hình phạt này. Trong bối cảnh đó, Việt Nam – với nỗ lực hòa mình vào cộng đồng thế giới, đã và đang thực hiện chính sách giảm số tội phạm bị quy định áp dụng hình phạt tử hình và hạn chế việc áp dụng loại hình phạt tử hình. Quan điểm khác lại cho rằng: Hiện nay, nạn tham nhũng đang là quốc nạn, diễn ra ngày càng nghiêm trọng, phức tạp; đấu tranh phòng chống tham nhũng được xác định là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của tất cả các ngành, các cấp, các địa phương, là nhiệm vụ của toàn dân. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất hạn chế; một số vụ việc về tham nhũng được khởi tố, dự đoán với tính chất vô cùng nghiêm trọng nhưng sau đó bị đình chỉ phần lớn đã gây ra dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân. Việc hủy bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô vào thời điểm hiện nay có thể bị đánh giá là pháp luật đang nới lỏng với đối tượng tham nhũng, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chính sách phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
2.2.2. Hình phạt bổ sung
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 278 BLHS thì ngoài hình phạt chính, người phạm tội tham ô tài sản còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Kết luận chương 2
Tóm lại, Cấu thành tội phạm cơ bản của tội tham ô tài sản bao gồm:
Về khách thể của tội tham ô tài sản là là hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và sở hữu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
Về chủ thể của tội tham ô tài sản: ngoài những dấu hiệu chung của chủ thể tội phạm thì chủ thể của tội tham ô tài sản còn phải có một điều kiện là là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý tài sản
Về mặt khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Về mặt chủ quan tội tham ô tài sản do người có chức vụ quyền hạn thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp, động cơ phạm tội là tư lợi, mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản.
Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội tham ô tài sản
Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tội tham ô tài sản bị phát hiện và đưa ra truy tố, xét xử trên toàn quốc từ năm 2004 đến năm 2013 như sau:
Bảng 3.1: Số vụ và số người bị đưa ra xét xử về tội tham ô tài sản trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013
Việt Nam, thời gian qua đã nổi lên các vụ án tham ô tài sản như: vụ Tamexco, vụ Mường Tè, vụ tham ô dự án cầu bãi Cháy, vụ nước khoáng Kim Bôi, vụ tham ô xảy ra ở cầu Sông Hàn-Đà Nẵng, Vụ án tham tại công ty Vifon, Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng NN-PTNT hay gần đây nhất là vụ án Dương Chí Dũng…Trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật hiện hành để xử lý các hành vi phạm tội tham ô tài sản trong giai đoạn nêu trên cũng gặp không ít hạn chế, vướng mắc như sau:
Thứ nhất, thực tiễn áp dụng dấu hiệu về khách thể: Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể về việc xác định tội danh trong trường hợp “chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp có vốn góp nhà nước từ 50% trở xuống và Nhà nước không giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó thì không có tội Tham ô tài sản”. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có trường hợp Tòa án do áp dụng không đúng quy định về khách thể của tội tham ô tài sản dẫn đến việc xác định tội danh sai như việc người phạm tội làm việc trong các công ty không có vốn nhà nước và chiếm đoạt tài sản của công ty này nhưng lại bị xét xử về tội Tham ô tài sản…
Thứ hai, thực tiễn áp dụng dấu hiệu về chủ thể: Thực tiễn xét xử tội tham ô tài sản còn cho thấy, việc áp dụng sai dấu hiệu về khách thể của tội tham ô tài sản thường liên quan đến việc áp dụng sai dấu hiệu đặc biệt của chủ thể của tội phạm này nên dẫn đến việc xác định tội danh sai. Hạn chế này thường gặp trong trường hợp xử lý người phạm tội là người làm việc trong các công ty tư nhân, công ty nước ngoài lợi dụng vị trí công tác để chiếm đoạt tài sản của công ty. Một số cơ quan tố tụng vẫn xác định những người này phạm tội Tham ô tài sản. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Thứ ba, thực tiễn áp dụng quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xâm phạm tài sản của Nhà nước” được quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 48 BLHS 1999, hiện nay đang có hai quan điểm khác nhau về việc áp dụng tình tiết này trong trường hợp người phạm tội bị xét xử về tội “tham ô tài sản” được quy định tại Điều 278 BLHS 1999 khi họ chiếm đoạt tài sản của các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước từ trên 50% trở lên và Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Đối tượng tác động của tội tham ô tài sản chỉ có thể là tài sản của Nhà nước; tuy điều luật không quy định nhưng chúng ta phải hiểu đây là tình tiết định tội của tội “tham ô tài sản”, đã là tình tiết định tội thì không thể coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo nghĩa của Điều 48 BLHS nữa. Vì thế, khi xét xử một người về tội “tham ô tài sản” thì trong mọi trường hợp không được áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xâm phạm tài sản của Nhà nước” theo Điểm i Khoản 1 Điều 48 BLHS đối với họ.
Quan điểm thứ hai: Không phải mọi trường hợp phạm tội “tham ô tài sản” đều bị áp dụng hoặc không bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xâm phạm tài sản của Nhà nước”. Mặt khác, không phải mọi trường hợp phạm tội “tham ô tài sản” đều xâm phạm đến tài sản của Nhà nước. Phạm vi tài sản là đối tượng tác động của tội tham ô phải được hiểu mở rộng ngoài tài sản thuộc sở hữu nhà nước thì còn tài sản của các tổ chức khác và tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước chỉ là một trong những đối tượng tác động của tội tham ô tài sản. Việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “xâm phạm tài sản của Nhà nước” phải tùy vào từng trường hợp phạm tội cụ thể. Tôi đồng ý với quan điểm này.
Thứ tư, thực tiễn áp dụng dấu hiệu “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” và “đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” của tội tham ô tài sản. Vướng mắc trong nhận thức và áp dụng dấu hiệu này thường gặp trong trường hợp đồng phạm tham ô tài sản mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 đồng. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hiện đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng chỉ những người có các dấu hiệu nêu trên thì mới bị truy cứu TNHS về tội tham ô tài sản, nếu người đồng phạm nào không có các dấu hiệu trên thì không bị chịu TNHS. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này vì BLHS được xây dựng trên nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân xấu của người này không thể áp dụng cho người khác. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Ý kiến thứ hai cho rằng người đồng phạm khác (không phải là người thực hành) tuy không có các dấu hiệu trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản vì họ chỉ là người đồng phạm khác nên không bắt buộc phải thỏa mãn các dấu hiệu này – được coi như dấu hiệu của chủ thể đặc biệt.
Thứ năm, thực tiễn áp dụng dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả nghiêm trọng khác”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng khác”. Các dấu hiệu này của tội tham ô tài sản hiện nay chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn, giải thích nên trong quá trình áp dụng một số trường hợp tội phạm tham ô tài sản các cơ quan tiến hành tố tụng gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, không ít các trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng các quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2001 hướng dẫn áp dụng các dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng, hậu quả nghiêm trọng khác, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999 để áp dụng đối với Tội tham ô tài sản. Bên cạnh đó, trong trường hợp người phạm tội chiếm đoạt hoặc chiếm hưởng tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng mà người phạm tội gây ra hai hậu quả nghiêm trọng khác nhau hoặc trong trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 trở lên nhưng gây ra hai hậu quả nghiêm trọng khác trở lên hoặc gây ra hai hậu quả rất nghiêm trọng trở lên thì có bị áp dụng khung hình phạt nặng hơn liền kề hay không? Về vần đề này các tòa án đang gặp nhiều lúng túng và tồn tại nhiều cách áp dụng khác nhau.
3.2. Phương hướng hoàn thiện quy định về tội tham ô tài sản
Thứ nhất: Cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất phạm vi khách thể của tội tham ô tài sản là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện quyền đối với tài sản và quan hệ sở hữu tài sản. Đồng thời, hướng dẫn rõ “Cơ quan” quy định tại Điều 277 BLHS 1999 được hiểu là các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, các cơ quan tư pháp, các đơn vị lực lượng vũ trang và các cơ quan của một số thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các bộ phận có tính chất hành chính, điều hành trong các doanh nghiệp nhà nước. Khái niệm “Tổ chức” quy định tại Điều 277 BLHS cần phải được hiểu là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp và tổ chức kinh tế có vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ góp vốn trên 50% và giữ quyền chi phối doanh nghiệp đó.
Thứ hai, Hướng dẫn thống nhất chủ thể của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức đã nêu trên. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Thứ ba: Không nên quy định các đặc điểm xấu về nhân thân của người phạm tội “đã bị xử lý kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm” và “đã bị kết án tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là dấu hiệu định tội của tội tham ô tài sản trong trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản dưới 2.000.000 đồng. Vì các dấu hiệu được quy định là dấu hiệu định tội phải là những dấu hiệu có tính chất đặc trưng, điển hình cho một tội phạm cụ thể và cho phép phân biệt được giữa tội phạm này với tội phạm khác cũng như với trường hợp không phải là tội phạm và dấu hiệu định tội được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản. Nhân thân xấu không làm tăng hay giảm hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà đặc điểm này thường được quy định là dấu hiệu tăng năng trách nhiệm hình sự hay định khung tăng nặng hình phạt. Mặt khác, xét theo mức độ thì “đã bị xử lý kỉ luật” là dấu hiệu có mức độ nguy hiểm thấp hơn dấu hiệu “đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” nhưng nhà làm luật lại đánh đồng hai trường hợp này và đưa vào cùng một khung hình phạt.
Thứ tư: Các dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng”,“gây hậu quả nghiêm trọng khác”,“gây hậu quả rất nghiêm trọng khác”,“gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” là những dấu hiệu mang tính định tính, cần thiết phải được hướng dẫn để nhận thức và áp dụng đúng đắn các dấu hiệu này.
Thứ năm: Tiếp tục quy định hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản.
Thứ sáu: Cần phải nới rộng mức phạt tiền từ mười triệu đồng đến hai trăm triệu đồng để tác động mạnh hơn nữa tới ý thức của người phạm tội và quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung bắt buộc đối với tội tham ô tài sản không nên quy định là hình phạt bổ sung mang tính lựa chọn như hiện nay.
Thứ bảy: Tôi kiến nghị phải có văn bản hướng dẫn quy định rõ trong trường hợp tài sản bị tội tham ô tài sản chiếm đoạt là tài sản của Nhà nước thì phải áp dụng tình tiết áp dụng tình tiết tăng nặng “xâm phạm tài sản của Nhà nước” được quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 48 BLHS 1999 còn trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt không phải là tài sản của Nhà nước mà của các tổ chức khác thì không áp dụng tình tiết này. Đồng thời, hướng dẫn cụ thể tình tiết giảm nhẹ “tự nguyện sửa chữa, bồi thường, khắc phục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS 1999;
Thứ tám: Điều 278 BLHS năm 1999 nên được sửa đổi như sau:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
- Tài sản có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng
- Tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng gây ra một hậu quả nghiêm trọng;
…5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Kết luận chương 3
Thực tiễn áp dụng quy định về tội tham ô tài sản trong thời gian qua cho thấy vẫn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc trong việc định tội danh, định khung hình phạt. Trên cơ sở này cần thiết đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS hiện hành về tội tham ô tài sản thông qua biện pháp hoàn thiện và hướng dẫn áp dụng quy định về tội tham ô tài sản như: không tiếp tục quy định đặc điểm xấu về nhân thân là dấu hiệu định tội đối với tội tham ô tài sản, ban hành văn hướng dẫn thống nhất phạm vi khách thể, chủ thể của tội tham ô tài sản, các dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng”. “gây hậu quả nghiêm trọng khác”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng khác”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác”, giữ nguyên hình phạt tử hình, người phạm tội tham ô tài sản phải bị phạt tiền, được hướng dẫn cụ thể việc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự…
KẾT LUẬN
Các quy định của pháp luật hình sự về tội tham ô tài sản luôn luôn phát triển và được sửa đổi bổ sung nhiều lần để đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm của đất nước qua các thời kỳ khác nhau. Khi đất nước chuyển sang nền kinh thế thị trường theo định hướng XHCN thì Bộ luật hình sự năm 1999 đã đưa Tội tham ô tài sản sang Mục A, các tội phạm về tham nhũng của chương tội phạm về chức vụ và sửa đổi tội tham tài sản XHCN thành tội tham ô tài sản.Tuy nhiên, trải qua hơn 15 năm áp dụng bên cạnh những thành quả đã đạt được, quá trình áp dụng quy định của BLHS 1999 về tội tham ô tài sản đã bộc lộ một số tồn tại thiếu sót, ảnh hưởng đến quá trình tố tụng, đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, đến uy tín của các cơ quan tố tụng. Vì vậy, cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật để khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong quá trình áp dụng đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về tội tham ô tài sản trong thực tiễn. Luận văn đã nghiên cứu và làm rõ thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về tội tham ô tài sản, chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng để từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về tội tham ô tài sản. Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ công chức
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Tội tham ô tài sản trong Luật hình sự Việt Nam […]