Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích Hoà Bình dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong vòng một thế kỷ qua, Khoa học và công nghệ hạt nhân trên thế giới đã có những bước phát triển to lớn ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào mục đích hoà bình và mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả to lớn cho sự phát triển và phồn vinh của xã hội loài người. Khoa học và công nghệ hạt nhân không những giúp cho con người hiểu biết sâu hơn về cấu trúc hạt nhân mà còn phát triển các công nghệ mới phục vụ cho các nhu cầu của đời sống kinh tế – xã hội, tạo ra các công cụ hiệu quả như máy gia tốc, lò phản ứng mang đến các khả năng to lớn cho con người trong nghiên cứu thế giới vật chất, nghiên cứu vũ trụ, có những kiến thức mới trong vật lý và các khoa học khác như khoa học sự sống, khoa học vật liệu, sinh học phân tử và tạo ra các nguyên tố và vật liệu mới.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, những nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng của sử dụng năng lượng nguyên tử vào các mục đích phi hoà bình, bao gồm việc phổ biến vũ khí hạt nhân và khủng bố hạt nhân đang trở thành mối quan tâm lo ngại của cộng đồng quốc tế.

Việc nghiên cứu xây dựng và thực thi pháp luật về năng lượng nguyên tử ở các nước trên thế giới đang ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào sự phát triển nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử ở mỗi nước. Theo nghiên cứu của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) được đúc kết trong Sách hướng dẫn xây dựng Luật hạt nhân thì tất cả các nước chưa có điện hạt nhân, các nước phát triển điện hạt nhân và các cường quốc có vũ khí hạt nhân đều có điểm chung trong xây dựng pháp luật là phải phù hợp với hiến pháp và hệ thống chính trị, pháp luật của mỗi quốc gia, có xem xét đến các điều ước quốc tế.

Đối với Việt Nam, trong những năm qua, khoa học và kỹ thuật hạt nhân đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Tuy nhiên, thực trạng yếu kém và thiếu thốn về hạ tầng kỹ thuật, tài chính, nguồn nhân lực và đặc biệt là cơ sở pháp lý trong nước và việc tham gia các điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử chưa đầy đủ đã khiến cho việc nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử ở nước ta chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy còn rất lạc hậu; thiết bị mới và nguồn phóng xạ phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu. Ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành năng lượng nguyên tử còn quá hạn hẹp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đội ngũ cán bộ chuyên ngành hạt nhân bước đầu được hình thành nhưng tuổi trung bình cao và chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, trình độ và cơ cấu ngành nghề.

Để khắc phục các bất cập nêu trên và đáp ứng các yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng và phát triển năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước và tham gia các điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử là hết sức cần thiết.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu

Vấn đề năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ở Việt Nam là một vấn đề mới mẻ so với các nước trên thế giới. Hiện nay ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực năng lượng nguyên tử, chúng ta cũng chỉ có một số bài báo, bài viết đơn lẻ. Chưa đặt vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Vì vậy Đề tài này nhằm mục tiêu nghiên cứu đề xuất hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử là một vấn đề rộng, do đó đề tài chỉ tập trung các vấn đề về:

  1. Nghiên cứu pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử
  2. Nghiên cứu các văn bản pháp luật của một số nước trên thế giới và các điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử mà Việt Nam đã tham gia
  3. Nghiên cứu chính sách pháp luật năng lượng nguyên tử của Việt Nam trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về năng lượng nguyên tử và đề xuất tham gia các điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử mà việt nam chưa gia nhập.

3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp quyền, các quan điểm về xây dựng và thực thi pháp luật, về đường lối đổi mới và chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam và các văn bản pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Đồng thời, luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học pháp lý nói riêng như: phương pháp phân tích; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp thống kê; phương pháp tổng hợp và các phương pháp khác, kết hợp lý luận và thực tiễn để giải quyết các vấn đề đặt ra.

4. Ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp của đề tài

Khi nghiên cứu đề tài này, người viết không đặt ra quá nhiều tham vọng mà trước hết là trang bị thêm kiến thức chuyên sâu cho bản thân; đồng thời, góp một phần nhỏ bé của mình vào tiếng nói chung của giới luật học nhằm hoàn thiện pháp luật về năng lượng nguyên tử của Việt Nam.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

  • Chương I. Trình bày tổng quan về pháp luật Quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình
  • Chương II. Các quy định của Pháp luật Quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình
  • Chương III. Một số kiến nghị, đề xuất và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về hoàn thiện chính sách pháp luật năng lượng nguyên tử của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VỀ NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VÌ MỤC ĐÍCH HOÀ BÌNH

1.1. KHÁI NIỆM NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

1.1.1. Định nghĩa

Thuật ngữ “Năng lượng nguyên tử” là một khái niệm rộng và hiện nay trên thế giới chưa có sự thống nhất về tên gọi giữa các quốc gia, cũng như chưa có tài liệu tham khảo nào khác của các quốc gia về khái niệm “Năng lượng nguyên tử” hay “Năng lượng hạt nhân” và ngay cả Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cũng chưa giải thích thống nhất về tên gọi cụ thể của thuật ngữ này.

Trên cơ sở tham khảo một số đạo luật về năng lượng nguyên tử của một số quốc gia trên thế giới về tên gọi thuật ngữ “Năng lượng nguyên tử” thì mỗi quốc gia lại có một cách tiếp cận khác nhau về tên gọi của thuật ngữ này. Chẳng hạn: Theo Luật năng lượng nguyên tử Hàn Quốc thì thuật ngữ “Năng lượng nguyên tử” được gọi là “Năng lượng hạt nhân”. Còn theo quy định của Luật về lò phản ứng và vật liệu hạt nhân của Nhật Bản, đây là một đạo luật cơ bản nhất trong hệ thống pháp lý hạt nhân của Nhật Bản, thì thuật ngữ “Năng lượng nguyên tử” lại gọi là “Năng lượng nguyên tử”.

Theo học giả người Nhật bản, ông IWAKOSHI YONESUKE, Chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có khái niệm về năng lượng nguyên tử như sau: “Năng lượng nguyên tử là năng lượng sinh ra khi có sự phân hạch hạt nhân hoặc tổng hợp hạt nhân”[1] Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Như vậy, các thuật ngữ chính xác về mặt khoa học được những người làm việc trong lĩnh vực nguyên tử sử dụng lại có thể khó hiểu đối với đại bộ phận dân chúng.

Để hài hoà giữa các thuật ngữ “Năng lượng nguyên tử” chính xác cả về khoa học và dễ hiểu đối với người dân thì theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử Việt Nam năm 2008, thuật ngữ “Năng lượng nguyên tử” được định nghĩa là: “Năng lượng được giải phóng trong quá trình biến đổi hạt nhân bao gồm năng lượng phân hạch, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng do phân rã chất phóng xạ; là năng lượng sóng điện từ có khả năng ion hoá vật chất và năng lượng các hạt được gia tốc”.

1.1.2. Lược sử phát triển năng lượng nguyên tử trên thế giới

Việc phát minh ra năng lượng nguyên tử là một thành tựu vĩ đại của nhân loại trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, trước năm 1950 việc nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử chủ yếu phục vụ cho mục đích quân sự. Từ sau năm 1950, sử dụng năng lượng nguyên tử để giải quyết nhu cầu năng lượng đã trở thành một xu thế mới trên thế giới. Năm 1954, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới được đưa vào vận hành ở Liên Xô, đánh dấu giai đoạn mới trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình và đưa nền khoa học công nghệ Xô – Viết lên tầm cao mới.

Lịch sử phát triển điện hạt nhân trên thế giới đã trải qua 3 giai đoạn đáng chú ý sau:

  • Giai đoạn thập niên 1960-1970. Đây là giai đoạn khởi đầu khi công nghệ chưa được thương mại hoá, phát triển điện hạt nhân chủ yếu nhằm mục tiêu phát triển khoa học công nghệ và xây dựng tiềm lực hạt nhân bảo đảm an ninh quốc gia.
  • Giai đoạn thập niên 1970-1980, khi công nghệ đã được thương mại hoá cao và do khủng hoảng dầu mỏ, nên nhiều quốc gia đẩy nhanh tốc độ phát triển điện hạt nhân, đưa tỉ trọng điện hạt nhân toàn thế giới tăng gần 2 lần từ 9% lên 17%.

Giai đoạn thập niên 1980-1990, sau sự cố Chernobyl, sự chấp nhận của công chúng, các yếu tố chính trị và sự cạnh tranh yếu về kinh tế do việc tăng cao các yêu cầu về an toàn đã làm cho tốc độ xây dựng điện hạt nhân giảm mạn, một số nước còn có chủ trương loại bỏ điện hạt nhân như: Đức, Thuỵ Điển. Tuy nhiên ngay từ đầu thế kỷ này khi mà yếu tố môi trường toàn cầu và an ninh năng lượng trở lên có ý nghĩa quyết định và công nghệ điện hạt nhân ngày càng được nâng cao thì xu hướng phát triển điện hạt nhân đã có những thay đổi tích cực, hứa hẹn một tương lai rất tốt đẹp trên phạm vi toàn cầu. Trên cơ sở đó, chính những nước có ý định từ bỏ điện hạt nhân cũng phải xem xét lại và có kế hoạch điều chỉnh của quốc gia mình.

Hiện nay, trên thế giới công nghệ lò phát triển rất phong phú và đa dạng. Hiện có trên 10 loại lò đang được sử dụng và nghiên cứu phát triển. Việc mỗi quốc gia sử dụng và phát triển loại lò nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là ý đồ chiến lược của mỗi quốc gia, sau đó là trình độ khoa học và công nghệ và khả năng tham gia của công nghiệp nội địa. Mặc dù số loại lò nhiều như vậy nhưng đa số hoặc đã bị loại bỏ khỏi xu hướng phát triển hoặc đang ở trạng thái thử nghiệm. Cho đến nay thực chất mới chỉ có ba loại công nghệ nhà máy điện hạt nhân chủ yếu đựoc công nhận là những công nghệ đã được kiểm chứng và được phát triển nhiều nhất, đó là:

  • Công nghệ lò nước áp lực – PWR (chiếm 60 %)
  • Công nghệ lò nước sôi – BWR (chiếm 21 %)
  • Công nghệ lò nước nặng – PHWR (CANDU) (chiếm 8 %).

Phần còn lại là các loại lò khác.

1.1.3. Vai trò năng lượng nguyên tử trên thế giới Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Theo tổng kết của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế, đến ngày 31/12/2003, trên toàn thế giới có 441 lò phản ứng năng lượng hạt nhân đang hoạt động ở 32 nước. Hiện nay, các nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) có tổng công suất 363.135 MW với sản lượng điện năm 2002 là 2.574 tỷ kWh, chiếm 16% tổng sản lượng điện toàn cầu. Tỷ lệ này được giữ ổn định trong suốt 20 năm qua, điều đó có nghĩa là mức tăng trưởng của nguồn ĐHN có cùng nhịp độ với mức tăng trưởng tổng các nguồn điện khác.

Theo thống kê của Hiệp hội hạt nhân thế giới ((World Nuelear Association – WNA), tính đến ngày 1/9/2009 trên thế giới có 446 lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất điện là 372.533 MW đang hoạt động tại 32 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2008, các nhà máy điện hạt nhân đã sản xuất được hơn 2.600 tỷ kWh điện, chiếm 15% sản lượng điện năng toàn cầu. Năm nước đứng đầu thế giới về điện hạt nhân hiện nay theo thứ tự về sản lượng điện là Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc.

Phát triển ĐHN tập trung chủ yếu ở các nước phát triển. Hơn 50% số lò tập trung ở Bắc Mỹ và Tây Âu, chỉ có chưa đầy 10% số lò tập trung ở các nước đang phát triển, nơi mà nhu cầu năng lượng sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thế kỷ này. Hiện có 5 quốc gia dẫn đầu về sản lượng ĐHN, đó là: Mỹ – 780 tỷ kWh; Pháp – 415 tỷ kWh; Nhật – 313 tỷ kWh; Đức – 162 tỷ kWh và Nga – 130 tỷ kWh, và một số quốc gia có tỷ trọng ĐHN đặc biệt cao như Lithunia – 80%; Pháp – 78%, Slovakia – 65% và Bỉ – 57%. Tổng số lò -năm kinh nghiệm vận hành của thế giới tích luỹ được đến nay đạt trên 11.000 lò – năm.

Cũng theo Hiệp hội hạt nhân thế giới (WNA), hiện nay trên thế giới có hơn 30 nước đang xem xét nghiêm túc việc phát triển điện hạt nhân, trong đó có cả những nước dồi dào dầu mỏ như Cô-oét, Qatar, Tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE),… Cùng với khoảng 50 lò phản ứng đang được xây dựng, tính đến ngày 1/9/2009 đang có 137 lò phản ứng công suất đã được đặt hàng hoặc có kế hoạch xây dựng và 295 lò khác được dự kiến xây dựng. Hiện tại, các nhà xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân – đứng đầu là Pháp và Nga – đang rất bận rộn với những hợp đồng xây dựng, chuyển giao với các đối tác từ Hoa Kỳ, qua châu Âu, Nam Á đến Trung Quốc.

Xét về nhu cầu và nhịp độ xây dựng mới các nhà máy ĐHN thì có sự khác nhau ở các khu vực trên thế giới. Nếu nhu cầu và nhịp độ đó bị ngưng lại khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ thì nó lại tiến triển mạnh ở vực Đông Âu mà đặc biệt là khu vực Châu á – Thái Bình Dương. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

1.1.3.1. Khu vực Tây Âu

Hiện nay, Tây Âu đang vận hành và khai thác 140 lò năng lượng hạt nhân với tổng công suất 122.480 MW và sản lượng điện 855 tỷ kWh, chiếm 35% tổng nhu cầu điện năng. ĐHN chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nguồn điện, tiếp theo là nhiệt điện than 29% và nhiệt điện khí 15%.

Khu vực Tây Âu là một trong những khu vực phát triển nhất thế giới, đã đạt đến độ chín muồi và hoàn thiện, do đó mức tăng trưởng nhu cầu điện năng hàng năm rất thấp, trong 25 năm tới là 1,3%/năm. Để giải quyết vấn đề năng lượng, các nước Tây Âu hiện nay thực hiện chính sách mở cửa thị trường điện và đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió.

Đến cuối năm 2000, Anh có 33 lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất 13.000 MW. Tỷ lệ phát điện năng lượng nguyên tử là 22%.

Pháp hiện có 58 lò phản ứng (PWR) phát điện với tổng công suất thiết bị là 63.000 MW, cung cấp 430 tỷ Kwh/năm tức là vào khoảng 78% trong tổng sản lượng điện của quốc gia chiếm vị trí thứ hai trên thế giới, sau Mỹ.

Đức với tổng công suất thiết bị khoảng 22.000 MW của 19 lò phản ứng phát điện đang vận hành, cơ cấu nguồn điện năng năm 2000 của Đức là 33% điện hạt nhân.

Nhiều nhà quan sát cho rằng, ĐHN sẽ lại nổi lên thành phương án cạnh tranh khi những lo ngại về thay đổi khí hậu và sự không chắc chắn của các nguồn cung cấp năng lượng ngày càng tăng và vấn đề chỉ còn là thời gian để mọi người nhận ra rằng, năng lượng tái tạo sẽ chẳng bao giờ thay thế được các nguồn điện công nghiệp lớn, loại mà đang thúc đẩy kinh tế châu Âu phát triển trong thời gian dài và có hiệu quả.

1.1.3.2. Khu vực Đông Âu và Liên xô cũ

Những năm gần đây, nền kinh tế của khu vực này phục hồi trở lại và ĐHN vẫn được tiếp tục chú ý phát triển, đặc biệt tại Liên bang Nga, Ucraina, Hungari, Bungari và Séc.

CHLB Nga kế thừa lịch sử phát triển tiên phong hàng đầu của Liên Bang Xô viết trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân trên thế giới. Nhà máy điện hạt nhân Obnhinscơ, khánh thành năm 1954 là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Đến nay nước Nga đã có hơn 50 năm lịch sử phát triển điện hạt nhân với 43 tổ máy, trong đó có 30 tổ máy đang vận hành, 4 tổ máy đang trong quá trình xây dựng, 5 tổ máy đã lập kế hoạch xây mới và 4 tổ máy đã đóng cửa. Theo Kỷ yếu quốc gia về điện hạt nhân do IAEA xuất bản năm 2003, sản lượng điện hạt nhân của Nga là 150 tỉ KWh, công suất 22,2 GW(e), chiếm 16,4% tổng công suất điện quốc gia. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Tại thời điểm cuối năm 2000, Nga có 29 lò phản ứng phát điện đang vận hành với tổng công suất thiết bị là 21.000 MW, đứng vị trí thứ 5 trên thế giới, dự kiến, công suất này sẽ tăng lên tới 25.000 MW vào năm 2010 và 32.000 MW vào năm 2020. Để nâng cao độ an toàn và hiệu quả kinh tế, chủ yếu Nga sẽ dùng các tổ máy hạt nhân thế hệ thứ ba. Ucraina sẽ tiếp tục hoàn thành 2 lò đang xây dựng dở dang, không cần đến sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu. Hungari sẽ kéo dài sử dụng 4 tổ máy hiện tại lên 40 năm thay vì 30 năm dự kiến ban đầu. Bungari sẽ sẽ xây dựng thêm 2 lò mới loại 1.000 MW để bù lại các lò cũ phải đóng cửa.

CHLB Nga có Bộ Năng lượng nguyên tử (MINATOM) trước đây và nay là Cơ quan năng lượng nguyên tử ROSATOM) là cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về NLNT. Cơ quan này quản lý các nhà máy điện hạt nhân, các cơ sở sản xuất nhiên liệu, tái chế, xử lý thải phóng xạ và chế tạo vũ khí hạt nhân và tàu nguyên tử. Cơ quan Liên bang về An toàn hạt nhân và bức xạ (Gosatomnadzor) đặt trụ sở tại Matxcơva và có 7 văn phòng khu vực trong toàn quốc.

1.1.3.3. Khu vực Bắc Mỹ

Cũng như Tây Âu, Bắc Mỹ là khu vực phát triển đỉnh cao. Trong 25 năm tới, mức tăng trưởng nhu cầu điện năng trung bình hàng năm của Mỹ trong 25 năm tới là 1,8%/năm và Canada là 1,6 %/năm.

Chính sách của Mỹ là tiếp tục ủng hộ mở rộng năng lượng hạt nhân. Các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ có 103 lò phản ứng với tổng công suất thiết bị là 101.000 MW, chiếm vị trí thứ nhất trên thế giới. Trong 5 năm qua, 19 lò đã được cấp phép kéo dài thời gian sử dụng thêm 20 năm nữa. Dự báo, công suất ĐHN của Mỹ vào năm 2025 là 102.600 MW.

Chính sách của Canada là tiếp tục mở rộng công suất ĐHN của mình, trước hết là tái khởi động lại các nhà máy tạm thời bị đóng cửa. Hiện tại, Canada có 17 lò đang hoạt động và đã lên kế hoạch đến 2007 sẽ đưa thêm 4 lò nữa có công suất 2.060 MW vào khai thác. Dự báo, công suất ĐHN của Canada vào năm 2025 là 12.350 MW.

1.1.3.4. Khu vực Châu á

Châu á là khu vực có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng rất cao, bình quân 5-7%/năm, riêng Trung Quốc đạt gần 10%/năm, do đó, nhu cầu về năng lượng rất lớn. Hơn nữa, hai nước Trung Quốc và ấn Độ phải đối mặt với hai phần năm dân số thế giới, còn hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc đều thiếu tài nguyên năng lượng. Để đảm bảo an ninh năng lượng, các nước này đều đã lựa chọn giải pháp phát triển ĐHN. Hai nước có sản lượng ĐHN lớn nhất khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhật Bản đang vận hành 54 tổ máy và đang xây dựng thêm 3 tổ máy. Mặc dù gần đây, có một số vấn đề trong ngành công nghiệp hạt nhân, nhưng Nhật Bản vẫn lên kế hoạch xây thêm 13 tổ máy mới tổng công suất 13.000 MW trước năm 2010. Tổng công suất ĐHN của Nhật sẽ tăng lên tới 56.880 MW vào năm 2020 và sẽ giảm xuống còn 54.280 vào năm 2025 do một số tổ máy cũ hết hạn sử dụng. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Hàn Quốc là một quốc gia có bề dày trong phát triển điện hạt nhân và được IAEA đánh giá cao trong việc bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân.

So với Nhật Bản thì Hàn Quốc cũng là một trong số các quốc gia Châu có công nghiệp điện hạt nhân phát triển. Từ nước phải nhập khẩu đến 97% nhu cầu năng lượng điện, đến khi bắt đầu vận hành thương mại tổ máy điện hạt nhân đầu tiên của mình (tổ máy Kori 1) vào tháng 4 năm 1978, đến nay 20 lò phản ứng với tổng công suất gần 18 GW đang cung cấp 40% sản lượng điện của Hàn Quốc. Giá điện hạt nhân của Hàn Quốc khá rẻ: 39 won/kWh (khoảng 3 xu Mỹ) và đến năm 2015 có thêm 6 tổ máy mới. Hàn Quốc đang phát triển thế hệ lò mới công suất lên tới 1400 MW mang tên APR -1400 trên cơ sở thế hệ lò hạt nhân tiêu chuẩn Hàn Quốc hiện nay. Theo dự kiến, những lò APR đầu tiên sẽ vận hành thương mại vào khoảng đầu những năm 2010.

Năng lượng hạt nhân được ưu tiên trong chiến lược phát triển năng lượng của Hàn Quốc với mục tiêu đến năm 2020 tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân sẽ đạt 27,3 GW và tỷ trọng điện hạt nhân sẽ tăng lên 56%. Hàn Quốc đang nỗ lực trở thành nước xuất khẩu công nghệ hạt nhân. Công ty Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) vừa ký thỏa thuận giúp Công ty Điện lực Indonesia (PNL) làm đề án nghiên cứu khả thi cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này ở đảo Java; dự kiến sử dụng 4 lò OPR-1000 công suất mỗi lò 1.000 MW do Hàn Quốc tự thiết kế và chế tạo.

Hàn Quốc có chính sách năng lượng hạt nhân đúng hướng, nhất quán, và đó là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của chương trình hạt nhân của quốc gia này.

Tại cuộc họp mới đây của các Bộ trưởng Năng lượng ASEAN+3 tại Myanmar, Hàn Quốc đã đề nghị hỗ trợ ASEAN đào tạo nhân lực trong lĩnh vực hạt nhân, sẵn sàng cung cấp những kiến thức kỹ thuật về nhà máy điện hạt nhân nhằm giúp các nước ASEAN giảm việc sử dụng năng lượng hóa thạch, giúp bảo vệ môi trường. Theo chương trình đào tạo kéo dài 3 năm từ 2009-2011, Hàn Quốc sẽ đào tạo tổng cộng 150 kỹ thuật viên và quan chức cấp cao cho các nước thành viên ASEAN.

Trung Quốc, tháng 11 năm 1981 dự án nhà máy ĐHN đầu tiên được đề xuất và bắt đầu khởi công xây dựng vào tháng 6 năm 1983. Tháng 11 năm 1991 nhà máy điện hạt nhân nước nhẹ Qinshan với công suất 310MW, nhà máy ĐHN đầu tiên mở ra kỉ nguyên ĐHN tại Trung Quốc bắt đầu hoà vào lưới điện. Tới năm 2002 có 5 nhà máy ĐHN với 7 tổ máy đang hoạt động với tổng công suất 4,5 GW, đạt sản lượng 26 tỉ KWh điện và chiếm 1,6% tổng sản lượng điện năng. Thực tế tới thời điểm hiện nay, 4 tổ máy mới đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng là Qinshan -2B (2003 – 650MW), Qinshan-3B (2003 -728MW), Tianwan-1 (2004 – 1060MW) và Tianwan -2 (2005 – 1060MW) Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Mặc dù đi sau, nhưng hiện nay Trung Quốc đã trở thành một quốc gia có công nghiệp điện hạt nhân phát triển nhanh và mạnh trong khuôn khổ một chiến lược quốc gia dài hạn, có tầm nhìn xa và đầy tham vọng. Trung Quốc hiện có 11 lò phản ứng với tổng công suất hơn 8,5 GW đang hoạt động, 12 lò đang xây dựng và trong năm 2009 sẽ khởi công xây dựng ít nhất 12 lò khác. Trung Quốc đặt kế hoạch sẽ nâng tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân lên 50-60 GW và năm 2020 và 120-160 GW vào năm 2030. Không chỉ nhập khẩu công nghệ lò phản ứng của Pháp, Nga, Hoa Kỳ (gần đây nhất là hợp đồng nhập 4 lò phản ứng AP-1000), Trung Quốc còn đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ, hướng tới mục tiêu độc lập tự chủ trong toàn bộ các khâu của chu trình điện hạt nhân, từ chế tạo thanh nhiên liệu đến công nghệ lò phản ứng. Các lò CPR-1000 công suất 1.000 MW do Trung Quốc tự thiết kế, chế tạo đang được xây dựng tại các nhà máy điện hạt nhân ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến và Liêu Ninh. Trung Quốc cũng đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn (Quảng Đông), sử dụng hai lò phản ứng EPR thế hệ III, nhập công nghệ châu Âu, mỗi lò có công suất 1.700 MW. Để thỏa mãn nhu cầu nhiên liệu tăng nhanh, Trung Quốc cũng đang ráo riết thu mua và tích trữ quặng urani từ khắp nơi trên thế giới (Trung Á, châu Phi, Australia,…).

Đài loan phát triển ĐHN thành công một cách lặng lẽ. Đài loan chủ yếu nhập lò về dùng sản xuất điện. Hiện có 6 lò đang hoạt động với tổng công suất 4.884 MWW và sản lượng điện năm 2002 đat 33, 9 tỷ kWh, chiếm 21% sản lượng điện trong nước. Đài loan đang xây dựng 2 lò loại ABWR -1350.

Ấn Độ đang vận hành 17 lò phản ứng, chủ yếu tự thiết kế, chế tạo và xây lắp với tổng công suất điện 3.797 MW, đang xâu dựng thêm 06 lò phản ứng, đã có kế hoạch 23 lò và dự kiến 15 lò khác và đạt mục tiêu tăng công suất điện hạt nhân lên 20.000 MW vào năm 2020. Ấn Độ đã ký các thỏa thuận chuyển giao công nghệ lò phản ứng với Nga và Hoa Kỳ

Pakistan hiện có 2 lò phản ứng trong đó 1 lò có công suất 100 MW nhập công nghệ Canada và 1 lò công suất 300 MW do Trung Quốc chế tạo.

Iran đang chuẩn bị tham gia vào hàng ngũ các nước có điện hạt nhân. Với sự giúp đỡ tích cực của Nga, lò phản ứng đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Busher với công suất 915 MW sắp được vận hành. Iran đã có kế hoạch xây dựng hai lò phản ứng khác với công suất mỗi lò 950 MW (công nghệ Nga) và một lò công suất 300 MW (công nghệ Trung Quốc).

1.1.3.5. Khu vực Đông Nam Á

Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam là các nước Đông Nam Á đang tích cực chuẩn bị dự án điện hạt nhân. Cuối tháng 6 năm 2010, tại Diễn đàn ASEAN+3 về an toàn hạt nhân tổ chức tại Thẩm Quyến, Trung Quốc. Đoàn Thái Lan có tới hơn 10 người, do Bộ trưởng Năng lượng dẫn đầu, có sự tham gia của quan chức Bộ Ngoại giao. Tại Diễn đàn, cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều tỏ ra sẵn sàng giúp các nước Đông Nam Á phát triển điện hạt nhân, trước hết là hoàn thiện khung pháp luật và đào tạo nhân lực để quản lý an toàn và hiệu quả nhà máy điện hạt nhân.

Nếu các dự án được thực hiện thành công, từ sau năm 2020, các nhà máy điện hạt nhân sẽ lần lượt mọc lên ở Đông Nam Á, giúp khu vực này bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, trong đó có dòng sông Mêkông đang đứng trước nguy cơ bị các dự án thủy điện hủy hoại. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Philippin tiến hành chương trình hạt nhân khá sớm từ 1970 và bắt đầu xây nhà máy ĐHN từ 1976. Năm 1986, sau khi đã hoàn thành khoảng 90% công việc thì dừng lại. Nguyên nhân là do có sự tham nhũng, hối lộ làm cho chất lượng công trình không đảm bảo. Nhà máy bị đóng cửa, không được phép hoạt động.

Indonesia có tiềm năng lớn về dầu khí, than và thuỷ điện. Trước khủng hoảng 1997, nhu cầu năng lượng nói chung và điện năng nói riêng tăng rất nhanh đặc biệt ở vùng Java – Bali, mỗi năm tăng tới 15%. Để đảm bảo cung cấp năng lượng cho vùng này, Quốc hội đã nhất trí cho phép bắt đầu thực hiện chương trình hạt nhân. Nghiên cứu khả thi cho xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên hầu như đã hoàn thành. Theo kế hoạch hiện nay, nhà máy ĐHN đầu tiên sẽ được đưa vào vận hành vào năm 2016. Xét về các khía cạnh hạ tầng kỹ thuật, hệ thống luật pháp hạt nhân và đội ngũ chuyên gia cho chương trình điện hạt nhân thì Indonesia là nước phát triển nhất trong khu vực.

Thái Lan năm 1996 chính phủ đã thành lập Hội đồng nghiên cứu khả thi và các phân hội đồng nghiên cứu các vấn đề cụ thể. Tháng 01 năm 1997 Hội đồng đã có báo cáo đề nghị xây dựng ĐHN ở Thái Lan. Nhưng do khủng hoảng kinh tế tài chính, chương trình hạt nhân bị chững lại.

Tóm lại, dù đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng công nghệ điện hạt nhân vẫn là một lựa chọn quan trọng của các quốc gia trên thế giới trong thế kỷ 21.

Với tầm nhìn 2050, công suất ĐHN sẽ tăng tơ 363.000 MW hiện nay lên 1.000.000 MW, sản lượng ĐHN sẽ chiếm 19% tổng sản lượng điện toàn cầu. Tỷ lệ ĐHN tương ứng ở một số nước sẽ là: Mỹ – 50%; Pháp – 85%; Nhật Bản – 60%; Hàn Quốc – 70%; Trung Quốc – 30%; Inđônesia – 40% và Thái Lan, Philipines, Malaysia – 20%.

Việc cung cấp năng lượng, đặc biệt là điện năng, một cách đầy đủ và tin cậy không chỉ cần thiết cho sự phát triển kinh tế mà như ngày càng được thấy rõ, còn cần thiết cho sự ổn định chính trị và xã hội. Sự thiếu hụt năng lượng trầm trọng, cả hiện tại lẫn trong tương lai, thường dẫn tới những bất ổn và mâu thuẫn tiềm tàng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.

Với tổng thời gian vận hành của tất cả các lò năng lượng trên thế giới khoảng 10.000 năm, ngành công nghiệp điện hạt nhân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý giá. Việc nghiên cứu phát triển công nghệ nhà máy điện hạt nhân được đầu tư trung bình toàn thế giới khoảng 2 tỷ USD/năm và tập trung theo 4 hướng sau:

  • Hoàn thiện công nghệ các nhà máy điện hạt nhân hiện hành. Các lò nước nhẹ công suất lớn đang được thiết kế nâng cấp thành nước lò cải tiến vói công suất lớn hơn và từng bước ấp dụng nguyên lý an toàn thụ động.
  • Nghiên cứu phát triển các lò có công suất nhỏ và trung bình
  • Phát triển các thiết kế mới kiểu ghép nối các mô – đun độc lập theo hướng sử dụng chất tải nhiệt là khí nhiệt độ cao và dùng hơi quá nhiệt để quay tuốc – bin, sap dụng triệt để nguyên lý an toàn thụ động.

Phát triển những loại lò thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội để đáp ứng các mục tiêu: an toàn hơn, kinh tế hơn, ít chất thải phóng xạ hơn và giảm nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân.

1.1.4. Lịch sử phát triển năng lượng nguyên tử ở Việt Nam Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, mặc dù cuộc kháng chiến đang trong giai đoạn ác liệt, nhưng đảng, nhà nước và Hồ Chủ tịch đã rất quan tâm đến việc phát triển khoa học kỹ thuật hạt nhân và chuẩn bị tiềm lực cho việc xây dựng và phát triển năng lượng nguyên tử ở Việt Nam. Trong thời gian này, một số cán bộ ưu tú được cử đi đào tạo tại Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu về khoa học kỹ thuật hạt nhân. Nhiều cán bộ khoa học Việt Nam đã tham gia nghiên cứu tại Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân Dubna (Liên Xô).

Trong nước, các tổ bộ môn vật lý hạt nhân và hoá phóng xạ tại một số trường đại học và các cơ sở nghiên cứu ứng dụng đã được thành lập trong những năm 1960 -1970 như Phòng Phóng xạ thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Trung tâm bức xạ thuộc Viện Vật lý, các liên đoàn địa chất, v.v… miền Nam, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có công suất 250 KW đã được xây dựng và chính thức hoạt động từ tháng 3 năm 1963. Tháng 4 năm 1975, trước khi tháo chạy khỏi Việt Nam, Mỹ đã cử chuyên gia sang tháo hết hệ điều khiển và toàn bộ thanh nhiên liệu của lò phản ứng. Vì vậy, khi ta tiếp quản thì lò phản ứng hoàn toàn tê liệt, không hoạt động được. Bộ Quốc phòng tiếp quản lò phản ứng và thành lập đoàn A1 để quản lý cơ sở này.

Ngày 26/4/1976, Chính phủ đã quyết định thành lập Viện nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Năm 1978, Việt Nam tham gia trở lại IAEA, trên cơ sở tiếp quản ghế thành viên của Chính quyền cũ ở Miền Nam.

Ngày 23/02/1979 Chính phủ ban hành Nghị định số 59-CP đã nâng cấp Viện Nghiên cứu hạt nhân lên tầm của Viện quốc gia để quản lý các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử trong cả nước.

Năm 1982, công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được bắt đầu như một công trình trọng điểm quốc gia.

Ngày 20/3/1984, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chính thức đi vào hoạt động.

Ngày 11/6/1984, Chính phủ ban hành Nghị định số 87-HĐBT đổi tên Viện Nghiên cứu hạt nhân thành Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia. Đội ngũ cán bộ của Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia lúc cao nhất vào khoảng 750 người.

Ngày 13/9/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 59-CP chuyên Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia về trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và đổi tên thành Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và cơ quan quản lý an toàn với tên là Ban An toàn bức xạ và hạt nhân tách khỏi Viện. trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để giúp Lãnh đạo Bộ quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Ngày 19/5/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2003/NĐ-CP trong đó khẳng định Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân. Theo Nghị định này thì trong Bộ Khoa học và Công nghệ có Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân để giúp lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân.

Theo thống kê năm 2000, tại 36 tỉnh, thành phố trên cả nước cơ 714 cơ sở bức xạ với 2.306 nhân viên bức xạ, 1.189 máy phát tia X, 799 nguồn phóng xạ, 8 cơ sở xạ trị, 13 máy xạ trị từ xa dùng nguồn Co-60, 09 máy xạ trị áp sát và 01 máy LINAC. Mạng lưới quản lý nhà nước về an toàn bức xạ đã hình thành đến các địa phương và các bộ, ngành. Các Bộ Y tế, Quốc phòng, Công nghiệp đã có những bộ phận chuyên trách về quản lý an toàn bức xạ. Các hội nghề nghiệp trọng lĩnh vực năng lượng nguyên tử như Hội Kiểm tra không phá huỷ (NDT), Hội X-Quang, Hội Ung thư, Hội Y học hạt nhân, v.v…. với hàng ngàn hội viên đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả.

1.1.5. Vai trò năng lượng nguyên tử ở Việt Nam

Năng lượng nguyên tử đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, chăm sóc sức khoẻ con người, nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ và công nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.

Ở Việt Nam hiện nay, nguồn điện năng chính là nhiệt điện than, nhiệt điện khí và thuỷ điện. Năng lượng mới và tái tạo như gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt do giá thành sản xuất điện cao, tính phân tán và không ổn định, chỉ có thể tạo ra những nguồn năng lượng nhỏ, chưa thể chiếm tỷ trọng đáng kể trong cân bằng năng lượng. Các nguồn tài nguyên năng lượng của nước ta đa dạng nhưng không phải dồi dào. Do đó việc khai thác và sử dụng có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên năng lượng, gìn giữ cho các thế hệ mai sau là một trong những phương hướng quan trọng của chính sách năng lượng quốc gia trong thời gian tới.

Theo dự báo, nhu cầu điện sản xuất theo phương án cơ sở (phương án giả thiết tốc độ tăng trưởng GDP là 7,1 – 7,2%/năm cho giai đọan 2001 – 2020) là 201 tỷ kWh vào năm 2020 và 327 tỷ kWh vào năm 2030. Trong khi đó, khả năng huy động tối đa các nguồn năng lượng nội địa của nước ta tương ứng là 165 tỷ kWh vào năm 2020 và 208 tỷ kWh vào năm 2030. Như vậy, đến năm 2020, theo phương án cơ sở, nước ta sẽ thiếu tới 36 tỷ kWh và đến năm 2030 thiếu gần 119 tỷ kWh. Xu hướng gia tăng sự thiếu hụt nguồn điện trong nước sẽ ngày càng gay gắt hơn và tiếp tục kéo dài trong những giai đoạn sau.

Để giải quyết cán cân cung cầu này, trong Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến năm 2020, một trong các phương án cung ứng điện năng mà Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) đã đề xuất là xây dựng nhà máy ĐHN. Với những ưu điểm về công nghệ cao, vận hành an toàn, ổn định, chi phí và khối lượng dự trữ nhiên liệu nhỏ, ít phát thải ô nhiễm môi trường và giá thành cạnh tranh với các loại nhiệt điện khác, ĐHN là một lựa chọn khả thi đã được xem xét trong cân đối nhu cầu điện của nước ta vào năm 2020. Theo phương án đó, nhà máy ĐHN đầu tiên sẽ được xây dựng với quy mô công suất từ 2.000 MW – 4.000 MW chiếm 5% – 9% tổng công suất phát điện của quốc gia.

Việc ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam bao gồm: ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ và phát triển điện hạt nhân.

Việt Nam, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ đã phát triển rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực công nghiệp, bức xạ và đồng vị phóng xạ được áp dụng trong điều khiển tự động quá trình sản xuất tại các nhà máy xi măng, nhà máy thép, nhà máy giấy, nhà máy bia…; kiểm tra không phá huỷ tại các nhà máy đóng tàu, các công trình xây dựng; thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản và chiếu xạ công nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả kinh tế.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, bức xạ và đồng vị phóng xạ đã được Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả để tạo giống cây trồng, chế tạo các chế phẩm kích thích tăng trưởng và bảo vệ thực vật, sản xuất phân vi sinh, phân bón, quản lý đất, nước và nghiên cứu bệnh học gia súc. Một số giống cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được tạo ra do đột biến ngien khi sử dụng bức xạ từ nguồn phóng xạ và máy gia tốc, đặc biệt các giống lúa năng suất, chất lượng cao, thích ứng với các môi trường sinh thái khác nhau.

Trong lĩnh vực y tế, ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ (X- quang, xạ trị, y học hạt nhân) được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị bệnh, góp phần tích cực trong việc chăm lo sức khoẻ cộng đồng. Đây là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay được áp dụng để chẩn đoán, điều trị bệnh nan y như ung thư, tim mạch mà các kỹ thuật khác không thể thay thế được.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nêu trên, việc ứng dụng năng lượng bức xạ ở Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội; phần lớn trang thiết bị còn lạc hậu, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu; nguồn phóng xạ hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu; việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và đào tạo đội ngũ cán bộ chưa được chú ý đúng mức.

Hiện nay ở Việt Nam có một lò phản ứng hạt nhân với công suất 500kW, sử dụng cho mục đích nghiên cứu, đào tạo, sản xuất đồng vị phóng xạ, đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng dược chất phóng xạ trong nước. Tuy nhiên, lò này đã cũ và dự kiến chấm dứt hoạt động vào năm 2014.

Việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đã bắt đầu được quan tâm. Một số nghiên cứu về khả năng đưa điện hạt nhân vào Việt Nam đã được tiến hành từ năm 1980. Các kết quả nghiên cứu gần đây khẳng định Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các điều kiện để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 3/1/2006 về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020 đã xác định mục tiêu “xây dựng và đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành an toàn, khai thác hiệu quả”.

Các vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển ĐHN như sự cần thiết, công nghệ, nhiên liệu, an toàn, địa điểm, nhân lực, quản lý chất thải phóng xạ, kinh tế, đầu tư,… đã được tổ chức nghiên cứu một cách hệ thống trong nhiều năm. Thông qua hoạt động nghiên cứu triển khai về năng lượng nguyên tử trong gần 30 năm, Việt Nam đã có được những cán bộ có khả năng đảm nhận một số nhiệm vụ trong chương trình phát triển ĐHN. Công tác điều tra, thăm dò, khảo sát đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia có tài nguyên urani với trữ lượng dự báo 218.000 tấn U3O8. Để chuẩn bị cho phát triển điện hạt nhân, Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi với các nước và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Để tạo sự ủng hộ của công chúng cho chủ trương phát triển điện hạt nhân, công tác thông tin tuyên truyền về điện hạt nhân đã được tổ chức thường xuyên và tương đối có hiệu quả.

1.1.6. Hợp tác quốc tế Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Việt Nam là thành viên chính thức của một số tổ chức quốc tế và khu vực về năng lượng nguyên tử như: IAEA, RCA, FNCA. Nước ta đã ký 05 hiệp định hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, và Ac-hen-ti-na, đã thiết lập quan hệ hợp tác với các tổ chức hạt nhân của một số nước như Nhật Bản, Pháp, Canađa và đang xúc tiến quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ.

Từ năm 1996, sau khi Chính phủ cho phép tiến hành các nghiên cứu khả năng phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, quan hệ quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được tăng cường và mở rộng.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện này, cần nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tranh thủ các cơ hội tiếp cận những thành tựu khoa học và công nghệ hạt nhân tiên tiến trên thế giới để góp phần thực hiện thành công chương trình phát triển điện hạt nhân.

1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ NGUYÊN TỦ VÌ MỤC ĐÍCH HOÀ BÌNH

1.2.1. Quá trình hình thành pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử

Sự kiện Hiroshima và Nagasaki đã làm thế giới kinh hoàng nhận ra tiềm năng khủng khiếp của vũ khí hạt nhân. Các sự kiện này đặt ra nhu cầu khẩn cấp phải đưa năng lượng hạt nhân dưới sự kiểm soát có hiệu quả của cộng đồng quốc tế và đảm bảo rằng năng lượng hạt nhân chỉ sử dụng vì mục đích hòa bình.

Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Aisenhower “Nguyên tử vì hòa bình” năm 1953 trước Đại hội đồng Liên Hợp quốc có thể được coi là xuất phát điểm của các cam kết về việc chỉ phát triển công nghệ hạt nhân cho mục đích hòa bình. Sau nhiều lần đàm phán, sửa đổi và đề xuất của Tổng thống Mỹ Aisenhower đã trở thành cơ sở để xây dựng Quy chế của cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế IAEA có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1957.

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (International Atomic Energy Agency; viết tắt là IAEA) là tổ chức quốc tế thành lập ngày 29/7/1957 với mục tiêu kiểm soát và phát triển việc sử dụng năng lượng nguyên tử đúng hướng nhằm mục đích đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình và ngăn chặn việc sử dụng năng lượng nguyên tử trong quân sự.

Cơ quan này có trụ sở chính đặt tại Vienna với các ngôn ngữ chính thức là các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Ả rập và Tây Ban Nha. Việt Nam là một trong 55 nước tham gia đầu tiên, được xem là sáng lập viên của tổ chức quốc tế IAEA và là một trong những quốc gia sớm phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của IAEA.

IAEA là một tổ chức quốc tế hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Hàng năm 144 quốc gia thành viên cử đại biểu phiên họp Đại hội đồng thường niên để cử ra 35 thành viên vào Ban thống đốc. Ban thống đốc họp 5 lần trong năm để chuẩn bị những nghị quyết cho Đại hội đồng. Các kỳ họp của Đại Hội đồng được tổ chức tại Australia Center Vienna, cách trụ sở IAEA một khu phố.

IAEA là diễn đàn liên chính phủ về hợp tác khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình nhằm thiết lập hệ thống giám sát quốc tế hỗ trợ các nước thành viên áp dụng các biện pháp an toàn nhằm bảo đảm công nghệ bức xạ, hạt nhân được ứng dụng một cách có hiệu quả và ngăn chặn việc sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích phi hoà bình. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Hiện nay, IAEA có 144 quốc gia thành viên tham gia. Việc sử dụng năng lượng nguyên tử an toàn và vì mục đích hoà bình chỉ có thể đạt được khi từng quốc gia thành viên xây dựng được cho mình một cơ sở hạ tầng tốt bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước và đảm bảo nguồn lực đầy đủ để thực thi pháp luật một cách có hiệu quả.

Với mục đích giúp đỡ các nước thành viên thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, tăng cường kiểm soát an toàn và an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, IAEA đã soạn thảo và ban hành 90 tiêu chuẩn, 01 bộ sách hướng dẫn về xây dựng luật hạt nhân nhân và 01 luật mẫu. Hệ thống các văn bản hướng dẫn này là các tài liệu tham khảo cơ bản để các quốc gia xây dựng hệ thống văn bản pháp luật của quốc gia mình. Đặc biệt là Sách hướng dẫn xây dựng luật hạt nhân và Luật mẫu. Hai văn bản này được coi là cẩm nang pháp lý, đưa ra những hướng dẫn tương đối toàn diện và đầy đủ về các vấn đề cần quy định trong luật năng lượng nguyên tử của mỗi quốc gia.

1.2.1.1. Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử

1.2.1.1.1. Các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc về năng lượng nguyên tử

Nghị quyết số 1373 ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về chiến lược chống khủng bố sau cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001. Nghị Quyết này kêu gọi tất cả các quốc gia nhanh chóng trở thành thành viên của các công ước và nghị định thư quốc tế liên quan đến chống khủng bố mà một trong các công ước này là Công ước bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân. Nghị quyết cũng nhấn mạnh nhu cầu tăng cường ứng phó toàn cầu đối với thách thức về việc vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân, với hàm ý rằng các quốc gia cần xây dựng hạ tầng cơ sở quốc gia để chống lại buôn bán hạt nhân trái phép.

Nghị quyết số 1540 ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đề cập đến vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học và các chủ thể phi nhà nước. Nghị quyết này buộc các quốc gia phải chấp nhận và thực thi một cách có hiệu quả pháp luật nhằm ngăn cấm các chủ thể phi nhà nước chế tạo, thu nhận, sở hữu, phát triển hay sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt cho mục đích khủng bố. Các nước cũng phải thiết lập kiểm soát quốc gia để ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm cả thiết lập các hệ thống các vật liệu liên quan. Để làm được điều này, các quốc gia buộc phải thực hiện nhiều biện pháp kế toán và kiểm soát khác nhau; các biện pháp bảo vệ thực thể; kiểm soát biên giới; các biện pháp phát hiện, trì hoãn, ngăn chặn và chống lại buôn bán bất hợp pháp và các biện pháp xuất khẩu, nhập khẩu. Các biện pháp này như bức tranh phản chiếu lại cơ cấu và hoạt động của kế hoạch an ninh của IAEA. Nghị quyết đặc biệt tập trung vào việc ngăn chặn, phát hiện của hệ thống an ninh hạt nhân.

Bộ Quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh các nguồn phóng xạ. Bộ Quy tắc ứng xử này là một văn bản quốc tế không mang tính pháp lý mà chỉ đưa ra hướng dẫn về việc xây dựng và phát triển hài hoà chính sách, luật pháp và các quy chế của các quốc gia trong lĩnh vực an toàn và an ninh nguồn phóng xạ. Hỗ trợ việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử, đặc biệt đưa ra các hướng dẫn cụ thể để bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ là một chức năng quan trọng của Kế hoạch an ninh hạt nhân của IAEA. Vì thế, tháng 9 năm 2004, Hội đồng thống đốc IAEA đã chấp thuận và theo đó Đại hội đồng IAEA đã phê chuẩn Hướng dẫn GOV/2004/62-GC(48)/13 bổ sung cho Bộ Quy tắc ứng xử GOV/2003/49-GC(47)/9 về việc xuất khẩu và nhập khẩu các nguồn phóng xạ loại 1 và loại 2. Hiện nay đã hơn 70 quốc gia đã cam kết chính trị đối với Bộ Quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh các nguồn phóng xạ. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Các sáng kiến khác. Ngoài các mang tính chất pháp lý và hướng dẫn của IAEA đã nêu thì còn có nhiều sáng kiến trong khu vực và quốc tế liên quan trực tiếp đến an ninh hạt nhân. Các sáng kiến này cho phép IAEA điều phối các chương trình, thiết lập các ưu tiên và trên hết là có được sự hỗ trợ để thực hiện mục tiêu nâng cao an ninh hạt nhân trên toàn thế giới. Các sáng kiến này bao gồm:

  • Chương trình đối tác toàn cầu của các nước G8;
  • Chiến lược chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Cộng đồng chung Châu Âu;
  • Sáng kiến giảm thiểu nguy cơ toàn cầu của Hoa Kỳ nhằm giảm thiểu nguy hiểm do các vật liệu hạt nhân và vật liệu phóng xạ gây ra.
  • Dự án Khu vực của Úc về an ninh các nguồn phóng xạ, nhằm nâng cao an ninh nguồn phóng xạ tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

1.2.1.1.2. Các điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử

Trên thế giới có nhiều điều ước quốc tế, kể cả điều ước quốc tế đa phương và điều ước song phương về năng lượng nguyên tử. Hiện nay Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu tham gia 1 số điều ước quốc tế và có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Bao gồm:

Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons; Gọi tắt là NPT) được thông qua và mở ký từ ngày 12/6/1968 và bắt đầu có hiệu lực từ 5/3/1970. Đến nay đã có khoảng 190 nước tham gia NPT, trong đó Việt Nam tham gia từ ngày 14/6/1982. Đây là tôn chỉ cơ bản định hướng hoạt động của IAEA với mục đích không phổ biến vũ khí hạt nhân và tăng cường ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình.

Hiệp định Bảo đảm (Safeguards Agreement). Nằm trong khuôn khổ của NPT với mục đích thể chế hoá các tiêu chí nhằm đảm bảo tuân thủ NPT. Đến nay đã có trên 200 Hiệp định được ký giữa IAEA với 138 quốc gia. Việt Nam đã ký Hiệp đinh này từ năm 1989.

Nghị định thư bổ sung cho Hiệp định Bảo đảm (Additional Protocol-AP). Việt Nam đã chính thức ký kết Nghị định thư bổ sung ngày 10/8/2007. Đến 3/2007 đã có 121 nước và tổ chức quốc tế ký Nghị định thư, và đã có hiệu lực tại 79 nước và tổ chức quốc tế. Hiệp định này nhằm mục đích tăng cường thêm tính hiệu quả của hệ thống Thanh sát hạt nhân đặc biệt sau khi phát hiện những kẽ hở trong hệ thống thanh sát hạt nhân trước đây, thể hiện qua các bài học của I -rắc, Bắc Triều Tiên, Nam Phi …. Nghị định thư đã bổ sung thêm các đối tượng chịu thanh sát cũng như tăng cường thêm một số biện pháp và quyền hạn cho thanh tra viên. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Hiệp định hợp tác và tài trợ kỹ thuật của IAEA đối với Việt Nam (RSA). Việt nam ký ngày 01/5/1983. Đến nay có gần 100 quốc gia thành viên đã ký Hiệp định RSA với IAEA.

Hiệp định Hợp tác hạt nhân vùng Châu á (RCA). Hiệp định gồm 17 nước thành viên, Hiệp định được ký lại theo mỗi chu kỳ 2 năm.

Công ước thông  báo  sớm sự cố hạt nhân (Convention  on  Early Notification of a Nuclear Accident). Công ước có hiệu lực từ ngày 7/10/1986, đến nay đã có 100 nước và tổ chức quốc tế thành viên tham gia (3/2007). Việt Nam tham gia Công ước từ ngày 30/10/1987. Công ước nhằm mục tiêu vạch ra khuôn khổ hợp tác quốc tế nhằm cung cấp thông tin về sự cố bức xạ và tai nạn hạt nhân giữa các quốc gia thành viên một cách sớm nhất để hạn chế những hậu quả phóng xạ vượt qua biên giới của quốc gia xảy ra sự cố đó.

Công ước trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc tai nạn phóng xạ (Convention on Assistance in the Case of a Nuclear Accident or Radiological Emergency). Công ước có hiệu lực ngày 26/2/1987. Đến tháng 3/2007 đã có 98 thành viên tham gia. Việt Nam tham gia ký kết ngày 30/10/1987 đồng thời với Công ước Thông báo nhanh và cùng bảo lưu 1 điều khoản tương tự nhau ở cả 2 Công ước về giải quyết tranh chấp tại Toà án quốc tế.

Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân khu vực Đông Nam Châu á – SEANWFZ (hay gọi là Hiệp ước Băngkok). Hiệp ước này được ký ngày 15/12/1995 và có hiệu lực ngày 27/3/1997 với sự tham gia đầy đủ các nguyên thủ quốc gia của 10 nước trong khu vực Đông Nam Á đó là: Brunei, Campuchia, Indonexia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapo, Thái Lan và Việt Nam. Đến nay Hiệp ước này chưa có hiệu lực thực sự vì không đạt được sự phê chuẩn của các quốc gia hạt nhân đối với Nghị định thư của Hiệp ước. Việc tổ chức thực hiện Hiệp ước hiện này còn mang tính hình thức và theo nguyên tắc hoạt động chung của ASEAN trong vai trò Chủ tịch luân phiên.

Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (Comprehensive Nuclear-Test-Ban Treaty; gọi tắt là CTBT) là một Hiệp ước quan trọng với cố gắng đẩy lên một bước mục tiêu giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Trên cơ sở CTBT, một tổ chức Liên hợp quốc mới được hình thành tách ra từ IAEA gọi là CTBTO. Tới nay đã có 177 quốc gia ký CTBT với 138 quốc gia phê chuẩn. Tuy nhiên Hiệp ước vẫn chưa có hiệu lực bởi vì chưa đạt được đầy đủ danh sách 44 nước tại Phụ lục II của Hiệp ước bắt buộc phải ký và phê chuẩn Hiệp ước. Căn cứ danh sách các nước trong phụ lục, tới nay mới có 41/44 nước ký và 34/44 nước phê chuẩn. Việt Nam là một trong các quốc gia khởi xướng của Hiệp ước và là một trong số 71 nước đã ký từ ngày đầu mở ký tại New York và đã phê chuẩn Hiệp ước này tháng 2/2006. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (Convention on the Physical Protection of Nuclear Materials). Công ước được mở ký 10/1979 và có hiệu lực từ 8/2/1987 và đã được sửa đổi tháng 7 năm 2005. Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân sửa đổi một khi đã có hiệu lực sẽ trở thành văn bản có tính pháp lý bắt buộc các quốc gia thành viên phải bảo vệ vật liệu hạt nhân và các cơ sở hạt nhân được sử dụng, lưu giữ cho các hoạt động hoà bình tại quốc gia mình, cũng như trong quá trình vận chuyển. Công ước sửa đổi cũng cho phép mở rộng phạm vi hợp tác giữa các quốc gia trong việc áp dụng các biện pháp để nhanh chóng xác định vị trí và thu hồi vật liệu hạt nhân bị lấy cắp, giảm thiểu các hậu quả phóng xạ do các hành động phá hoại, cũng như để ngăn chặn và chống lại các hành vi vi phạm. Các quy định mới sẽ có hiệu lực Công ước sửa đổi được 2/3 quốc gia thành viên (112 quốc gia) của Công ước bảo vệ thực thể năm 1979 phê chuẩn.

Tới 11/2002 Công ước được 45 nước ký và có 81 quốc gia thành viên. Công ước nhấn mạnh tới yếu tố bảo đảm an ninh, chống khủng bố, đột nhập, lấy cắp tại cơ sở hạt nhân cũng như trong quá trình vận chuyển. Từ đầu những năm 90, các cơ quan hữu quan của Việt nam đã xem xét việc tham gia Công ước, tuy nhiên đến nay Việt nam vẫn chưa tham gia. Trong bối cảnh quốc tế với những thách thức của chủ nghĩa khủng bố trong đó có những mối quản ngại về khủng bố hạt nhân và khủng bố phóng xạ (bom bẩn), việc sớm tham gia Công ước sẽ càng khẳng định chính sách quyết tâm của nhà nước ta về chống khủng bố, cũng như góp phần bảo đảm an ninh chính trị, xã hội. Liên quan tới Công ước này, IAEA cùng tổ chức trong hệ thống Thanh sát một hệ thống cơ sở dữ liệu về việc buôn bán trái phép vật liệu hạt nhân, gọi là Illicit Trafficking of Nuclear Materials Data Base. Việt Nam sau khi có báo cáo kết thúc của tổ công tác đặc biệt U5 về thu gom uran nghèo buôn bán trái phép, đã được mời tham gia và đã cử đầu mối liên lạc với IAEA.

  • Công ước An toàn hạt nhân (Convention on Nuclear Safety). Công ước được ký ngày 17/6/1994 và có hiệu lực từ 24/10/1996. Hiện nay có 65 nước tham gia ký kết công ước và đến tháng 4 năm 2002 có 54 nước thành viên. Việc ra đời Công ước đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tăng cường và củng cố hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn hạt nhân. Công ước là văn bản pháp luật quốc tế đầu tiên và cơ bản nhất về an toàn nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới.
  • Công ước về trách nhiệm dân sự trong trường hợp tổn thất hạt nhân (Vienna Convention on Civil Liabilitiy for Nuclear Damage). Thường gọi là Công ước Viên, mở ký từ 21/5/1963 và có hiệu lực từ 12/11/1977. Công ước hiện được 14 nước tham gia ký kết và 33 nước thành viên chấp thuận.
  • Công ước về trách nhiệm của phía thứ ba trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (Paris Convention on the Third party of Liability in the field of Nuclear Energy. Thường gọi là Công ước Pari chủ yếu áp dụng đối với các nước Cộng đồng Châu Âu. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.
  • Nghị định thư chung liên quan tới việc áp dụng Công ước Viên và Công ước Pari (Joint Protocol relating to the Application of the Vienna Convention and the Paris Convention). Thường gọi là Nghị định thư Brussell, được mở ký từ 1988 và có hiệu lực từ 27/4/1992 tức là 3 tháng sau khi được chấp thuận bởi tối thiểu 5 quốc gia thành viên Công ước Viên và 5 quốc gia thành viên Công ước Pari. Hiện nay có 22 nước tham gia ký Nghị định thư và 20 thành viên tham gia.
  • Công ước về sự đền bù bổ sung trong trường hợp tổn thất hạt nhân (Convention on Supplementary Compensation for Nuclear Damage. Công ước được mở ký ngày 29/9/1997, có 13 nước tham gia.
  • Công ước chung về Bảo đảm An toàn đối với Nhiên liệu thải và Quản lý Chất thải Phóng xạ (Joint Convention on the Safety of Spent fuel Management and on the Safety of Radioactive Waste Management). Công ước ước được mở ký 9/1997 trong phiên họp Đại Hội Đồng IAEA thường niên thứ 41 tại Viên, có hiệu lực từ 18/6/2001. Hiện có 42 nước đã ký trong đó 29 nước đã phê chuẩn.
  • Công ước về triệt tiêu các hành động khủng bố hạt nhân. Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 4 năm 2005 và được mở để ký ngày 14/9/2005. Công ước chi tiết hoá các hành vi vi phạm liên quan đến việc sử dụng hay phá hoại các cơ sở hạt nhân. Các quốc gia thành viên của Công ước sẽ phải phê chuẩn các biện pháp cần thiết để hình sự hoá các hành vi vi phạm này. Công ước cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phải hết sức nỗ lực để đưa ra các biện pháp nhằm bảo đảm việc bảo vệ vật liệu phóng xạ có tính đến khuyến nghị của IAEA.
  • Hiệp ước Tlatelolco là Hiệp ước về cấm vũ khí hạt nhân trong khu vực Châu Mỹ La Tinh ngày 14/2/1967 tại Tlatelolco, Mê-hi-cô do các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh cùng ký kết. Hiệp ước đã có hiệu lực ở tất cả các quốc gia trong khu vực, trừ một số nước. Hiệp ước Tlatelolco có 02 nghị định thư bổ sung là Nghị định thư I và Nghị định thư II.
  • Hiệp ước Rarotonga là Hiệp ước không hạt nhân ở Nam Thái bình dương được ký năm 1985 và có hiệu lực kể từ ngày 11/12/1986. Hiệp ước này có 03 nghị định thư là Nghị định thư I, Nghị định thư II và Nghị định thư III.
  • Hiệp ước Pelindaba là Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ở khu vực Châu Phi được ký tại Cai-Rô, Ai Cập vào ngày 11/4/1996. Hiệp ước này có 03 nghị định thư là Nghị định thư I, Nghị định thư II và Nghị định thư III.
  • Thoả thuận giữa Achentina và Braxin. Chính phủ các ước Achentina và Braxin đã ký thoả thuận vào năm 1990 cho việc thiết lập một cơ quan thanh sát song phương (ABACC- Cơ quan kế toán và kiểm soát vật liệu hạt nhân Braxin -Achentina) và ký kết thỏa thuậ thanh sát toàn diện với IAEA về việc áp dụng thanh sát cho tất cả vật liệu hạt nhân trong các hoạt động hạt nhân tại Achentina và Braxin.

1.2.1.2. Pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

1.2.1.2.1. Hoa Kỳ

Hiện nay, tại Hoa Kỳ tồn tại song song hai Bộ pháp điển là Bộ pháp điển gồm các đạo luật của Nghị viện (United States Code – U.S Code) và Bộ pháp điển gồm các quy định của các cơ quan hành pháp liên bang (Code of Federal Regulations – CFR)

Bộ pháp điển các quy định của cơ quan hành chính liên bang (C.F.R): Các quy định pháp luật hiện hành được pháp điển hóa, sắp xếp theo chủ đề gồm 50 chủ đề. Mỗi quyển của Bộ pháp điển các quy định của cơ quan hành chính liên bang được chia thành chương và phần. Các chương thường mang tên của cơ quan ban hành. Số lượng tập của mỗi quyển – lĩnh vực khác nhau tùy theo khối lượng quy phạm. Tổng cộng hiện nay ứng với 50 chủ đề đã có tới 216 tập/cuốn và số lượng này sẽ còn tăng lên.

Theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ (10/CFR) về năng lượng trong đó quy định Cơ quan Quản lý hạt nhân (NRC) chịu trách nhiệm cấp phép và quản lý vận hành các nhà máy điện hạt nhân thương mại ở Hoa Kỳ. Các nhà máy điện hạt nhân hiện đang hoạt động được cấp phép theo một quy trình gồm hai bước, căn cứ theo Phần 50 Quyển 10 của Bộ luật Liên bang (10/CFR) về năng lượng. Quy trình này yêu cầu cả giấy phép xây dựng (construction permit) và giấy phép vận hành (operating license) [2]

1.2.1.2.2. Pháp

Pháp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp hoặc có liên quan đến an toàn hạt nhân.

Trước hết phải kể đến các bộ luật như Bộ luật Môi trường, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Y tế công cộng, Bộ luật Lao động, Bộ luật Đô thị hóa. Về các luật có thể kể đến:

  • Luật về quyền công dân trong quan hệ với các cơ quan hành chính (Luật số 2000-321 ngày 12/4/2000);
  • Luật về hiện đại hóa an ninh dân sự (Luật số 2004-811 ngày 13/8/2004);
  • Luật về minh bạch và an ninh vật liệu hạt nhân (Luật số 2006-686 ngày 13/6/2006);
  • Luật về quản lý bền vững vật liệu và chất thải phóng xạ (Luật số 2006-739).
  • Nghị định số 2007-1557 (Décret o2007-1557 ) ngày 02/11/2007 của Thủ tướng về các cơ sở hạt nhân cơ bản và về việc kiểm soát về an toàn hạt nhân, vận chuyển chất phóng xạ. Nghị định gồm 77 điều chia làm 11 phần.

1.2.1.2.3. Nhật Bản Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Nhật Bản là nước phát triển Điện hạt nhân sớm nhật tại Châu á. Năm 1966 khởi động tổ máy phát điện thương mại đầu tiên. Hệ thống luật hạt nhân gồm ba mảng chính là: Nghiên cứu phát triển; Lựa chọn địa điểm và bảo đảm an toàn.

Mảng nghiên cứu phát triển gồm có:

  • Luật khoa học công nghệ cơ bản
  • Luật năng lượng nguyên tử cơ bản Số 186 ban hành ngày 19 tháng 12 năm 1955. Luật này được xây dựng với mục đích nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử . Tuân theo 3 nguyên tắc: 1. Dưới sư ̣Quản lý dân chủ, 2. Độc lập , và 3. Minh bacḥ , luâṭ này kết hơp̣ với sư ̣khuyến khí ch sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình . Các luật và quy định khác liên quan đến haṭ nhân đươc̣ ban hành đưạ trên tinh thần của luâṭ này.

Mảng về lựa chọn địa điểm cho các cơ sở hạt nhân gồm có:

  • Luật thúc đẩy sự phát triển khu vực có đặt các cơ sở hạt nhân;
  • Luật thuế thúc đẩy sự phát triển nguồn năng lượng;
  • Luật ưu đãi cho các biện pháp thúc đẩy phát triển năng lượng điện;
  • Luật phát triển khu vực xung quanh khu vực cơ sở hạt nhân;
  • Luật đánh giá tác động môi trường (Số 81, 1997)

Mảng quy định về an toàn gồm có các luật quy định về các cơ quan điều hành quốc gia có liên quan đến hoạt động hạt nhân. bao gồm:

  • Luật thành lập văn phòng thuộc Chính phủ về hoạt động hạt nhân;
  • Luật thành lập Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (Số 99, 1999)…
  • Luật thành lập thành lập Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ;
  • Luật thành lập ủy ban Năng lượng nguyên tử và ủy ban An toàn hạt nhân (Số 188, 1955);
  • Ngoài ra, căn cứ các quy định khác về Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nhật Bản, Viện Phát triển chu trình nhiên liệu hạt nhân, Các viện nghiên cứu khác và các trường đại học.
  • Luật Quy định về lò phản ứng (Số 170, 164);
  • Luật Sử dụng điện (Số 70, 1964);
  • Luật An toàn và Sức khỏe công nghiệp (Số 57, 1972);
  • Luật Đánh giá tác động môi trường (Số 81, 1997)…
  • Các luật quy định về việc phòng chống tai nạn và thảm họa:
  • Luật cơ bản về các biện pháp phòng chống thảm họa (Số 223, 1961);
  • Luật ứng phó khẩn cấp đối với tai nạn hạt nhân L (Số 156, 1999)

Các luật khác có liên quan: Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

  • Luật dân sự;
  • Luật đền bù thiệt hại hạt nhân (Số 147, 1961)
  • Luật Quy chế vật liệu hạt nhân nguồn, nhiên liệu hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân, ban hành năm 1957 gồm 9 chương với 89 điều và một số quy định bổ sung. Luật được ban hành với mục đích cung cấp những qui định cần thiết cho công việc tinh chế, chế tạo, tái chế và cất giữ chất thải cũng như là xây dựng và vận hành lò phản ứng, đồng thời cũng với mục đích cung cấp các qui định cần thiết cho việc sử dụng vật liệu được kiểm soát quốc tế để tiến hành thoả thuận hoặc thoả thuận quốc tế liên quan đến nghiên cứu, triển khai và sử dụng NLNT, trên yêu cầu đảm bảo việc sử dụng vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu làm nhiên liệu hạt nhân và lò phản ứng được giới hạn trong sử dụng hoà bình và được thực hiện có kế hoạch, đồng thời với việc đảm bảo an toàn chung bằng cách ngăn chặn rủi ro và bảo vệ vật liệu làm nhiên liệu hạt nhân
  • Luật liên quan đến việc ngăn chặn những tổn hại bức xạ gây ra từ các đồng vị phóng xạ, ban hành ngày 10 tháng 6 năm 1957. Luật này quy định những vấn đề nhằm hạn chế những tổn hại bức xạ và bảo đảm an toàn cho cộng đồng do các hoạt động sử dụng, bán, chôn cất hoặc hoạt động xử lý các đồng vị phóng xạ và thiết bị bức xạ.
  • Các luật quy định về các cơ quan điều hành quốc gia có liên quan đến hoạt động hạt nhân: Luật thành lập văn phòng chính phủ về hoạt động hạt nhân; Luật thành lập thành lập Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ; Luật thành lập Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp; Luật thành lập ủy ban Năng lượng Nguyên tử và ủy ban An toàn Hạt nhân.
  • Các luật quy định về việc phòng chống tai nạn và thảm họa: Luật cơ bản về các biện pháp phòng chống thảm họa.
  • Các luật khác có liên quan: Luật sử dụng điện; Luật an toàn và sức khỏe công nghiệp; Luật đánh giá tác động môi trường Luật dân sự; Luật đền bù thiệt hại hạt nhân.
  • Một số quy định khác về Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nhật Bản, Viện phát triển chu trình nhiên liệu hạt nhân, Cơ quan an toàn năng lượng nguyên tử, Các viện nghiên cứu và các trường đại học.

Ngoài ra, sau sự cố JCO, Nhật đã thấy sự cần thiết phải có một luật riêng về ứng phó sự cố nên đã ban hành Luật đặc biệt về ứng phó trong trường hợp khẩn cấp thảm họa hạt nhân nhằm bảo đảm thực hiện các hành động ban đầu một cách khẩn trương, củng cố (tăng cường) hệ thống khẩn cấp quốc gia, xác định rõ trách nhiệm của người vận hành lò phản ứng hạt nhân, bảo đảm ngăn ngừa và hạn chế các sự cố, tai nạn hạt nhân.

1.2.1.2.4. Hàn Quốc Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Luật Năng lượng nguyên tử Hàn Quốc được ban hành vào năm 1958 và được sửa đổi toàn bộ vào năm 1982, cho đến nay, Luật Năng lượng nguyên tử được sửa đổi và bổ sung 13 lần và có hiệu lực lần gần đây nhất vào năm 2005 gồm 13 Chương với 122 Điều. Mục đích của Luật này là góp phần nâng cao mức sống của nhân dân, phát triển phúc lợi xã hội; cố gắng ngăn chặn thảm hoạ từ bức xạ và đảm bảo an toàn cộng đồng chung bằng việc quy định các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, phát triển, sản xuất, sử dụng năng lượng nguyên tử, quản lý an toàn; thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và phát triển công nghiệp.

Luật Bảo vệ thực thể hạt nhân và tình huống khẩn cấp về phóng xạ ban hành năm 2003. Luật này gồm 5 chương với 52 điều cùng phụ lục quy định về những vấn đề chung; bảo vệ thực thể hạt nhân; biện pháp quản lý sự cố, tai nạn về bức xạ và hạt nhân; điều khoản bổ sung và điều khoản phạt.

Đạo luật trách nhiệm pháp lý hạt nhân có hiệu lực năm 1969, đã được sửa đổi, bổ sung 07 lần trong đó 02 lần được sửa đổi theo Luật Năng lượng nguyên tử. Luật này gồm 23 điều nhằm mục đích góp phần bảo vệ nạn nhân bị tổn hại vì hạt nhân và phát triển hoàn thiện ngành công nghiệp hạt nhân bằng cách thiết lập hệ thống cơ bản cho việc đền bù tổn thất gây ra khi vận hành lò phản ứng hạt nhân hoặc các hoạt động khác trong lĩnh vực hạt nhân. Lần sửa đổi vào năm 2003, Đạo luật đã quy định về giới hạn trách nhiệm pháp lý tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư và là mốc cho việc bảo đảm tài chính trong thực hiện trách nhiệm pháp lý hạt nhân.

Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng ban hành và các thông tri của Bộ Khoa học và công nghệ.

1.2.1.2.5. Trung Quốc

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn hạt nhân ở Trung Quốc hiện có các loại sau:

  • Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành 3 văn bản sau có liên quan đến an toàn hạt nhân:
  • Quy phạm về Quản lý an toàn các cơ sở hạt nhân dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (HAF0500), ban hành ngày 29/11/1986;
  • Quy phạm về Kiểm soát vật liệu hạt nhân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (HAF0600), ban hành ngày 15/6/1987;
  • Quy phạm về Quản lý tình trạng khẩn cấp đối với các sự cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân (HAF0700), ban hành ngày 4/8/1993.

Văn bản được sự ủy quyền của Quốc vụ viện. gồm có:

  • Quy tắc về An toàn trong lựa chọn địa điểm nhà máy điện hạt nhân (HAF0100(91), ban hành ngày 27/7/1991;
  • Quy tắc về An toàn trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân (HAF0200(91), ban hành ngày 27/7/1991;
  • Quy tắc về An toàn trong vận hành nhà máy điện hạt nhân (HAF0300(91), ban hành ngày 27/7/1991;
  • Quy tắc về An toàn trong bảo đảm chất lượng nhà máy điện hạt nhân (HAF0400(91), ban hành ngày 27/7/1991.

Văn bản do NNSA tự ban hành, gồm có:: Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

  • HAF0300(91)-1: Phụ lục I: Quản lý việc thay đảo nhiên liệu, thay đổi và dừng do sự cố tại nhà máy điện hạt nhân, ban hành ngày 2/3/1994;
  • Quy chế về việc Áp dụng Quy phạm về Quản lý an toàn các cơ sở hạt nhân dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Phần I: Hồ sơ và cấp phép an toàn cho nhà máy điện hạt nhân (HAF0501(1), ban hành ngày 31/12/1993;
  • Quy chế về việc Áp dụng Quy phạm về Quản lý an toàn các cơ sở hạt nhân dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Phần II: Kiểm soát an toàn cơ sở hạt nhân (HAF0502(1), ban hành ngày 14/6/1995;
  • HAF0502(1)-1: Phụ lục I: Hệ thống báo cáo đối với tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân, ban hành ngày 14/6/1995;
  • HAF0502(1)-2: Phụ lục II: Hệ thống báo cáo đối với tổ chức vận hành lò phản ứng nghiên cứu, ban hành ngày 14/6/1995;
  • HAF0502(1)-3: Phụ lục III: Hệ thống báo cáo đối với tổ chức vận hành các cơ sở thuộc chu trình nhiên liệu hạt nhân, ban hành ngày 14/6/1995;
  • Quy tắc về An toàn cho thiết kế lò phản ứng nghiên cứu(HAF1000-1) ban hành ngày 6/6/1995;
  • Quy tắc về An toàn cho vận hành lò phản ứng nghiên cứu (HAF1000-2), ban hành ngày 6/6/1995;
  • Quy tắc về An toàn cho các cơ sở thuộc chu trình nhiên liệu hạt nhân dân sự (HAF1100), ban hành ngày 17/6/1993.

Văn bản liên tịch do NNSA chủ trì:

  • Quy chế về việc Áp dụng Quy phạm về kiểm soát vật liệu hạt nhân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (HAF0601), văn bản liên tịch NNSA
  • Bộ Năng lượng – Ủy ban Khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng, ban hành ngày 25/9/1990;
  • Quy chế về Quản lý an toàn đối với các bộ phận chịu áp lực trong hạt nhân dân sự (HAF0900), văn bản liên tịch NNSA – Bộ Công nghiệp chế tạo máy và điện tử – Bộ Năng lượng), ban hành ngày 4/3/1992;
  • Quy tắc về Áp dụng Quy chế về Quản lý an toàn đối với các bộ phận chịu áp lực trong hạt nhân dân sự (HAF0901), văn bản liên tịch NNSA – Bộ Công nghiệp chế tạo máy và điện tử – Bộ Năng lượng), ban hành ngày 5/3/1993.

1.2.1.2.6. Nga Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Liên bang Nga bao gồm:

Luật Liên bang Nga về sử sử dụng năng lượng nguyên tử ban hành tháng 10 năm 1995, gồm 16 chương và 70 điều, chủ yếu quy định các nguyên tắc cơ bản về quản lý nhà nước cũng như một số nội dung đặc thù trong lĩnh vực NLNT như: Quyền hạn của Tổng thống, Quốc hội, Chính phủ Liên bang, các cơ quan chính quyền liên bang và của các nước trực thuộc liên bang, các tổ chức xã hội và mỗi công dân. Vị trí pháp lý các tổ chức thực hiện hoạt động trong lĩnh vực NLNT; các nội dung về kiểm soát an toàn, cấp phép xây dựng cơ sở hạt nhân; đóng và vận hành phương tiện hàng hải có thiết bị hạt nhân; vận hành tàu vũ trụ và các phương tiện hàng không có thiết bị hạt nhân; Xử lý vật liệu hạt nhân, chất phóng xạ và chất thải phóng xạ; bảo vệ an ninh, thực thể thiết bị và vật liệu hạt nhân, xuất nhập khẩu,…; các vấn đề chung về trách nhiệm hạt nhân như trách nhiệm bồi thường trong thiệt hại hạt nhân, trách nhiệm do vi phạm pháp luật; các quy định về thoả thuận quốc tế.

  • Luật về chính sách quốc gia trong quản lý chất thải phóng xạ.
  • Ngoài ra có một số nghị định của Tổng thống và Chính phủ và các văn bản hướng dẫn dưới luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như:
  • Nghị định của Tổng thống về kiểm soát xuất khẩu vật liệu hạt nhân, thiết bị và công nghệ (3/1992);
  • Nghị định về khai thác sử dụng nhà máy điện hạt nhân (7/1992);
  • Nghị định về tư nhân hoá các cơ sở thuộc MIANTOM và sự quản lý trong nền kinh tế thị trường (1993),…

Ngoài ra Cơ quan Pháp quy hạt nhân Liên bang Nga Gosatomnadzor cũng ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về quy trình, thủ tục cấp phép cho nhà máy ĐHN: “quy phạm về cấp giấy phép đặc biệt nhằm đánh giá thiết kế và các tài liệu khác có liên quan tới an toàn của các công việc, cơ sở hạt nhân và các cơ sở nguy hiểm về mặt bức xạ” (RD-03-12-94); “Tổ chức và thực hiện việc kiểm tra hiết kế và các tài liệu khác có liên quan tới an toàn của các công việc, cơ sở hạt nhân và các cơ sở nguy hiểm về mặt bức xạ” (RD-03-13-94); ….

1.2.1.2.7. Australia

Luật Bảo vệ bức xạ và An toàn hạt nhân của Úc ban hành năm 1998. Luật này gồm 08 chương quy định về các vấn đề bao gồm: Quy định chung; Cơ quan pháp quy; Vật liệu, thiết bị và cơ sở cần phải kiểm soát; Các vấn đề hành chính; Các quy định về thanh tra. Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình.

1.2.1.2.8. Indonesia

Luật Năng lượng hạt nhân số 31 ban hành năm 1964, đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 10 năm 1997. Luật này gồm 10 chương quy định về các vấn đề: Các cơ quan trong bộ máy nhà nước liên quan đến lĩnh vực năng lượng hạt nhân; Nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân; trách nhiệm của cơ quan pháp quy trong việc cấp phép cho các hoạt động sử dụng năng lượng hạt nhân; Quản lý chất thải phóng xạ; Trách nhiệm pháp lý hạt nhân; Việc ban hành Luật.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Quy định pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử vì Hoà Bình […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993