Luận văn: PPNC ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên

Đánh giá post

Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Khu vực Hội sở Phía Nam

3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo trình tự như sau:

Hình 3.01 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.01 Quy trình nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Nghiên cứu định tính

Thực hiện nghiên cứu định tính theo trình tự dựa trên cơ sở lý thuyết, khảo lược những nghiên cứu trước đó có liên quan và“sử dụng phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến của 05 cán bộ quản lý và 10 nhân viên đang làm việc tại các phòng ban khác nhau về vấn đề liên quan đến nhân sự. Mục đích nghiên cứu định tính để thực hiện điều chỉnh”và tiến hành bổ sung các biến quan sát“nhằm đảm bảo được mô hình nghiên cứu và tất cả các biến quan sát của thang đo là phù hợp với nhân sự đang làm việc tại”Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Khu vực Hội sở Phía Nam.

Nội dung cuộc thảo luận như sau:

  1. Bạn quan tâm đến điều gì nhất khi làm việc tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt?
  2. Bạn thích làm việc với những người đồng nghiệp như thế nào tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt?
  3. Bạn quan tâm điều gì nhất ở Lãnh đạo tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt?
  4. Bạn có cảm thấy công việc đúng với chuyên môn của mình tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt?
  5. Đối với các chế độ đãi ngộ và phần thưởng cuối năm có được đáp ứng đủ nhu cầu của bạn?

Kết quả thu thập được từ cuộc thảo luận theo thứ tự

  1. Tiền lương, môi trường làm việc, lãnh đạo, phần thưởng.
  2. Vui vẻ, chia sẻ khó khăn và kinh nghiệm làm việc, luôn hỗ trợ nhau.
  3. Tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên, năng lực chuyên môn tốt, luôn hỗ trợ trong công việc.
  4. Có 12 người trả lời là đúng chuyên môn và 3 người trả lời không đúng chuyên môn.
  5. Có 9 người thấy đáp ứng đủ nhu cầu và 6 người không đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo 5 câu hỏi khảo sát ý kiến của 05 cán bộ quản lý và 10 nhân viên tác giả thấy được 6 nhân tố Lương và phúc lợi, Thăng tiền và phát triển nghề nghiệp, Môi trường làm việc, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Phần thưởng là những nhân tố được nhân viên quan tâm mạnh nhất lúc này trong quá trình làm việc tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Khu vực Hội sở Phía Nam.

3.2.2 Nghiên cứu định lượng

Đây là giai đoạn nghiên cứu được tiến hành thông qua khảo sát được thực hiện bằng cách gửi bảng câu hỏi thu thập thông tin đến các nhân viên đang làm việc bảng câu hỏi do nhân viên tự trả lời kết quả sẽ được thu thập và phân tích.“Bảng câu hỏi được thực hiện trực tiếp hoặc khảo sát được gửi tự động qua email. Sau khi dữ liệu được thu thập và được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0, cụ thể: Đánh giá độ tin cậy thông qua thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha để xác định các biến phù hợp và không phù hợp sẽ bị loại ra khỏi thang”đo, phân tích nhân tố khám phá EFA xác định các nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên,“phân tích hồi quy để xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên”và nhân tố nào là nhân tố cao nhất.“Kết quả phân tích dữ liệu là tiền đề đưa ra các ý”kiến và kiến nghị các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên.

3.3 Quy trình, phương pháp chọn mẫu.

Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện.“Mẫu nghiên cứu là nhân viên đang làm việc tại các bộ phận Back Office ở các bộ phận khác nhau của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Khu vực Hội sở Phía Nam. Các mẫu nghiên cứu này được tiến hành thông qua phiếu khảo sát nhân viên xem họ đánh giá như thế nào về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt”– Khu vực Hội sở Phía Nam.

Sau khi khảo sát xong, thực hiện thu thập và kiểm tra tính chính xác và hơp lý. Đối với các phiếu khảo sát không phù hợp tác giả sẽ loại bỏ sau đó tiến hành mã hóa và làm sạch các dữ liệu trước khi phân tích.

Kích cỡ mẫu tác giả dựa trên cở sở của Hair và cộng sự (2006) thì“số lượng “mẫu tối thiểu đảm bảo được kết quả theo công thức: n ≥ 5*x (Trong đó: n là cỡ mẫu và x là tổng số biến quan sát).”Đề tài này tác giả sử dụng 24 biến, do đó“mẫu tối thiểu cần thu thập là 24*5=120. Tuy nhiên để tăng tính chính xác”và ngẫu nhiên cho đề tài tác giả chọn 250 mẫu nghiên cứu.

Để đo lường các biến đạt kết quả phù hợp và chính xác tác giả“sử dụng thang đo Liker 5 điểm để đánh giá mức độ đồng ý”của người tham gia khảo sát:

  1. Hoàn toàn không đồng ý
  2. Không đồng ý
  3. Bình thường
  4. Đồng ý
  5. Hoàn toàn đồng ý

3.4 Phương pháp thu thập số liệu

3.4.1 Dữ liệu thứ cấp 

Đó là số liệu, thông tin có sẵn tại đơn vị làm việc là Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Khu vực Hội sở Phía Nam.“Qua quá trình công tác tại đơn vị tác giả đã tiếp xúc được với nguồn dữ liệu này. Khi đó tác giả có đầy đủ thông tin của nhân viên để đưa ra các khảo sát logic và thể hiện sát”với thực tế đang tồn tại.

3.4.2 Dữ liệu sơ cấp 

Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp phỏng vấn là chủ yếu.“Đối với các nghiên cứu định tính hay định lượng tác giả sẽ áp dụng phương pháp”phỏng vấn với các hình thức khác nhau để thu thập dữ liệu sơ cấp.

Đối với nghiên cứu định tính tác giả sẽ gặp gỡ một nhóm người quản lý, sau đó đặt các câu hỏi để thực hiện thảo luận các vấn đề đặt ra. Tác giả tiếp tục đặt các câu hỏi để hiểu sâu hơn nhận định của mọi người được phỏng vấn về vấn đề được đặt ra.

“Đối với nghiên cứu định lượng tác giả”gặp gỡ trực tiếp người phỏng vấn và phát“bảng câu hỏi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc.”Phương pháp này tối ưu hơn phương pháp phỏng vấn vì khi phỏng vấn có thể không hiểu ý các bên đồng thời cần phải giải thich thêm nêu chưa nắm rõ câu hỏi.

3.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

3.5.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha là kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và sự tương quan giữa các biến quan sát.“Sẽ được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Nhằm giữ lại hoặc loại ra các biến quan sát và những thang đo không”đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,6 sẽ bị loại còn các thang đo từ 0,6 sẽ được giữ lại.

3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp“phân tích nhân tố EFA được sử dụng chủ yếu để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Trong phân tích nhân tố EFA”dùng rút gọn biến quan sát thành tập hợp nhân tố có ý nghĩa hơn.“Trong phân tích nhân tố khám phá EFA nhà nghiên cứu cần quan tâm đến các chỉ số”sau:

  • Chỉ số KMO là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
  • Kiểm định Bartlett’s xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa (Sig<0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
  • Hệ số tải nhân tố (Factor Loadings): biểu thị mối quan hệ giữa các biến với các nhân tố, hệ số này lớn hơn 0,5 là phù hợp nhất khi đánh giá chất lượng biến quan sát.
  • Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) lớn hơn 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp.
  • Kiểm định đa cộng tuyến: Thông qua hệ số VIF. Độ lớn của hệ số này cũng chưa có sự thống nhất, thông thường VIF < 10 được xem là mô hình không vi phạm giả định đa cộng tuyến.
  • Kiểm định tự tương quan: Sử dụng chỉ số Durbin-Watson. Theo quy tắc nếu 1 < Durbin-Watson < 3 thì có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

3.5.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 

Muốn kiểm định được sự phù hợp của mô hình cần phải kiểm định tương quan Pearson để xem xét các hệ số tương quan giữa các nhân tố với động lực làm việc. Sau đó“phân tích hồi quy đa biến. Kết quả có R bình phương hiệu chỉnh“để xác định sự phù hợp của mô hình. Với biến phụ thuộc là động lực làm việc với các biến độc lập là (1) Lương và phúc lợi, (2)”Thăng tiến phát triển nghề nghiệp, (3) Môi trường làm việc, (4) Người lãnh đạo, (5) Quan hệ với đồng nghiệp, (6)”Phần thưởng tài chính.

Phân tích hồi quy đa biến: để nhằm mục tiêu đánh giá mức độ và chiều hướng tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Trong đó biến phụ thuộc được ký hiệu là Y và biến độc lâp ký hiệu là Xi.

Mô hình hồi quy tổng quát được viết như sau: Y = β0 + β1X1+ β2X2+β3X3+….+ε

Trong đó:

  • – Y: Biến phụ thuộc
  • -Xi: Biến độc lập
  • -β0 : Hằng số
  • -β1: Hệ số hồi quy ứng với biến độc lập Xi
  • -ε : phần dư

Dựa vào mô hình nghiên cứu chính thức và kết quả kiểm tra tương quan giữa các biến trước khi chạy hồi quy, tất cả“các biến độc lập và biến phụ thuộc sẽ được đưa vào cùng một lúc”để chạy hồi quy.

3.6 Xây dựng thang đo

Stt

Mô tả thang đo

Ký hiệu
  Lương và Phúc lợi  
(1) Tiền lương tương xứng với công sức làm việc của tôi PL1
(2) Tiền lương, phúc lợi đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống PL2
(3) Tiền lương được trả công bằng, hợp lý, đúng thời hạn PL3
(4) Đầy đủ các chế độ bảo hiểm, nghỉ lễ, nghỉ phép. PL4
  “Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp  
(5) Ngân hàng có chính sách thăng tiến rõ ràng TT1
(6) Ngân hàng“tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên” TT2
(7) Học hỏi được nhiều kỹ năng chuyên môn từ công việc TT3
(8) Có chương trình đạo tạo cho các nhân viên TT4
  Môi trường làm việc  
(9) Công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn của bản thân MT1
(10) Có“đầy đủ trang thiết bị phục vụ công việc” MT2
(11) Môi trường làm việc sạch sẽ thoáng mát MT3
(12) Thời gian làm việc phù hợp MT4
  Lãnh đạo  
(13) Lãnh đạo luôn quan tâm, hỗ trợ trong công việc LĐ1
(14) Lãnh đạo truyền cảm hứng“làm việc cho nhân viên” LĐ2
(15) Lãnh đạo là người có năng lực và chuyên môn tốt LĐ3
(16) Lãnh đạo có sự khéo léo, tế nhị, đồng cảm“với nhân viên” LĐ4
  Quan“hệ với đồng nghiệp  
(17) Đồng nghiệp trung thực và tin cậy ĐN1
(18) Nhân sự“ở các bộ phận khác nhau luôn hỗ trợ”nhau ĐN2
(19) Đồng nghiệp hòa đồng vui vẻ và chia sẻ khó khăn ĐN3
(20) Đồng nghiệp sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc ĐN4
  Phần thưởng tài chính  
(21) Phần thưởng thỏa mãn công sức và sự cống hiến của mình PT1
(22) Phần thưởng tài chính giúp cải thiện cuộc sống PT2
(23) Phần thưởng đúng chỉ tiêu đặt ra, công khai, minh bạch và đúng tiến độ PT3
(24) Phần thưởng được chi trả đúng thời hạn PT4
  Động lực làm việc  
(25) Bạn luôn tự hào về tổ chức mình làm việc và luôn sẵn sàng cống hiến cho công việc. ĐL1
(26) Bạn luôn giữ được niềm tin với tổ chức và muốn làm việc nhiều hơn để tổ chức tốt hơn. ĐL2
(27) Bạn luôn thấy kết quả tốt mà mình đạt được góp phần xây dựng tổ chức ngày càng lớn mạnh ĐL3
(28) Mỗi ngày đi làm với bạn là niềm vui, sự phấn khởi và bạn muốn chia sẻ sự tích cực này đến đồng nghiệp xung quanh mình. ĐL4

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Tại“chương 3 tác giả đã trình bày được quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo cũng như thiết kế bảng câu hỏi”nghiên cứu. Đồng thời tác giả xác định các“phương pháp chọn mẫu, kích thức mẫu sao cho đảm bảo được”tính ngẫu nhiên, chính xác và đại diện được cho tổng thể.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993