Luận văn: PPNC đến khách hàng về chất lượng thẻ tín dụng

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: PPNC đến khách hàng về chất lượng thẻ tín dụng hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Trung tâm thẻ tín dụng TP.HCM dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu

Quy trình thực hiện nghiên cứu được tác giả mô tả chi tiết theo hình 3.1. Theo hình 3.1, kế hoạch nghiên cứu của tác giả cần xác định rõ: mục tiêu nghiên cứu, lộ trình nghiên cứu và những cách thức nghiên cứu để đạt được kết quả nghiên cứu một cách khoa học. Đồng thời thông qua quy trình thực hiện nghiên cứu, tác giả cần phải tuân thủ và thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra để đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất.

Hình 3.10 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

3.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: PPNC đến khách hàng về chất lượng thẻ tín dụng.

3.2.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu

3.2.1.1. Tổng thể mẫu

Tổng thể đối tượng khảo sát gồm các khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Trung tâm thẻ tín dụng TP.HCM từ năm 2015 đến nay.

3.2.1.2. Kỹ thuật lấy mẫu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, cỡ mẫu càng lớn càng tốt. Lựa chọn phương pháp này vì người trả lời dễ dàng tiếp cận và sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian, chi phí.

3.2.1.3. Cỡ mẫu

Để phân tích nhân tố (EFA) cần thu thập dữ liệu khảo sát với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát.

Xét theo nghiên cứu này có 26 biến quan sát (23 biến quan sát của 6 biến độc lập và 3 biến quan sát của biến phụ thuộc) thì ta tìm được cỡ mẫu cần cho nghiên cứu là: 26*5 = 130 mẫu.

Vì cỡ mẫu càng lớn càng tốt nên tác giả quyết định tăng kích thước mẫu lên 200 để tăng giá trị nghiên cứu đồng thời dự phòng những phiếu trả lời không đạt yêu cầu.

3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Luận văn: PPNC đến khách hàng về chất lượng thẻ tín dụng.

Sau khi thu thập, các bảng trả lời được kiểm tra và loại đi những bảng không đạt yêu cầu. Sau đó chúng được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng SPSS 20.0. Với phần mềm này, thực hiện phân tích các dữ liệu thông qua công cụ như thống kê mô tả, bảng tần số, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích khám phá, hồi quy, kiểm định T-test và kiểm định và phân tích ANOVA.

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Nhằm tìm hiểu được các đặc điểm riêng biệt của các mẫu nghiên cứu,“tác giả sử dụng các công cụ thống kê như tần số, tỷ lệ phần trăm, đồng thời kết hợp sử dụng các thống kê khác như: trung bình, độ lệch chuẩn để đánh giá phân bổ và mức độ đồng ý của khách hàng đối với các biến quan sát.

3.2.2.2. Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Thang đo sẽ được chấp nhận khi các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.

3.2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích“nhân tố khám phá EFA được cho là phù hợp khi thỏa mãn các tiêu chuẩn”sau đây:

  • Hệ số KMO ≥ 0.5 và mức ý nghĩa của Kiểm định Barlet ≤ 0.05 (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
  • Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố ≥ 0.3 là mức tổi thiểu chấp nhận được, 0.4 ≥ là quan trọng, ≥ 0.5 là có ý nghĩa thực tiễn. Và tùy kích cỡ cỡ mẫu thì tiêu chuẩn giá trị hệ số tải nhân tố lại khác nhau. Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn, tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố ≤ 0.5.
  • Thông số EigenValues (phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) có giá trị > 1.
  • Xét tổng phương sai phải ≥ 50% nhằm cho biết các nhân tố được trích giải thích % sự biến thiên các biến quan sát.

3.2.2.4. Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy đa biến

  • Phân tích tương quan Luận văn: PPNC đến khách hàng về chất lượng thẻ tín dụng.

Hệ số tương quan Pearson (r) có giá trị trong khoảng (-1,+1). Giá trị tuyệt đối của r càng tiến đến 1 thì hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ.

  • Phân tính hồi quy đa biến

Xây dựng mô hình quy dưới dạng: Yi = 0 + 1*X1+2*X2+3*X3+…+ 4 * X n+1 +i

Trong đó:           

  • 0: Hệ số tự do, thể hiện giá trị của biến phụ thuộc khi các biến độc lập trong mô hình bằng 0.
  • i(i1,n) : Hệ số hồi quy riêng phần của các biến độc lập.
  • Xi : Biểu hiện giá trị của biến độc lập tại quan sát thứ i.
  • i : là biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn trung bình.

Mục đích của việc phân tích hồi quy là dự đoán mức độ của các biến phụ thuộc trước khi biết giá trị của biến độc lập.

  • Kiểm định sự khác biệt

Quy trình kiểm định giả thuyết được thực hiện theo các bước sau:

  • Đánh giá độ phù hợp mô hình hồi quy đa biến thông qua R2 và R2 hiệu chỉnh.
  • Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.
  • Kiểm định giả thuyết ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành phần.
  • Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư: dựa theo biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa; xem giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1.

Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị của dung sai (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu VIF > 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng: hệ số beta của yếu nào càng lớn thì có thể nhận xét nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các nhân tố khác nhau trong mô hình nghiên cứu.

Cuối cùng, kiểm định T-test và phân tích sâu ANOVA dùng để kiểm định sự khác biệt giữa các thành phần theo nhân tố nhân khẩu học: nhóm giới tính, độ tuổi về sự hài lòng của khách hàng.

3.3. Xây dựng và mã hoá thang đo Luận văn: PPNC đến khách hàng về chất lượng thẻ tín dụng.

Trong nghiên cứu này sử dụng các khái niệm: Sự tin cậy (TC), Sự đáp ứng (DU), Sự đảm bảo (DB), Sự đồng cảm (DC), Phương tiện hữu hình (PTHH) và Phí dịch vụ-Giá cả (PDV), Sự hài lòng (HL). Các tập biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng đồng ý (Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Bình thường, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thang đo định dạng, thang đo tỷ lệ để phân loại đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi, thu nhập.

Tham khảo các thang đo đã được xây dựng trong nghiên cứu của Parasuraman và cộng sự (1988); Hà Nam Khánh Giao và Đoàn Văn Ngàn (2018); Lê Thị Thu Hằng và cộng sự (2014) tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng tại bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Thang đo về các thành phần Sự hài lòng của khách hàng

Thang đo Mã hoá Diễn giải Nguồn tác giả
TC1 VIB cung cấp các dịch vụ thẻ tín dụng  an toàn, bảo mật Lê Thị Thu Hằng (2014); Nguyễn Thanh Vũ và Hà Thị Thanh Thuý (2021), Parasuraman và cộng sự
TC2 VIB xử lý giao dịch thẻ tín dụng cho Anh/Chị luôn chính xác.
TC3 VIB gửi bảng sao kê đều đặn, chính xác.
TC4 VIB quan tâm giải quyết kịp thời các vướng mắc, vấn đề của Anh/chị.
DU1 VIB“luôn sẵn sàng phản hồi các thắc mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng.” Parasuraman và cộng sự (1988); Lê Ngọc Diệp và cộng sự (2017) Lê Thị Thu Hằng (2014), Nguyễn Thanh Vũ và Hà Thị Thanh Thuý (221) Luận văn: PPNC đến khách hàng về chất lượng thẻ tín dụng.
DU2 Quy trình đăng ký thẻ tín dụng VIB đơn giản và nhanh chóng.
DU3 VIB có hotline phục vụ khách hàng 24/7.
DU4 Thời gian giao dịch thẻ tín dụng VIB của khách hàng nhanh chóng và đáng tin cậy.
DB1 VIB bảo mật thông tin cá nhân của Anh/chị một cách tuyệt đối.
DB2 Anh/Chị luôn cảm thấy an toàn và tin tưởng khi thanh toán bằng thẻ tín dụng VIB.
DB3 Các giao dịch qua thẻ tín dụng của Anh/chị được VIB đảm bảo thực hiện nhanh  và bảo mật.
DB4 Chất lượng thẻ tín dụng của VIB luôn thể hiện tốt.
DC1 Nhu cầu của Anh/chị luôn được VIB quan tâm. Lê Thị Thu Hằng (2014); Lê Ngọc Diệp và Cộng sự (2017), Nguyễn Thanh Vũ và Hà Thị Thanh Thuý (2021)
DC2 Ý kiến của Anh/chị luôn luôn được VIB lắng nghe và thấu hiểu.
DC3 VIB luôn tư vấn cho Anh/chị các chương trình có quyền lợi cao nhất trong khi sử dụng thẻ tín dụng VIB.
DC4 Khi Anh/Chị gặp tình huống về quá trình sử dụng thẻ tín dụng, VIB luôn có cách thức hỗ trợ Anh/Chị giải quyết những vướng mắt một cách nhanh nhất.
PTHH1 Nơi đặt“Chi nhánh và PGD của VIB thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng.” Parasuraman và cộng sự (1988); Lê Ngọc Diệp và cộng sự (2017)
PTHH2 VIB có các tờ bướm giới thiệu về thẻ tín dụng rõ ràng, đầy đủ và hấp dẫn, trang web chuyên nghiệp, dễ sử dụng.
PTHH3 Nhân viên VIB có đồng phục chuyên nghiệp, chỉnh tề, lịch thiệp.
PTHH4 Thiết kế thẻ tín dụng VIB bắt mắt, đa dạng.
PDV1 Biểu phí thẻ tín dụng VIB phù hợp với tính năng của thẻ. Parasuraman và cộng sự (1988); Hà Nam Khánh Giao và Đoàn Văn Ngàn (2018)
PDV2 Số tiền thanh toán tối thiểu của VIB đưa ra hoàn toàn hợp lý đối với Anh/chị.
PDV3 Lãi suất mà VIB đưa ra“hợp lý, cạnh tranh giá với các ngân hàng khác.”
HL1 Thẻ tín dụng của VIB“đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của Anh/chị.” Parasuraman và cộng sự (1988); Hà Nam Khánh Giao và Đoàn Văn Ngàn (2018)
HL2 Dịch vụ mở thẻ và giá cả của VIB khiến Anh/chị hài lòng.
HL3 Anh/chị tiếp tục xài thẻ và giới thiệu cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè mở thẻ tín dụng của VIB.

3.4. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

Sau quá trình nghiên cứu sơ bộ và xây dựng mã hóa thang đo bảng câu hỏi được thiết kết gồm 26 biến quan sát, trong đó có 23 biến quan sát bao gồm: TC1, TC2, TC3, TC4, DU1, DU2, DU3, DU4, DC1, DC2, DC3, DC4, DB1, DB2, DB3, DB4, PTHH1, PTHH2, PTHH3, PTHH4 và PDV1, PDV2, PDV3 của 6 biến độc lập gồm: Tin cậy (TC), Đáp ứng (DU), Sự đảm bảo (DB), Đồng cảm (DC), Phương tiện hữu hình (PTHH) và Phí dịch vụ – Giá cả (PDV) và 3 biến quan sát: HL1, HL2, HL3 của biến phụ thuộc Hài lòng (HL) với các phần chính sau: phần giới thiệu, nội dung, thông tin cá nhân và cuối cùng là đưa ra những hàm ý chính sách nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Luận văn: PPNC đến khách hàng về chất lượng thẻ tín dụng.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu về chất lượng thẻ tín dụng

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: PPNC đến khách hàng về chất lượng thẻ tín dụng […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993