Luận văn: Thực trạng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank

Đánh giá post

Thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng  Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt  Nam chi nhánh  Lâm Đồng II

3.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Agribank CN Lâm Đồng II

3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và bộ máy tổ chức 

  • Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm: Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc bao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.

Ngày 15/11/1996, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank. Agribank hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Agribank được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Agribank Lâm Đồng II là chi nhánh loại 1 trực thuộc Agribank, được thành lập từ 01/01/2020 theo Quyết định số 1911/QĐ-HĐTV-TCTL ngày 18/11/2021 của Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank, trên cơ sở nâng cấp, thay đổi tên gọi từ Agribank chi nhánh huyện Đức Trọng (được thành lập từ tháng 07/1988) và sáp nhập các chi nhánh ngân hàng loại 2 trực thuộc.

  • Bộ máy tổ chức

Giám đốc chịu tránh nhiệm chung điều hành hoạt động của chi nhánh theo các chỉ tiêu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giao.Bốn phó giám đốc trợ giúp giám đốc điều hành các hoạt động và phân quyền quản lý, chịu trách nhiệm về các mảng khác nhau.

Về tổ chức điều hành: Ban Giám đốc gồm 5 đồng chí, căn cứ năng lực và nhiệm vụ từng thời kỳ, hiện nay chi nhánh phân công 1 đồng chí Phó giám đốc phụ trách phòng Dịch vụ và Marketing. Hiện nay Chi nhánh không thành lập Phòng thanh toán quốc tế nên phòng Dịch vụ và Marketing thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh. Chi nhánh.

Hiện nay tại Chi nhánh có 2 đơn vị được thực hiện nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế trực tiếp là Hội sở chi nhánh Lâm Đồng II và chi nhánh TP Bảo Lộc (chi  nhánh loại II trực thuộc chi nhánh Lâm Đồng II quản lý).

Tại Hội sở chi nhánh Lâm Đồng II: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh do phòng Dịch vụ và Marketing Agribank chi nhánh Lâm Đồng II đảm nhận: vừa thực hiện chức năng chỉ đạo phụ trách chuyên đề đối với tất cả các chi nhánh trực thuộc vừa trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Tại chi nhánh TP Bảo Lộc: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh do phòng Dịch vụ và Marketing Agribank chi nhánh TP Bảo Lộc đảm nhận: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh tại chi nhánh, là Chi nhánh được triển khai xử lý tác nghiệp thanh toán quốc tế tập trung theo VB số 4156/NHNo-TM ngày 19/5/2024.

  • Về nhân sự:

Đối với Phòng Dịch vụ và Marketing:  số lượng CBNV của phòng là 6 người, gồm 1 Trưởng phòng, 2 Phó trưởng phòng và 3 nhân viên, trong phòng có phân công nhiệm vụ cho cán bộ thực hiện các nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế. Cán bộ được phân công  thực hiện nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế đều đảm bảo về trình độ, được đào tạo về nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế cơ bản, các cán bộ đều có kinh nghiệm lâu năm trong ngành và có trình độ chuyên môn từ cử nhân đến thạc sĩ, trình độ ngoại ngữ đảm bảo theo quy định của Agribank, có khả năng đảm đương nhiệm vụ triển khai hoạt động kinh doanh ngoại hối tại chi nhánh.

Hình 2.1. Mô hình hoạt động của Agribank Lâm Đồng II

3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Lâm Đồng II

Sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng cùng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp về sản xuất, thu mua nông sản đã làm cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM trên địa bàn. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều NHTM mở chi nhánh hoạt động tại huyện Đức Trọng.Di Linh, TP Bảo Lộc,…

  • Tổng quan về hoạt động kinh doanh năm 2024

Tổng tài sản của chi nhánh đến 31/12/2024 là 17.677.774 triệu đồng, tăng 1.904.692 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 12,08%

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2024 là 8.231.380 triệu đồng, tăng 1.450.692 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 21,39% đạt 411% kế hoạch tăng trưởng năm 2024

Tổng dư nợ hữu hiện đến 31/12/2024 là 17.265.748 triệu đồng, tăng 1.794.024 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 11,6% đạt 178% kế hoạch tăng trưởng năm. Trong năm 2024 hoạt động kin doanh của Agribank Chi nhánh Lâm Đồng II luốn bám sát mục tiêu kế hoạch đề ra, quy mô hoạt động có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( Năm 2023 nguồn vốn tăng trưởng 17,53%, dư nợ tăng 8,39% so với năm 2022). Qua số liệu phân tích cho thấy chi nhánh sử dụng tài sản hiệu quả, tỷ lệ tài sản sinh lời từ hoạt động tín dụng chiếm 97,67% trên tổng tài sản, tỷ trọng nguồn vốn huy động chiếm 46,56% trên tổng tài sản. Mặc dù lệ tăng trưởng nguồn vốn khá cao nhưng dư nợ trong năm vẫn lớn hơn so với số tăng trưởng nguồn vốn cho thấy việc chủ động cho vay của chi nhánh vẫn còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào vốn cấp trên.

Tổng số lượng thẻ đến 31/12/2024 là 142.166 thẻ, trong đó số lượng thẻ đang hoạt động là 78.855 thẻ( chiếm tỷ lệ 55,47 % trong tổng số thẻ. Trong đó, số lượng phát hành thẻ trong năm là 37.542 thẻ, tổng số du huy động qua thẻ là 1.860.344 triệu đồng, số dư bình quân là 23, 59 triệu đồng thẻ. Dư nợ cho vay thấu chi trên tài khoản thẻ là 17 tỷ đồng

Tổng số máy ATM được lặp đặt cho đến 31/12/2024 là 34 ATM( tăng 1 máy so với đầu năm, thiết bị EDC/ POS là 24 thiết bị.

Tổng số đơn vị trả lương mà chí nhánh đã ký thoả thuận cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản là 512 đơn vị, số lượng tài khoản là 14.992 tài khoản( giảm 0 đơn vị và 356 tài khoản so với đầu năm

Sau đây là khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank – CN.Lâm Đồng II năm 2024, dựa trên báo cáo tài chính năm 2024

3.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn là yếu tố quan trọng giữ vai trò quyết định đối với hoạt động của một tổ chức tín dụng nên ngay từ khi thành lập, Chi nhánh đã tập trung triển khai nhiều hình thức huy động vốn, thực hiện chính sách lãi suất và phí dịch vụ linh hoạt để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn.  Cụ thể, tình hình nguồn vốn huy độngcủa chi nhánh đạt 8,231 tỷ đồng mặc  dù lãi suất huy động bình quân năm 2024 thấp hơn so vưới đầu năm, nhưng nguồn vốn có tốc độ tăng trưởn khá ổn định ngay từ đầu năm. Qua phân tích số liệu nhận thấy nguồn vốn tăng ở tất cả các nhóm kỳ hạn nhưng tăng nhiều nhất ở nhóm không kì hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng.

Nguồn vốn tăng mạnh ở nhóm tiền gửi dân cư, nguồn vốn từ pháp nhân giảm nhiều so với đầu năm do tác động của bệnh dịch  Covid 19 làn ảnh hưởng dến hoạt động sản xuất của các tổ chức, đơn vị trên địa bàn. Lãi suất  dầu vào huy động  vốn bình quân năm 2024 là 3,379%, giảm 1,066% so với 2023 là do nguồn vốn tăng nhiều ở nhóm tiền  gửi không kì hạn gopas phần đáng kể lãi xuất huy động vốn bình quân, tác động làm tăng hiệu quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm đều tăng ở mức khả quan. Những cố gắng trong công tác huy động nguồn vốn này đã góp phần vào kết quả chung của chi nhánh, đây là một kết quả rất đáng khích lệ của toàn thể Chi nhánh và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

3.1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư

  • Tình hình tín dụng , đầu tư tại chi nhánh đến 31/12/2024.

Tổng dư nợ hữu hiệu: 17.265.748 triệu đồng, trong đó: cho vay ngắn hạn 11481.238 triệu đồng, cho vay trung hạn 5.138.872 triệu đồng, cho vay dài hạn 645.638 triệu đồng

Tổng dư nợ đã XLRR là 54.455 triệu đồng , giảm 19,184 so với đầu năm C, tỷ lệ giảm 26,05%. Cụ thể, hoạt động tín dụng tăng trưởng bình quân hàng năm đạt là 11,6%. Doanh số cho vay, thu  nợ và dư nợ tăng đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh qua các năm. Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (từ 60–90% tổng dư nợ) so với tín dụng trung dài hạn. Các chỉ số ở bảng trên cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng qua các năm khá tốt và đảm bảo việc quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả tại Chi nhánh.

Hầu hết các doanh nghiệp đều hạn chế về tài chính, thiếu các dự án, phương án kinh doanh thực sự có hiệu quả, số doanh nghiệp hội đủ các điều kiện để được đầu tư tín dụng rất ít, bên cạnh đó hoạt động ngân hàng lại chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nên việc tăng trưởng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng thực sự là nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên,sự tăng trưởng dư nợ tín dụng, cơ cấu đầu tư cũng từng bước được chuyển dịch theo hướng đa dạng và toàn diện hơn.

Bên cạnh những dự án lớn, vốn tín dụng của Chi nhánh cũng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua sắm phương tiện vận tải,… cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Các dự án này đã và đang phát huy hiệu quả, giúp các doanh nghiệp đảm bảo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động.

 Cùng với việc mở rộng đầu tư tín dụng, Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc triển khai hàng loạt các biện pháp quản trị rủi ro như: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng; thực hiện chấm điểm và xếp loại doanh nghiệp, quản trị lãi suất.

Trước đây, một số doanh nghiệp tại địa phương do trình độ và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh yếu kém nên đã xảy ra tình trạng thua lỗ hoặc thất thoát vốn do gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Chi nhánh đã kiên trì tìm nhiều biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để xử lý nợ tồn đọng. Thực tế có những trường hợp không còn khả năng trả nợ Chi nhánh đã xử lý tài sản thế chấp, xiết nợ bằng tài sản. Nhờ kiên quyết trong công tác đấu tranh thu hồi nợ nên đến nay Chi nhánh đã xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của nhiều doanh nghiệp.

Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động tín dụng của Chi nhánh cũng còn có những khó khăn tồn tại do chưa lường hết mặt trái của cơ chế thị trường, cán bộ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm nên một bộ phận vốn đầu tư chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, chậm thu hồi hoặc chuyển thành nợ xấu.

3.1.2.3. Hoạt động dịch vụ

Bảng 3.1. Hoạt động dịch vụ tại Agribank Lâm Đồng II

Tuy tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm do sau khi chia tách đã có nhiều sự chuyển biến rõ rết về nhiều mặt mức độ cạnh tranh ngày càng cao tuy phần trăm tăng thu dịch vụ của năm mới so với năm cũ cso chiều hướng giảm nhưng hoạt động dịch vụ tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng thu nhập toàn Chi nhánh, so với các NHTM khác hoạt động trên địa bàn tỉnh thì mức thu nhập từ dịch vụ  này được đánh giá là rất có hiệu quả.

Thu dịch vụ hoạt động (TK 7) là 65.295 triệu đồng, tăng 3.008 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng 4,82% do năm 2024 do có nhiều tác động của chính sách miễn, giảm phí dịch vụ nên các đầu thu từ dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ ngân quỹ là những đầu thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ nhưng tỷ lệ thực hiện chưa cao đã làm ảnh hưởng đến kết quả thu dịch vụ chung của toàn chi nhánh.

Cùng với tiến trình đổi mới theo hướng hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và của Ngân hàng Nông nghiệp va Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng, hệ thống công nghệ của Chi nhánh cũng ngày càng được đổi mới và hiện đại hóa. Trên cơ sở đề án hiện đại hoá công nghệ thanh toán của NHNo Việt Nam, Chi nhánh đã triển khai kịp thời việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, thuận lợi cho khách hàng như: Hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, Hệ thống ngân hàng bán lẻ, phát hành và thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, Master,, các dịch vụ ngân hàng như: E Banking, Internet Banking, SMS Banking…

Tính đến nay, Chi nhánh đã phát hành trên 142.166 thẻ ATM, doanh số thanh toán và rút tiền qua máy ATM mỗi tháng lên đến hàng chục tỷ đồng với hàng ngàn lượt giao dịch. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã phát triển dịch vụ chi trả lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản sử dụng thẻ ATM cho các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính công và cán bộ hưu trí. Đến nay đã có 512 đơn vị sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản với gần 14.992 người được chi trả.

Ngoài các đầu thu như : thu dịch vụ E-banking, thu dịch vụ ủy thác và đại lý, thu dịch vụ khác đạt tỷ lệ cao, các đầu thu còn lại đều đạt tỷ lệ thấp, thu dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ kiều hối giảm mạnh của năm 2024 so với cùng kí năm trước.

3.1.2.4. Hoạt động thanh toán quốc tế.

Trong năm 2024, nghiệp vụ thanh toán xuất, nhập khẩu theo hình thức L/C: tại Chi nhánh không phát sinh nghiệp vụ TTQ theo phương thức L/C.Nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu theo hình thức nhờ thu: năm 2024 tại chi nhánh không phát sinh. Thanh toán xuất/nhập khẩu theo hình thức chuyển tiền thương mại: tại chi nhánh chủ yếu phát sinh nghiệp vụ TTQT theo hình thức chuyển tiền (TTR) thương mại.Các nghiệp vụ /sản phẩm TTQT mới: tại chi nhánh chưa phát sinh Chi nhánh phân hạn mức giao dịch trên IPCAS cụ thể cho từng Kiểm soát viên  và giao dịch viên tùy theo năng lực công tác của từng người. Chi nhánh thực hiện đúng quy định về hạn mức giao dịch cho giao dịch viên.

Khách hàng giao dịch thanh toán quốc tế tại chi nhánh: Do chi nhánh quản lý địa bàn các huyện nên số lượng khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực vực xuất nhập khẩu ít, chi nhánh chủ yếu phục vụ một số khách hàng giao dịch thường xuyên như Công ty TNHH Trường Hoàng, Công ty TNHH Trường Hoàng Lâm Đồng, DNTN Bảo Long, Công ty TNHH Tiến Đạt Phát, Cty TNHH Hoa Thiên Ngân, Cty NHH Lâm Nghiệp… và một số khách hàng không thường xuyên.

Trong những tháng đầu năm 2024 đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn, việc xuất/nhập được hàng hóa, doanh thu xuất/nhập khẩu giảm mặc dù đã có biến chuyển tuy nhiên vẫn còn thấp so với giai đoạn trước đây.

Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là nhập phân bón, giống hoa các loại, các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất rau hoa công nghệ cao và chế biến nông sản…Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là rau, hoa và hàng nông sản khác.

  • Hoạt động khác

Trong công tác kế toán tài chính, Chi nhánh đã chú ý nghiên cứu các văn bản chế độ của Nhà nước và quy chế tài chính nội ngành, thực hiện đúng việc hạch toán kế toán, quản trị vốn, xây dựng cơ bản, chi tiêu mua sắm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, quản lý tốt tài sản ngân hàng. Thực hiện tốt vai trò kiểm soát tài chính tại đơn vị. Thực hiện kịp thời, đầy đủ báo cáo tài chính định kỳ tháng, quý, năm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước.

3.1.2.5. Kết quả kinh doanh

Có thể nói giai đoạn 2023-2024 vừa qua chứng kiến bao sự thay đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt nam nói riêng, nền kinh tế thế giới khủng hoảng tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid bùng nổ nhất là trong hoạt động Ngân hàng và bởi những tháng đầu năm như tháng Giêng, khách hàng rất ít khi đi vay nên phải chịu tác động kép từ dịch bệnh, cả phía cung và phía cầu.

Bảng 3.2. Kết quả kinh doanh tại Agribank Lâm Đồng II

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2023 Năm 2024 Tăng/ giảm  (± %)
Số tiền Số tiền
Tổng thu nhập 642,970 702,804 9.31
Tổng chi phí 161,439 160,138 -0.81
Lợi nhuận sau thuế 481,531 542,666 12.7

Nguồn:Báo cáo Kết quả kinh doanh của Agribank CN Lâm Đồng II năm 2023-2024

Trước những thử thách và cơ hội trong điều kiện môi trường kinh doanh trong và ngoài nước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh căng thẳng nhiều ngành bị ảnh hưởng như nông, âm nghiệp & thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…, cũng như phải cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, Agribank CN LĐ II đã có sự nổ lực rất lớn và đạt được những kết quả khả quan. Tất cả chỉ tiêu kinh doanh chính đều đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao. Thu nhập và lợi nhuận tăng trưởng với tốc độ khá tốt, đây là tín hiệu tốt để tạo tiền đề cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong tương lai.

Qua phân tích cơ cấu chi phí hoạt động nhận thấy ngoài khoản chi phí cho nhân viên, chi hoạt động quản lý công cụ, chi về tài sản giảm 5,3 tỷ đồng so với năm 2023 theo đúng định hướng của Agribank, các khoản chi có tăng tuy nhiên việc tăng chi phí là phù hợp để tăng trưởng về quy mô hoạt động của chi nhánh.

Hoạt động kinh doanh của Agribank LĐ II luôn có lãi, lợi nhuận đạt kết quả khả quan, vượt mức chỉ tiêu được giao chỉ ngoại trù khách sạn NH Dâu Tằm Tơ có kết quả tài chính âm do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19

3.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank chi nhánh Lâm Đồng II

Các sản phẩm thanh toán quốc tế của Agribank N Lâm Đồng II : chuyển tền TTQT( TTR), nhận tiền kiều hối qua hệ thống Western Union,  doanh thu buôn bán ngoại tệ, thanh toán L/C

3.2.1. Cơ sở pháp lí

3.2.1.1. Các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh hoạt động TTQT Về nguyên tắc hoạt động TTQT phải phù hợp với:

  • Các quy định và thông lệ về TTQT do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành còn hiệu lực: Incoterms.
  • Các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 2007, số xuất bản 600 (UCP 600)
  • Các quy tắc thống nhất về nhờ thu, bản sửa đổi năm 1995, số xuất bản 522 (URC 522)
  • Các quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ, số xuất bản 525 (URR 525). – ISBP 681

3.2.1.2. Các văn bản pháp lý trong nước

Các quy định của pháp luật, chính phủ, ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Các hiệp định, thỏa thuận quốc tế do tổng giám đốc NHNo&PTNT ký kết. Quy định về quy trình nghiệp vụ TTQT trong hệ thống NHNo&PTNT được ban hành kèm theo Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày 15/12/2005 của tổng giám đốc NHNo&PTNT.

  • Pháp lệnh ngoại hối.

Quy định 1437/2001/QĐ – NHNN ngày 19/11/2001 của thống đốc NHNN về việc ban hành quy định về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam.

Thông tư 08/2003/TT – NHNN ngày 21/5/2003 của NHNN hướng dẫn thi hành về quyền bán và mua ngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức.

Các nghị định thông tư, quyết định thay thế, sửa đổi, hướng dẫn thi hành các văn bản trên cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.

3.2.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Cn Lâm Đồng II 

Agribank Lâm Đồng II là ngân hàng có thế mạnh về lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu về các mặt hàng như phân bón, giống hoa các loại, các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất rau hoa công nghệ cao và chế biến nông sản…Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là rau, hoa và hàng nông sản khác. Trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng rất phát triển, có uy tín cả trong và ngoài nước, tuy nhiên số thanh toán qua L/C vô cùng hạn chế . Trong thời gian gần đây thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam xuất hiện thêm những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ có tiềm lực tài chính cũng như chất lượng dịch vụ hoàn hảo và Agribank LĐII  cũng khó khăn khi giữ chân được khách hàng cũng như có thể tồn tại. Trong điều kiện hội nhập thì ngân hàng nào có được chất lượng dịch vụ tốt hơn sẽ có cơ hội cạnh tranh cao hơn. Vì thế việc nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT cho theo kịp với trình độ thế giới cũng như thỏa mãn kịp thời những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng là vấn đề thiết yếu.

3.2.2.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện (TTR)

Các hình thức chuyển tiền cho khách hàng mà Agribank chi nhánh Lâm Đồng II cung cấp là: Chuyển tiền đi nước ngoài và nhận chuyển tiền đến từ nước ngoài với quy trình và kết quả cụ thể như sau:

  • a) Chuyển tiền đi nước ngoài.

Bảng  3.3. Doanh số của chuyển tiền thanh toán quốc tế qua các năm 2020-2024

Đơn vị: ngàn USD

Năm 2020 2021 2022 2023 2024
Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số Số GD D/số
Xuất khẩu 286 18,122 832 41,513 323 6,635 44 2,147 32 3,404
Nhập khẩu 215 7,335 203 11,513 115 3,322 29 1,637 49 1,253
Tổng 501 25,457 1035 52,975 438 9,957 73 3,784 81 4,657

Nguồn: Báo cáo TTQT của Agribank Lâm Đồng II các năm 2020-2024

Khi khách hàng có nhu cầu chuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài, phòng thanh toán tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ đảm bảo đủ điều kiện pháp lý để chuyển ra nước ngoài theo quy định về quản lý ngoại hối của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tính chất nhanh chóng, đơn giản, dễ thực hiện nên phương thức thanh toán bằng điện được thực hiện phổ biến cho các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thường xuyên tại ngân hàng Agribank CN Lâm Đồng II nghiệp xuất nhập khẩu về các mặt hàng như phân bón, giống hoa các loại, các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất rau hoa công nghệ cao và chế biến nông sản…Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là rau, hoa và hàng nông sản khác với các khách hàng chủ yếu Cty TNHH Đức Lâm, Cty TNHH MTV Lâm Nghiệp Di Linh, DNTN Bảo Long Đức Trọng, Cty TNHH SX TM DV Hoa Thiên Ngân, HTX Nam Sơn Coop, Cty TNHH SX TM Nông Sản Phong Thúy, Cty TNHH SunFeel Việt Nam, Cty TNHH Tiến Đạt Phát và Cty TNHH TM & DV Trường Hoàng.

Chuyển tiền bằng điện còn được thực hiện cho hoạt động chuyển tiền cá nhân thường được gọi là kiều hối cho thân nhân người Việt Nam ở nước ngoài hưởng. Hiện nay theo quy định của chế độ quản lý ngoại hối của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mọi tổ chức cá nhân người cư trú và không cư trú đều phải tuân thủ theo quy định này. Chính vì vậy, việc chuyển tiền của cá nhân ra nước ngoài cũng bị hạn chế, chủ yếu là chuyển tiền cá nhân cho đối tượng khách hàng là người không cư trú. Tỷ trọng chuyển tiền cá nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh số chuyển tiền đi.

Trong năm 2024, nghiệp vụ thanh toán xuất, nhập khẩu theo hình thức L/C: tại Chi nhánh không phát sinh nghiệp vụ TTQ theo phương thức L/C. Nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu theo hình thức nhờ thu: năm 2024 tại chi nhánh không phát sinh. Thanh toán xuất/nhập khẩu theo hình thức chuyển tiền thương mại: tại chi nhánh chủ yếu phát sinh nghiệp vụ TTQT theo hình thức chuyển tiền (TTR) thương mại.Các nghiệp vụ /sản phẩm TTQT mới: tại chi nhánh chưa phát sinh.

Phần trăm phương thức thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá (TTR) trong  các năm gần đây chiếm tỷ trọng trên 50% và thể hiện là phương thức thanh toán được lựa chọn nhiều nhất tại Agribank Lâm Đồng II.  b) Nhận chuyển tiền đến từ nước ngoài.

Khi nhận được điện chuyển tiền từ ngân hàng đại lý của mình đã báo có vào tài khoản của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tại nước ngoài phát hành điện hoặc thư, ngân hàng tiến hành kiểm tra mã khóa hoặc kiểm tra mẫu chữ ký, trình người có thẩm quyền phê duyệt và chuyển tới bộ phận kế toán hạch toán. Sau đó, thanh toán viên thông báo cho người hưởng lợi về khoản tiền được chuyển.

Bảng 3.4. Doanh thu của chuyển tiền kiều hối qua các năm 2020- 2024

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2020 2021 2022 2023 2024
Thu dv Thu dv Thu dv Thu dv Thu dv
C/tiền kiều hối       333 310 276 267 228

Nguồn: Báo cáo TTQT của Agribank CN Lâm Đồng II

Với lợi thế là ngân hàng chuyên doanh về xuất nhập khẩu, luôn có sẵn nguồn ngoại tệ dồi dào và đa dạng, tỷ giá cạnh tranh đã tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho hoạt động kiều hối của chi nhánh. Doanh số chuyển tiền kiều hối của Agribank Lâm Đồng II luôn được duy trì ở mức cao. Năm 2020 doanh số kiều hối đứng thứ 1 trên địa bàn. Nhưng dựa trên biểu đồ thu phí dịch vụ từ việc chi trả kiều hồi có mức giảm nhẹ qua từng năm. Đến 31/12/2024 chi nhánh đã thực hiện chi trả kiều hối với 3.491 món với số tiền 4.242 ngàn USD giảm 358 ngàn USD so với cùng kì năm trước , trong đó chi trả cho Western Union 1.557 ngàn USD, bằng 36,7% trên tổng doanh số chi trả kiều hối và doanh thu từ dịch vụ kiều hối 228 triệu đồng đạt 77% kế hoạch năm. Không đạt được 100% kế hoạch đã đề ra nhưng tổng thu dich vụ vẫn đạt vượt hơn doanh thu mà kế hoạch trung ương giao.

3.2.2.2.  Phương thức thanh toán nhờ thu

Tại Agirbank Lâm Đồng II hiện nay, với phương thức thanh toán nhờ thu, Chi nhánh cũng cung cấp cho khách hàng hai hình thức nhờ thu đó là nhờ thu trả tiền ngay khi xuất trình (D/P: Documents against Payment), và hình thức nhờ thu trả chậm (D/A: Documents against Acceptance). Phương thức nhờ thu hầu hết là kèm chứng từ, nhờ thu trơn hầu như không được sử dụng.

Mặc dù doanh số thanh toán bằng phương thức nhờ thu còn rất thấp nhưng số lượng và doanh số bằng hoạt động này đều tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ hoạt động thanh toán nhờ thu vẫn được chú trọng và được thực hiện tốt. Tuy nhiên, hoạt động nhờ thu hàng nhập khẩu lớn hơn nhờ thu hàng xuất khẩu, nguyên nhân là do phương thức này gây nhiều rủi ro cho bên xuất khẩu hơn, do đó các doanh nghiệp thường ít sử dụng trong hợp đồng ngoại thương để đảm bảo việc thu tiền hàng xuất khẩu của mình. Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhằm tăng doanh số từ hoạt động thanh toán bằng phương thức nhờ thu, nhưng doanh số từ hoạt động này còn rất khiêm tốn.

3.2.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Trong những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Lâm Đồng II ngày càng được phát triển và hoàn thiện, doanh số từ hoạt động này ngày càng tăng trong tổng doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng. Trong tổng doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế thì doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng đáng kể. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức đảm bảo quyền lợi của người mua, người bán nhất và cũng là phương thức thanh toán quốc tế phức tạp nhất trong ba phương thức thanh toán thường là với những lô hàng có giá trị lớn và hiểu qua mang lại cao.

Bảng 3.5. Tình hình doanh thu phí dịch vụ L/C tại Agribank CN LĐ II

  Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024
Doanh thu phí dịch vụ thư tín dụng( L/C) 2,089,418 27,431,235 24,785,235 21,360,535 0

Nguồn: Báo cáo TTQT của Agribank CN Lâm Đồng II

Hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ ngày càng tăng. Năm 2020 doanh thu phí dịch vụ thanh toán L/C nhập khẩu chị đạt hơn 2 triệu đồng do chi nhánh vừa mới chia tách nên hoạt động về thanh toán L/C  còn hạn chế rất nhiều vì chưa tìm kiếm được khách hàng tiềm năng, chưa đủ uy tín, trình đồ và chuyên môn để thực hiện nên chỉ đạt được doanh thu rất khiêm tốn.

Năm 2021 khởi đầu với Công ty TNHH SXDVTM Tân Phú Nông trong đó chủ yếu thanh toán các lô hàng như phân bón, giống hoa các loại, trị giá L/C Là USD86,850.00. Những năm 2021,2022,2023 đã tìm kiếm thêm nhiều khách hàng như: Cty TNHH Đức Lâm, Cty TNHH MTV Lâm Nghiệp Di Linh, DNTN Bảo Long Đức Trọng, Cty TNHH SX TM DV Hoa Thiên Ngân, HTX Nam Sơn Coop, Cty TNHH SX TM Nông Sản Phong Thúy, Cty TNHH SunFeel Việt Nam, Cty TNHH Tiến Đạt Phát và Cty TNHH TM & DV Trường Hoàng Agribank Lâm Đồng II với uy tín thanh toán quốc tế trên địa bàn đã thu hút được nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu về các mặt hàng như phân bón, giống hoa các loại, các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất rau hoa công nghệ cao và chế biến nông sản…Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là rau, hoa và hàng nông sản khác xuất đi các nước Trung Quốc và Hàn Quốc, Nhất Bản, các nước Châu Âu như Anh, Bỉ…

Nhưng chỉ trong 3 năm các doanh nghiệp đã dần thực hiện được những hợp đồng thường xuyên và đơn giản cùng với việc một số NHTM trên địa bàn đã sử dụng các chính sách về lãi suất, phí, tỷ giá mua vào ngoại tệ cao đã hấp dẫn và lôi cuốn được các doanh nghiệp này về hoạt động làm doanh số thanh toán hàng xuất của Agribank Lâm Đồng II giảm đi nhanh chóng, thanh toán nhập khẩu các lô hàng có giá trị lớn đã hết và chưa có hợp đồng mới thay thế. Suy thoái kinh tế thế giới và sự mất ổn định nền kinh tế của Việt Nam trong những năm trong tình hình hình diễn biến phúc tạp của dịch bệnh Covid làm sụt giảm hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Agribank Lâm Đồng II. Tỷ trọng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của Agribank Lâm Đồng II cũng bị suy giảm đáng kể cụ thể là 2024 đã không thực hiện bộ chứng từ L/C nào.

3.2.3. Thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank chi nhánh Lâm Đồng II

Từ sau khi chia tách Agribank CN Lâm Đồng thành Agribank CN Lâm Đồng và Agribank CN Lâm Đồng II, hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank CN Lâm Đồng II đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đóng góp đáng kể đối với sự thành công của khách hàng.

Với mục đích thành lập ban đầu là để đáp ứng hoạt động xuất nhập khẩu, Agribank CN Lâm Đồng II  trước đây chủ yếu hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Sau một thời gian hoạt động, ngân hàng đã mở rộng phạm vi phục vụ, đa dạng hoạt động. Bằng chính nỗ lực của mình, Agribank CN Lâm Đồng II  đã vươn lên giữ vị trí quan trọng trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn và chiếm lĩnh thị phần hàng đầu trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng được khách hàng đánh giá cao và là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn Thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá như sau:

3.2.3.1. Thời gian thực hiện giao dịch

Bảng 3.6. Khung thời gian tại Agribank

STT Loại nghiệp vụ TG tối đa TH nghiệp vụ
1 Duyệt hồ sơ xin mở L/C 1–3 ngày
2 Phát hành L/C 1 ngày
3 Phát hành sửa đổi L/C 1 ngày
4 Thông báo L/C và Thông báo sửa đổi L/C 1 ngày
5 Kiểm tra chứng từ theo hình thức L/C Tối đa 2 ngày
6 Gửi chứng từ đòi tiền 1 ngày
7 Thông báo bộ chứng từ nhờ thu 1 ngày
8 Chuyển tiền đi 1 ngày
9 Chuyển tiền đến 1 ngày
10 Kiểm tra bộ ct nhờ thu hàng xuất và gửi đi 1 ngày
11 Chiết khấu bộ chứng từ 1 ngày
12 Thanh toán bộ chứng từ hàng nhập 1 ngày

(Nguồn: Quy trình thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền của Agribank)

Bảng Khung thời gian ở trên là thời gian quy định tối đa cho thanh toán viên thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nhìn chung, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh được thực hiện đúng trong khung thời gian cho phép. Việc mở L/C thường chỉ mất 01 ngày để phát hành sau khi nhận được thông báo tài trợ thương mại của phòng tín dụng hoặc hồ sơ từ khách hàng đáp ứng đủ điều kiện. Các giao dịch thanh toán L/C đúng thời hạn tối đa là 7 ngày làm . Thời gian để chuyển tiền đi, hạch toán tiền về của khách hàng cũng diễn ra trong ngày làm việc.

Tuy nhiên, mức độ xử lý tự động các giao dịch chưa cao, giao dịch vẫn phụ thuộc nhiều vào thao tác của con người, Có những giao dịch như thanh toán hàng xuất, thời gian từ khi bắt đầu đến khi giao dịch hoàn tất vẫn chậm có khi phải từ 1 đến 2 ngày, thậm chí còn lâu hơn nếu gặp trường hợp ách tắc đường truyền, lỗi hệ thống. Do khối lượng các giao dịch của toàn hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ngày càng tăng lên trong khi đó hệ thống máy tính, đường truyền thông của các chi nhánh chưa được nâng cấp hoặc đã được nâng cấp nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nên thường hay xảy ra tình trạng nghẽn mạch, làm giảm tốc độ thực hiện giao dịch thanh toán XNK nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung.

Về thời gian giao dịch: Hiện nay Agribank Lâm Đồng II mở cửa giao dịch 5 ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Trong khi hiện nay hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đều làm việc cả ngày thứ 7 đã dẫn đến sự vênh nhau giữa thời gian yêu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng của ngân hàng. Đây cũng là yếu tố làm giảm chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank Lâm Đồng II, giảm khả năng cạnh tranh của chi nhánh.

3.2.3.2. Cơ cấu dịch vụ thanh toán quốc tế

Là một trong số những ngân hàng hàng hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế nhiều năm qua, Ngân hàng nông nghiệp luôn cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất, giúp hoạt động thương mại của doanh nghiệp thông suốt. Agribank CN Lâm Đồng II  là chi nhánh ngân hàng đầu tiên trên địa bàn tỉnh  Lâm Đồng  hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện nay Agribank CN Lâm Đồng II  cung cấp tất cả các dịch vụ thanh toán quốc tế mà khách hàng yêu cầu như chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền bằng điện, nhờ thu, tín dụng chứng từ…

Trước đây phương thức thanh toán quốc tế được các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là phương thức tín dụng chứng từ do sự thận trọng ban đầu của các đơn vị khi tham gia hoạt động ngoại thương cũng như trong thời gian này vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế là thấp, chưa có được sự tin cậy của các bạn hàng nước ngoài. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có ưu điểm là bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan nhưng tỷ lệ phí cao và thủ tục phức tạp hơn các phương thức thanh toán khác. Vì vậy thời gian sau này khi các doanh nghiệp đã quen với bạn hàng quốc tế và uy tín đã được khẳng định thì các phương thức thanh toán quốc tế đã được sử dụng cân bằng hơn. Theo đó doanh số thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ giảm xuống theo các năm còn các phương thức thanh toán khác, đặc biệt là phương thức chuyển tiền bằng điện doanh số tăng mạnh.

3.2.3.3. Doanh số dịch vụ thanh toán quốc tế

Trong những năm gần đây do sự bất ổn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp đồng thời sự chia sẻ thị phần ngày càng diễn ra mạnh mẽ giữa Agribank LĐII và các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn đã làm cho doanh số dịch vụ thanh toán quốc tế không ổn định qua các năm.

Bảng 3.7. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank CN Lâm Đồng II qua các năm 2020-2024.

Chỉ tiêu  Năm 2020  Năm 2021   Năm 2022  Năm 2023   Năm 2024 
 Số tiền   Số món   Số tiền   Số món   Số tiền   Số món   Số tiền   Số món   Số tiền   Số món 
I. Doanh số TTQT (ngàn USD) 25,457 501 52,975 1035 9,957 438 3,784 73 4,657 81
1. Xuất khẩu 18,122 286 41,513 832 6,635 323 2,147 44 3,404 32
2. Nhập khẩu 7335 215 11,513 203 3322 115 1637 29 1253 49
II. Phí thu được (triệu VND) 340   722   623   234   157  

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Agribank Lâm Đồng II qua các năm)

Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ năm 2020-2021, hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank LĐII dần bão hoà, doanh số thanh toán quốc tế giảm do lãi suất liên tục tăng cao cùng với bất ổn về tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thanh toán quốc tế như không thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng để thanh toán kịp thời cho đối tác, nguồn vốn cho vay ngoại tệ cũng hạn chế, bên cạnh đó các hợp đồng giá trị lớn đã thực hiện hết và chưa có hợp đồng thay thế nên doanh số cũng giảm mạnh… Từ năm 2022 đến 2024 doanh số hoạt động thanh toán quốc tế duy trì ở mức trên 3500 ngàn USD.

Trước đây thị phần thanh toán quốc tế của chi nhánh Lâm Đồng II sau khi chia tách có mức tăng trưởng thật sự cao luôn chiếm trên 80% thị phần hoạt động thanh toán quốc tế tại địa bàn. Trong các năm 2019-2021, chi nhánh đã tiếp cận, thu hút được một số khách hàng vó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, chính vì vậy doanh số hoạt động thanh toán quốc  tế đạt khá cao. Chi nhánh đã từng bước phát triển mảng nghiệp vụ này như tư vấn khách hàng thanh toán phương thức mở L/C, thanh toán T/T hoặc nhờ thu, được khách hàng đánh giá cao, uy tín của chi nhánh trong hoạt động TTQT

Tuy nhiên, với sự đầu tư công nghệ và nhân lực cùng với sự năng động trong chính sách, các ngân hàng thương mại khác đã dần thu hút được khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu về sử dụng dịch vụ của mình làm thị phần ngày càng giảm và chỉ còn chiếm 38% doanh số thanh toán xuất nhập khẩu toàn tỉnh trong năm 2020, năm 2021 là 40%. Thị phần thanh toán quốc tế giảm dần trong những năm gần đây của Agribank Lâm Đồng II phản ánh chất lượng thanh toán quốc tế và các hoạt động liên quan đến tài trợ thương mại giảm.

3.2.3.4. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế

Thu từ hoạt động thanh toán quốc tế là nguồn thu dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong các nguồn thu ngoài lãi của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II. Các hoạt động thu phí dịch vụ khác như: phí chuyển tiền trong nước, phí thanh toán thẻ, phí dịch vụ ngân quỹ, phí bảo lãnh thường chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho phần thu dịch vụ này thường cao hơn nhiều lần. Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ thương mại như cho vay nhập khẩu hàng hoá, cho vay làm hàng xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ, bảo lãnh thanh toán… cũng đưa lại nguồn thu nhập lớn cho Agribank Lâm Đồng II và bằng các khoản thu lãi cho vay mục đích khác.

Biểu đồ 3.1. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế của  Agribank CN Lâm Đồng II qua các năm 2020-2024

Qua biểu đồ thể hiện được định lượng của các chỉ tiêu qua các năm 2020-2024 thể hiện: thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agirbank Lâm Đồng II trong năm 2023,2024 giảm so với năm 2021,2022. Phí dịch vụ thanh toán quốc tế được tính bằng tỷ lệ phí x doanh số thanh toán quốc tế thực hiện do đó khi doanh số thanh toán quốc tế giảm thì thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế cũng giảm, thu lãi từ kinh doanh ngoại tệ năm 2022 đạt hơn 1,074 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2021-2022 thuận lợi hơn so với thời điểm năm 2020 do chính sách tỷ giá đã được bình ổn. Agirbank Lâm Đồng II, không còn khó khăn trong việc mua lại ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất khẩu, khách hàng kiều hối để bán ngoại tệ cho nhu cầu  thanh toán nhập khẩu tại chi nhánh.

Doanh số thanh toán quốc tế năm 2023-2024 giảm dẫn đến thu từ hoạt động thanh toán quốc tế cũng bị giảm. Thu từ hoạt động thanh toán trên mỗi cán bộ thanh toán quốc tế trước đây thường gấp đôi lãi trước thuế trên tổng số cán bộ của chi nhánh, tuy nhiên những năm gần đây đã giảm dần và thấp hơn, Bên cạnh đó, doanh số thanh toán quốc tế bình quân trên mỗi cán bộ thanh toán cũng giảm dần trong những năm gần đây.

3.2.3.5. Số vụ khiếu nại phát sinh từ dịch vụ thanh toán quốc tế

Khiếu nại ngân hàng về lỗi do ngân hàng gây ra trong hoạt động thanh toán là giải pháp cuối cùng bất đắc dĩ mà doanh nghiệp lựa chọn để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình trong giao dịch với ngân hàng về hoạt động thanh toán quốc tế. Sự khiếu nại của khách hàng thể hiện tổn thất nghiêm trọng và những hệ luỵ mà họ gặp phải do lỗi của ngân hàng gây ra như: Bị phạt, huỷ bỏ hợp đồng do không mở L/C kịp thời, chứng từ bị từ chối thanh toán, thanh toán nhầm đối tượng hưởng, chuyển nhầm bộ chứng từ đi ngân hàng thanh toán…Khách hàng sẽ cảm thấy quyền lợi của họ được đảm bảo tối đa trước hết là sự cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các giao dịch, quy trình, quy định rõ ràng, theo tiêu chuẩn và là căn cứ để khách hàng có thể khiếu nại ngân hàng trong trường hợp xảy ra tổn thất.

Tại Agribank Lâm Đồng II những năm gần đây không có ghi nhận khiếu nại bằng văn bản chính thức của khách hàng. Tuy nhiên việc chậm trễ của ngân hàng làm khách hàng phải huỷ bỏ hợp đồng, thực hiện hợp đồng mua hàng với giá cao hơn, tổn thất trong hoạt động mua bán ngoại thương với đối tác nước ngoài do lỗi ngân hàng là có xảy ra.  Khách hàng có thể không khiếu nại nhưng đã chuyển sang ngân hàng khác để hoạt động là tổn thất rất lớn đánh giấu sự suy giảm về chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế..

3.2.3.6. Số lỗi phát sinh từ dịch vụ thanh toán quốc tế

Trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, quy trình thanh toán quốc tế được xây dựng rất chặt chẽ, mỗi món thanh toán được qua nhiều khâu kiểm tra nhằm hạn chế tối đa sai sót có thể xảy ra. Trong thanh toán quốc tế, khi có sai sót xảy ra thì thiệt hại là không thể lường hết được. Vì vậy, việc thực hiện thanh toán một cách an toàn, chính xác là mục tiêu được đặt lên hàng đầu cho ngân hàng khi cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế.

Tại Agirbank LĐII một giao dịch thanh toán quốc tế phải qua ba giai đoạn kiểm tra là thanh toán viên, kiểm soát viên và lãnh đạo ngân hàng. Quy trình thanh toán quốc tế tại Agribank LĐII  được đánh giá là khá chặt chẽ. Tuy nhiên sai sót xảy ra vẫn là không thể tránh khỏi. Một số lỗi thường gặp là: Ngân hàng nước ngoài bắt sai sót bộ chứng từ, chuyển sai loại tiền khách yêu cầu, đòi tiền thiếu so với yêu cầu của khách hàng, mở và thông báo L/C chậm so với yêu cầu của khách hàng, thất lạc chứng từ, hoạch toán thu phí sai… Trong thời gian vừa qua, số lỗi phát sinh từ dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank Lâm Đồng II được thống kê là ngày càng giảm, cụ thể như sau:

Bảng 3.8. Số lỗi phát sinh từ dịch vụ thanh toán quốc tế

Năm 2020 2021 2022 2023 2024
Số lỗi 15 10 9 9 8

3.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ TTQT tại Agribank chi nhánh Lâm Đồng II

3.3.1. Điểm mạnh trong chất lượng dịch vụ TTQT

Là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn cung cấp dịch vụ TTQT Agribank CN Lâm Đồng II  đã ghi được dấu ấn mạnh mẽ đối với khách hàng là một ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực ngoại thương. Qua hơn 23 năm hoạt động, hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Lâm Đồng II  đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đóng góp đáng kể đối với sự thành công của khách hàng. Bằng chính nỗ lực của mình, Agribank Lâm Đồng II đã vươn lên giữ vị trí quan trọng trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn và từng bước chiếm lĩnh thị phần trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Trong những năm gần đây, dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn và bất ổn, nhưng hoạt động TTQT tại Agribank Lâm Đồng II vẫn đạt được những kết quả khá khả quan. Hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán XNK nói riêng đã góp phần tăng thu nhập của Agribank Lâm Đồng II. Thu phí dịch vụ mà chủ yếu là thu từ dịch vụ TTQT không ngừng tăng lên góp phần thực hiện phương châm tăng tỷ trọng thu từ phí trong tổng thu nhập của Agribank Lâm Đồng II, phù hợp với xu hướng của một Ngân hàng hiện đại.

Hoạt động TTQT tại chi nhánh LÂm Đồng II qua các năm không chỉ tăng về doanh số, lợi nhuận, mà còn được cải thiện nhiều về chất lượng, thể hiện qua kỹ năng xử lý các nghiệp vụ phức tạp liên quan tới các loại L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng… Trình độ cán bộ làm công tác chuyên môn liên tục được nâng cao qua các chương trình đào tạo ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài.

Các hoạt động nghiệp vụ khác để hỗ trợ hoạt động TTQT tại chi nhánh Lâm Đồng II trong những năm qua cũng đạt được những kết quả tốt, thể hiện qua sự tăng trưởng các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngoại tệ như: bảo lãnh, cho vay ngoại tệ, cơ chế tỷ giá linh hoạt, thanh toán sec, thẻ , chi trả kiều hối… các nghiệp vụ này góp phần tạo ra sự thay đổi về cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong quan hệ với khách hàng trong nước và quốc tế.

Những kết quả đạt được từ dịch vụ TTQT nói trên đã phản ánh chất lượng dịch vụ TTQT tăng dần qua các năm của Agribank Lâm Đồng II. Khách hàng ngày càng tin tưởng và lựa chọn giao dịch với ngân hàng. Khi khách hàng hài lòng với dịch vụ ngân hàng, họ sẽ truyền miệng với nhau và nhờ đó uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao.

3.3.2. Những hạn chế trong chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank Lâm Đồng II và nguyên nhân.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì trong những năm qua dịch vụ TTQT tại Agribank Lâm Đồng II cũng bộc lộ nhiều những hạn chế cần phải có giải pháp khắc phục để chất lượng dịch vụ TTQT thực sự được nâng cao. Sau đây là một số hạn chế, vướng mắc chính:

Các dịch vụ ngân hàng quốc tế hỗ trợ cho hoạt động TTQT trong những năm qua đã được quan tâm và phát triển mạnh nhưng vẫn chưa thực sự hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất cho hoạt động TTQT. Trong năm 2020 có một số khách hàng đã kết thúc giao dịch TTQT với Agribank Lâm Đồng II để chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác hay thậm chí là với chi nhánh Agribank khác trên cùng địa bàn. Nguyên nhân hàng đầu là do các khách hàng này không tiếp cận được với nguồn tín dụng của Agribank Lâm Đồng II, đó là các đơn vị như HTX Hoa Thiên Ngân

Các hình thức thanh toán chưa đa dạng, mới giới hạn trong những sản phẩm truyền thống như thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền. Đây là những sản phẩm mà hầu hết các ngân hàng đều có nên luôn ở trong tình trạng cạnh tranh gay gắt. Các loại L/C đặc biệt đáp ứng được thực tế đa dạng như L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng còn ít được mở thực hiện Agribank Lâm Đồng . Các sản phẩm mới, hiện đại chưa được triển khai như Bao thanh toán, thẻ tín dụng quốc tế đa năng, séc, hối phiếu ngân hàng. Chưa phát triển dịch vụ tư vấn thanh toán XNK, chưa nối mạng giao dịch với khách hàng,

Thời gian xử lý giao dịch thanh toán quốc tế còn chậm: mức độ xử lý tự động các giao dịch chưa cao, giao dịch vẫn phụ thuộc nhiều vào thao tác của con người, Có những giao dịch như thanh toán hàng xuất, thời gian từ khi bắt đầu đến khi giao dịch hoàn tất vẫn chậm có khi phải từ 1 đến 2 ngày, thậm chí còn lâu hơn nếu gặp trường hợp ách tắc đường truyền, lỗi hệ thống. Do khối lượng các giao dịch của toàn hệ thống Ngân hàng nông ghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ngày càng tăng lên trong khi đó hệ thống máy tính, đường truyền thông của các chi nhánh chưa được nâng cấp hoặc đã được nâng cấp nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nên thường hay xảy ra tình trạng nghẽn mạch, làm giảm tốc độ thực hiện giao dịch thanh toán XNK nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung.

Ngoài ra, cán bộ phụ trách thanh toán quốc tế tại Chi nhánh đang phải làm việc kiêm nhiệm các nghiệp vụ khác, dẫn đến trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng xử lý giao dịch chưa chuyên sâu. Thời gian xử lý giao dịch thường kéo dài.

Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng.

3.3.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Thứ nhất, trình độ hiểu biết của khách hàng về thanh toán quốc tế còn hạn chế, đặc biệt là đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Đây là phương thức thanh toán rất phức tạp do vậy đòi hỏi khách hàng phải có sự hiểu biết cặn kẽ về phương thức này nhằm giảm thiều tối đa những sai sót. Tất cả những sai sót có thể là kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng, làm giả mạo chứng từ gây bất lợi cho doanh nghiệp và cho cả ngân hàng. Sự thiếu hiểu biết các thông lệ quốc tế, thiếu kinh nghiệm trong đàm phán, ký kết hợp đồng… đã làm cho các doanh nghiệp thua thiệt khi làm ăn với đối tác nước ngoài. Và khi có tranh chấp xảy ra thì chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, ngân hàng và các bên liên quan để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

Thứ hai, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng tuy cao hơn so với các doanh nghiệp khác trên địa bàn nhưng so với các chi nhánh khác trong hệ thống Agribank thì vẫn chỉ là một con số khiêm tốn. Do đó mà doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu của Agribank Lâm Đồng II không chiếm tỷ trọng cao trong toàn hệ thống Agribank.

Tính đến hết năm 2024, Chi nhánh Lâm Đồng II có dưới 5 khách hàng doanh nghiệp hoạt động thanh toán quốc tế thường xuyên, thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau. Số lượng khách hàng cá nhân giao dịch nhận tiền từ nước ngoài khoảng trên 5000 tài khoản khách hàng cá nhân ngoại tệ ngoài ra còn có khách hàng cá nhân nhận tiền theo phương thức chuyển tiền vãng lai bằng chứng minh thư, Western Union

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu chủ động trong việc thu thập thông tin, tìm hiểu và tiếp cận các thị trường mới giàu tiềm năng.

Mặt khác, Sự cạnh tranh ngày càng gay giữa các ngân hàng thương mại. Các NHTM ngày càng chú trọng vào dịch vụ TTQT, cải tiến công nghệ, đưa ra các sản phẩm mới và thường xuyên tổ chức tiếp thị khuyến mại nhằm thu hút khách hàng có hoạt động TTQT đặc biệt là các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu.

3.3.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất, chất lượng cán bộ thanh toán quốc tế tại Agribank Lâm Đồng II còn hạn chế.

Kiến thức về kỹ thuật nghiệp vụ giao dịch ngoại thương của một số cán bộ tại chi nhánh Lâm Đồng II còn chưa thật sự chuyên sâu, trình độ ngoại ngữ chỉ ở mức độ nhất định trong xử lý giao dịch, khả năng sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu. Do đó, khả năng tư vấn, tốc độ thực hiện giao dịch nhiều lúc còn chậm so với yêu cầu của khách hàng. Việc đào tạo nghiệp vụ chưa được bài bản, theo hệ thống nên có sự chênh lệch nhất định về trình độ giữa các giao dịch viên. Mặt khác, các kỹ năng về giao tiếp, marketing của cán bộ chưa được quan tâm đúng mức nên đã hạn chế phần nào chất lượng phục vụ khách hàng.

Trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm cán bộ TTQT tại Chi nhánh chưa đồng đều nên chưa tạo ra chất lượng TTQT đồng nhất. Các giao dịch khó, phức tạp của khách hàng thường chỉ có một hoặc hai người có thể thực hiện, không phải tất cả các cán bộ. Cách thức, tốc độ xử lý giao dịch giữa các cán bộ có độ vênh nhất định. Vì vậy, một số khách hàng sẽ được hưởng chất lượng TTQT tốt hơn, một số khách hàng khác lại chưa hài lòng với chất lượng TTQT nhận được. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ phụ trách thanh toán quốc tế tại Chi nhánh đang phải làm việc kiêm nhiệm các nghiệp vụ khác, dẫn đến trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng xử lý giao dịch chưa chuyên sâu. Hệ quả là thời gian xử lý giao dịch bị kéo dài hơn khả năng có thể thực hiện.

Chính sách chế độ đãi ngộ còn mang tính cào bằng, chưa khuyến khích thu hút được nhân tài và chưa đánh giá công việc qua hiệu quả như tìm kiếm khách hàng, tư vấn khách hàng, đưa lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất…bên cạnh đó các thanh toán viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn ngoại ngữ tốt thường được bổ nhiệm các vị trí trưởng, phó phòng các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch làm giảm khả năng tư vấn trực tiếp khách hàng, khả năng, kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng thanh toán quốc tế từ đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm này.

Hiện nay, với biên chế 4 người trong Phòng Thanh toán quốc tế tại Chi nhánh, số lượng cán bộ còn quá mỏng, thiếu kinh nghiệm tư vấn trực tiếp khách hàng từ đàm phán các điều khoản ký kết hợp đồng, lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, hiệu quả, thời điểm ký kết…do cán bộ lâu năm được bổ nhiệm các chức vụ như trưởng phó phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch, lại đang hoạt động chung phòng giao dịch với bộ phận kinh doanh dịch vụ huy động vốn nên chưa đạt mức tập trung tối đa. Việc tích lũy kinh nghiệm thực tế của các cán bộ còn hạn chế. Một số máy móc cần thiết như trang bị máy scan, máy fax riêng cho bộ phận sử dụng còn chưa có.

Chưa thực sự chú trọng nâng cao chất lượng thanh toán viên thông qua các chương trình đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn chuyên sâu. Các chi nhánh lớn của Agribank như: CN Láng Hạ Hà Nội, Sở giao dịch, Cần Thơ, Bình Dương, Lâm Đồng, Gia Lai…thường xuyên được tham gia các hội thảo, chương trình nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiêp vụ. Tại chi nhánh Lâm Đồng II nhân viên thanh toán quốc tế rất hiếm khi có được cơ hội tham gia tập huấn trong và ngoài nước nên việc cập nhật và nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ là rất hạn chế.

Thứ hai, các sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế vẫn chưa phong phú, đa dạng.

Các hình thức thanh toán chưa đa dạng, mới giới hạn trong những sản phẩm truyền thống như thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền. Đây là những sản phẩm mà hầu hết các ngân hàng đều có nên luôn ở trong tình trạng cạnh tranh gay gắt. Các loại L/C đặc biệt đáp ứng được thực tế đa dạng như L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng còn ít được mở thực hiện Agribank Lâm Đồng II. Các sản phẩm mới, hiện đại chưa được triển khai như Bao thanh toán, thẻ tín dụng quốc tế đa năng, séc, hối phiếu ngân hàng. Chưa phát triển dịch vụ tư vấn thanh toán XNK, chưa nối mạng giao dịch với khách hàng…

Thứ ba, các nghiệp vụ hỗ trợ khác hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

Hoạt động mua bán ngoại tệ tại Agribank Lâm Đồng II hiện nay còn rất thận trọng chưa thực sự phát huy hết thế mạnh về nguồn ngoại tệ dồi dào trong hệ thống, điều chuyển ngoại tệ giữa các chi nhánh hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa phối hợp nhịp nhàng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Khách hàng chưa thực sự cảm thấy hài lòng khi nhu cầu mua, bán ngoại tệ phục vụ cho việc nhập hàng, xuất hàng của mình chưa được đáp ứng nhanh chóng với thủ tục nhanh gọn và tỷ giá chấp nhận được.

Trong xu thế các NHTM ngày càng đẩy mạnh tỷ trọng dịch vụ trong hoạt động, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là một yêu cầu tất yếu, đem lại hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, uy tín trên thị trường. Tại chi nhánh, số lượng khách có hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ rất ít, đa số khách hàng chỉ có hoạt động nhập khẩu. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải cân đối được nguồn vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng. Do nhận thức của khách hàng còn hạn chế và sự quá thận trọng trong hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh đã dẫn tới không gặp nhau trong một số giao dịch. Vào những thời kỳ ngoại tệ khó khăn, Chi nhánh Lâm Đồng II chỉ phục vụ được các khách hàng vay ngoại tệ để thanh toán, còn những khách hàng mua ngoại tệ giao ngay để thanh toán thì không được đáp ứng hoặc đáp ứng một cách hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Lâm Đồng II.

Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế với ngân hàng đều có nhu cầu được cấp tín dụng. Tuy nhiên quy trình tín dụng của Agribank hiện nay rất chặt chẽ, không phải tất cả các doanh nghiệp đều tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Chất lượng sản phẩm tín dụng chưa cạnh tranh do hạn chế của cơ chế, quy chế và điều kiện, thủ tục tín dụng trong việc cho vay tài trợ XNK, phát hành, thanh toán L/C nhập khẩu, chiết khấu chứng từ cũng bị hạn chế bởi cơ chế tín dụng chặt chẽ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam . Trong khi đó các chi nhánh ngân hàng cổ phần trên địa bàn lại có cơ chế tín dụng thông thoáng và dễ tiếp cận hơn. Vì vậy mà đã có nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu do không tiếp cận được với nguồn vốn vay đã chấm dứt giao dịch với Agribank Lâm Đồng II để chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác.

Thứ tư, công nghệ thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

Hệ thống công nghệ của chi nhánh Lâm Đồng II tuy liên tục được nâng cấp và đổi mới nhưng thực tế các phần mềm ứng dụng vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa khép kín, tính tương thích chưa cao, tính tự động trong giao dịch và giữa các chương trình ứng dụng còn thấp nên cũng ảnh hưởng chất lượng dịch vụ. Ngoài ra các chương trình quản lý thống kê, báo cáo còn mang tính thủ công, gây mất thời gian, làm giảm tính chính xác.

Đường truyền internet giữa chi nhánh Lâm Đồng II và Agribank trung ương đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện giao dịch nhanh hay chậm tại chi nhánh tuy nhiên đường truyền vẫn còn hay gặp lỗi làm giảm tốc độ giao dịch và làm giảm sự hài lòng của khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh.

Các ứng dụng như tra cứu thông tin độ tin cậy của khách hàng nước ngoài thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế với khách hàng của chi nhánh, các thông tin mức độ uy tín, xếp hạng của ngân hàng phát hành, ngân hàng uỷ quyền, ngân hàng xác nhận, tra cứu chữ ký uỷ quyền trên thư tín dụng, bộ chứng từ hàng nhập nhận từ ngân hàng nước ngoài…chưa triển khai tại chi nhánh làm tăng độ rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Lâm Đồng II.

Xác định rõ phát triển công nghệ là nhân tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của ngân hàng hiện đại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và chi nhánh Lâm Đồng II nói riêng đã tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trang bị máy móc, thiết bị đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của chương trình hiện đại hóa. Hệ thống truyền tin trong nội bộ chi nhánh, giữa Chi nhánh với Hội sở chính được cải tiến, đã nâng cao tốc độ giao dịch và tự động hoá trong thao tác, tăng năng suất và hiệu quả công việc. Tiện ích của các chương trình, phần mềm sử dụng trong thanh toán quốc tế tại Chi nhánh vượt hơn so với các ngân hàng trên địa bàn đưa lại sự nhanh chóng trong tất cả các giao dịch.

Tuy các chương trình thanh toán quốc tế tại chi nhánh  Lâm Đồng II đã được nâng cấp theo chương trình hiện đại hóa chung trong toàn hệ thống nhưng các chức năng chưa hoàn thiện. Nhiều chỉ tiêu báo cáo chưa thể thực hiện tự động gây chậm chễ trong việc kiểm soát, điều hành và đáp ứng yêu cầu thông tin của khách hàng. Chương trình nhiều khi bị lỗi dẫn đến việc thực hiện giao dịch của khách hàng chậm, ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán.

Thứ năm, Các thủ tục hành chính trong hoạt động XNK hiện tại của Agribank còn rườm rà.

Mô hình tổ chức quản lý và quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu  tại Agribank nói chung và tại từng chi nhánh còn nhiều vấn đề bất cập, chưa hợp lý.

Sự phối kết hợp, hỗ trợ giữa các bộ phận, các phòng ban chức năng còn lỏng lẻo, chưa hợp lý, vẫn còn chồng chéo, chưa tạo nên một dịch vụ khép kín trong thanh toán, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ  đối với khách hàng. Chưa có chính sách nhất quán trong việc tăng cường quan hệ hai chiều với các đối tác. Do vậy, thời gian thanh toán còn dài, chi phí nghiệp vụ cao. Việc thanh toán toàn bộ đều tập trung qua HSC nên chưa phát huy được vai trò, tính chủ động và trách nhiệm của các chi nhánh trong khi đó tại HSC khối lượng công việc lại tăng lên.

Việc hạch toán tiền báo có từ ngân hàng nước ngoài về cho chi nhánh nhiều lúc bị chậm trễ gây khó chịu cho khách hàng. Các phòng ban nghiệp vụ tại HSC còn quá tập trung vào công việc tác nghiệp cụ thể, mà chưa thể hiện được vai trò quản lý và điều hành tập trung do đó chưa nắm bắt kịp thời tình hình thực tế tại chi nhánh. Thiếu sự phối kết hợp giữa các Module tham gia dự án hiện đại hoá với các phòng ban nghiệp vụ tại HSC dẫn đến chương trình xây dựng nên nhiều chức năng thừa, nhiều chức năng thiếu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Ngoài các nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán quốc tế kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng có các nguyên nhân khách quan như:  trình độ hiểu biết của khách hàng về thanh toán quốc tế còn hạn chế, đặc biệt là đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ; các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng tuy cao hơn so với các doanh nghiệp khác trên địa bàn nhưng so với các chi nhánh khác trong hệ thống  Agribank thì vẫn chỉ là một con số khiêm tốn. Do đó mà doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu của Agribank Lâm Đồng II không chiếm tỷ trọng cao trong toàn hệ thống Agribank; các doanh nghiệp Việt Nam thiếu chủ động trong việc thu thập thông tin, tìm hiểu và tiếp cận các thị trường mới giàu tiềm năng…

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993