Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho sinh viên tại đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát về Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Địa vị pháp lý, vị trí địa lý, quy mô của Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập năm 1995, nằm ở phía đông thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích 643,7 hecta, được phát triển theo mô hình đô thị đại học hiện đại. ĐHQG TP.HCM được quản trị, điều hành, quản lý theo mô hình hệ thống đại học mẫu mực với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước xã hội, đồng thời tự kiểm soát và xây dựng môi trường sáng tạo khoa học, tự do học thuật trong khu đô thị đại học kiểu mẫu.

Đại học Quốc gia TP.HCM có khỏang 69.000 sinh viên đại học chính quy, cùng đội ngũ học giả với hơn 400 giáo sư, phó giáo sư và hơn 1.300 tiến sĩ; chương trình đào tạo gồm 138 ngành và nhóm ngành thuộc các lĩnh vực: kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kinh tế, khoa học sức khỏe, nông nghiệp, cùng 125 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 89 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.

Với tầm nhìn là kiến tạo một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Đại học Quốc gia TP.HCM là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam, có 08 đơn vị thành viên gồm trường Đại học Bách Khoa, trường Đại học Khoa học tự nhiên, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Quốc tế, trường Đại học Kinh tế – Luật, trường Đại học Công nghệ thông tin, trường Đại học An Giang, Viện Môi trường – Tài nguyên và 27 đơn vị trực thuộc với chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, trong đó có Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh. Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Qua 25 năm hình thành và phát triển, ĐHQG TP.HCM đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo, hướng đến xây dựng một hệ thống đại học trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ của khoa học và công nghệ, văn hóa và tri thức của Việt Nam.

Những thành tựu nêu trên vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho sự phát triển của Trung tâm trong công tác giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho sinh viên trong tình hình mới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

2.1.2. Khái quát về Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG TP.HCM

Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị trực thuộc ĐHQG TP.HCM, được thành lập theo Quyết định số 225/QĐ/TCCB-ĐHQG ngày 21 tháng 7 năm 1997 của Giám đốc ĐHQG TP.HCM; Trung tâm chính thức đi vào hoạt động từ ngày 25 tháng 12 năm 1997 và ngày 25 tháng 12 đã trở thành Ngày truyền thống của Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG TP.HCM. Trung tâm có tổng diện tích là 29,17 hecta nằm trên địa bàn phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc ĐHQG TP.HCM, có tư cách pháp nhân; có chức năng giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường thành viên ĐHQG TP.HCM, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM, các tỉnh lân cận theo phân công của Bộ GD & ĐT và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo qui định của pháp luật và là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy quân sự ĐHQG TP.HCM.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Trung tâm hiện có Ban Giám đốc gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc do Giám đốc ĐHQG TP.HCM bổ nhiệm, Giám đốc là công chức của ĐHQG TP.HCM và hai phó Giám đốc do sĩ quan quân đội biệt phái đảm nhiệm.

Trung tâm còn có các cơ quan gồm: 02 Hội đồng (Hội đồng khoa học và đào tạo, Hội đồng thi đua khen thưởng); 04 phòng chức năng (Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý sinh viên – Đối tượng bồi dưỡng, Phòng Hậu cần – Tài chính – Kỹ thuật); 03 khoa chuyên môn (Khoa Đường lối quân sự của Đảng, Khoa Công tác quốc phòng – an ninh, Khoa Quân sự). Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Về tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể: Đảng bộ Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh là đảng bộ cấp cơ sở, trực thuộc Đảng bộ ĐHQG TP.HCM, có 07 chi bộ trực thuộc với 59 đảng viên; Đảng bộ lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện mọi mặt công tác của Trung tâm, hoạt động theo nguyên tắc, quyết định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn Trung tâm là công đoàn cấp cơ sở, trực thuộc Công đoàn ĐHQG TP.HCM, hoạt động theo Điều lệ của Công đoàn Việt Nam; Chi đoàn Trung tâm là chi đoàn bộ phận trực thuộc Chi đoàn Cơ quan ĐHQG TP.HCM, hoạt động theo Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Về nhân sự: Trung tâm hiện có 77 cán bộ, giảng viên, công chức, viên chức và người lao động; trong đó có 38 đồng chí là sĩ quan quân đội biệt phái.

Về trình độ học vấn: Trung tâm có 01 tiến sĩ, 13 thạc sĩ, 56 cử nhân, 07 trung học phổ thông; có 01 nghiên cứu sinh, 03 học viên cao học, 02 sinh viên đại học (văn bằng 2).

2.2. Tình hình thực hiện giáo dục pháp luật về quốc phòng an ninh cho sinh viên từ thực tiễn ĐHQG

2.2.1. Tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật về QP&AN

2.2.1.1 Về lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung, chương trình giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho sinh viên

Trong những năm qua, để hoàn thành nội dung, chương trình, nhiệm vụ, chỉ tiêu giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho sinh viên; Trung tâm đã tập trung chỉ đạo tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12 CT-TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược quốc phòng Việt Nam; Kết luận số 31-KL/TW ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược quân sự Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh, các văn bản chuyên ngành có liên quan như Luật giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013; Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh; Quyết định số 607/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020”; Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo; Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 9 năm 2015 quy định tổ chức dạy, học và đán giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 11 năm 2015 quy định tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh của các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo về ban hành chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học; Kế hoạch số 370/KH-HĐGDQP&AN NINH ngày 28 tháng 02 năm 2016 của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh TP.HCM về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch giáo dục quốc phòng và an ninh hằng năm của Ủy ban nhân dân TP.HCM. Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Trên cơ sở chương trình hành động của Thành ủy TP.HCM về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu thành phố nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết của Đảng ủy Quân khu 7; Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQG-HCM, Chỉ thị của Giám đốc ĐHQG hằng năm về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG-HCM nhiệm kỳ 2015-2020… đã cụ thể hóa và ban hành các văn bản chuyên ngành, văn bản hành chính, về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh như: Quyết định số 150/QĐ-GDQP ngày 24 tháng 12 năm 2015 về ban hành quy chế môn học giáo dục quốc phòng và an ninh; Quyết định số 112/QĐ-GDQP ngày 21 tháng 10 năm 2015 ban hành các quy định về giảng dạy, học tập, thực hành thi, coi thi và chấm thi môn học giáo dục quốc phòng và an ninh; Quyết định số 36/QĐ-GDQP ngày 21 tháng 4 năm 2012 ban hành Quy định về việc quản lý, cấp phát chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh; Quyết định số 81/QĐ-GDQP ngày 01 tháng 10 năm 2012 ban hành về tổ chức và hoạt động Ban Thanh tra đào tạo; Quyết định số 56/QĐ-GDQP-ĐT ngày 12 tháng 7 năm 2012 ban hành quy định về chế độ thỉnh giảng môn học giáo dục quốc phòng và an ninh; Quyết định số 57/QĐ-GDQP-ĐT ngày 12 tháng 7 năm 2012 ban hành quy định về tiệu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; Quyết định số 66/QĐ-GDQP-ĐT ngày 23 tháng 7 năm 2012 ban hành tiêu chí đánh giá giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; Quyết định số 30/QĐ-GDQP-HC ngày 15 tháng 3 năm 2013 về ban hành quy định quản lý, sử dụng tài sản, vật chất của trung tâm; Quyết định số 25/QĐ-GDQP-HCKT ngày 20 tháng 3 năm 2012 ban hành quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng, bảo quản về vũ khí trang bị, khí tài huấn luyện.

Đối với sinh viên, có nhiều hình thức triển khai kịp thời, các văn bản của Đảng, Nhà nước, các Bộ – Ngành – địa phương về những nội dung liên quan giáo dục pháp luật quốc phòng và an ninh, nhằm giúp cho sinh viên nắm được, hiểu biết, từ đó chấp hành một cách tự giác, hiệu quả; cụ thể là Phòng Quản lý sinh viên, Đối tượng bồi dưỡng phối hợp Phòng Đào tạo liên hệ trước với các trường liên kết (các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài hệ thống ĐHQG-HCM) để thông báo trực tiếp các Quy chế, quy định, nội quy của trung tâm về việc dạy, học, quản lý, rèn luyện, các hoạt động ngoại khóa, nội trú cấp phát quân trang, tài liệu, giáo trình, vũ khí trang bị cho sinh viên…hoặc thông qua webside trung tâm, các địa chỉ trên mạng xã hội…

Bên cạnh đó, Đảng ủy – Ban Giám đốc Trung tâm hết sức quan tâm, quán triệt sâu sắc, các nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy Đảng, chương trình, kế hoạch hoạt động của ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, của Bộ Tư lệnh quân khu 7, Bộ Tư lệnh TP.Hồ Chí Minh, văn bản quy phạm pháp luật; ban hành kịp thời và quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về các văn bản chuyên ngành, văn bản hành chính phục vụ công tác quản lý, giáo dục kỷ luật, pháp luật về quốc phòng và an ninh áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và sinh viên, giúp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên nắm vững và vận dụng tốt những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về môn học.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã làm nền tảng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh được thuận lợi, bám sát được quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, cũng như nội dung, chương trình, mục tiêu đào tạo của ĐHQG TPHCM. Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

2.2.1.2. Về tổ chức thực hiện của Trung tâm

Trong năm năm qua, Trung tâm luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu, chương trình, nội dung học tập và rèn luyện sinh viên. Với lưu lượng sinh viên rất lớn, trung bình hàng năm tiếp nhận khoảng 36.000 sinh viên, với khoảng 20 trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận về Trung tâm học giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh; mặt khác, đối tượng sinh viên của nhiều trường với nhiều ngành học khác nhau, trình độ không đồng đều, đến từ nhiều địa phương khác nhau khắp cả nước, có điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, vùng miền, giọng nói khác nhau dẫn đến yếu tố tâm lý, suy nghĩ khác nhau; giới tính sinh viên trong mỗi khóa học cũng không đồng đều, có trường thì sinh viên nữ là chủ yếu (Đại học Văn hóa, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,..), nhưng có trường đa số là sinh viên nam (Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm kỹ thuật…), sinh viên thuộc nhiều thành phần dân tộc, nhiều tôn giáo khác nhau, thậm chí có tu sĩ cùng học…

Từ những khác biệt vừa nêu của lực lượng sinh viên, đòi hỏi cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp, phương pháp giáo dục, quản lý sinh viên phù hợp, tạo sự đồng thuận cao, nâng cao nhận thức để hạn chế thấp nhất phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của sinh viên trong quá trình học tập, giáo dục và rèn luyện tại Trung tâm.

Với lưu lượng sinh viên học tập, rèn luyện tại Trung tâm rất đông, cùng với quy định về ăn, ở tập trung gần giống môi trường quân đội, nên ít nhiều tác động đến tâm lý, hoạt động thường nhật của các em sinh viên lần đầu học tập, sinh hoạt ở môi trường tập thể, mang đậm nét kỷ luật của người lính (hầu hết các sinh viên theo học quốc phòng và an ninh tại Trung tâm là sinh viên năm thứ nhất). Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Tình hình đội ngũ quản lý trực tiếp sinh viên: qua khảo sát sinh viên cũng như tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy và học, rèn luyện, sinh hoạt ngoại khóa… cho thấy đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý sinh viên, đã duy trì các hoạt động giáo dục kỷ luật, pháp luật cho sinh viên, các chế độ trong tuần, trong ngày được thường xuyên, đảm bảo kỷ luật nghiêm, dần dần đưa các em sinh viên vào khuôn khổ môn học, thích nghi với môi trường học tập mới theo nếp sống quân sự. Giáo viên chủ nhiệm nêu cao tinh thần trách nhiệm, đi sâu, đi sát với sinh viên nhất là trong những ngày đầu nhập học còn nhiều bỡ ngỡ, nên đã kịp thời nắm bắt được tình hình chung của đại đội mình quản lý, thường xuyên nắm chắc các hoạt động, diễn biến tư tưởng, những vấn đề phát sinh của sinh viên; chủ động truyền đạt, trao đổi những nội quy, quy định của Trung tâm đến các em sinh viên nhằm giúp các em hiểu, biết và tự giác thực hiện, do nắm chắc nên giải quyết đáng kể những khó khắn, vướng mắc của các em sinh viên. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra tác phong, kiểm tra quân số, góp phần đưa hoạt động giáo dục kỷ luật, pháp luật cho sinh viên ở Trung tâm ngày càng đi vào nề nếp, ổn định.

Thực hiện quy chế môn học giáo dục quốc phòng và an ninh, trung tâm đã biên chế sinh viên làm cán bộ kiêm chức đại đội trưởng, đại đội phó, tiểu đội trưởng và trưởng phòng ở; hầu hết các em sinh viên làm cán bộ kiêm chức đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, chấn chỉnh việc chấp hành nội quy, quy định đối với sinh viên trong đại đội, tiểu đội và phòng ở mình được giao quản lý, giúp cho việc giáo dục kỷ luật, giáo dục pháp luật cho sinh viên dần đi vào nề nếp trong một tháng theo học kiến thức quốc phòng và an ninh, kỹ năng quân sự, rèn luyện tại Trung tâm. Cán bộ kiêm chức là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý về hành vi, thái độ, việc chấp hành kỷ luật, pháp luật của sinh viên; nếu vi phạm xảy ra sẽ xem xét trách nhiệm từng đối tượng và cán bộ kiêm chức sẽ bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc hơn. Cán bộ kiêm chức thời gian qua đã thường xuyên phản ánh kịp thời những biểu hiện hoặc hành vi vi phạm của sinh viên, giúp giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý kịp thời đưa ra những biện pháp phòng ngừa không để xảy ra vi phạm, khắc phục kịp thời hiệu quả những lỗi vi phạm, có tác dụng giáo dục, răn đe, góp phần quan trọng vào hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên đang theo học tại Trung tâm. Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Tình hình đảm bảo an toàn cho sinh viên: Với lưu lượng sinh viên học giáo dục pháp luật về QP&AN rất đông, Đảng ủy – Ban Giám đốc Trung tâm đặc biệt quan tâm giáo dục, thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho sinh viên, đồng thời chỉ đạo tập trung ban hành các văn bản hành chính quản lý an toàn tài sản, tính mạng.

Ngoài ra, Trung tâm rất quan tâm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cho sinh viên theo học giáo dục quốc phòng và an ninh; tăng cường công tác kiểm tra theo định kỳ, đột xuất về nguồn gốc chất lượng thực phẩm, quá trình chế biến thực phẩm, vệ sinh nhà ăn – căn tin; đội ngũ nhân viên y tế đã góp phần không nhỏ vào việc khám chữa bệnh, chuyển viện nhanh chóng những trường hợp ngoài khả năng điều trị, đảm bảo cho sinh viên có sức khỏe tốt nhất để tham gia học tập, rèn luyện, sự ân cần, tận tâm, tận tụy, không nề hà khó khăn của nhân viên y tế, từ đó giúp sinh viên nâng cao ý thức chấp hành nội quy, quy định của Trung tâm; sinh viên nhận thức được việc ăn uống tại nhà ăn, căn tin trung tâm với sự đảm bảo chất lượng bữa ăn, giá cả hợp lý, thái độ phục vụ và nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ….

Tình hình chấp hành các nội quy, quy định của Trung tâm: hoạt động giáo dục kỷ luật, giáo dục pháp luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG TP.HCM còn thể hiện qua các nội quy, quy định với nhiều nội dung khác như về tác phong, ngôn phong, chấp hành tham gia lên lớp, thời gian tập trung kiểm tra quân số, kiểm tra trật tự nội vụ, chấp hành các hoạt động ngoại khóa như tập thể dục đồng diễn, hành quân rèn luyện, điều lệnh đội ngũ, chấp hành quy định ký túc xá, các chế độ trong ngày, trong tuần, việc cấm hút thuốc lá, cấm uống rượu bia, cấm đánh bài ăn tiền trong Trung tâm.

Tình hình chấp hành quy chế học tập: Về thực trạng (tình hình) chấp hành quy chế học tập giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh của sinh viên; qua kết quả công tác thanh tra đào tạo cho thấy đa số sinh viên chấp hành tốt và khá tốt (83,7%) nội quy, quy chế học tập như nắm vững thời gian, nội dung học tập, các quy định khi học tập trên giảng đường, thao trường, bãi tập, điều kiện được dự thi các học phần, các vi phạm bị cấm thi, các quy định được miễn thi học phần quân sự, quy chế thi và kiểm tra các học phần, điều kiện được cấp chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh;

Về mục tiêu, động cơ, thái độ học tập pháp luật về QP&AN của sinh viên tại Trung tâm: Đây là môn học đặc thù, hàm lượng kiến thức rộng và sâu, với những nội dung mới, lạ đối với các em sinh viên, nên việc quán triệt từ ban đầu của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp các em có nhận thức đúng, từ đó có hành động đúng trong quá trình theo học giáo dục pháp luật quốc phòng và an ninh tại ĐHQG TP.HCM. Qua kiểm tra, đánh giá trong quá trình lên lớp, trong lúc rèn luyện, cho thấy: đa số sinh viên có nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của môn học; việc tiếp thu kiến thức giáo dục quốc phòng và an ninh sẽ giúp cho sinh viên nắm được các kiến thức, kỹ năng quốc phòng và an ninh, thấy được trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc, đồng thời giúp cho sinh viên rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, chính xác của người lính, góp phần cho sinh viên thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống đời thường. Việc xác định đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của môn học sẽ giúp cho sinh viên có động cơ, mục tiêu học tập nói chung và học tập giáo dục pháp luật quốc phòng và an ninh nói riêng một cách đúng đắn. Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Từ thực tiễn giảng dạy môn học quốc phòng và an ninh, cũng như việc giáo dục, rèn luyện, hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, chấp hành các quy chế, nội quy, quy định của Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh dành cho đối tượng sinh viên, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG TP.HCM đã xây dựng kế hoạch phổ biến pháp luật trực tiếp, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật liên quan; thông qua việc phát thanh hàng ngày qua hệ thống loa truyền thanh nội bộ, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải thông tin pháp luật trên webside của trung tâm; niêm yết thông tin pháp luật tại trụ sở trung tâm, bảng tin tại Phòng Quản lý sinh viên – đối tượng bồi dưỡng; phối hợp tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; thông qua hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân… theo quy định công tác thanh tra – pháp chế; thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt chi đoàn cơ quan trung tâm, sinh hoạt của công đoàn… để đưa nội dung giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh đến sinh viên một cách linh hoạt, sôi động và rất hiệu quả. Ngoài ra, trong chương trình giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và an ninh thì phần lớn các nội dung trong các học phần đều liên quan đến việc chấp hành, thực thi pháp luật, nên các giảng viên đều vận dụng kiến thức pháp luật liên quan, kết hợp kiến thức QP&AN, lồng ghép giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho sinh viên.

2.2.1.3. Về xây dựng cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật

Môn học giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học đặc thù, trong đó có học phần quân sự, liên quan đến nhiều cơ sở vật chất mô hình học vụ, trang thiết bị khác nhau; ngoài các loại cơ sở vật chất, phương tiện thông thường như giáo trình, sách tham khảo, tài liệu bổ trợ, máy tính, máy chiếu, ti vi, loa, micro… còn có các loại vật chất mang tính đặc trưng của môn học như các loại vũ khí bộ binh, đạn, thuốc nổ, lựu đạn huấn luyện, bom, mìn, máy bắn tập, thiết bị bắn ảo… Các loại cơ sở vật chất, trang thiết bị trên tác động rất lớn đến hiệu quả, chất lượng môn học; cần phải làm tốt công tác quản lý, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy; phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể, thực hiện đúng quy định quản lý vũ khí, trang bị của quân đội, thực hiện tốt 11 chế độ trong ngày, 03 chế độ trong tuần, đảm bảo đúng, đủ số lượng và chất lượng vũ khí trang bị, đáp ứng yêu cầu dạy và học môn giáo dục quốc phòng và an ninh; thực hiện nghiêm quy tắc bảo quản, bảo dưỡng, niêm cất, đảm bảo kho vũ khí trang bị đúng quy cách, an ninh toàn tuyệt đối theo quy định của ngành quân khí; thường xuyên kiểm tra kịp thời sửa chữa, xây dựng kho vũ khí trang bị, không để xảy ra mối mọt, mất an toàn về điện, trang bị tủ súng chắc chắn có thiết bị khóa nòng súng đã thực hiện đúng nguyên tắc chìa khóa kho vũ khí trang bị; phải chọn người quản lý vũ khí trang bị có đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi, nhiệt tình, trách nhiệm để thực hiện nhiệm vụ, vì nếu xảy ra hư hỏng, mất mát sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, cũng như liên quan đến vấn đề pháp lý dẫn đến vi phạm kỷ luật thậm chí vi phạm pháp luật.

Phải xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng vũ khí trang bị phù hợp với kế hoạch học tập môn giáo dục quốc phòng và an ninh theo từng khóa học của sinh viên tại trung tâm. Hướng dẫn cho sinh viên biết sử dụng thuần thục, biết cách bảo quản, biết quy tắc an ninh toàn, trách nhiệm pháp lý khi để xảy ra hư hỏng, mất mát vũ khí trang bị phục vụ môn học.

Người quản lý phải có văn bản, quy định cụ thể, rõ ràng về việc quản lý, sử dụng vũ khí trang bị và quán triệt, triển khai đến tận sinh viên. Phải có sổ, biên bản giao – nhận chi tiết vũ khí trang bị giữa thủ kho với sinh viên, nhằm hạn chế thấp nhất thất lạc mất mát, nâng cao trách nhiệm của người quản lý và sinh viên.

Từ khi được thành lập từ năm 1997, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG-HCM được giao quản lý 29,7 hecta, qua nhiều lần điều chỉnh, hiện nay theo quy hoạch 1/500 được ĐHQG TP.HCM phê duyệt, diện tích trung tâm quản lý là 17,5 hecta gồm: đất cây xanh, mặt nước hồ là 7,52 hecta; đất khu nahf ở sinh viên là 1,88 hecta; đất công trình hành chính (khu giảng đường, khu nhà làm việc) là 1,99 hecta; đất giao thông nội bộ là 3,99 hecta; đất quảng trường “Tượng đài Hoàng đế Quang Trung” là 0,58 hecta; đất hạ tầng là 0,53 hecta. Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Trung tâm được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng giai đoạn 1, từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ĐHQG TP.HCM (nguồn vốn ngân sách), hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2019, đáp ứng quy mô đào tạo cho 25.000 sinh viên/ 1 năm. Từ năm 2009 – 2019, để đảm bảo quy mô giảng dạy 40.000 sinh viên/ 1 năm, trung tâm đã đầu tư xây dựng các bãi tập có mái che, đường nội bộ, hàng rào bảo vệ… bằng nguồn vốn đầu tư phát triển sự nghiệp của trung tâm. Đến năm 2020, trung tâm đã triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giai đoạn 2, đang thi công khối giảng đường II-A3 từ nguồn vốn vay kích cầu của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho 45.000 sinh viên/ 1 năm theo Quyết định 161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm dự kiến xây dựng thêm hai khối nhà ở sinh viên cũng từ nguồn vốn vay kích cầu của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tăng số lượng sinh viên nội trú lên khoảng 4.000 sinh viên/ khóa học, tiến tới thực hiện 100% sinh viên nội trú theo yêu cầu học tập, sinh hoạt tập trung theo môi trường quân sự.

Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy cho sinh viên hiện có: 01 hội trường với sức chứa 400 sinh viên; 14 giảng đường với sức chứa 150 sinh viên/ giảng đường; 24 bãi tập (trong đó có 14 bãi tập có mái che và 01 nhà bắn ảo); 01 phòng thi lý thuyết có 200 máy tính; thao trường chiến thuật tiến công và phòng ngự (huấn luyện 06 đại đội cùng một lúc); hệ thống camera giám sát các giảng đường (phục vụ công tác thanh tra đào tạo); hệ thống kho vật chất huấn luyện, kho quân trang; nhà giặt công nghiệp.

Cơ sở vật chất phục vụ sinh viên nội trú hiện có: 05 dãy nhà ở sinh viên 04 tầng, đảm bảo chỗ ở cho 3000 sinh viên / khóa học; 02 nhà ăn sinh viên và 1 căn tin, bảo đảm phục vụ trên 6.0000 sinh viên/ khóa học.

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động rèn luyện, sinh hoạt ngoại khóa của sinh viên hiện có: 01 sân bóng đá, 03 sân bóng đá mini, 06 sân bóng chuyền, 03 sân bóng rổ; 08 sân tập thể dục và gần 3 km đường nội bộ phục vụ hành quân dã ngoại.

Ngoài ra, Trung tâm được Cục Dân quân Tự vệ – Bộ Quốc phòng hỗ trợ cấp bổ sung vũ khí, trang bị, mô hình học vụ, máy tính, quân trang phục vụ cho hoạt động học tập, rèn luyện, huấn luyện quân sự cho khoảng 7.000 sinh viên/ khóa học.

Nhìn chung, tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập của Trung tâm trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khá quan, tạo điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật về QP&AN ở Trung tâm đi vào quy cũ, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của ĐHQG TPHCM.

2.2.2. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho sinh viên từ ĐHQG-HCM Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

2.2.2.1. Hệ thống văn bản lãnh đạo quản lý, văn bản hành chính về giáo dục quốc phòng và an ninh:

Trong những năm qua, Trung tâm đã tập trung xây dựng hệ thống các văn bản liên quan đến công tác giảng dạy, quản lý, điều hành tương đối hoàn chỉn, đã tạo hành lang pháp lý và là cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục pháp luật về QP&AN; quá trình thực hiện khi có vấn đề phát sinh, Trung tâm đã xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn .

Trung tâm đã ban hành hệ thống văn bản chuyên ngành, văn bản hành chính liên quan đến lĩnh vực giáo dục pháp luật về QP&AN như các văn bản liên quan đến công tác tổ chức – hành chính, văn bản về công tác đào tạo – nghiên cứu khoa học, văn bản liên quan đến công tác quản lý, rèn luyện sinh viên, văn bản liên quan đến công tác hậu cần – tài chính – kỹ thuật; cụ thể như Quyết định số 30/QĐ – GDQP – HCKT ngày 15 tháng 3 năm 2013 của Giám đốc Trung tâm giáo dục QP&AN về ban hành qui định quản lý, sử dụng tài sản, vật chất trong Trung tâm giáo dục QP&AN; Quyết định số 25/QĐ-GDQP-HCKT ngày 20 tháng 3 năm 2012 của Giám đốc Trung tâm giáo dục QP&AN về Ban hành qui định quản lý, sử dụng, bảo quản vũ khí, trang bị, khi tái huấn luyện; Quyết định số 48/ QĐ-GDQP ngày 07 tháng 7 năm 2016 của Giám đốc Trung tâm giáo dục QP&AN về việc thành lập Đội cơ động phòng chống dịch bệnh; Quyết định số 68/QĐ-GDQP-HCKT ngày 2 tháng 6 năm 2014 của Giám đốc Trung tâm giáo dục QP&AN về Ban hành quy tắc ứng xử trong Trung tâm giáo dục QP&AN sinh viên; nội quy khu nội trú sinh viên; nội quy thao trường bắn tập quân sự…

2.2.2.2. Về tổ chức bộ máy: Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Về tổ chức biên chế và hoạt động, Trung tâm thực hiện cơ bản đúng theo Quyết định số 411 ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Giám đốc ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện chức năng giáo dục quốc phòng và an ninh, bồi dương kiến thức quốc phòng và an ninh giữa Trung tâm với các đơn vị liên kết là các nhà trường đưa sinh viên vào học tại Trung tâm theo qui định cụ thể khác phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và các qui định của pháp luật; qua các lần điều chỉnh, kiện toàn cho phù hợp qui định của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan.

Giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học; đạt trình độ chuẩn giảng viên theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 và Nghị định 13/2014/ NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh gồm sĩ quan biệt phái và giảng viên biên chế cơ hữu, giảng viên hợp đồng, giảng viên thỉnh giảng. Trung tâm hiện có 51 giảng viên, đa số là sĩ quan quân đội biệt phái với 38 đồng chí, có 13 giảng viên cơ hữu do Trung tâm tuyển dụng hoặc cử đi đào tạo tại các trường quân đội trong hệ thống các cơ sở đào tạo theo Quyết định số 607/GD-TTg ngày 24/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên quốc phòng và an ninh cho các trường học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020”.

Mặt khác, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy – Ban Giám đốc ĐHQG TP.HCM, Đảng ủy – Bộ Tư lệnh TP.HCM, Cục Dân quân Tự vệ – Bộ Quốc phòng, Vụ giáo dục quốc phòng và an ninh – Bộ Giáo dục và đào tạo, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các cơ quan, ban, ngành chức năng và nhất là sự nỗ lực vượt khó của tập thể lãnh đạo, cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, viên chức và người lao động trung tâm đã cơ bản đáp ứng tốt nội dung, chương trình môn học.

2.2.2.3. Về Giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học : Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Trong 05 năm qua, đội ngũ cán bộ, giảng viên, công chức, viên chức và người lao động làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, chuyên viên và phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của Trung tâm đã phối hợp tốt với các đơn vị liên kết, các cơ quan, tổ chức liên lạc quan thực hiện môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3, đối tượng 4 theo Hướng dẫn số 90/HD- HĐGDQPAN ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương về danh mục đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

Trung tâm quán triệt và thực hiện nghiêm Thông tư số 31/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và sơ sở giáo dục đại học và Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 09 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và xã hội về ban hành quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở đại học; Trung tâm đã tổ chức cho sinh viên cao đẳng, đại học học giáo dục pháp luật vể quốc phòng và an ninh với thời lượng 08 tín chỉ chuyển đổi tương đương với 11 đơn vị học trình (165 tiết); 03 học phần gồm học phần về giáo dục lý luận, học phần về giáo dục pháp luật QP-AN, học phần về giáo dục khoa học, kỹ thuật quân sự. Cụ thể như sau:

Về giáo dục lý luận: sinh viên được nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính lý luận của Đảng về đường lối quân sự gồm học thuyết Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh quân đội và bảo vệ Tổ quốc; về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh và một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Về giáo dục pháp luật Quốc phòng – An ninh: sinh viên được nghiên cứu những quan điểm nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng và an ninh gồm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật quốc phòng; phòng chống chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao; phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; một số vấn đề dân tộc, tôn giáo và phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia; đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Về giáo dục khoa học, kỹ thuật quân sự: sinh viên được nghiên cứu và thực hành những kiến thức, kỹ năng chiến thuật và kỹ thuật quân sự cần thiết như kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy chiến thuật và chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPD, RPK, B40, B41; tính năng kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa; Vết thương chiến tranh và phương pháp xử lý; một số nội dung về điều lệnh đội ngũ và chiến thuật chiến đấu bộ binh.

Kiến thức quốc phòng và an ninh mà sinh viên được học bao gồm kiến thức khoa học xã hội – nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật quân sự, an ninh, các chuyên đề lý thuyết tỷ lệ chiếm trên 70% chương trình môn học. Trong chương trình, nội dung môn học hầu hết các chuyên đề đều liên quan đến những quy định của pháp luật, phải soi chiếu theo các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh nhận thức, hành vi, mục tiêu, động cơ, thái độ học tập của sinh viên. Nội dung chương trình môn học rất nhiều và rộng, nhưng thời lượng học tập ít, thời gian học ngắn chỉ có 4 tuần, nên áp lực học đối với các em sinh viên rất lớn, vừa lên lớp lý thuyết vừa thực hành tại thao trường, bãi tập, cường độ hoạt động khá dày, vừa phải tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỷ luật, tác phong, ngôn phong, kỹ năng sinh hoạt nhóm, tinh thần đồng đội… Tuy nhiên, đa số các em sinh viên đã cố gắng vượt qua những khó khăn, bở ngỡ ban đầu để dần hòa nhập, thích nghi với môi trường, điều kiện học tập, rèn luyện giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh, đáp ứng tốt mục đích, yêu cầu kế hoạch học tập đặt ra cho sinh viên, hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ môn học.

Ngoài ra, Trong các khóa học, ngoài việc giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên theo đánh giá chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, Trung tâm đã mời Báo cáo viên đến thông tin thời sự, bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực quốc phòng và an ninh; Trung tâm đã ký kết hoạt động với Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tuyên truyền tình hình biển, đảo cho sinh viên tình hình Trung Quốc thực hiện dã tâm độc chiếm Biển Đông vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam…; đã mời các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân Khu 7, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện lục quân Việt Nam, Đại học An Ninh, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đến tuyên truyền cho sinh viên về Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân Tự vệ, Luật Dự bị động viên, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Chiến lược quốc phòng Việt Nam, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và khu đô thị ĐHQG TP.HCM và những vấn đề tác động đến sinh viên ĐHQG TP.HCM như hoạt động của tà đạo Pháp luân công, thủ đoạn tội phạm sử dụng công nghệ cao, hoạt động của công ty đa cấp 360 dưới danh nghĩa công ty khởi nghiệp thực chất là hoạt động lừa đảo, tập trung vào các em tân sinh viên, hoạt động tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về Luật An ninh mạng, dự thảo Luật Đặc khu. Từ năm 2015 đến nay, Trung tâm đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật được 44 đợt với gần 145.000 sinh viên tham dự; qua đó giúp cho sinh viên nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cách mạng trước những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước, hiểu biết về pháp luật tránh xa tệ nạn xã hội, tránh xa tội phạm nên đã hạn chế tối đa vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật. Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Kết quả giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh trong 5 năm qua, được tổng hợp như sau:

2.2.2.4. Về xây dựng đội ngũ giảng viên

Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, những người trực tiếp thực hiện là nhà giáo; một trong những vấn đề bức xúc của giáo dục nước ta hiện nay là vấn đề chất lượng, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vì thế, đề đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số/NQ-TU của Ban chấp hành Trung ương thì cần phải “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội nhập quốc tế. Do đó, Trung tâm thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, viên chức về mọi mặt; yêu cầu đội ngũ giảng viên phải vũng về chuyên môn nghiệp vụ, có tư cách đạo đức chuẩn mực, có năng lực thực hiện giáo dục toàn diện, đồng thời phải có trình độ giám sát, có kỹ năng quân sự cần thiết, kiến thức pháp luật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục pháp luật QP&AN trong tình hình mới; có kế hoạch cử cán bộ, giảng viên, viên chức đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý liên quan giáo dục pháp luật QP&AN cho sinh viên như đào tạo ngành quản lý giáo dục, luật học, xây dựng Đảng chính quyền Nhà nước, khoa học quân sự, giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh…; với quyết tâm cao của lãnh đạo, sự đồng thuận của cán bộ, công chức, viên chức, trong những năm qua, Trung tâm đã đưa đi đào tạo các ngành học liên quan đến giáo dục QP&AN, hiện nay Trung tâm có 01 tiến sĩ, 03 học viên cao học, 15 thạc sĩ, cử nhân, 01 nghiên cứu sinh.

Ngoài ra, nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy, Trung tâm rất quan tâm đến việc thực hiện quy trình công nhận giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; các đồng chí, sĩ quan biệt phái khi được điều động về Trung tâm và giảng viên cơ hữu nếu muốn được công nhận là giảng viên giáo dục QP&AN thì ngoài các tiêu chuẩn giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định, còn phải được Hội đồng khoa học và đào tạo Trung tâm tổ chức thẩm định công nhận giảng viên thì mới được tham gia giảng dạy theo Quy định về quy trình công nhận giảng viên môn học giáo dục quốc phòng và an ninh kèm theo Quyết định số 56 /QĐ-GDQP ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Giám đốc Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG TP.HCM; thường xuyên tổ chức sinh hoạt học thuật, tổ chức các lớp tập huấn phương pháp sư phạm và tin học để nâng cao trình độ, phương pháp giảng dạy và khả năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giảng viên. Hàng tháng, Trung tâm phân công các Khoa chuyên môn dự các buổi thông tin khoa học quân sự nhằm cập nhật tình hình liên quan lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Đối với hoạt động liên kết giáo dục, kết nghĩa với các đơn vị trong và ngoài quân đội; hàng năm, Trung tâm phối hợp tổ chức Hội nghị liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh tại các địa điểm có ý nghĩa về chính trị, lịch sử, văn hóa, các đơn vị quân đội nhằm thống nhất kế hoạch giảng với các trường liên kết, tạo điều kiện cho đại biểu, các giảng viên có điều kiện tham quan, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ; Ngoài ra, Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân và Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên của Trung tâm và lãnh đạo, giảng viên các trường liên kết đi thăm và giao lưu với các đơn vị đóng quân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 (đã có 30 cán bộ, giảng viên TT và 12 lãnh đạo, giảng viên các trường liên kết đi thực tế). Từ hoạt động liên kết, kết nghĩa, với các chuyến trải nghiệm thực tế đã giúp cho giảng viên có thêm tư liệu thực tế, sống động đi vào lòng người về sức chịu đựng, vượt qua gian khổ, khó khăn của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng trên biển đảo quê hương, về sự hy sinh cống hiến của cán bộ, chiến sĩ nơi đầu sóng, ngọn gió, nơi tuyến đầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là nguồn tư liệu quý giá cho các em sinh viên thật hấp dẫn, sinh động, mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, góp phần nâng cao ý thức cách mạng tinh thân yêu quê hương đất nước của các em sinh viên.

2.2.2.5. Về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập pháp luật giáo dục quốc phòng và an ninh

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và phục vụ sinh viên nội trú cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện nay. Tuy nhiên, để đáp ứng quy mô đào tạo tăng lên trong thời gian tới theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trung tâm đang triển khai dự án Đầu tư xây dựng khối giảng đường II-A3, đáp ứng giảng dạy tăng thêm 19.200 sinh viên năm học, dự kiến đến tháng 9 năm 2020 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng; năm 2021, phấn đấu xây dựng thêm 02 khối nhà ở, đảm bảo lưu lượng sinh viên nội trú 5400 sinh viên khóa học.

Đảng ủy – Ban Giám đốc Trung tâm đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản của cấp trên về hướng dẫn sử dụng, bảo quản vũ khí trang bị phục vụ giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh như: Thông tư số 267/2013/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quy định quản lý, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, đạn dược ở đơn vị; Công văn số 2403 KH-TM ngày 20 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tổng tham mưu/ Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn sử dụng, bảo quản và quản lý súng tiểu liên AK đã được hoán cải, vô hiệu hóa phục vụ môn học giáo dục QP&AN. Trung tâm đã quản lý, bảo quản, sử dụng hiệu quả, an toàn, tiết kiệm vũ khí trang bị, mô hình học cụ. Vũ khí trang bị, mô hình học cụ, quân trang phục vụ học tập, giảng dạy được Cục Dân quân Tự vệ – Bộ quốc phòng cấp phát và Trung tâm chủ động đầu tư, mua sắm đảm bảo đúng theo Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, qua khảo sát, tổ chức kiểm tra cho thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, vật chất huấn luyện, giảng đường, thao trường, bãi tập đáp ứng nhu cầu học tập giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh của sinh viên. Qua tuyên truyền, nhắc nhở cho thấy ý thức của sinh viên trong sử dụng, bảo quản, giữ gìn vũ khí, trang thiết bị được nâng lên, không để xảy ra hư hỏng, mất mát vũ khí, mô hình học vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tập trung khắc phục trong thời gian tới như: Hạ tầng mạng chưa ổn định, biện pháp quản lý quân trang chưa khoa học nên tốn nhiều thời gian khi cấp phát, chưa có thư viện, một số bãi tập chưa có mái che, có lúc chưa đủ nước sinh hoạt….

2.2.2.6. Về quản lý sinh viên và hoạt động ngoại khóa Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Trung tâm triển khai thực hiện theo Điều 9, Thông tư liên tịch số 123 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và xã hội về việc tổ chức quản lý, học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập trung tại Trung tâm theo nếp sống quân sự cho sinh viên, đây là đặc thù của môn học Giáo dục Quốc phòng và an ninh, giúp cho sinh viên có điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, rèn luyện tính tự lập, tinh thần ý chí khắc phục khó khăn, ý thức tổ chức kỷ luật, nhằm giúp cho sinh viên nhận thức đúng đắn, vị trí, ý nghĩa môn học, thấy được trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trong học tập và rèn luyện theo nếp sống quân sự; đầu năm 2020 Trung tâm đã thực hiện thí điểm Quy chế đánh giá rèn luyện sinh viên, từ đó định hướng nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp với đặc thù môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, là cơ sở để quản lý, rèn luyện, đánh giá, xếp loại sinh viên, là cơ sở bình xét khen thưởng cuối khóa học. Bước đầu đã thu được kết quả tích cực, số lượng tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, rèn luyện tăng, có 70 tập thể, 256 cá nhân được tặng giấy khen, chỉ có 01 sinh viên vi phạm khuyết điểm xử lý kỷ luật.

Trung tâm đã tổ chức các vọng gác vào ban đêm, ngoài lực lượng bảo vệ chuyên trách, đã phân công sinh viên trực gác đêm, đây cũng là một chế độ trong ngày của quân nhân, việc này giúp cho sinh viên có trách nhiệm, góp phần đảm bảo an toàn khu vực nội trú, các sinh viên khi được phân công trực, đã tham gia tích cực, nhiệt tình trách nhiệm. Trong từng khóa học căn cứ kế hoạch hoạt động mà Ban tổ chức đã phối hợp các hoạt động ngoại khóa, tổ chức phong trào văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, quà tặng âm nhạc, trò chơi quân sự, đồng diễn thể dục, rèn luyện đội ngũ, tổ chức cho sinh viên sắp xếp nội vụ (chăn, màn), hành quân dã ngoại… diễn ra sôi nổi, vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, thiết thực, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, rèn luyện kỹ năng sống tập thể và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho sinh viên, nâng cao chất lượng môn học.

Qua 05 năm triển khai thực hiện môn học giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh, hầu hết sinh viên chấp hành nghiêm nội quy, quy định, quy chế của Trung tâm ban hành, kết quả được phản ánh như sau:

2.3. Những hạn chế, bất cập trong giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh cho sinh viên tại ĐHQG TP.HCM Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

2.3.1. Những hạn chế và bất cập

2.3.1.1. Về tổ chức bộ máy của Trung tâm

Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh được ban hành năm 2017, quy chế này được xây dựng căn cứ vào Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT – BQP – BGDĐT – BLĐTBXH, quá trình thực hiện cho thấy Thông tư Liên tịch số 123 có một số bất cập như sau:

Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 6 quy định Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trung tâm thuộc trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học là chưa hợp lý, vì quy định thẩm quyền của Bộ trưởng quá rộng, ôm đồm, dễ dẫn tới cơ chế xin cho; cần phải mạnh dạn phân quyền cho giám đốc đại học quốc gia, hay giám đốc đại học vùng quyết định thành lập trung tâm là hợp lý. Chẳng hạn như Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ĐHQG TP.HCM là đơn vị trực thuộc, mà Đại học Quốc gia có vị trí, vai trò quan trọng, với quy mô rất lớn nên có đủ điều kiện, thẩm quyền để thành lập Trung tâm.

Ngoài ra, tại Điểm a, Khoản 2, Điều 10 quy định giám đốc trung tâm thuộc đại học Quốc gia do phó giám đốc đại học quốc gia kiêm nhiệm; điều này là không phù hợp vì đại học quốc gia có quy mô lớn, chức năng, nhiệm vụ rất nhiều, nếu kiêm nhiệm thì khó hoàn thành nhiệm vụ; mặt khác Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện nhiệm vụ mang tính đặc thù, nên cần người am hiểu lĩnh vực này hoặc cần phải có thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về các nội dung liên quan đến lĩn vực pháp luật về QP&AN.

2.3.1.2 Về xây dựng đội ngũ giảng viên Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh như Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật giáo dục QP&AN. Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 607/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2014 phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến hết năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án 607) .

Mục tiêu của Đề án 607 là đến năm 2020 bảo đảm đào tạo đáp ứng được 90% nhu cầu giáo viên và 70% nhu cầu giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh giảng dạy ở các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học; nhưng đến nay Chính phủ chưa tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục QP&AN, những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm, bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

Trong năm năm qua, trước tình hình thiếu hụt nguồn giảng viên giáo dục pháp luật về QP&AN, Đảng ủy – Ban Giám đốc Trung tâm đã đưa đi đào tạo văn bằng 2 – cử nhân GDQP&AN, lấy nguồn từ các viên chức là giáo viên chủ nhiệm hoặc viên chức văn phòng, kết quả có 08 đồng chí được đưa đi đào tạo, hiện nay 08 đồng chí này đã được công nhận giảng viên môn học giáo dục pháp luật về QP&AN; ngoài ra, Trung tâm cũng đã tổ chức tuyển dụng giảng viên là cử nhân chuyên ngành giáo viên giáo dục QP&AN, nhưng cũng chỉ tuyển dụng được 05 cử nhân Giáo dục quốc phòng và an ninh – đào tạo chính quy tập trung 4 năm của Trường Đại học Chính trị / Bộ Quốc phòng, Đại học Nguyễn Huệ / Bộ Quốc phòng và Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.1.3. Về công tác đào tạo – nghiên cứu khoa học

Về hoạt động liên kết đào tạo: Hàng năm, Trung tâm tổ chức hoạt động liên kết giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh với khoảng 20 trường cao đẳng, đại học, trong và ngoài hệ thống ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, với số lượng khoảng 40000 sinh viên / năm. Tuy nhiên, qua thương thảo, đàm phán hợp đồng liên kết giáo dục, Trung tâm chưa thống nhất được với các đơn vị liên kết ( đơn vị liên kết là trường không đủ điều kiện tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục QP&AN, được quy định liên kết với trung tâm hoặc các trường khác), để phân bổ hợp lý số lượng sinh viên học tập qua các tháng, mà thường tập trung cao điểm từ tháng 7 đến tháng 10, có những khóa học tiếp nhận từ 6000 – 7000 sinh viên, gây ra khó khăn về giảng đường, bãi tập và nơi ở của sinh viên, đây là vấn đề nan giải, bất cập cần được tập trung khắc phục trong thời gian tới khi mà dự báo sinh viên sẽ tăng hàng năm. Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Do số lượng sinh viên tăng và dồn ứ cục bộ theo các khóa học, dẫn đến việc thiếu giảng viên là tất yếu, Trung tâm hiện có 51 giảng viên (có 38 giảng viên là sĩ quan quân đội biệt phái và 13 giảng viên cơ hữu) khi cao điểm giảng dạy, quản lý, rèn luyện tương ứng với 51 đại đội, dẫn đến quá tải cho giảng viên và giáo viên chủ nhiệm; trong khi đó giảng viên, giáo viên chủ nhiệm cần phải sắp xếp nghỉ theo chế độ, phải tham dự hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng lý luận chính trị, thông tin thời sự, nghiệp vụ chuyên môn, phổ biến kiến thức pháp luật, hội thi, hội thao Bộ quốc phòng, Quân khu, Bộ Tư lệnh thành phố HCM, Đại học quốc gia Thành phố HCM triệu tập; giảng viên là cán bộ quản lý phải tham gia các hoạt động quản lý, điều hành chung của Trung tâm, từ đó đã tạo nên sự bị động trong sắp xếp, phân công giảng dạy do thiếu giảng viên; mặt khác, đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đa phần là sĩ quan biệt phái nên rất khó đảm bảo về số lượng và chất lượng giảng dạy do những quy định bắt buộc của Bộ Quốc phòng, Hội đồng giáo dục Quốc phòng và an ninh Trung ương, Quân khu, Thành phố.

Vì thế, việc dồn ghép lớp học thường xuyên xảy ra qua các khóa học đông sinh viên, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dạy và học, không thể áp dụng phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tư duy sáng tạo…Nên phải quay về phương pháp dạy truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều từ giảng viên đến sinh viên, do số lượng sinh viên quá đông khoảng trên 300 sinh viên trên hội trường, giảng viên không có thời gian điều kiện tương tác với sinh viên, không thể tổ chức học nhóm… nên không tạo được sự hứng thú, phát huy tính tích cực trong quá trình học tập; ngoài ra, do số lượng sinh viên đông nên giảng viên khó kiểm tra bài, không trao đổi được với sinh viên, không thể biết được sinh viên có nắm bắt được những nội dung cốt lõi, trọng tâm của bài học hay không ? Số lượng sinh viên đông cũng không thể thực hành tốt kỹ năng quân sự.

Về chương trình giáo dục pháp luật QP&AN: Trung tâm triển khai thực hiện theo Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ giáo dục và đào tạo về Ban hành chương trình giáo dục QP&AN, đến nay có nhiều nội dung lạc hậu, không còn phù hợp, có nội dung quá sâu, quá rộng, nhiều nội dung phức tạp cần làm rõ nội hàm, làm rõ các khái niệm, đặc trưng, phương thức, thủ đoạn… nhưng nếu đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu thì không thể thực hiện được do không đủ thời gian. Mặt khác, Trung tâm trong quá trình lên kế hoạch, triển khai giảng dạy thì chưa thật sự chú trọng, chưa mạnh dạn, chủ động trong việc rút gọn, cô đọng nội dung, thời gian bài giảng cho phù hợp với thực tiễn, phù hợp với thời lượng giảng dạy tại giảng đường, bãi tập, giữa nội dung lý thuyết và thực hành; từ đó dẫn đến việc xây dựng ngân hàng đề thi có lúc, có nội dụng chưa hợp lý, một số câu hỏi ôn thi, kiểm tra mang tính thực dụng, thuộc lòng, thiếu tính sáng tạo hoặc có câu hỏi mang tính đánh đố gây khó khăn cho sinh viên, thậm chí khó hiểu, dễ hiểu nhầm… Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Tình trạng quá đông sinh viên trong khóa học xảy ra cục bộ trong năm, làm cho giảng viên có những lúc phải “căng mình” ra giảng liên tục 08 tiết/ngày, với 05 ngày trong tuần, dẫn đến tình trạng không đảm bảo sức khỏe, không có thời gian nghiên cứu, cập nhật, bổ sung tình hình thực tiễn, những nội dung liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành hay mới bổ sung, điều chỉnh; các văn bản chuyên ngành liên quan đến giáo dục pháp luật về QP&AN, kiến thức khoa học quân sự, kỹ thuật, chiến thuật quân sự, phương thức, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, của tội phạm … có thể áp dụng trong các bài giảng giáo dục pháp luật QP&AN cho sinh viên.

Những hạn chế, bất cập nêu trên thường xuyên xảy ra, nhưng chưa có giải pháp căn cơ để khắc phục.

2.3.1.4. Về đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập và xây dựng cơ bản

Dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định, mà thời gian tới Trung tâm cần tập trung khắc phục, để đảm bảo thực hiện quy định giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh theo các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau:

Về giảng đường, bãi tập: số lượng giảng đường, bãi tập đáp ứng đủ trong những khóa học bình thường, nhưng khi vào cao điểm sinh viên đông, do không đủ giảng đường học lý thuyết, phải tận dụng các bãi tập có mái che để dạy và học, nên việc giảng dạy của giảng viên gặp nhiều khó khăn, trở ngại, không thể tương tác, trao đổi, không thể áp dụng phương pháp tích cực, về phía sinh viên do bãi tập chật, không có ghế bàn nên rất khó ghi chép, tư thế học tập khó khăn… nên chất lượng tiếp thu bài giảng rất hạn chế…

Vẫn còn có những bãi tập không có mái che, phải tận dụng đường nội bộ làm bãi tập thực hành; vào mùa khô sinh viên có thể thực hiện rèn luyện chiến thuật, tập luyện điều lệnh đội ngũ, thục luyện tháo lắp súng, ngắm bắn, thực hành băng bó vết thương chiến tranh… nhưng vào mùa mưa thì không thể dạy và học được.

Về chỗ ở nội trú: Trung tâm hiện có 05 khối nhà 4 tầng cho sinh viên ở với 260 phòng, sức chứa là 3000 sinh viên / khóa học. Do đó, khi vào khóa học có đông sinh viên thì việc đảm bảo thực hiện quy định ăn, ở tập trung theo nếp sống quân sự không thể thực hiện được, đây là khó khăn khách quan mà Trung tâm đã có những biện pháp khắc phục như liên hệ với Ký túc xá Đại học quốc gia Thành phố HCM để cho sinh viên ở, thuê xe đưa đón sinh viên đi – về thực hành rèn luyện, sinh hoạt ngoại khóa… nhưng không khả thi, chỉ là giải pháp tình thế, ngoài ra do thời gian học chỉ có 04 tuần nên sinh viên của 06 trường thành viên, vẫn ở tại Ký túc xá của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khi đang theo học giáo dục pháp luật về QP&AN tại Trung tâm. Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Nhà ở sinh viên chưa đáp ứng đủ chỗ ở cho sinh viên vào các khóa học cao điểm, nên vẫn còn sự so bì giữa sinh viên nội trú và sinh viên ngoại trú, chưa tạo được sự công bằng, chưa đáp ứng yêu cầu ăn ở tập trung theo môi trường quân sự, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng môn học trong việc quản lý, rèn luyện, hoạt động ngoại khóa của sinh viên.

Về nhà ăn và căn tin: hiện có 03 vị trí đảm bảo phục vụ cho 5000 sinh viên / lượt, nên khi cao điểm đông sinh viên thì không thể phục vụ chu đáo, đã xảy ra việc sinh viên liên hệ mua thức ăn từ những người bán hàng rong hoặc mua qua mạng (online), dễ dẫn đến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thức ăn… Ngoài ra, do diện tích Trung tâm rộng, khoảng cách từ một số giảng đường, bãi tập đến nhà ăn xa, nên sinh viên đã tranh thủ mua thức ăn, nước uống từ những người bán hàng rong bên ngoài Trung tâm; nhà ăn đã trang bị xe điện đưa thức ăn, nước uống đến phục vụ cho sinh viên, nhưng không đáp ứng, đầy đủ theo nhu cầu của sinh viên.

Những hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thức ăn.

2.3.1.5. Về ý thức chấp hành pháp luật của sinh viên:

Qua tổng kết năm học 2019-2020, cho thấy tại các cuộc họp Hội đồng chuyên môn, giao ban nghiệp vụ vẫn còn số ít sinh viên (khoảng 4,02% sinh viên) thực hiện nội quy, quy chế học tập còn yếu; biểu hiện là vẫn còn có sinh viên đi học chưa đúng giờ, còn có sinh viên vắng học (không có lý do), quá trình học tập trên lớp còn làm việc riêng, không tập trung nghe giảng, chưa mạnh dạn phát biểu, kiểm tra kết thức học phần còn có hiện tượng trao đổi bài hoặc học lệch, học tủ dẫn đến kết quả kiểm tra, kết quả thi không cao.

Ngoài ra, vẫn còn một số ít sinh viên nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò việc giáo dục pháp luật về quốc phòng và an ninh, coi đây là môn phụ, môn không quan trọng, học cho có, bằng mọi cách vượt qua kỳ thi hết môn, nên không cố gắng, thiếu tích cực trong học tập và nghiên cứu, lười học, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thiếu rèn luyện, chấp hành nội quy, quy định Trung tâm không nghiêm, gian lận trong kiểm tra, thi hết môn…

2.3.1.6. Về đối tượng áp dụng Luật Giáo dục QP&AN năm 2013.

Tại Khoản 2, Điều 2, Luật Giáo dục QP&AN 2013 quy định Tổ chức, cá nhân người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan đến giáo dục pháp luật về QP&AN. Hiện nay, cả nước có 352 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động, trong đó bậc Đại học có 195 chương trình; số lượng sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh đang theo học ước tính khoảng gần 30.000 người, hầu hết là trình độ đại học, số ít còn lại là tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiều trường Đại học, Học viện liên kết đào tạo với nước ngoài, tiếp nhận sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam, đưa sinh viên Việt Nam ra nước ngoài du học. Nhưng trên thực tế chưa có văn bản dưới Luật nào hướng dẫn cụ thể, có chế tài yêu cầu sinh viên người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam phải học môn giáo dục QP&AN, thậm chí có nhà trường vận dụng “lách luật” để sinh viên theo học chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài không theo học môn học giáo dục pháp luật về QP&AN, trong đó có nhiều sinh viên đang “du học tại chỗ” ở Việt Nam.

2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Những hạn chế, bất cập nêu trên đã làm ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng hoạt động của Trung, cần phải tập trung khắc phục các nguyên nhân sau:

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục pháp luật về QP&AN còn mang tính chủ quan, áp đặt, xây dựng theo hướng có lợi cho cơ quan tham mưu ban hành văn bản luật.

Sau khi ban hành, triển khai tổ chức thực hiện một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục QP&AN, các cơ quan chức năng triển khai thực hiện không thường xuyên, thiếu quyế liệt trong việc kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức thực hiện, chưa đánh giá được hiệu quả của văn bản đã ban hành, cụ thể như Đề án 607/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…

Theo nhu cầu tinh gọn bộ máy, tinh giảm lực lượng thường trực trong quân đội, nên việc giảm số lượng sỹ quan biệt phái được điều động tham gia giảng dạy tại các Trung tâm QP&AN và các cơ sở giáo dục đại học tự chủ đủ điều kiện giáo dục pháp luật về QP&AN là tất yếu, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy trong thời gian tới.

Công tác thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật về QP&AN của Hội đồng giáo dục QP&AN các cấp có lúc, có nơi hoạt động chưa thường xuyên, chưa có chế tài đủ mạnh đối với các Trung tâm giáo dục QP&AN, các cơ sở giáo dục đại học, nên một số trường chấp hành không nghiêm việc thực hiệc các quy định về nội dung, chương trình, đội ngũ giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy giáo dục pháp luật về QP&AN.

2.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan: Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

Trung tâm còn bị động, lệ thuộc vào nguồn giảng viên là sỹ quan quân đội biệt phái được điều động từ Quân khu 7, Bộ Tư lệnh TP.HCM phân công về Trung tâm để làm giảng viên giáo dục QP&AN.

Trung tâm giáo dục QP&AN chưa tập trung xây dựng lộ trình cụ thể để tạo nguồn, bồi dưỡng và đưa đi đào tạo giảng viên giáo dục pháp luật về QP&AN.

Trung tâm chưa có kế hoạch chiến lược để tuyển dụng giảng viên từ nguồn là các cử nhân được đào tạo chính quy về chuyên ngành giảng viên giáo dục QP&AN.

Trung tâm chưa mạnh dạn đổi mới phương thức liên kết, thương thảo hợp đồng đào tạo nhằm đảm bảo quyền lợi cả hai phía, để thống nhất kế hoạch, lịch giảng dạy hợp lý, tránh tình trạng quá đông sinh viên vào các tháng cao điểm.

Tiểu kết luận chương 2

Trong những năm qua, Đảng ủy – Ban Giám đốc ĐHQG TP.HCM luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục pháp luật về QP&AN cho lực lượng sinh viên, có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác tuân theo pháp luật, nội quy, quy chế hoạt động giáo dục QP&AN.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động giáo dục pháp luật về QP&AN cho sinh viên, thì vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như hệ thông văn bản lãnh đạo, chỉ đạo còn một số cơ quan, tổ chức chưa chủ động phối hợp chặt chẽ trong công việc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục QP&AN, trong xây dựng đề án đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục QP&AN… cần xem xét khách quan, toàn diện trung thực cũng như nguyên nhân của công tác giáo dục QP&AN; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp, mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật về QP&AN cho sinh viên đang theo học tại Trung tâm giáo dục QP&AN ĐHQG TP.HCM. Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp giáo dục pháp luật quốc phòng cho sinh viên

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Thực trạng giáo dục pháp luật về quốc phòng sinh viên […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993